Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Đáp án môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.33 KB, 45 trang )

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1


ĐỀ CƯƠNG
MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Tóm tắt quá trình tan rã của cộng sản nguyên thủy
Lịch sử đã trải qua ba lần phân công lao động xã hội lớn, mà mỗi lần
xã hội lại có những bước tiến mới từng bước làm tăng nhanh quá trình tan rã
của chế độ cộng sản nguyên thuỷ.
*Lần phân công lao động xã hội thứ nhất:
- Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.
- Chăn nuôi, trồng trọt phát triển tạo ra những sản phẩm lao động
dư thừa và phát sinh khả năng chiếm đoạt sản phẩm dư thừa đó
- Nảy sinh nhu cầu về sức lao động, nên các tù binh chiến tranh
được giữ làm nô lệ.
→ chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội phân chia thành kẻ giàu người
nghèo. Phá vỡ chế độ quần hôn, thay vào đó là các gia đình cá thể với địa vị
độc tôn của người chồng.
* Lần phân công lao động xã hội thứ hai:
- Tìm ra kim loại cải tiến công cụ sản xuất → Thủ công nghiệp
tách khỏi nông nghiệp
- Phân hóa giàu nghèo rõ rệt gắn liền với phân hóa giai cấp và mâu
thuẫn giai cấp.
- Nô lệ trở thành một lực lượng xã hội với số lượng ngày càng
tăng.
* Lần phân công lao động xã hội thứ ba:
- Nhu cầu trao đổi hàng hóa → thương nghiệp xuất hiện → thương
nhân và đồng tiền, chế độ cầm cố và cho vay nặng lãi → bần cùng hoá của
đại đa số và tập trung của cải trong tay thiểu số người.


2


- Số nô lệ tăng nhanh, bị bóc lột sức lao động nặng nề từ phía giai
cấp chủ nô.
Như vậy qua ba lần phân công lao động xã hội đã làm đảo lộn xã hội
thị tộc từ một xã hội thuần nhất thành một xã hội có sự phân chia giai cấp.
Với sự xuất hiện của tư hữu và gia đình đã làm rạn nứt xã hội thị tộc thì sự
ra đời của tầng lớp nô lệ và chủ nô thực sự đã tạo ra trong xã hội thị tộc
những mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà được. Đứng trước hoàn
cảnh mới – một xã hội do toàn bộ những điều kiện kinh tế quyết định sự tồn
tại của nó đã phân chia thành các giai cấp đối lập, đấu tranh gay gắt với
nhau, tổ chức thị tộc đã trở thành bất lực không còn phù hợp nữa thì xã hội
đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức trấn áp được các xung đột giai
cấp này. Xuất phát từ nguyên nhân khách quan này này, Nhà nước ra đời.
Câu 2: Hệ quả của sự biến đổi xã hội thị tộc sau lần phân công lao
động thứ ba?
Khi các ngành sản xuất đã tách biệt thì xuất hiện nhu cầu trao đổi
hàng hoá và dẫn đến sự ra đời của thương nghiệp và thương nghiệp tách ra
thành một ngành hoạt động độc lập. Lần phân công lao động này đã làm
thay đổi sâu sắc xã hội, với sự ra đời của tầng lớp thương nhân, mặc dù họ
là những người không trực tiếp tiến hành lao động sản xuất nhưng lại chi
phối toàn bộ hoạt động sản xuất của xã hội bắt những người lao động sản
xuất lệ thuộc vào mình. Thương nghiệp ra đời đã kéo theo sự xuất hiện của
đồng tiền, chế độ cầm cố và cho vay nặng lãi… dẫn đến sự bần cùng hoá
của đại đa số và tập trung của cải trong tay thiểu số người.
Như vậy qua ba lần phân công lao động xã hội đã làm đảo lộn xã hội
thị tộc từ một xã hội thuần nhất thành một xã hội có sự phân chia giai cấp.
Với sự xuất hiện của tư hữu và gia đình đã làm rạn nứt xã hội thị tộc thì sự
3



