Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đồ án trang bị điện sử DỤNG BIẾN tần LS’IS SV IG5A điều KHIỂN ĐỘNG cơ KHÔNG ĐỒNG bộ BA PHA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 24 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN
ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG BIẾN TẦN LS’IS SV IG5A ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ
KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN
SVTH: TRỊNH XUÂN THỊNH
ĐẶNG VĂN LÊN
PHẠM VĂN QUÝ
MAI TẤN PHÁT
LỚP: 12CĐ_Đ1


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN
TP.HCM 12/2014

LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ngành điện tử đã
được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp. Trong lĩnh vực điều khiển được áp
dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp không thể thiếu các dây chuyền tự động hóa
để vận hành các hệ thống phức tạp trong nhà máy. Chính vì vậy để hiểu rõ hơn về
các dây chuyền tự động đó thì trong đồ án hai này chúng tôi tìm hiểu một ứng dụng
của ngành điện tử đặt biệt là lĩnh vực tự động hóa nhằm mục đích mô phỏng các hệ
thống đó dưới những linh kiện mà mình đã được học. Cụ thể là trong đồ án này


chúng tôi sẽ khảo sát và điều khiển tốc độ động cơ thông qua biến tần LS SV_IG5A.
Đề tài ‘’SỬ

DỤNG BIẾN TẦN LS’IS SV IG5A ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ

KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA’’ có nhiều loại hình khác nhau dựa vào công
dụng và độ phức tạp của hệ thống. Do tài liệu tham khảo còn hạn chế, trình độ của
chúng tôi có hạn và kinh nghiệm trong thực tế còn non kém, nên đề tài chắc chắn
còn nhiều thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, giúp đỡ
chân thành của các thầy cô cũng như của các bạn sinh viên.

2


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này chúng em đã được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng
dẫn và sự giúp đỡ của các bạn trong lớp. Nhân đây chúng em xin trân trọng cảm ơn
thầy Nguyễn Văn Yên đã trực tiếp hướng dẫn chúng em trong đồ án này, cùng các
thầy cô trong khoa và các bạn.Chúng em cũng xin cảm ơn nhà trường và gia đình đtạo
mọi điều kiện cho em có thể hoàn thành đề tài này.
Sinh Viên
Trịnh Xuân Thịnh
Phạm Văn Quý
Đặng Văn Lên
Mai Tấn Phát
LỚP 12CD-Đ1


3


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

Mục Lục
.........trang
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU
I. Tầm quan trọng biến tần trong công nghiệp.................................................................5
II. Phân loại biến tần.........................................................................................................7
III.Nguyên lý hoạt động..................................................................................................10
IV.Thi công mô hình tủ điện...........................................................................................11
CHƯƠNGIII BỘ ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN
I Hình dạng biến tần........................................................................................................13
II. Màn hình biến tần.......................................................................................................14
III.Sơ đồ dấu dây.............................................................................................................15
IV. Cấu hình chân đấu.....................................................................................................16
V.Một số chức năng ........................................................................................................17
VI. bài tập ứng dụng.......................................................................................................19
VII Một số lỗi thường gặp.............................................................................................20
VIII.Cách khắc phục lỗi..................................................................................................22
CHƯƠNG III KẾT LUẬN...........................................................................................24

4


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN


GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
I. TẤM QUANG TRỌNG CỦA BIẾN TẦN TRONG CÔNG NGHIỆP
Với sự phát triển như vũ bão về chủng loại và số lượng của các bộ biến tần,
ngàycàng
có nhiều thiết bị điện – điện tử sử dụng các bộ biến tần, trong đó một bộ phận đáng
kể sử
dụng biến tần phải kể đến chính là bộ biến tầnđiều khiển tốc độ động cơ điện.
Trong thực tế có rất nhiều hoạt động trong công nghiệp có liên quan đến tốc độ
động
cơ điện. Đôi lúc có thể xem sự ổn định của tốc độ động cơ mang yếu tố sống còn của
chất
lượng sản phẩm, sự ổn định của hệ thống … ví dụ: máy ép nhựa làm đế giầy, cán
thép, hệ
thống tự động pha trộn nguyên liệu, máy ly tâm định hình khi đúc … Vì thế, việc điều
khiển và ổn định tốc độ động cơ được xem như vấn đề chính yếu của các hệ thống
điều
khiển trong công nghiệp.
Điều chỉnh tốc độ động cơ là dùng các biện pháp nhân tạo để thay đổi các thông số
nguồn như điện áp hay các thông số mạch như điện trở phụ, thay đổi từ thông Từ
đó tạo
ra các đặc tính cơ mới để có những tốc độ làm việc mới phù hợp với yêu cầu của
phụ tải cơ. Có hai phương pháp để điều chỉnh tốc độ động cơ:


Biến đổi các thông số của bộ phận cơ khí tức là biến đổi tỷ số truyền chuyển
tiếp từ trục động cơ đến cơ cấu máy sản xuất.




