Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Khai thác lễ hội truyền thống thái bình phục vụ phát triển du lịch địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 63 trang )

Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

1


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, các thầy cô giáo trong
khoa quản trị kinh doanh,thêm vào đó là sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của cô giáo
Nguyễn Thị Huệ. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của mình tới nhà trường, tới tất
cả các thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành bài khóa
luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn đã tận tình
hướng dẫn trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa quản trị kinh doanh
trường cao đẳng Công nghệ Viettronics đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 3
năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là
nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để
em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn Nguyễn
Thị Huệ đã tận tình chỉ bảo , giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận. Là một sinh
viên năm cuối của trường, được sự đồng ý của nhà trường và sự giúp đỡ của các
thầy cô em đã và đang cố gắng hoàn thiện bản thân và xây dựng được ước mơ
hoài bão của mình. Được sống và học tập ở mái trường Viettronics đã giúp em
có thêm nhiều bài học quý giá không những trong sách vở mà còn hiện hữu ngay
trong cách sống và ý trí phấn đấu. Tuy nhiên trong quá trình phân tích có thể có
nhiều điều thiếu sót không thể tránh được,do quá trình nhận thức về vấn đề của


mình chưa sâu sắc,em rất mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến, nhận xét chỉ bảo
của các thầy cô giáo và hội đồng chấm đề tài tốt nghiệp để vấn đề nghiên cứu
của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin cảm ơn!

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

2


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

MỤC LỤC

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

3


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC KHAI THÁC LỄ HỘI
THÁI BÌNH......................................................................................................................45
3.1 Giải pháp gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống lễ hội..............................45
3.2 Giải pháp về vốn................................................................................................................46
3.3 Giải pháp nâng cao đội ngũ lao động...............................................................................47
3.4 Giải pháp về thị trường du lịch.........................................................................................47
3.5 Giải pháp tổ chức,quy hoạch và đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật...................49

3.6 Giải pháp tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, xúc tiến phát triển du lịch......................50
3.7 Các trung tâm văn hóa thể thao phục vụ vui chơi giải trí tỉnh Thái Bình.....................52
KẾT LUẬN..............................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................55
PHỤ LỤC.................................................................................................................................56

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

4


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hóa cổ truyền tiêu biểu
của nhiều tộc người ở nước ta cũng như trên thế giới.Nó là “tấm gương”phản
chiếu khá trung thực đời sống văn hóa của mỗi dân tộc.
Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào bất cứ mùa nào cũng có những
ngày lễ hội. Gắn liền với bước đi của lịch sử, lễ hội như một bảo tàng bách khoa
phong phú về đời sống và tinh thần,văn hóa của dân tộc,có sức lan tỏa và tác
động sâu sắc tới tâm hồn, tâm tư ,tình cảm,cốt cách của bao thế hệ.Trong nhiều
năm vừa qua lễ hội truyền thống Việt Nam có những thăng trầm: có khi lắng
xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức. Trong nững nguyên nhân của
thời kì lắng xuống ấy có thể kể đến nguyên nhân khách quan như chiến tranh
hay do kinh tế nước nhà còn nhiều khó khăn; trong những nguyên nhân chủ
quan phải kể đến nhận thức và cách thức quản lí của các nhà quản lí văn hóa –
xã hội. Có lúc lễ hội bị coi là một sự lãng phí, tốn kém tiền của của nhân dân, là
mê tín dị đoan nên đã đưa ra quyết định quản lí lễ hội nặng nề cấm đoán hành

chính, thiếu căn cứ khoa học. Chính vì thế, nhiều lễ hội truyền thống không
được vận hành theo đúng quy luật của văn hóa, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của
lễ hội theo đó cũng bị mai một.Lễ hội đã đóng góp một phần không nhỏ cho
hoạt động du lịch. Do đó đặt vấn đề hàng đầu trong thời kì đất nước ta bước vào
con đường hội nhập hiện nay.Đó là khai thác lễ hội để làm sao không mất đi
những giá trị truyền thống vốn có của nó để phục vụ phát triển du lịch tại địa
phương.Đây là một lí do thực tiễn góp phần không nhỏ vào việc định hướng
bước đi lâu dài trong việc phát triển du lịch , góp phần đẩy mạnh kinh tế của
Thái bình nói riêng và của đất nước nói chung. Thái Bình được biết đến là một
thành phố nông nghiệp nổi tiếng với lúa gạo mà còn là vùng đất có bề dày
truyền thống văn hóa, là nơi có nhiều lễ hội trải qua hàng nghìn năm dựng nước
và giữ nước .

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

5


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

Một số lễ hội tiêu biểu thu hút được du khách trong và ngoài nước như: Lễ hội
Chùa Keo( Vũ Thư), Lễ hội đền Đồng Bằng( Quỳnh Phụ), Hội La Vân( Quỳnh
Phụ), Hội Tiên La, Hội Làng An Cố( Thái Thụy) .Làm sao để bảo tồn và phát
huy các giá trị truyền thống của lẽ hội ? Xuất phát từ lí do trên, em đã chọn đề
tài: “Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa
phương” làm khóa luận tốt nghiệp , với mong muốn góp phần phát triển du lịch
của tỉnh.
2 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện bài khóa luận về đề tài: “Khai thác lễ hội truyền thống Thái

Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương” nhằm mục đích nâng cao những
hiểu biết, những nhận thức về các lễ hội. Vận dụng những kiến thức lễ hội vào
mục đích nghiên cứu của đề tài, nâng cao nhận thức, tri thức trong quá trình
nghiên cứu thực tiễn, đồng thời mở rộng thêm kiến thức của mình còn
thiếu.Nhằm cung cấp nguồn tư liệu, hiểu biết về thực tiễn và lý luận, góp phần
tìm hiểu , góp phần tôn vinh các giá trị của lễ hội để phát triển du lịch của tỉnh
Thái Bình.Cung cấp tư liệu nghiên cứu cho các bạn sinh viên khóa sau và những
ai muốn tìm hiểu về vấn đề trên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu một số lễ hội tại Thái Bình, nhiệm vụ nghiên cứu của
đề tài là tìm hiểu về các giá trị,tiềm năng và thực trạng khai thác các lễ hội nhằm
phát triển du lịch .Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các lễ
hội tại Thái Bình. Đồng thời trên cơ sở đó sẽ xây dựng các tour du lịch lễ hội kết
hợp với các điểm du lịch khác trong thành phố,với các huyện và tỉnh lân cận tạo
thành một quần thể du lịch thống nhất.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã sử dụng một số quan điểm sau:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các lễ hội truyền thống tiêu biểu của thành
phố Thái Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm các làng, xã, huyện thuộc tỉnh Thái Bình có lễ
hội truyền thống phục vụ phát triển du lịch địa phương
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

6


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.