ra đời của tầng lớp nô lệ và chủ nô thực sự đã tạo ra trong xã hội thị tộc
những mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà được. Đứng trước hoàn
cảnh mới – một xã hội do toàn bộ những điều kiện kinh tế quyết định sự tồn
tại của nó đã phân chia thành các giai cấp đối lập, đấu tranh gay gắt với
nhau, tổ chức thị tộc đã trở thành bất lực không còn phù hợp nữa thì xã hội
đó đòi hỏi phải có một tổ chức mới đủ sức trấn áp được các xung đột giai
cấp. Tổ chức đó chính là nhà nước và sự xuất hiện của nhà nước là yêu cầu
khách quan. Nhà nước không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào
xã hội mà là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, tựa hồ như đứng trên xã hội,
có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong
vòng “trật tự”.
Câu 3: Các kiểu nhà nước và kiểu pháp luật trong lịch sử
a. Kiểu nhà nước là tổng thể các dáu hiệu cơ bản, đặc thù của nhà
nước; thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại, phát triển của
nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Trong lịch sử của xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế
xã hội là chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội đó là bốn kiểu nhà nước: kiểu
nhà nước chiếm hữu nô lệ, kiểu nhà nước phong kiến, kiểu nhà nước tư sản,
kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
b. Kiểu pháp luật là tổng thể các dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù
của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát
triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.
Học thuyết Mác-Lê nin về các hình thái kinh tế xã hội là cơ sở để
phân định kiểu pháp luật. Đặc điểm của mỗi hình thái kinh tế xã hội có giai
cấp sẽ quyết định những dấu hiệu cơ bản của pháp luật. Phù hợp với điều đó
4



trong lịch sử đã tồn tại bốn kiểu pháp luật: kiểu pháp luật chủ nô, kiểu pháp
luật phong kiến, kiểu pháp luật tư sản, kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Câu 4: Hình thức Nhà nước là gì? Trình bày hình thức chính thể?
-

Hình thức nhà nước là cách tổ chức và thực hiện quyền

lực nhà nước.
* Hình thức chính thể: là cách tổ chức và trình tự thành lập các cơ
quan cao nhất của nhà nước cùng với những mối quan hệ giữa các cơ quan
đó. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính
thể cộng hoà.
+ Chính thể quân chủ là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối
cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hoặc một phần) vào tay người đứng đầu
nhà nước theo nguyên tắc truyền ngôi hoặc được bầu suốt đời. Tuỳ thuộc
vào phạm vi quyền lực của người đứng đầu nhà nước: Vua, Quốc trưởng…,
người ta phân biệt chính thể quân chủ chuyên chế hoặc quân chủ lập hiến.
+ Chính thể cộng hoà là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối
cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời hạn nhất
định. Chính thể cộng hoà được chia thành cộng hoà đại nghị và cộng hoà
tổng thống, hoặc cộng hoà dân chủ và cộng hoà quí tộc (nhà nước xã hội
chủ nghĩa thuộc dạng chính thể cộng hoà dân chủ).
Câu 5: Các hình thức Nhà nước? Trình bày hình thức cấu trúc
nhà nước?
a. Hình thức nhà nước là cách tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước. Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
là ba mặt của vấn đề hình thức nhà nước.
b. Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức bộ máy Nhà nước
theo các đơn vị hành chính-lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các cơ quan

Nhà nước,quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước ở Trung ương với các cơ
5


quan Nhà nước ở địa phương. Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là
hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liên bang.
+ Nhà nước đơn nhất là nhà nước có:
• chủ quyền chung,
• lãnh thổ toàn vẹn, các bộ phận hợp thành NN là các đơn
vị hành chính không có chủ quyền riêng.
• hệ thống cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính thống
nhất từ trung ương đến địa phương
• hệ thống pháp luật và công dân có một quốc tịch.
+ Nhà nước liên bang là nhà nước có:
• hai hay nhiều nước thành viên hợp lại trong đó cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất chung cho toàn liên bang, đồng
thời mỗi nhà nước thành viên lại có cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của mình
• hai hệ thống pháp luật : hệ thống pháp luật của các bang
thành viên và hệ thống pháp luật chung toàn bang.
Câu 6: Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam bao gồm những cơ
quan nào? Chức năng chủ yếu của Quốc hội?
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống
các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ để
thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
-

Bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam bao gồm các cơ


quan:
+ Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
6


Cơ cấu tổ chức của Quốc hội bao gồm: Uỷ ban thường vụ Quốc hội là
cơ quan thường trực của Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của
Quốc hội.
+ Chủ tịch nước: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay
mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
+ Chính phủ: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp,
là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Cơ cấu Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Tòa án nhân dân: Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Hệ thống
Tòa án gồm có Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương,
các toà án khác luật định.
+ Viện kiểm sát nhân dân: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
+ Cơ quan địa phương: bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại
diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân
địa phương bầu ra.
Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân
cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân.

