Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TÌM HIỂU về ỨNG DỤNG của NHÔM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.45 KB, 18 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA CƠ KHÍ
Lớp: 13CĐ-CK4

TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG
CỦA NHÔM
1


Sinh viên thực hiện
1. Nguyễn Đan Khoa
2.Lê Hoàng Lắm

Tháng 12/2014

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA CƠ KHÍ
Lớp: 13CĐ-CK4

2


TÌM HIỂU VỀ ỨNG DỤNG
CỦA NHÔM

Sinh viên thực hiện
1. Nguyễn Đan Khoa
2.Lê Hoàng Lắm
Tháng 12/2014

Mục lục



trang
Lời nói đầu……………………………………………………………………...1
3


A.Phần mở đầu………………………………………………………………...2
B.Phần nội dung
I.Lịch sử tìm ra nguyên tố Nhôm…………………………………..…………3
II.Sơ lược về thuộc tính của Nhôm……………………………………………4
III.Khái quát về tính chất của Nhôm………………………………………....6
1.Tính chất vật lý………………………………………………………………6
2.Tính chất hóa học…………………………………………………………….8
IV.Ứng dụng của Nhôm…………………………………………...……..……9
1.Trong công Nghiệp……………………………………………………...……9
2.Trong đời sống…………………………………………………….……..…12
V.Những lưu ý khi sử dụng Nhôm………………………………………..…13
C.Kết luận……………………………………………………………………..13
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………14

Nhận xét của giáo viên
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4



………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………

LỜI NÓI ĐẦU
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người chúng ta đã sử dụng rất nhiều vật
liệu khác nhau,với tính năng sử dụng của chúng càng ngày càng cao hơn.Đầu tiên là
thời kỳ đồ đá,sau đó tiếp đến thời đại đồ đồng,đồ sắt.v.v…Cho đến ngày nay là một
loại các loại vật liệu mới như: composit, polymer, ceramit.v.v…Các loại vật liệu này
(đặc biệt là kim loại và hợp kim, cùng với các loại vật liệu mới) đã góp phần thúc đẩy
sự phát triển của xã hội loài ngoài một cách nhanh chóng.
Ngày nay trong lĩnh vực công nghiệp, quốc phòng, đời sống.v.v…Đời hỏi vật liệu
sử dụng cần phải co rất nhiều tính chất khác nhau.Ví dụ: khi thì cần có tính dẫn điện
cao để dụng trong điện lực, lúc lại yêu cầu có độ cứng lớn để làm các loại dụng cụ cắt
gọt kim loại, khi cần độ bền lớn để làm các cấu kiện xây dựng, hoặc phải có tinh dẻo
để cán, dập, kéo nguội, hay cần độ bền cao nhưng khối lượng riêng nhỏ để dùng trong
công nghiệp hàng không.v.v…Tất cả các yêu cầu này đều được đáp ứng bởi vật liệu
kim loại cũng như các loại vật liệu mới.
Môn vật liệu học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các vật
liệu chính: tinh thể, các hợp kim, bán dẫn và ion, cộng hóa trị.v.v…cũng như về xử lí
nhiệt của chúng. Mục đích của môn học này giúp sinh viên hiểu rõ các loại vật liệu
khác nhau dựa trên mối quan hệ cấu trúc (liên kết hóa học, kiểu mạng tinh thể) và cơ
lý tính, thực hành được các thí nghiệm cơ bản để xác định cơ tính của vật liệu và lựa
chọn vật liệu phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu sử dụng sau đây: kết cấu của cấu trúc, các
tính chất, sự tổng hợp các phương pháp gia công và hiệu quả sử dụng nó.
Môn học này thừa kế kiến thức của khá nhiều các lĩnh vực khác nhau: tinh thể
học, cơ lượng tử, vật liệu rơn ghen, ăn mòn và bảo vệ kim loại.v.v…do đó khối lượng
kiến thức khá lớn và nhiều mặt.Vì vậy đòi hỏi người học phải nắm rõ kiến thức cơ
bản về vật liệu và thực hành nghiêm túc các thí nghiệm.


