Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Vai trò của công nghệ thông tin đối với thư ký y khoa trong môi trường bệnh viện quận thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 51 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ THEO NHU CẦU XÃ HỘI

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
LỚP THƯ KÝ Y KHOA

VAI TRÒ CỦA THƯ KÝ Y KHOA ĐỐI VỚI
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
Họ và tên học viên:

VÕ THỊ MAI TRÂM
HỒ NGUYỄN MINH HÀ

Địa điểm thực tập: Bệnh viện Quận Thủ Đức

TPHCM, tháng 8 năm 2015


ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ THEO NHU CẦU XÃ HỘI

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
LỚP THƯ KÝ Y KHOA
ĐỀ TÀI
VAI TRÒ CỦA THƯ KÝ Y KHOA ĐỐI VỚI
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC


Họ và tên học viên: VÕ THỊ MAI TRÂM
HỒ NGUYỄN MINH HÀ
Địa điểm thực tập: Bệnh viện Quận Thủ Đức

TPHCM, tháng 8 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Bệnh viện Quận Thủ
Đức, Phòng Chỉ đạo tuyến, Phòng IT, Phòng Điều dưỡng, khoa Hồi sức tim mạch
và khoa Tiết niệu nam khoa đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tốt
thời gian thực tế tại Bệnh viện.
Hoàn thành luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn đến CN Phan Văn
Bảo An – Trưởng phòng Công nghệ thông tin đã trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình
giúp chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại Bệnh viện Quận Thủ Đức được sự giúp đỡ tận
tình của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp, chúng tôi đã học hỏi được
nhiều kiến thức và tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu làm hành trang cho chúng
tôi bước vào môi trường y tế sau này.
Mặc dù tích cực học tập và nghiên cứu nhưng kiến thức còn nhiều hạn chế và do
thời gian thực tế có hạn, nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi
rất mong nhận được sư góp ý của các thầy cô giáo và những ai quan tâm đến đề tài
này, để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện tiểu luận


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ...............................................................................5
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................7
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ..................4
1.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ................................................................................4

2.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................................................................6

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................7
1.

2.

3.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CNTT ......................7
1.1.

Công nghệ thông tin là gì?................................................................................... 7

1.2.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế tại nước ta .................... 7

GIỚI THIỆU VỀ CNTT CỦA BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC ...................9
2.1.


Lịch sử hình thành phòng CNTT ......................................................................... 9

2.2.

Cơ cấu nhân sự .................................................................................................... 9

2.3.

Chức năng nhiệm vụ .......................................................................................... 10

2.4.

Ứng dụng CNTT trong quản lý tại Bệnh viện Quận Thủ Đức .......................... 12

2.4.1.

Đăng ký khám chữa bệnh ........................................................................... 12

2.4.2.

Công tác khám chữa bệnh .......................................................................... 14

2.4.3.

Quản lý hồ sơ bệnh án – Hồ sơ bệnh án điện tử ........................................ 22

2.4.4.

Quản lý Dược – vật tư y tế - tài sản ........................................................... 26


2.4.5.

Quản lý tài chính ........................................................................................ 30

2.4.6.

Những tiện ích khác của phần mềm quản lý bệnh viện ............................. 31

2.4.7.

Phân hệ báo cáo – thống kê – khai thác dữ liệu (data mining) .................. 33

2.4.8.

Quản lý nhân sự ......................................................................................... 34

2.4.9.