-

Chức năng chủ yếu của Quốc hội:

+ Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp: Làm Hiến pháp và sửa
đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật;

7


+ Quyền quyết định những công việc quan trọng nhất của đất nước:
Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước; Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ
quốc gia; Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
Quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; Quyết định chính sách cơ bản về
đối ngoại...
+ Quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước: Thực hiện
quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của
Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc
hội thành lập.
Câu 7: Định nghĩa pháp luật? Trình bày bản chất giai cấp của
pháp luật?
a. Pháp luật là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành thể hiện
ý chí của giai cấp thống trị, nó hoàn toàn khác với các qui phạm xã hội (bao
gồm chủ yếu là các tập quán) thể hiện ý chí của tất cả mọi người.
b. Bản chất giai cấp của NN:
- Pháp luật sinh ra trong xã hội có giai cấp. Pháp luật là công cụ của
nhà nước thực hiện nền chuyên chính của mình.

- Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông
qua Nhà nước để hợp pháp hoá ý chí của mình thành pháp luật → pháp luật
luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành và bảo đảm
thực hiện pháp luật bằng sức mạnh cưỡng chế.
Câu 8: Trình bày mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế?
8


Trong mối quan hệ pháp luật- kinh tế thì một mặt pháp luật phụ thuộc
vào kinh tế, mặt khác pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ
đối với kinh tế.
- Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện:
+ Nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế xã hội quyết định,
chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật
+ Sự thay đổi của chế độ kinh tế xã hội sớm hay muộn cũng dẫn đến
sự thay đổi của pháp luật
+

Pháp luật luôn luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế,

nó không thể cao hơn hay thấp hơn trình độ phát triển đó.
- Pháp luật tác động ngược trở lại với kinh tế.
+ Pháp luật tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế, đến cách
tổ chức và vận hành của toàn bộ nền kinh tế, cũng như bên trong của nền
kinh tế nếu pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp tiên tiến trong xã hội, phản
ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế.
+ Pháp luật kìm hãm sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, hoặc 1
trong các yếu tố hợp thành của hệ thống kinh tế khi pháp luật của giai cấp
lỗi thời muốn duy trì các quan hệ kinh tế đã lạc hậu.
Câu 9: Thế nào là hình thức biểu hiện của pháp luật? Trình bày

hình thức tập quán pháp?
a. Hình thức biểu hiện của pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị
sử dụng để nâng ý chí của giai cấp mình lên thành luật. Trong lịch sử đã có
ba hình thức pháp luật là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản pháp luật.
b. Tập quán pháp:
- là hình thức nhà nước thừa nhận một số tập quán đã lưu truyền
trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, nâng chúng thành các
9


qui tắc xử sự chung được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp
cưỡng chế bắt buộc.
- Nhà nước buộc mọi người phải tuân thủ (≠ tập quán thông thường
được tuân theo chỉ do thói quen, do truyền thống)
- là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất ở thời kì cổ xưa, trong xã
hội phát triển chậm chạp, chủ yếu: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến,
nhà nước tư sản có chế độ quân chủ.
- hình thành một cách tự phát, ít biến đổi và có tính cục bộ → không
phù hợp với bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa → trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn thừa nhận ở mức hạn
chế một số tập quán tiến bộ.
Câu 10: Trình bày hình thức tiền lệ pháp? Điểm hạn chế của hình
thức tập quán pháp và tiền lệ pháp?
Tiền lệ pháp là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ
quan hành chính hay cơ quan xét xử khi giải quyết những vụ việc cụ thể làm
khuôn mẫu áp dụng đối với các vụ việc tương tự. Hình thức này xuất hiện
muộn hơn hình thức tập quán pháp, được sử dụng trong các nhà nước phong
kiến một cách rộng rãi và hiện nay nó vẫn chiếm vị trí quan trọng trong
pháp luật tư sản
Hạn chế:

+ Tập quán pháp: hình thành 1 cách tự phát, ít biến đổi và có tính cục
bộ -> thiếu tính khoa học và thiếu thống nhất
+ Tiền lệ pháp: dễ tạo sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp
chế; hạn chế tính linh hoạt của chủ thể áp dụng.
Câu 11: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật XHCN?
10


Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý
chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi
người tôn trọng và thực hiện.
Quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật, pháp luật
xã hội chủ nghĩa thể hiện những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.
- NT duy trì, củng cố và bảo vệ chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, đảm
bảo sự thống nhất giữa ba lợi ích: nhà nước, tập thể và công dân.
- NT pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- NT tôn trọng hiệu lực tối cao của Hiến pháp và các đạo luật.
- NT xây dựng chế độ làm chủ tập thể, thực hiện dân chủ xã hội chủ
nghĩa.
- NT mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
- NT nhân đạo xã hội chủ nghĩa.
- NT hoà bình, hữu nghị, và hợp tác với các nước khác trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền của mỗi quốc gia.
Câu 12: Định nghĩa quy phạm pháp luật XHCN? Tóm tắt các đặc
điểm cơ bản của pháp luật XHCN?
Quy phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa là quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc phê chuẩn thể hiện ý chí và bảo vệ lợi

ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, để điều chỉnh các quan hệ xã
hội vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm:
- Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung)
11


Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, nói lên giới hạn cần thiết mà
nhà nước quy định để mọi người có thể xử sự một cách tự do trong khuôn
khổ cho phép, vượt qua giới hạn đó là trái luật. Những quy tắc xử sự đều là
khuôn mẫu hành vi mà mọi chủ thể đều phải tuân theo bất kể thuộc dòng họ,
giới tính, dân tộc, tôn giáo nào ... Do đó pháp luật mang tính quy phạm phổ
biến, tính bắt buộc chung.
- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Pháp luật ở thời kỳ đầu chưa được ghi thành văn bản mà mới chỉ ở
dạng bất thành văn. Sau này, chữ viết hoàn thiện, cùng với sự phát triển
nhiều mối quan hệ xã hội đòi hỏi phải ghi nhận những quy phạm pháp luật
đó trong các văn bản nhằm thuận tiện cho việc sử dụng và áp dụng pháp
luật. Ngay cả tập quán pháp cũng được nhắc tới tên loại tập quán đó trong
văn bản nào của Nhà nước. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức pháp lý
còn được thể hiện trong việc quy định tên gọi, cơ quan có thẩm quyền ban
hành văn bản pháp luật đó.
Văn bản pháp luật được viết bằng lời văn rõ ràng, ngắn gọn, không đa
nghĩa, dễ hiểu và có cấu trúc thứ tự từ hiến pháp - luật - các văn bản dưới
luật.
- Tính được bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước
Nhà nước ban hành ra pháp luật thì Nhà nước phải bảo đảm để pháp
luật được thực hiện. Bất cứ một quy phạm nào cũng được bảo đảm thực
hiện như đạo đức thì bảo đảm thực hiện bằng dư luận xã hội, tôn giáo thì
được bảo vệ bằng các thiết kế tôn giáo, phong tục tập quán được bảo đảm

bởi truyền thống. Tuy nhiên chỉ có pháp luật là được Nhà nước bảo đảm
một cách đầy đủ nhất thông qua 4 phương diện:
Bảo đảm về vật chất: Nhà nước nắm trong tay quyền lực kinh tế, có
đầy đủ vật chất, tiền để thực hiện pháp lụât, đưa pháp luật vào cuộc sống.
12


Đảm bảo về mặt tư tưởng: Nhà nước có một hệ thống phương tiện
thông tin đại chúng làm công tác tư tưởng, truyền bá pháp luật để làm nhân
dân biết, hiểu, tin và từ đó tuân theo pháp luật.
Đảm bảo về mặt tổ chức: Nhà nước có ngay một bộ máy với các cơ
quan hành pháp, tư pháp và một đội ngũ cán bộ công chức đưa pháp luật
vào đời sống tạo điều kiện giúp đỡ bằng biện pháp để mọi chủ thể có thể tự
mình thực hiện pháp luật.
Đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế: Pháp luật là ý chí của Nhà nước
được đề lên thành luật do đó nó luôn mang tính cưỡng chế nếu nó bị vi
phạm
Câu 13: Cơ cấu của quy phạm pháp luật? Trình bày phần giả
định của quy phạm pháp luật?
a. Cơ cấu của quy phạm pháp luật được hiểu là các bộ phận (các
phần) hợp thành quy phạm pháp luật. Thông thường quy phạm pháp luật
được hình thành từ ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài. Mỗi bộ phận
trả lời cho một câu hỏi sau:
+ Người (tổ chức) nào? Khi nào? Trong hoàn cảnh, điều kiện nào?
+ Phải làm gì? Được làm gì? Làm như thế nào?
+ Hậu quả gì nếu không làm đúng những quy định của nhà nước đã
nêu ở trên.
b. Phần giả định của quy phạm pháp luật:
- Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những hoàn
cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người gặp phải và cần

phải xử sự (hành động hoặc không hành động) theo những quy định của nhà
nước. Trong giả định còn nêu cả chủ thể (cá nhân hay tổ chức) nào ở vào
những hoàn cảnh điều kiện đó.
13