5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp này dùng để phỏng vấn các
du khách tham gia hoạt động du lịch tới các lễ hội trên địa bàn thành phố Thái
Bình, những người làm công tác quản lí, tổ chức các hoạt động trong lễ hội.
Nhằm nắm được tâm tư, nguyện vọng của người dân địa phương cũng như nhu
cầu của khách, từ đó có cái nhìn đúng đắn về việc sử dụng tài nguyên phục vụ
khai thác phát triển du lịch.
- Phương pháp thực địa và thu thập tài liệu ,đây là phương pháp thực tế,áp
dụng việc nghiên cứu lí luận gắn liền với thực tiễn. Quá trình đi thực địa đã giúp
em sưu tầm và thu thập vốn kiến thức phong phú thêm.Đây là phương pháp
quan trọng giúp mọi người có được thông tin chính xác hơn.
- Phương pháp bản đồ tranh ảnh, phương pháp này cho phép thu thập những
thông tin mới, phát hiện đối tượng, không gian nghiên cứu.Từ đó có nhận thức
đầy đủ hơn các giá trị của lễ hội.
- Phương pháp tổng hợp : Từ những phân tích trên bài , mỗi phần cuối em có
thể tổng hợp lại ý,để người đọc có thể hiểu rõ hơn
- Phương pháp phân tích tài liệu: số liệu lượng khách đến mỗi năm, người đọc
có thể biết cụ thể hơn.
6. Những đóng góp thực tiễn
Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử truyền thống với hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước, đồng thời có truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc. Những năm gần đây, vấn đề khai thác bản sắc văn hóa dân tộc trong sự phát
triển du lịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Du lịch được xác định là một
ngành có tầm chiến lược mang hiệu quả kinh tế cao trong thời kì hội nhập mở
cửa hiện nay, trong đó du lịch lễ hội góp phần quan trọng vào sự phát triển du
lịch nói chung. Du lịch lễ hội văn hóa đang trở thành xu thế chủ đạo trong chiến
lược phát triển của ngành du lịch thế giới. Trong những năm qua du lịch Thái
Bình đã phát triển không ngừng, trong đó sản phẩm văn hóa góp một phần
không nhỏ.

Ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc giao lưu hội nhập về
kinh tế mà còn có sự tiếp xúc, tìm hiểu về văn hóa, con người và phong tục tập
quán giữa những quốc gia, đây là tiền đề cho du lịch văn hóa ngày càng phát
triển. Để thỏa mãn nhu cầu của du khách những người làm du lịch phải đáp ứng
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

7


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

được cả bề rộng và bề sâu, đưa ra được sản phẩm du lịch đặc thù.Đẩy mạnh phát
triển du lịch văn hóa ở Thái Bình góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.Chủ yếu
Thái Bình mới chỉ phát triển một số điểm xung quanh khu vực nội thành, còn
ngoại thành được đánh giá có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn nhưng chưa
được khai thác nhiều cho hoạt động du lịch.Hàng năm trên đất nước ta có rất
nhiều lễ hội được tổ chức với nhiều hình thức, quy mô và ý nghĩa khác nhau. Lễ
hội truyền thống là một loại hình văn hóa tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể có
giá trị to lớn trong việc kết cấu cộng đồng.Trải theo tiến trình lịch sử dân tộc, do
chiến tranh khốc liệt hoặc do nền kinh tế nước nhà kém phát triển,nên lễ hội ít
được chú ý và phát huy những giá trị to lớn của nó.Vì vậy nhiều giá trị văn hóa
bị mai một,việc nghiên cứu phục dựng cũng chưa được quan tâm đúng mức.Vậy
việc nghiên cứu đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát
triển du lịch địa phương” cho chúng ta biết được những đóng góp phần không
nhỏ vào việc phát triển đất nước Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói
riêng.
7. Kết cấu của khóa luận
Trong khóa luận, ngoài phần lời nói đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu
tham khảo, phần nội dung khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về du lịch và lễ hội truyền thống tại Thái Bình
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình
phục vụ phát triển du lịch địa phương
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao việc khai thác lễ hội truyền thống
Thái Bình

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

8


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ LỄ HỘI TRUYỀN
THỐNG TẠI THÁI BÌNH
1.1 Những vấn đề chung về du lịch
1.1.1 Khái niệm về du lịch
-Ngày nay kinh tế xã hội đã trở thành một hiện tượng phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Do hoàn cảnh khác nhau,dưới góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có cách
hiểu về du lịch khác nhau.Xét trên phạm vi toàn thế giới, du lịch là một ngành
kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, du lịch đã trở thành ngành kinh tế
đứng thứ 4 sau các ngành: Công nghiệp dầu khí, công nghiệp chế tạo xe hơi,
công nghệ – thông tin.
-Dưới con mắt của “ Guer Freuler” du lịch là một hiện tượng của thời đại
chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu sức khỏe và môi trường xung
quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên.
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải
là tất cả những gì liên quan đến sự di chuyển đó.

