Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỀ TÀI VÀ CHỦ ĐỀ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.72 KB, 11 trang )

Trong việc phản ánh cuộc sống, khả năng của văn học là hết sức to
lớn và phong phú. Phạm vi đối tượng phản anh của nó vô cùng rộng lớn đó
là toàn bộ cuộc sống, thế giới, con người, sự vật, ..... Tuy nhiên, khả năng
của con người là có giới hạn. Một nhà văn, trong một tác phẩm không thể
nào phản hết tất cả mọi đối tượng, mà chỉ có thể phản ánh trong một phạm
vi giới hạn nào đó. Cái giới hạn, đối tượng mà nhà văn đề cập, phản ánh
trong tác phẩm của mình chính là các đề tài và chủ đề của tác phẩm văn
học. Vậy đề tài và chủ đề của tác phẩm văn học là gì ? Và chúng có mối quan
hệ như thế nào trong tác phẩm văn học ?
1.

ĐỀ TÀI
Theo Từ điển thuật ngữ văn học viết về đề tài thì nó là : “ Khái niệm

chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong
sáng tác văn học. Đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác
phẩm.”
Ta có hiểu thực chất đề tài là một khái niệm về loại của hiện tượng
đời sống được miêu tả. Có bao nhiêu loại hiện tượng đời sống thì có bấy
nhiêu đề tài.Việc nhận thức được đề tài phải gắn liền với việc chỉ ra được
bản chất xã hội của hiện tượng. Song không phải lúc nào hiện tượng miêu
tả và nội dung loại bên trong trùng khít với với nhau trong tác phẩm văn
học.
Khái niệm về loại của đề tài không chỉ bắt nguồn từ bản chất xã hội
của tính cách mà còn gắn liền với hiện tượng lịch sử xã hội nên nó cũng in
đậm dấu ấn của một thời đại, một giới nào đó. Chẳng hạn văn học Việt Nam
những năm 1945 – 1975 nổi lên hàng loạt những đề tài về người nông dân,
người công nhân, đề tài chiến sĩ cách mạng,…
1



Đề tài và chủ đề là khái niệm chủ yếu thể hiện mặt khách quan của
nội dung tác phẩm văn học. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng đều có hơi
thở của hiện thực cuộc sống. Khi đọc tác phẩm văn học của bất kì một nhà
văn chân chính nào, chúng ta đều có thể hình dung ra được những con
người, những cảnh vật, những tâm tư tình cảm cụ thể, tràn đầy sức sống
mà tác giả miêu tả trong tác phẩm. Đó là những phạm vi miêu tả trực tiếp
của tác phẩm văn học. Tính chất của nó vô cùng đa dạng. Có khi nó đề cập
đến chuyện con người, chuyện con vật, cây cối đến cả những đồ vật vô tri
hay chuyện thần tiên , ma quỷ, quá khứ ngàn năm trước, hiện tại và tương
lai,… Nhưng mục đích của văn học không phải chỉ là miêu tả lại những hiện
tượng cá biệt trong đời sống và trong trí tưởng tượng của con người, mà
xa hơn thế từ mỗi một phạm vi miêu tả trực tiếp trong tác phẩm tác giả đã
khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống có ý nghĩa sâu rộng rồi. Ví
như khi đọc “ Hai đứa trẻ “ của Thạch Lam, ta không chỉ thấy được những
con người của một cái phố huyện nghèo nàn mà còn là những con người
Việt Nam đã tồn tại mỏi mòn trong vũng bùn của sự nhàm chán, nghèo khổ,
tẻ nhạt trước Cách mạng tháng Tám.
Đề tài tác phẩm văn học chẳng những gắn với hiện thực khách quan
mà còn do lập trường tư tưởng và vốn sống của nhà văn quyết định. Ta có
thể nhìn thấy điều này trong khi các nhà văn được sống và làm việc ở miền
Bắc thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa thì lấy đề tài về cuốc sống mới, con
người mới như ‘Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, trong khi các cây bút
theo đoàn chiến sĩ “ Nam tiến” hay đã sống và chiến đấu trên chiến trường
miền Nam thì lại viết nhiều đề tài về cuộc kháng chiến của nhân dân miền
Nam như “ Bài thơ tiểu đội xe không kính” , “ Trường Sơn Đông TRường
Sơn Tây” của Phạm Tiến Duật.