Biến đổi tốc độ góc của động cơ điện. Phương pháp này làm giảm tính phức
tạp của cơ cấu và cải thiện được đặc tính điều chỉnh, đặc biệt linh hoạt khi ứng
dụng các hệ thống điều khiển bằng điện tử. Vì vậy, bộ biến tần được sử dụng để điều
khiển tốc độ động cơ theo phương pháp này.
5


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

Khảo sát cho thấy: Chiếm 30% thị trường biến tần là các bộ điều khiển moment.
Trong các bộ điều khiển moment động cơ chiếm 55% là các ứng dụng quạt



gió, trong đó phần lớn là các hệ thống HAVC (điều hòa không khí trung tâm), chiếm
45% là các ứng dụng bơm, chủ yếu là trong công nghiệp nặng.
Nâng cấp cải tạo các hệ thống bơm và quạt từ hệ điều khiển tốc độ không đổi



lên hệ tốc độ có thể điều chỉnh được trong công nghiệp với lợi nhuận to lớn thu về
từ việc tiết giảm nhiên liệu điện năng tiêu thụ.
Tính hữu dụng của biến tần trong các ứng dụng bơm và quạt
Điều chỉnh lưu lượng tương ứng với điều chỉnh tốc độ Bơm và Quạt.





Điều chỉnh áp suất tương ứng với điều chỉnh góc mở của van.



Giảm tiếng ồn công nghiệp.



Năng lượng sử dụng tỉ lệ thuận với lũy thừa bậc ba của tốc độ động cơ.



Giúp tiết kiệm điện năng tối đa.

Như tên gọi, bộ biến tần sử dụng trong hệ truyền động, chức năng chính là thay đổi
tần số nguồn cung cấp cho động cơ để thay đổi tốc độ động cơ nhưng nếu chỉ thay đổi
tần số nguồn cung cấp thì có thể thực hiện việc biến đổi này theo nhiều phương thức
khác, không dùng mạch điện tử. Trước kia, khi công nghệ chế tạo linh kiện bán dẫn
chưa phát triển, người ta chủ yếu sử dụng các nghịch lưu dùng máy biến áp. Ưu điểm
chính của các thiết bị dạng này là sóng dạng điện áp ngõ ra rất tốt (ít hài) và công suất
lớn (so với biến tần hai bậc dùng linh kiện bán dẫn) nhưng còn nhiều hạn chế như:

-

-

Giá thành cao do phải dùng máy biến áp công suất lớn.


-

Tổn thất trên biến áp chiếm đến 50% tổng tổn thất trên hệ thống nghịch lưu.
Chiếm diện tích lắp đặt lớn, dẫn đến khó khăn trong việc lắp đặt, duy tu, bảo trì

cũng như thay mới.
-

Điều khiển khó khăn, khoảng điều khiển không rộng và dễ bị quá điện áp ngõ
ra do có hiện tượng bão hoà từ của lõi thép máy biến áp.
Ngoài ra, các hệ truyền động còn nhiều thông số khác cần được thay đổi, giám sát
như: điện áp, dòng điện, khởi động êm (Ramp start hay Soft start), tính chất tải … mà
chỉ có bộ biến tần sử dụng các thiết bị bán dẫn là thích hợp nhất trong trường hợp này.
6


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

II.Phân loại biến tần
Biến tần thường được chia làm hai loại:
-

Biến tần trực tiếp

-

Biến tần gián tiếp


2.1 Biến tần trực tiếp

Biến tần trực tiếp là bộ biến đổi tần số trực tiếp từ lưới điện xoay chiều
không thông qua khâu trung gian một chiều. Tần số ra được điều chỉnh nhảy cấp và
nhỏ hơn tần số lưới ( f1< flưới ). Loại biến tần này hiện nay ít được sử dụng.
2.2 Biến tần gián tiếp
Các bộ biến tần gián tiếp có cấu trúc như sau:

Hình 3-1: Sơ đồ cấu trúc của biến tần gián tiếp
Như vậy để biến đổi tần số cần thông qua một khâu trung gian một chiều vì vậy
có tên gọi là biến tần gián tiếp. Chức năng của các khối như sau:
a)

Chỉnh lưu: Chức năng của khâu chỉnh lưu là biến đổi điện áp xoay chiều
thành điện áp một chiều. Chỉnh lưu có thể là không điều chỉnh hoặc có điều
chỉnh. Ngày nay đa số chỉnh lưu là không điều chỉnh, vì điều chỉnh điện áp
một chiều trong phạm vi rộng sẽ làm tăng kích thước của bộ lọc và làm
giảm hiệu suất bộ biến đổi. Nói chung chức năng biến đổi điện áp và tần số
được thực hiện bởi nghịch lưu thông qua luật điều khiển. Trong các bộ
biến đổi công suất lớn, người ta thường dùng chỉnh lưu bán điều khiển với
chức năng làm nhiệm vụ bảo vệ cho toàn hệ thống khi quá tải. Tùy theo
tầng nghịch lưu yêu cầu nguồn dòng hay nguồn áp mà bộ chỉnh lưu sẽ tạo
ra dòng điện hay điện áp tương đối ổn định.

b) Cấu trúc cơ bản của một bộ biến tần
7


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN


Cấu

trúc



GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

bản

của

một

bộ

biến

tần

như

hình

()

b)
Tín hiệu vào là điện áp xoay chiều một pha hoặc ba pha. Bộ chỉnh lưu có nhiệm
biến đổi điện áp xoay chiều thành một chiều.
Bộ lọc có nhiệm vụ san phẳng điện áp một chiều sau chỉnh lưu.

Nghịch lưu có nhiệm vụ biến đổi điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều có
tần số có thể thay đổi được. Điện áp một chiều được biến thành điện áp xoay chiều
nhờ việc điều khiển mở hoặc khóa các van công suất theo một quy luật nhất định.
8


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

Bộ điều khiển có nhiệm vụ tạo tín hiệu điều khiển theo một luật điều khiển nào
đó đưa đến các van công suất trong bộ nghịch lưu. Ngoài ra nó còn có chức năng
sau:
-

Theo dõi sự cố lúc vận hành

-

Xử lý thông tin từ người sử dụng

-

Xác định thời gian tăng tốc, giảm tốc hay hãm

-

Xác định đặc tính – momen tốc độ

-


Xử lý thông tin từ các mạch thu thập dữ liệu

-

Kết nối với máy tính.

-



Mạch kích là bộ phận tạo tín hiệu phù hợp để điều khiển trực tiếp các van công
suất trong mạch nghịch lưu. Mạch cách ly có nhiệm vụ cách ly giữa mạch công suất
với mạch điều khiển để bảo vệ mạch điều khiển.
Màn hình hiển thị và điều khiển có nhiệm vụ hiển thị thông tin hệ thống như tần
số, dòng điện, điện áp,… và để người sử dụng có thể đặt lại thông số cho hệ thống.
Các mạch thu thập tín hiệu như dòng điện, điện áp nhiệt độ,… biến đổi chúng
thành tín hiệu thích hợp để mạch điều khiển có thể xử lý được. Ngài ra còn có các
mạch làm nhiệm vụ bảo vệ khác như bảo vệ chống quá áp hay thấp áp đầu vào…
Các mạch điều khiển, thu thập tín hiệu đều cần cấp nguồn, các nguồn này
thường là nguồn điện một chiều 5, 12, 15VDC yêu cầu điện áp cấp phải ổn định. Bộ
nguồn có nhiệm vụ tạo ra nguồn điện thích hợp đó.