-Theo quan điểm của I.I. Priôjnik ( 1985): “ Du lịch là một dạng hoạt động
của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữ a bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần nâng cao trình độ nhận thức, văn hóa, thể thao, kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn từ điển Bách Khoa toàn thư
Việt Nam( 1966) đã tách 2 nội dung cơ bản của du lịch thành 2 phần riêng biệt.
Nghĩa thứ nhất( đứng trên mức độ mục đích chuyến đi): Du lịch là một dạng
nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục
đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn
hóa, nghệ thuật.
Nghĩa thứ 2( đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh doanh tổng
hợp có hiệu quả cao về mọi mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống
lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước, đối với
người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là
lĩnh vực kinh doanh mang hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

9


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

Theo UNWTO: Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du
khách, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm
hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề
và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một
năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có

mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong
môi trường sống khác hẳn nơi định cư.
Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định.
1.1.2 Khái niệm tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng,
giá trị nhân văn, công trình lao động, sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch. Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch
-Vai trò của tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình
thành các sản phẩm du lịch, chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của hoạt động
du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch
Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du
lịch.Tài nguyên du lịch còn ảnh hưởng đến quy mô, thứ bậc của khách sạn và
quyết định tính mùa vụ đi du lịch của khách du lịch.
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực
tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch.
Địa hình: Đối với du lịch, địa hình còn tạo nên phong cảnh…Địa hình miền
núi có không khí trong lành, có nhiều đối tượng hoạt động du lịch như suối,
thác, hang động, sinh vật và các dân tộc ít người.
Khí hậu: Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người.Khí hậu là sự
thay đổi theo chu kỳ của thời tiết. Tài nguyên khí hậu phục vụ du lịch là tổng
hợp các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời
thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người.

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10


10


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

Ảnh hưởng của khí hậu đối với du lịch được thể hiện:
Người sống ở nơi khi hậu khắc nghiệt thường thích đi du lịch ở nơi có khí hậu
thích hợp hơn, các nước phương bắc thường thích đi du lịch xuống phương
nam,khách ở các đới xứ nóng muốn đi nghỉ biển hoặc ở nơi núi cao
Đa số khách ưa thích khí hậu ôn hoà, còn khí hậu lạnh, nóng, ẩm hoặc quá khô
hanh và nhiều gió thì không được ưa thích.
Đối với khách đi du lịch biển thì thời tiết được coi là thuận lợi khi:
Số ngày mưa tương đối ít vào thời gian du lịch
+ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng
+ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao,
giải trí.Các loại hình du lịch thể thao vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn,
khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồm…rất cần có các điều kiện khí hậu thích
hợp như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, không có sương mù.
Mùa du lịch vào mùa hè như du lịch leo núi, du lịch tắm biển và các loại hình du
lịch ngoài trời.
Tóm lại, tài nguyên khí hậu tác động lớn đến sức khoẻ con người, đến loại hình
du lịch phục vụ chữa bệnh an dưỡng và việc triển khai các loại hình du lịch.
Thuỷ văn: Các bãi biển hoặc bãi ven hồ sử dụng để tắm mát, dạo chơi, hoạt
động thể thao như bơi lội, du thuyền, lướt ván.Là mặt thoáng tạo nên phong
cảnh đẹp yên bình.Các dòng sông lớn cùng với núi non, rừng cây, mây trời, ánh
nắng, công trình kiến trúc soi bóng nước là những phong cảnh hữu tình
* Tài nguyên du lịch nhân văn
Đó là những đối tượng, hiện tượng do con người tạo ra trọng quá trình phát
triển. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn
hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các

công trình lao động sang tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật
thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch
Tài nguyên du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn là giải trí.
Việc tìm hiểu diễn ra trong thời ngắn, do đó trong chuyến đi du lịch có thể đi
thăm quan nhiều đối tượng tài nguyên.
Tài nguyên du lịch nhân tạo thường tập trung ở các thành phố, ở các điểm
quần cư nên không cần xây dựng thêm cơ sở vật chất riêng.

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

11


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

Tài nguyên du lịch nhân tạo không có tính mùa vụ như tài nguyên du lịch tự
nhiên.Đối với tài nguyên du lịch nhân tạo, khách quan tâm là những người có
trình độ văn hoá cao, có mức sống cao và hiểu biết rộng. Sở thích của người tìm
đến tài nguyên du lịch nhân tạo phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ văn hoá, nghề
nghiệp, thành phần dân tộc, thế giới quan, vốn trí thức của họ.
Các di tích lịch sử văn hoá là những công trình được tạo ra bởi tập thể hoặc cá
nhân con người trong quá trình sáng tạo lịch sử, hoạt động văn hoá. Văn hoá bao
gồm: văn hoá vật chất, văn hoá xã hội và văn hoá tinh thần.
+ Các di tích lịch sử:Di tích ghi dấu về dân tộc học, ăn, ở của các dân tộc ít
người. Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa quyết định hướng
phát triển của đất nước, địa phương.
Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược
Di tích ghi dấu kỉ niệm
Di tích ghi dấu vinh quang trong lao động

Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc phong kiến
+ Các di tích văn hoá nghệ thuật:
Là các di tích gắn với các công trình kiến trúc, có giá trị nên còn gọi là di tích
kiến trúc nghệ thuật. Nó chứa đựng giá trị kiến trúc và giá trị văn hoá tinh thần.
Lễ hội là một hình thức văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của một dân
tộc.Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao
động vất vả, hoặc là một dịp mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại
của đất nước hoặc liện quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân
1.1.3Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường tự nhiên - văn hóa -xã hội
*Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường tự nhiên
Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát
triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên
cũng như các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn. Tác động của du lịch lên các
yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực.
-Các tác động tích cực :
Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào
việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và
Vườn Quốc gia.

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

12


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến
cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước,
đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các

chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các
công trình kiến trúc.
Ðề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể
đề cao giá trị các cảnh quan.
Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường
sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải
thiện thông qua hoạt động du lịch.
Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc
trao đổi và học tập với du khách.
- Các tác động tiêu cực:
Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu
thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước
sinh hoạt của địa phương.
Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn,
nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận
(sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột,
bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan
và nuôi trồng thủy sản.
Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là
nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng
đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy
và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho
cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.
Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả
và lãng phí.
Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có
thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật
hoang dại.

