Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Câu hỏi thi thực hành sinh lí máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.11 KB, 15 trang )

CÂU HỎI ÔN THI THỰC TẬP SINH LÝ 1
tieu ban lam dep la ko co bot khi, nhin duoi kinh hien vi ro,va mau vat phai dc lat'
mog
1. Định nghĩa xác định nhóm máu?
Xác định nhóm máu là tìm sự hiện diện của kháng nguyên trên màng hồng cầu người
thử.
2. Có mấy cách xác định nhóm máu (xuôi, ngược)? Kể ra?
Có 2 cách.
Nghiệm pháp hồng cầu (định nhóm xuôi)
Nghiệm pháp huyết thanh (định nhóm ngược)
3. Nguyên tắc xác định nhóm máu? Xác định nhóm máu? Giải thích? (ABO hoặc
Rhesus)
Nguyên tắc xác định nhóm máu: trộn máu (huyết thanh) người thử với từng giọt huyết
thanh mẫu (hồng cầu mẫu) khác nhau, hồng cầu ở giọt nào bị ngưng kết chứng tỏ có
phản ứng kháng nguyên, kháng thể tương ứng. Từ đó suy ra nhóm máu của người
được thử.
(chưa xong)
4. Nguyên tắc truyền máu? Sơ đồ truyền máu? Cách thực hiện phản ứng chéo?
Nguyên tăc truyền máu: không để cho kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp
nhau trong mấu người nhận
Nhiều khi không có máu cùng loại người ta có thể truyền theo nguyên tắc sau: kháng
nguyên trên màng hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi kháng thể tương ứng
trong huyết tương người nhận.
Sơ đồ truyền máu:
Tóm tắt bằng sơ đồ truyền máu sau:

Oαβ ABo

Cách thực hiện phản ứng chéo:
- Lấy một giọt hồng cầu hoặc máu người cho và một ít huyết thanh của máu người
nhận trộn đều với nhau, quan sát xem hiện tượng ngưng kết có xảy ra không?


- Rồi trộn lẫn dịch hồng cầu của người nhận với huyết thanh người cho, quan sát xem
có hiện tượng ngưng kết không?
(Đây là phương pháp rất cần thiết áp dụng trước khi truyền máu tránh nhầm lẫn khi
truyền máu và phát hiện những kháng thể bất thường).
5. Nhóm máu có loại nào (ABO)? Rhesus?


Hệ ABO: nhóm máu A, B, AB, O
Rhesus: Rh+, Rh6. Hai giọt Anti –A và Anti-AB có hiện tượng ngưng kết, Anti-B không ngưng kết,
kết luận nhóm máu nào?
Kết luận: nhóm máu A
7. Hai giọt Anti –B và Anti-AB có hiện tượng ngưng kết, Anti-A không ngưng kết,
kết luận nhóm máu nào?
Kết luận: nhóm máu B
8. Cả 3 giọt Anti A, Anti B, và Anti AB có hiện tượng ngưng kết, kết luận nhóm máu
nào?
Kết luận: nhóm máu AB
9. Cả 3 giọt Anti A, Anti B, và Anti AB không có hiện tượng ngưng kết, kết luận
nhóm máu nào?
Kết luận: nhóm máu O
10. Trộn Anti D với máu, có hiện tượng ngưng kết, kết luận gì? Và ngược lại?
(chưa tl)
11. Người ta thường lấy máu ở đâu (trừ TS)?Thời điểm nào là tốt nhất?
Vị trí lấy máu: cạnh bên đầu ngón 4 – đối với trẻ nhỏ có thể lấy máu ở ngón chân cái
hoặc gót chân
Thời điểm lấy máu: thường vsò buổi sang lúc đói, tuy nhiên có thể lấy máu bất cứ lúc
nào trong trường hợp khẩn cấp.
12. Định nghĩa TS, TC là gì? Chỉ số bình thường của TS và TC? Giá trị trung bình của
TS và TC là bao nhiêu?
TS (thời gian chảy máu): là thời gian tính từ khi thành mạch máu nhỏ bị tổn thương,

máu chảy ra ngoài cho tới khi máu ngừng chảy.
TC (thời gian đông máu): được tính kể từ khi máu ra khỏi thành mạch đến khi đông
lại (xuất hiện sợi huyết fibrin).
Chỉ số bình thường của TS: 2 – 5 phút (trung bình 3 phút)
Chỉ số bình thường của TC: 5 – 10 phút (trung bình 7 phút)
13. Nguyên tắc làm thí làm thí nghiệm TS, TC? Máu hình thoi -> nhận xét?Giải thích?
Thời gian?
Nguyên tắc làm thí nghiệm TS: tạo một vết thương nhỏ ở sóng trái tai, rồi tính thời
gian đến khi máu ngưng chảy.
Nguyên tắc làm thí nghiệm TC: lấy máu để trên phiến kính và xác định thời gian xuất
hiện những sợi huyết fibrin.
(chưa xong)
14. TS, TC khác nhau chỗ nào? Kể ra?
(chưa khác)
15. Ý nghĩa của TS và TC? Nguyên tắc fibrin?
Ý nghĩa của TS: khảo sát giai đoạn đầu của quá trình cầm máu, đông máu, thời gian


