Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

hợp đồng tương lai công cụ tài chính đầu tiên được giao dịch trên thị trường phái sinh của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.33 KB, 8 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------------------------

MÔN HỌC

CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH
ĐỀ TÀI
HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI – CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐẦU TIÊN ĐƯỢC
GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Lớp: TCNH2-K23

Nhóm thực hiện: Nhóm 16
1. Lãnh Thị Thi

– STTDS: 45 - Mã sv 14057746

2. Nguyễn Thị Linh – STTDS: 24 - Mã sv 14057707
3. Nguyễn Thị Nữ

– STTDS: 36 - Mã sv 14057068

Hà Nội - 2016


A- SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
PHÁI SINH Ở VIỆT NAM
Cùng với sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế sau công


cuộc đổi mới, thị trường tài chính non trẻ của Việt Nam trải qua những bước khởi đầu,
vươn lên mạnh mẽ trong khoảng 15 năm gần đây để chứng tỏ vai trò ngày càng quan
trọng đối với sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội. Với vai trò là cầu nối trực
tiếp giữa người cần vốn và người có vốn, cả thị trường trái phiếu và thị trường cổ
phiếu ngày càng mở rộng về quy mô, thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức
phát hành, nhà môi giới, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hệ thống tổ chức
ngày càng chuyên nghiệp hướng tới chuẩn mực quốc tế.
Tính đến nay, trên TTCK Việt Nam có 892 mã cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn giao
dịch với tổng vốn hóa khoảng 32% GDP, giá trị giao dịch hàng ngày trên 2.000 tỷ
đồng. Thị trường trái phiếu, đặc biệt là thị trường trái phiếu chính phủ cũng có bước
phát triển vượt bậc 3 năm gần đây, với quy mô đạt 22% GDP, thanh khoản thường
xuyên lên tới 2.000 tỷ đồng/phiên với sự tham gia của 25 thành viên đấu thầu và 54
thành viên giao dịch là các định chế tài chính hàng đầu trong nước.
Theo Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2020 của Chính phủ thì phát triển
TTCK phái sinh là một trong những nội dung trọng yếu . Do hiện tại TTCK mới chỉ
có các chứng khoán cơ sở (Cổ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ quỹ), thiếu các công cụ tài
chính phòng ngừa rủi ro và đòn bẩy lợi nhuận là chứng khoán phái sinh, một số chứng
khoán phái sin đã tự phát ra đời cũng cần được quản lý. Do vậy, ngày 11/3/2014, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 366/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án xây
dựng và phát triển TTCK phái sinh.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận định: TTCK phái sinh có vai trò
quan trọng đối với nền kinh tế; bao gồm: Là giải pháp hiệu quả thay thế các giao dịch
thị trường tiền mặt và góp phần phân bổ nguồn lực, nguồn vốn; Là công cụ quản lý rủi
ro, nhất là rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro vỡ nợ tín dụng, rủi ro giá chứng khoán…;
Góp phần đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thị trường tài chính; và Các tập đoàn, định
chế tài chính và chính phủ đều có lợi ích từ thị trường phái sinh khi mà nguồn huy
động vốn có chi phí thấp và đa dạng.
Theo Đề án xây dựng và phát triển TTCK phái sinh Việt Nam, lộ trình phát triển
TTCK phái sinh được chia thành 3 giai đoạn chính gồm:
+ Giai đoạn chuẩn bị 2013 – 2015: xây dựng khung pháp lý, hoàn thiện cơ sở vật

chất để vận hành TTCK phái sinh;
+ Giai đoạn thử nghiệm 2016 – 2020: tổ chức giao dịch các chứng khoán phái
sinh dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán, với lộ trình thiết kế và giao dịch sản phẩm
theo từng giai đoạn là hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số; hợp đồng quyền chọn
(HĐQC) chỉ số, HĐTL trái phiếu chính phủ (TPCP); HĐTL và HĐQC dựa trên cổ
phiếu;
+ Giai đoạn hoàn thiện sau năm 2020: phát triển TTCK phái sinh thống nhất dựa
trên các tài sản cơ sở theo thông lệ quốc tế, giao dịch HĐTL và HĐQC dựa trên lãi
suất, hối đoái, vàng, hàng hóa.
Ngày 5/5/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP
và ngày 19/1/2016 Thông tư số 11/2016/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị
định số 42/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/5/2015 về chứng khoán phái sinh và