Quản lý BHYT ........................................................................................... 35

VAI TRÒ CỦA TKYK ĐỐI VỚI CNTT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TẠI BV QUẬN THỦ ĐỨC .................................................................................36
1


3.1. Nghề nghiệp thư ký y khoa .................................................................................. 36
3.2. Kỹ năng của người thư ký y khoa ......................................................................... 37
3.3. Vai trò của TKYK đối với CNTT tại BV Quận Thủ Đức .................................... 37


CHƯƠNG 3 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ..........................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................43

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

BS

Bác sĩ

BV

Bệnh viện

CLS

Cận lâm sàng

CNTT

Công nghệ thông tin

ĐH


Đại học

HSBA

Hồ sơ bệnh án

ICD 10

International Classification of Diseases 10th Revision

IT

Information Technology

KCB

Khám chữa bệnh

NB

Người bệnh

PGS.TS

Phó giáo sư tiến sĩ

QĐ - UBND Quyết định - Ủy ban nhân dân
TC-HCQT


Tổ chức Hành chánh quản trị

TKYK

Thư ký y khoa

3


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỉ lệ sai sót trong thanh toán HSBA của các khoa phòng trong BV ...39

4


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1: Lễ khánh thành công trình nâng cấp và mở rộng BV Quận Thủ Đức .......5
Hình 2: Phòng IT Bệnh viện Quận Thủ Đức...........................................................9
Hình 3: Video Giới thiệu về BV Quận Thủ Đức được đăng tải trên Youtube......10
Hình 4: Website của Bệnh viện Quận Thủ Đức ....................................................11
Hình 5: Bảng LED điện tử và màn hình được gắn nhiều nơi ở BV ......................11
Hình 6: Màn hình quản lý tổng thể bệnh viện Hsoft .............................................12
Hình 7: Đăng ký khám bệnh tại quầy khám bệnh .................................................12
Hình 8: Các phòng khám bệnh có trong hệ thống xếp số tự động ........................13
Hình 9: Màn hình hiển thị NB chờ khám ..............................................................13
Hình 10: Chỉ định dịch vụ kèm theo đơn giá ........................................................14
Hình 11: Kê đơn thuốc cho người bệnh ................................................................15
Hình 12: Cảnh báo trùng hoạt chất ........................................................................15
Hình 13: Cảnh báo tương tác hoạt chất trong cùng một toa thuốc ........................16
Hình 14: Đánh giá sử dụng thuốc ..........................................................................16

Hình 15: Các chỉ định của người bệnh được nhập vào hệ thống mạng ................17
Hình 16: Cho phép bỏ qua kiểm tra phác đồ điều trị ............................................17
Hình 17: Giao diện thống kê chỉ định và đơn thuốc ngoài phác đồ ......................18
Hình 18: Những chức năng của phần mềm quản lý ngoại trú ...............................18
Hình 19: Tra cứu phát đồ điều trị ngoại trú ...........................................................19
Hình 20: Tính năng về hoạt động dinh dưỡng của các khoa nội trú .....................19
Hình 21: Bác sĩ thực hiện một trường hợp siêu âm...............................................20
Hình 22: Cảnh báo chỉ định HbA1C đã cho..........................................................20
Hình 23: Những cận lâm sàng có trong phác đồ điều trị .......................................21
Hình 24: Phiếu kết quả xét nghiệm .......................................................................22
Hình 25: Hình ảnh mô phỏng tờ bệnh án xuất viện ..............................................23
5


Hình 26: Tính năng lưu trữ HSBA ........................................................................23
Hình 27: Giao diện nhập thông tin trong bệnh án điện tử .....................................24
Hình 28: Bệnh án điện tử ......................................................................................25
Hình 29: Chức năng quản lý dược nội trú tại khoa ...............................................26
Hình 30: Phiếu thuốc của NB hiển thị trên phần mềm duyệt thuốc ......................27
Hình 31: Các tính năng trong mục xuất kho của phần mềm quản lý Dược ..........27
Hình 32: Tính năng báo cáo trên phần mềm khoa dược .......................................28
Hình 33: Mục tiện ích trên phần mềm khoa dược .................................................28
Hình 34: Các tính năng về quản lý tài sản .............................................................29
Hình 35: Bảng liệt kê cụ thể viện phí của NB .......................................................30
Hình 36: Những tính năng của mục tiện ích .........................................................31
Hình 37: Tiện ích chỉnh sửa thông tin trên thẻ BHYT ..........................................31
Hình 38: Tổng hợp thông tin người bệnh đã khám và cho thuốc..........................32
Hình 39: Nhập chẩn đoán có trong danh mục ICD 10 ..........................................32
Hình 40: Các tính năng trong mục báo cáo ...........................................................33
Hình 41: Giao diện quản lý nhân sự của bệnh viện ..............................................34

