Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ĐỒ án TRANG bị điện mô HÌNH PA LĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 29 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

MÔ HÌNH PA LĂNG
GVHD :
Lớp

: 11CĐ-Đ3

SVTH : Phạm Duy Ái
Lê Tiến Phong
Nguyễn Hữu Chinh
Phạm Trần Đức Hiến
Trần Hoàng Anh
Phạm Thanh Sang
Nguyễn Thanh Thiện
Nguyễn Thanh Phong


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Tp.Hồ Chí Minh 2013

NHẬN XÉT CỦA GV
.............................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
..............................................................................……………………..
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……..……

2


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước, yêu cầu tự động hoá trong

máy sản xuất ngày càng cao, điều khiển linh hoạt, tiện lợi, gọn nhẹ và hiệu xuất
sản xuất cao.
Pa lăng được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng,
nhằm giúp cho các công việc được thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao
Với những kiến thức đã học được cùng sự hướng dẫn tận tình của thầy
(cô) đã tạo điều kiện cho chúng em được làm và hoàn thành đồ án của mình.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng kiến thức còn yếu kém và thực tế còn hạn chế
nên khó tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các Thầy
(Cô) để đồ án của chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Thầy đã giúp em hoàn thành đồ án môn học này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiên

3


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

MỤC LỤC

2

PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3


PHẦN II GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ PA LĂNG

19

PHẦN III GIỚI THIỆU MÔ HÌNH PA LĂNG

23

4


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I. ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 CHIỀU:
1. Các khái niệm chung về đặc tính cơ của động cơ điện:
a) Đặc tính cơ của động cơ điện:
Đặc tính cơ là quan hệ giữa tốc độ quay ω trên đầu trục rotor của động cơ và
moment điện từ M sinh ra trong quá trình làm việc của động cơ:

ω = f (M)
Các đặc tính cơ của động cơ điện được phân biệt dựa vào các trị số làm việc
của các đại lượng điện tham gia vào mạch động cơ như sau:
* Đặc tính cơ tự nhiên: Là đặc tính cơ của động cơ ứng với các thông số điện
ở chế độ định mức (Uđm, fđm, Iđm, φ đm….) và mạch điện của động cơ không kết nối
thêm các điện trở, điện kháng…
* Đặc tính cơ nhân tạo: Là đặc tính cơ của động cơ ứng với các thông số điện
không đúng định mức hoặc khi mạch điện có sự thay đổi kết nối hoặc có kết nối

thêm các điện trở, điện kháng…
b) Đặc tính cơ - điện của động cơ điện:
Đặc tính cơ - điện là quan hệ giữa tốc độ quay ω trên đầu trục rotor của động
cơ và dòng điện I chạy trong mạch phần ứng của động cơ

ω = ϕ (I)
Đơn vị tính toán của các đại lượng:

ω : Tốc độ góc

(rad/s)

5


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

n : Tốc độ dài

(vòng/phút) hay (rpm)

M : Moment trên trục động cơ

(N.m)

I : Dòng điện phần ứng động cơ

(A)

c) Độ cứng của đặc tính cơ:

Để so sánh và đánh giá các đặc tính cơ, người ta đưa ra khái niệm về độ cứng
của đặc tính cơ.
Độ cứng β của đặc tính cơ là tỉ số giữa độ biến thiên của moment ∆M với độ
biến thiên vận tốc ∆ω , và được tính bởi công thức:

β=

∆M
∆ω

Trong đó ∆M, ∆ω lần lượt là độ thay đổi moment và tốc độ
Khi β < 10: Đặc tính cơ được gọi là mềm. Tốc độ giảm nhiều khi M tăng.
Đây là trường hợp của đặc tính cơ động cơ một chiều kích từ nối tiếp.
Khi β = (10 ÷100): Đặc tính cơ được gọi là cứng. Tốc độ động cơ thay đổi
rất ít khi M có những biến đổi rất lớn. Đây là các đặc tính cơ của động cơ một
chiều kích từ độc lập.
Khi β = ∞: Đặc tính cơ nằm ngang và được gọi là tuyệt đối cứng. Trường
hợp này, tốc độ của động cơ hầu như không phụ thuộc vào M . Đây là dạng đặc
tính cơ của các động cơ đồng bộ.
Vậy khi giá trị độ cứng β càng lớn thì độ dốc càng nhỏ, tốc độ ω của động
cơ càng ít có sự thay đổi khi moment M thay đổi.