chảy máu phản ánh chức năng cầm máu của mao mạch và tiểu cầu.
Ý nghĩa của TC: là cơ chế bảo vệ cơ thể, ngăn cản máu chảy ra ngoài chống lại tình
trạng mất máu do tổn thương thành mạch.
Nguyên tắc fibrin (chưa tl)
16. Hãy đưa ra nhận xét về hình dạng của các giọt máu ở thí nghiệm TS?
(chưa tl)
17. Có mấy yếu tố làm sai số khi làm thí nghiệm?Kể tên?
(chưa tl)
18. Nêu cơ chế đông máu? (ngắn gọn)
- Thành lập phức hợp men prothrombinase
- Thành lập thrombin
- Thành lập fibrin

19. Máu đông trên lam bằng con đường nào? (nội sinh, ngoại sinh)
Con đương nội sinh
20. Hãy nêu yêu cầu và thực nghiệm làm thí nghiệm TS, TC?
Chưa tl
21. Tại sao phải đặt 2 giọt máu lên 2 lam khác nhau (1 cái ngoài không khí, 1 cái lấy
nắp petri đậy lam lại)?
(chưa tl)
22. Hồng cầu là gì? Chức năng của hồng cầu? Đếm số lượng hồng cầu ở ô A.
Hồng cầu là một tế bào máu chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển khí (O2, CO2)
Chức năng của hồng cầu:
- Chức năng hô hấp.
- Chức năng miễn dịch.
- Chức năng điều hào thăng bằng toan kiềm
- Chức năng tạo áp suất keo.
23. Số lượng hồng cầu ở người bình thường bao nhiêu (nam, nữ, trẻ em)?
Nữ: 4.600.000 ± 250.000/mm3 máu
Nam: 5.110.000 ± 300.000/mm3máu
Trẻ sơ sinh: 5.000.000 – 7.000.000/mm3 máu
24. Số lượng hồng cầu thay đổi phụ thuộc yếu tố nào?
- Lượng oxi đến mô.
- Mức độ hoạt động.
- Lứa tuổi.
- Sự bài tiết Erythropoietin.
25. Thay đổi bệnh lý về số lượng hông cầu (tăng, giảm trong trường hợp nào)?
Giảm số lượng hồng cầu: xuất huyết, tán huyết, thiếu sắt, suy tủy, thiếu máu.
Tăng số lượng hồng cầu: đa hồng cầu, ngạt, mất nước, thiếu oxi, bệnh Vaquez, ung
thư hồng cầu.


26. Bạch cầu là gì? Chức năng? Mấy loại? Kể tên? Đếm số lượng bạch cầu?

Bạch cầu là một tế bào máu có nhân được tạo thành trong tủy xương, được lưu thông
trong máu tuần hoàn để tham gia bảo vệ cơ thể.
Chức năng của bạch cầu:
- Chức năng của bạch cầu trung tính: chức năng chính là thực bào
- Chức năng của bạch cầu ưa acid: thực bào, khử độc các protein lạ, chống ký sinh
trùng, làm tan cục máu đông.
- Chức năng của bạch cầu ưa kiềm:
+ Giải phóng heparin vào máu để ngăn ngừa quá trình đông máu trong long mạch
+ Giải phóng histamine và một lượng nhỏ bradykinin và serotonin
- Chức năng của mono bào: thực bào, miễn dịch
- Chức năng của lympho bào:
+ Lympho B: miễn dịch dịch thể, sản xuất ra những kháng thể lưu thông trong máu để
tấn công vật lạ xâm nhập cơ thể
+ Lympho T: miễn dịch tế bào, tiêu diệt các tác nhân xâm nhập.
Các loại bạch cầu:
- Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil)
- Bạch cầu đa nhân ưa acid (Eosinophil)
- Bạch cầu ưa kiềm (Basophil)
- Mono bào (Monocyte)
- Lympho bào (Lymphocyte)
27. Quan sát bạch cầu -> tên gì? Loại bạch cầu nào có đường kính lớn nhất?
(chưa tl)
28. Số lượng bạch cầu ở người bình thường bao nhiêu (nam, nữ, trẻ em)?
Người trưởng thành: 4.000 – 10.000/mm3 máu
Trẻ sơ sinh: 10.000 – 15.000/mm3 máu
29. Số lượng bạch cầu thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?
(chưa tl)
30. Thay đổi bệnh lý về số lượng bạch cầu (tăng, giảm trong trường hợp nào)?
Tăng bạch cầu: nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh bạch huyết cấp hoặc mãn tính.
- Sinh lý: thời kì thay nghén, kinh nguyệt, hoạt động mạnh, sau ăn.

