Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

văn hóa ẩm thực Nga tính cách người Nga qua văn hóa ẩm thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.88 KB, 17 trang )

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nga là một trong những nước ở phương Tây có nền văn hóa được toàn thể nhân
loại ngưỡng mộ và tự hào. Nền văn hóa Nga trải qua nhiều thế kỷ đến nay vẫn còn
giữ trong mình những nét đặc sắc
Nước Nga có trên 16 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa khác nhau tuy
vẫn mang đặc trưng chung của người Nga. Văn hóa Nga chịu ảnh hưởng của nền
tư tưởng tôn giáo chính thống là Slav. Kiến trúc Nga gắn liền với nền văn hóa với
những ngôi nhà gỗ ở miền đồng quê Nga. Hàng thủ công mỹ nghệ cũng mang đậm
văn hóa Nga. Đồ thủ công mỹ nghệ Nga có tiếng trên toàn thế giới với nét chạm
trổ tinh xảo, hình vẻ và nét vẽ sắc nét. Điện ảnh Nga góp phần lớn trong việc phác
thảo đầy đủ về nền văn hóa Nga và xứng đáng với cái nôi của nền văn hóa Điện
ảnh Thế giới. Những thể loại mà sân khấu Nga có thể thể hiện là opera, âm nhạc,
ballet, kịch. Người dân Nga có thói quen đến rạp để thưởng thức bộ môn nghệ
thuật này. Nước Nga còn là cái nôi của hệ thống giáo dục Hàn lâm. Nga là nơi đào
tạo nên những người tài giỏi trên tất cả các lĩnh vực. Hệ thống giáo dục của Nga
không chỉ nổi tiếng từ những năm đầu của thế kỷ và đã duy trì đến nhiều năm sau
này. Trang phục và lối sinh hoạt hàng ngày của người dân Nga cũng thể hiện phần
nào nền văn hóa Nga. Nga cũng là nước có một nền văn hóa vật chất phong phú và
một truyền thống mạnh mẽ trong công nghệ.
Người yêu thơ văn thường nhớ tới một “Rừng Nga”, nhớ “Sông Đông êm đềm”,
sông Vonga hiền hòa tươi mát cho vùng “Đất vỡ hoang” để cây lúa mì mọc lên
tươi tốt trong các tác phẩm của Sôlôkhốp,Tônxtôi, Gorky … Thiên nhiên Nga lộng
lẫy như “Rừng sau cơn mưa”, “Mùa thu Vàng”, "Bến cảng sau cơn mưa” hay “Cái
yên tĩnh vĩnh hằng” nơi bến sông trong các bức họa của Lêvitan… khiến tấm lòng
người Nga càng cởi mở. Chỉ có mảnh đất của những tâm hồn hồn hậu và thiên
nhiên tuyệt vời như thế mới tạo ra được văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc Nga. Nói
đến thưởng thức các món ăn của người Nga người ta nghĩ ngay tới một không khí
thật ấm cúng, mọi người ngồi quây quần bên ấm Xamôva sôi sùng sục, cạnh bếp
lửa hồng, cùng chai rượu Vôt-ka Nga, nói cười râm ran.
Ẩm thực kể nên những câu chuyện của con người, tìm về nguồn cội của một dân


tộc, tiến triển cùng dân tộc và là một đại diện của dân tộc đó. Văn hóa ẩm thực
cũng thể hiện môi trường sống cùng với cảnh quan, nghệ thuật và tất cả những
nhân tố kết hợp nên sự hiện diện của cá thể trong một ngữ cảnh. Là một nền văn
hóa động, là trái ngọt của truyền thống và sự đổi mới không ngừng, nghệ thuật ẩm
thực luôn được gìn giữ và truyền bá.
Văn minh bên bàn ăn phản ánh phong tục tập quán, phong cách sống và truyền
thống của tập thể những con người. Văn minh thưởng thức, hay văn minh của các
giác quan khi ngồi bên bàn ăn - với sự thưởng thức ngày càng trở nên tinh tế hơn,