2



Người ta có thể xác định đề tài trên hai phương diện là bên ngoài và
bên trong. Nói đến phương diện bền ngoài của đề tài tức là ta nói đến mối
liên hệ thuần túy đến phạm vi hiện thực mà tác phẩm thể hiện. Nghĩa là ta
đang xét đề tài dựa trên phạm trù lịch sử xã hội như đề tài về kháng chiến
chống Pháp, đề tài kháng chiến chống Mỹ, đề tài người nông dân, công
nhân, tri thức tiểu tư sản, hay đề tài chiến sĩ cách mạng... Khi chú trọng
phương diện bề ngoài của đề tài thì phạm trù lịch sử - xã hội đang được ta
quan tâm.
Và các hiện tượng đời sống được phản ảnh còn có thể có mối liên kết
mà ta gọi là mối quan hệ bên trong của chúng. Chính vì thế ta có thể xác
định đề tài văn học theo giới hạn bên trong của phạm vi hiện thực được tác
phẩm phản ánh. Việc xem xét phương diện bên trong của đề tài giúp ta
tránh được sự đồng nhất đề tài với đối tượng phản ánh và thấy được tính
chất của phạm vi được phản ánh. Đó chính là đi vào cuộc sống nào, con
người nào được nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Chẳng hạn “” Bước
đường cùng”” của Nguyễn Công Hoan phản ánh cuộc sống cơ cực của
người nông dân trước cách mạng Tháng Tám. “Đời Thừa” của Nam Cao lại
phản ánh cuộc sống mòn mỏi bế tắc của những người trí thức tiểu tư sản
nghèo trước cách mạng. Không một tác phẩm chân chính nào lại có thể
thoát khỏi quy luật tất nhiên ấy. Việc xác định đúng đề tài của tác phẩm
cho phép chúng ta liên hệ nội dung của tác phẩm với những mảng thực tại
đời sống nhất định. Tuy nhiên ta cũng không thể đồng nhất đề tài với đối
tượng nhận thức hay chất liệu đời sống hay những nguyên mẫu thực tế. Vì
nói cho cùng thì đối tượng vẫn là thứ gì đó nằm ngoài tác phẩm , đối diện
với tác phẩm mà thôi. Còn đề tài của tác phẩm là một phương diện nội
dung của tác phẩm , nó là sản phẩm của đối tượng nhận thức đã được

