Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐỊNH TÍNH 32 Thầy Đặng Khương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.26 KB, 9 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐỊNH TÍNH - THẦY ĐẶNG KHƯƠNG
(Đề số 32)
(Đề thi có 12 trang)
Câu 1. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức. Văn học dân gian chứa đựng một lượng
kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và lối sống xã hội
a. Nhận thức b. Chứa đựng
c. Kiến thức d. Lối sống
Câu 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5
Trong rừng ít có cây sinh sôi nẩy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây
con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng
mặt trời như thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao
xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có
những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn
trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết.
Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã
đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như
trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba
năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…
1. Nêu chủ đề của đoạn trích?
a. Vẻ đẹp của cây xà nu
b. Sức sống của cây xà nu
c. Nỗi đau của cây xà nu
d. Vai trò của cây xà nu
2. Đoạn trích trên được trình bày theo cách nào?
a. Quy nạp b. Diễn dịch
c. Tổng - phân – hợp d. Song hành
3. Biện pháp nghệ thuật nào nỗi bật trong đoạn trích
a. Nhân hóa – hoán dụ b. Nhân hóa – so sánh



c. Ẩn dụ - hoán dụ c. Hoán dụ - liệt kê
4. Từ “ưỡn” trong đoạn trích gần nghĩa với từ nào? 1D – 2BCBCA – 3C-4C-5C-6D-7D-8D-9D-10C-11A-1B13C-14B-15B-16D-17A-18B-19C-20B-21C-22DACDA-23BDAADDC
a. Nhấc b. Cong
c. Chìa d. Nâng
5. Đoạn trích thể hiện tài năng nghệ thuật gì của tác giả?
a. Khả năng miêu tả sinh động
b. Ngôn ngữ đẹp đẽ, tráng lệ
c. Kết cấu logic nhất quán
d. Kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn
Câu 3. Tìm một từ mà nghĩa của nó không cùng nghĩa với từ còn lại?
a. Nhân gian b. Thế gian
c. Dân gian c. Gian nan
Câu 4. Chọn một từ không cùng cấu tạo với các từ còn lại?
a. Điêu đứng b. Đứng đắn
c. Đi đứng d. Đắn đo
Câu 5: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Đoạn trích bài bút kí “Ai đã đặt trên cho dòng sông?” là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ mộng về
sông Hương. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những xúc cảm sâu lắng được tổng hợp
từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã,
hướng nội, tinh tế và tài hoa.
a. Đoạn trích b. Súc tích
c. Chất thơ mộng d. Tổng hợp
Câu 6. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Vợ nhặt là một tác phẩm văn học của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. In trong
tập Con chó xấu xí (truyện ngắn 1962). ………….. là truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư.
a. Tiền đề b. Cơ sở


c. Tiền nhân d. Tiền thân
Câu 7. Nhận định sau nói về nhà thơ/nhà văn nào? 1D – 2BCBCA – 3C-4C-5C-6D-7D-8D-9D-10C-11A-1B13C-14B-15B-16D-17A-18B-19C-20B-21C-22DACDA-23BDAADDC

Nét đặc sắc trong tác phẩm của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa
nghị luận sắc bén với tư duy đã chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa,
lịch sử, địa lí…
a. Nguyễn Khoa Điềm b. Chế Lan Viên
c. Nguyễn Tuân d. Hoàng Phủ Ngọc Tường
Câu 8. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp , ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
“Người lái đò Sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của
một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp kì lạ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của
thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
a.Áng văn b. Làm nên
c. Một con người d. Kì lạ
Câu 9: Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Nhen nhóm b. Chuẩn bị
c. Dự định d. Tiến hành
Câu 10. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
“Sông Đà” nói chung và “Người lái đò Sông Đà” nói riêng còn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc
đáo của Nguyễn Tuân: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và
liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay
động người đọc nhiều nhất.
a. Nói chung b. Nói riêng
c. Quan điểm d. Xác đáng
Câu 11: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Sự sáng tạo các yếu tố thuộc………………..tác phẩm cũng in đậm dấu ấn riêng của tác giả, từ việc lựa chọn
đề tài, xác định chủ đề, thể hiện hình ảnh, nhân vật cho đến xác lập tứ thơ, triển khai cốt truyện….
a. Nội dung b. Hình thức
c. Tư tưởng d. Nghệ thuật


