Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bài Tập Lập Trình vi điều khiển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 25 trang )

Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng
BÀI THỰC HÀNH SỐ 1

LẬP TRÌNH 8051 SỬ DỤNG KEIL C
Phần 1. Làm theo hướng dẫn
1.Tạo một project mới và lập trình vi điều khiển 8051 sử dụng phần mềm Keil
Bước 1. Chọn menu Project -> New Project. Nhập tên của project
(Ví dụ: HelloWorld)

Bước 2. Chọn vi điều khiển muốn lập trình (Chọn ATMEL->AT89C51)

Bước 3. Một cửa sổ hiện ra hỏi xem bạn có sử dụng một số đoạn code mẫu không,
hãy chọn No.

DCE, SOICT, HUST

1


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Bước 4. Tạo ra một file mã nguồn bằng cách chọn menu File->New, lưu file và đặt
tên là Hello.asm
Bước 5. Viết mã cho file mã nguồn vừa tạo

Bước 6. Thêm file mã nguồn vừa tạo vào trong project


Chọn file Hello.asm
DCE, SOICT, HUST

2


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Bước 7. Biên dịch chương trình bằng cách bấm phím F7 hoặc chọn menu Project ->
Build Target.
2.Viết chương trình Hello World (nhấp nháy led)
Tạo một project mới có tên là BlinkLed (nhấp náy led) với file mã nguồn có nội dung
như sau
ORG 000
;Dia chi bat dau cua chuong trinh
AGAIN:
SETB P1.0
;Nhap nhay led o chan P1.0
ACALL DELAY
CLR P1.0
ACALL DELAY
SJMP AGAIN
DELAY:
;Tao tre
MOV R1,#255
LOOP:
DJNZ R1,LOOP
RET

END
Tiến hành biên dịch project.
Thực hiện mô phỏng chức năng nháy led theo các bước sau
Bước 1. Mở menu Debug ->Start/Stop Debug Session hoặc bấm Ctrl + F5 để chuẩn
bị gỡ lỗi cho chương trình
Bước 2. Mở cửa sổ mô phỏng cổng 1 của vi điều khiển AT89C51 bằng cách chọn
menu Peripheals -> IO Port -> Port 1

Bước 3. Tiến hành mô phỏng bằng cách bấm vào menu Debug -> Run hoặc bấm
phím F5. Theo dõi kết quả trên màn hình.
Phần 2. Bài tập tự làm
Bài 1. Viết chương trình hợp ngữ thực hiện những phép toán sau
- R0=0
- R1=1
- R2=2
- R3=3
- R4=4
- A=R0+R1+R2+R3+R4
- Kiểm tra nếu A=10 thì bật sáng led tại chân P1.0 (tương ứng thiết lập P1.0=1).
Nếu A<> 10 thì tắt led tại chân P1.0.
Bài 2. Viết chương trình điều khiển led tại chân P1.0 nhấp nháy 100 lần.

DCE, SOICT, HUST

3


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

BÀI THỰC HÀNH SỐ 2

THIẾT KẾ HỆ NHÚNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM PROTEUS
Phần 1. Làm theo hướng dẫn
1. Làm quen cách sử dụng phần mềm Proteus ISIS
Xem hướng dẫn sử dụng phần mềm Proteus để tạo và mô phỏng, chú ý quá trình sử
dụng gồm 3 bước căn bản
Bước 1. Tạo 1 thiết kế mới (Chọn File -> New Design)
Bước 2. Chọn các linh kiện để đưa vào thiết kế. Ở đây các bạn phải đánh tên tiếng
Anh của linh kiện và tìm kiếm. Dưới đây là một số tên gợi ý:
AT89C51: tìm vi điều khiển
Capacitor: tìm tụ
Resistor: tìm điện trở
Crystal: tìm bộ dao động thạch anh
Led: tìm đèn led
Led 7 seg: tìm đèn led 7 thanh
Button: tìm nút bấm
Switch: tìm công tắc


