Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nguyên phụ liệu dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.97 KB, 15 trang )


PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT MỘT SỐ
LOẠI VẢI

NỘI DUNG
Phương pháp trực quan.

PP nhận biết
một số loại
vải

Phương pháp hóa học.
Phương pháp nhiệt học.

MỤC TIÊU


Biết được đặc điểm nhận biết của các loại vải
Biết được ưu – nhược điểm của từng loại vải.
Biết được ứng dụng của từng loại trong đời sống

I. Phương pháp trực quan
Vải sợi bông: khi cầm thấy mềm, mịn, mát tay, sợi có dộ
đều không cao, mặt vải không bóng có xù lông tơ nhỏ. Nếu
lấy một sợi bông kéo đứt thì sợi dai, đầu sợi đứt không gọn.
Khi thấm nước sợi bền, khó đứt, khi vò nhẹ mặt vải để lại
nếp nhăn.


Vải sợi lanh, đay, gai : so với sợi bông , sợi lanh, đay,
gai có độ đều cao hơn, gặp nước vải cứng lại, khi để khô thì


mềm, mặt vải mịn hơn vải sợi bông, bóng hơn vải sợi bông.


Vải sợi bông

Vải sợi lanh
I. Phương pháp trực quan


Vải sợi len: cầm ráp tay, mặt vải xù lông, xơ cứng dài
hơn xơ bông. Khi lấy một đoạn sợi kéo đứt, đầu chổ đứt
không gọn, trước khi đứt sợi có độ giãn cao. Khi vò nhẹ
mặt vải không nhăn.
Vải vixco: mặt vải cứng và bóng, lâu thấm nước, khi đã
thấm nước thì vải cứng dễ xé. Nếu cầm một đoạn sợi kéo đứt
thì chỗ đứt bị xù lông xơ to đều và cứng.


Vải sợi len

Vải tơ tằm


Vải tơ tằm: mặt vải mềm, mịn, bóng, sờ mát tay. Lấy
một đoạn sợi kéo đứt thì sợi da, chỗ đứt gọn không bị xù
lông.
Vải dệt từ sợi tổng hợp: mặt vải bóng, láng và sợi có độ
đều cao. Nhìn trên mặt vải ta có cảm giác các sợi xếp song
song nhau. Khi lấy một đoạn sợi kéo đứt, sợi dai có độ đàn
hồi cao, vò nhẹ không bị nhàu.



Vải vixco

Vải dệt từ sợi tổng hợp




Nhận biết một số loại vải
1. Vải Cotton.





Là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu này
có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau
nên có thể sử dụng để may hầu hết các loại trang phục.
Cotton là chất liệu được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi
vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết.
Ưu điểm: Độ bền cao, giặt nhanh khô. Hút ẩm, thấm mồ hôi,
giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc.

a) 100% Cotton
Áo thun chất liệu cotton 100% có khả năng thấm hút mồ hôi tốt,
thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, tuy nhiên giá
thành cao. Có thể gọi là hàng cao cấp mới dùng chất liệu vải
này.
- Ưu điểm: thấm hút mồ hôi tốt, sợi tự nhiên, mềm mịn

- Khuyết điểm: mình vải do quá mềm nên nếu là áo thun có cổ
trụ sẽ không đẹp, nhìn vải thấy giống như bị “chảy”.


b) 65% cotton - 35% PE (vải CVC)
Vải sợi pha này mang tính chất của cả hai loại sợi cấu thành
nên nó là sợi cotton và PE. Giá thành loại này cũng cao, do độ
cotton chiếm đến 65%. Dùng cho các sản phẩm cao cấp.
- Ưu điểm: mặc mát hơn sợi PE nhiều, thấm hút mồ hôi, mềm
mịn vừa phải, ít bị nhăn nhúm sau khi giặt.
- Khuyết điểm: không mát bằng sợi cotton 100%.

c) Vải PE (Poliester)







Thành phần 100 % nilon (Poliester). Vải không hút ẩm, mặc
vào rất nóng, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông. Tuy
nhiên, vải thun có thành phần sợi PE thường có độ bền cao và
ít bị nhàu, vải ít bị co khi sử dụng giá thành rẻ nên được phổ
biến.
Ưu điểm: Mình vải cứng đẹp bắt mắt không bị nhăn nhúm sau
khi giặt, lên sản phẩm áo thun cổ trụ rất đẹp.
Khuyết điểm: Sợi nhân tạo,không thấm hút được nhiều mồ hôi
gây cảm giác nóng nếu như thời tiết oi bức.



2. Vải Kate.
Vải có nguồn gốc từ sợi TC - là sợi pha giữa Cotton và
Polyester.
Ưu điểm: Thấm hút ẩm tốt, mặt vải phẳng mịn, dễ dàng
giặt ủi.

3. Vải Kaki.
Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên
thường được dùng để may quần, đồ công sở, đồng phục bảo
hộ lao động...Kaki có hai loại chính: có thun (có độ co giãn)
và không thun.
Ưu điểm: ít nhăn, dễ giặt ủi, cầm màu tốt

Lần lượt nhúng từng mẫu vải nhỏ vào cốc dựng các dung dịch,
sẽ xuất hiện các hiện tượng sau:
Dung dịch clorua kẽm hoặc iốt: sẽ làm cho vải bông hoặc
vải vixco ngã sang màu xanh hoặc tím.
 Dung dịch kiềm (NAOH) khi đốt nóng: sẽ phá hủy xơ động
vật trong vài phút.
II.
Phương pháp hóa học
 Vải len, tơ tằm thuộc loại sợi protit tác dụng với CuSO 4 sẽ
cho màu tím (đây là phản ứng đặc biệt của liên kết pepti).
Nếu cho tác dụng với HNO3 thì cho màu vàng (do gốc
hydrocacbon thơm trong protit biến thành hợp chất nitro có
màu vàng).




I. Phương pháp nhiệt học.


Nguyên
liệu

Hiện tượng
cháy

Mùi cháy

Màu tro

1. Vải bông Cháy rất
nhanh

Giống mùi
giấy cháy

Ít tro, màu trắng.

2.Vải vixco Cháy rất
nhanh

Giống mùi
giấy cháy

Rất ít tro, hầu như
không có.


3.Tơ tằm

Mùi khét,
giống mùi
tóc cháy

Tro đen, tròn, bóp
dễ vỡ.

Cháy chậm


Nguyên
liệu

Hiện tượng
cháy

Mùi cháy

Màu tro

1. Len

Cháy yếu,tắt
ngay sau khi
đưa ra khỏi
ngọn lửa.

Mùi tóc cháy


Tro đen, trong,
dễ bóp vỡ.

Mùi thơm,
khói trắng
giống mùi
cần tây.

Tro vón cục,
cứng,màu nâu,
bóp dẻo.

2. Polyamid Cháy yếu,tắt
& Polyeste ngay sau khi
đưa ra khỏi
ngọn lửa.
3.Polyvinyl
ancol

Cháy rất chậm Khói trắng,
mùi chua.

Tro cục cứng,
màu đen.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×