6


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Hình 1: độ cứng của đặc tính cơ
(1). Đặc tính cơ mềm
(2). Đặc tính cơ cứng

(3). Đặc tính cơ tuyệt đối cứng
2. Đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập và kích từ
song song:
Đối với động cơ điện một chiều kích từ độc lập, nguồn một chiều cấp cho
mạch kích từ là hoàn toàn độc lập với nguồn cấp cho mạch phần ứng. Do đó, nếu
không tính đến các tương tác điện từ xảy ra giữa mạch kích từ và mạch phần ứng
thì dòng điện chạy trong mạch phần ứng (Iư) và dòng điện kích từ (Ikt) là hai dòng
điện riêng biệt, không có sự liên hệ với nhau như trên sơ đồ mạch điện hình 2.

7


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Hình 2: Sơ đồ nguyên lý kết nối mạch điện của động cơ một chiều kích từ độc
lập.
Đối với động cơ điện một chiều kích từ song song thì mạch kích từ được cấp
chung một nguồn với mạch phần ứng. Dòng điện (I) chạy trong mạch động cơ có
giá trị bằng tổng của dòng điện chạy trong mạch phần ứng (Iư) và dòng điện kích
từ (Ikt):
I = Iư + Ikt
Vì vậy, khi có sự biến đổi giá trị của dòng điện phần ứng do các thay đổi từ
phía tải, sẽ gây ảnh hưởng rất lớn lên mạch kích từ.

8


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Hình 3: Sơ đồ nguyên lý kết nối mạch điện của động cơ một chiều kích từ

song song.
Tuy nhiên, khi nguồn điện một chiều cấp cho động cơ có công suất là vô cùng
lớn so với công suất động cơ, đồng thời trị số điện áp nguồn ít có sự thay đổi thì
mạch kích từ thường được mắc song song với mạch phần ứng. Và khi đó, ảnh
hưởng do các thay đổi từ phía tải lên mạch kích từ động cơ là không đáng kể nên
hầu như không có phân biệt rõ ràng giữa hai loại động cơ kích từ song song và
kích từ độc lập.
a) Phương trình đặc tính cơ:
Từ sơ đồ mạch điện động cơ kích từ song song hình 3, phương trình cân bằng
điện áp của mạch phần ứng động cơ là:
Uư = Eư + Iư (Rư +Rp)
Trong đó:Uư: điện áp đặt vào phần ứng

(1)
(V)

Eư: sức điện động sinh ra trên phần ứng

(V)

Iư: dòng điện phần ứng

(A)

Rư: điện trở trong mạch phần ứng

(Ω)

Rư = rư + rct +rcb +rcp
rư: điện trở bộ dây quấn chính phần ứng


(Ω)

rct: điện trở tiếp xúc giữa chổi than và cổ góp (Ω)
rb: điện trở bộ dây quấn bù

(Ω)

rcp: điện trở bộ dây quấn cực từ phụ

(Ω)

Rp: điện trở (điều chỉnh) phụ mạch ngoài phần ứng

(Ω)

Sức điện động sinh ra trong mạch phần ứng được xác định theo biểu thức:
9


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Eư =

p.N
.φ .ω = K .φ.ω
2π .a

(2)


Trong đó: p: số đôi cực từ chính dây quấn phần ứng
N: số thanh dẫn tác dụng của dây quấn phần ứng
a: số đôi mạch nhánh song song của d.q phần ứng

