Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

KỸ THUẬT về CÔNG NGHỆ CHẾ tạo máy TRONG NHÀ máy cơ KHÍ DUYÊN hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.43 MB, 120 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như hiện nay, Việt Nam
đang từng bước đổi mới để khẳng định chính mình. Đặc biệt được thể hiện qua việc
hội nhập gắn với các “Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam-EU và TTP hiệp định
đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương”. Nó tạo chiều hướng tích cực cho nền kinh tế
nước ta phát triển nói chung và kinh tế thành Phố Hải Phòng nói riêng .Với vị trí địa lí
đường giao thông và cảng biển nước sâu thuận lợi Hải Phòng đã trở thành một trong 5
địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước. Một trong các mục tiêu phát
triển của thành phố là trở thành "thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng văn minh,
hiện đại". Thành phố có mạng lưới các khu công nghiệp được bố trí hợp lý với các khu
công nghiệp lớn: Nomura - Đình Vũ, Đồ Sơn – Hải Phòng, Vinashin – Shinec, Tân
Liên ;Tràng Duệ và nhiều cụm công nghiệp nhỏ và vừa: Quán Toan, Đông Hải, Kiến
An – An Tràng... Một số khu công nghiệp lớn của các nhà đầu tư Xinh-ga-po, Đài
Loan, Đức đang được nghiên cứu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sẵn
sàng mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài mở ra nhiều cơ hội thách thức cho nền kinh tế
phát triển. Đứng trước sự bùng nổ về kinh tế, thành phố Hải Phòng đã thu hút được
nguồn vốn lớn của các nhà đầu tư lớn trên thế giới.
Theo chủ trương của Đảng đến năm 2020 nền kinh tế nước ta sẽ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Vì thế ngành cơ khí chế tạo máy đóng vai trò then chốt trong việc chuyển
đổi cơ chế sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
nước và nước ngoài hợp tác phát triển. Đối với sinh viên ngành công nghệ chế tạo máy
thực tập tốt nghiệp rất quan trọng và bổ ích. Bởi đây là dịp để sinh viên đã được trang
bị những kiến thức chuyên ngành cần thiết nhất trước khi làm cán bộ kỹ thuật được cọ
sát với thực tế, vận dụng lý thuyết đã được học đối chiếu, so sánh với thực tế việc thiết
kế, chế tạo, sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm cơ khí tại doanh
nghiệp. Giúp sinh viên vững vàng hơn khi giải quyết những bài toán kỹ thuật cụ thể
trước mắt và công tác sau khi ra trường.
Chúng tôi được phân công vào thực tập tại công ty Cơ khí Duyên Hải Hải Phòng.
Để thực hiện nhiệm vụ được giao em phải tìm hiểu và giải quyết những nội dung sau:
1. Tìm hiểu tổng quan về cơ sở sản xuất
2. Các nội dung kỹ thuật về công nghệ chế tạo.


3. Các nội dung kỹ thuật về dụng cụ cắt và dụng cụ phụ trợ.

1


4. Các nội dung kỹ thuật về máy công cụ và các thiết bị đo, kiểm tra.
5. Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết.
Qua quá trình tìm hiểu thực tập tại công Cơ khí Duyên Hải Hải Phòng, được sự
quan tâm giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm của ban lãnh đạo công ty, các kĩ sư công
nghệ chế tạo máy cùng các anh em trong tổ sản xuất phân xưởng cơ khí và phân
xưởng bình bồn áp lực.Với bầu tâm huyết và lòng nhiệt tình hướng dẫn của thầy giáo
Th.s Hoàng Văn Quý giảng viên khoa Cơ khí trường Đại học Hải Phòng cùng các
thầy, cô giáo trong khoa và các bạn đồng nghiệp trong ngành đã có những đóng góp
quý báu giúp em hoàn thành kỳ thực tập cũng như bản báo cáo.
Với thời gian và khả năng còn hạn hẹp, tính chất bảo mật các thiết kế, công nghệ sản
xuất của công ty nên báo cáo không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót về mặt kiến
thức. Em kính mong được sự thông cảm cùng các ý kiến đóng góp của thầy giáo
hướng dẫn cùng các thầy cô bộ môn trong khoa Cơ Khí trường Đại học Hải Phòng để
em tích lũy kinh nghiệm làm việc, học hỏi kiến thức, phát huy hết khả năng của mình
để phục vụ cho ngành công nghiệp nước nhà.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện

2


MỤC LỤC

CHƯƠNG I.......................................................................................................................5

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY...........................................................................5
CƠ KHÍ DUYÊN HẢI......................................................................................................5
CHƯƠNG I.......................................................................................................................6
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ DUYÊN HẢI.....................................6
1.2. Vị trí địa lý của nhà máy Cơ khí Duyên Hải...................................................................................7
1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính...............................................................................................8
1.4Diện tích, mặt bằng nhà máy cơ khí Duyên Hải...........................................................................10
Chuỵển động chính :.........................................................................................................................45
Chuyển động chạy dao dọc Sd, chạy dao ngang Sn và chạy dao đứng Sđ:.......................................45
Chuyển động chay dao nhanh:.........................................................................................................46

3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sơ đồ mặt bằng nhà máy công ty cơ khí duyên hải.
2.Các bản vẽ chi tiết gia công trong công ty.
3.Sơ đồ động một số máy công cụ trong công ty.
4.Sách giáo trình công nghệ chế tạo máy 2.
5.Giáo trình cơ sở máy công cụ.
6.Giáo trình quy hoạch mặt bằng công nghiệp.
7.Lịch sử phát triển của công ty cơ khí duyên hải.

4


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY
CƠ KHÍ DUYÊN HẢI


5


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ DUYÊN HẢI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy
Tháng3-1927,bên đại lộ Hăngri Rivie (Trần Quang Khải) xưởng cơ khí Rôbe được xây dựng ,ban đầu xưởng chuyên sửa chữa máy móc với cơ ngơi còn nhỏ
chỉ có một máy tiện, một máy bào, một máy khoan, hai lò rèn và một số dụng cụ
khác.
Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi, khi hiệp định Giơ
ne vơ được kí kết, Hải Phòng trở thành khu tập kết để thực dân Pháp rút khỏi miền
Bắc , toàn bộ công nhân nhà máy bị thải hồi. Sau khi thành phố Hải
Phòng hoàn toàn giải phóng, những người thợ thuyền của xưởng cơ khí Rôbe đã tập
hợp lại hình thành một tập đoàn sản xuất, xây dựng cơ sở cho sự ra đời của nhà máy
cơ khí Duyên Hải-một đơn vị có vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp nhà nước.
Đầu năm 2003,nhà máy đầu tư một dây chuyền cán thép bán tự động với
công suất 3,2 vạn tấn/năm để sản xuất 2 loại sản phẩm chính là: thépcán xây dựng
và thép hình phục vụ sản xuất thép cán.Ước tính tổng vốn đầu tư cho công trình
này là 20 tỷ đồng (trong đó một phần là vốn tự có, một phầnlà vốn vay ngân hàng).
Ngày10/3/2004 Nhà máy cơ khí Duyên Hải- Hải Phong chính thức chuyển tên
thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Duyên Hải- Hải Phòng
thuộc tổng công ty máy và thiết bị côngnghiệp.
Trước kia công ty đặt tại cơ sở thuộc địa phận phường Máy Tơ-Quận ngô
Quyền, ngày nay nhà máy Cơ khí Duyên Hải được xây dựng trên khuđất có diện
tích 6ha,nằm trên Quốc lộ 5cũ tại km8 ,thuộc địa phận phường QuánToan-Quận
Hồng Bàng-Tp Hải Phòng.Đây là cơ sở mớ ược di chuyển từ cơ sở cũ đặt tại địa
phận phường Máy Tơ- Quận NgôQuyền.
Nhà máy gồm có các phân xưởng sau: Phân xưởng láp ráp, Phânxưởng cơ
khí, Phân xưởng kết cấu 1, Phân xưởng kết cấu 2, Phân xưởng đúc,Phân xưởng
cán thép, Phân xưởng rèn-rập.

