Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

THIẾT kế và THI CÔNG BẢNG LED TRANG TRÍ HÌNH NGÔI SAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.21 KB, 51 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
-------&-------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN VI XỬ LÝ-VI ĐIỀU KHIỂN
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG BẢNG LED
TRANG TRÍ HÌNH NGÔI SAO
GVHD: LÊ TIẾN ĐẠT
LỚP: 11CĐ-ĐT3
SINH VIÊN:

1.HUỲNH THANH TIẾN
2.NGUYỄN MẠNH TIẾN
3.NGUYỄN THANH TÂN
4.NGÔ HỮU NGỌC

TP.Hồ Chí Minh,Năm 2013


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

GIỚI THIỆU
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX, từ sự ra đời của công nghệ bán dẫn,
kĩ thuật điện tử đã có sự phát triển vượt bậc. Các thiết bị điện tử sau đó đã được tích
hợp với mật độ cao và rất cao trong các diện tích nhỏ, nhờ vậy các thiết bị điện tử
nhỏ hơn và nhiều chức năng hơn. Các thiết bị điện tử ngày càng nhiều chức năng
trong khi giá thành ngày càng rẻ hơn, chính vì vậy điện tử có mặt khắp mọi nơi.
Bước đột phá mới trong công nghệ điện tử, công ty trẻ tuổi Intel cho ra đời bộ
vi xử lý đầu tiên. Đột phá ở chỗ: "Đó là một kết cấu logic mà có thể thay đổi chức


năng của nó bằng chương trình ngoài chứ không phát triển theo hướng tạo một cấu
trúc phần cứng chỉ thực hiện theo một số chức năng nhất định như trước đây"(trích
từ dòng 17 đến 19, trang 3, 'Kĩ thuật VI XỬ LÝ và lập trình ASSEMBLY cho hệ vi
xử lý', tác giả Đỗ Xuân Tiến, nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật). Tức là phần cứng
chỉ đóng vai trò thứ yếu, phần mềm (chương trình) đóng vai trò chủ đạo đối với các
chức năng cần thực hiện. Nhờ vậy vi xử lý có sự mềm dẻo hóa trong các chức năng
của mình. Ngày nay vi xử lý có tốc độ tính toán rất cao và khả năng xử lý rất lớn.
Vi xử lý có các khối chức năng cần thiết để lấy dữ liệu, xử lý dữ liệu và xuất dữ liệu
ra ngoài sau khi đã xử lý. Và chức năng chính của Vi xử lý chính là xử lý dữ liệu,
chẳng hạn như cộng, trừ, nhân, chia, so sánh.v.v..... Vi xử lý không có khả năng
giao tiếp trực tiếp với các thiết bị ngoại vi, nó chỉ có khả năng nhận và xử lý dữ liệu


thôi.
Để vi xử lý hoạt động cần có chương trình kèm theo, các chương trình này điều

khiển các mạch logic và từ đó vi xử lý xử lý các dữ liệu cần thiết theo yêu cầu.
Chương trình là tập hợp các lệnh để xử lý dữ liệu thực hiện từng lệnh được lưu trữ
trong bộ nhớ, công việc thực hành lệnh bao gồm: nhận lệnh từ bộ nhớ, giải mã lệnh
và thực hiện lệnh sau khi đã giải mã.
Để thực hiện các công việc với các thiết bị cuối cùng, chẳng hạn điều khiển
động cơ, hiển thị kí tự trên màn hình .... đòi hỏi phải kết hợp vi xử lý với các mạch
điện giao tiếp với bên ngoài được gọi là các thiết bị I/O (nhập/xuất) hay còn gọi là
các thiết bị ngoại vi. Bản thân các vi xử lý khi đứng một mình không có nhiều hiệu
2


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt


quả sử dụng, nhưng khi là một phần của một máy tính, thì hiệu quả ứng dụng của
Vi xử lý là rất lớn. Vi xử lý kết hợp với các thiết bị khác được sử trong các hệ thống
lớn, phức tạp đòi hỏi phải xử lý một lượng lớn các phép tính phức tạp, có tốc độ
nhanh. Chẳng hạn như các hệ thống sản xuất tự động trong công nghiệp, các tổng
đài điện thoại, hoặc ở các robot có khả năng hoạt động phức tạp v.v...