Hình 42: Chọn khoa, ngày và ca làm việc để chấm công .....................................34
Hình 43: Chấm công được thể hiện trong mạng nội bộ ........................................35
Hình 44: Các chức năng của công tác chỉ đạo tuyến ............................................35
Hình 45: Các tính năng báo cáo BHYT ................................................................36
Hình 46: Điều dưỡng làm công tác hành chánh ở khoa ........................................38
Hình 47: Tình trạng quá tải ở BV ..........................................................................39

6


ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần chứng tỏ tầm ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt
của đời sống xã hội. Đối với hoạt động của ngành y tế, có thể thấy rằng, CNTT
ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ công cụ cho quá trình cải cách hành
chính trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan quản lý mà còn cánh tay đắc
lực cho việc triển khai và ứng dụng thành công các kỹ thuật cao trong công tác
khám chữa bệnh (KCB) như chụp cắt lớp, mổ nội soi… rồi trong công tác giảng
dạy, đào tạo, giám sát dịch bệnh, nghiên cứu phát triển thuốc…
Việc ứng dụng CNTT trong các thiết bị và máy móc y tế với các phần mềm chuyên
dụng đã tạo ra bước phát triển đột phá trong việc ghi hình ảnh có chất lượng cao các
cơ quan bị bệnh của cơ thể con người, giúp cho các chuyên gia y tế chẩn đoán bệnh
khách quan hơn, nhanh chóng hơn và chính xác hơn nhiều. Ngoài ra, CNTT còn
làm giảm thiểu thời gian của nhân viên y tế trong thực hiện các giấy tờ hành chánh
cũng nhưng sai sót do chữ viết tay xấu, không rõ ràng từ đó NVYT sẽ có nhiều thời
gian tập trung vào người bệnh. Bên cạnh đó, việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được tiện
lợi và hệ thống quản lý giữa các khoa và phòng ban trong bệnh viện kịp thời, hữu
hiệu và có hệ thống. Hơn nữa, nhờ vào CNTT bệnh viện có cơ hội giới thiệu những
công nghệ mới đến NB giúp nâng cao sức khỏe của NB cũng như uy tín của BV.
Việc ứng dụng và phát triển CNTT Y tế đang là một đòi hỏi bức xúc của Ngành Y
tế Việt Nam, nhằm xây dựng nền y tế Việt Nam hiện đại, có công nghệ và kỹ thuật

y học cao, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Bắt kịp xu hướng đó Bệnh viện Quận Thủ Đức đã chú trọng đẩy mạnh phát triển
CNTT và tạo ra nhiều sự đổi mới trong KCB như: giảm thời gian của nhân viên y tế
về khâu hành chánh, giấy tờ và tăng thời lượng cho công tác chuyên môn cũng như
rút ngắn thời gian chờ đợi của người đến KCB, tạo ra sự thuận tiện không nhập
nhằn trong các khâu KCB, hỗ trợ trong công tác chẩn đoán và điều trị và quản lý tài
sản, vật tư trang thiết bị, đưa thông tin y học và khẳng định thương hiệu của Bệnh

7


viện. Nhưng hiện nay BV chưa sử dụng thư ký y khoa (TKYK) trong công tác của
mình, điều đó gây ra việc áp dụng CNTT của BV chưa thật sự đạt kết quả tối ưu.