- Giả định là bộ phận không thể thiếu được trong quy phạm pháp luật.
Nếu thiếu giả định thì quy phạm pháp luật trở nên vô nghĩa, bởi lẽ chỉ từ giả
định chúng ta mới biết được ai? (tổ chức nào?) khi ở vào hoàn cảnh điều
kiện nào? thì phải xử sự theo đúng quy định của nhà nước.
- Yêu cầu: Những chủ thể, hoàn cảnh điều kiện nêu trong phần giả
định phải rõ ràng, chính xác, sát với thực tế, tránh tình trạng nêu mập mờ
khó hiểu dẫn đến khả năng không hiểu được hoặc hiểu sai lệch nội dung của
quy phạm pháp luật. Dự kiến được tới mức cao nhất những hoàn cảnh điều
kiện có thể xảy ra trong thực tế mà trong đó hoạt động của con người cần
phải điều chỉnh bằng pháp luật.
- Giả định của pháp luật có thể đơn giản (chỉ nêu một hoàn cảnh điều
kiện) hoặc có thể phức tạp (nêu nhiều hoàn cảnh điều kiện) nếu gặp phải
chủ thể cần phải xử sự theo những quy định của nhà nước.
Câu 14: Trình bày phần quy định của quy phạm pháp luật? Tại
sao một quy phạm pháp luật không thể thiếu phần quy định?
+ Khái niệm: Qui định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu
lên cách thức (quy tắc) xử sự buộc mọi người phải xử sự theo khi ở vào
hoàn cảnh điều kiện đã nêu trong phần giả định của quy phạm pháp luật.
Cách thức xử sự được nêu trong phần quy định của quy phạm pháp
luật chính là mệnh lệnh của nhà nước buộc mọi người phải tuân theo, nó
trực tiếp thể hiện ý chí của nhà nước của giai cấp. Thông qua bộ phận quy
định của quy phạm pháp luật, nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí
của các bên tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Phần quy định thường được nêu ở dạng: cấm, không được, phải, thì

… Tính chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của phần quy định là một trong những
điều kiện đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động của các chủ thể. Mệnh
14


lệnh đã nêu ở phần quy định của quy phạm pháp luật có thể ở dạng dứt
khoát (chỉ nêu một cách xử sự không có sự lựa chọn) hoặc có thể ở dạng tuỳ
nghi (nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự, chủ thể được phép lựa chọn cách
thức xử sự).
+ Giải thích: Quy định là bộ phận chủ yếu của quy phạm pháp luật,
bởi lẽ chỉ ở phần quy định các chủ thể pháp luật mới biết được họ phải làm
gì, không được làm gì khi xảy ra hoàn cảnh, điều kiện đã nêu ở phần giả
định.
Câu 15: Trình bày phần chế tài của quy phạm pháp luật? Các
loại chế tài?
a. Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện
pháp xử lí, tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào
không thực hiện đúng cách thức xử sự (mệnh lệnh nhà nước) đã nêu ở phần
quy định của quy phạm pháp luật.
- Chế tài pháp luật là những hậu quả bất lợi đối với những chủ thể vi
phạm pháp luật.
- Chế tài của quy phạm pháp luật cũng có thể là cố định hoặc không
cố định. Chế tài cố định chỉ rõ cụ thể về mức độ, biện pháp xử lí, còn chế tài
không cố định không quy định biện pháp xử lí một cách dứt khoát mà chỉ ra
giới hạn tối thiểu hoặc tối đa của biện pháp xử lí.
- Trật tự giả định, quy định, chế tài có thể bị đảo lộn hoặc cũng có thể
không nhất thiết phải diễn đạt đầy đủ cả ba thành phần. Song mô hình
chung thể hiện là: “nếu...thì…”.
b. Chế tài có nhiều hình thức khác nhau, có thể phân loại như sau:
+ Chế tài kỉ luật : là hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, đơn vị

áp dụng đối với cán bộ, nhân viên thuộc quyền quản lí của mình có sự vi
15


phạm về nội quy, điều lệ trong cơ quan, đơn vị. Các biện pháp kỉ luật được
áp dụng là: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ tầng công tác, hạ cấp bậc
kĩ thuật, cách chức, buộc thôi việc.
+ Chế tài hành chính : là những loại phạt và một số biện pháp bắt
buộc khác do cơ quan quản lí nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi
phạm các chế độ thể lệ quản lí của nhà nước.
+ Chế tài dân sự : gồm các biện pháp trách nhiệm vật chất, bồi thường
thiệt hại, phạt bội ước…
+ Chế tài hình sự: là các loại hình phạt do Toà án áp dụng đối với
những người có hành vi phạm tội, gồm cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không
giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình…
Câu 16: Định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật? Nêu tóm tắt
các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?
+ Định nghĩa: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành theo một thủ tục và hình thức nhất định, có
chứa đựng những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã
hội nhất định và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.
- Đặc điểm:
+ Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành
+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng các quy tắc
xử sự chung (quy phạm pháp luật)
+ Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong cuộc
sống, được áp dụng trong mọi điều kiện khi có sự kiện pháp lí xảy ra.
+ Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các văn bản pháp luật được
quy định cụ thể trong luật (luật ban hành văn bản pháp luật).