3


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

LỜI CÁM ƠN
Sau ba năm theo học ngành Điện tử tại trường cao đẳng kỹ thuật Lý Tự
Trọng, dưới sự dẫn dắt chỉ bảo tận tình của các thầy cô đã giúp chúng em có những
kiến thức cơ bản về điện tử và là nền móng để giúp chúng em tiến xa hơn trên con
đường học tập. Đồ án Vi điều khiển này là thành quả của nhóm sau khi tổng hợp
các kiến thức mà chúng em đã được học, bên cạnh đó chúng em cũng muốn cảm ơn
Thầy chủ nhiệm Lê Tiến Đạt, Thầy Bốc Minh Trí, Thầy Võ Cường. Các Thầy đã
tận tình giúp đỡ nhóm, giải đáp những thắc mắc để chúng em có thể hoàn thành đồ
án một cách nhanh chóng mà vẫn đap ứng đủ yêu cầu đặt ra. Nhóm em xin gởi đến
các Thầy lời cảm ơn chân thành nhất.

Nhóm SV thực hiện đồ án:
-

Huỳnh Thanh Tiến
Nguyễn Mạnh Tiến

Nguyễn Thanh Tân
Ngô Hữu Ngọc

4


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………
TP.Hồ Chí Minh,…./…./2013
Lê Tiến Đạt

5


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt
MỤC LỤC

Phần mở đầu:
-

Giới thiệu ………………………………………………………... 3
Lời cảm ơn ………………………………………………………. 5
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ………………………………6

Phần báo cáo
Chương I. Lý thuyết cơ sở: ……………………………………..9
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

8.
9.

IC 89C52 ……………………………………………….9
Điện trở, trở thanh …………………………………….10
Tụ điện ………………………………………………...12
Led …………………………………………………….14
IC Lm 78xx ……………………………………………15
Transistor ……………………………………………...17
Diode …………………………………………………..21
Biến thế ………………………………………………..24
Thạch anh ……………………………………………...25

Chương II. Các khối trong bảng led trang trí…………26
1. Khối nguồn nuôi ……………………………………….26
2. Khối vi điều khiển……………………………………...27

- Phần mềm (viết chương trình)
- Phần cứng (thi công bảng led trang trí hình ngôi sao)

Chương III. Thiết kế và thi công board 32 cổng………………29
1.
2.
3.
4.
-

Sơ đồ nguyên lý………………………………………....29
Nguyên lý hoạt động……………………………………29
Vật liệu - linh kiện……………………………………...30

Thi công phần mạch…………………………………….30

Phân công công việc……………………………………………...32
Chương IV. Nhận xét và kết luận………………………………32
1.
2.
3.
4.

Kết quả đề tài…………………………………………...32
Khuyết điểm…………………………………………….32
Khắc phục………………………………………………32
Hướng phát triển………………………………………..32
6


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

Phụ Lục:
Sơ đồ chân vi điều khiển
1. AT 89C52……………………………………………………..34
2. Thông số cơ bản của IC Lm 7805…………………………….40

Tài

liệu

tham


…………………………………………………….41

7

khảo


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

Chương I. LÝ THUYẾT CƠ SỞ:
1.

IC 89C52:
a. Kết cấu chung của một IC

b. VĐK AT89C52 có những đặc điểm sau:
8KB ROM bên trong
256 Byte ngoài
4 Port xuất nhập dữ liệu I/O
Giao tiếp nối tiếp
64 KB vùng nhớ mã ngoài

8


Đồ án vi điều khiển


GVHD: Lê Tiến Đạt

64 KB vùng nhớ dữ liệu ngoài
Xử lý Boolean
2.

Điện trở, trở thanh:
a-Điện trở:
Điện trở R hiểu đơn giản là một ống dẫn điện. Mỗi diện trở đều có sức cản

dòng., tính bằng Ohm Khi sức cản của nó lớn dòng chảy qua nó sẽ nhỏ và ngược lại
nếu sức cản của điện trở nhỏ thì dòng chảy qua nó lớn. Trong ứng dụng chúng ta
thường gặp loại điện trở hình ống, loại điện trở dán và loại diện trở có công suất
lớn. Sau đây là hình dạng của các điện trở (Bạn xem hình).

Hình dạng các điện trở:

Với một điện trở, chúng ta cần biết trị sức cản của nó (tính bằng Ohm) và công
suất chịu nóng của nó (tính bằng Watt). Với các điện trở than hình ống, trị sức cản

9


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

thường cho ghi bằng các vòng màu, có các diện trở ghi bằng 4 vòng màu, 5 vòng
màu và 6 vòng màu. Điện trở chịu nóng càng lớn càng có kích thước lớn.
Cách tính trị của các điện trở than (hình ống) thông dụng:


b. Trở thanh:

10


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

Trở thanh được ghép lại bởi các điện trở. Công dụng của điện trở thanh là đệm dòng
cho IC 89C52

3.Tụ điện:
Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch
điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín
hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động .vv...

a.Cấu tạo của tụ điện:
Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách
điện gọi là điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ
điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như Tụ giấy, Tụ
gốm, Tụ hoá.

