Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

HỆ THẦN KINH THỰC vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA Y
_oOo_

GIẢI PHẨU SINH LÝ
HỆ THẦN KINH
( THẦN KINH THỰC VẬT )
Giảng viên
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Trần Thanh Thuỷ
: Nguyễn Lương Bảo Trung
Bùi Minh Nhật
Bùi Minh Hoàng
Võ Nguyễn Quốc Thắng
Cao Thanh Vương
Nguyễn Duy Long

TP. Hồ Chí Minh, 2016


2

HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
Hệ thần kinh thực vật (còn gọi là hệ thần kinh tự động) chuyên điều khiển
các hoạt động ngoài ý muốn, có vai trò điều hòa chức phận của nhiều cơ
quan, hệ thống để cho giới hạn sống của cơ thể giữ được sự ổn định trong
môi trường sống luôn luôn thay đổi.
Hệ thống thần kinh thực vật hình thành từ những trung tâm trong não và tuỷ
sống, xuất phát những sợi thần kinh tới các tạng, mạch máu và cơ nhẵn.
Trước khi tới cơ quan thu nhận, các sợi này đều dừng ở một xinap tại hạch,


vì vậy có sợi trước hạch (hay tiền hạch) và sợi sau hạch (hay hậu hạch).
Khác với những bộ phận do hệ thần kinh trung ương điều khiển, các cơ quan
do hệ thần kinh thực vật chi phối vẫn có thể hoạt động tự động khi cắt đứt
những sợi thần kinh đến chúng.
Hệ thống thần kinh thực vật được chia thành 2 hệ giao cảm và phó giao cảm
khác nhau về cả giải phẫu và chức phận sinh lý.


3


4

I. SỰ KHÁC NHAU GIỮA THẦN KINH THỰC VẬT VÀ THẦN
KINH ĐỘNG VẬT
1.1. Về sinh lý:
- Thần kinh động vật chi phối đời sống ngoại tiếp, vận động cho các cơ vân
(cơ xương) trừ cơ tim.
- Thần kinh thực vật chi phối đời sống nội tạng dinh dưỡng, vận động cho
các cơ trơn và các tuyến (kể cả cơ tim).
- Thần kinh thực vật hoạt động không tùy ý, không hoàn toàn tự chủ mà vẫn
bị kiểm soát bởi vỏ não.
- Giao cảm và phó giao cảm thoạt nhìn như mâu thuẫn nhưng có thế mới tạo
được sự cân bằng trong quá trình chuyển hoá của các cơ quan.
1.2. Về giải phẫu:
Các dây thần kinh động vật xuất phát ở cả thân não và tủy.
Các dây thần kinh thực vật chỉ xuất phát ở vài nơi (não và tủy).
Các sợi thần kinh động vật có bao mỡ Myelin bao bọc (dầy 12 - 14 cm) màu
trắng, các dây thực vật không có, hoặc có rất mỏng (5 - 6 cm).
Thần kinh thực vật không chạy thẳng tới cơ quan mà phải qua một hay nhiều

hạch, hoặc mượn đường các dây thần kinh động vật tới cơ quan chi phối.
Thần kinh động vật tới thẳng cơ quan chi phối.
II. CẤU TRÚC CỦA HỆ THẦN KINH THỰC VẬT
Hệ thần kình thực vật có 3 phần.
2.1. Trung khu thực vật:
Nằm ở một số nơi của thần kinh trung ương.
- Ở tủy trung khu giao cảm có từ CIII - LIII.
- Ở thân não và đoạn cùng của tủy: trung khu phó giao cảm từ thân não
mượn đường của dây thần kinh sọ III, VII, IX, và X. Các sợi phó giao cảm
từ tủy mượn đường các dây sống cùng tới các hạch.
- Ở đại não: các nhân dưới vỏ và cả ở vỏ não có các sợi liên lạc với
các trung khu ở dưới (từ vùng Hypothalamus).
2.2. Hạch thực vật:
- Hạch cạnh sống.
- Hạch trước sống, trước tạng và hạch gần tạng hay nội thành.
2.3. Sợi thực vật và các đám rối:
- Các sợi giao cảm dừng ở hạch cạnh sống hay hạch trước tạng.
- Các sợi phó giao cảm tới các hạch gần tạng hay nội thành.