5


Hình 1.Một số hình ảnh về môn vật liệu học

A.Phần mở đầu
Tất cả các nước trên thế giới dều vận động đưa đất nước mình phát triển lên một
tầm cao mới, trong sự vận động đó không thể tách rời sự phát triển của ngành vật liệu
học. Để ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống, con người ta khong ngừng nghiên
cứu khoa học kĩ thuật để tạo ra các sản phẩm mới có ích cho xã hội.
Vì vậy các nhà khoa học chúng ta lại quan trọng như vậy! vâng các bạn hãy thử
nhìn xem vật chất xung quanh chúng ta có cấu tạo từ đâu, đó là từ các hợp chất hóa
học. Ứng dụng thực tế các hợp chất đó như : máy bay, dây dẫn điện, dụng cụ nấu ăn,
nữ trang.giấy, bút.v.v...mỗi kim loại hay phi kim có một ứng dụng thực tế khác nhau,
trong đó có phần không nhỏ của nguyên tố thuộc ô 13 trong hệ thống bảng tuần hoàn
hóa học, nó là nguyên tố gì vậy?
Nó có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn như: phần lớn vỏ của máy bay cấu tạo từ
hợp chất của nó, làm khung cửa sổ, dụng cụ nấu ăn.v.v…Đó chính là Nhôm(Al). Đó
cũng là lý do chọn đề tài.

Hình 2.Nguyên tố Nhôm (Al)
6


B.Phần nội dung
I.Lịch sử tìm ra nguyên tố nhôm
'' Có một ngày một người thợ vàng ở Roma được phép cho hoàng đế
Tiberius xem một chiếc đĩa ăn làm từ một kim loại mới. Chiếc đĩa rất nhẹ và có
màu sang như bạc. Người thợ vàng nói với hoàng đế rằng ông đã sản xuất kim
loại từ đất sét thô. Ông cũng cam đoan với hoàng rằng chỉ có ông ta và chúa

trời biết cách sản xuất kim loại này từ đất sét. Hoàng đế rất thích thú và như
một chuyên gia về tài chính ông đã quan tâm tới nó. Tuy nhiên ông nhận thấy
rằng mọi tài sản vàng, bạc của ông sẻ mất giá trị nếu người dân sản xuất kim
loại màu sáng này từ đất sét. Vì thế, thay vì cảm ơn người thợ vàng, ông ra
lệnh chặt đầu ông ta.''

Những người Hi Lạp và La Mã Cổ đại đã sử dụng các loại muối của kim
loại này như thuốc cẩn màu (nhuộm) và như chất là se vết thương, và phèn
chua vẫn dùng như chất làm se. Năm 1761 Guyton de Morveau đề xuất gọi
gốc của phèn chua là alumina. Năm 1808, Humphry Davy xác định được gốc
kim loại phèn chua (alum), vì vậy mà dựa theo đó ông đặt tên cho nhôm là
aluminium.
Tên tuổi của Friedrich Wohler nói chung được gắn liền với việc phân lập
nhôm vào năm 1827. Tuy nhiên, kim loại này đã được sản xuất lần đầu tiên
trong dạng không nguyên chất hai năm trước bởi nhà vật lý và hóa học Đan
Mạch Hans Christian Orsted.

Nhôm được chọn làm chóp cho đài kỷ niệm Washington vào thời gian khi
một aoxơ (28,35g) có giá trị bằng hai lần ngày lương của người lao động.
Charles Martin Hall nhận được bằng sáng chế (số 400655) năm 1886, về quy
trình điện phân để sản xuất nhôm. Henri Saint-Claire Deville (Pháp) đã hoàn
thiện phương pháp của Wohler (năm 1846) và thể hiện nó trong cuốn sách
năm 1859 với hai cải tiến trong quy trình là thay thế kali thành natri và hai
thay vì một (chlorure)?. Phát minh của quy trình Hall-Heroult năm 1886 đã
làm cho việc sản xuất nhôm từ khoáng chất trở thành không đắt tiền và ngày
nay nó được Sử dụng rộng rải trên thế giới.
7


Nước Đức trở thành nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới sau khi Adolf

Hitler lên nắm quyền. Tuy nhiên, năm 1942, những nhà máy thủy điện mới
như Grand Coulee Dam đã cho phép Mỹ những thứ mà nước Đức quốc xã
không thể hy vọng cạnh tranh: khả năng sản xuất đủ nhôm để có thể sản xuất
60.000 máy bay chiến đấu trong bốn năm.