Sau khi chọn được linh kiện thì click đúp vào linh kiện đó để thêm linh kiện vào thiết
kế. Sau đó có thể tiến hành gõ tên và tìm kiếm linh kiện khác một cách bình thường.
Bước 3. Đưa linh kiện vào thiết kế
Chọn loại linh kiện trong thiết kế (Ở cửa sổ bên trái), click vào màn hình thiết kế bên
phải để đưa linh kiện vào thiết kế

DCE, SOICT, HUST

4



Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Bước 4. Đi dây, kết nối các linh kiện. Ở bước này, bạn sử dụng chuột click vào chân
của linh kiện sau đó di chuột và click lên chân của linh kiện muốn kết nối.
2. Xem cách thức tạo ra file .HEX và nạp vào vi điều khiển
-

Để tạo ra file .HEX, trong phần mềm Keil, chọn Icon Options for Target

Tiếp đến, cửa sổ thiết lập tùy chọn hiện ra. Chọn tab Output và tích vào tùy
chọn để tạo ra .HEX file. Khi đó, nếu biên dịch chương trình thành công, bạn sẽ nhận
được một file .HEX (có tên mặc định trùng với tên file mã nguồn của bạn). File này sẽ
được nạp vào bộ nhớ của vi điều khiển để thực thi chương trình.

DCE, SOICT, HUST

5


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Tiếp đến, để nạp file này vào vi điều khiển, trong phần mềm ISIS (Thuộc bộ
phần mềm Proteus), bạn click chuột phải lên vi điều khiển, tiếp đến chọn Edit
Properties


Tiếp đến, một cửa sổ cho phép chỉnh sửa thuộc tính của vi điều khiển hiện lên,
bạn tiến hành tìm tới đường dẫn cua file .HEX chứa mã nguồn muốn mô phỏng

DCE, SOICT, HUST

6


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Phần 2. Bài tập tự làm
Bài 1. Sử dụng phần mềm Proteus ISIS tạo một mạch điện có hình như dưới đây

DCE, SOICT, HUST

7


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Viết chương trình nhấp nháy led tại chân P1.0 và nạp vào thiết kế, mô phỏng kết quả
đạt được.
Bài 2. Viết các lệnh hợp ngữ thực hiện các yêu cầu sau sử dụng các lệnh logic và lệnh
quay
Xóa thanh ghi A
Thiết lập thanh ghi A

Đảo bit thanh ghi A
Đảo dấu thanh ghi A (Bit 7 là bit dấu)
Xóa hai bit 0 và bit 1 của thanh ghi A
Thiết lập 4 bit cao của thanh ghi A
Đảo 4 bit cao của thanh ghi A
Bài 3. Hiển thị lần lượt nội dung các bit của thanh ghi A (từ bit D7 -> bit D0) trên led
7 thanh. (Các chân a,b,c,d,e,f,g của led 7 thanh được nối tương ứng với các chân P0.0
-> P0.6 của vi điều khiển 8051)
Gợi ý: các bit của thanh ghi A sẽ có dạng 01001…, việc hiển thị ra led 7 thanh ở đây
chính là hiện các số 0, 1.

DCE, SOICT, HUST

8


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3

LẬP TRÌNH VÀO RA CƠ BẢN
GIAO TIẾP LED ĐƠN, LED 7 THANH
Phần 1. Làm theo hướng dẫn
Bài 1. Lập trình xuất dữ liệu điều khiển led đơn
Bước 1. Sử dụng phần mềm Proteus ISIS vẽ mạch điện dưới đây

Bước 2. Sử dụng phần mềm Keil C viết chương trình điều khiển 8 led lần lượt sáng
nhấp nháy, so le nhau
#include <at89x51.h>

void delay(int interval){
int i,j;
for(i=0;i<255;i++){
for(j=0;j}
}
void main(){
while(1){
P0=0x55;
delay(100);
P0=0xAA;
delay(100);
}
}
Bước 3. Quan sát kết quả, nhận xét

DCE, SOICT, HUST

9


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Bài 2. Lập trình đọc dữ liệu từ chân vào
Bước 1. Chỉnh sửa thiết kế trong bài 1, thêm một nút bấm B2 vào mạch