- Bệnh lý: nhiễm trùng sinh mủ, ngộ độc, ung thư dòng bạch cầu...
Giảm bạch cầu: thương hàn, sốt rét, cúm, sởi, suy tủy, nhiễm độc, nhiễm xạ...
31. Tiểu cầu là gì? Chức năng của tiểu cầu?
Tiểu cầu là tế bào máu, giữ chức năng quan trọng đặc biệt trong cầm máu và đông
máu, bảo vệ các tế bào nội mô thành mạch
Chức năng của tiểu cầu:chức năng quan trọng nhất là tham gia vào quá trình đông và
cầm máu. Ngoài ra, yếu tố IV tiểu cầu có tác dụng trung hòa hoạt động chống đông
của heparin, tham gia tổng hợp protein và lipid, đáp ứng viêm bằng cách tiết ra các


chất có tác dụng hóa ứng động và các acid amin co mạch.
32. Số lượng tiểu cầu ở người bình thường là bao nhiêu (nam, nữ, trẻ em)?
Người lớn: 150.000 – 400.000/mm3 máu
Trẻ em:
33. Số lượng tiểu cầu thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Thrombopoietin
- Tình trạng sinh lý, bệnh lý.
34. Thay đổi bệnh lý về số lượng tiểu cầu (tăng, giảm trong trường hợp nào)?
Tăng số lượng tiểu cầu:
Giảm số lượng tiểu cầu:
35. Đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu?
(chưa tl)
36. Viết công thức tính số lượng HC, BC, TC?
- Tính số lượng hồng cầu trong 1mm3máu theo công thức:
N1/hoặcN2 x 10.000 ( N1: số hồng cầu/ hoặc tiểu cầu đếm được trong 5 ô trung bình)
- Tính số lượng bạch cầu trong 1mm3máu theo công thức:
N2 x 50 ( N2: số lượng bạch cầu trong 4 ô vuông lớn)
37. Nguyên tắc đếm số lượng HC, BC, TC?
Pha loãng máu theo một tỉ lệ nhất định bằng dung dịch phù hợp cho từng loại HC, tiểu
cầu (hay bạch cầu), rồi cho vào buồng đếm đã biết trước kích thước. Đếm số lượng tế

bào máu từng loại trong những ô nhất định cảu buồng đếm bằng kính hiển vi. Từ đó
tính ra số lượng tế bào trong 1mm3 máu.
38. Định nghĩa công thức BC? Ý nghĩa?
Định nghĩa: công thức BC thông thường là tỉ lệ phần trăm trung bình giữa của các loại
bạch cầu trong máu ngoại vi.
Ý nghĩa: giúp tìm hướng xac định nguyên nhân bệnh, giúp chẩn đoán và theo dõi diễn
biến của một số bệnh.
39. Nêu trị số bình thường của Neutrophil, Eosinophil, Basophil, Lymphocyte,
Monocyte?
- Bạch cầu trung tính (Neutrophil): 60 – 66%
- Bạch cầu ưa acid (Eosinophil): 9 – 11%
- Bach cầu ưa kiềm (Basophil): 0,5 – 1%
- Mono bào (Monocyte): 2 – 2.5%
- Lympho bào (Lymphocyte): 20 – 25%
40. Thay đổi của các conNeutrophil, Eosinophil, Basophil, Lymphocyte, Monocyte
như thế nào trong bệnh lý?
Thay đổi trong bệnh lý:
. Neutrophil:
- Tăng: Thường gặp nhất trong bệnh nhiễm trùng cấp, viêm khớp, sau mổ, mô hoại tử,
bệnh bạch huyết.


- Giảm: Suy tủy, sốt rét nặng, thương hàn, lách to, bại liệt, quai bị, cúm, sởi ...
. Eosinophil:
- Tăng: Bệnh ký sinh trùng, bệnh ngoài da, tình trạng dị ứng, hen suyễn.
- Giảm: Nhiễm khuẩn toàn thân, dùng thuốc ACTH, Cortisol.
. Basophil:
Tăng trong bệnh bạch cầu tủy (Leucemie),...
. Lymphocyte:
- Tăng: Trong bệnh Leucemie, ho gà, sởi, lao...