II.Sơ lược về thuộc tính của nhôm
Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ với màu sáng bạc ánh kim mờ vì có một lớp
mỏng oxi hóa tạo thành rất nhanh khi nó để ngoài không khí.Tỷ trọng riêng của nhôm
chỉ khoảng một phần ba sắt hay đồng, nó rất mềm (chỉ sau vàng) dễ uốn (đứng thứ
sáu) và dễ dàng gia công trên máy móc hay đúc, nó có khả năng chống mòn và bền
vững do có lớp oxi bảo vệ.Nó cũng không nhiễm từ và không cháy khi để ngoài
không khí ở điều kiện thông thường.Nó có độ phản chiếu dùng làm tráng kính thiên
văn, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao, không độc, chống mài mòn.Nhôm chiếm 1/12
trong vỏ trái đất.Tuy nhiên không tìm thấy nhôm tinh khiết trong tự nhiên, chỉ có thể
tìm thấy dưới dạng hợp chất.
Trong số các kim loại, nhôm vượt trội về thuộc tính cũng như hình thức và nhờ
vào kỹ thuật sản xuất làm cho nhôm có giá cả cạnh tranh. Nhôm được sử dụng ngày
càng nhiều trong nhiều ngành, những thị trường lớn như ngành công nghiệp ô tô bắt
đầu nhận ra đặc tính không thể so sánh được với nhôm.
Trọng lượng nhẹ :
Nhôm nhẹ nhất trong các kim loại, có trong lượng 2.7 và chỉ nặng 0.1 pound trên
inch vuông.Nhôm dễ vận chuyển và có chi phí vận chuyển thấp, là nguyên liệu hấp
dẫn cho nganh hàng không, nhà cao tầng và công nghiệp ô tô.Khi được dùng trong
lĩnh vực vận tải nó giúp giảm chi phí nhiên liệu.
Bền:
Người ta có thể làm cho nhôm bền theo ý muốn, khi giảm nhiệt độ nhôm bên hơn
vì nó được dùng chủ yếu ở nơi có khí hậu lạnh.
8



Tỉ lệ giữa trọng lượng và độ bền cao:
Nhôm là sự kết hợp đặc biệt giữa trọng lượng nhẹ và độ bền cao.Độ bền có thể
tăng nếu thêm một hay nhiều chất sau: silicon, đồng, magnesium, kẽm.Và độ bền còn
được tang cao nếu xử lý nhiệt đặc biệt.
Chống mài mòn:
Tính chống mài mòn của nhôm tùy vào lớp màng nhôm oxi mỏng, cứng bên
ngoài.Lớp màng này có thể dày đến 0.2 mili, có thể sơn hay xi để tang độ bền.Nhôm
không co lại như thép.
Tính dẫn nhiệt cao:
Nhôm có tính dẫn nhiệt cao thích hợp cho những nơi cần trao đổi nhiệt như bộ
phận làm mát của tủ lạnh và các thành phần động cơ.Nhôm được định hình theo hình
dạng mong muốn thích hợp cho những bộ phận cần dẫn nhiệt.
Tính dẫn điện cao:
Nhôm là kim loại rẻ có tính dẫn điện cao được dùng dẫn điện. Vì nhôm có
độ dày thấp, nó sẽ dẫn điện cao gấp hai lần đồng. Những hợp kim nhôm khác
nhau có tính dẫn điện khác nhau và được dùng cho các thiết bị điện đặc biệt
như dây dẫn điện .
Không có từ tính:
Nhôm không có từ tính nên được dùng cho các thiết bị có điện áp cao như
tấm chắn thiết bị điện.
Độ đàn hồi:
Nhôm dễ định hình và tạo thành hình dạng khác. Nhôm có độ bền và độ
dẻo có thể được uốn lại nếu như bị móp méo. Có nhiều cách tạo hình nhôm,
chủ yếu là định hình, uốn, ép, kéo .

9


Độ phản chiếu:
Nhôm đánh bóng có độ phản chiếu cao. Do độ phản chiếu cao (trên 80%)

nên nhôm được dùng làm chụp đèn. Nó còn được dùng làm tấm che nắng,
chắn sóng radio, tia tử ngoại .
Chống cháy:
Nhôm không cháy thậm chí ở nhiệt độ cao cũng không sinh ra khí độc .
Thích hợp nơi có khí hậu lạnh:
Nhôm được dùng cho mục đích đông lạnh. Độ bền của nhôm tăng khi ở
nhiệt độ lạnh vì vậy được dùng bên ngoài không gian cũng như cho máy bay,
xây dựng ở nơi có vĩ độ cao.
Tính kinh tế:
Các phụ tùng được định hình bằng cách ép có chi phí rẻ và nhanh. Các phụ
tùng này có thể thay đổi nhanh, có chi phí hợp lý, phù hợp cho sản xuất nhỏ.