3



nhận thức, đã được lựa chọn của tác giả. Đó là cách nhà văn khái quát
phạm trù lịch sử - xã hội đưa vào trong tác phẩm. Nhầm lẫn vấn đề này thì
việc phân tích tác phẩm sẽ chuyển thành phân tích đối tượng được miêu tả.
Con đường nhận thức đề tài của tác phẩm đi từ việc tìm hiểu nội
dung trực tiếp trong tác phẩm rồi phác thảo những đường nét lịch sử xã
hội của nó. Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có thể tiêu biểu cho một hiện
tượng đời sống , một tầng lớp xã hội , mọi loại tính cách hoạt động đời sống
cụ thể nên nhân vật có thể gắn liền với một đề tài tác phẩm. MỊ và A Phủ là
đại diện cho số phận của nhân dân miền núi dưới cách thống trị dã man
của bọn chúa đất, quan lại phong kiến. Con đường Mị và A Phủ giác ngộ
cách mạng là con đường tiêu biểu của đồng bào dân tộc ít người đến với
ánh sang của cách mạng. Ta có thể nói đề tài của tác phẩm “ Vợ chồng A
Phủ” cũng xoay quanh cuộc sống, con người đó, những thế lực liên quan
đến nó. Vợ chồng A Phủ phải chịu chung số phận bị đàn áp bóc lột bất công
dưới ách thực dân phong kiến để cuối cùng hướn gđến ánh sang của Đảng
của cách mạng để được giải phóng thì đề tài tác phẩm cũng số đề cập đến
số phận thảm thương của người dân miền núi trước cách mạng và quá
trình giác ngộ cách mạng của họ. Tuy nhiên, tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”
không chỉ miêu tả mình vợ chồng A Phủ mà lần theo mối quan hệ của họ ta
sẽ thấy sự mở rộng trong đề tài tác phẩm. Với hình tượng của thống lí Pá
Tra và bọn chức dịch trong làng, đề tài bộ máy cai trị địa phương tàn bạo
tham lam được mở ra. Với con trai của Thống Lí Pá Tra – A Sử thì đề tài
nam quyền chà đạp quyền sống quyền hạnh phúc của người phụ nữ được
mở rộng. Hay với hình ảnh của bọn thực dân Pháp lại phản ánh cuộc sống
dưới ách thực dân, người dân thuộc địa bị cướp quyền tự do , quyền làm
người, được sống và hưởng hạnh phúc của con người. Qua đó, ta thấy

4



được, khi nói đến đề tài ta không nói một đề tài riêng lẻ mà nó là một hệ
thống đề tài phức tạp, có liên kết, bổ sung cho nhau để làm nên đề tài của
tác phẩm.

2.

CHỦ ĐỀ
Chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt

ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học ( Từ điển thuật ngữ văn học ).
Nói cách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô
đậm, nêu lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất.
Chủ đề của tác phẩm văn học gắn liền với hiện thực khách quan và ý
đồ sáng tác chủ quan chủ tác giả. Ta có thể dễ dàng nhận thấy cơ sở nền
tảng của những tác phẩm văn học có giá trị luôn xuất phát từ thực tế cuộc
sống, từ thực tế đó, nhà văn phát hiện ra những vấn đề cốt yếu, quan trọng
mang tính cấp thiết của đời sống, đặt nó vào tác phẩm và tìm cách lí giải
nó. Hay nói một cách cụ thể hơn là chủ đề được hình thành trong thực tế
cuộc sống, được khái quát hóa vào tác phẩm thông qua cái nhìn chủ quan
của tác giả. M.Gorki đã rất có lí khi đưa ra nhận định : “Chủ đề là cái tư
tưởng nảy sinh trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên, làm tổ
trong kho ấn tượng của anh ta, nhưng chưa định hình và thể hiện thành
hình tượng’’. Đặt ra vấn đề tình yêu quê hương, đất nước trong tác phẩm
của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã đặt “Đất nước” vào lịch sử, vào truyền
thống văn hóa từ bao đời nay của dân tộc để lí giải cội nguồn đất nước, để
bày tỏ tình yêu của mình với mảnh đất thiêng liêng mà mình sinh ra :
“Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi

5



Đất nước có trong những cái “ngày xủa ngày xưa....” mẹ thường hay
kể ...
[ ..... ]
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng’’
Cũng là tình yêu quê hương đất nước, cũng chọn thơ là hình thức
sáng tác, nhưng “Đất nước” trong cách cảm nhận cảu Nguyễn Đình Thi lại
hoàn toàn khác. Đất nước ở đây không còn là những câu chuyện cổ, những
bài ca dao nữa mà là một đất nước hiện đại, đau thương trong chiến tranh,
nhưng anh hùng trong chiến đấu :
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rủ bùn đứng dậy sáng lòa”
Từ hai ví dụ trên, ta có thể nhận thấy chủ đề thể hiện bản sắc, tư duy,
chiều sâu tư tưởng, khả năng thâm nhập vào bản chất đời sống của mỗi
nhà văn. Điều này lại dẫn tới một nhận định khác đó là trong văn học, chủ
đề không bao giờ tách rời khỏi tư tưởng, chính xác hơn tính tư tưởng của
tác phẩm là một điều tất yếu bởi văn học là một hình thái ý thức xã hội, là
hành động biểu hiện thế giới tinh thần, tư tưởng của con người. Từ sự chi