TTCK phái sinh đã được ban hành. Việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thị trường
chứng khoán phái sinh phát triển chính là đòn bẩy thúc đẩy thị trường chứng khoán
mở rộng về quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, cơ cấu nhà đầu tư đề phù hợp với xu thế
hội nhập hiện nay.
Hội thảo “vận hành thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam” do
UBCKNN kết hợp với BIDV và viện nghiên cứu cao cấp về toán (viasm) tổ chức ngày
24/8/2015. Theo đó, trong giai đoạn đầu sẽ triển khai sản phẩm chứng khoán phái sinh
là hợp đồng tương lai vì lý do dễ triển khai hơn so với các sản phẩm phái sinh khác
(hợp đồng tùy chọn…). Với tài sản cơ sở là chỉ số cổ phiếu và trái phiếu chính phủ.
Như vậy, nếu thực hiện đúng theo lộ trình, năm 2016, TTCK phái sinh sẽ chính
thức bắt đầu được vận hành với sản phẩm thử nghiệm là Hợp đồng tương lai chỉ số cổ
phiếu và Hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ.
Theo các chuyên gia, mặc dù chứng khoán phái sinh đa dạng hóa các cơ hội đầu
tư nhưng cũng có thể tạo ra rủi ro hệ thống lên toàn thị trường. Việc đòn bẩy tài chính
cao sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi tỷ lệ đặt cọc, ký quỹ chỉ từ 10% - 15% giá trị giao
dịch. Do đó, một biến động nhỏ của thị trường có thể bị khuếch đại lên rất nhiều bởi

chỉ số tăng giảm 1%, tài khoản của nhà đầu tư sẽ biến động ngay 8 - 10%.
Mục đích của sản phẩm chứng khoán phái sinh là để phòng ngừa rủi ro nhưng
cũng có thể là công cụ đầu cơ, nhất là khi ranh giới này rất mong manh. Vì vậy việc
hiểu hết tính năng của từng sản phẩm là rất cần thiết.
B- HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
I. Nguồn gốc
Người ta đã tìm thấy dấu vết, nguồn gốc của Thị trường giao sau ngay từ thời
Trung cổ tại Châu Âu, đó là mối quan hệ được hình thành giữa thương nhân và nông
dân. Theo đó, người đã phát triển một "công cụ tài chính, trong đó bao gồm một
nguyên lý áp dụng toàn cầu" là Thales, một triết gia nghèo ở vùng Miletus . Thales sử
dụng kỹ năng của mình để dự đoán rằng vụ thu hoạch ô liu vào mùa thu năm sau sẽ
bội thu. Tự tin với phán đoán của mình, Thales đã thỏa thuận với người sở hữu máy ép
ô liu để đảm bảo rằng ông sẽ được độc quyền sử dụng những máy móc đó khi bắt đầu
vụ thu hoạch. Thales thành công khi đàm phán với mức giá thấp bởi vì vẫn chưa đến
vụ thu hoạch và không ai biết vụ thu hoạch đó có tốt hay không, hơn nữa chủ sở hữu
máy ép ô liu cũng muốn giảm rủi ro đối với một vụ mùa thất bát. Khi đến vụ thu
hoạch, ngay lập tức rất nhiều người cùng lúc cần đến máy ép, ông đã cho thuê với bất
cứ mức giá nào mà ông thích và thu được rất nhiều tiền.
Thị trường giao dịch tương lai đầu tiên tên là Trung tâm Giao dịch Lúa gạo
Dōjima ở Nhật Bản vào những năm 1730 nhằm đáp ứng nhu cầu của các võ sĩ đạo vốn nhận lương bằng gạo, và sau một vụ mùa thất bát - lại cần đến mức chuyển đổi
hợp lý từ gạo ra tiền
Vào năm 1864, Hội đồng Thương mại Chicago (Chicago Board of Trade CBOT) liệt kê những hợp đồng kỳ hạn đầu tiên đã được chuẩn hóa để 'giao dịch', gọi
là hợp đồng tương lai. Hợp đồng này dựa trên việc trao đổi ngũ cốc và cho thấy một
xu hướng theo đó những hợp đồng này sẽ trao đổi nhiều loại hàng hóa khác nhau cũng
như số lượng đa dạng các hợp đồng tương lai tại các quốc gia trên thế giới.Tính đến
năm 1875, mặt hàng bông đã được đưa vào trao đổi ở Mumbai, Ấn Độ, và trong một


vài năm người ta đã mở rộng phạm vi giao dịch tới hỗn hợp hạt dầu để ăn, đay thô và
đay hàng hóa cùng với vàng thỏi.