8


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngày 28/6/2007 Bệnh viện Quận Thủ Đức được thành lập trên cơ sở tách ra từ
Trung tâm Y tế Quận Thủ Đức, thành 2 đơn vị Trung tâm y tế dự phòng Quận và
bệnh viện Quận theo quyết định số 32/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2007
của UBND Thành phố về việc thành lập bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc UBND
quận Thủ Đức.
Ban đầu, Bệnh viện với quy mô 50 giường và chưa được xếp hạng, bộ máy có
3 phòng chức năng và 4 khoa.Tổng nhân sự lúc đầu chỉ vỏn vẹn 99 người trong đó 17
bác sỹ, 82 nhân viên.Trang thiết bị chỉ có một máy Xquang, siêu âm xách tay, máy
xét nghiệm đơn giản… Mỗi ngày cấp cứu khoảng 20 lượt, khám khoảng 200 lượt,
thực hiện giường bệnh nội trú 10 giường/ngày.

Năm 2008, Bệnh viện đã thành lập thêm 2 phòng, 14 khoa với tổng số giường
kế hoạch được giao là 150 giường.
Đầu năm 2009, Bệnh viện được Sở Y tế giao 300 giường bệnh nội trú. Được sự tin
tưởng của người dân địa phương, số lượng khám chữa bệnh ngày một tăng cao.
Cuối năm 2009 Bệnh viện bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
khám chữa bệnh bằng phần mềm HSOFT quản lý tổng thể bệnh viện.
Chỉ sau 2 năm thành lập, Bệnh viện Quận Thủ Đức được Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng II theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế theo quyết định số
2855/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2009 của UBND Thành phố về xếp hạng bệnh
viện quận Thủ Đức trực thuộc UBND quận Thủ Đức.
Năm 2010, số giường bệnh được Sở Y tế giao là 500 giường, Bệnh viện đã đẩy
mạnh triển khai thực hiện một số kỹ thuật cao về lâm sàng và cận lâm sàng: phẫu
thuật cột sống cổ, u não, thay khớp háng, chụp nhũ ảnh, MRI…
Năm 2013, Bệnh viện triển khai dịch vụ cấp cứu tại nhà: cấp cứu có hiệu quả
ngay tại nhà người bệnh trong điều kiện tối ưu, giải quyết vấn đề chuyển viện an toàn,

4


hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ tử vong và di chứng cho bệnh nhân. Bệnh viện Áp
dụng triển khai Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, đạt giấy chứng nhận Hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 vào tháng 5/2013; ứng dụng công cụ quản
lý chất lượng (Lean Hospital) tại các khoa.
Năm 2014, được sự quan tâm đầu tư của Quận ủy và UBND Quận, đầu tư mở
rộng bệnh viện. Công trình được xây mới trong khuôn viên bệnh viện trên diện tích
734,5m2 gồm khối điều trị nội trú (1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 6 tầng lầu có tổng diện
tích 5.813,8m2), và các hạng mục phụ trợ phục vụ công trình gồm: trạm xử lý nước
thải có công suất 300m3/ngày đêm, hồ nước ngầm sinh hoạt và chữa cháy dung tích
120m3, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, trạm biến áp 400KVA,
bồn chứa nước, sân bãi, cây xanh…


Hình 1: Lễ khánh thành công trình nâng cấp và mở rộng BV Quận Thủ Đức
Sau hơn 7 năm thành lập, Bệnh viện Quận Thủ Đức được Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng I theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế theo quyết định số
5563/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2014 của UBND Thành phố về xếp hạng
bệnh viện quận Thủ Đức trực thuộc UBND quận Thủ Đức.
Hiện nay, bộ máy bệnh viện gồm có 09 phòng ban chức năng, 32 khoa với
tổng số nhân viên là 1.098 người. Trong đó, Giáo sư, Phó Giáo sư: 6, tiến sĩ: 2, thạc
5