- Giảm: Thương hàn nặng, sốt phát ban.
. Monocyte: Tăng trong các bệnh nhiễm virus, sốt rét, bệnh u tủy ....
41. Nguyên tắc xác định công thức bạch cầu?
Lấy máu làm tiêu bản, cố định, nhuộm giemsa, rồi đem quan sát dưới kính hiển vi với
vật kính dầu, nhận dạng và xác định tỉ lệ từng loại BC – dựa theo kiachs thước, hình
dạng, sự có mặt hay không của các hạt trong bào tương và cách bắt màu của các hạt
này để nhận dạng từng loại BC.
42. Nhận biết các con Neutrophil, Eosinophil, Basophil, Lymphocyte, Monocyte?
Ba loại bạch cầu có hạt trong bào tương: Kích thước khoảng 10- 14µm
- Bạch cầu hạt trung tính (Neutrophil): Nhân chưa chia múi hoặc chia nhiều múi màu
tím đen. Bào tương có nhiều hạt rất nhỏ, mịn đều nhau, bắt màu hồng tím. Bạch cầu
càng già, càng nhiều múi. Có loại bạch cầu đa nhân trung tính nhưng nhân được chia
thùy có hình hạt đậu.
- Bạch cầu hạt ưa acid (Eosinophil): Nhân thường chia hai múi như hình mắt kính,
bào tương có những hạt to, tròn đều nhau màu đỏ cam .
- Bạch cầu hạt ưa kiềm (Basophil): Loại này rất hiếm. Bào tương có những hạt to nhỏ
không đều nhau nằm đè cả lên nhân, bắt màu xanh đen. Nhân thường có giới hạn
không rõ, đôi khi cho ta hình ảnh như tế bào bị vở nát.
Hai loại không có hạt:
- Bạch huyết bào (Lymphocyte):
+ Lọai nhỏ ( 9 -12 µm): Nhân to tròn, nhiễm sắc tím sẫm thô, đồng nhất hoặc tụ đám
lớn chiếm gần hết tế bào. Bào tương có màu xanh lơ bao quanh nhân, không có hạt.
+ Lọai to ( 12-18 µm ): nhân vừa, đồng nhất đôi khi thấy vết mờ của hạt
nhân, bào tương rộng hơn, có thể chứa vài hạt azur.
- Bạch cầu đơn nhân (Monocyte): Là bạch cầu lớn, nhân hình hạt đậu nằm lệch về một
phía, bào tương bắt màu xanh xám, không hạt hoặc có ít hạt azur..
43. Định nghĩa áp suất thẩm thấu? Dung dịch ưu trương, nhược trương, đẳng trương là
gì?
ASTT là áp lực cần tác dụng lên dung dịch b để ngăn cản sự di chuyển của các phân
tử dung môi từ dung dịch a xuyên qua màng bán thấm đến dung dịch b.

(chưa xong)
44. Nguyên tắc làm thí nghiệm về hiện tượng thẩm thấu?
Trộn máu vào dung dịch NaCl có nồng độ giảm dần, để yên. Sau 2 giờ, quan sát xác


định nồng độ có hồng cầu bắt đầu vỡ (dung dịch có màu hồng nhạt), biểu thị sức bền
tối thiểu và nồng độ làm cho toàn bộ hồng cầu đều vỡ (dung dịch đỏ đều), biểu thị sức
bền tối đa của HC
45. Định nghĩa ống tiêu huyết tối đa, tối thiểu là gì?
(chưa tl)
46. Định nghĩa Hematocrit rate là gì? Ý nghĩa của Hematocrit rate? Trị số bình thường
của Hematpocrit rate?
(chưa tl)
47. Viết công thức tính Hematocrit rate? Cx -> đổi đơn vị?
(chưa tl)
48. Nguyên tắc xác định Hematocrit rate?
(chưa tl)
49. Định nghĩa VS?Ý nghĩa? Nguyên tắc xác định VS? Trị số bình thường VS?
Định nghĩa: VS là tốc độ lắng của HC trong máu đã được kháng đông và được hút vào
một ống mao quản có đường kính nhất định
Ý nghĩa: VS hướng ta chẩn đoán và theo dõi diễn biến điều trị của một số bệnh.
Nguyên tắc xác định VS:trộn một lượng máu nhất định với tỉ lệ chất kháng đông nhất
định, cho vào ống lắng Westergreen và đặt thẳng đứng. HC sẽ lắng xuống đáy ống sau
một thời gian. Đo chiều cao cột huyết tương và ghi kết quả sau 1 và 2 giờ (đơn vị
mm).
Trị số bình thường:
Bình thường sau 1 giờ: nam ≤15mm, nữ ≤ 20mm.
Nam: sau 1giờ: 3 – 5mm, sau 2giờ: 7 – 10mm
Nữ: sau 1giờ: 4 – 7mm, sau 2giờ: 12 – 16mm
50. Khái niệm hệ số thanh lọc? Viết công thức tính và chú thích các đại lượng?