6


phối của tư tưởng cá nhân của mỗi người cầm bút, cách tiếp cận chủ đề
cũng như phạm vi chủ đề mà họ đề cập tới trong mỗi tác phẩm cũng khác
nhau. Và cũng chính nhờ sự khác nhau ấy, nhà văn đã mở ra những góc độ,

những bình diện và những con đường khác nhau để dẫn dắt người đọc
thâm nhập vào tác phẩm cảu mình.
Chủ đề không phải là chất liệu trực tiếp tạo nên tác phẩm. Nó là một
yếu tố thuộc nội dung khái quát của tác phẩm, nó được khái quát hóa qua
những yếu tố được lấy từ chất liệu hiện thực làm cơ sở cho tác phẩm. Ta có
thể nhận diện chủ đề của tác phẩm qua hệ thống hình tượng, hệ thống
nhân vật ( chính, phụ ) mà tác giả xây dựng trong tác phẩm. Trong truyện
ngắn “Chí Phèo”, qua việc xây dựng hình tượng một anh nông dân từ một
người lương thiện, trải qua những biến cố lớn của cuộc đời đã biến thành
“con quỷ dữ của làng Vũ Đại”, Nam Cao đã nêu bật được vấn đề nhức nhối
cảu xã hội lúc bấy giờ đó là sự tha hóa, biến chất của những người nông
dân lương thiện.
Chủ đề đóng vai trò rất lớn trong việc làm cho tác phẩm trở nên quan
trọng và có ảnh hưởng sâu rộng. Tại sao sự cô đơn của một dòng họ trong
‘’ Trăm năm cô đơn” lại có thể khiến người đọc biết bao thế hệ suy nghĩ trăn
trở? Có phải chăng chính chủ đề đã chắp cánh cho cho tác phẩm bay xa
vượt ra khỏi ranh giới của không gian và thời gian. Từ chủ đề sự chạy trốn ,
giam mình trong cô đơn của một dòng họ để tránh khỏi lời nguyền loạn
luân sinh ra một đứa con có đuôi lợn quái dị đã chuyển thành chủ đề về một
vấn đề của xã hội khi con người không thể tự khóa mình tách biệt với cộng
đồng, sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân với tập thể và tập thể với cá nhân
mỗi người,mà hơn thế nó vượt qua cả những giới hạn của dân tộc trở

7


thành vấn đề của nhân loại, sự tồn tại của loài người. Đó là những chủ đề
mang nội dung lịch sử xã hội sâu sắc.
Xét về bản chất, chủ đề văn học không bao giờ tồn tại đơn lẻ mà nó
tồn tại trong một hệ thống chủ đề, cái mà Pospelop gọi là hệ vấn đề. Trong

thực tế cuộc sống mỗi sự vật, hiện tượng đều là một đơn vị tổng hòa của
nhiều yếu tố khác nhau có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự vật hiện
tượng đó. Trong văn học cũng vậy, trong cùng một tác phẩm, ta có thể nhận
thấy một hệ thống chủ đề bao gồm chủ đề chính và các chủ đề phụ. Chủ đề
chính là chủ đề trung tâm, chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ nội dung
của tác phẩm. Chủ đề phụ và chủ đề cục bộ là những chủ đề nhỏ vây xung
quanh chủ đề lớn, góp phần làm nổi bật chủ đề lớn. Để thấy rõ vấn đề này,
ta nên xét những tác phẩm lớn như Chiến tranh và Hòa bình của Lv Tolstoi.
Trong tác phẩm này, chủ đề chính của tác phẩm đó chính là nhan đề cảu nó
“ Chiến tranh và Hòa bình”. Nhưng nội dung của tác phẩm còn ohanr ánh
những vấn đề khác như : tình yêu, các mối quan hệ trong gia đình, sự mục
ruỗng trong hệ thống chính trị của Nga lúc bấy giờ,....Trong tác phẩm văn
học, các chủ đề không có gái trị ngang nhau. Vì vậy, việc phân biệt các chủ
đề chính, phụ trong tác phẩm đóng vai trò vô cùng lớn trong việc tiếp nhận
tác phẩm của độc giả.
3.