9


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN


III.Nguyên lý hoạt động
- Đóng CB 3 pha QF1 ở vị trí ON, đèn Đ1 (1,2) sáng, đóng CB QS1 ở vị trí ON,
dòng điện chạy qua tiếp điểm thường đóng KA0 (3,R2) vào đèn Đ2 (4, R2). Đèn Đ2
sáng.
- Lúc này đóng CB QS4 (L+,6) về vị trí ON, nhấn nút thường hở (NC )start (6,8) cấp
nguồn cho cuộn dây rơle trung gian KA0 (M,9),dòng điện chạy qua tiếp điểm thường
đóng của nút dừng SB2 (9,8) thì tiếp điểm đóng của rơle trung gian KA0 (3,R2) mở ra
vào đèn Đ2 (4,R2) tắt, đồng thời tiếp điểm thường hở KA0(3,R3 ) đóng lại đèn Đ3(3,
R3) sang, tiếp điểm thường hở KA0(3,12 ) đóng lại cấp điện cho KM0(12,4),
KM0(12,4 ) có điện, tiếp điểm thường hở KM0(18,19 ) đóng lại cấp nguồn cho điều
khiển động cơ servo.Tiếp điểm thường hở KMO( 13,14 ) đóng lại dòng điện qua dây
nóng (14) và dây nguội (4 ) cấp điện cho bộ biến tần (L, N) bộ biến tần có điện. Điều
khiển máy tính cấp nguồn cho cuộn dây rơle trung gian KA1 (M,11) tiếp điểm thường
hở của KA1 (3,R4 ) đóng lại đèn Đ4 (4, R4) sáng , động cơ M1 quay thuận. Để đảo
chiều quay động cơ, ngắt kết nối nguồn cuộn dây rơle trung gian KA1 (M,11) đèn Đ4
tắt, động cơ M1 ngưng hoạt động. Cấp nguồn cho cuộn dây rơle trung gian KA2
(M,11), tiếp điểm thường hở KA2 (3,R5) đóng lại đèn Đ5(4,R5) sáng, động cơ M1
quay ngược, ngắt kết nối KA2(M,11), tiếp điểm thường hở KA2(3,R5) hở ra đèn Đ5
(4,R5) tắt, động cơ M1 ngừng hoạt động.

10


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

IV. Thi công mô hình tủ điện

Đ1


Đèn Báo Nguồn
Đèn Báo

Đ1

Đ2

Đ3

Đ4

Đ5

Đ6

Đ7

Đ8

F-MIDDLE
OFF

ON
F-LOW

F-HIGH

Điều chỉnh tốc độ biến tần


Đảo chiều quay động cơ

H1

CỬA TỦ BÊN NGOÀI

11

Công Tắc chọn chế độ

B2

NC
S1 START
B1 S2

NC
S3OFF
STOP

ON

Điều chỉnh
Nút Dừng
tốc độKhẩn
mâm cấp
cặp


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN


GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

Quạt làm mát
CB 3 Pha
CB TÉP

CB 1 Pha

Cầu Chì

Rơle Trung Gian

Contactor

Nguồn 24VDC

DRIVER SERVO

Biến Tần

Biến thế

Đầu nối các thiết bị ngoài

H2 BỐ TRÍ THIẾT BỊ TRONG TỦ ĐIỆN

CHƯƠNG II : BỘ ĐIỀU KHIỂN BIẾN TẦN
12



ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

I.Hình dạng Biến Tần

H4 BIẾN TẦN LS’

13


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

II. Màn hình biến tần

14


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

III. Sơ đồ đấu dây

15



ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

IV.Cấu hình chân đấu
Cách đấu mạch động lực

Cách đấu chân điều khiển

16


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

V. một số chức năng của biến tần
Chức năng 1: điều chỉnh thời gian tăng tốc cho động cơ
- Bấm phím lên hoặc xuống để lựa chọn hàm “ACC”
 bấm enter 1 lần để vào hàm, muốn thay đổi thời gian tăng tốc của động cơ ta có

thể bấm phím lên hoặc xuống để thay đổi thời gian, thời gian mặc định là 5s
( không được chỉnh về không vì có thể làm hỏng biến tần).
 sau khi chọn xong chúng ta nhấn enter 2 lần để lưu giá trị
Chức năng 2: điều chỉnh thời gian giãm tốc cho động cơ.
- Bấm phím lên hoặc xuống để lựa chọn hàm “dEC”
 Bấm enter 1 lần để vào hàm, muốn thay đổi thời gian giãm tốc ta có thể bấm

phím lên hoặc xuống để thay đổi thời gian, thời gian mặc định là 10s, ( không
được chỉnh về không vì có thể làm hỏng biến tần)

 .sau khi chọn xong chúng ta nhấn enter 2 lần để lưu giá trị
Chức nẳng 3: lựa chọn chiếu quay động cơ tren bàn phím biến tần
- Bấm phím lên hoặc xuống để lựa chọn hàm “drc’’
 Bấm enter 1 lần để vào hàm: lựa chọn chế độ
- F chạy thuận
- R chạy nghịch
 sau khi chọn xong chúng ta nhấn enter 2 lần để lưu giá trị