III.Khái quát về tính chất của Nhôm
1.Tính chất vật lý

Nhiệt độ sôi: 2.792 K (4.566 °F)
Trạng thái trật tự từ : thuận từ
Thể tích phân tử: 10 x10m³/mol.
Nhiệt bay hơi: 293,4 kJ/mol
Nhiệt nóng chảy: 10,79 kJ/mol
Áp suất hơi: 100.000 Pa tại 2.792 K
Nhiệt dung riêng: 897 J/(kg·K)

10


Độ dẫn điện: 3,774x10/Ω·m
Năng lượng ion hóa: 1. 577,5 kJ/mol
Cấu trúc tinh thể:hình lập phương


Hinh 3.Cấu trúc tinh thể của Nhôm

Nhôm kim loại kết tinh trong hệ lập phương tâm diện .Nó là kim loại màu
trắng bạc,khi để lâu trong không khí trở nên xám vì có lớp oxit bao phủ . Nhôm nóng
chảy ở nhiệt độ tương đối thấp khoãng 4500C và sôi ở nhiệt độ cao 24670 C.
Nhôm lỏng rất nhớt ,độ nhớt đó giảm xuống khi có lượng nhỏ Mg hay Cu, cho nên
trong hợp kim đúc của nhôm luôn có Cu. Ở nhiệt độ thường nhôm tinh khiết khá mềm
dể dát mỏng và dẻ kéo sợi. Lá nhôm mỏng được dùng làm tụ điện , lá nhôm rất
mỏng(dày 0,005mm) dùng để gói bánh , kẹo và dược phẩm . Ở trong khoảng nhiệt độ
100-1500C , nhôm tương đối dỏ và dễ chế hóa cơ học nhưng đến khoảng 6000C, trở
nên giòn và nghiền nhỏ được.

Nhôm là kim loại dẩn điện và dẩn nhiệt tốt . Độ dẩn điện của nhôm bằng
0,6 độ dẩn điện của đồng nhưng nhôm rất nhẹ (tỉ khối là 2,7),nhẹ hơn đồng
ba lần nên càng ngày dùng càng nhiều thay thế cho đồng làm giây dẫn. Nhờ
dẫn điện tốt nhôm còn được dùng làm thiết bị trao đổi nhiệt trong công
nghiệp và làm dụng cụ nhà bếp.
11


2.Tính chất hóa học
Khác với Bo nhôm là kim loại hoạt động vì có bán kính nguyên tử lớn hơn
hẳn Bo. Tuy nhiên ở điều kiện thường, bề mặt của nhôm bao bọc bởi màng
oxit rất mỏng và bền làm cho nhôm kém hoạt động, ví dụ như ở thực tế không
bị gỉ ở không khí, bền đối với nước…
Dây nhôm hay lá nhôm dày không cháy khi đốt mạnh mà nóng chảy trong
màng oxit tạo thành những túi, bên trong là nhôm lỏng bên ngoài là oxit. Lá
nhôm rất mỏng hoặc bột nhôm khi được đốt cháy phát ra ánh sang chói và tỏi
ra nhiều nhiệt:
4Al+3O2=2Al2O3∆H0=-1676kJ/mol

Bởi vậy việc sản xuất nhôm thường gặp nguy hiểm: dể bốc cháy và gay nổ.Tấm
nhôm, đã được nhúng vào dung dịch muối thủy ngân, khi để trong không khí ở nhiệt
độ thường sẽ bị oxi hóa hoàn toàn vì trong trường hợp này không còn được màng oxit
bảo vệ nửa.
Do ái lực với oxi, nhôm là chất khử mạnh. Ở nhiệt độ cao, nhôm khử dể dàng nhiều
oxit kim loại đến kim loại tự do:
2Al+1,5O2=Al2O3∆H0=-1676kJ
2Cr+1,5O2=Cr2O3∆H0= -1141kJ
2Fe+1,5O2=Fe2O3∆H0=-820kJ
Cho nên:
2Al+Cr2O3=Al23+2Cr∆H0=-535kJ
2Al+Fe2O3=Al2O3+2Fe∆H0=-856kJ