16


Câu 17: Kể tên các loại văn bản quy phạm pháp luật theo Điều 4
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015?
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật,
được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định.
Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015,
có các loại văn bản quy phạm pháp luật sau:
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết
liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với
Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng
Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
17



11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi
chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Câu 18: Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật?
Khái niệm: Là khoảng thời gian có hiệu lực của văn bản quy phạm
pháp luật, được xác định từ thời điểm phát sinh cho đến thời điểm chấm dứt
hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật.
Thời điểm phát sinh hiệu lực của các văn bản pháp luật được xác định
rất khác nhau, thông thường được thể hiện theo hai cách: ghi rõ trong văn
bản thời điểm phát sinh hiệu lực hoặc không ghi rõ thời điểm đó. Đối với
những văn bản trong đó có điều khoản ghi rõ thời điểm phát sinh hiệu lực
thì việc áp dụng vào thực tế có nhiều thuận lợi hơn. Tuỳ thuộc vào điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể mà trong đó mỗi văn bản pháp luật sẽ phát huy vai trò
của mình, người làm luật sẽ dự liệu và ấn định thời điểm phát sinh hiệu lực
của nó. Có văn bản thời điểm đó được xác định từ ngày kí, có văn bản thời
điểm phát sinh hiệu lực lại muộn hơn, cá biệt có trường hợp phải sau một
thời gian dài.
Đối với những văn bản mà trong đó không ghi rõ thời điểm phát sinh
hiệu lực thì cần phải chú ý đến đặc điểm riêng của từng loại văn bản. Đối
với văn bản luật, thời điểm phát sinh hiệu lực tính từ khi chúng được Chủ
18



tịch nước ra lệnh công bố chính thức. Còn đối với văn bản dưới luật thì việc
xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của chúng phải được xem xét cụ thể
hơn (vì các văn bản dưới luật không bắt buộc phải có giai đoạn công bố
chính thức). Thông thường các văn bản dưới luật có hiệu lực kể từ ngày
được ban hành (ngày kí văn bản), hoặc từ thời điểm mà cơ quan hữu quan
nhận được văn bản đó. Trong các trường hợp khác thời điểm phát sinh hiệu
lực được tính từ ngày chúng được công bố trên các phương tiện thông tin
đại chúng của nhà nước.
Thời điểm chấm dứt hiệu lực của các văn bản quy phạm cũng được
xác định theo hai cách. Nếu trong văn bản ghi rõ thời hạn hiệu lực thì đến
thời điểm đã xác định đó văn bản sẽ chấm dứt hiệu lực của mình. Đối với
văn bản không ghi rõ thời hạn hiệu lực thì nó chỉ chấm dứt hiệu lực (toàn bộ
hay một phần) khi có một văn bản mới thay thế nó, hoặc có một số quy
phạm mới được ban hành để thay thế một bộ phận quy phạm đó.
Theo nguyên tắc chung, văn bản quy phạm pháp luật cần để điều
chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh sau khi văn bản đó đã có hiệu lực, nó
không có hiệu lực hồi tố. Nguyên tắc này có một ý nghĩa quan trọng để
củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa, thiết lập một trật tự pháp luật phù hợp
với đặc điểm của chủ nghĩa xã hội. Trong những trường hợp cần thiết,
người làm luật cần dự liệu chính xác để thể hiện trong một số quy phạm cụ
thể, nhưng không đặt thành quy định chung về hiệu lực hồi tố của cả văn
bản pháp luật. Đồng thời xem xét hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm cần
dựa trên cơ sở nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Câu 19: Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp
luật?

19



- Hiệu lực theo không gian là giới hạn tác động theo không gian của
văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo lãnh thổ quốc gia, một
vùng hay một địa phương nhất định.
- Một văn bản có hiệu lực trên một phạm vi lãnh thổ rộng hay hẹp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như thẩm quyền của cơ quan ban hành ra nó, tính
chất, mục đích và nội dung được thể hiện cụ thể trong văn bản đó.
- Hiệu lực theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác
định theo hai cách cơ bản. Những văn bản trong đó có điều khoản xác định
rõ hiệu lực theo không gian thì chúng sẽ phát huy hiệu lực trong phạm vi đã
được xác định đó. Đối với những văn bản không có điều khoản đó thì phải
dựa vào thẩm quyền và nội dung các quy phạm trong văn bản để xác định
về không gian.
Câu 20: Định nghĩa quan hệ pháp luật? Đặc điểm của quan hệ
pháp luật?
- Định nghĩa: quan hệ pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong
xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Đặc điểm:
+ Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí, nói cách khác quan
hệ pháp luật xuất hiện do ý chí của nhà nước. Thông qua ý chí, quan hệ xã
hội từ trạng thái vô định (không có cơ cấu chủ thể nhất định) đã chuyển
sang trạng thái cụ thể (có cơ cấu chủ thể nhất định).
+ Quan hệ pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc. Do được hình thành
trên cơ sở các quy phạm pháp luật, tức là trên cơ sở ý chí của giai cấp thống
trị, các quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa là lợi ích của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động được bảo vệ.