Bước 2. Sử dụng phần mềm Keil C viết chương trình điều khiển 8 led lần lượt sáng
nhấp nháy, so le nhau khi người dùng không bấm nút B2. Khi người dùng bấm và giữ

nút B2 thì các led giữ nguyên trạng thái
#include <at89x51.h>
void delay(int interval){
int i,j;
for(i=0;i<255;i++){
for(j=0;j}
}
void main(){
while(1){
//Kiem tra trang thai chan P1_0 (dau voi cong tac)
if(P1_0 == 1){
P0=0x55;
delay(100);
P0=0xAA;
delay(100);
}
}
}

Bước 3. Quan sát kết quả, nhận xét.
Bài 3. Lập trình điều khiển led 7 thanh
Bước 1. Sử dụng phần mềm Proteus ISIS vẽ mạch điện dưới đây. Chú ý trong thiết
kế này chúng ta sử dụng led 7 thanh kiểu Anode chung.

DCE, SOICT, HUST

10



Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Bước 2. Sử dụng phần mềm Keil C viết chương trình điều khiển cho led 7 thanh lần
lượt hiển thị các số 0, 1, 2 và quay lại.
#include <at89x51.h>
void delay(int interval){
int i,j;
for(i=0;i<255;i++){
for(j=0;j}
}
void main(){
while(1){
P0=0x40; //Hien thi so 0
delay(100);
P0=0x79; //Hien thi so 1
delay(100);
P0=0x24; //Hien thi so 2
delay(100);
}
}
Bước 3. Quan sát kết quả, nhận xét

DCE, SOICT, HUST

11



Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Phần 2. Bài tập tự làm
Bài 4. Sử dụng thiết kế mạch như bài 1, tiến hành lập trình thực hiện các yêu
cầu sau
1) Cho tất cả các led nhấp nháy (Mô tả: cả 8 led cùng sáng sau đó cùng tắt và tiếp
tục)
∘∘∘∘∘∘∘∘



OOOOOOOO → ∘∘∘∘∘∘∘∘

2) Thực hiện hiệu ứng “sáng đuổi” (Mô tả: các led sáng lần lượt từ led 1 tới led 8)



∘∘∘∘∘∘∘∘
∘∘∘O∘∘∘∘

O∘∘∘∘∘∘∘
…...




∘O∘∘∘∘∘∘
∘∘∘∘∘∘∘O


→ ∘∘O∘∘∘∘∘ →
→ ∘∘∘∘∘∘∘∘∘

3) Điều khiển cho các led sáng từ hai đầu (từ led 1 tới led 4, từ led 8 về led 5) sau
đó quay đầu (từ led 4 về led 1 và led 5 về led 8), quá trình lặp đi lặp lại liên tục
hai thao tác đó.
∘∘∘∘∘∘∘∘

∘∘∘OO∘∘∘ →
O∘∘∘∘∘∘O →

O∘∘∘∘∘∘O
∘∘∘OO∘∘∘
∘∘∘∘∘∘∘∘




∘O∘∘∘∘O∘ →
∘∘O∘∘O∘∘ →

∘∘O∘∘O∘∘ →
∘O∘∘∘∘O∘ →

Bài 5. Sử dụng thiết kế mạch như bài 2, tiến hành lập trình thực hiện công việc
 Khi người dùng bấm nút B2 lần đầu tiên, thực hiện hiệu ứng như bài
4.1
 Khi người dùng bấm nút B2 lần thứ hai, thực hiện hiệu ứng như bài 4.2
 Khi người dùng bấm nút B2 lần thứ ba, thực hiện hiệu ứng như bài 4.3

 Khi người dùng bấm nút B2 lần thứ 4, quay lại thực hiện hiệu ứng như
bài 4.1
…quá trình cứ thế tiếp diễn
Bài 6. Viết chương trình con điều khiển hiển thị led 7 thanh
Chỉnh sửa chương trình trong Bài 3, xây dựng chương trình con hiển thị led 7 thanh
có khai báo như sau
void Display_7seg(unsigned char value)
Hàm này có chức năng nhận đầu vào là các số 0,1,…9 và điều khiển led 7 thanh để
hiển thị các số đó.
Bài 7. Lập trình điều khiển module led 7 thanh sử dụng IC giải mã BCD->led 7
thanh 74LS47 và 7446