II. Định nghĩa
Hợp đồng tương lai là gì?
Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng tương lai (futures contract) là một hợp đồng
chuẩn hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng
chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay (gọi là giá tương lai (futures price) hay giá xuất
phát) nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, ngày giao hàng).
Các hợp đồng này được giao dịch thông qua sàn giao dịch tương lai (futures
exchange). Một bên đồng ý mua tài sản cơ sở trong tương lai, hay "bên mua" trong
hợp đồng, gọi là "trường vị" (long), còn một bên đồng ý bán trong tương lai, hay "bên
bán" trong hợp đồng, gọi là "đoản vị" (short). Thuật ngữ trên phản ánh kỳ vọng của
các bên - người bán hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng giá hàng
hóa sẽ tăng. Lưu ý rằng tự bản thân hợp đồng không tốn phí khi ký kết; thuật ngữ
mua/bán chỉ là công cụ ngôn ngữ thuận tiện để phản ánh vị thế của các bên (trường vị
hoặc đoản vị).
Trong nhiều trường hợp, tài sản cơ sở trong hợp đồng tương lai có thể hoàn toàn
không phải là "hàng hóa" truyền thống - nghĩa là, đối với hợp đồng tài chính tương lai,
tài sản hoặc mặt hàng cơ sở có thể là các loại tiền tệ, chứng khoán hay công cụ tài
chínhvà tài sản vô hình hoặc các khoản mục tham chiếu như chỉ số chứng khoán và lãi
suất.
Trong khi hợp đồng tương lai nói đến việc mua bán trong tương lai thì mục đích
của sở giao dịch tương lai là giảm thiểu rủi ro phá vỡ hợp đồng giữa hai bên. Do đó,
việc mua bán đòi hỏi cả hai bên đặt cọc một khoản tiền ban đầu, gọi là tiền ký quỹ
(hay "biên", margin). Ngoài ra, thông thường do giá tương lai thay đổi hàng ngày nên
mức chênh lệch giữa giữa giá đã ấn định trước và giá tương lai mỗi ngày cũng được
tính toán lại mỗi ngày. Trung tâm giao dịch sẽ rút tiền trong tài khoản ký quỹ của một
bên và chuyển vào tài khoản của bên kia, sao cho mỗi bên sẽ nhận được khoản lãi hay
lỗ thích hợp mỗi ngày. Nếu tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn một giá trị nào đó thì
người ta sẽ yêu cầu thêm khoản ký quỹ (gọi là "gọi vốn biên") và chủ sở hữu sẽ phải
bổ sung thêm tiền vào tài khoản này. Quy trình này gọi là neo giá thị trường (marking
to the market). Do đó, vào ngày giao hàng, số tiền mua bán không phải theo giá ghi

trong hợp đồng mà là giá trị giao ngay (do mọi khoản lãi và lỗ trước đó đã được thanh
quyết toán thông qua quá trình neo giá thị trường).
III. Ưu và nhược của hợp đồng tương lai
1. Ưu điểm của hợp đồng tương lai:
- Phòng ngừa rủi ro
Hợp đồng tương lai đem lại cho những người muốn quản lý rủi ro biến động giá
cơ hội chuyển rủi ro đó sang cho những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro với hy vọng
không ngừng gia tăng lợi nhuận – Quá trình chuyển rủi ro này được gọi là phòng ngừa
rủi ro. Trên thực tế, việc phòng ngừa rủi ro được thực hiện bằng cách bù trừ rủi ro về
giá hiện hữu trên thị trường giao ngay thông qua việc giữ một vị thế trái ngược nhưng
có giá trị tương đương trên thị trường hợp đồng tương lai. Bằng cách này, người
phòng ngừa rủi ro sẽ cố định được mức giá hay là mức lãi suất mà họ có thể chấp nhận
được và hạn chế, thậm chí loại bỏ, những thiệt hại do biến động bất lợi của giá gây ra.