sĩ: 22, Chuyên khoa cấp II: 7, Chuyên khoa cấp I: 66, bác sĩ: 256. Số lượt bệnh nhân
đến khám và điều trị mỗi ngày mỗi tăng; mỗi ngày tiếp nhận từ 2.900 – 3600 bệnh,
cấp cứu từ 120 – 150 lượt, điều trị nội trú 700 giường. [5]
2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Bệnh viện xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
bằng nhiều giải pháp, chăm sóc liên tục và toàn diện cho người bệnh, lấy người bệnh
làm trung tâm; xây dựng các quy trình chuẩn, phác đồ chuẩn; duy trì đường dây nóng,
phản hồi ý kiến cho người bệnh và người nhà người bệnh, bảo vệ quyền lợi của người
bệnh; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp đối với bệnh viện,
tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
bệnh viện, tăng cường rèn luyện y đức, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ viên
chức; phát triển y dược học cổ truyền; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức.
Và Bệnh viện có kế hoạch xây dựng thêm khu 16 tầng để phục vụ cho nhu cầu khám
chữa bệnh, dự kiến sẽ khởi công vào tháng 09/2015. [5]

6


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
1.1. Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ Thông tin (CNTT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần
mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị
quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ
thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con người và xã hội".
Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất
bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt và Whisler
đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công
nghệ thông tin (Information Technology - IT)."[3]
1.2. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế tại nước ta
Tại hội nghị quốc gia ứng dụng công nghệ thông tin ngành y tế lần thứ VI, với
chủ đề “Các giải pháp ứng dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế,
giảm tải bệnh viện, PGS.TS.Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã phát biểu
khai mạc và nêu rõ sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Y tế trong lĩnh vực công nghệ
thông tin ngành y tế. Trong hai năm 2012- 2013, ngành Y tế sẽ đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin nhằm giảm thời gian chờ đợi của khám chữa bệnh của người dân,
đồng thời mạng hóa báo cáo trong lĩnh vực thống kê và y tế dự phòng , ứng dụng về
hành chính công.
Cũng tại hội nghị, PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, trong thời gian tới,
Bộ Y tế sẽ tập trung triển khai một số dự án ưu tiên nhằm tăng cường ứng dụng

7



CNTT phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, xây dựng
cơ sở dữ liệu quốc gia, xây dựng bệnh án điện tử và dự án quản lý bệnh nhân sử dụng
công nghệ Smartcard với mã bệnh nhân thống nhất trong toàn hệ thống.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng ứng dụng CNTT trong ngành y tế
còn manh mún, dàn trải, thiếu các dự án tổng thể và chất lượng các dự án không cao;
Nhân lực chuyên môn về CNTT tại các cơ sở y tế và các đơn vị y tế thiếu, mất cân
đối, tự phát, không thống nhất và đây được coi là điểm yếu rất cơ bản, những “nút
thắt” cần sớm khắc phục… [1]
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, thời gian chờ khám khi chưa ứng dụng CNTT trung bình
là 30 phút, đến nay đã giảm hơn nửa; thời gian chờ mua thuốc trước là 45 phút nay
còn khoảng 10 phút; thời gian làm thủ tục xuất viện trước từ 2- 4 giờ, nay chỉ còn…
15 phút. Việc kê đơn thuốc trước đây nhiều người kêu ca về chữ bác sĩ xấu, khó đọc
nay nhờ áp dụng mô hình quản lý bằng CNTT mà đơn thuốc được in trên giấy vi tính
dễ đọc, lãnh đạo BV lại dễ dàng quản lý việc kê đơn thuốc nhằm giảm tình trạng các
đơn thuốc chưa hợp lý đến tay người bệnh.
Với BV Gang thép Thái Nguyên, việc làm chủ CNTT và ứng dụng thành công CNTT
trong quản lý BV đã đem lại những hiệu quả rất thiết thực. Theo đó, 100% bệnh nhân
đã được quản lý trên mạng của BV với mã số riêng giúp cho việc tra cứu các kết quả
xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh từ những lần khám trước rất nhanh chóng trong thời
gian khoảng 1 phút thay cho việc phải chờ đợi các thủ tục hành chính để rút các hồ sơ
bệnh án như trước (kéo dài gần 1 ngày); Các khoa dự trù và cấp phát thuốc qua mạng
do đó người bệnh được công khai thuốc hàng ngày qua các phiếu in trên mạng có đầy
đủ thông tin về tên thuốc, làm lượng, số lượng, nước sản xuất… đến giá tiền. Không
những thế, đối với hoạt động của BV, việc ứng dụng CNTT đã giúp phòng chức năng
kiểm tra được các thất thu về tài chính, làm giảm tỷ lệ thất thu trong toàn bệnh viện từ
trung bình >10 triệu đồng/tháng xuống còn < 1 triệu đồng/ tháng… CNTT còn làm
giảm 2/3 thời gian giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện cho cho các thầy thuốc
có thêm thời gian chăm sóc và tiếp xúc bệnh nhân. [2]