Ngoài ra nhà máy còn có: Phòng cơ điện-dụng cụ,Khu nhà kho, Khu văn
phòng, Trạm cân120T,Nhà ăn tập thể,Bể nước làm mát phục vụ sản xuất, Phòng
bảo vệ, Nhà để xe nhân viên, Bể nước sinhhoạt.
Năm mươi năm xây dựng và trưởng thành, bao thế hệ cán bộ,công nhân

6


nhân viên đã từng gắn bó,sống chết lao động quên mình vì sự phát triển của công
ty. Trải qua quá trình đó Cơ khí Duyên Hải có thể rút ra một số điểm nổi bật sau:
- Đoàn kết là truyền thống xuyên suốt nửa thế kỉ của các thế hệcán bộ , đảng viên và
công nhân.Năng động sáng tạo vượt khó là một trong những yếu tố làm nên những
thành tích của công ty cơ khí DuyênHải.
- Phát động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đualao động
sản xuất , cải tiến kĩ thuật đổi mới công nghệ một truyền thống của công ty.
Trong những năm gần đây,Đảng bộ và công nhân công ty Cơ khí Duyên
Hải đã thực sự cố gắng, lỗ lực phấn đấu vươn lên, đoàn kết khắc phục khó khăn ,
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.Tuy tình hình sản xuất, kinh doanh có
nhiều biến động nhưng công ty đã chủ động điều phối,quá trình sản xuất để không
ảnh hưởng đến doanh thu, thu nhập của người lao động tăng, nộp ngân sách Nhà
nước năm sau cao hơn năm trước. Công ty vẫn đứng trong tốp các đơn vị có mức
doanh thu khá trong tổng công ty. Các chỉ tiêu về tình hình sản xuất những năm
gần đây của công ty đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.Công ty Cơ khí Duyên Hải đã
chấm dứt một thời kì khó khăn, tạo ra những triển vọng mới.
1.2. Vị trí địa lý của nhà máy Cơ khí Duyên Hải

Hình 1.1: Công ty cơ khí Duyên Hải
Nhà máy Cơ khí Duyên Hải hiện nay nằm trên quốc lộ 5 cũ tại km9, thuộc
địa phận Quán Toan, quân Hồng bang, thành phố Hải Phòng. Đây là cơ sở mới
được di chuyển đến , trước đây nhà máy đặt tại địa phận phường Máy Tơ, quận

Ngô Quyền.

7


Vì nhà máy nằm trên quốc lộ 5 cũ nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển
hàng hoá. Tại khu vực này có nhiều nhà máy công nghiệp như côngty thép Việt
Úc, công ty thépViệt Nhật,công ty thépViệt Hàn...nên thuận tiện cho việc giao lưu
hợp tác trong côngviệc.
1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính
Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà máy cơ khí Duyên Hải được mô tả như hình
sau:

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà máy
Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của công ty, thay mặt HĐQT côngty
điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm bảo toànvốn, đảm
bảo mọi hoạt động của công ty, đảm bảo mọi quyền lợi cho cán bộ công nhân viên
và nộp thuế cho nhà nước.Giám đốc công ty cũng làn gười chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, phụ trách
công tác kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu, quảng cáo triểnlãm, công tác
khoa học. Thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi giám đốc
đivắng.
Phó giám đốc kĩ thuật :là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc ,chịu trách
nhiệm điều hành sản xuất của công ty như kĩ thuật, chất lượng sản phẩm,mua bán
đầu tư thiết bị, kĩ thuật sáng kiến cải tiến.
Dưới sự điều hành của ban giám đốc, mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ

8



riêng:
+ Phòng sản xuất kinh doanh: là bộ phận tham mưu tổng hợp, giúp giámđốc quản
lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất,đôn dốc, kiểm
tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu ở các phân xưởng của công ty.
+Phòn gquản trị đời sống: thực hiện quản lý điều hành các hoạt động hàng ngày
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tình hình đời sống sinh hoạt,
ăn uống của cán bộ công nhânviên.
+ Phòng tiêu chuẩn chất lượng ISO: chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát,duy trì mọi
tiêu chuẩn về hàng hoá cũng như thiết bị máy móc đúng quy trình,lập kế hoạch và
đánh giá chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng của tiêu chuẩn ISO.
+Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương: thực hiện công tác tổ chức
cánbộ,công tác hành chính,giải quyết các chính sách, chế độ đối với
Cán bộ công nhân viên công ty,từ đó góp phần đảm bảo tính hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty.
+ Phòng bảo vệ: tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ tài sản, đảm bảo trật tự an ninh
của công ty.
+ Phòng vật tư- vận tải: chịu trách nhiệm lập kế hoạch mua sắm và phân phối vật
tư phục vụ cho sản xuất. Chuyên chở hàng giao cho khách hàng.
+ Phòng tài chính- kế toán: tổ chức thực hiện công tác kế toán, thực hiện các hợp
đồng tài chính, đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về
tài chính của công ty đảm bảo sử dụng đồng vốn có hiệu quả.Phòng tài chinh kế
toán còn có chức năng phản ánh khách quan và giám đốc hiệu quả quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty.Là một trong những công cụ quan trọng của hệ thống
quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp.
+ Phòng cơ điện- dụng cụ: thực hiện sửa chữa, thay thế các máy móc theo yêu cầu,
chịu trách nhiệm sửa chữa và đảm bảo nguồn điện cung cấp cho hoạt động sản
xuất của công ty, làm tốt công tác an toàn điện cho người lao động.
+PhòngKCS: là bộ phận giúp giám đốc tổ chức và thực hiện kiểm tra chất lượng
sản phẩm được chế tạo ở công ty trước khi được đem đi tiêu thụ