- Tính thanh khoản cao
Hợp đồng tương lai là loại chứng khoán phái sinh niêm yết và được chuẩn hóa.
Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng, những người tham gia vào thị trường hợp
đồng tương lai đều biết được trước một cách rõ ràng họ có thể (hoặc sẽ) mua - bán cái
gì, vào thời điểm nào trong tương lai và giao dịch đó được thực hiện như thế nào. Với
tính chất nhất quán của sản phẩm, các nhà đầu tư tham gia vào thị trường có thể mở và
đóng vị thế khi cần một cách dễ dàng. Điều này làm cho thị trường hợp đồng tương lai
có tính thanh khoản rất cao, và biến hợp đồng tương lai thành công cụ thuận lợi cho
các nhà đầu tư sử dụng vào những mục đích khác nhau.
- Đòn bẩy tài chính
Khi tham gia thị trường hợp đồng tương lai nhà đầu tư có khả năng thu được
những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với một số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ (so
với việc đầu tư trên thị trường tài sản cơ sở). Một nhà đầu tư muốn mua hay bán hợp
đồng tương lai chỉ cần đáp ứng yêu cầu ký quỹ với tính chất là khoản cam kết tài chính
đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản

cơ sở trở thành hiện thực, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị thế hợp đồng tương
lai mà mình nắm giữ. Do hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên
thị trường này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở.
2. Nhược điểm của hợp đồng tương lai:
- Phòng ngừa rủi ro làm giảm tiềm năng gia tăng lợi nhuận
Khi sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro cho một vị thế đối với tài
sản cơ sở, nhà đầu tư có thể giảm được những thiệt hại hay thua lỗ có thể xảy ra với vị
thế cơ sở của mình khi giá trên thị trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi. Kết quả
này có được nhờ sự đối lập giữa vị thế tài sản cơ sở và vị thế hợp đồng tương lai mà
nhà đầu tư nắm giữ đồng thời khiến cho lãi/lỗ phát sinh từ hai vị thế này bù trừ (và có
thể triệt tiêu) lẫn nhau.
Tuy nhiên, khi thị trường diễn biến theo xu hướng có lợi, nhà đầu tư sử dụng hợp
đồng tương lai không có khả năng tận dụng biến động có lợi đó để gia tăng lợi nhuận
hay thu nhập cho mình do hiện tượng bù trừ (lãi/lỗ) giữa các vị thế đối lập vẫn tiếp tục
diễn ra. Đây là một điểm hạn chế của việc sử dụng hợp đồng tương lai trong phòng
ngừa rủi ro.
- Rủi ro của hiệu ứng đòn bẩy
Đòn bẩy tài chính là một trong những đặc điểm nổi bật tạo nên sức hấp dẫn cho
hợp đồng tương lai nói riêng và nhiều loại chứng khoán phái sinh nói chung. Tuy
nhiên, hiệu ứng đòn bẩy sẽ chỉ tạo ra con số lợi nhuận ấn tượng trong thực tế nếu dự
báo (hay kỳ vọng) của người sử dụng hợp đồng tương lai về chiều hướng biến động
giá tài sản cơ sở trở thành hiện thực. Trong trường hợp sự thay đổi về giá tài sản cơ sở
trên thị trường không đúng với dự đoán làm căn cứ cho giao dịch hợp đồng tương lai
ban đầu, thua lỗ sẽ xảy ra và do tác động đòn bẩy, mức độ thua lỗ tính theo tỷ lệ phần
trăm trên “số vốn đầu tư ban đầu” sẽ lớn hơn rất nhiều (so với đầu tư trên thị trường
giao ngay).
- Yêu cầu ký quỹ bổ sung
Như ta đã biết cơ chế thanh toán hợp đồng tương lai là thanh toán hàng ngày, các
khoản lãi, lỗ phát sinh từ hợp đồng tương lai được hiện thực hóa hàng ngày và phản