φ: từ thông kích từ xuyên qua mặt mỗi cực từ

(Wb)

ω: tốc độ góc của động cơ

(rad/s)

K=

p.N
: hằng số cấu tạo của động cơ
2π .a

Biểu diễn sức điện động theo tốc độ quay n (v/p) :
Từ:

Eư =

p.N
.φ .ω = K.φ.ω
2π .a

Và:

ω=


2π .n
n
=
≈ 0,105.n
60
9,55

Nên:

n=

60.ω
= 9,55.ω


Suy ra:

Eư =

Đặt:

Ke =

p.N
: hằng số sức điện động của động cơ
60.a

Ke =
Suy ra:


p.N
.φ .n
60.a

K
= 0,105.K
9,55

Eư = Ke.φ . n

(3)

Kết hợp (1) và (2) ta có biểu thức:

10


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

ω=

Ru + R p
Uu

.I u
K .φ
K .φ

(4)


Đây là phương trình đặc tính cơ-điện của động cơ một chiều kích từ song
song hoặc kích từ độc lập.
Từ trường mạch kích từ tác động lên dây dẫn rotor khi đang mang dòng điện
gây nên sự tương tác từ - điện làm sinh ra trên động cơ một moment điện từ có
giá trị:
Mđt = K. φ .Iư
Suy ra: Iư =

Thay vào (4):

U

(5)
M dt
K .φ

R +R

u
p
u
.M dt
ω = K .φ −
2
( K .φ )

(6)

Bỏ qua các tổn thất cơ và tổn thất sắt từ trên động cơ thì moment cơ (M) trên

trục động cơ xem như có giá trị bằng với moment điện từ (Mđt), phương trình (6)
được viết lại là:

ω=

Ru + R p
Uu

.M
K .φ ( K .φ ) 2

(7)

Đây là phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ song
song hoặc kích từ độc lập.
b) Đồ thị đặc tính cơ:
Giả thiết rằng, điện áp đặt vào phần ứng có giá trị ổn định, từ thông sinh ra
trên stator có độ lớn không đổi thì các phương trình đặc tính cơ (7) và đặc tính
cơ-điện (4) có dạng là các hàm tuyến tính bậc nhất của ω theo M (hoặc I) trên
trục toạ độ vuông góc MOω (hoặc IOω):

ω = f(M) = aM + b

11


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Hoặc:


ω = f(I) = cI + d,

a, b, c, d là các hằng số

Đó là các đường thẳng qua điểm có tung độ b hoặc d = ω0 =

Uu
và có độ
K .φ

dốc âm như sau:
a= −

Ru + R p
( K .φ )

2

(hoặc c = −

Ru + R p
( K .φ )

)

Hình 4: Đồ thị đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập hoặc
song song

Hình 5: Đồ thị đặc tính cơ – điện của động cơ điện một chiều kích từ độc lập
hoặc song song

Đường đặc tính cơ (có pt (7)) cắt trục tung Oω tại điểm A(O, ω0), tung độ ω0
có giá trị:

12


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Uu

ω0 = K .φ

(8)

ω0 là tốc độ động cơ khi dòng điện trên mạch phần ứng bằng 0 (Iư = 0) tương
ứng với tình trạng hở mạch phần ứng động cơ, hoặc ứng với moment cản trên
trục động cơ bằng 0 (Mc = 0), tức là không tồn tại lực cản. Đây là tốc độ lớn nhất
mà trên thực tế, ở chế độ động cơ không thể đạt được (vì khi động cơ làm việc
không tải, vẫn luôn tồn tại lực cản do ma sát nên Mc ≠ 0). Do đó, ω0 được gọi là
tốc độ không tải lý tưởng của động cơ.
Khi tất cả các thông số về điện của động cơ đều ở giá trị định mức, đồng thời
mạch ngoài phần ứng của động cơ không có điện trở phụ, phương trình (7) có
dạng:
U