Nhiệm vụ chính của phân xưởng này là tạo ra phôi rèn theo khuôn mẫu để chuyển
đi gia công cơ khí và một số mặt hàng được gia công hoàn thiện,để thực hiện được
nhiệm vụ,trên phân xưởng Rèn Dập được trang bị 03 máy búa,02 máy cưa

9


cần,01máy mài 2đá,01 cầu trục 3.2T và hệ thống lò nung phôi rèn.
1.4Diện tích, mặt bằng nhà máy cơ khí Duyên Hải
Nhà máy làm việc 2 ca, mỗi phân xưởng đều có các thiết bị điện có vai trò
quan trọng liên quan đến quá trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm. Do vậy việc
cung cấp điện cho nhà máy phải đảm bảo liên tục, tin cậy và có chất lượng điện
năng tốt vì thế nhà máy được đánh giá là phụ tải loạiII.
2
Nhà máy có tổng diện tích là 4200m có 7 phân xưởng, 1 phòng cơ điện và
dụng cụ, một nhà kho và các phòng ban. Trong đó diện tích của từng phân xưởng
và các phòng khác như sau:
Phân xưởng đúc có diện tích là 25x20m, phân xưởng kết cấu thép I có diện
tích là 20x10m, phân xưởng kết cấu thép II có diện tích là 20x10m,phân xưởng cơ
khí có diện tích là 20x7.5m,phân xưởng lắp ráp có diện tích là 20x7.5m,phân
xưởng rèn dập có diện tích là 20x7.5m,phân xưởng cán thép có diện tích là
20x17.5m, các phòng ban có diện tích là 20x7.5m, nhà kho có diện tích là
10x10m.Các phân xưởng được bố trí thẳng hàng kề nhau.Phần diện tích sân và lối
đi lại khoảng 1100m

2

còn lại phần đất trống có diện tích là

2

1000m .

- Sơ đồ mặt bằng của nhà máy:
Diện tích và công suất đặt của các phân xưởng trong trong nhà máy được
biểu diễn trên bảng1.3:
Bảng 1.3: Diện tích và công suất đặt của các phân xưởng
KH trên MB

Tên phân xưởng

Diện tích,m

2

Công suất đặt,kW

1

Phân xưởng đúc

500

860

2

Phân xưởng kết cấu thépI

200


160

3

Phân xưởng kết cấu thépII

200

110

4

Phân xưởng cơkhí

150

-

5

Phân xưởng lắp ráp

150

100

6

Phân xưởng rén dập


150

150

7

Phân xưởng cán thép

350

-

10


8

Phòng cơ điện và dụng cụ

150

150

9

Các phòng ban

150

100


10

Nhà kho

100

50

____________________________________________________________________

11


CHƯƠNG II
KỸ THUẬT VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO
MÁY TRONG NHÀ MÁY CƠ KHÍ
DUYÊN HẢI

12


CHƯƠNG II
KỸ THUẬT VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY TRONG
NHÀ MÁY CƠ KHÍ DUYÊN HẢI
1. Đặc điểm các sản phẩm chính và dạng sản xuất trong năm 2014-2015:
1.1 Hộp giảm tốc:
Hiện nay , nhà máy Cơ khí Duyên Hải thực hiện sản xuất hàng loạt đối với
các mặt hàng truyền thống như: hộp giảm tốc,hộp số,chi tiết máy bán trên thị
trường,bên cạnh đó nhà máy cũng nhận một số mặt hàng riêng theo đơn đặt hàng

của khách hàng như dây chuyền cán thép, mở rộng quan hệ với nhiều đối tác trong
kinh doanh.