20


+ Nội dung của quan hệ pháp luật được cấu thành bởi quyền và nghĩa

vụ pháp lí mà việc thực hiện được đảm bảo bởi sự cưỡng chế nhà nước.
Câu 21: Thế nào là chủ thể của quan hệ pháp luật? Trình bày
năng lực pháp luật của chủ thể?
a. Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân hoặc tổ chức có
năng lực chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định để thực hiện
quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình.
b. Năng lực chủ thể pháp luật bao gồm: Năng lực pháp luật và năng
lực hành vi.
+ Năng lực pháp luật là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lí mà
nhà nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức. Năng lực pháp luật là thuộc
tính không tách rời của mỗi công dân, song đấy không phải thuộc tính tự
nhiên mặc dù nó xuất hiện ngay từ khi người đó sinh ra. Năng lực pháp luật
xuất hiện trên cơ sở pháp luật của mỗi nước. Chính vì vậy ở mỗi con người
cụ thể năng lực này sẽ có những điểm khác nhau. Năng lực pháp luật cũng
có nội dung nhất định của nó, tức là quyền và nghĩa vụ mà chủ thể có thể có
được theo quy định của pháp luật.
+ Năng lực hành vi là khả năng mà nhà nước giành cho công dân để
thực hiện năng lực pháp luật. Năng lực hành vi ở mỗi nhóm quan hệ pháp
luật khác nhau lại được quy định độ tuổi của công dân khác nhau.
+ Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Một chủ thể đơn thuần chỉ có năng lực pháp luật thì
không thể tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật, tức không thể tự
mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể. Ngược lại, năng lực pháp
luật là tiền đề của năng lực hành vi, không thể có chủ thể nào không có
năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi. Giữa năng lực pháp luật và
21


năng lực hành vi có giới hạn rõ nét khi chủ thể là cá nhân vì trong trường
hợp này sự xuất hiện năng lực hành vi của chủ thể xảy ra muộn hơn so với

năng lực pháp luật. Còn đối với chủ thể là pháp nhân thì năng lực pháp luật
và năng lực hành vi cùng xuất hiện khi pháp nhân thành lập và mất đi khi
pháp nhân giải thể .
Câu 22: Trình bày năng lực hành vi của chủ thể?
Năng lực hành vi của chủ thể là một trong các yếu tố tạo nên năng lực
pháp luật của chủ thể.
Năng lực hành vi là khả năng của công dân được nhà nước thừa nhận
mà với nó người đó có thể bằng chính các hành vi của bản thân tạo ra cho
mình các quyền và nghĩa vụ pháp lí hoặc thực hiện chúng một cách độc lập,
đồng thời phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lí do hành vi đó mang lại.
Như vậy có thể nói năng lực hành vi là khả năng mà nhà nước dành cho
công dân để thực hiện năng lực pháp luật.
Năng lực hành vi chỉ xuất hiện khi công dân đã đến một độ tuổi nhất
định và đạt được những điều kiện nhất định. Phần lớn pháp luật của các
nước đều lấy độ tuổi 18 và tiêu chuẩn lí trí (khả năng nhận thức) làm điều
kiện công nhận năng lực hành vi cho chủ thể của đa số các nhóm quan hệ
pháp luật. Tuy nhiên năng lực hành vi ở mỗi nhóm quan hệ pháp luật khác
nhau lại được quy định độ tuổi của công dân khác nhau.
Câu 23: Điều kiện để một tổ chức trở thành pháp nhân?
Pháp nhân là tổ chức do nhà nước thành lập hoặc thừa nhận, được coi
là chủ thể quan hệ pháp luật. Tuy nhiên không phải tổ chức nào do nhà nước
lập ra hoặc thừa nhận cũng đều có tư cách pháp nhân. Pháp nhân là khái

22


niệm pháp lí phản ánh địa vị pháp lí của một số tổ chức. Để trở thành pháp
nhân phải có những điều kiện sau:
- được thành lập một cách hợp pháp
- có cơ cấu tổ chức thống nhất, hoàn chỉnh và hợp pháp.