R

u dm
u
ωđm = K .φ − ( K .φ ) 2 .M dm

dm
dm

(9)

Đây là phương trình đặc tính cơ tự nhiên của động cơ một chiều kích từ song
song hoặc độc lập. Đường đặc tính cơ tương ứng gọi là đường đặc tính cơ tự
nhiên.
Tương tự, ta có phương trình đặc tính cơ-điện tự nhiên và đường đặc tính cơđiện tự nhiên:
U

R

u dm
u
ωđm = K .φ − K .φ .I udm
dm
dm

(10)

Khi động cơ mang phụ tải có giá trị tăng dần, tương ứng với moment cản Mc
tăng dần từ 0 đến Mđm thì tốc độ ω của động cơ sẽ giảm dần tương ứng từ ω0 đến

ωđm.
Điểm B(Mđm, ωđm) (hay B(Iđm, ωđm)) trên đường đặc tính cơ (hay đặc tính cơđiện) được gọi là điểm làm việc định mức của động cơ.
Từ (4), (7) và (8) ta có:

13



ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

ω=

Ru + R p
Uu

.I u = ω0 - ∆ω
K .φ
K .φ
R +R

U

u
p
u
.M = ω0 - ∆ω
ω = K .φ −
2
( K .φ )

(11)

(12)

∆ω được gọi là độ sụt tốc độ (độ sụt tốc). Độ sụt tốc tỷ lệ thuận với moment
tải M (hoặc dòng điện phần ứng Iư ):


∆ω =

Ru + R p
( K .φ ) 2

.M =

Ru + R p
K .φ

.I u

(13)

Đường đặc tính cơ (đặc tính cơ-điện) tự nhiên cắt trục hoành OM (hay OI) tại
điểm C (Mnm, 0) (hay C (Inm, 0)) có hoành độ là:
Mnm = K. φ đm .

Trong đó:

Inm =

U udm
= K. φ đm .Inm
Ru

U udm
Ru

(14)


(15)

Moment Mnm gọi là moment ngắn mạch, dòng điện Inm gọi là dòng điện ngắn
mạch.
Dòng điện ngắn mạch là dòng điện xuất hiện trong mạch động cơ tại thời
điểm động cơ được đóng nguồn mở máy (ứng với thời điểm tốc độ ω bằng 0)
hoặc khi động cơ gặp sự cố kẹt trục khi quay, hoặc tải quá lớn kéo không được.
Dòng Inm có giá trị vào khoảng từ (10 ÷20)Iđm.
Dòng điện ngắn mạch Inm nếu tồn tại lâu sẽ gây quá nhiệt (do hiệu ứng nhiệt)
làm cháy động cơ. Vì vậy hạn chế giá trị hoặc giảm thiểu thời gian tồn tại dòng
điện ngắn mạch khi mở máy cũng như ngăn ngừa sự xuất hiện bất thường của nó
khi làm việc là biện pháp tốt nhất để kéo dài tuổi thọ của động cơ điện.
c) Ảnh hưởng của các thông số điện đối với đặc tính cơ:

14


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Phương trình đặc tính cơ (7) cho thấy hình dạng đồ thị đường đặc tính cơ ω
=f(M) phụ thuộc vào các thông số điện của phương trình như : Uư, Rư+Rp, φ
 Ảnh hưởng của điện áp phần ứng:
Giả thiết Rư+Rp, φ là không đổi. Khi điện áp phần ứng thay đổi theo hướng
giảm so với Uđm (vì thực tế không cho phép điện áp đặt vào phần ứng vượt quá trị
số định mức).
Tốc độ không tải lý tưởng thay đổi tỉ lệ thuận với các Uư:
U ui

ω0i = = K .φ biến thiên


(i =1,2,3,…)

Độ cứng đường đặc tính cơ không đổi (kéo theo độ dốc đặc tính cơ không
đổi):
( K .φ ) 2
β=không đổi
Ru + R p

Vậy khi thay đổi điện áp đặt vào phần ứng (theo hướng giảm) ta được một họ
các đường đặc tính cơ song song và có tung độ thay đổi (giảm dần) tương ứng so
với đường đặc tính cơ tự nhiên (TN), các đường này được gọi là các đường đặc
tính cơ nhân tạo (NT).