Trên thực tế người ta dùng bột nhôm để điều chế kim loại khó bị khử và
khó nóng chảy như Cr, Fe, Mn, Ni, Ti, Zc, V.
Phương pháp dùng cho nhôm khử oxit kim loại gọi là phương pháp nhiệt
nhôm.Bằng phương pháp nhiệt nhôm,người ta thường dùng hổn hợp gồm
25%Fe3O4 và 75% bột Al để hàn nhanh và ngay tại chổ chi tiết sắt. Khi nóng
chảy, hổn hợp đó cho nhiệt
độ lên đến khoảng 25000C.
12


Nhôm tương tác với Clo, Brom ở nhiệt độ thường,với iot khi đun nóng, với
nito, lưu huỳnh và các bon ở nhiệt độ khá cao và không tương tác với hidro.
Nhôm tuy có tổng năng lượng ion hóa thứ nhất, hai và ba khá lớn nhưng
nhờ ion có nhiệt hidrat hóa rất âm cho nên nhôm kim loại dể dàng chuyển
sang ion.
Có thế điện cực tương đối thấp như vậy,về nguyên tắc nhôm dể dang đẩy
hidro ra khỏi nước . Nhưng thực tế vì bị màng oxit bền bảo vệ, nhôm không tác

dụng với nước. Nhôm chỉ dể dàng tan trong axit clohidrit và axit sunfurit, nhất
là khi đun nóng,phản ứng chung của nhôm trong dung dịch axit là:
2Al+6H3O++6H2O=2Al[(H2O)6]3++3H2
Trong axit nitrit đặc nguội, nhôm không những không tan mà còn bị thụ
động hóa, nghĩa là sau khi tiếp xúc với axit nitrit đặc, nhôm sẻ không tan trong
dung dịch axit clohidrit và dung dịch sun furit nữa.Trên thực tế người ra dùng
nhôm dựng axit nitrit đặc nguội.Nhôn tan trong dung dịch kiềm giải phóng
hidro.
2Al+2OH-+6H2O=2[Al(OH)4]-+3H2
IV.Ứng dụng của Nhôm
1.Trong công nghiệp
Tính theo cả số lượng lẫn giá trị, việc sử dụng nhôm vượt tất cả các kim
loại khác, trừ sắt, và nó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Nhôm nguyên chất có sức chịu kéo thấp, nhưng tạo ra các hợp kim với nhiều
nguyên tố như đồng, kẽm, magiê, mangan và silic. Khi được gia công cơ-nhiệt
các hợp kim nhôm này có các thuộc tính cơ học tăng lên đáng kể.Các hợp kim
nhôm tạo thành một thành phần quan trọng trong các máy bay và tên lửa do
tỷ lệ sức bền cao trên cùng khối lượng.

13


Hình 4.Một chiếc máy bay có nhiều bộ phận được làm từ Nhôm

Khi nhôm được bay hơi trong chân không, nó tạo ra lớp bao phủ phản xạ cả ánh sáng
và bức xạ nhiệt. Các lớp bao phủ này tạo thành một lớp mỏng của ôxít nhôm bảo vệ,
nó không bị hư hỏng như các lớp bạc bao phủ vẫn hay bị. Trên thực tế, gần như toàn
bộ các loại gương hiện đại được sản xuất sử dụng lớp phản xạ bằng nhôm trên mặt
sau của thủy tinh. Các gương của kính thiên văn cũng được phủ một lớp
mỏng nhôm, nhưng là ở mặt trước để tránh các phản xạ bên trong mặc dù

điều này làm cho bề mặt nhạy cảm hơn với các tổn thương.
Các loại vỏ phủ nhôm đôi khi được dùng thay vỏ phủ vàng để phủ vệ tinh nhân tạo
hay khí cầu để tăng nhiệt độ cho chúng, nhờ vào đặc tính hấp thụ bức xạ điện từ
của .Mặt Trời tốt, mà bức xạ hồng ngoại vào ban đêm thấp.Hợp kim nhôm, nhẹ và
bền, được dùng để chế tạo các chi tiết của phương tiện vận tải (ô tô, máy bay, xe tải,
toa xe, tàu hỏa, tàu biển, v.v.)