Câu 12. Tìm một từ mà cấu tạo của nó không cùng nhóm với các từ còn lại?
a. Mĩ mãn b. Lãng đãng

c. Xênh xang d. Mênh mang
Câu 13. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Phong cách văn học là cái………………………trong sự …………………..của sáng tác. Cái độc đáo, vẻ riêng phải
xuất hiện thường xuyên, lặp đi, lặp lại, có tính chất bền vững, nhất quán.
a. Riêng – chung b. Cụ thể - khái quát
c. Thống nhất – đa dạng d. Độc đáo – khác biệt
Câu 14. Đoạn trích “Hạnh phúc một tang gia” được trích từ chương có nhan đề là gì?
a. Hạnh phúc một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào
b. Hạnh phúc một tang gia – Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu
c. Hạnh phúc một tang gia - Một đám ma gương mẫu
d. Hạnh phúc một tang gia – Sự lố lăng, giả dối
Câu 15: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật riêng. Trước hết, văn học gắn bó với đời sống, thời đại
nào văn học ấy, những biến động của lịch sử xã hội thường tạo nên những chuyển biến trong lịch sử phát
triển của văn học.
a. Quá trình b. Quy luật riêng
c. Thời đại d. Biến động
Câu 16: Dòng nào sau đây không đúng nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang
gia”?
a. Xây dựng tình huống
b. Xây dựng nên các bức chân dung
c. Chi tiết dắt vào sắc sảo
d. Dòng nội tâm nhân vật
Câu 17 : Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…


Chủ nghĩa lãng mạn hình thành ở các nước Tây Âu sau cách mạng Tư sản Pháp năm 1789, đề cao những
nguyên tắc chủ quan, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình
tượng nghệ thuật sao cho phù hợp với lí tưởng và ước mơ của nhà văn.
a. Chủ nghĩa lãng mạn b. Chủ nghĩa hiện thực

c. Chủ nghĩa cổ điển d. Chủ nghĩa nhân đạo
Câu 18: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau
Cách Mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 19 của Việt Nam.
a. Hiện thực lớn b. Nhà báo
c. Nhà văn d. Thế kỉ 19
Câu 18: Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại?
a. Hát b. Kêu
c. Nói d. Khóc
Câu 19: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Ở Việt Nam, các trào lưu văn học lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng những năm 30 của thế kỉ XX. Trong
giai đoạn 1930 – 1945, hai trào lưu công khai nổi bật nhất là trào lưu……………………………..và trào
lưu………………………….
a. Lãng mạn – hiện thực b. Hiện thực – nhân đạo
c. Lãng mạn – hiện thực phê phán c. Hiện thực phê phán – nhân đạo
Câu 20: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Rừng xà nu là một truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành (bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc). Được viết
năm 1965. Trong tác phẩm, với …………. cây xà nu và những anh hùng dân tộc ở làng Xô Man trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Trung Thành đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn,
đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn ………………….
a. Hình ảnh – trước 1945 b. Hình tượng – 1945 - 1975
c. Hình ảnh – sau 1975 d. Hình tượng – sau 1945
Câu 21: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Quá trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ. Quá
trình văn học mang tính lịch sử cho nên phong cách cũng in đậm dấu ấn……………………và …………………….


a. Thời gian – không gian b. Cá nhân - cộng đồng
c. Dân tộc – thời đại d. Cộng đồng – dân tộc
Câu 22: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5