Chức năng 4: điều chỉnh chiều quay động cơ bằng công tắc ngoài
- Bấm phím lên hoặc xuống để lựa chọn hàm “drv”
 Bấm enter 1 lần để vào hàm: lựa chọn chế độ
- “0” chạy dừng trên bàn phím
- “1” chạy thuận nghịch bằng công tắc ngoài
 sau khi chọn xong chúng ta nhấn enter 2 lần để lưu giá trị

Chức năng 5: điều chỉnh tần số bằng biến trở ngoài
- Bấm phím lên hoặc xuống để lựa chọn hàm “Frq”
 Bấm enter 1 lần để vào hàm: lựa chọn chế độ
- “0” điều chỉnh tần số trên bàn phím
- “3” điều chỉnh tần số bằng biến trở ngoài
 sau khi chọn xong chúng ta nhấn enter 2 lần để lưu giá trị

Chức năng 6: chạy nhiều cấp tốc độ





Bấm phím lên hoặc xuống để lựa chọn hàm
hàm “ST1” chạy mức thấp

Hàm “ST2” chạy mức trung bình
Hàm “ST3” chạy mức cao
sau khi chọn xong chúng ta nhấn enter 2 lần để lưu giá trị
17


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

Chức năng 7: dừng hãm động cơ bằng nhiều cách khác nhau
Bấm phím trái hoặc phím phải vào hàm F0, chỉnh lên hàm F4
 Vào hàm “F4”: lựa chọn chế độ
- “0” chế độ hãm theo thời gian
- “1” chế độ hãm bằng động năng nguồn DC
- “2” chế độ hãm tự do
- “3” chế độ hãm phanh
 sau khi chọn xong chúng ta nhấn enter 2 lần để lưu giá trị

Chức năng 8: cho phép chạy thuận hoặc nghich trên biến tần
Bấm phím trái hoặc phím phải vào hàm F0, chỉnh lên hàm F1
 Vào hàm “F1" lựa chọn chế độ
- “0” cho phép chạy thuận nghịch
- “1” cho phép chạy nghịch không cho chạy thuận
- “2” cho phép chạy thuận không cho chạy nghịch
 sau khi chọn xong chúng ta nhấn enter 2 lần để lưu giá trị

18



ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

VI.Bài tập ứng dụng
Bài tập 1:
Yêu cầu: điều khiển trực tiếp trên biến tần, dải tần số từ 0 đến 50Hz. Thời gian
tăng/giãm tốc từ 0 đến 50Hz là 10s, khi dừng có hãm bằng DC, đảo chiều quay trên
biến tần.
Bài tập 2
Yêu cầu: điều khiển bằng công tắc bên ngoài,chạy thuận nghich, điều chỉnh bằng biến
trở, điện áp từ 0-10v.hãm tự do, thời gian tăng tốc là 12s.tần số hoạt động từ 0-50Hz.
Bài tập 3:
Yêu cầu:điều khiển trực tiếp trên biến tần,điều chỉnh tần số, chạy nghịch, hãm phanh,
thời gian tăng tốc là 15s, tần số hoạt động từ 0-50Hz.
Bài tập 4:
Yêu cầu: điều khiển bằng công tắc ngoài,chạy thuận nghich,chạy nhiều cấp tốc độ.
mức thấp 30Hz,trung bình 40Hz,và mức cao là 50Hz,dừng tự do, thời gian tăng tốc là
5s, tần số hoạt động từ 0-50Hz
Bài tập 5:
Yêu cầu:điều khiển bằng công tắc ngoài, cho phép chạy thuận không cho chạy nghịch,
điều chỉnh tần số bằng biến trở,thời gian tăng 7s,giãm tốc là 3s, tần số hoạt động từ
0-50Hz

19


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN


VII. Một số lỗi thường gặp

20


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

21


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

VIII. cách khắc phục lỗi

22


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN

GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

23


ĐỒ ÁN TRANG BỊ ĐIỆN


GVHD: NGUYỄN VĂN YÊN

CHƯƠNG III KẾT LUẬN
Trong quá trình làm đồ án này em đã vận dụng tất cả các kiến thức đã học được
nhưng do thời gian ngắn, trong quá trình vừa học vừa làm cho nên còn nhiều thiếu
sót,và nhiều hạn chế:
Chưa thể tìm hiểu hết các chức năng của biến tần, và chỉ tìm hiểu được một số chức
năng cơ bản của biến tần.
Một số tài liệu tham khảo trong quá trình làm đồ án:



/> />
dat-bien-tan-ls-ig5a-tieng-viet.html
• />• />
24



×