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

13


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn
nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các
dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các
phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công
trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một
trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.
Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát
có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ
các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú
nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở
động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô
do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...
*Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường văn hóa- xã hội
-Các tác động tích cực
Du lịch phát triển thì kinh tế xã hội đời sống con người nâng cao, mở
rộng tri thức giúp con người yêu thiên nhiên yêu cuộc sống và có ý thức bảo vệ
môi trường hơn.
Du lịch giúp cho con người có thêm công ăn việc làm ổn định tăng thêm
nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch và phát triển kinh tế. Du lịch là ngành công
nghiệp “ Không Khói” và được coi là: “ con gà đẻ trứng vàng” nếu biết khai
thác và sử dụng hợp lí sẽ đem lại lợi ích lớn.
Du lịch đảm bảo được trật tự xã hội con người sẽ dành thời gian đi du lịch

nhiều hơn, giúp khách hiểu hơn về văn hóa phong tục tập quán vùng miền gặp
gỡ giao lưu học hỏi điều hay lẽ phải giúp tâm hồn du khách thanh tịnh và đẹp
hơn.
Du lịch có vai trò lớn đến đời sống con người giảm đi mệt nhọc căng thẳng
sau giờ làm việc vất vả, do sức ép môi trường: ô nhiễm không khí, tiếng ồn,tệ
nạn xã hội, gia tăng đô thị hóa.Hàng năm nhờ hoạt động du lịch đóng góp lớn
vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước, lượng khách nước ngoài đến nước
ta ngày càng đông tăng thêm nguồn ngoại tệ,bên cạnh đó còn quảng bá hình ảnh
quê hương đất nước,những giá trị văn hóa,cho bạn bè đất nước biết đến. Lưu giữ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc từ đó thu hút khách du lịch.

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

14


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

- Các tác động tiêu cực:
Tình trạng đông đúc, tắc nghẽn giao thông và phá vỡ lối sống chung vượt ra
ngoài khả năng chấp nhận của cộng đồng. Xuất hiện các điểm nóng về du
lịch, đồng thời người nghèo không được hưởng các lợi ích từ du lịch.
Có khả năng làm thay đổi nền văn hóa, do đó làm mất đi ý nghĩa và xói mòn các
giá trị văn hóa.
Mất mát hoặc gây tổn hại đối với các di tích lịch sử mà không thể sửa chữa và
thay thế được.
Các công ty lữ hành không đảm bảo sức khỏe và an toàn cho du khách có thể
dẫn tới thất lạc hoặc trộm cắp tài sản của khách và ảnh hưởng tới an ninh và an
toàn của họ. Điều này có thể dẫn tới vấn đề pháp lý và gây ảnh hưởng tiêu cực

với hình ảnh điểm đến Việt Nam trên báo chí quốc tế, dẫn tới giảm lượng khách
tới cũng như lượng khách tiềm năng."
Sân khấu hóa,thương mại hóa các sản phẩm du lịch
Du nhập lối sống không phù hợp với văn hóa dân tộc
1.2 Khái quát về lễ hội
1.2.1 Khái niệm lễ hội
Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về lễ
hội. Trước khi có những định nghĩa cụ thể triết gia Democrite cho rằng: “ Cuộc
sống không có lễ hội là một chặng đường dài bụi bặm không có quán trọ”
Khi nghiên cứu đặc tính và ý nghĩa của lễ hội nước Nga, M Bachiz cho
rằng: “ Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế leexvaf trò
diễn, đó là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộn đồng dân cư. Tuy nhiên bản
thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu chính nó không thăng hoa liên
kết và quy tụ thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng, vượt lên
trên những phương tiện tất yếu. Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm
thời thực tại hữu hiện, đạt tới thực tại lí tưởng mà ở đó mà mọi thứ đều trở nên
đẹp đẽ, lung linh,siêu việt và cao ca
Ở Việt Nam, cho đến nay lễ hội là khái niệm chưa được thống nhất. Và
có những định nghĩa khác nhau của các nhà nghiên cứu, cụ thể là:
- Trong cuốn “ Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía
Bắc” tác giả cho rằng: lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật truyền
thống của cộng đồng
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

15


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.


- Trong cuốn “ Hội hè Việt Nam” Lễ hội là sinh hoạt văn hóa lâu đời của
dân tộc Việt Nam chúng ta, hội và lễ hội có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp
trong xã hội để trở thành một nhu cầu, một khá vọng của nhân dân trong nhiều
thế kỷ.
Trong cuốn: “Địa lí du lịch” Lẽ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng
hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân
sau thời gian lao động mệt nhọc hoặc là một dịp để con người hướng về một sự
kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc để giải quyết
những nỗi âu lo, những khao khát , ước mơ mà cuộc sống thực tai chưa giải
quyết được.
Nhìn chung các định nghĩa về lễ hội đều có chỗ giống nhau, đó là quãng
thời gian mà trong đó cộng đồng người tập trung nhau lại tiến hành những nghi
lễ thờ cúng một vị thần hay một vật thiêng liêng nào đó của cộng đồng tại một
điểm nào đó có ăn uống vui chơi gọi là lễ hội.
Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là hệ
thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với
thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn
giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
Lễ hội gồm 2 phần: phần nghi lễ và phần hội
Phần nghi lễ: Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những nghi
thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian. Phần
nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử, hướng về
một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của xã hội. Nghi thức tế lễ nhằm bày tỏ lòng tôn kính đến các
bậc thánh hiền và thần linh, cầu mong thiên thời, địa lợi, nhân hòa và sự phồn
vinh hạnh phúc. Phần nghi lễ tạo thành một nền móng vững chắc, tạo một yếu tố
thiêng liêng, một giá trị thẩm mĩ đối với toàn thể cộng đồng người đi hội trước
khi chuyển sang xem hội.
Phần hội: diễn ra những hoạt động điển hình của tâm lí cộng đồng, văn hóa

dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đối với thực tế lịch sử, xã hội
và thiên nhiên. Trong hội thường có những trò vui, những cuộc thi tài tượng
trưng cho sự nhớ ơn và ghi công của người xưa.
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