ánh ngay trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ bổ
sung ngay khi số tiền trên tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư xuống bằng hoặc thấp hơn
mức ký quỹ duy trì. Điều này đòi hỏi khi tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai
nhà đầu tư phải có sự chuẩn bị nhất định về năng lực tài chính, bởi nếu không thực
hiện ký quỹ bổ sung kịp thời khi có yêu cầu thì vị thế của nhà đầu tư trên thị trường
hợp đồng tương lai sẽ bị đóng lại, gây thua lỗ và có thể dẫn nhà đầu tư tới việc phá
sản.
IV. Phân loại
Hợp đồng tương lai thường được phân loại căn cứ vào tài sản làm cơ sở cho hợp
đồng. Vì vậy, có thể nêu ra 5 nhóm hợp đồng tương lai thường thấy trên các thị trường
chứng khoán phái sinh, bao gồm:
- Hợp đồng tương lai hàng hóa cơ bản
Hàng hóa cơ bản ở đây bao gồm các loại nông sản, kim loại và năng lượng. Hợp
đồng tương lai nông sản có thể được lập cho các loại ngũ cốc, bột, dầu, gia súc, thịt gia
súc, gỗ, bông, cà phê, ca cao…Nhóm các sản phẩm kim loại gồm vàng, bạc, nhôm,
platinum, palladium, chì, nickel, thiếc, kẽm và đồng. Nhóm sản phẩm năng lượng chủ
yếu gồm dầu nóng, dầu thô, khí thiên nhiên, xăng không chì, than, propane và điện.
Thông thường, các hợp đồng tương lai đối với hàng hóa cơ bản đều được áp dụng
phương thức chuyển giao vật chất khi đáo hạn.
- Hợp đồng tương lai tiền tệ
Hàng hóa cơ sở cho loại hợp đồng tương lai này rất đa dạng: đồng bảng Anh,
đồng yên Nhật, đồng đôla Canada, đồng real Brazil, đồng đôla Úc, đồng franc Thụy
Sỹ, đồng Euro…Hợp đồng tương lai tiền tệ có thể giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro
hoặc tìm kiếm lợi nhuận từ những biến động của tỷ giá hối đoái.
- Hợp đồng tương lai lãi suất và hợp đồng tương lai trái phiếu
Hợp đồng tương lai lãi suất là loại chứng khoán phái sinh có thể được sử dụng để
đối phó với những biến động của lãi suất ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) trong khi hợp
đồng tương lai trái phiếu thường gắn liền với thị trường công cụ nợ kỳ hạn từ 1 năm
trở lên. Theo đó, ở hợp đồng tương lai lãi suất, tài sản/ công cụ cơ sở thường thấy bao

gồm tín phiếu kho bạc, các khoản tiền gửi (ví dụ: tiền gửi bằng đồng đôla Mỹ ở các thị
trường ngoài nước Mỹ)…. Với hợp đồng tương lai trái phiếu, tài sản cơ sở của hợp
đồng thường là trái phiếu chính phủ (có thể được lựa chọn với những thời hạn trái
phiếu khác nhau).
- Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu
Tài sản cơ sở của loại hợp đồng tương lai này là một chỉ số cổ phiếu nhất định.
Các chỉ số cổ phiếu được chọn có thể là chỉ số chung toàn thị trường, chỉ số ngành hay
chỉ số được tính từ một nhóm/rổ cổ phiếu nào đó. Các hợp đồng tương lai chỉ số cổ
phiếu được thanh toán bằng tiền khi đáo hạn, tức là không diễn ra sự chuyển giao danh
mục cổ phiếu cấu thành chỉ số cơ sở giữa các bên tham gia hợp đồng.
- Hợp đồng tương lai cổ phiếu
Đây là nhóm hợp đồng tương lai xây dựng cho các cổ phiếu riêng lẻ. Cổ phiếu cơ
sở của hợp đồng là những cổ phiếu được niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán


và thường đòi hỏi phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, đặc biệt là về tính thanh
khoản trên thị trường.
V. Hợp đồng tương lai tại Việt Nam
1. Tại sao lựa chọn Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu là sản phẩm đầu tiên
Đối với thị trường CKPS dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu, sản phẩm CKPS
được lựa chọn để triển khai đầu tiên là HĐTL trên chỉ số cổ phiếu vì những lý do sau:
- HĐTL chỉ số cổ phiếu dễ thực hiện và có độ rủi ro thấp hơn HĐTL trên cổ
phiếu đơn lẻ.
Chỉ số cổ phiếu đại diện cho một rổ cổ phiếu trên thị trường, do đó có thể coi đây
là một danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro cá biệt
(Unsystematic Risk) của từng cổ phiếu. Như vậy, xây dựng sản phẩm phái sinh trên
chỉ số cổ phiếu sẽ đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa và hạn chế rủi ro của nhà đầu tư.
Với chỉ số cổ phiếu, thị trường sẽ tập trung vào một sản phẩm chuyên biệt. Chỉ
số cũng phổ biến rộng và có tính đại diện cao hơn so với một cổ phiếu. Một số nghiên
cứu thực tiễn cho thấy sự xuất hiện của HĐTL trên chỉ số không ảnh hưởng hoặc có