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỀ TÀI VÀ CHỦ ĐỀ TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
Nếu khái niệm đề tài giúp ta xác định: Tác phẩm viết về cái gì? thì

khái niệm chủ đề giúp ta trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản của tác phẩm là gì?
Qua đó ta có thể thấy được mối quan hệ khăng khít của đề tài và chủ đề. Đó
là một mối quan hệ hữu cơ, có tác động qua lại lẫn nhau trên cái nền của
hiện tượng đời sống.

8


Trong mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề thì đề tài đóng vai trò là nền
tảng để phát triển chủ đề. Nghĩa là, chủ đề không phải là cái gì tồn tại độc

lập bên ngoài đề tài mà nó luôn xuất phát từ những gợi ý của hiện thực
cuộc sống, tức là cảu đề tài. Nếu ví chủ đề của tác phẩm văn học là cành lá
xum xuê đa màu sắc thì đề tài của tác phẩm văn học chính là một trong
những gốc rễ bám chặt vào hiện tượng đời sống khách quan đang diễn ra
hằng ngày xung quanh con người. Mỗi một chủ đề đều được xây dựng trên
cơ sở một đề tài nhất định. Và từ mỗi một đề tài nhất định đó, chúng ta lại
có hằng hà xa số những chủ đề khác nhau, tùy vào cách nhìn nhận, đánh giá
của nhà văn đối với hiện thực. Trong văn học thế giới nói chung và văn học
Việt Nam nói riêng không hiếm những trường hợp các tác phẩm có cùng
một đề tài nhưng mỗi nhà văn lại tìm được cho mình một chủ đề riêng để
thể hiện. Nhìn vào nền văn học nước nhà, ta có thể dễ dàng bắt gặp cùng
một đề tài về người chiến sĩ cách mạng nhưng mỗi giai đoạn, tùy thuộc vào
từng cây bút ta lại có những chủ đề khác nhau, nếu Chính Hữu viết về tình
đồng đội keo sơn gắn bó trải qua bao năm nếm mật nằm gai kháng chiến
trong “ Đồng chí”,thì Phạm Tiến Duật lại viết về vẻ đẹp của những chiến sĩ
lái xe quả cảm trên tuyến đường Trường Sơn bom đạn trong “Bài thơ về
tiểu đội xe không kính”, với Nguyễn Đình Thi ông lại viết về vẻ đẹp của
những cô gái thanh niên xung phong trong “ Lá đỏ”. Hay cùng viết về đề tài
người nông dân trước Cách mạng tháng Tám nếu “ Tắt đèn” của Ngô Tất
Tố viết về nỗi khốn khổ của người nông dân bị xã hội thực dân phong kiến
đẩy đến bước đường cùng không lối thoát thì “ Vợ nhặt” của Kim Lân lại
miêu tả về những người nông dân khốn khổ nhưng biết nương tựa vào
nhau để tìm được lối thoát bằng ánh sáng cách mạng.