-

Hộp giảm tốc gồm có các loại: 250, 350, 450, MC80, B800.

-

Sản lượng hàng năm của các loại đạt 200 hộp/năm.

-

Các hộp giảm tốc này sử dụng trong các máy kéo,băng tải.

-

Các đối tác cung cấp chính là của Công Ty Than Mạo Khê.

Hình 1.1: Hộp giảm tốc
1.2 Lưới chắn rác thủy điện:
- Sản lượng hàng năm 20 tấm lưới/năm
- Sử dụng chắn rác trong các nhà máy thủy điện Sơn La, Lai Châu.
- Đối tác cung cấp chính là thủy điện Sơn La, Lai Châu.

13


Hình 1.2 : Lưới chắn rác thủy điện
1.3 Van nước:

- Sản lượng hàng năm 10 chiếc.
- Đối tác cung cấp chính là viện nghiên cứu bơm Việt Nam.
- Sử dụng trong các nhà máy bơm nước.

Hình 1.3: Van nước
1.4 Van thủy điện Sơn La:
- Sản lượng 20 van/năm.
- Đối tác chính thủy điện Sơn La, Lai Châu.
- Sử dụng trong các nhà máy thủy điện Sơn La, Lai Chau.

14


Hình 1.4 : Van thủy điện Sơn La
2.Quy trình công nghệ của các sản phẩm chính trong phân xưởng cơ khí:
2.1 Mô tả kết cấu sơ lược
Vỏ hộp giảm tốc được chế tạo thành hai phần gồm: Thân hộp và nắp hộp đúc
bằng gang GX21-40.
Các trục mang bánh răng truyền động nằm song song với nhau trên một mặt
phẳng ngang, toàn bộ chi tiết nằm trong hộp kín do đó làm việc được ở nơi có nhiều
bụi.
Đầu vào trục nhanh của hộp giảm tốc có hình dạng côn, đầu ra có dạng hình trụ.
Các bánh răng truyền động thuộc loại răng nghiêng, dạng răng thân khai .Phía
trên nắp hộp là cửa quan sát phía trong hộp khi cần thiết để đổ dầu bôi trơn.
Giữa thân có núm đặt que thăm dầu để kiểm tra mức dầu bôi trơn, dưới sát đáy
thân hộp là nút tháo dầu cặn.
Việc lựa chọn sao cho hộp giảm tốc sử dụng đúng với công suất chế độ làm việc
nhiệt độ môi trương xung quanh là quan trọng và cần thiết vì nó đảm bảo tuổi thọ
thời gian làm việc của hộp ổn định lâu dài.
2.2 Quy trình công nghệ gia công hộp giảm tốc 2 nửa

- Phay mặt đáy.
- Phay mặt lắp ghép.
- Cào rà mặt lắp ghép, mài sơ bộ.
- Khoan lỗ bắt bộ.
- Đóng chốt định vị .
- Phay mặt đầu.

15


- Tiện thô lỗ trên máy doa.
- Tiện tinh lỗ, cắt rãnh đầu.
- Lấy dấu khoan, ta rô lắp quan sát.
2.3.Các đồ gá được ứng dụng trong sản xuất
Đồ gá được ứng dụng trong sản xuất của phân xưởng máy chủ yếu là những đồ
gá đơn giản như:
+ Trên máy tiện chủ yếu là dùng mâm cặp, mũi tâm hoặc là hai mũi tâm.
Đối với chi tiết trụ cỡ lớn thì sử dụng thêm Luynet để tăng độ cứng vững
hoặc các gối đỡ tự lựa.
+ Trên máy phay, khoan, bào thì đồ gá sử dụng là các êtô, khối V, đối với
chi tiết cần khoan nhiều lỗ thì sử dụng đồ gá là mâm cặp có lắp cơ cấu phân
độ đơn giản hoặc phân độ vi sai.
2.3.1: Các loại chốt tỳ: Chốt chỏm cầu, chốt tỳ phẳng, chốt khía nhám…

d

H7
k6

Hình 2.1 – Chốt tỳ


2.3.2: Các loại phiến tỳ: Phiến tỳ phẳng, phiến tỳ xẻ rãnh…

16


L
C1

d1

H

h

C

B

B

d

Hình 2. 2- Phiến tỳ

L

2.3.3: Các loại khối V: V ngắn, V dài.

