Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ADR cđ bài GIẢNG dược lý đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.45 KB, 26 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THANH HÓA
BỘ MÔN DƯỢC - YHCT

Bài giảng: Dược lý đại cương

ADVERSE DRUG REACTION
(thời lượng: 3 tiết)

Giảng viên: Cao Thùy Hân


MỤC TIÊU
• Trình bày được định nghĩa ADR của thuốc và
cách phân loại ADR.

• Trình bày được các nguyên nhân gây ADR.
• Trình bày được các biện pháp hạn chế ADR.


Phản ứng có hại của thuốc (ADR – Adverse
Drug Reaction)
“Phản ứng có hại của thuốc là một phản
ứng độc hại, không định trước và xuất hiện ở

liều thường dùng cho người để phòng bệnh,
chẩn đoán hoặc chữa bệnh hoặc làm thay đổi
một chức năng sinh lý” (định nghĩa của Tổ chức
Y tế thế giới - WHO).


PHÂN LOẠI


Theo tần suất gặp
 Thường gặp:
 Ít gặp:
 Hiếm gặp:
Theo TYP:

 TYP A
 TYP B

ADR > 1/100

1/100 < ADR < 1/1000
ADR > 1/1000


TYP
Đặc
điểm

A
- Tiên

lượng được.

B
-Thường không tiên lượng

- Thường phụ thuộc liều

được


dùng.

- Không liên quan đến đặc

- Thường gặp ở thuốc có

tính dược lý đã biết của

phạm vi an toàn hẹp.

thuốc.

- Thể hiện: tác dụng dược

- Thường liên quan đến

lý vượt quá mức hoặc các các yếu tố di truyền hoặc
biểu hiện của tác dụng

miễn dịch, u bướu, yếu tố

dược lý ở một vị trí khác.

gây quái thai.


- TYP A:
 Tác dụng dược lý vượt quá mức: chảy máu khi
dùng thuốc chống đông máu, hạ đường huyết khi

dùng thuốc điều trị đái tháo đường, tụt huyết áp khi

dùng điều trị thuốc tăng huyết áp.
 Tác dụng điều trị nhưng ở cơ quan khác hoặc do
tính không chọn lọc trên các kháng thụ thể.
Các thuốc thuộc nhóm NSAID


 Tác dụng dược lý khác của thuốc nhưng không
phải tác dụng điều trị.
Ví dụ:
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng thể hiện tác
dụng kháng thụ thể Muscarinic: giãn đồng tử, giảm
tiết dịch…

Kháng androgen của CIMETIDIN.




- TYP B
• Hội chứng Stevens-Johnson là bệnh tổn thương hồng

ban đa dạng ở da và niêm mạc thường khởi phát đột
ngột với những tổn thương ngoài da kiểu hồng ban
phỏng đa dạng, có trợt da nhiều chỗ. Kèm theo đó là

những tổn thương niêm mạc lan tỏa gây viêm lở loét các
hốc tự nhiên như viêm loét chảy máu trong miệng và
quanh miệng, viêm kết mạc, chảy máu dưới kết mạc,


loét giác mạc, viêm đường sinh dục - tiết niệu... Triệu
chứng toàn thân cũng rất nặng, dễ bị viêm phổi không
điển hình, gây nên biến chứng mù


• Hội chứng Lyell là bệnh nhiễm độc hoại tử thượng bì
nghiêm trọng (toxic epidermal necrolysis) khởi phát đầu
tiên là các mảng ban đỏ toàn thân thâm nhiễm. Sau đó
xuất hiện các bọng nước to làm bong hoại tử từng mảng
lớn biểu bì như bị bỏng. Tổn thương lan tới niêm mạc,
làm môi viêm sưng to và nứt, loét miệng, viêm kết mạc.
Triệu chứng toàn thân cũng rất nặng, có bội nhiễm,
nhiễm độc gây rối loạn nước, điện giải; người bệnh ở
trong tình trạng bán hôn mê. Tiên lượng của bệnh rất
nặng, tử vong chiếm tỷ lệ khá cao; theo thống kê ghi
nhận ở Mỹ khoảng 35%, ở nước ta khoảng hơn 50%



NGUYÊN NHÂN ADR

- Liên quan đến bào chế (TYP A & B)

- Liên quan thay đổi DĐH (chủ yếu TYP A)
- Liên quan thay đổi DLH (chủ yếu TYP B)


NGUYÊN NHÂN DO BÀO CHẾ
- TYP A

• Hàm lượng thuốc: sai sót trong sản xuất, kiểm
tra chất lượng. Sai lệch HL qui định ghi trên

nhãn.
• Tốc độ giải phóng dược chất: tốc độ giải phóng

dược chất cao có thể gây ADR tại chỗ.
• VD: viên KCl giải phóng chậm.