16


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

Hội Ngày xuân cũng là ngày hội của chiến đấu và chiến thắng, Thái Bình
mở hội mùa xuân nhưng khi đất nước lâm nguy thì quân dân ra chiến trường
giữa ngày xuân, ngày tết. Thế mới biết lễ hội của người Việt từ bao đời nay đắm
mình trong lịch sử cuộn cuộn chảy qua các chiến thắng lẫy lừng, nó bị lịch sử
hóa từ những nghi thức, lễ nghi nông nghiệp luôn theo nhịp thời gian củ công
việc nhà nông, công việc làng xã, cất mình vươn cao trong những ngày hội lịch
sử, sức tỏa rộng ra cả quốc gia và bén rễ sâu hơn vào tâm thức cộng đồng yêu
nước, dựng nước và giữ nước.
Trong các lễ hội của người Việt ở cộng đồng Bắc Bộ
- Phân loại lễ hội : Muốn nghiên cứu bất cứ loại hình văn hóa nào cũng cần
phải phân loại chúng. Và việc nghiên cứu lễ hội ở nước ta đã trải qua một quá
trình lâu dài và đạt được nhiều thành quả. Song cho đến nay , việc phân loại lễ
hội ở nước ta còn nhiều ý kiến khác nhau tùy thuộc vào từng chuyên ngành khoa
học khác nhau. Đặc biệt chưa ai đưa ra được những tiêu chí chung để phân loại
các lễ hội, cho nên các ý kiến vẫn còn có sự khác nhau.
Dựa trên phân tích dân tộc học về ý nghĩa và cội nguồn của làng, Lê Thị
Nhâm Tuyết đã phân lễ hội thành 5 loại:
Lễ hội nông nghiệp là lễ hội mô tả những lễ nghi liên quan đến chu
trình sản xuất nông nghiệp hoặc biểu dương, rước thờ các thành phẩm của sản

xuất nông nghiệp chẳng hạn như lễ hội trình nghề, trò rước lúa.
Lễ phồn thực giao duyên là loại lễ hội gắn với những quan niệm
sinh xôi, nảy nở cho con người và vật nuôi ,cây trồng mang tính chất tín ngưỡng
phồn thực.
Lễ hội văn nghệ, giải trí, thi hát dân ca
Lễ hội thi tài thể hiện tài năng như: nấu cơm, dệt vải, kéo co,.
Lễ hội lịch sử là lễ hội có những trò diễn nhắc lại và biểu dương
công sức của vác vị thành hoàng là những người có công với nước.
1.1.2 Mục tiêu của lễ hội
Mục tiêu của lễ hội là:
Lễ hội là một hoạt động văn hóa nổi bật trong đời sống con người với nhiều
hình thức khác nhau nhằm phục vụ lợi ích con người.
Lễ hội không phải là mê tín dị đoan mà là cách ứng xử thông minh khôn
ngoan của con người với sức mạnh vô hình hoặc hữu hình mà con người không
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

17


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

lí giải được nhưng muốn khống chế họ phải kính và sợ. Chính vì thế lễ hội giải
phóng năng lượng tâm linh, tâm lí, vật chất của con người.
Lễ hội vì thế có tính chất tái tạo, con người hiến dâng để cầu xin tốt lành
cho tương lai và hưởng thụ vật chất và tinh thần đầy đủ trong hiện tại.
Lễ hội là cách thức giao cảm cộng đồng, giao hòa giữa con người với trời
đất, giữa hiện tại với hồi tưởng trong quá khứ và hi vọng tương lai
Với thời gian và không gian hữu hạn của các lễ hội truyền thống, đặc biệt với
Thái Bình, ngoài một số hội lớn như hội đền Đồng Bằng, chùa Keo, đền Tiên La,

đền Trần, lễ hội làng Quang Lang, lễ hội làng La Vân... có sự quản lý trực tiếp của
UBND các huyện, số còn lại đều do UBND các xã chịu trách nhiệm quản lý và tổ
chức điều hành lễ hội. Quy mô lễ hội thường ở mức hội làng và tiểu vùng. Vì thế,
khi khách du lịch tới đông sẽ làm thay đổi các hoạt động bình thường của cư dân,
có thể tác động không nhỏ đến tình hình trật tự an toàn xã hội của địa phương nơi
có lễ hội. Bản sắc văn hóa vùng, miền có sự giao thoa theo cả hướng tốt và xấu.
Hoạt động du lịch với đặc thù riêng của nó dễ làm biến dạng các lễ hội
truyền thống. Vì lễ hội truyền thống dù có đặc tính mở thì vẫn có những hạn chế
nhất định về điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội cổ truyền vốn chỉ phù hợp với một
khuôn mẫu và không gian bản địa. Hiện nay, khi hoạt động du lịch mang tính
liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao…sẽ làm mất sự cân bằng, dẫn tới phá vỡ
khuôn mẫu truyền thống của địa phương trong quá trình diễn ra lễ hội.
Những khó khăn thách thức mới sẽ đặt ra cho tỉnh nhà khi các lễ hội của tỉnh
ngày nay đang được dần khôi phục lại và phát triển. Điều đó đặt ra cho các nhà
quản lý, các nhà tổ chức và khai thác lễ hội phải có sự phối hợp chặt chẽ trong mọi
hoạt động, để khi du khách đến với các lễ hội không xảy ra tình trạng “một lần đến,
một lần đi, không một lần trở lại”, mà phải xây dựng Thái Bình trở thành một
điểm đến du lịch luôn ấn tượng và hấp dẫn.
1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của lễ hội truyền thống với du lịch Thái Bình
Trong Pháp lệnh Du lịch được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam thông qua nêu rõ: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh
tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên
vùng và xã hội hóa cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải
trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân
trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Trong điều kiện
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