Hình 2. 3– Khối V

2.3.4: Bạc dẫn khoan

d1H7
h7
d H7
n6

Hình 2. 4- Bạc dẫn thay nhanh

17


2.3.5: Chốt trụ: Trụ ngắn, trụ dài.

DH7
h6

H7
dm6

Chốt trụ ngắn

Chốt trụ dài

Hình 2. 5 – Chốt trụ
2.3.6: Mũi tâm: Mũi tâm cứng, mũi tâm tùy động.

Hình 2. 6 - Các loại mũi tâm cứng
2.3.7: Các loại trục gá:
Trục gá hình trụ, trục gá côn, trục gá côn di động, trục gá đàn hồi


Trục gá hình trụ

Trục gá côn

α

18


Trục gá đàn hồi

Chốt côn cứng

Chốt côn tùy động

Hình 2. 7 – Trục gá
2.4.Phương pháp đo, đánh giá độ chính xác chất lượng sản phẩm
Sử dụng các loại thước cặp Panme. Nếu sản phẩm đạt thì được đánh dấu mầu
trắng,còn không đạt thì đánh dấu mầu đỏ. Tuỳ thuộc vào độ chính xác của sản phẩm
yêu cầu mà chọn loại thước cặp hợp lý.
Kiểm tra hình dánh như độ côn của chi tiết bằng cách sử dụng đồng hồ so. Cho
mỏ tiếp xúc với chi tiết sau đó cho tiết quay thi sai lệch lớn nhất là dung sai độ tròn,
còn kiểm tra độ côn thì đo hai đầu của trục.
Tên
TT

Hình dạng

thường

gọi tại
KCS

1

Phạm vi
đo
(mm)

Thước

0 ÷ 150

cặp

0 ÷ 200

đồng hồ

Đơn vị

Cấp

chia nhỏ

chính

nhất

xác


(mm)

(mm)

0.02

± 0.03

0 ÷ 300
0 ÷ 150

± 0.05

0 ÷ 200
Thước

2

cặp

0 ÷ 300

0.05

0 ÷ 600

± 0.08
± 0.10




± 0.15

1000
10

0.01

0.008

1

0.001

0.002

Thước

4

hồ so

4.1. Thước kẹp (caliper)
1. Đặc điểm
Dùng để đo chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong, đo chiều sâu
lỗ,..phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối cao, dễ sử dụng, giá thành rẻ...

19



2. Cấu tạo và phân loại.
a.Thước cặp được phân loại dựa vào dung sai ghi trên du xích (độ chính xác của
thước).
-Thước cặp 1/10: đo được các kích thước chính xác tới 0.1 mm
0

2

1

1/10
0

10

5

-Thước cặp 1/20: đo được các kích thước chính xác tới 0.05 mm
0

1

3

2

4

1

0

1

2

3

4

5

6

7

8

20

10

9

-Thước cặp 1/50 : do được các kích thước chính xác tới 0.02mm .

0

1


3

2

4

1/50
0

-

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


Ngoài ra còn có thước cặp điện tử, thước cặp đồng hồ số,..vv

b. Cấu tạo thước cặp

20


1. má kẹp ngoài (má động, má tĩnh)
2. má kẹp trong (má động, má tĩnh)
3. thanh đo chiều sâu lỗ.
4. mặt chia chính theo đơn vị mm
5. mặt chia chính theo đơn vị inch
6. thang chia trên du xích theo đơn vị mm
7. thang chia trên du xích theo đơn vị inch
8. hàm động
(ngoài ra các thước còn có chốt khoá, đai ốc hãm, nấc kéo...)
3. Cách sử dụng thước cặp
* Cách đo.
- Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có còn chính xác không.Thước còn
chính xác nếu hai vạch “0” trùng nhau khi hai mép thước trùng nhau.
- Kiểm tra mặt vật có sạch không
- Khi đo phải giữ cho hai mặt của thước song song với kích thước cần đo.
- Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định hàm
động với thân thước chính.
* Cách đọc trị số
- Xem nếu vạch “0” của du xích trùng với vạch bất kì trên mặt thước chính thì
đó là kích thước của chi tiết.
-Nếu vạch “0” của du xích không trùng với vạch trên mặt thước chính thì ta lấy
vị trí vạch bên trái gần nhất cạnh vị trí vạch “0” của du xích làm phần nguyên của kích

thước.Xem trên trên du xích vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta
nhân với dung sai.Cộng hai giá trị lại ta được trị số đo.