DCE, SOICT, HUST

12


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

IC 74LS47 và IC 7446 là các IC giải mã từ mã BCD ra mã 7 thanh. Việc sử dụng IC này
cho phép tiết kiệm chân của vi điều khiển. Đọc tài liệu hướng dẫn (datasheet) của IC
74LS47 và IC 7446 và tiến hành thiết kế mạch ghép nối vi điều khiển với IC này để
điều khiển led 7 thanh.
Chú ý: nên viết chương trình ghép nối module giải mã dưới dạng chương trình con để
tiện sử dụng lại
Bài 8. Lập trình điều khiển module gồm 4 led 7 thanh
Trong nhiều trường hợp, ta cần hiển thị nhiều thông tin. Thay vì phải sử dụng nhiều
led 7 thanh đơn lẻ, chúng ta có thể sử dụng các module led 7 thanh cho phép điều

khiển hiển thị 2,4…led 7 thanh khác nhau.

Hãy tìm hiểu cách sử dụng, lập trình module gồm 4 led 7 thanh như trên hình (Sử
dụng từ khóa tìm kiếm linh kiện là “7seg” trong phần mềm Proteus ISIS, tìm đến linh
kiện có mã là 7SEG-MPX4-CA, ở đây có nghĩa là module 4 led 7 thanh mắc kiểu
Anode chung).

DCE, SOICT, HUST

13


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4

LẬP TRÌNH XỬ LÝ NGẮT
Phần 1. Làm theo hướng dẫn
Bài 1. Lập trình xử lý ngắt phần cứng ngoài
Bước 1. Thiết kế mạch theo sơ đồ dưới đây

Bước 2. Viết chương trình thực hiện xử lý ngắt ngoài 0 tương ứng sự kiện người
dùng bấm phím B2.
#include <at89x51.h>
//Khai bao bien toan cuc
int count=0;
//Chuong trinh tao do tre
void delay(int interval)
{

int i,j;
for(i=0;i<100;i++)
{
for(j=0;j}
}
//Chuong trinh hien thi den led 7 thanh
(khong dieu khien dot)
void output_7seg(unsigned char value)
{
unsigned char const mask[10]={0xC0, 0xF9, 0xA4, 0xB0, 0x99, 0x92, 0x82,
0xF8, 0x80, 0x90};
if(value < 10){
P0=mask[value];
}
}
//Chuong trinh con xu ly ngat ngoai 0
DCE, SOICT, HUST

14


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

void EXT0_Process() interrupt 0{
EA=0; //Cam ngat
count++;
EA=1; //Cho phep ngat

}
//Chuong trinh con hien thi so (<9999) ra module led 7 thanh
void display_number(int iNum){
int i;
unsigned char pos=0x08;
unsigned char temp;
for(i=0;i<4;i++){
temp=iNum%10;
iNum=iNum/10;
P2=pos;
output_7seg(temp);
delay(5);
pos=pos>>1;
}
}
//Chuong trinh khoi tao he thong
void init(){
P3_2=1; //Thiet lap chan P3_2 lam chan vao
IE=0x81; //Cho phep ngat ngoai 0
IT0=1; //Ngat theo suon
}
void main(){
init();
while(1){
display_number(count);
}
}
Bước 3. Quan sát kết quả, nhận xét.
Bài 2. Tạo độ trễ chính xác sử dụng bộ định thời
Bước 1. Thiết kế mạch theo sơ đồ dưới đây


DCE, SOICT, HUST

15


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Bước 2. Viết chương trình
#include <at89x51.h>
//Chuong trinh tao do tre chinh xac su dung Timer
void delay_hardware_50ms(){
TMOD=TMOD & 0xF0;
//Xoa phan thiet lap cu cua Timer0
TMOD=TMOD | 0x01;
ET0=0;
//Khong phat sinh ngat
TH0=0x3C;
//Thiet lap gia tri khoi dau la 3CB0 (He 16)
TL0=0xB0;
//Tuong duong 15536 he 10
TF0=0; //Xoa co tran timer 0
TR0=1; //Khoi dong timer 0
while(TF0==0);
//Cho den khi tran
TR0=0; //Dung timer 0
}
//Chuong trinh tao tre chinh xac 1 s

void delay_hardware_1s(){
int i;
for(i=0;i<20;i++){
delay_hardware_50ms();
}
}
//Chuong trinh chinh
void main(){
while(1){
P0=0xAA;
delay_hardware_1s();
P0=0x55;
delay_hardware_1s();
}
}
DCE, SOICT, HUST