9


Tuy nói rằng chủ đề được xây dựng trên cơ sở nền tảng của đề tài,
nhưng nhiều khi nó cũng vượt ra những giới hạn của đề tài cụ thể mà nêu
lên những vấn đề khái quát và rộng lớn hơn. Ta có thể thấy được điều này

trong hàng loạt các tác phẩm lớn trong nước và thế giới. Kiều là một người
phụ nữ có số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa, nhưng
sự bất hạnh ấy không chỉ là của riêng Kiều mà là sự bất hạnh của tất cả
những cô gái và cả những con người nhỏ bé trong xã hội đương thời. Đó là
những bất công mà lễ giáo phong kiến áp đặt lên người phụ nữ, là khi mà
giá trị của đồng tiền được đặt lên trên giá trị con người, là khi mà con
người được coi như một món hàng, được đặt lên bàn cân để đong đếm giá
trị. Hay như trong Sông Đông Êm Đềm, Sholokhov không chỉ viết về cuộc
đời của riêng anh chàng Gregori Melokhov mà còn là vận mệnh, con đường
đi của nhân dân Cossack vùng sông Đông thời bấy giờ. Nhờ vào sự gắn bó
hữu cơ với đề tài mà chủ đề có cơ sở hiện thực thuyết phục, còn tầm vóc của
chủ đề mà tác giả xây dựng trong tác phẩm sẽ mang lại tiếng vang lớn cho
tác phẩm và tên tuổi của nhà văn. Trên thực tế, nếu ta chỉ xem xét chủ đề
của một tác phẩm trong phạm vi đề tài của nó thì không thể nào thấy hết
được những giá trị của tác phẩm mà tác giả gửi gắm trong đó. Nghĩa là
nếu ta xét một tác phẩm mang đề tài chiến tranh như “Chiến tranh và Hòa
bình” mà chỉ đặt nó trong phạm vi của đề tài thì ta chỉ thấy trong đó các
vấn đề về súng đạn, chiến lược, sa trường… mà không thấy được trong đó
sự những lí tưởng, những con đường đi cho nước Nga mà Lev Tolstoi đặt ra
trong tác phẩm. Trong lịch sử văn học Việt Nam, cũng như thế giới, ta có
thể nhận thấy những tác phẩm lớn luôn phản ánh những vấn đề lịch sử, xã
hội xác định vừa là nơi để các nhà văn đặt ra những vấn đề chung của nhân
loại, về sự tồn tại, và phát triển của xã hội; về các quyền của con người; về
nhân cách, về những giá trị đạo đức; và về ý nghĩa của cuộc sống.
10


Trong một số trường hợp, đề tài và chủ đề trong cùng một tác phẩm
lại hòa quyện vào nhau, không thể nào tách ra được. Các loại hình văn học
được sử dụng trong những trường hợp này thường là ngụ ngôn, đồng

thoại, thơ trữ tình,…. Khi đọc Biển của Xuân Diệu, ta thấy toàn bộ bài thơ
tràn ngập hơi thở của tình yêu. Tình yêu lúc này là cơ sở hiện thực của tác
phẩm và cũng là cái vấn đề mà trung tâm mà nhà văn muốn đề cập đến.
4. KẾT LUẬN
Đề tài và chủ đề của tác phẩm văn học là những yếu tố không thể bỏ
qua khi ta tiếp nhận, nghiên cứu một tác phẩm văn học. Nó như một kim
chỉ nam định hướng để người đọc nhìn đúng hướng, hiểu được những gì
tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Đề tài và chủ đề không chỉ phản ánh được
những hiện tượng đời sống được tác giả nhận thức qua lăng kính văn học
mà qua cách chọn, cách nhận thức đề tài và chủ đề ta cũng phần nào đánh
giá được tầm vóc của một nhà văn. Một nhà văn lớn luôn có cái nhìn tinh
tế để tìm ra những đề tài được gợi ý từ những hiện tượng xã hội và từ một
đề tài bao quát đó nhà văn có thể năm lấy được cái chủ đề có thể đánh bật
lên tư tưởng tình cảm, thế giới quan của mình và nâng tấm tác phẩm lên
hàng kinh điển, nén trong cái nhỏ bé một ý nghĩa sâu sắc lớn lao.
Mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề là mối quan hệ gắn bó hữu cơ ,
không thể tách rời. Ngược đọc muốn hiểu được tác phẩm phải năm được
chiếc chìa khóa mở ra mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề để có thể bước vào
thế giới nghệ thuật của nhà văn.

11



×