5

Do đó:
- Sợi sau hạch giao cảm dài hơn sợi trước hạch.
- Sợi trước hạch phó giao cảm dài hơn sợi sau hạch.
III. HỆ GIAO CẢM
3.1. Trung khu giao cảm:
Có ở chất xám sừng bên của tủy từ CIII - LIII rồi từ đó các sợi mượn đường
các rễ trước thần kinh sống để tới các hạch cạnh sống.



6


7

3.2. Hạch giao cảm cạnh sống:
3.2.1. Có hai chuỗi hạch: Mỗi chuỗi có 22 - 23 hạch và chia làm 4 tầng:
- Tầng cổ trung thất trước: Có 3 hạch cổ (trên, giữa, dưới) hạch cổ dưới hợp
với hạch cổ ngực I tạo thành hạch sao.
- Tầng ngực trung thất sau có 5 hạch ngực trên.
- Tầng ngực bụng có 6 hạch ngực cuối.
- Tầng thắt lưng chậu hông gồm 4 - 5 hạch thắt lưng 4 hạch cùng và 1 hạch
cụt.
3.2.2. Thừng trung gian: Có hai thừng phải và trái nối hai chuỗi hạch
tạo thành một quai, ở đầu quai có hạch cụt.
3.2.3. Hạch cạnh sống: Mỗi hạch cạnh sống tách ra 4 nhánh:
- Nhánh trước tạo thành bao mạch giao cảm cuốn quanh động mạch.
- Nhánh sau chạy vào cột sống và các cơ (nhánh xương cơ).
- Nhánh trong chạy vào các tạng (dây tạng) hoặc cùng sợi phó giao cảm tạo
thành đám rối, chi phối các cơ quan.
- Nhánh ngoài (nhánh thông) nối thần kinh sọ và thần kinh sống với hệ giao
cảm gồm hai loại:
+ Nhánh thông trắng (có Myelin) gắn liền hạch cạnh sống với rễ trước
hàn kinh sống.
+ Nhánh thông xám (không có Myelin) từ hạch cạnh sống, mượn đường
thần kinh sống tới nơi chi phối (là sợi vận mạch hay tiết dịch).


8



9

3.3. Các dây và đám rối giao cảm:
3.3.1. Hạch và đám rối trước sống: Sợi sau hạch ở 3 hạch cổ gồm có:
- Dây cảnh theo hai động mạch cảnh trong, cảnh ngoài và 3 dây tim giao
cảm và các dây tim phó giao cảm (từ thần kinh X) tới đám rối tim, phổi.
- Sợi sau hạch từ 5 hạch ngực trên chạy thẳng vào thực quản.
- Các sợi tách ở các hạch ngực dưới là những nhánh trước gồm có dây tạng
lớn, bé cùng với dây X tới đám rối dương (trong đó có 2 hạch bán nguyệt sợi
giao cảm dừng ở hai hạch này).
3.3.2. Hạch và đám rối gần tạng (hay nội thành):
-Từ các đám rối và hạch trước tạng, chạy vào các tạng.


10


11

IV. HỆ PHÓ GIAO CẢM
4.1. Trung khu:

- Ở thân não trung khu phó giao cảm có ở trong các nhân thực vật
của các dây III, VII, IX, X.
- Ở tuỷ có trên đoạn tủy cùng S3 - S5
4.2. Hạch phó giao cảm:
Hạch phó giao cảm chỉ có ở ngoại vi, trước tạng hoặc trong thành của tạng.
4.3. Các sợi phó giao cảm:

Từ trung khu phó giao cảm đi theo các dây thần kinh sọ hoặc dây thần kinh
sống tới các hạch.
4.3.1. Ở đầu mặt:
- Từ nhánh đồng tử theo dây III đến hạch mắt.
- Từ nhánh lệ theo dây VII đến hạch bướm khẩu cái.
- Từ nhánh nước bọt trên theo dây VII’ đến hạch dưới lưỡi, dưới hàm.
- Từ nhánh nước bọt dưới theo dây IX đến hạch tai.
4.3.2. Ở cổ, ngực và bụng:
- Từ nhân tâm phế vị tràng theo dây X tới các hạch ở hầu, tim và các hạch
nội tạng.
- Từ trung ương phó giao cảm tủy cùng tới các hạch chậu hông.