- có tài sản riêng và chịu trách nhiệm độc lập về tài sản của mình
- nhân danh mình khi tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc
lập.
Câu 24: Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật?
Quyền chủ thể: là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến
hành, nó bao gồm những đặc tính sau:
+ Là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp
luật cho phép.
+ Là khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành động cản
trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật.
+ Là khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của mình.
Các thuộc tính kể trên của quyền chủ thể là thống nhất không thể tách
rời, mỗi thuộc tính có ý nghĩa pháp lí khác nhau, nhưng thuộc tính thứ ba có
ý nghĩa đặc biệt đối với chủ thể
Quyền chủ thể là một phạm trù pháp lí có giới hạn, không thể có một
xã hội nào lại cho phép một người nào đó được quyền làm tất cả những gì
người đó muốn.
Câu 25: Nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật?
- Nghĩa vụ chủ thể là cách xử sự mà chủ thể bắt buộc phải tiến hành
nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
23


- Bao gồm hai yếu tố:
+ Phải tiến hành cách xử sự bắt buộc, xử sự bắt buộc có thể mang tính
chủ động tức là các hành động nhất định, hoặc xử sự thụ động tức kiềm chế
không để xảy ra các hành động nhất định.
+ Phải chịu trách nhiệm pháp lí khi không thực hiện đúng cách xử sự
bắt buộc theo yêu cầu pháp luật đặt ra.

- Trong các quan hệ pháp luật thì giữa các chủ thể có sự đối lưu quyền
và nghĩa vụ lẫn nhau (quan hệ hợp đồng) hoặc tương ứng quyền của chủ
thể này lại là nghĩa vụ của chủ thể kia (quan hệ pháp luật sở hữu).
Câu 26: Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ
pháp luật?
Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt dưới ba điều
kiện: quy phạm pháp luật, năng lực chủ thể và sự kiện pháp lí.
+ Quy phạm pháp luật tác động tới các quan hệ xã hội nhất định, biến
chúng thành quan hệ pháp luật, không có quy phạm pháp luật thì không có
quan hệ pháp luật. Mặt khác quan hệ pháp luật cũng không thể nảy sinh nếu
không có các chủ thể, tức là không có các cá nhân hay tổ chức có năng lực
chủ thể. Như vậy quy phạm pháp luật và chủ thể là hai điều kiện chung cho
sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên quy
phạm pháp luật cũng chỉ có thể làm nảy sinh quan hệ pháp luật nếu gắn liền
với sự kiện pháp lí.
+ Năng lực chủ thể pháp luật bao gồm: Năng lực pháp luật và năng
lực hành vi.
- Năng lực pháp luật là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lí mà
nhà nước quy định cho cá nhân hoặc tổ chức. Năng lực pháp luật là thuộc
tính không tách rời của mỗi công dân, song đấy không phải thuộc tính tự
24


nhiên mặc dù nó xuất hiện ngay từ khi người đó sinh ra. Năng lực pháp luật
xuất hiện trên cơ sở pháp luật của mỗi nước. Chính vì vậy ở mỗi con người
cụ thể năng lực này sẽ có những điểm khác nhau. Năng lực pháp luật cũng
có nội dung nhất định của nó, tức là quyền và nghĩa vụ mà chủ thể có thể có
được theo quy định của pháp luật.
- Năng lực hành vi là khả năng của công dân được nhà nước thừa
nhận mà với nó người đó có thể bằng chính các hành vi của bản thân tạo ra

cho mình các quyền và nghĩa vụ pháp lí hoặc thực hiện chúng một cách độc
lập, đồng thời phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lí do hành vi đó
mang lại. Như vậy có thể nói năng lực hành vi là khả năng mà nhà nước
giành cho công dân để thực hiện năng lực pháp luật.
+ Sự kiện pháp lí là sự việc thực tế cụ thể mà khi xảy ra thì làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật nhất định. Sự việc
thực tế này có thể là hành vi xử sự của con người hoặc là một sự biến nào
đó.
- Hành vi xử sự của con người bao gồm hành động và không hành
động, là những sự kiện xảy ra theo ý chí con người, là hình thức biểu hiện ý
chí của chủ thể pháp luật. Hành động là cách xử sự chủ động, còn không
hành động là cách xử sự thụ động của chủ thể. Cả hai cách xử sự này đều có
thể trở thành sự kiện pháp lí. Hành vi có thể chia thành hành vi hợp pháp là
những hành vi phù hợp với pháp luật và hành vi bất hợp pháp tức là hành vi
trái pháp luật. Nhà nước luôn mong muốn những quan hệ pháp luật phát
sinh thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở hành vi xử sự hợp pháp của chủ thể.
- Sự biến: là hiện tượng tự nhiên xảy ra không phụ thuộc vào ý chí
của con người nhưng lại làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ
pháp luật nào đó. Ví dụ: thiên tai, tai nạn bất ngờ, cái chết của con người…
là một sự biến có thể làm chấm dứt hay thay đổi quan hệ pháp luật.
25


×