Hệ số thanh lọc (clearance) huyết tương của 1 chất là thể tích huyết tương tính bằng
ml trong 1 đơn vị (phút) thời gian mà được thận lọc sạch chất đó.
Cx=
Trong đó: Cx = Hệ số thanh lọc của chất x
Ux= Nồng độ chất x trong nước tiểu (mg/ml)
V= Thể tích nước tiểu trong một phút (mg/phút)
Px= Nồng độ chất x trong huyết tương (mg/ml)
Như vậy Ux.V là lượng chất x được đào thải qua nước tiểu trong một phút (mg/phút)
và Px là lượng chất x trong một ml huyết tương (mg/ml). Khi chia hai đại lượng gọi là
hệ số thanh lọc huyết tương của chất x.
51. Khái niệm đo mức độ lọc của cầu thận? Viết công thức tính và chú thích các đại
lượng?
Một chất được lọc hoàn toàn qua cầu thận mà không được tái hấp thu hay bài tiết bởi


ống thận thì hệ số thanh lọc của nó chính là mức lọc cầu thận (GFR: glomerular
filtration rate) :
GFR . P = U.V
Trên lâm sàng người ta thường dùng hệ số thanh lọc của inulin (Cin¬) hay của
Creatinin (Ccr) để đo mức lọc của cầu thận.
Nồng độ creatinin trong máu thay đổi theo khối lượng bắp cơ nên để so sánh giữa các
đối tượng khác nhau phải điều chỉnh như sau:
Ccr quan sát =
1.73 là diện tích da của một người 25 tuổi cao 1.70 m và nặng 70 kg.
Cin (ml/ phút/ 1,73 m2) : Nam 131 ± 21.5
Nữ 117 ± 15.6
Ccr (ml/ phút/ 1.73 m2) : Nam 100 – 190
Nữ 100 – 160
52. Khái niệm đo lưu lượng huyết tương hay lưu lượng máu qua thận? Viết công thức
tính và chú thích cac đại lượng?

Một chất được lọc hoàn toàn qua cầu thận, được bài tiết hoàn toàn bởi ống thận và
không bị tái hấp thu bởi ống thận thì hệ số thanh lọc của nó được dùng để đo lưu
lượng huyết tương có hiệu quả của ống thận (ERPF : effective renal plasma flow). Khi
biết được ERPF và dung tích hồng cầu (Hct: hematocrit) có thể tính lưu lượng máu có
hiệu quả của thận (ERBF: effective renal blood flow) như sau:
Hệ số thanh lọc của PAH (CPAH) được dùng để đo ERPF .
CPAH(mL/phút/1,73m2): Nam: 654±163
Nữ: 592 ±153
53. Khái niệm đo tỉ lệ lọc? Viết công thức tính và chú thích các đại lượng?
Khi biết được mức lọc cầu thận và lưu lượng huyết tương qua thận, ta có thể tính được
tỉ lệ lọc (FF: filtration fraction) qua thương số của hai đại lượng này
Tỉ lệ lọc : Nam 0,192 ± 0,035
Nữ 0,194 ± 0,039
54. Khái niệm tính khả năng vận chuyển tối đa của ống thận (tái hấp thu hay bài tiết
tối đa)? Viết công thức tính và chú thích các đại lượng?
Khi biết mức lọc cầu thận và nồng độ của một chất trong huyết tương, ta có thể xác
định được lượng chất đó được lọc qua cầu thận. Khi so sánh lượng lọc qua cầu thận
với lượng bài xuất của chất đó trong nước tiểu có thể tính được lượng chất đó được
bài tiết hay hấp thu ở ống thận.
Công thức để tính khả năng bài tiết tối đa


Tmx = Ux .V - k. Px.CF
Công thức để tính khả năng tái hấp thu tối đa
Tmx = Px.CF - Ux. V
Trong đó
Tmx = độ bài tiết hay hấp thu tối đa của chất x (mg/phút)
Ux = Nồng độ chất x trong nước tiểu (mg/ml)
P x = Nồng độ chất x trong huyết tương (mg/ml)
CF = lượng lọc cầu thận (thường là hệ số thanh lọc Cin hay Ccr)

V = Thể tích nước tiểu trong một phút (ml/phút)
K = Hằng số, tương ứng với khuếch tán tự do của chất x.
TmPAH (mg/phút/1.73m2) : Nam 79.8 ± 16.7
Nữ 77.2 ± 10.8
TmG (mg/phút/1.73m2): Nam 375 ± 80
Nữ 303 ± 55
55. Ống Potain gồm mấy loại? Kể tên? So sánh 2 loại?
Ống Potain:
+ Ống Potain để pha loãng máu đếm hồng cầu và tiểu cầu: bầu trộn lớn, mao quản
nhỏ, hạt thủy tinh để trộn máu màu xanh hoặc đỏ, trên ống có khắc các vạch số 0,5; 1
và 101.
+ Ống Potain để pha loãng máu đếm bạch cầu: bầu trộn nhỏ, mao quản lớn, hạt thủy
tinh để trộn máu màu trắng, trên ống có khắc các vạch số 0,5; 1 và 11.

