Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

ĐỒ án TRANG bị điện máy IN HOA ELITEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.14 KB, 43 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN MÁY IN HOA ELITEX

GVHD: Nguyễn Thùy Linh
SVTH: Nguyễn Minh Luân
Lê Tấn Ninh
Đoàn Văn Huy
Lớp: 12CĐ-Đ2


Nhận xét của giáo viên
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………


Lời mở đầu
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước ngày càng có
nhiều máy móc hiện đại được đưa vào sử dụng không chỉ trong lĩnh vực sản xuất
mà cả trong việc phục vụ đời sống của con người.
Do nhu cầu tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu công
nghệ , xuất hiện nhiều máy móc và dây chuyền sản xuất tiên tiến . Trong đó sử
dụng nhiều thiết bị điện ,linh kiện có nhiều tính năng kỹ thuật tiên tiến, cho nên
người lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa…phải cần có các kĩ năng đọc, phân tích,
chuẩn đoán được hư hỏng và sửa chữa các mạch điện trong các nhà máy sản xuất
công nghiệp.
Sau đây em xin giới thiệu một máy công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người. Đó là trang bị điện “Máy in hoa ELITEX”.
Đồ án gồm 4 chương:
Chương 1:Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Nguyên lý hoạt động và chức năng thiếc bị trong máy
Chương 4: Phân tích hư hỏng và kết luận
Trong quá trình làm đồ án dưới sự hướng dẫn của Cô Nguyễn Thùy Linh dù đã rất
cố gắng nhưng không thể tránh những thiếu sót. Rất mong cô đóng góp ý kiến để
đồ án được hoàn thiện hơn



Mục lục
Chương 1:Giới thiệu về máy in hoa ELITEX
A. Giới thiệu chung
B. Phần mở đầu
C. Đặc điểm công nghệ
Chương 2:Cơ sở lý thuyết máy in hoa ELITEX
I.Các linh kiện, thiết bị trong mạch
II.Một số khí cụ điện dùng trong mạch máy in hoa ELITEX
III.Một số máy điện trang bị cho máy in hoa ELITEX
IV.Đặc điểm của máy in hoa ELITEX
Chương 3: Phân tích mạch máy in hoa ELITEX
I.
Sơ đồ mạch động lực
II.
Sơ đồ mạch điều khiển


Chương 1: Giới thiệu về máy in hoa ELITEX
A. Giới thiệu chung .
Đặc điểm của quá trình tạo sợi dệt là gia công xơ (như bông, len, day, tơ tằm
…) thành các loại sợi để phục vụ cho quá trình dệt vải.
Các loại xơ qua quá trình đập xé và chải để loại bỏ các tạp chất và làm thành
con cúi. Cúi được kéo thành sợi thô và sợi con. Đó là sản phẩm của công nghệ kéo
sợi.
Sợi được đánh thành ống và được hồ để đưa đến máy dệt. Sản phẩm cuối
cùng của công nghệ dệt là vải. Sau đó vải được chuyển sang quá trình xử lí hóa
học như tẩy, nhuộm, sấy, IN HOA…
Vì vậy có thể chia các máy cơ bản làm 3 loại chính dựa theo quá trình công
nghệ:

- Máy công nghệ sợi như mấy đập xé bông, máy chải, máy kéo sợi thô ,
máy kéo sợi con;
- Máy công nghệ dệt như máy đánh ống, máy mắc sợi, máy hồ, máy dệt;
- Máy trong quá trình hoàn thiện như máy văng sấy, máy IN HOA…
Ngoài ra các máy sợi- dệt còn được phân loại theo tính chất vật liệu và tính
chất làm việc như máy sợi bông, sợi len…, máy dệt thoi, dệt kim.
Trong phần này đồ án sẽ giới thiệu về máy in hoa ELITEX.

B. Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Ngành công nghiệp dệt may là ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là 1
ngành quan trọng và phát triển mạnh nhất trong nền kinh tế của nước ta hiện nay. Đáp
ứng nhu cầu may mặc và giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp lớn ở nước ta. Vì sử dụng nhiều
loại máy móc trong 1 dây chuyền kín từ sợi thành vải. Do đó, đòi hỏi người vận hành
phải nắm rõ cấu tạo, nguyên lý làm việc để tránh hư hỏng, người bảo trì dễ dàng bảo
quản, sửa chửa. Một trong những máy tạo cho vải có những hình dáng, mẫu mã đa
dạng , không tao sự nhàm chán cho người tiêu dùng. Vì thế, nên em thực hiện đồ án
Trang bị điện cho “ Máy In Hoa “
2.Mục tiêu
Nhằm giúp người bảo trì hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, chức năng của
các thiết bị trong máy để dễ dàng sửa chửa. Người vận hành dễ dàng thao tác, tránh
hư hỏng và tiết kiệm thời gian.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể
a.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là máy in hoa ELITEX


b.Khách thể
Các thiết bị trong máy in hoa Elitex như, động cơ, nút nhấn, contactor, Rơle trung
gian, bộ biến đổi dòng, người vận hành, người bảo trì…

4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết, nguyên lí, phân tích hư hỏng, giới thiệu linh kiện và chức
năng của linh kiện trong máy in hoa ELITEX
5.Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo Trình trang bị điện-điện tử máy công nghiệp dùng chung-Vũ Quang Hồi-1996
Giáo trình điện tử công suất
soi-may-det-va-may-in-cong-nghiep />nh-chat-co-ban-soi-cotton-to-nhan-tao-12042010.aspx
/>
C.Đặc điểm công nghệ
Phân xưởng in nhuộm là một trong công đoạn cuối cùng của nhà máy dệt trước khi cho
ra thành phẩm. Vải sau khi đã đươc tẩy trắng hoặc đã nhuộm màu được đưa đến máy in
vải
Công đoạn in vải được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Vải được trải căng trên quả lô in, còn các trục in 2 mang hồ in lăn trên quả lô in 1 và in
màu lên vải. Sơ đồ mô tả công nghệ in vải được trình bày ở hình 17-1.


Hình 17-1. sơ đồ công nghệ in vải


Mỗi trục in lấy hồ ở máng hồ 5 nhờ trục lấy hồ 4. Tùy thuộc vào số lượng màu in
trên vải mà số trục in có thể nhiều hoặc ít, thường số trục in có thể là
2,4,6,8,10,12,16. Vì lô in bằng thép cứng nên không thể trực tiếp quấn vải lên lô in
được, nên vải in được lót bằng một lớp vải cao su 6. Ngoài ra, để đảm bảo chất
lượng, vải in còn được lót bằng một lớp vải lót 7.
Các lớp vải in, vải lót, và cao su trước khi vào và sau khi ra khỏi lô in đều đi qua
các hệ thống giá căng và vuốt mép vải. Lớp vải cao su khi đi ra khỏi lô in được
quay trở lại vị trí ban đầu. Lớp vải lót được tách ra khỏi máy ngay phía trước
buồng sấy. Lớp vải in sau khi đã in xong được đi qua buồng sấy để làm khô.
Để giữ cho lớp vải in hoàn toàn nằm ở giữa bề rộng của lớp vải lót cũng như lớp

vải cao su, ở máy in có bố trí một hệ thống tự động điều chỉnh mép vải. Sau khi đi
ra khỏi buồng sấy thì thành phẩm hoàn chỉnh là vải hoa.


Chương 2 : Cơ sở lý thuyết máy in hoa ELITEX
I. Các linh kiện, thiết bị trong mạch

1.1 Linh kiện
a. Diode
Điốt bán dẫn là các linh kiện điện tử thụ động và phi tuyến, cho phép dòng điện đi qua nó
theo một chiều mà không theo chiều ngược lại, sử dụng các tính chất của các chất bán dẫn.
Có nhiều loại điốt bán dẫn, như điốt chỉnh lưu thông thường, điốt Zener, LED.
Chúng đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn loại P ghép với một
khối bán dẫn loại N.

Các tham số của diode
-Dòng điện thuận định mức : Là dòng điện cho phép đi qua diode từ A -> K mà không bị
đánh thủng.
-Điện áp ngược định mức : là điện áp đặt vào diode theo chiều ngược mà diode không bị
đánh thủng trong thời gian cho phép.
-Điện áp rơi định mức : là điện áp rơi trên diode khi diode dẩn ( 0,6÷0,8v) và dòng điện
diode bằng dòng diện thuận định mức.

b. Thyristo
Thyristor hay Tirixto là phần tử bán dẫn cấu tạo từ bốn lớp bán dẫn,ví dụ như P-N-P-N, tạo
ra ba lớp tiếp giáp P-N: J1,J2,J3.
Thyristor có ba cực: anode (A), catode (K) và cực điều khiển (G) như được biểu diễn trong
hình vẽ.