21


VD:
10

0

0

1

2

3

4

30

20

5

6

7


8

9 10
0.1mm

D = 2 + 7 x 0.1 = 2.7 (mm)

Đường kính viên bi là 2.7 mm
4.2. Pame (micrometer)
1. Đặc điểm
- Là dụng cụ đo chính xác, tính vạn năng kém, c nhiều loại pame: pame đo
đường kính ngoài, pame đo đường kính trong, pame đo chiều sâu lỗ.
- Pame có phạm vi đo hẹp, có nhiều cỡ : 0 ÷ 25 ; 25 ÷ 50 ; 50 ÷ 75 ... (mm)

2.Cấu tạo:

22


0

5

10

5
0

45


2

1

3

4

5

6

0.01 mm
0 - 25 cm

7

1. má kẹp tĩnh
2. má kẹp động
3. chốt hãm
4. trục thước chính
5. trục thước phụ (du xích )
6. núm vặn thước phụ
7. dung sai và kích thước có thể đo được
3. Cách sử dụng pame
* Cách đo
- Trước khi đo cần kiểm ra xem pame có còn chính xác không.
- Khi đo tay trái cầm pame, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì vặn
núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo.

- Phải giữ cho đường tâm của 2 đầu đo trùng với kích thước cần đo
- Trường hợp phải lấy pame ra khỏi vị trí đo thì phải vặn cần hãm (đai ốc ) để cố
định đầu đo động trước khi lấy pame ra khỏi vật đo.
* Cách đọc trị số
- Khi đo dựa vào mép thớc động đọc được số “mm” và nửa “mm” của kích
thước ở trên thước chính. Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần chỉ
số trên thước phụ (giá trị mỗi vạch tương ứng với dung sai của thước )
VD:

23


0

5

10

5
0

45

D = 9.5 + 3 x 0.01 = 9.53 (mm)

Đường kính vật cần đo là 9.53 mm
4. Cách bảo quản pame.
- Không dùng pame để đo vật đang quay
- Không đo các mặt thô, bẩn, phải lau sạch trước khi đo
- Không vặn trực tiếp ống thước phụ để mỏ đo kẹp vào vật đo

- Cần hạn chế việc lấy mỏ đo ra khỏi vị trí đo rồi mới đọc kích thước.
- Các mặt đo của pame cần phải giữ gìn cần thận tránh để bị gỉ bị bụi cát,bụi
đá mài hoặc phôi kim loại mài mòn.
- Cần tránh va chạm làm sây sát hoặc biến dạng mỏ đo.
- Hàng ngày sau khi làm việc phải lau chùi pame bằng giẻ sạch và bôi dầu
mỡ,nên siết vít ( hoặc cần hãm ) để cố định đầu đo động và đặt pame đúng vị trí ở
trong hộp.
4.3. Đồng hồ so ( indicator )
1. Đặc điểm
- Là dụng cụ đo chính xác cỡ 0.01 mm ÷ 0,001 mm (đồng hồ điện
tử còn chính xác hơn nữa.)
- Đồng hồ so dùng nhiều trong việc kiểm tra sai lệch hình dạng hình học và vị trí
của chi tiết như độ thẳng độ song song, độ không đồng trục, ..
- Đồng hồ so còn kiểm trra hàng loạt khi kiểm tra kích thước bằng phương pháp
so sánh.
2. Cấu tạo

24


6
7

5
4

3

2
1


1. đầu đo
2. bạc
3. mặt số vòng chia dung sai
4. kim chỉ dung sai
5. núm vặn ( cố định đầu đo )
6. kim chỉ mm
7. vòng chia mm
3. Cách sử dụng
- Khi sử dụng đồng hồ so trước hết phải gá lên giá đo van năng hoặc phụ kiện
riêng. Sau đó chỉnh cho đầu đo tiếp xúc với vật cần đo.
- Điều chỉnh mặt số lớn cho kim đúng vị trí số “0” .Di chuyển đồng hồ so tiếp
xúc trượt theo bề mặt cần kiểm tra.

0
90

10

80

20

70

30

40

60

50

2

3
n

s
1

25


×