ĐỀ THI THAM KHẢO
Trạm 1: Hãy trình bày nguyên tắc đếm HC
- Pha loãng máu vào dung dịch phù hợp cho đếm HC
- Cho vào buồng đếm đã biết trước kích thước
- Đếm HC trong những ô nhất định
- Tính số lượng HC trong 1 mm3
Trạm 2: Giải thích cơ chế hình thành nút chặn tiểu cầu
- Hiện tượng kết dính tiểu cầu
- Kích hoạt tiểu cầu
+ Thay đổi cấu trúc
+ Phản ứng phóng xuất
+ Kích hoạt tiểu cầu
- Ngưng tập tiểu cầu
- Co cục máu
Trạm 3: Các thành phần của nhóm máu hệ ABO
Máu A: Có kháng nguyên A và kháng thể Anti B



Máu B: Có kháng nguyên B và kháng thể Anti A
Máu AB: Có kháng nguyên A và B không có kháng thể
Máu O: Không có kháng nguyên, có kháng thể Anti A và Anti B
Trạm 4: Hãy nêu các trị số TS, TC
TC: bình thường 2 – 5 phút (trung bình 3 phút)
TS: bình thường 5 – 10 phút (trung bình 7 phút)
Trạm 5: Tính nồng độ thẩm thấu của dung dịch Glucose 20%. M (glucose) = 180g
Trạm 6: Một bài toán về hệ số thanh lọc. Tính mức lọc cầu thận của Creatinin
Vd: một người phụ nữ có diện tích da là 1.62m2, nồng độ Creatinin trong huyết tương
là 1.4mg/dL, nồng độ Creatinin trong nước tiểu là 196mg/dL, thể tích nước tiểu là
1.5L/24h. Tính CCr quan sát và nhận xét
Trạm 7: Xác định nhóm máu trên hình chụp và giải thích
Trạm 8: Xác định tên bạch cầu dưới kính hiển vi
Trạm 9: Xác định ống tiêu huyết tối thiểu và tối đa trong 10 ống NaCl cho trước.
Trạm 10: Đếm BC.
THAM KHẢO ĐỀ THI THỰC HÀNH SINH LÝ 1 K35
Lý thuyết:F
Trạm 1: Hãy trình bày nguyên tắc đếm Hồng cầu
Trạm 2: Giải thích cơ chế hình thành nút chận tiểu cầu
Trạm 3: Các thành phần của nhóm máu hệ ABO
Trạm 4: Hãy nêu các trị số TS - TC
Bài tập:
Trạm 5: Tính nồng độ thẩm thấu của dd Glucose 20%. M(Glucose) =180g
Trạm 6: Một bài toán về Hệ số thanh lọc. Tính mức lọc cầu thận của Creatinin
Thực hành:
Trạm 7: Xác định nhóm máu trên hình chụp và giải thích
Trạm 8: Xác định tên BC dưới kính hiển vi
Trạm 9: Xác định ống tiêu huyết tối thiểu và tối đa trong 10 ống NaCl cho trước

Trạm 10: Đếm Bạch cầu
ĐỀ THỰC HÀNH THAM KHẢO K36
Lý thuyết:
Trạm 1: Nêu cách nhận biết sợi Fibrin
Trạm 2: Yếu tố ảnh hưởng đến số lượng Hồng cầu, nguyên nhân thay đổi số lượng
Hồng cầu
Trạm 3: Cho trước một công thức Bạch cầu:
Vd:
Neutrophil: 50%
Eosinophil: 20%
Basophil: 1%
Lymphocyte: 22%


Monocyte: 7%
Hãy nêu nhận xét công thức Bạch cầu trên
Trạm 4: Nêu công thức Hệ số thanh lọc
Trạm 5: Hãy nêu các thành phần của nhóm máu hệ ABO
Trạm 6: Nhìn hình máu chảy và giải thích hiện tượng
Bài tập:
Trạm 7: Một bài toán về Hệ số thanh lọc. Tính mức lọc cầu thận của Creatinin
Thực hành:
Trạm 8: Xác định ống tiêu huyết tối thiểu và tối đa trong 10 ống NaCl cho trước
Trạm 9: Xác định tên bạch cầu dưới kính hiển vi
Trạm 10: Đếm Bạch Cầu.
Lý thuyết:
Trạm 1: Giảm Neutrophil trong trường hợp nào
Trạm 2: Trị số tiêu huyết tối đa, tiêu huyết tối thiểu
Trạm 3: Nguyên tắc Hematocrit
Trạm 4: Nguyên tắc xác định nhóm máu