Đặc tính Volt-Ampere của

trong góc phần tư thứ I của đồ thị

một thyristor gồm hai phần. Phần thứ nhất nằm
Descartes, ứng với trường hợp điện áp


Uak > 0, phần thứ hai nằm trong góc phần tư thứ III, gọi là đặc tính ngược, tương ứng với
trường hợp Uak < 0.
Mở thyristor
Khi được phân cực thuận, Uak>0, thyristor có thể mở bằng hai cách. Thứ nhất, có thể tăng
điện áp anode-catode cho đến khi đạt đến giá trị điện áp thuận lớn nhất, Uth,max .Điện trở
tương đương trong mạch anode-catode sẽ giảm đột ngột và dòng qua thyristor sẽ hoàn toàn
do mạch ngoài xác định. Phương pháp này trong thực tế không được áp dụng do nguyên
nhân mở không mong muốn và không phải lúc nào cũng tăng được điện áp đến giá
trị Uth,max. Hơn nữa như vậy xảy ra trường hợp thyristor tự mở ra dưới tác dụng của các
xung điện áp tại một thời điểm ngẫu nhiên, không định trước.
Phương pháp thứ hai, được áp dụng trong thực tế, là đưa một xung dòng điện có giá trị
nhất định vào các cực điều khiển và catode. Xung dòng điện điều khiển sẽ chuyển trạng
thái của thyristor từ trở kháng cao sang trở kháng thấp ở mức điện áp anode-catode nhỏ.
Khi đó nếu dòng qua anode-catode lớn hơn một giá trị nhất định gọi là dòng duy trì (Idt)
thyristor sẽ tiếp tục ở trong trạng thái mở dẫn dòng mà không cần đến sự tồn tại của xung
dòng điều khiển. Điều này nghĩa là có thể điều khiển mở các thyristor bằng các xung dòng
có độ rộng xung nhất định, do đó công suất của mạch điều khiển có thể là rất nhỏ, so với
công suất của mạch lực mà thyristor là một phần tử đóng cắt, khống chế dòng điện

c. Tụ điện:
Cấu tạo:
Tụ điện được cấu tạo gồm 2 bản kim loại có diện tích S, đặt song song với nhau, ở giữa là
một tấm cách điện gọi là chất điện môi. Chất điện môi có thể là không khí, gốm, sứ, sành
hay chất hóa học…


Hình 17.2: Cấu tạo của tụ điện

Ký hiệu:

Phân loại:


Tụ điện được chia làm 2 loại chính:
-

Tụ có trị số cố định.

-

Tụ có trị số thay đổi (biến dung).

Thông số kỹ thuật: Mỗi tụ điện có điện áp làm việc khác nhau, do đó người ta
quy định điện áp đặt lên hai bản cực của tụ lớn nhất để tránh điện thế quá lớn làm
phóng điện qua điện moi.
Điện áp làm việc của tụ có các cấp:16v, 25v, 50v, 63v, 85v, 100v, 160v

d.Cấu tạo của Transistor. ( Bóng bán dẫn )
Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N ,
nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận , nếu ghép theo thứ tự NPN ta
được Transistor ngược. Về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai
Diode đấu ngược chiều nhau .

Cấu tạo Transistor
Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B

( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp. Hai lớp bán dẫn bên
ngoài được nối ra thành cực phát ( Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp
(Collector ) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P )
nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau
được


Kí hiệu

Nguyên tắc hoạt động của Transistor.
* Xét hoạt động của Transistor NPN .
Mạch khảo sát về nguyên tắc hoạt động của transistor NPN
Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào cực
C và (-) nguồn vào cực E.
Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E ,
trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.
Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện nhưng
vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E ( lúc này dòng IC = 0 )
Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một dòng điện chạy từ
(+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo
thành dòng IB
Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm
bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB
Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo một
công thức .
IC = β.IB
-Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE
-IB là dòng chạy qua mối BE
-β là hệ số khuyếch đại của Transistor
Giải thích : Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua



mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn
P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán
dẫn N ( cực E ) vượt qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lượng lỗ
trống rất nhiều, một phần nhỏ trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành
dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp
UCE => tạo thành dòng ICE chạy qua Transistor.
* Xét hoạt động của Transistor PNP .
Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor NPN nhưng cực
tính của các nguồn điện UCE và UBE ngược lại . Dòng IC đi từ E sang C còn
dòng IB đi từ E sang B.