Hình 6: Họ đặc tính cơ (nhân tạo) của động cơ điện một chiều kích từ độc lập
hoặc song song khi thay đổi điện áp đặt vào phần ứng.
15


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Dựa vào đồ thị các đường đặc tính cơ nhân tạo khi thay đổi điện áp, ta thấy
rằng ứng với một phụ tải nhất định (Mc) thì moment ngắn mạch Mnm , dòng điện
ngắn mạch Inm và tốc độ động cơ ω đều thay đổi (giảm) theo sự thay đổi điện áp
Uư. Tính chất này được ứng dụng để thay đổi tốc độ động cơ và hạn chế dòng
điện mở máy.
d) Đặc tính cơ trong các trạng thái hãm:
Trạng thái hãm điện là trạng thái động cơ sinh ra moment điện từ ngược chiều
với tốc độ, do đó sẽ làm cản trở hoặc triệt tiêu tốc độ của động cơ.
Đặc điểm chung của các trạng thái hãm điện là động cơ làm việc ở chế độ

máy phát, biến cơ năng từ hệ truyền động thành điện năng trả về lưới (hãm tái
sinh) hoặc tiêu tán dưới dạng nhiệt năng trên điện trở hãm (hãm ngược, hãm
động năng).
Động cơ điện một chiều kích từ độc lập hoặc kích từ song song có 3 trạng thái
hãm: hãm tái sinh, hãm ngược và hãm động năng.
 Hãm động năng:
Trạng thái hãm động năng của động cơ điện một chiều kích từ độc lập hoặc
song song là trạng thái động cơ làm việc ở chế độ máy phát biến động năng tích
lũy của hệ truyền động trong quá trình làm việc trước đó thành điện năng tiêu thụ
dưới dạng nhiệt trên điện trở hãm.
Để hãm động năng, phần cảm cần được duy trì kích từ, còn phần ứng được
cắt khỏi nguồn và nối thành mạch kín với điện trở hãm. Chuyển động quay quán
tính của phần ứng trong từ trường phần cảm làm xuất hiện sức điện động cảm
ứng, sinh ra dòng điện hãm và moment hãm chống lại chiều quay động cơ. Dựa
vào các hình thức kích từ mà có 2 cách hãm động năng : hãm động năng kích từ
độc lập và hãm động nang tự kích từ
 Hãm động năng kích từ độc lập:

16


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Đây là phương pháp duy trì kích từ khi hãm nhờ nguồn ngoài.
Động cơ đang làm việc ổn định với tải Mc ở tốc độ ωĐ tại điểm a trên đường
đặc tính tự nhiên, để thực hiện hãm động năng kích từ độc lập, ta cắt mạch phần
ứng ra khỏi lưới điện một chiều và đóng vào một điện trở hãm Rh có giá trị lớn,
trong khi mạch kích từ vẫn giữ nguyên kết nối với lưới điện một cách độc lập với
mạch phần ứng, điều chỉnh Rkt để dòng điện kích từ giữ nguyên trị số định mức
Iktđm, động cơ sẽ chuyển sang chế độ máy phát điện một chiều kích từ độc lập,

toàn bộ động năng tích lũy trong chuyển động trước đó được chuyển hóa thành
điện năng phát ra và tiêu thụ trên điện trở hãm, động cơ nhanh chóng mất động
năng duy trì chuyển động và dừng lại.
Sức điện động của động cơ khi bắt đầu thực hiện hãm, ứng với tốc độ ωĐ =

ωbđ là:
Ebđ =K.φđm. ωbđ

(16)

Dòng điện hãm ban đầu:

Ihbđ = -Iư
Trong đó:

=−

E bd
K .φ .ω
= − * dm bd
R + Rh
Ru + Rh
*
u

(17)

R*ư = rư + rct + rcp

Moment hãm ban đầu:

Mhbđ =-M = K .φ dm .I hbd < 0

(18)

17


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Hình 7: Sơ đồ nguyên lý mạch hãm động năng kích từ độc lập động cơ một
chiều kích từ độc lập (hoặc song song).
Phương trình đặc tính cơ, đặc tính cơ-điện khi hãm là:
Ru* + Rh
Ru* + Rh
.M
ω = ( K .φ ) 2 .M hbd = −
( K .φdm ) 2
dm

(19)

Ru* + Rh
Ru* + Rh
.
I
=

.I u
ω = K .φ
hbd

K .φdm
dm

(20)

Vì từ thông được giữ không đổi (φ =φđm) nên độ cứng của đặc tính cơ hãm
phụ thuộc vào Rh. Khi Rh càng nhỏ thì đặc tính càng cứng, moment hãm càng lớn,
hiệu quả hãm càng cao. Tuy nhiên, điều này kéo theo giá trị dòng điện hãm rất
lớn, gây nguy hại cho động cơ, vì vậy phải chọn Rh sao cho dòng điện hãm ban
đầu nằm trong giới hạn cho phép là:
Ihbd = Ih.max = (2 ÷ 2,5) Iđm
Tức là cần chọn:
Rh =

K .φ dm .ω bd
− Ru*
I h. max

(21)

18


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Các đặc tính hãm động năng là những đường thẳng đi qua gốc toạ độ và nằm
ở các góc phần tư thứ II và thứ IV.
Từ đồ thị đặc tính cơ hãm động năng kích từ độc lập (hình 8), ta thấy nếu với
moment cản Mc có tính phản kháng thì tốc độ động cơ giảm về 0 và không tiếp
tục tăng theo chiều ngược lại nên động cơ sẽ dừng hẵn (đặc tính hãm động năng

là đoạn b10 hoặc b20). Còn với moment cản Mc có tính thế năng thì sau khi tốc độ
động cơ giảm về 0, do tác động của tải trọng lực sẽ kéo động cơ tiếp tục tăng tốc
theo chiều ngược lại, và đến làm việc ổn định tại điểm có M = Mc (đặc tính hãm
động năng đoạn là 0c1 hoặc 0c2).

Hình 8: Đặc tính cơ hãm động năng kích từ độc lập của động cơ một chiều
kích từ độc lập (hoặc song song).
Khi hãm động năng kích từ độc lập, năng lượng tổn hao chủ yếu là trong
mạch kích từ:
Pktđm =(1 ÷ 5)% Pđm
Phuơng trình cân bằng công suất khi hãm là:
Eư . Ih =(Rư + Rh). Ih2

19


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

20


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

PHẦN II:GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ PALĂNG
Đồ án làm mô hình palang được sử dụng trong các xí nghiệp, phân xưởng.
I. Phân loại và nguyên tắc hoạt động của Pa lăng
Pa lăng công cụ thường thấy trong các công trình xây dựng cần lắp ghép các thiết
bị. Pa lăng gồm có 2 loại chính đó là Pa lăng xích và Pa lăng điện
1. Pa lăng xích một số đặc điểm hoạt động
Pa lăng xích là thiết bị nâng độc lập dùng sức người làm nguồn động lực, dùng

để kéo vật lên cao hoặc theo phương ngang, sau khi kéo căng có thể neo giữ vật
tạm thời.