Trạm 5: Trị số TS - TC
Bài tập:
Trạm 6: Một bài toán về Hệ số thanh lọc. Tính mức lọc cầu thận của Creatinin
Thực hành:
Trạm 7: Đếm hồng cầu
Trạm 8: Xác định tên Bạch cầu dưới kính hiển vi
Trạm 9: Đọc thể tích hồng cầu lắng đọng trên trên bảng đọc Hematocrit
Trạm 10: Nhìn hình xác định nhóm máu và giải thích
Một số câu hỏi tham khảo.
Câu 1: Một bệnh nhân nam, 24 tuổi, xét nghiệm máu đếm số lượng hồng cầu được kết
quả 380 hồng cầu/ 5 khu vực đếm. Tính toán và nhận định kết quả.:
Số lượng hồng cầu có trong 1mm3 máu là:
N = = 380 10000 = 3,8.106 (hồng cầu / mm3 máu)
= 3,8.1012 (hồng cầu / lít máu)
Nhận định:
Số lượng hồng cầu của người Việt Nam trưởng thành bình thường là:
Nam: 4,5 – 5,4.1012 hồng cầu / lít máu
Nữ: 3,8 – 4,8.1012 hồng cầu / lít máu
Ta thấy: Bệnh nhân nam, số lượng 3,8.1012 hồng cầu / lít máu < 4,5.1012 hồng cầu /
lít máu.
Kết luận: Bệnh nhân có số lượng hồng cầu ít hơn so với giới hạn bình thường.
Câu 2: Cho chỉ định trong trường hợp thử phản ứng chéo trước khi truyền máu.
Ống 1 Ống 2 Chỉ định
(-) (+) Truyền ít, truyền chậm, phải theo dõi sát sao
(+) (-) Cấm truyền


Câu 3: Một bệnh nhân xét nghiệm thời gian chảy máu, kết quả thấy 13 giọt máu trên
giấy thấm. Đọc và nhận định kết quả.
Thời gian chảy máu: 13 : 2 = 6,5 (phút)

Thời gian chảy máu của bệnh nhân này là 6 phút 30 giây.
Bình thường, thời gian chảy máu từ 2 -4 phút; nếu trên 4 phút là nghi ngờ, cần kiểm
tra lại ở tai bên kia. Thời gian chảy máu trên 6 phút là kéo dài.
Bệnh nhân có thời gian chảy máu dài hơn 6 phút.
Kết luận: Thời gian chảy máu kéo dài hơn so với thời gian chảy máu bình thường.
CÁC CÂU HỎI ON TAP THI THUC TAP SINH LY 1
Câu 13.
-nguyên tắc TS,TC
-máu hình thoi → khả năng cầm máu tốt
Giải thích: ban đầu khi có vết thương,hiện tượng co mạch diễn ra mạnh nên máu chảy
ít nhưng sau đó co mạnh yếu đi đồng thời nút chặn TC chưa lớn nên máu chảy nhiều
hơn,đến khi nút chặn TC lớn thì máu chảy ít lại.
-tính thời gian co mạch va hình thành nút chặn TC

Co mạch Nút chặn TC
Thời gian co mạch là 3/2=1,5‘ = 1’30’’
Thời gian Nút chặn TC là 4/2=2’
Câu 14
TS TC
Thời gian chảy máu Thời gian đông máu
Từ khi hình thành vết thương→ ngừng chảy máu Từ khi máu rời thành mạch → đông
máu
Thí nghiệm ở miệng vết thương
1 mẫu thí nghiệm Thí nghiệm trên lam
2 mẫu thí nghiệm
Câu 15
TS: phản ánh khả năng cầm máu của mao mạch và tiểu cầu
TC: phản ánh khả năng hoạt động của các yếu tố đông máu



Câu 16
Ban đầu giọt máu nhỏ sau đó lớn dần rồi từ từ nhỏ lại giống như hình thoi
Câu 17. yếu tố sai số khi làm TC
-không khí,gió
-nặn vì nặn làm tăng yếu tố mô
-dùng kim quá nhiều
-vị trí lấy máu: máu ở mao mạch đông nhanh hơn tm vì ở mao mạch có thêm yếu tố
mô.
Câu 18. máu đông trên lam la NỘI SINH và NGOẠI SINH
Câu 20
-các yếu tố môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu ví dụ gió,
tăng kích hoạt hệ thống đụng chạm→tăng đông máu thêm NỘI SINH nên lam sai lệch
kq thi nghiệm. Dùng 1 lam trong petri la de hạn chế ảnh hưởng mt
-lam o ngoai dung để gop phần xác định thời gian đông máu ở lam 2 và hạn chế dùng
kim ở lam 2.
Câu 41
- ASTT là áp lực tác dụng vào dd b để ngăn cản sự di chuyển của các pt dung môi ở
dd a sang dd b qua màng bán thấm.
- Dd ưu trương là dd có lượng chất hoà tan cao hơn lượng chất hoà tan tương ứng ở
mt bên ngoài
- Dd đẳng trương...........................................bằng.....................
- Dd nhược trương.........................................thấp ........................
Câu 43
-ống tiêu huyết tối đa là ống có nồng độ chất tan mà ở đó HC bị vỡ hoàn toàn
-....................... tối thiểu.....................................................HC bắt đầu vỡ