8


Do những lợi ích thiết thực mà CNTT mang lại, vì vậy việc phát triển CNTT trong
bệnh viện là một yêu cầu rất cấp bách hiện nay.
2. GIỚI THIỆU VỀ CNTT CỦA BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
2.1.

Lịch sử hình thành phòng CNTT

Cuối năm 2007 được sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc, Bệnh Viện Quận Thủ Đức đã
triển khai hệ thống mạng máy tính, sử dụng phần mềm để quản lý tổng thể bệnh viện.
Lúc bấy giờ, chỉ có 2 nhân viên IT trực thuộc phòng TC - HCQT. Năm 2009, tổ Tin
Học chính thức được thành lập, sau khi tách từ phòng TC - HCQT của bệnh viện với
số nhân sự khá khiêm tốn gồm 4 nhân viên.
Với những nổ lực phấn đấu không ngừng cùng với sự phát triển của bệnh viện, đến
tháng 8 năm 2012 Phòng Công Nghệ Thông Tin được thành lập, tháng 3 năm 2014
tổng số nhân sự đã tăng lên thành 9 nhân viên.

Hình 2: Phòng IT Bệnh viện Quận Thủ Đức
2.2.

Cơ cấu nhân sự

Trưởng phòng: Phan Văn Bảo An

9


Phòng Công Nghệ Thông Tin đã thành lập 2 tổ: Tổ phần mềm, mạng : 4 đại học và

Tổ Website, truyền thông: 4 đại học.
2.3.

Chức năng nhiệm vụ

Tổ phần mềm, mạng:
Phần mềm: có nhiệm vụ phụ trách phát triển phần mềm ứng dụng: Quản trị cơ sở dữ
liệu, phân tích thiết kế hệ thống, lập trình xây dựng phần mềm.
Tổ Website, truyền thông:
Có nhiệm vụ lập trình, xây dựng và quản lý Website bệnh viện, phát triển các dịch vụ
mạng, thu thập thông tin, biên tập (nội dung, hình ảnh, clip), thông tin bài viết, hỗ trợ
triển khai dịch vụ mạng, thông tin quảng cáo trên Website, quản trị mail server, thiết kế
Prochure quảng cáo.

Hình 3: Video Giới thiệu về Bệnh viện Quận Thủ Đức được đăng tải trên Youtube

10


Hình 4: Website của Bệnh viện Quận Thủ Đức
Nhóm truyền thông: 01 nhân viên có nhiệm vụ phụ trách quản trị hệ thống Tivi truyền
thông, bảng điển tử LED để truyền tải hình ảnh bệnh viện ra bệnh ngoài, quản lý camera
giám sát an ninh.

Hình 5: Bảng LED điện tử và màn hình được gắn nhiều nơi ở BV Quận Thủ Đức
Nhóm hành chính: 01 nhân viên có nhiệm vụ phụ trách công tác hành chính của phòng:
Văn thư lưu trữ, công tác văn phòng, chấm công, quản lý dự án, quản lý tài sản thiết bị
của phòng. [4]

11



2.4.