18



Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

kinh tế hiện nay, mùa lễ hội cũng là mùa du lịch, vì thế đã tạo nên hình thức du
lịch lễ hội kéo theo sự phát triển của ngành kinh tế du lịch.
Khi du lịch phát triển, cũng là dịp để chúng ta giới thiệu, quảng bá hình ảnh
các lễ hội của địa phương tới bạn bè trong và ngoài nước. Đến với các lễ hội ở
Thái Bình, du khách được hòa mình trong không gian văn hóa đặc sắc, trong
tình cảm cộng đồng sâu sắc. So với một số tỉnh trong khu vực thì Thái Bình còn
duy trì nhiều hội làng hơn. Vì cho đến những thập kỷ cuối của thế kỉ XX thì hơn
90% dân số Thái Bình vẫn sống ở khu vực nông thôn với khá đầy đủ thuộc tính
vốn có của nông dân. Mặt khác, Thái Bình còn hiện diện hơn 1.400 thiết chế tín
ngưỡng vốn là nơi tổ chức hội làng thưở trước, nay do nhu cầu tâm linh tín
ngưỡng nên nhiều lễ hội đã được phục hồi. Cũng có lẽ do yếu tố công nghiệp,
thị dân còn mờ nhạt nên các trò chơi, trò diễn dân gian như: thi pháo đất, thi bắt
trạch, thi nấu cơm, thả diều... vẫn còn tồn tại bền bỉ. Qua các hội làng đã được
khôi phục, thống kê được trên 30 tục thi mang đậm sắc thái văn hoá nông
nghiệp. Ngoài các tục thi trình nghề như: dệt chiếu, dệt vải, xe đay, làm go, làm
bánh, làm bún... còn có các trò đua tài giải trí như: vật cầu, vật ống, bơi chải, bắt
trạch, bắt vịt, thả diều, pháo đất, kéo lửa nấu cơm... Mỗi trò chơi ở mỗi hội lại có
sự khác nhau. Thi kéo lửa nấu cơm hội chùa Keo khác với thi kéo lửa nấu cơm
hội làng Tống Vũ, hội làng Bạt Trung khác với hội làng Đa Cốc, tục thả diều ở
hội làng Sáo Đền khác với hội làng Tuộc.... Mỗi hội lại có những tục thi riêng
gắn với huyền thoại về sự tích, hành trạng của vị thần được thờ và những điệu
múa dân gian gắn với nghi thức tín ngưỡng. Trong số những hội làng ở Thái
Bình đã khôi phục, có tới gần 20 điệu múa dân gian được duy trì ở các lễ hội. Có
những điệu múa mang tính phổ biến trong nhiều hội như múa trống trắc, múa
lân, múa phượng, múa tứ linh, múa cờ, múa rồng..., có điệu múa chỉ có trong
nghi thức tế thánh ở một số hội như múa quạt, múa đèn, múa dâng hương dâng
hoa, múa chèo đò, múa kéo chữ...

Trong năm 2014, tỉnh Thái Bình đón ước đạt 607.000 lượt khách du
lịch đến thăm quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có khoảng
10.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu ước đạt 197 tỷ đồng. Điều đó chứng
tỏ sự phát triển loại hình du lịch lễ hội đã mang đến cho địa phương có lễ hội
một nguồn lợi kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương từ các
hoạt động dịch vụ như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ phục vụ ăn uống, bán hàng hóa,
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

19


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

đồ lưu niệm... Nhân dân vùng có lễ hội vừa có dịp quảng bá hình ảnh về văn
hóa, đời sống mọi mặt của địa phương mình, vừa được giao lưu học hỏi tinh hoa
văn hóa từ phía du khách.
Du lịch cũng mang đến cho các lễ hội của Thái Bình một sắc thái mới, một
sức sống mới, mang đến môi trường, điều kiện để trưng bày, phô diễn những giá
trị hàm chứa trong lễ hội. Thông qua các hoạt động nội tại của mình, lễ hội được
hoạt động du lịch kiểm chứng, thẩm định, từ đó rút ra được bài học để tự đổi
mới, điều chỉnh lễ hội phù hợp với điều kiện mới.
Như vậy, sự phát triển của du lịch, của lễ hội đã tạo ra sức mạnh tổng hợp
mà từ đó các loại hình văn hóa được chung đúc, tạo ra một sắc thái mới và động
lực mới, mở ra thế và lực mới cho tỉnh

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

20



Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC LỄ
HỘI TRUYỀN THỐNG THÁI BÌNH PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG
2.1 Khái quát tiềm năng du lịch của Thái Bình
2.1.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng miền Bắc Việt
Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình cách thủ đô Hà Nội 110 km về phía
Đông Nam, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía Tây Nam. Thái Bình tiếp
giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây
bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và
tây nam. Phía đông là biển Đông. Thái Bình nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp
của tam giác tăng trưởng kinh tế và trung tâm du lịch lơn Hà Nội- Hải PhòngQuảng Ninh, gần một số tỉnh có tiềm năng du lịch như Ninh Bình, Hà Tây là cầu
nối quan trọng giữa miền Trung với cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân. Hệ thống
đường 10 đã hoàn thành , đường 39 đang được nâng cấp, hệ thống đường nông
thôn rất phát triển là điều kiên thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, du
lịch giữa Thái Bình với các tỉnh bạn.
Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi dày đặc chủ yếu phục vụ tưới tiêu
cho đồng ruộng và sinh hoạt của người dân. Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận
nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại
là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chỉ lưu của sông Hồng, trước
khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế
hệ,người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông,
ngòi của Thái Bình lên tới 8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km2. Hướng
dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía
bắc, đông bắc Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình.
Cảnh quan thiên nhiên khá độc đáo, điển hình của vùng ven biển Bắc Bộ,

đó là dải bờ biển dài 53 km, có cửa sông lớn và một số bãi cát mịn ở các cồn,
các bãi cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo như Cồn Vành,
Cồn Đen có thể tổ chức loại hình tham quan nghiên cứu, du lịch sinh thái, thể
thao biển, nghỉ dưỡng tắm biển cuối tuần.
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