e. Điện trở
- Điện trở được dùng làm phân tử để cản trở dòng điện, là một trong những phần
tử chính dùng trong thiết kế mạch điện để đạt được giá trị dòng điện và điện áp
theo các yêu cầu của mạch điện.
- Ký hiệu của điện trở:

- Công suất của điện trở: là công suất lớn nhất mà điện trở chịu đựng được, nó
vẫn làm việc bình thường lâu dài, không bị cháy.


f. Biến trở
Biến trở Là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu là VR chúng có
hình dạng như sau :

Hình dạng biến trở Ký hiệu trên sơ đồ

Biến trở thường ráp trong máy phục vụ cho quá trình sửa chữa, cân chỉnh của kỹ

thuật viên, biến trở có cấu tạo như hình bên dưới.

II. Một số khí cụ điện dùng trong mạch máy in hoa ELITEX
1.Nút nhấn
a.Khái quát và công dụng của nút nhấn
Nút nhấn là loại khí cụ điện dùng để đóng, ngắt từ xa các thiết bị điện từ khác
nhau, các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điều khiển tín hiệu,
liên động, bảo vệ… Nút nhấn dùng trong mạch điện một chiều điện áp đến 440 V
và trong mạch điện xoay chiều điện áp đến 500 V.
Nút nhấn là loại khí cụ điện kết hợp với một số thiết bị khí cụ điện khác như côngtắc- tơ, khởi động từ, rơ le trung gian, rơ le thời gian… đóng hay cắt mạch điện từ
xa, để khởi động, dừng, đảo chiều quay động cơ điện, chuyển đổi, liên động mạch
điều khiển tín hiệu.
Nút nhấn thường đặt trên các bảng điện điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút nhấn.


Nút nhấn thường được chế tạo để làm việc trong môi trường không ẩm ướt, không
có hơi hóa chất và bụi. Nút nhấn có độ bền tới 100.000 lần đóng cắt không tải và
200.000 đóng cắt có tải.

b.Phân loại và cấu tạo




Phân loại
Theo hình dạng bên ngoài nút nhấn được phân thành loại hở, loại kín, loại
chống
nước, chống bụi, chống nổ…
Theo chức năng có loại nút nhấn đơn, nút nhấn kép, loại nút nhấn thường
hở, nút nhấn

thường đóng…
Theo yêu cầu điều khiển chia ra loại 1 nút nhấn, 2 nút nhấn và 3 nút nhấn.
Theo kết cấu bên trong có loại nút nhấn có đèn và nút nhấn không có đèn.
Cấu tạo :
Nút nhấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường hở - thường
đóng và vỏ bảo vệ.
Khi tác động vào nút nhấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái: khi không còn
tác động, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

c.Ký hiệu:
+ Nút nhấn đơn:
Mỗi nút nhấn chỉ có một trạng thái ( ON hoặc OFF)


Ký hiệu:
Tiếp điểm thường hở

Tiếp điểm thường đóng

+ Nút nhấn kép:
Mỗi nút nhấn có hai trạng thái ( ON và OFF )
Ký hiệu:

d. Các thông số kỹ thuật:
Uđm: điện áp định mức của nút nhấn.
Iđm: dòng điện định mức của nút nhấn

2. CB (Áptômat):
a. Khái quát, yêu cầu, cấu tạo của CB



Khái quát:

CB hay còn gọi là áptômat là thiết bị khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện; tự
động cắt mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch, sụt áp…
CB có khả năng đóng cắt 40 lần/1 giờ.


Yêu cầu:

Chế độ làm việc định mức của CB phải là chế độ làm việc dài hạn(nghĩa là dòng
điện định mức chạy qua CB trong thời gian bao nhiêu lâu cũng được) và CB phải
chịu được dòng lớn lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay mở.


CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn có thể đến vài chục kilô ampe.
Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch CB phải đảm bảo làm việc được ở dòng điện
định mức.