những ảnh hưởng tích cực đến thị trường cơ sở. Theo nghiên cứu của A. Antoniou, G.
Koutmos,và A. Pericli1 đối với 06 thị trường Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mỹ và Anh,
kết quả chothấy HĐTL trên chỉ số cổ phiếu có tác động tích cực làm giảm độ biến
động của thị trường cơ sở, điều đó giúp thị trường cổ phiếu hoạt động hiệu quả hơn.
- Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên
thường được đưa vào giao dịch là HĐTL trên chỉ số.
2. Mẫu hợp đồng dự kiến
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 42 về thị trường chứng khoán phái sinh
(tháng 7/2015), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) lên dự kiến đưa thị trường này
vào hoạt động trong năm 2016 với công cụ đầu tiên là hợp đồng tương lai chỉ số cổ
phiếu và hợp đồng tương lai trái phiếu. Các công cụ này theo kế hoạch sẽ được giao
dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
HĐTL là sản phẩm được chuẩn hóa và niêm yết bởi Sở giao dịch, các nội dung
của hợp đồng đều sẽ được Sở quy định và công bố ra công chúng trước khi được niêm
yết. Mẫu hợp đồng dự kiến do Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa ra:
Tiêu chí
Tài sản cơ sở

Quy mô hợp đồng
Tháng đáo hạn

Đơn vị khối lượng giao
dịch

HĐTL chỉ số cổ phiếu

HĐTL trái phiếu Chính phủ

Chỉ số cổ phiếu, đáp ứng Trái phiếu chính phủ do KBNN
tiêu chí: thanh khoản, có thể phát hành; Trái phiếu chuyển giao:

đầu tư được
có kỳ hạn còn lại xác định
Đang xác định

1-10 tỷ đồng

Tháng gần nhất, tháng kế
tiếp và 02 tháng cuối Quý
gần kề

Tháng 3, 6 ,9 ,12

1 hợp đồng

1 hợp đồng

Phương thức thanh toán Thanh toán tiền mặt

Thanh toán bằng tiền hoặc chuyển
giao vật chất (Rổ trái phiếu thanh
toán: là các TPCP đáp ứng yêu cầu


tối thiểu được công bố khi niêm yết
hợp đồng và được sử dụng để thanh
toán tại ngày thanh toán cuối cùng)
Ngày giao dịch cuối Ngày thứ năm của tuần thứ Ngày thứ sáu của tuần thứ 03 trong
cùng
03 trong tháng đáo hạn
tháng đáo hạn

Ngày thanh toán cuối Ngày làm việc liền sau ngày Ngày làm việc thứ 05 kể từ ngày
cùng
giao dịch cuối cùng
giao dịch

C- KẾT LUẬN
Chứng khoán phái sinh là điều kiện tất yếu của sự phát triển ngày càng mạnh mẽ
của thị trường khoán. Phát triển Thị trường chứng khoán phái sinh nhằm hoàn thiện thị
trường chứng khoán Việt Nam, đẩy mạnh quá trình huy động và khơi thông các nguồn
vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chứng khoán phái sinh đóng
vai trò to lớn trong thị trường chứng khoán, cũng như trên thị trường tài chính. Chứng
khoán phái sinh chủ yếu đảm bảo sự ổn định cho thị trường chứng khoán với chức
năng phòng ngừa rủi ro và tăng khả năng sinh lời cho nhà đầu tư chứng khoán. Tuy
nhiên, việc sử dụng các chứng khoán phái sinh này cũng tạo ra sức ép từ phía các nhà
đầu cơ. Do vậy, ngoài việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các loại hình chứng khoán
phái sinh thì việc nâng cao trình độ hiểu biết về chứng khoán phái sinh đặc biệt là hợp
đồng tương lai cho đầu tư là rất cần thiết.



×