hoàn thiện hơn, cùng sự khám phá những hương vị bị mất và cảm nhận hương vị
mới - là tập hợp những giá trị mà bên bàn ăn, một dân tộc có thể liên tục đổi mới
và lưu truyền, tạo nên những đặc trưng văn hóa. Vì thế gìn giữ nghệ thuật ẩm thực
trở nên một nhân tố thiết yếu không những trong việc bảo tồn văn minh bên bàn ăn
mà còn trong bảo vệ bản sắc của một dân tộc.
Từ sau Cách Mạng Tháng Tám đến những năm gần đây, rõ ràng không có nước
nào trên thế giới lại giao lưu văn hoá với nước ta một cách mạnh mẽ, liên tục và
trên nhiều bình diện như nước Nga. Có điều trước đây, chúng ta bang giao với Nga
không phải như một quốc gia độc lập, có chủ quyền, mà chỉ như một bộ phận cấu
thành, tuy là bộ phận lớn nhất, quan trọng nhất trong Liên Bang Xô Viết. Giờ đây,
Liên Xô không còn nữa. Trên vũ đài lịch sử, tái hiện nước Nga như một cường
quốc văn hoá, một dân tộc có một nền văn hiến vĩ đại đã trải qua nhiều bước phát
triển thăng trầm, đột biến hết sức phức tạp, chúng ta đứng trước sự tất yếu phải tiếp
tục và đổi mới những mối quan hệ văn hoá với Nga và các nước trước kia là thành
viên của Liên Bang Xô Viết.
Để làm được điều đó, chúng ta cần tìm hiểu sâu về văn hoá Nga để hiểu rõ hơn về
đất nước – con người Nga. Từ đây củng cố thêm mối quan hệ giữa hai nước.
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về văn hóa ẩm thực nước Nga, một trong những
nét đặc sắc nhất của văn hóa Nga, qua đó thể hiện đầy đủ về tính cách, con người
và tâm hồn Nga.

2. Đối tượng nghiên cứu
Ẩm thực nước Nga
3. Không gian nghiên cứu
Đặc trưng ẩm thực nước Nga và một số món ăn tiêu biểu.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sanh
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp phân tích
5. Kết cấu bài tiểu luận
Chương mở đầu
• Lý do chọn đề tài
• Đối tượng nghiên cứu
• Không gian nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu đất nước Nga
Chương 2: Lịch sử ẩm thực Nga
Chương 3: Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nga
• Các món ăn truyền thống
• Các món ăn nổi bật
• Một số nét văn hóa đặc sắc trong ẩm thực Nga


Chương 4: Tìm hiểu con người Nga thông qua ẩm thực
• Niềm tin của người Nga
• Sự hiếu khách của người Nga


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐẤT NƯỚC NGA
Nga, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga, là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á Âu (châu Âu và châu Á).
Nga là một nhà nước cộng hòa liên bang, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga
giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam) : Na Uy, Phần

Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả 2 đều qua Kaliningrad
Oblast), Belarus, Ukraina, Gruzia,Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ,
và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển
Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km², Nga
là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ một phần chín diện tích lục địa Trái
Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với gần 144 triệu người (ước
lượng năm 2015). Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu
Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ
lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới và được coi là một siêu cường
năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa
xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga và trở
thành nhà nước hợp thành lớn nhất của Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ
nghĩa hợp hiến đầu tiên và là một siêu cường. Liên bang Nga được thành lập sau sự
giải tán Liên xô năm 1991, được công nhận là sự kế tiếp pháp lý của nhà nước Xô
viết. Nga có nền kinh tế đứng trong nhóm 10 nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Đây là một trong năm nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và sở hữu kho
vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga là thành viên thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên hiệp quốc, thành viên của G8, G20, APEC, SCO và EurAsEC,
thành viên lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập. Nga có một truyền thống
văn hóa lâu đời và đặc sắc, thể hiện qua nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học,
công nghệ....
Quốc kỳ Nga là một lá cờ gồm ba dải màu nằm ngang bằng nhau, màu trắng ở trên
cùng, màu xanh lam ở giữa và màu đỏ ở dưới. Lá cờ này xuất hiện từ thời Đế quốc
Nga. Trong khoảng thời gian 1917-1991, nước Nga sử dụng các lá cờ màu đỏ
mang các biểu tượng cộng sản. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, lá cờ ba dải trắng-lamđỏ lại trở thành quốc kỳ của Liên bang Nga.
Mối quan hệ của Việt Nam và Liên bang Nga là quan hệ hợp tác hữu nghị có ý
nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cả hai quốc gia.Liên bang Nga trở thành
quốc gia độc lập sau sự tan rã của Liên Xô cuối năm 1991, bước ra vũ đài quốc tế
với những lợi thế rất lớn và cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn thách