21


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

Thái Bình là một tỉnh đông dân cư, nhân dân cần cù, khéo tay, chất phác,
mến khách. Trong những năm qua kinh tế xã hội được ổn định và phát triển, đời
sống vật chất tinh thần người dân được nâng cao, nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch, bồi
dưỡng sức khỏe cũng như nhu cầu nghiên cứu của người dân càng thay đổi.
Điều đó thể hiện qua số lượng khách du lịch nội tỉnh tăng trên 10%/năm, đó là
lợi thế phát triển ngành du lịch tại Thái Bình.
Cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch được đầu tư nâng cấp ngày càng
hoàn thiện. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Đồng Châu với tổng số
vốn trên 50 tỉ đồng, xây dựng đường và phục hồi các di sản thuộc Khu di tích
lịch sử các Vua Trần tại Hưng Hà trên 70 tỉ đồng đã và đang được triển khai, 3
khách sạn lớn từ 3- 4 sao đang được nâng cấp và xây dựng mới, hơn 20 khách
sạn cỡ nhỏ và vừa với gần 600 phòng tiêu chuẩn đủ sức phục vụ trên 1.000 lượt
khách / ngày.
2.1.2 Tiềm năng du lịch nhân văn
* Di tích lịch sử văn hóa
Theo thống kê, Thái Bình có trên 1.400 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó
có 261 di tích được xếp hạng; các di tích lịch sử - văn hóa được phân bố ở khắp
các huyện, thị trong tỉnh. Những di tích quan trọng có ý nghĩa chính trị, văn hóa

và phục vụ phát triển kinh tế du lịch. Chẳng hạn, cụm di tích Thành phố Thái
Bình và vùng phụ cận, bao gồm: Khu di tích chùa Keo, đền Đồng Xâm,
chùa Đoan Túc, đình Thượng Liệt, khu lưu niệm Bác Hồ, cụm di tích Hưng Hà,
bao gồm: Khu lăng mộ các vua Trần, cung Long Hưng, từ đường Lê Quý Đôn,
đền Tiên La, Chùa Diệc… cụm di tích đền Đồng Bằng và phụ cận, gồm: Di tích
các đình An Cổ, Vân Đồn, Ngũ Thôn, Bích Đoài, Tử Các, khu lưu niệm Nguyễn
Đức Cảnh… Đó là những cụm, nhóm di tích - lịch sử văn hóa có giá trị và khả
năng thu hút khách du lịch cao. Mỗi nhóm di tích trên đều có những nội dung và
đặc trưng khác nhau, có thể khai thác kết hợp với du lịch sinh thái để hình thành
các tuyến du lịch tổng hợp và tuyến du lịch chuyên đề.
Thái Bình là mảnh đất địa linh nhân kiệt, hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch
sử văn hóa nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia như khu di tích nhà Trần, chùa Keo,
từ đường Lê Quý Đôn,đền Đồng Bằng. Thái Bình còn là quê hương của nghệ
thuật hát chèo, múa rối nước. Đó là những tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc,
độc đáo và là thế mạnh của du lịch Thái Bình. Các tài nguyên này được phân bố
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

22


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

ở các vị trí khá thuận lợi cho việc khai thác phục vụ phát triển du lịch, thuận lợi
cho việc tổ chức các loại hình tham quan du lịch như: Du lịch sinh thái đồng
quê, du lịch trở về cội nguồn, du lịch tham quan làng nghề, du lịch văn hóa lễ
hội đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển du lịch của khu vực và trên thế
giới, có sức cuốn hút du khách hết sức mạnh mẽ.
*Làng Nghề:
Với khoảng 200 làng nghề rải khắp địa bàn , Thái Bình được mệnh danh là

một trong những cái nôi làng nghề của đất nước. Hiện nay, 100% xã phường
trên địa bàn tỉnh đều có ít nhất một ngành nghề truyền thống. Những cái tên như
bánh cáy làng Nguyễn( huyện Đông Hưng), chạm bạc Đồng Xâm( Kiến
Xương), dệt Phương La- Thái Phương( Hưng Hà), dệt chiếu cói Tiên Lễ( Hưng
Hà), dệt đũi Nam Cao( Kiến Xương)…là minh chứng sống động cho tài hoa, trí
tuệ con người Thái Bình.
* Lễ hội:
Lễ hội dân gian: lễ hội truyền thống Thái Bình thường được tổ chức gắn
liền các di tích lịch sử- văn hóa và ở đó có nhiều trò chơi, thi tài, các hình thức
diễn xướng văn nghệ dân gian độc đáo có nguồn gốc khác nhau như: trò múa
ông Đùng bà Đà cổ xưa gắn liền với nghi lễ phồn thực sơ khai của một làng ven
biển, một hội làng duy trì tục đánh Hổ( đánh Bệt hay múa Bệt)
Lễ hội ở Thái Bình chủ yếu gắn với lễ hội nông nghiệp, thể hiện nhiều hình
thức, tập tục khác nhau: thờ lúa gạo( Tiền Hải), hội đền Sao Đền( Vũ Thư) có
các trò thi mang sắc thái nông nghiệp như thi bắt vịt, thi nấu cơm, thi bắt
chạch… Hội chùa Keo, đền Đồng Xâm có rước nước, cầu mưa.
Thái Bình là một nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, nơi sản
sinh ra nhiều bậc anh tài và có công với đất nước như: Bát Nạn tướng quân, Lí
Nam Đế, Trần Hưng Đạo, quốc sư Không Lộ…
Hiện nay, hơn 100 hội làng truyền thống ở Thái Bình được khôi phục, duy
trì, tổ chức vào thời gian nhất định. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Thái
Bình vừa phong phú vừa đặc sắc, mang đậm yếu tố lịch sử và trữ tình như:
Nghệ thuật chèo: Thái Bình nổi tiếng với 3 vùng chèo là chèo Hà
Xá( Hưng Hà), chèo Khuốc( Đông Hưng) và chèo Sáo Đền( Vũ Thư). Đây là
những dòng chèo đặc trưng của địa phương.