12


13

V. CÁC ĐÁM RỐI THỰC VẬT
5.1. Đặc điểm:
Mỗi đám rối có hạch thực vật ngoại biên và các sợi thực vật (giao cảm và
phó giao cảm) từ các trung khu đi tới và từ đó chi phối cho các tạng.
Do đó không có đám rối giao cảm hoặc phó giao cảm thuần túy (kể cả cái
gọi là các đám rối giao cảm ở phần trên).
Hạch nào có sợi giao cảm dừng lại thì không có sợi phó giao cảm và ngược
lại (hạch cạnh sống là của giao cảm còn hạch ngoại biên là phó giao cảm).
5.2. Các đám rối thực vật:
5.2.1. Ở đầu mặt: Không có đám rối rõ rệt, mà chỉ thấy có các hạch phó
giao cảm:
- Hạch mắt ở trong hốc mắt (ngoài dây thần kinh II).

- Hạch bướm khẩu cái ở hố chân bướm hàm.
- Hạch tai ở dưới lỗ bầu dục.
- Hạch dưới hàm, dưới lưỡi.
Các sợi phó giao cảm từ trung khu theo các dây thần kinh sọ đi tới còn các
sợi giao cảm thì từ các hạch cổ trung thất trước.
5.2.2. Vùng cổ: Có đám rối hầu:
- Hạch ở đám rối hầu (phó giao cảm).
- Sợi đến: các dây X và dây IX (phó giao cảm).
- Sợi giao cảm từ hạch cổ.
5.2.3. Ở ngực: Có 2 đám rối:
- Đám rối phổi: các nhánh của dây X và từ hạch giao cảm cổ.
- Đám rối tim: gồm các sợi tim (dây XI và các sợi tim của các hạch giao cảm
co tỏi hạch Wrisberg dưới quai động mạch chủ.
5.2.4. Ở bụng có:
• Đám rối dương: Đám rối này có tầm quan trọng đặc biệt thông qua các
đám rối trung gian khác để chi phối hầu hết các tạng trong bụng gồm có:
- Ba đôi hạch ngoại biên.
- Hai hạch bán nguyệt (ở hai bên gốc động mạch thân tạng).
- Hai hạch mạc treo tràng trên.
- Hai hạch thận nằm trước gốc các động mạch này.
- Sợi đến phó giao cảm là hai nhánh tận của dây X phải.
- Sợi đến giao cảm là hai dây tạng lớn cùng với hai nhánh tận dây X phải và
hạch bán nguyệt, tạo nên quai thần kinh đáng nhớ Wrisberg.
Từ đám rối này, có các sợi ngoại vi tạo thành đám rối theo các động mạch
(động mạch hoành, thân tạng, mạch mạc treo tràng trên...) tới các tạng. Một
chấn thương vào vùng thượng vị là rất nguy hiểm.
• Đám rối hạ vị: gồm có


14


- Hai hạch hạ vị ở hai bên khu mạch chậu hông bé.
- Sợi phó giao cảm từ đoạn tuỷ cùng.
- Đoạn giao cảm từ hạch chậu hông.
Chi phối cho các tạng trong chậu hông (bàng quang, sinh dục, trực tràng).
VI. SO SÁNH HAI HỆ GIAO CẢM VÀ PHÓ GIAO CẢM
6.1. Về nguyên ủy:
- Trung khu giao cảm chỉ có ở tủy (CIII - LIII).
- Trung khu phó giao cảm có cả ở thân não và tủy sống.
6.2. Phân phối:
6.2.1. Các hạch:
Sợi giao cảm dừng ở hạch cạnh sống (gần trung khu). Sợi phó giao cảm
dừng ở hạch ngoại biên (gần tạng hay trong thành của tạng) do đó sợi trước
hạch giao cảm bao giờ cũng ngắn hơn sợi trước hạch phó giao cảm.
6.2.2. Khu vực:
- Thần kinh giao cảm phân bố rộng.
- Phó giao cảm phân bố hẹp hơn.
6.2.3. Về tác dụng:
- Phó giao cảm dẫn truyền nhanh hơn, nhưng sau khi ngừng kích thích thì
giao cảm duy trì hưng phấn lâu hơn.
- Giao cảm và phó giao cảm có tác dụng đối lập:
+ Kích thích giao cảm gây dãn đồng tử, giãn phế quản.
+ Kích thích phó giao cảm thì ngược lại.
Nhưng thực tế, hai hệ này hoạt động thống nhất, cơ thể mới hoạt động thăng
bằng.
VII. BỆNH LÝ
- Rối loạn hệ thần kinh thực vật

HẾT




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×