11


Đồ án vi điều khiển


GVHD: Lê Tiến Đạt

Cấu tạo tụ gốm Cấu tạo tụ hoá
b.Hình dáng thực tế của tụ điện:

12


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

Hình dạng của tụ gốm.
Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. (Tụ không phân cực )
Các loại tụ này không phân biệt âm dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47
µF trở xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các mạch điện có tần số cao
hoặc mạch lọc nhiễu.

Hình dạng của tụ hoá
Tụ hoá ( Tụ có phân cực )
Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn hơn và giá trị từ
0,47µF đến khoảng 4.700 µF , tụ hoá thường được sử dụng trong các mạch có tần
số thấp hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn luôn có hình trụ..

d. Điện dung, đơn vị của tụ điện
Điện dung : Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ
điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện
môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức
C=ξ.S/d
Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)

13


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện.
d : là chiều dày của lớp cách điện.
S : là diện tích bản cực của tụ điện.
Đơn vị điện dung của tụ : Đơn vị là Fara (F) , 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế
thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara
(pF).
1 Fara = 1.000.000 µ Fara = 1.000.000.000 n F = 1.000.000.000.000 p F
1

µ Fara = 1.000 n Fara

4.Led
Led (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là diode phát quang) là các
diode có khả năng phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại, tử ngoại. Cũng giống như
diode, Led được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại
n.

Hoạt động của led giống với nhiều loại diode bán dẫn. Khối bán dẫn loại p
chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép với khối bán dẫn n
(chứa các điện tử tự do) thì các lỗ trống này có xu hướng chuyển động khuếch tán
sang khối n. Cùng lúc khối p lại nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ khối n
chuyển sang. Kết quả là khối p tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử )
trong khi khối n tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ trống)

Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi
chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên
tử trung hòa. Qúa trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sang (hay
các bức xạ điện từ có bước sóng gần đó).
14


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

Tính chất:
Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước song ánh sáng
phát ra khác nhau (tức màu sắc của led sẽ khác nhau). Mức năng lượng (và màu sắc
của led) hoàn toàn phụ thuộc vào phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các
nguyên tử chất bán dẫn

Điện thế phân cực thuận

Đỏ

1.4 – 1.8 v

vàng

2 – 2.5 v

Xanh lá

2 – 2.8 v


cây

Led thường có điện thế phân cực thuận cao hơn diode thong thường, trong
khoảng 1.5 đến 3v. Nhưng diện thế phân cực nghịch ở led thì không cao. Do đó, led
rấ t dễ bị hư hỏng do điện thế ngược gây ra.

5.IC ổn áp 78xx
Các kiến thức cơ bản về ic họ 78XX :
-Dòng cực đại có thể duy trì 1A.
-Dòng đỉnh 2.2A.
-Công suất tiêu tán cực đại nếu không dùng tản nhiệt: 2W
-Công suất tiêu tán nếu dùng tản nhiệt đủ lớn: 15W
7805 là loại dòng IC dung để ổn định điện áp dương đầu ra với điều kiện đầu
vào luôn luôn lớn hơn đầu ra 3v.
Tùy loại IC 78 mà nó ổn áp đầu ra là bao nhiêu

15


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

Ví dụ :7806 – 7809…
+ 7805 có 3 chân:
1. Vin – chân nguồn đầu vào
2. Gnd – chân nối đất
3. Vo – chân nguồn đầu ra


Ngõ ra OUT luôn ổn định ở 5V dù điện áp từ nguồn cung cấp thay đổi.
Mạch này dùng để bảo vệ những mạch điện chỉ hoạt động ở điện áp 5V
16


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

(các loại IC thường hoạt động ở điện áp này). Nếu nguồn điện có sự cố
đột ngột: điện áp tăng cao thì mạch điện vẫn hoạt động ổn định nhờ có
IC 7805 vẫn giữ được điện áp ở ngõ ra OUT 5V không đổi.

6.Transistor
a.Cấu tạo transistor:
Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối
tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận , nếu
ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. về phương diện cấu
tạo
Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau .

Cấu tạo Transistor
Ba lớp bán

dẫn

được nối ra

thành


ba cực , lớp

giữa

gọlà cực gốc



hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp.
Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát (
Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp ( Collector )
viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P )
nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị
cho
nhau được.

b. Ký hiệu và hình dạng của Transistor
-Ký hiệu:

17


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

-Hình dáng:

Transistor công xuất nhỏ


Transistor công xuất lớn

-Cách xác định chân B, C, E của transistor:
Với các loại Transistor công xuất nhỏ thì thứ tự chân C và B tuỳ theo bóng
của nước nào sả xuất , nhựng chân E luôn ở bên trái nếu ta để Transistor như
hình dưới
Nếu là Transistor do Nhật sản xuất : thí dTransistor C828, A564 thì chân
C ở giữa , chân B ở bên phải.
Nếu là Transistor Trung quốc sản xuất thì chân B ở giữa , chân C ở bên
phải.
Tuy nhiên một số Transistor được sản xuất nhái thìkhông theo thứ tự này
=> để biết chính xác ta dùng phương pháp đobằng đồng hồ vạn năng.

Transistor công xuất nhỏ.
18


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

Với loại Transistor công xuất lớn (như hình dưới ) thì hầu hết đều có
chung thứ tự chân là : Bên trái là cực B, ở giữa là cực C và bên phải là cực E.

Transistor công xuất lớn thường
có thứ tự chân như trên.

* Đo xác định chân B và C
Với Transistor


công

xuất

nhỏ

thì

thông

thường chân

E



bên trái như vậy ta chỉ xác định chân B và suy ra chân C là chân còn
lại.


Để đồng hồ thang x1Ω , đặt cố định một que đo vào từng
chân , que kia chuyển sang hai chân còn lại, nếu kim lên bằng nhau
thì chân có que đặt cố định là chân B, nếu que đồng hồ cố định là que Với các
loại Transistor công xuất nhỏ thì thứ tự chân C và B tuỳ theo bóng của nước
nào sả xuất , nhựng chân E luôn ở bên trái nếu ta để Transistor như hình dưới

7.Diode
a.Cấu tạo chung của diode

19



Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn
theomột tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm:
Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang
vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà
về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn.
Ở hình trên là mối tiếp xúc P - N và cũng chính là cấu tạo của Diode bán
dẫn.

Ký hiệu và hình dáng của Diode bán dẫn

b.Phân cực thuận cho diode:
Khi ta cấp điện áp dương (+) vào Anôt ( vùng bán dẫn P ) và điện áp âm (-)
vào Katôt ( vùng bán dẫn N ) , khi đó dưới tác dụng tương tác của điện
áp, miền cách điện thu hẹp lại, khi điện áp chênh lệch giữ hai cực đạt
0,6V ( với Diode loại Si ) hoặc 0,2V ( với Diode loại Ge ) thì diện
tích miền cách điện giảm bằng không => Diode bắt đầu dẫn điện. Nếu
tiếp tục tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh nhưng chênh
lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng (vẫn giữ ở mức 0,6V )

20


Đồ án vi điều khiển


GVHD: Lê Tiến Đạt

Diode (Si) phân cực thuận - Khi Dode dẫn
điện áp thuận đựơc gim ở mức 0,6V
*

Kết
luận
:
Khi
Diode
(loại
Si)
được phân cực thuận, nếu điện áp phân cực thuận < 0,6V thì chưa có
dòng đi qua Diode, Nếu áp phân cực thuận đạt = 0,6V thì có dòng đi qua
Diode sau đó dòng điện qua Diode tăng nhanh nhưng sụt áp thuận vẫn giữ ở giá trị
0,6V .

c.Phân cực ngược cho diode:
Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katôt (bán dẫn N),
nguồn (-) vào Anôt (bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện áp ngược, miền cách
điện càng rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua mối tiếp giáp, Diode có thể chiu
được điện áp ngược rất lớn khoảng 1000V thì diode mới bị đánh thủng.

Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngựơc tăng > = 1000V
d.Ứng dụng của diode
Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diodethường được sử dụng trong các
mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành mộtchiều, các mạch tách sóng, mạch gim
áp phân cực cho transistor hoạt động . Trong mạch chỉnh lưu Diode có thể được tích
hợp thành Diode cầucó dạng .


Diode cầu trong mạch chỉnh lưu điện xoay chiều .