- TYP B
• Sự phân hủy các thành phần dược chất
• Tác dụng của tá dược có trong thành phần
dược chất
• Tác dụng của sản phẩm phụ có trong quá trình
tổng hợp hóa học dược chất.


NGUYÊN NHÂN LIÊN QUAN DĐH
- TYP A
• Do thay đổi về: hấp thu – phân bố - chuyển hóa
– thải trừ.
- TYP B
• Do chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc liên

kết với một protein của cơ thể gây độc trực tiếp
hoặc gây độc qua trung gian miễn dịch.


NGUYÊN NHÂN LIÊN QUAN DLH

• Tăng nhạy cảm của các mô, cơ quan đích.
• Thay đổi cơ chế điều hòa hoặc bệnh lý.


CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT SINH ADR

YẾU TỐ THUỘC VỀ BỆNH NHÂN
 Giới: ADR nữ > nam
 Tuổi: trẻ sơ sinh và người cao tuổi.
 Bệnh mắc kèm
 Tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thuốc.


YẾU TỐ THUỘC VỀ THUỐC
 Điều trị nhiều thuốc: tần suất ADR tăng lên theo
cấp số nhân với số lượng thuốc có trong lần
điều trị.

 Liệu trình điều trị kéo dài: ADR ít xuất hiện khi
liệu trình điều trị ngắn nhưng tỷ lệ tăng lên khi

điều trị kéo dài.


CÁC BiỆN PHÁP HẠN CHẾ ADR
• Hạn chế số thuốc dùng, chỉ kê đơn những thuốc

thực sự cần thiết.
• Nắm vững thông tin về loại thuốc đang dùng cho
bệnh nhân, xem xét kỹ có tương tác thuốc hay

không.
• Nắm vững thông tin về bệnh nhân đặc biệt là các

đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao (trẻ em,
người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con
bú, bệnh lý gan thận, tiền sử dị ứng...).


• Chỉ dẫn rõ ràng cho người bệnh hiểu về bệnh tật
và cách sử dụng thuốc cho đúng, cách nhận biết

sớm các triệu chứng của ADR.
• Theo dõi sát bệnh nhân, phát hiện sớm các biểu
hiện của phản ứng bất lợi do thuốc và có những xử
trí kịp thời.
• Thông tin trở lại các trường hợp đã gặp ADR ở lâm
sàng để các thầy thuốc có những chú ý khi sử
dụng thuốc.


Tóm lại, khi sử dụng thuốc để điều trị, phải xem xét
cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc, để lựa

chọn thuốc phù hợp với đặc điểm bệnh nhân và
tình trạng bệnh tật. Nếu hiểu biết đầy đủ về thuốc
sử dụng, đặc điểm người bệnh và các yếu tố ảnh
hưởng làm tăng nguy cơ ADR thì có thể hạn chế
được ADR. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc,

chỉ dùng thuốc khi có ý kiến của bác sĩ.



• TRUNG TÂM QUỐC GIA VỀ THÔNG TIN THUỐC VÀ
THEO DÕI PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC
• Thông tin giao dịch của đơn vị
• Tên: Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi
phản ứng có hại của thuốc.

• Viết tắt: Trung tâm DI & ADR Quốc gia
• Tên tiếng Anh:
The National Drug Information and Adverse Drug Reactions
Monitoring Centre
• Giám đốc: PGS. TS. Nguyễn Đăng Hòa



1. Trình bày quá trình hấp thu thuốc trong đường tiêu hóa. Cho ví
dụ minh họa.
2. Case lâm sàng:
Anh Nguyễn Văn An, 54 tuổi. Nhập viện do đột ngột ngất xỉu
khi đang làm việc. Sau khi tiến hành các can thiệp giúp bệnh

nhân tỉnh lại, bác sỹ tiến hành các thăm khám cũng như xét
nghiệm cần thiết. Kết quả: bệnh nhân bị ngất do cơn hạ
đường huyết đột ngột, xuất hiện sau khi bệnh nhân uống hai

thuốc là phenylbutazon (điều trị gút) và tolbutamid (điều trị đái
tháo đường). Bằng hiểu biết của bản thân anh chị hãy giải
thích hiện tượng hạ đường huyết đột ngột trên bệnh nhân An.



×