16


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Phần 2. Bài tập tự làm
Bài 4. Viết chương trình tạo trễ 1ms sử dụng bộ định thời
Bài 5. Xây dựng mô hình và viết chương trình mô phỏng hệ thống đèn giao
thông tại một ngã tư với các yêu cầu sau
 Có 2 cột đèn (mỗi cột có 3 đèn xanh, đỏ, vàng)
 Mỗi cột đèn có gắn một đồng hồ đếm ngược

Dưới đây là thiết kế tham khảo

DCE, SOICT, HUST

17


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5

LẬP TRÌNH GIAO TIẾP KEYPAD, LCD 16X2
Phần 1. Làm theo hướng dẫn
Bài 1. Kiểm tra cơ chế hoạt động của bàn phím
Bước 1. Thiết kế mạch theo sơ đồ dưới đây

Bước 2. Thử chuyển tất cả các công tắc gạt SW1->SW4 sang nối đất sau đó nhấn các
phím, quan sát kết quả.
Bước 3. Thử chuyển tất cả các công tắc gạt sang nối dương nguồn VCC sau đó nhấn
các phím, quan sát kết quả.
Bước 4. Mỗi thời điểm chỉ cho một công tắc gạt nối đất rồi nhấn các phím và quan
sát kết quả.
Bài 2. Điều khiển hiển thị dữ liệu trên LCD
Bước 1. Thiết kế mạch theo sơ đồ dưới đây

DCE, SOICT, HUST

18



Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Bước 2. Viết chương trình điều khiển LCD hiển thị hai dòng chữ
LAP TRINH VI DIEU KHIEN
****************
#include <at89x51.h>
#include "string.h"
//Dinh nghia mot so chan de dieu khien den LCD
#define LCD_DATA P2
sbit EN=P0^2;
sbit RS=P0^0;
sbit RW=P0^1;
//Khai bao prototype cho cac ham
void Init_System();
void Delay_ms(int interval);
void LCD_init();
void Wait_For_LCD();
void LCD_Send_Command(unsigned char x);
void LCD_Write_One_Char(unsigned char c);
void LCD_Write_String(unsigned char *s);
void main()
{
Init_System();
LCD_init();
DCE, SOICT, HUST

19



Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

LCD_Write_String("LAP TRINH VI DIEU KHIEN");
LCD_Send_Command(0xC0);
LCD_Write_String("***************");
while(1){
}
}
void Init_System()
{
//Thiet lap LCD o che do ghi
RW=1;
}
void Delay_ms(int interval)
{
int i,j;
for(i=0;i<1000;i++)
{
for(j=0;j}
}
//Ham thuc hien gui mot lenh xuong LCD
void LCD_Send_Command(unsigned char x)
{
LCD_DATA=x;
RS=0; //Chon thanh ghi lenh

RW=0; //De ghi du lieu
EN=1;
Delay_ms(1);
EN=0;
Wait_For_LCD(); //Doi cho LCD san sang
EN=1;
}
//Ham khoi tao LCD o che do ghi
//Ham kiem tra va cho den khi LCD san sang
void Wait_For_LCD()
{
//Delay_By_Timer_0(80);
Delay_ms(10);
}
void LCD_init()
{
LCD_Send_Command(0x38); //Chon che do 8 bit, 2 hang cho LCD
DCE, SOICT, HUST

20


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

LCD_Send_Command(0x0E); //Bat hien thi, nhap nhay con tro
LCD_Send_Command(0x01); //Xoa man hinh
LCD_Send_Command(0x80); //Ve dau dong
}