Một số câu hỏi sưu tầm( tham khảo thêm)
I : phần thi lý thuyết
câu 1: nguyên tắc định công thức bạch cầu phổ thông và ứng dụng
câu 2: so sánh sự khác nhau giữa 2 phương pháp đếm số lượng hồng cầu ở máu ngoại

vi và bạch cầu ở máu ngoại vi
câu 3: nguyên tắc và cách nhận định kết quả của xét nghiệm định nhóm máu abo


câu 4: nguyên tắc và cách đọc kết quả của xét nghiệm định tốc độ máu lắng
câu 5: nguyên tắc và cách tiến hành xét nghiệm định tốc độ máu lắng
câu 6: cách làm và nhận định kết quả xét nghiệm định sức bền hồng cầu
câu 7: nguyên tắc và cách đọc kết quả của xét nghiệm định lượng hemoglobin
câu 8: nguyên tắc, ý nghĩa và cách nhận định kết quả của xét nghiệm đo phản xạ gân
gót
câu 9: nguyên tắc ý nghĩa , cách nhận định kết quả của xét nghiệm đo chuyển hóa cơ
sở
câu 10: các bước của phương pháp đếm số lượng hồng cầu
câu 11: các bước của phương pháp đếm số lượng bạch cầu
câu 12: các nhận dạng và phân loại các loại bạch cầu
câu 13: cách làm, ý nghĩa và nhận định kết quả xét nghiệm định sức bền hồng cầu
câu 14: so sánh sự giống giữa hai phương pháp đếm số lượng hồng cầu của máu ngoại
vi và bạch cầu ở máu ngoại vi
II : Phần thi thực hành
câu 1: đếm số lượng hồng cầu ở máu ngoại vi
câu 2: đếm số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi
câu 3: định lượng hemoglobin
câu 4: định nhóm mau abo bằng huyết thanh mẫu
câu 5: định công thức bạch cầu phổ thông
câu 6: định thời gian đông máu
câu 7: định thời gian chảy máu
1/ Định nghĩa xác định nhóm máu?
2/ Có mấy cách xác định nhóm máu? Kể ra?
3/ Nguyên tắc xác định nhóm máu? Xác định nhóm máu là gì? Giải thích? (ABO hoặc
Rhesus)

4/ Nguyên tắc truyền máu? Sơ đồ truyền máu? Cách thực hiện phản ứng chéo?
5/ Nhóm máu có mấy loại (ABO)? Rhesus?
6/ Hai giọt Anti A và Anti AB có hiện tượng ngưng kết, Anti B không ngưng kết, kết
luận nhóm máu nào?
7/ Hai giọt Anti B và Anti AB có hiện tượng ngưng kết, Anti A không ngưng kết, kết
luận nhóm máu nào?
8/ Cả 3 giọt Anti A, AntiB, AntiAB có hiện tượng ngưng kết, kết luận nhóm máu nào?
9/ Cả 3 giọt Anti A, Anti B, Anti AB không có hiện tượng ngưng kết, kết luận nhóm
máu nào?
10/ Trộn Anti D với máu, có hiện tượng ngưng kết, kết luận gì? Và ngược lại?
11/ Người ta thường lấy máu ở đâu (trừ TS)?, Thời điểm nào là tốt nhất?
12/ Định nghĩa TS, TC là gì? Chỉ số bình thường của TS và TC ? Giá trị trung bình
của TS, TC là bao nhiêu ?
13/ Nguyên tắc làm thí nghiệm TS, TC ? Máu hình thoi nhận xét ? Giải thích ? thời


gian ?
14/ TC, TS khác nhau chỗ nào ? Kể ra ?
15/ Ý nghĩa của TS, TC ? Nguyên tắc firin ?
16/ Hãy đưa ra nhận xét về hình dạng của các giọt máu ở thí nghiệm TS ?
17/ Có mấy yếu tố sai số khi làm thí nghiệm ? Kể tên ?
18/ Nêu cơ chế đông máu ?( ngắn gọn)
19/ Máu đông trên lam bằng con đường nào (nội sinh, ngoại sinh)
20/ Hãy nêu yêu cầu và làm thực nghiệm thí nghiệm TS, TC ?
21/ Tại sao phải đặt 2 giọt máu lên 2 lam khác nhau ( 1 cái ngoài không khí, 1 cái lấy
nắp petri đậy lam lại) ?
22/ Hồng cầu là gì ? Chức năng của hồng cầu ? Đếm số lượng hồng cầu ở ô A
23/ Số lượng hồng cầu ở người bình thường bao nhiêu ( Nam, nữ, trẻ em) ?
24/ Số lượng hồng cầu thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
25 Thay đổi về bệnh lý hồng cầu ( Tăng, giảm trong trường hợp nào) ?

26/ Bạch cầu là gì ? Chức năng ? Mấy loại ? Kể tên ? Đếm số lượng bạch cầu ?
27/ Quan sát BCtên gì ? Loại BC nào có đường kính lớn nhất ?
28/ Số lượng BC ở người bình thường là bao nhiêu ( Nam, nữ, trẻ em) ?
29/ Số lượng BC thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào

Virus loading ... Please wait



×