Hình 5. Một số chi tiết trên tàu và xe ôtô đươc làm Nhôm
14


Xây dựng (cửa sổ, cửa, ván, v.v; tuy nhiên nó đã đánh mất vai trò chính
dùng làm dây dẫn phần cuối cùng của các mạng điện, trực tiếp đến người sử
dụng.)
Các đường dây tải điện (mặc dù độ dẫn điện của nó chỉ bằng 60% của đồng,
nó nhẹ hơn nếu tính theo khối lượng và rẻ tiền hơn) chế tạo máy móc.
Mặc dù tự bản thân nó là không nhiễm từ, nhôm được sử dụng trong thép
MKM và các nam châm Alnico. Nhôm siêu tinh khiết (SPA) chứa 99,980%99,999% nhôm được sử dụng trong công nghiệp điện tử và sản xuất đĩa CD.
Nhôm dạng bột thông thường được sử dụng để tạo màu bạc trong sơn. Các
bông nhôm có thể cho thêm vào trong sơn lót, chủ yếu là trong xử lý gỗ — khi
khô đi, các bông nhôm sẽ tạo ra một lớp kháng nước rất tốt. Nhôm dương cực
hóa là ổn định hơn đối với sự ôxi hóa, và nó được sử dụng trong các lĩnh vực
khác nhau của xây dựng.

Hình 6. Đĩa CD và dây dẫn điện nhôm

Phần lớn các bộ tản nhiệt cho CPU của các máy tính hiện đại được sản xuất từ nhôm
vì nó dễ dàng trong sản xuất và độ dẫn nhiệt cao.

15



Hình 7. Bộ tản nhiệt bằng nhôm trong CPU của máy tính

Ôxít nhôm, alumina, được tìm thấy trong tự nhiên dưới dạng corunđum,
emery, ruby và saphia và được sử dụng trong sản xuất thủy tinh. Ruby và
saphia tổng hợp được sử dụng trong các ống tia laser để sản xuất ánh sáng có
khả năng giao thoa.
Sự ôxi hóa nhôm tỏa ra nhiều nhiệt, nó sử dụng để làm nguyên liệu rắn cho
tên lửa, nhiệt nhôm và các thành phần của pháo.
2.Trong đời sống
Vì lý do về độ bền và dễ uốn dẻo nên Nhôm được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc
sống hằng ngày như lợp mái nhà, các vách trong các tòa nhà cao tầng, muỗng nĩa,
dụng cụ nấu ăn như nồi soong, chén đĩa, dây điện.v.v…

Hình 8.Dụng cụ nấu ăn và tôn làm bằng Nhôm
16


Do có lớp màng oxy há nên Nhôm không bị oxy hóa, tính chất này thích hợp cho việc
ứng dụng làm các loại cửa có độ bền cao với thời tiết cao.

Hình 9.Các loại cửa được làm bằng Nhôm

V.Những lưu ý khi sử dụng Nhôm
Nhôm là một trong ít các nguyên tố phổ biến nhất mà không có chức năng
có ích nào cho các cơ thể sống, nhưng có một số người bị dị ứng với nó , họ bị
các chứng viêm da do tiếp xúc với các dạng khác nhau của nhôm: các vết
ngứa do sử dụng các chất làm se da hay hút mồ hôi (phấn rôm), các rối loạn
tiêu hóa và giảm hay mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn

nấu trong các nồi nhôm, nôn mửa hay các triệu chứng khác của ngộ độc
nhôm do ăn uống. Đối với những người khác, nhôm không bị coi là chất độc như
các kim loại nặng, nhưng có dấu hiệu của ngộ độc nếu nó được hấp thụ nhiều, mặc dù
việc sử dụng các đồ nhà bếp bằng nhôm (phổ biến do khả năng chống ăn mòn và dẫn
nhiệt tốt) nói chung chưa cho thấy dẫn đến tình trạng ngộ độc nhôm. Việc tiêu thụ qua
nhiều các thuốc chống chua chứa các hợp chất nhôm và việc sử dụng quá nhiều các
chất hút mồ hôi chứa nhôm có lẽ là nguồn duy nhất sinh ra sự ngộ độc nhôm.
C.Kết luận
Tóm lại Nhôm có rất nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống hiện nay của chúng ta.
Nhôm là một nguyên liệu quý cho các ngành công nghiệp. Với tính năng sử dụng của
đồ vật làm từ Nhôm càng ngày càng cao góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội
loài ngoài một cách nhanh chóng.

17


Tài liệu tham khảo
1. />2. />
18



×