//Ham de LCD hien thi mot ky tu
void LCD_Write_One_Char(unsigned char c)
{
LCD_DATA=c; //Dua du lieu vao thanh ghi
RS=1; //Chon thanh ghi du lieu
RW=0;
EN=1;
Delay_ms(1);
EN=0;
Wait_For_LCD();
EN=1;
}
//Ham de LCD hien thi mot xau
void LCD_Write_String(unsigned char *s)
{
unsigned char length;
length=strlen(s); //Lay do dai xau
while(length!=0)
{
LCD_Write_One_Char(*s); //Ghi ra LCD gia tri duoc tro boi con tro
s++; //Tang con tro
length--;
}
}

Bước 3. Quan sát kết quả, nhận xét. Chú ý xem các hàm
- Khởi tạo cho LCD
- Gửi mã lệnh tới bộ điều khiển LCD
- Gửi dữ liệu tới hiển thị trên LCD


DCE, SOICT, HUST

21


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng

Phần 2. Bài tập tự làm
Bài 3. Viết chương trình ghép nối bàn phím với vi điều khiển 8051
Dưới đây là sơ đồ mạch. Trong sơ đồ này, chúng ta không cần liên tục hỏi vòng các
phím bấm mà sử dụng cơ chế ngắt. Các cột của ma trận phím được nối với một mạch
AND 4 đầu vào. Đầu ra của mạch AND này được nối với chân ngắt ngoài 0 (INT0).
Khi chưa có phím nào được nhấn, tín hiệu đưa đến chân ngắt ở mức cao. Khi có phím
được bấm, tín hiệu đưa đến chân ngắt được chuyển xuống mức thấp -> kích hoạt
ngắt.
Bạn hãy viết chương trình để bắt sự kiện người dùng bấm các phím số (0->9) trên
bàn phím và hiển thị số tương ứng lên led 7 thanh

DCE, SOICT, HUST

22


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng
BÀI THỰC HÀNH SỐ 6


LẬP TRÌNH GIAO TIẾP LED MATRIX
Phần 1. Làm theo hướng dẫn
Bài 1. Sử dụng ma trận led để hiển thị hình ảnh đồ họa
Bước 1. Thiết kế mạch theo sơ đồ dưới đây, chú ý tên của link kiện môđun led là
Matrix-8x8-Red.

Bước 2. Viết chương trình hiển thị chữ cái A trên ma trận led theo phương pháp
quét led ma trận
#include <at89x51.h>
unsigned char value[8]={0x20, 0x50, 0x88, 0x88, 0xF8, 0x88, 0x88,0x88};
void Delay_ms(int interval)
{
int i,j;
for(i=0;i<100;i++)
{
for(j=0;j}
}
void main(){
int i=0;
unsigned char hang;
while(1){
hang=0x01;
DCE, SOICT, HUST

23


Lập trình Vi điều khiển


Hệ nhúng

for(i=0;i<8;i++){
P0=~hang;
P2=value[i];
Delay_ms(1);
hang=hang<<1;
}
}
}
Trong chương trình trên, mảng A là mảng mã hóa cho ký tự A được tạo theo nguyên
tắc như hình dưới
0
0
1
1
1
1
1
1

0
1
0
0
1
0
0
0


1
0
0
0
1
0
0
0

0
1
0
0
1
0
0
0

0
0
1
1
1
1
1
1

0
0
0

0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0
0

Bước 3. Quan sát kết quả, kiểm tra chương trình
Phần 2. Bài tập tự làm
Bài 2. Viết chương trình ghép nối led ma trận hiển thị chữ số
 Xây dựng bộ font cho các chữ số từ 0 -> 9.
 Sử dụng thiết kế như trong bài 1 và hiển thị lần lượt các số từ 0 tới 9 trên led
ma trận.

Bài 3. Viết chương trình ghép nối led ma trận hiển thị chữ cái
 Xây dựng bộ font cho các chữ số từ A -> Z
 Sử dụng thiết kế như trong bài 1 và hiển thị lần lượt các chữ cái từ A tới Z trên
led ma trận.
Bài 4. Tìm hiểu phương án ghép nối và hiển thị thông tin của bảng điện tử (sử dụng
nhiều module ma trận led 8x8)

DCE, SOICT, HUST

24


Lập trình Vi điều khiển

Hệ nhúng
BÀI THỰC HÀNH SỐ 7
(Bài tập tổng hợp)

Đề bài: Thiết kế và lập trình Calculator

DCE, SOICT, HUST

25


×