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

23



Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

Múa rối nước: Có 7 hội cổ truyền ở các làng Nguyễn, Tăng, Tuộc,
Đống, Kỳ Hội, Bắc Lạng, Tây Trong, Tây Ngoài của huyện Đông Hưng, mà nay
nổi tiếng hơn cả làng Nguyên Xá.
Các điệu múa dân gian mang sắc thái phồn thực, bản địa như: Múa
ông Đùng, bà Đà, múa Đánh Bệt, múa bát Dật, múa Giáo Cờ Giáo Quạt, múa
Sênh Tiền, múa Trống – Trắc
* Tài nguyên nhân văn khác tại Thái Bình
Tỉnh Thái Bình có bảo tàng thành phố, nhiều công trình thể thao văn hóa, công
viên, công trình công nghiệp là đối tượng cho du khách tìm hiểu và tham quan.
Là vùng đất nổi tiếng với những món ăn đặc sản như: bánh cáy Làng Nguyễn,
canh cá Quỳnh Côi, gỏi nhệch, sứa muối- Thái Thụy, ổi bo, bún bung hoa chuối,
bánh gai –Vũ Thư, bánh giò Bến Hiệp- Quỳnh Phụ. Về sinh hoạt văn hóa dân
gian có: múa rối nước. Những sản phẩm nổi danh đã gắn với các địa danh như:
chạm bạc Đồng Xâm- Hồng Thái,dệt chiếu Tân Lễ….là những vốn quý của tỉnh
Thái Bình phục vụ cho phát triển du lịch.
2.2 Thực trạng khai thác các lễ hội truyền thống tại Thái Bình
2.2.1 Thực trạng khai thác lễ hội chùa Keo
Chùa Keo, xưa có tên là "Thần Quang Tự", nay thuộc xã Duy Nhất, huyện
Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trải gần 400 năm tồn tại, qua nhiều lần tôn tạo, Chùa
vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ độc đáo của ngôi chùa Việt, có từ thời Lê Trung
Hưng (thế kỷ XVII). Hằng năm, .Chùa Keo là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc
gia đặc biệt, bao gồm hai cụm kiến trúc: Khu Chùa là nơi thờ phật và khu Đền
thánh thờ đức Dương Không Lộ - Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa.
Một năm chùa mở hội 2 lần, đó là Hội Xuân vào ngày mồng 4 tết Nguyên
Đán và Hội chính mùa thu, từ ngày 13 đến ngày 15/9 âm lịch. Hội tháng 9 gắn
liền với sự tích của Không Lộ Thiền Sư (13-9 là 100 ngày mất của ngài, còn 14

tháng 9 là ngày sinh).
Chùa Keo là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm hai
cụm kiến trúc: Khu Chùa là nơi thờ phật và khu Đền thánh thờ đức Dương
Không Lộ - Vị đại sư thời nhà Lý có công dựng chùa.
Ngày 13, mở đầu là cuộc rước kiệu kỷ niệm 100 ngày tịch của thiền sư
Không Lộ. Chiều có các cuộc đua trải. Tối có cuộc thi kèn và trống.

SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

24


Tên đề tài: “ Khai thác lễ hội truyền thống Thái Bình phục vụ phát triển du lịch địa phương”.

Sáng 14, kỷ niệm ngày sinh của sư Không Lộ. Sau lễ dâng hương đến đám
rước gồm có đôi ngựa hồng, ngựa bạch có đủ yên cương và 4 bánh do người
kéo. Tiếp đến là 8 lá cờ thần, 42 người vác bát bửu lỗ bộ... Chiều 14, tại toà Giá
Roi diễn ra nghi lễ chầu thánh mang tính nghệ thuật , đó là điệu múa cổ còn gọi
là "múa ếch vồ".
Ngày 15, mọi nghi lễ diễn ra như ngày 14 nhưng có thêm một số trò diễn
sau khi rước kiệu hoàn cung.
Hội chùa Keo diễn ra đông vui tấp nập suốt 3 ngày, 3 đêm bằng nghi lễ tôn
giáo và một số tập tục cổ truyền để tưởng nhớ vị thiền sư đã có công với nước
và qua hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian đã phản ánh được lối sống của
vùng dân cư ven sông mang màu sắc văn hoá nông nghiệp của đồng bằng Bắc
Bộ.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ nguyên nét kiến trúc
cổ kính, vững chắc với thời gian.
Với những giá trị kiến trúc, văn hóa lịch sử, khoa học đặc biệt đã được xếp

hạng của di tích, chùa Keo là một trong những ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất của
Việt Nam, là điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương chiêm bái cảnh chùa
trong ngày Xuân và những ai yêu thích kiến trúc chùa cổ của Việt Nam.
Trong những năm gần đây một thực tế đang diễn ra tại chùa Keo :
Tắc đường là tình trạng diễn ra thường xuyên trong dịp lễ hội những năm
gần đây. Lực lượng chức năng không điều hành nhất quán, quyết liệt phân lối ra,
vào dẫn đến con đường nhỏ mà xe cộ cả ngược lẫn xuôi . Người và xe chen chúc
mặc thích đi sao thì đi, cả tiếng đồng hồ mà không qua được đoạn đường 500m
Nạn buôn bán tràn lan từ ngoài đường tới tận trong khuôn viên chùa, bất kể
chỗ nào trống là có bàn, có quầy, chiếm hết gần lối đi. Những biển “ cấm bán
hàng” chỉ để làm cảnh.Giá cả thì vô cùng,chặt chém. Nhìn cột đình đen bóng
canh những cái bàn ghế xanh đỏ cứ ngỡ là quán nhậu, đủ loại quần áo,giày dép,
trang sức, thực phẩm,nhất là thực phẩm từ thịt bầy bán chật kín, mùi khói đốt
thịt,tiếng loa mời chào mua hàng cứ xộc thẳng lên mũi, vào tai du khách một
cách khó chịu.Cửa chùa đã không phóng sinh mà có người còn mang lồng chim
đến bán. Các trò chơi nặng về đỏ đen bày la liệt khắp chùa. Những bóng bay nổ
do phi tiêu vang lên đều đều như pháo.Quầy chơi xèng được vây kín bởi những
cậu choai choai.Sách mê tín, dị đoan được bày bán công khai từ ngoài bờ hồ cho
SV : Lương Thị Thu Thủy
Lớp: 2VH10

25


×