Cấu tạo:
Lõi thép tĩnh (hình 13 là 2) gồm nhiều lá thép kỹ thuật điện ghép lại có bề dày

từng lá thép từ 0,35 ÷ 0,5 mm, tạo thành một khối hình trụ rỗng. Trên lõi thép tĩnh
có quấn cuộn dòng hoạt cuộn áp. Lõi thép động (hình 13 là 4) là một miếng thép
mỏng liên kết với cánh tay đòn bảo vệ 1, 5.
Cuộn dây thường làm bằng dây đồng hay dây nhôm bên ngoài có phủ lớp cách
điện mỏng có thể là êmail (gọi là dây êmail). Cuộn dòng (hình 13) có tiết diện
lớn, số vòng dây ít, mắc nối tiếp với tải.



b. Nguyên lý làm việc của CB dòng điện cực đại hình 13:
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái đóng
tiếp điểm nhờ móc (2) khớp với móc (3) cùng một cụm với tiếp điểm động. Bật
CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức lõi thép tĩnh (5) và lõi thép động (4)
không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở lõi thép tĩnh (5) lớn
hơn lò xo (6) làm cho lõi thép tĩnh (5) sẽ hút lõi thép động (4) xuống làm móc bảo
vệ (2),(3) mở ra, lò xo (1) kéo tiếp điểm của CB mở ra để cắt mạch điện

c. Ký hiệu CB:

d.Phân loại:
- Theo hình dạng, kết cấu có các loại sau CB: loại một cực, hai cực, ba cực và bốn
cực. - - Theo nguyên lý bảo vệ có loại bỏ vệ ngắn mạch, bảo vệ quá tải, bảo vệ sụt
áp.
- Theo thời gian tác động: có loại kiểu tác động nhanh, loại tác động chậm.

3. CôngTắcTơ
a.Khái niệm
Contactor trong tủ điện điều khiển là một khí cụ điện dùng để đóng ngắt các tiếp điểm,
tạo liên lạc trong mạch điện bằng nút nhấn. Như vậy khi sử dụng Contactor ta có thể điều
khiển mạch điện từ xa có phụ tải với điện áp đến 500V và dòng là 600(vị trí điều khiển,
trạng thái hoạt động của Contactor rất xa vị trí các tiếp điểm đóng ngắt trong tủ điện điều
khiển).

b.Phân loại Contactor trong tủ điện tuỳ theo các đặc điểm sau:


- Theo nguyên lý truyền động: ta có Contactor kiểu điện từ (truyền điện bằng lực hút điện

từ), kiểu hơi ép, kiểu thuỷ lực. Thông thường trong tủ điện sử dụng Contactor kiểu điện từ.
- Theo dạng dòng điện: Contactor một chiều và Contactor xoay chiều (Contactor 1 pha và
3 pha)

c.Ký hiệu:

d.Cấu tạo
Contactor được cấu tạo gồm các thành phần: Cơ cấu điện từ (nam châm điện), hệ thống
dập hồ quang, hệ thống tiếp điểm (tiếp điểm chính và phụ).

* Nam châm điện:
Nam châm điện gồm có 4 thành phần:
- Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm.
- Lõi sắt (hay mạch từ) của nam châm gồm hai phần: Phần cố định và phần nắp di động.
Lõi thép nam châm có thể có dạng EE, EI hay dạng CI.
- Lò xo phản lực có tác dụng đẩy phần nắp di động trở về vị trí ban đầu
* Hệ thống dập hồ quang điện tủ điện điều khiển:


Khi Contactor trong tủ điện chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị
cháy, mòn dần. Vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn làm bằng kim
loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp điểm chính của Contactor
trong tủ điện.

* Hệ thống tiếp điểm của Contactor trong tủ điện điều khiển.
Hệ thống tiếp điểm của Contactor trong tủ điện liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận
liên động về cơ. Tuỳ theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm
cuả Contactor thành hai loại:
- Tiếp điểm chính của Contactor trong tủ điện: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua (từ
10A đến vài nghìn A, thí dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm

thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của Contactor trong tủ điện làm mạch từ
Contactor hút lại.
- Tiếp điểm phụ của Contactor trong tủ điện : Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp
điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường hở của
Contactor trong tủ điện .
Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai
tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong Contactor trong tủ điện điều khiển ở trạng thái
nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi Contactor ở trạng thái hoạt
động. Ngược lại là tiếp điểm thường hở.
Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính tủ điện điều khiển thường được lắp trong mạch điện
động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor trong
tủ điện (dùng điều khiển việc cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của các Contactor
theo quy trình định trước).
Theo một số kết cấu thông thường của Contactor trong tủ điện, các tiếp đỉểm phụ trong tủ
điện có thể được liên kết cố định về số lượng trong mỗi bộ Contactor, tuy nhiên cũng có
một vài nhà sản xuất chỉ bố trí cố định số tiếp điểm chính trên mỗi Contactor, còn các tiếp
điểm phụ trong tủ điện được chế tạo thành những khối rời đơn lẻ. Khi cần sử dụng ta chỉ
ghép thêm vào trên Contactor, số lượng tiếp điểm phụ trong trường hợp này có thể bố trí
trong tủ điện tuỳ ý.

e.Hoạt động
Khi cấp nguồn trong tủ điện điều khiển bằng giá trị điện áp định mức của Contactor vào
hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ di động


hình thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo), Contactor ở trạng thái hoạt
động. Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điẻm
làm cho tiếp điểm chính của Contactor trong tủ điện đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi
trạng thái (thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì trạng thái này. Khi
ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì Contactor ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở về trạng

thái ban đầu.

4.Rơ le nhiệt
a. Khái niệm rơle nhiệt
Rơle nhiệt là loại khí cụ điện tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt
của các thanh kim loại.
Ứng dụng: Rơle nhiệt thường dùng để bảo vệ quá tải cho các thiết bị điện. Trong
công nghiệp rơle nhiệt được lắp kèm với công tắc tơ.

b. Cấu tạo của rơ le nhiệt

Cấu tạo rơ le nhiệt
Chú thích:
1.Đòn bẩy
2.Tiếp điểm thường đóng
3.Tiếp điểm thường mở
4.Vít chỉnh dòng điện tác động
5.Thanh lưỡng kim
6.Dây đốt nóng
7.Cần gạt
8.Nút phục hồi


c. Nguyên lý làm việc của rơle nhiệt
Phần tử cơ bản rơle nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal) cấu tạo từ hai tấm kim
loại, một tấm hệ số giãn nở bé (thường dùng invar có 36% Ni, 64% Fe) một tấm
hệ số giãn nở lớn (thường là đồng thau hay thép crôm - niken, như đồng thau giãn
nở gấp 20 lần invar). Hai phiến ghép lại với nhau thành một tấm bằng phương
pháp cán nóng hoặc hàn.
Khi đốt nóng do dòng I phiến kim loại kép uốn về phía kim loại có hệ số giãn nở

nhỏ hơn, có thể dùng trực tiếp cho dòng điện qua hoặc dây điện trở bao quanh. Để
độ uốn cong lớn yêu cầu phiến kim loại phải có chiều dài lớn và mỏng. Nếu cần
lực đẩy mạnh thì chế tạo tấm phiến rộng, dày và ngắn.

d. Phân loại Rơle nhiệt
Theo kết cấu Rơle nhiệt chia thành hai loại: Kiểu hở và kiểu kín.
Theo yêu cầu sử dụng: Loại một cực và hai cực.
Theo phương thức đốt nóng:
- Đốt nóng trực tiếp: Dòng điện đi qua trực tiếp tấm kim loại kép. Loại này có cấu
tạo đơn giản, nhưng khi thay đổi dòng điện định mức phải thay đổi tấm
kim loại kép, loại này không tiện dụng.
- Đốt nóng gián tiếp: Dòng điện đi qua phần tử đốt nóng độc lập, nhiệt lượng toả
ra gián tiếp làm tấm kim loại cong lên. Loại này có ưu điểm là muốn thay đổi
dòng điện định mức ta chỉ cần thay đổi phần tử đốt nóng. Nhược diểm của loại này
là khi có quá tải lớn, phần tử đốt nóng có thể đạt đến nhiệt độ khá cao nhưng vì
không khí truyển nhiệt kém, nên tấm kim loại chưa kịp tác độc mà phần tử đốt
nóng đã bị cháy đứt.
- Đốt nóng hỗn hợp: Loại này tương đối tốt vì vừa đốt trực tiếp vừa đốt gián tiếp.
Nó có tính ổn định nhiệt tương đối cao và có thể làm việc ở bội số quá tải
lớn.