Cách đây nhiều năm, thế giới đã biết tới methamphetamine (meth) là loại thuốc được điều chế để điều
trị cho các bệnh nhân có bệnh tâm thần, trầm cảm… Khi dùng, thuốc sẽ kích thích hệ thần kinh người
bệnh, khiến họ trở nên hoạt bát, tinh thần hưng phấn, mất cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ và làm trí nhớ
người được cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình đưa vào sử dụng, các bác sĩ, các nhà khoa học nhận
thấy, meth gây cho người sử dụng các tác dụng xấu và có hại. Người dùng meth nhiều, ảo giác sẽ luôn
thường trực, luôn ở trạng thái buồn ngủ, thần kinh rối loạn, tính cách trở nên hung hãn. Theo các nhà
nghiên cứu, meth trước đây được nhiều binh sĩ phương Tây sử dụng trước mỗi trận đánh, để kích thích
hưng phấn, mất cảm giác đói, không buồn ngủ và không sợ hãi khi làm nhiệm vụ.
Ngay khi sử dụng, meth sẽ tác động trực tiếp gây kích thích hệ thần kinh trung ương và có thể tạo ảo giác
trong một thời gian dài. Sự hưng phấn, sung mãn, tự tin của những người sử dụng loại ma túy này khiến
họ có thể làm những điều họ không dám như: chạy xe điên cuồng, tự rạch, cào, cắn vào chính cơ thể
mình, quan hệ tình dục tập thể, nhảy nhót, la hét… Do cũng chứa chất dùng trong thuốc giảm cân, do
vậy, meth kích thích người sử dụng hoạt động với tần suất cao nhưng lại không làm họ thèm ăn, buồn
ngủ sau đó 3-4 ngày liền, hoặc lâu hơn.
1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
a. Báo chí b. Chính luận
c. Nghệ thuật d. Khoa học
2. Theo đoạn trích chất methamphetamine được sản xuất ra với mục đích gì?
a. Dùng để điều trị cho các bệnh nhân có bệnh tâm thần, trầm cảm
b. Dùng cho các binh sĩ sử dụng trước mỗi trận đánh
c. Dùng cho những ai có mong muốn được hưng phấn, sung mãn, tự tin
d. Các đáp án đều sai
3. Đoạn văn trên trình bày theo cách thức nào?
a. Diễn dịch b. Quy nạp
c. Song hành d. Tổng – phân – hợp
4. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
a. Nguồn gốc của chất methamphetamine


b. Cấu tạo của chất methamphetamine

c. Tác dụng của chất methamphetamine
d. Sự nguy hiểm của chất methamphetamine
5. Theo anh/chị dụng ý của tác giả trong đoạn trích trên là gì?
a. Khuyên con người tuyệt đối không nên sử dụng chất methamphetamine
b Khuyên con người thận trọng khi sử dụng chất methamphetamine
c Khuyên con người sử dụng vừa phải chất methamphetamine
d. Khuyên con người chỉ sử dụng chất methamphetamine khi có chỉ định của bác sĩ.
Câu 23: Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 7
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi !
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời !
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ


Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Câu 1: Bài thơ Tây Tiến lúc đầu có tên gọi là gì?
a. Tây Tiến ơi! C. Nhớ về Tây Tiến
b. Nhớ Tây Tiến d. Nhớ ơi Tây Tiến
Câu 2: Hình ảnh người lính Tây Tiến nổi bật với vẻ đẹp nào?
a. Vẻ đẹp hào hoa b. Vẻ đẹp bi tráng
c. Vẻ đep kiên cường d. Cả A,B,C
Câu 3: “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ như thế nào?


a. Lững lơ, dai dẳng, ám ảnh khôn nguôi
b. Trơ trọi, lẻ loi không còn nơi bám víu
c. Bàng hoàng ngơ ngác, lạc long
d. Thẫn thờ, trĩu nặng triền miên
Câu 4: Cụm từ “anh về đất” trong bài “Tây Tiến” đã được tác giả sử dung nghệ thuật gì?
a. Cách nói giảm
b. Cách nói cụ thể hóa

c. Cách nói ước lệ
d. Cả A,B,C
Câu 5: Từ “độc mộc” được hiểu là:
a. Thuyền nơi sông thác ở miền núi chỉ có một tay chèo
b. Thuyền nơi núi rừng được tạo từ một loại gỗ
c. Thuyền có tầm vóc nhỏ, làm một thân cây đi đường thác suối
d. Thuyền dài và hẹp làm băng thân một cây gỗ to, khoét thành khoang thuyền.
Câu 6: Từ “mùa xuân” trong câu thơ “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy” có nghĩa gì?
a. Chỉ thời điểm thành lập đoàn binh Tây Tiến
b. Mùa xuân của đất nước quê hương
c. Mùa xuân tuổi thanh niên của đời các chiến sĩ
d. Cả A, B và C
Câu 7: Hình ảnh nào dưới đây thể hiện rõ nét nhất nét hào hoa lãng mạn của những chàng trai trẻ Hà
thành trong đoàn binh Tây Tiến?
a. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
b. Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
c. Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
d. Có nhớ dáng người trên độc mộc



×