8.Biến áp
21


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt

a.Cấu tạo của máy biến áp
Máy biến áp hay máy biến thế là thiết bị điện gồm hai hoặc nhiều cuộn dây,
hay 1 cuộn dây có đầu vào và đầu ra trong cùng 1 từ trường. Cấu tạo cơ bản của
máy biến thế thường là 2 hay nhiều cuộn dây đồng cách điện được quấn trên cùng 1
lõi sắt hay sắt từ ferit.
Máy biến áp có thể thay đổi hiệu điện thế xoay chiều, tăng thế hoặc hạ thế,
đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng. Máy biến thế đóng vai
trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.

b. Nguyên lý hoạt động của máy biến áp
Máy biến áp là một thiết bị điện từ đứng yên, làm việc trên nguyên lý cảm
ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một
hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác với tần số không thay đổi.
Máy biến áp có hai dây quấn gọi là máy biến áp có hai dây quấn. Dây quấn
nối với nguồn điện để thu năng lươợng vào gọi là dây quấn sơ cấp. Dây quấn nối
22


Đồ án vi điều khiển


GVHD: Lê Tiến Đạt

với tải để đưa điện năng ra gọi là dây quấn thứ cấp. Dòng điện, điện áp, công
suất,...của từng dây quấn theo tên sơ cấp và thứ cấp tương ứng. Dây quấn có điện
áp cao gọi là dây quấn cao áp.

9. Thạch anh
Hình dáng và kí hiệu của thạch anh

Đặt tính
Thạch anh điện tử: là một linh kiện làm bằng tinh thể đá thạch anh được mài
phẳng và chính xác. Linh kiện thạch anh làm việc dựa trên hiệu ứng áp điện. Hiệu
ứng này có tính thuận nghịch. Khi áp một điện áp vào 2 mặt của thạch anh, nó sẽ bị
biến dạng. Ngược lại, khi tạo sức ép vào 2 bề mặt đó, nó sẽ phát ra điện áp.
Như vậy nếu ta đặt một điện áp xoay chiều vào thì nó sẽ biến dạng theo tần số của
điện áp đó. Khi thay đổi đến một tần số nào đó, thì nó sẽ cộng hưởng.

Mạch tương đương của nó gồm một L và một C nối tiếp với nhau. Cả cụm ấy
song song với một C khác và một R cách điện.
Ứng dụng
Mạch lọc tích cực dùng Thạch anh: sử dụng nhiều trong các mạch khuếch
đại trung tần của các máy thu thông tin liên lạc, TV, Radio...

23


Đồ án vi điều khiển

GVHD: Lê Tiến Đạt


Chương II. Các khối trong bảng led trang trí hình ngôi sao
1.Khối nguồn nuôi:
Các nguồn thường được sử dụng là 5V, 9V, 12V. Để ổn định nguồn cấp cho
vi điều khiển khi hoạt động, thì vai trò của nguồn là hết sức quan trong. Mạch
nguồn phải đảm bảo cung cấp điện áp và dòng điện ổn định cho chíp và các thiết bi
mở rộng kèm theo như động cơ, led, cảm biến.

Sơ đồ nguồn 12 V
U1
7812
VO

3

D4

1N4007

1N4007

J1
2
1

1k

C1

C2


C3

C4

1000u

1nF

10u

1nF

J2
D5
LED-RED

D1

D2

1N4007

1N4007

1
2
CONN-SIL2

K


CONN-SIL2

R1

2

D3

A

VI
GND

1

Khối nguồn 12 V dùng IC ổn áp 7805 để ổn định dòng cấp cho bảng led quảng cáo.

2.Khối vi điều khiển
Phía điều khiển sử dụng vi điều khiển 89C52 như hình dưới để điều khiển

24


Đồ án vi điều khiển

2.1.

GVHD: Lê Tiến Đạt


Lập Trình (Phần mềm )

Org 0000h

Call k5:;chop tat xen ke;

Mov p0,#0ffh

Call k3:;chop tat;

Mov p1,#00h

Call k3:;chop tat;

Mov p2,#00h

Call k3:;chop tat;

Mov p3,#00h

Call k4:;dich 1 bit tat;

;######CHUONG TRINH
CHINH#######;

Call k5:;chop tat xen ke;
Call k7:;sang tat dan;

Main:


Call k6:;sang lan dan toc do nhanh;

Call k2:;sang tat dan;

Call k1:;sang lan dan;

Call k2:;sang tat dan;

ljmp Main

Call k2:;sang tat dan;
Call k6:;sang lan dan toc do nhanh;

;###########CHUONG TRINH
CON############;

Call k2:;sang tat dan;

k1:;sang lan dan;

Call k7:;sang tat dan;

clr p1.0

Call k5:;chop tat xen ke;

lcall delay

Call k5:;chop tat xen ke;


setb p1.0
25


×