Pa lăng xích có kết cấu nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ, vận tốc nâng nhỏ, tải trọng
nâng từ 0,5 đến 5T, độ cao nâng đến 3m.
Trong xây dựng, pa lăng xích thường được dùng để nâng và lắp ráp cấu kiện khi
khối lượng công việc nhỏ, không thường xuyên; dùng trong công tác kích kéo
như xê dịch máy đóng cọc, máy khoan cọc nhồi đến vị trí làm việc mới. Pa lăng
xích còn đuợc dùng để hỗ trợ sửa chữa máy móc thiết bị.
. Nguyên lý hoạt động:
Khi kéo xích vô tận 8, xích này sẽ dẫn động quay đĩa xích 6 và làm quay trục vít
7, qua bộ truyền trục vít – bánh vít (7 , 4) đĩa xích 3 được dẫn động quay theo.
21


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Trường hợp đĩa xích 3 được dẫn động quay ngược chiều kim đồng hồ, vật sẽ
được kéo lên; nếu dẫn động đĩa xích 3 quay theo chiều ngược lại, vật sẽ được hạ
xuống.
Truyền động trục vít – bánh vít trong pa lăng có khả năng tự hãm giữ vật ở độ
cao nào đó, để tăng tính an toàn người ta thiết kế có phanh tự động có bề mặt ma
sát không tách rời 2
Palăng xích kiểu dùng truyền động trục vít –bánh vít:
1. Xích tải;
2. Phanh tự động có bề mặt ma sát không tách rời;
3. Đĩa xích kéo;
4. Bánh vít;
5. Móc treo palăng;
6. Đĩa xích dẫn động;

7. Trục vít;
8. Xích dẫn vô tận;
9 Móc treo vật
2. Nguyên tắc hoạt đông của Pa lăng điện

Pa lăng điện là một tời điện có kết cấu gọn, các bộ phận động cơ điện, hộp giảm
tốc và tang tời được bố trí thẳng hàng với tang tời ở giữa. Loại máy này thường
được treo trên cao để nâng vật, và có thể có cơ cấu di chuyển trên một ray hoặc
trên cánh dưới của dầm thép I đặt trên cao.
Pa lăng điện được có thể sử dụng độc lập để kéo vật hoặc dùng làm cơ cấu nâng
của cần trục thiếu nhi, cầu trục.

22


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Trường hợp treo pa lăng trên cao và dùng 1 dây cáp để kéo vật thì vật nâng có
thể xoay hoặc dao động qua lại do cáp rãi trên bề mặt tang. Để tránh các hiện
tượng này, pa lăng điện có hai dây quấn lên tang về hai phía đối xứng nhau qua
mặt phẳng giữa tang.
Nguyên lý hoạt động của Pa lăng cáp điện
– Pa lăng là một thiết bị nằm ở dòng các thiết bị nâng hạ trong xây dựng. Khi
phân loại Pa lăng người ta chia ra làm hai loại chính là: Pa lăng xích và pa lăng
điện. Trong bài viết này, chúng tôi xin nói về nguyên tắc hoạt động của Pa lăng
điện để quý khách hàng điều khiển và sự dụng thiết bị hiệu quả nhất.

Pa lăng điện
Pa lăng cáp điện là một tời điện có kết cấu gọn, các bộ phận động cơ điện, hộp
giảm tốc và tang tời được bố trí thẳng hàng với tang tời ở giữa. Loại máy này

thường được treo trên cao để nâng vật, và có thể có cơ cấu di chuyển trên một ray
hoặc trên cánh dưới của dầm thép I đặt trên cao.
Pa lăng điện được có thể sử dụng độc lập để kéo vật hoặc dùng làm cơ cấu nâng
của cần trục thiếu nhi, cầu trục.

23


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

Pa lăng điện
Trường hợp treo pa lăng trên cao và dùng 1 dây cáp để kéo vật thì vật nâng có
thể xoay hoặc dao động qua lại do cáp rãi trên bề mặt tang. Để tránh các hiện
tượng này, pa lăng điện có hai dây quấn lên tang về hai phía đối xứng nhau qua
mặt phẳng giữa tang.

24


ĐỒ ÁN TRANG BI ĐIỆN

PHẦN III GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH PA LĂNG
I. Linh kiện, thiết bị
- Đông cơ DC

- Tụ 104

- Tụ 4700
- Rơ le DC 24v


25


×