Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

luật lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.08 KB, 4 trang )

Câu 1/. Ông H làm việc tại công ty T theo hợp đồng lao động không xác
định thời hạn. Khi ông H đủ 60 tuổi, Công ty T cho ông H nghỉ việc hưởng chế độ
Bảo hiểm xã hội. Ông H không đồng ý nghỉ việc và khởi kiện về việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động. Ông H cho rằng, hợp đồng đã ký là hợp đồng
không xác định thời hạn, hiện tại, ông vẫn đủ sức khỏe làm việc và chưa muốn
chấm dứt hợp đồng lao động. Anh/chị hãy cho ý kiến về tình huống nêu trên.
Bài làm:
- Căn cứ khoản 4 Điều 36 về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (Bộ
Luật Lao động) quy định:
“4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng Bảo hiểm xã hội và tuổi
hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này”;
- Căn cứ khoản 1 Điều 187 về tuổi nghỉ hưu (Bộ Luật Lao động) quy định:
“1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo
quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội được hưởng hương hưu khi nam đủ 60
tuổi, nữ đủ 55 tuổi”;
Và khoản 1 Điều 73 về Điều kiện hưởng lương hưu (Luật Bảo hiểm xã hội năm
2014) quy định:
“1. Người lao động được hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên”.
Như vậy, căn cứ vào tình huống nêu trên, ta thấy công ty T đã có đủ điều kiện
pháp lý về đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động với ông H – lúc này ông H đã đủ
60 tuổi và cho ông H nghỉ việc để hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật, dù hợp đồng lao động giữa công ty T và ông H giao kết trước đó là hợp
đồng lao động không xác định thời hạn. Công ty T đã thực hiện đúng quy định của
pháp luật về quy định tuổi nghỉ hưu và chế độ Bảo hiểm xã hội đối với người lao
động.
Với ông H, ông H không đồng ý nghỉ việc và khởi kiện về việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của công ty T là sai quy định của pháp luật về quy định
tuổi nghỉ hưu và chế độ Bảo hiểm xã hội dù ông H vẫn đủ sức khỏe làm việc.
Câu 2/.


a/. Nhân viên B làm việc trong điều kiện bình thường, có thời gian công tác
tính đến hiện tại là 15 năm 3 tháng. Vậy nhân viên trên hiện tại được nghỉ bao
nhiêu ngày phép trong 01 năm.
Bài làm:
1


Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 111 về nghỉ hàng năm (Bộ Luật Lao động) quy
định:
“a. 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường”;
Và căn cứ vào Điều 112 về Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm
việc (Bộ Luật Lao động) quy định:
“Cứ 05 năm làm việc cho người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm
của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng
thêm tương ứng 01 ngày”.
Như vậy, căn cứ trường hợp trên thì nhân viên B làm việc trong điều kiện bình
thường được nghỉ 12 ngày cộng với số ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên
làm việc, với thời gian công tác là 15 năm 03 tháng thì nhân viên B được cộng thêm 3
ngày nghỉ, vậy số ngày nghỉ phép trong 01 năm của nhân viên B là:
12 + 03 = 15 ngày.
b/. Nhân viên C có thời gian làm việc các ngày như sau:
- Chủ nhật: 19/6/2013: làm thêm 08 giờ (từ 06h – 14h) thì ngày lương được
tính như thế nào? (giả sử chủ nhật là ngày nghỉ).
Bài Làm:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 97 về Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
(Bộ Luật Lao động) quy định:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương
hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền
lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày”.
Như vậy, nhân viên C làm thêm 08 giờ (từ 06h – 14h) vào ngày chủ nhật – là
ngày nghỉ hằng tuần, cho nên ngày lương được tính ít nhất bằng 200% ngày lương
làm việc bình thường.
- Thứ 7: 18/6/2013: làm việc 08h thì ngày lương được tính như thế nào (giả
sử chiều thứ bảy ngày nghỉ).
Bài làm:
Ngày lương của nhân viên C được tính như ngày làm việc bình thường:
Làm việc buổi sáng: 7h – 11h: 4 giờ làm việc;
Làm việc buổi chiều: 13h – 17h: 4 giờ làm việc
Vậy ngày lương của C được tính 8 giờ ngày làm việc bình thường.
Câu 3/. Trả lời đúng hay sai những nhận định sau đây và giải thích tại sao?
2


a/. Người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo trong mọi trường hợp
chấm dứt hợp đồng lao động.
Bài làm:
a. sai  vì Trường hợp người lao động tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo, trừ trường hợp hai bên
không ký kết hợp đồng đào tạo hoặc việc cam kết đào tạo ký kết cùng với hợp đồng
lao động thì căn cứ tại khoản 3Điều 37 Bộ luật lao động quy định:“Người lao động
làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền chấm dứt hợp
đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45
ngày…”.
Như vậy, theo các quy định pháp luật nêu trên, có nghĩa rằng, người lao động có
ký cam kết với người sử dụng lao động về việc phải làm việc cho người sử dụng lao
động một thời gian sau khi được đào tạo và phải bồi thường chi phí đào tạo khi vi
phạm cam kết này hay không cũng không có ý nghĩa gì khi người lao động làm việc

theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn muốn chấm dứt hợp đồng lao động
chỉ cần báo trước với người sử dụng lao động 45 ngày. Vì vậy, họ không phải bồi
thường chi phí đào tạo, mặc dù đã ký cam kết...
b/. Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực sau khi đăng ký với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Bài làm:
b, sai  vì: căn cứ Điều 76 về ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể
(Bộ Luật lao động) quy đinh:
“Ngày có hiệu lực của Thỏa ước lao động tập thể được ghi trong trong thỏa
ước. Trường hợp Thỏa ước lao động tập thể không ghi ngày có hiệu lực thì có hiệu lực
kể từ ngày các bên ký kết”.
c/. Người bị kết án tù giam là người có năng lực pháp luật lao động chưa
đầy đủ.
Bài làm:
c. sai  vì: Người bị kết án tù giam là người bị hạn chế năng lực pháp luật lao
động
d/. Chỉ có nhà nước mới được phép hoạt động giới thiệu việc làm.
Bài làm:
d. Sai  vì: căn cứ khoản 2 Điều 14 về Tổ chức dịch vụ việc làm (Bộ Luật
Lao động) quy định:
“2. Tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định của Chính
phủ.
3


Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy
định của Luật doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ
quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp”.

Cho nên, không riêng Nhà nước mới được phép hoạt động giới thiệu việc làm,
mà còn có Doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ việc làm nhưng phải được
thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×