Ứng dụng CNTT trong quản lý tại Bệnh viện Quận Thủ Đức

Bệnh viện bắt đầu sử dụng phần mềm quản lý Hsoft từ cuối năm 2009 đến nay, góp
phần rất lớn vào sự phát triển chung của Bệnh viện.

Hình 6: Màn hình quản lý tổng thể bệnh viện Hsoft
Sau đây là những chức năng chính của phần mềm quản lý trong bệnh viện Hsoft:
2.4.1. Đăng ký khám chữa bệnh
Chức năng tiếp nhận giúp ghi thông tin định danh bệnh nhân như họ tên, tuổi, giới.
Ghi nhận thông tin theo từng đợt khám như NB cũ hay mới, nơi chuyển đến, chẩn
đoán tuyến trước... Xếp loại đối tượng bệnh nhân.

Hình 7: Đăng ký khám bệnh tại quầy khám bệnh
12


Phần mềm cho phép tự động phân người bệnh vào từng phòng khám như: PK ngoại
thần kinh, Tai Mũi Họng, Nhi, Da liễu….

Hình 8: Các phòng khám bệnh có trong hệ thống xếp số tự động
Phần mềm cho phép kết nối với màn hình LCD để hiển thị bảng danh sách bệnh nhân
chờ: BN đăng ký khám phòng khám nào thì tên bệnh nhân sẽ vào danh sách chờ của
phòng khám đó.

Hình 9: Màn hình hiển thị NB chờ khám


13


2.4.2. Công tác khám chữa bệnh
Lâm sàng:
Chức năng ghi y lệnh, chỉ định cận lâm sàng. Chức năng này giúp BS hoàn tất một y
lệnh một cách nhanh chóng. BS biết giá tiền của một phiếu chỉ định để tùy chỉnh cho
từng bệnh nhân.

Hình 10: Chỉ định dịch vụ kèm theo đơn giá
Việc kê đơn thuốc cho NB theo “Công văn số 2889/SYT-HĐQLCLKCB ngày
28/5/2014 của Sở y tế về việc khuyến cáo xây dựng phác đồ điều trị tại các cơ sở
khám, chữa bệnhCông văn số 2889/SYT-HĐQLCLKCB ngày 28/5/2014 của Sở y tế
về việc khuyến cáo xây dựng phác đồ điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh”. Từ đó
Bệnh viện đã triển khai áp dụng CNTT vào phác đồ điều trị và điều đó đã mang lại
những lợi ích hiệu quả, thiết thực trong công tác quản lý, khám chữa bệnh.

14


Hình 11: Kê đơn thuốc cho người bệnh
Chức năng kê đơn thuốc: các đơn thuốc được tự động hóa về cách kê đơn, kiểm tra
trùng thuốc, trùng hoạt chất, tương tác thuốc, chống chỉ định trong trường hợp đặc
biệt.

Hình 12: Cảnh báo trùng hoạt chất

15



Hình 13: Cảnh báo tương tác hoạt chất trong cùng một toa thuốc
Phần mềm có chức năng quản lý việc kê đơn thuốc đánh giá sử dụng thuốc tại bệnh
viện.

Hình 14: Đánh giá sử dụng thuốc
16


Nhập các chỉ định dịch vụ, vật tư y tế, thuốc, xét nghiệm cận lâm sàng…để tính chi
phí viện phí cho người bệnh trong từng ngày

Hình 15: Các chỉ định của người bệnh được nhập vào hệ thống mạng
Nếu trường hợp đặc biệt mà chưa có trong phác đồ điều trị thì phần mềm cho phép bỏ
qua kiểm tra phác đồ điều trị ngoại trú.

Hình 16: Cho phép bỏ qua kiểm tra phác đồ điều trị

17


×