e.Phân loại:
- Theo kiểu bảo vệ có rơle nhiệt kiểu hở và rơle nhiệt kiểu kín.
- Theo phương thức đốt nóng có 3 loại là: Đốt nóng trực tiếp, đốt nóng gián
tiếp, đốt nóng hỗn hợp


- Theo yêu cầu sử dụng: loại một cực thường sử dụng ở mạch điện xoay chiều
một pha, loại hai cực hoặc ba cực sử dụng trong mạng điện xoay chiều ba pha.


f.Thông số kỹ thuật của rơle nhiệt:
Biết được loại rơle tác động trực tiếp , gián tiếp hay hỗn hợp.
Dòng điện định mức của rơle nhiệt Iđm (A).
Điện áp định mức của rơle nhiệt Uđm là điện áp cách điện của rơle nhiệt (V).

g. Ký hiệu:

5. Rơle trung gian:
a. Khái niệm và cấu tạo:
Rờle trung gian là một loại khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động,
cơ cấu kiểu điện từ. Rơle trung gian đóng vai trò điều khiển trung gian giữa các
thiết bị điều khiển (Contactor, rơle thời gian…).
Lõi thép tĩnh 1, vật liệu làm từ các lá thép kỹ thuật điện mỏng, bề dày của từng
lá thép từ 0,35 đến 0,5 mm, các lá thép được ghép từ các lá thép hình chữ U hay
hình trụ.
Lá thép động 2 là một miếng thép mỏng có liên kết với cần tác động, lò xo.
Chức năng của lõi thép dùng để dẫn từ.


Cuộn dây 2 làm bằng dây điện từ, vật liệu là nhôm hoặc đồng, bên ngoài có
một lớp sơn cách điện mỏng . Cuộn dây có chức năng dùng để dẫn dòng điện, tạo
từ trường trên lõi thép tĩnh 1. Số vòng dây phụ thuộc vào điện áp, đường kính dây
phụ thuộc vào công suất của rơle trung gian.
Hệ thống tiếp điểm vật liệu làm tiếp điểm đồng hoặc hợp kim của đồng hoặc
đồng pha với niken. Các tiếp điểm của rơle trung gian có các diện tích tiếp xúc
bằng nhau không có tiếp điểm chính, phụ các tiếp điểm giống nhau.

b. Nguyên lý hoạt động: Đặt điện áp vào cuộn dây 2, có dòng điện chạy qua
cuộn dây 2, tạo ra từ trường chạy trong lõi thép tĩnh (lõi thép tĩnh trở thành nam
châm điện), hút lá thép động 3 di chuyển xuống, cần tiếp điểm bị kéo xuống, hệ

thống tiếp chuyển trạng thái, tiếp điểm thường đóng mở ra, tiếp điểm thường hở
đóng
lại, đóng (hoặc cắt) mạch điện.
Cuộn dây 2 đang có điện, ngắt điện qua cuộn dây 2, lõi thép tĩnh 1 mất từ
trường, nhờ lò xo tác động lõi thép tĩnh rời khỏi lõi thép động, hệ thống tiếp điểm
trở về trạng thái ban đầu cắt mạch điện.

c. Phân loại:


Có hai loại rơle trung gian: loại 6 tiếp điểm, loại 4 tiếp điểm, loại 3 tiếp điểm
và loại rơle 2 tiếp điểm.

d.Ký hiệu:

e. Thông số kỹ thuật:
- Điện áp làm việc của cuộn dây rơle trung gian Uđm(V).
-Điện áp cách điện các tiếp điểm của rơle trung gian U(V).
-Dòng điện định mức của tiếp điểm rơle trung gian Iđm(A).

6. Rơ le thời gian:
a. Khái niệm:
Rơle thời gian là một loại khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động,
với vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển theo thời gian định
trước.
Rơle thời gian gồm: mạch từ của nam châm điện, bộ định thời gian làm bằng
linh kiện điện tử, hệ thống tiếp điểm chịu dòng nhỏ (≤5A), vỏ bảo vệ các chân ra
tiếp điểm.
Tùy theo yêu cầu sử dụng khi lắp ráp hệ thống mạch điều khiển truyền động, ta có
hai loại rơle thời gian: rơle thời gian ON DELAY và OF DELAY


b. Ký hiệu của rơle ON DELAY
Cuộn dây:


×