thức. Hiện nay nước Nga là quốc gia có lãnh thổ lớn nhất thế giới, có vị thế địa
chính trị đặc thù do lãnh thổ trải dài trên 2 châu lục Á-Âu, có nguồn tài nguyên


thiên nhiên phong phú có thể tự cung ứng cho các ngành sản xuất công nghiệp
trong nước, có tiềm lực quân sự quốc phòng hùng mạnh và đặc biệt có tiềm năng
trí tuệ, nhất là trong lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học vũ trụ. Nhân dân Nga có
truyền thống văn hóa lâu đời, có sức mạnh tinh thần và ý chí cao, có bản lĩnh và
nghị lực kiên cường. Vị trí của nước Nga trên trường quốc tế có những thuận lợi cơ
bản, nhưng cũng có những tác nhân bất lợi. Trước hết đó là sự suy thoái kinh tế, nợ
nước ngoài chồng chất, sự chuyển đổi nền kinh tế chưa đáp ứng với những yêu cầu
của lịch sử. Thứ hai là tình hình chính trị xã hội bất ổn, rối loạn trên chính trường
Nga dẫn đến sự kìm hãm phát triển văn hóa xã hội. Nước Nga bước vào toàn cầu
hóa với những khó khăn như nguy cơ tụt hậu về kinh tế, nguy cơ đe dọa an ninh
quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ... tuy vậy nước Nga vẫn là một cường quốc và mối
quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và liên bang Nga là mối quan hệ vừa kế thừa
quan hệ Việt Xô, vừa có những thay đổi bổ sung cơ bản.
Ngày 30/1/1950, Liên Xô là nước thứ hai trên thế giới chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao với Việt Nam, đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống
giữa hai nước. Mối quan hệ hữu nghị này đã góp phần không nhỏ vào thành công
của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ Việt Nam –
Liên bang Nga ngày nay. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1996, quan hệ Nga Việt
bị ngưng trệ do nhiều lý do khách quan và chủ quan, nhưng sau đó mối quan hệ
hữu nghị này được cải thiện mở đầu bằng việc hai nước ký “Hiệp ước về những
nguyên tắc cơ bản quan hệ giữa liên bang Nga và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” vào tháng 6 năm 1994. Từ đó mối quan hệ Việt Nga ngày càng được nâng
lên tầm cao mới, chứng tỏ vị thế quan trọng của Liên bang Nga trong chính sách
đối ngoại đa phương của Việt Nam.
Mối quan hệ Việt – Nga càng được phát triển với tuyên bố chung về đối tác chiến
lược được ký tháng 3/2001 trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Tổng

thống Liên bang Nga V.Putin. Hai bên nhất trí xây dựng quan hệ đối tác chiến
lược, hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, khoa học kỹ thuật quân
sự, kinh tế - thương mại, văn hóa, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác, đáp ứng lợi ích
thiết thực của cả hai bên để cùng nhau phát triển. Kể từ đó, mối quan hệ Việt Nga
ngày càng phát triển thêm về chiều rộng và bề sâu, trong đó lĩnh vực văn hóa chính
trị ngoại giao nổi trội hơn so với lĩnh vực kinh tế thương mại. Những chuyến thăm
và làm việc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước càng làm cho mối quan hệ hữu nghị
song phương thêm gắn bó, văn hóa của hai dân tộc càng thẩm thấu tác động và bổ
sung làm giàu cho nhau.


CHƯƠNG 2 : LỊCH SỬ ẨM THỰC NGA
Ẩm thực Nga cổ bắt đầu được hình thành từ thế kỷ IX và tới thế kỷ XV thì đạt
được đỉnh cao của mình. Tất nhiên, trong quá trình hình thành truyền thống ẩm
thực Nga thì ảnh hưởng lớn nhất là các điều kiện địa lý tự nhiên. Các món ăn
không sử dụng các chất phẩm mầu nhân tạo hay những chất làm ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người mà chủ yếu được chế biến từ các nguyên liệu thiên nhiên.
Ấm thực Nga có nguồn gốc tính chất đa dạng từ tầm vóc rộng lớn và đa văn hóa
của Nga. Nhiều món ăn Nga đã được đánh giá cao từ thời cổ đại vẫn còn phổ biến
đến ngày hôm nay, đồng thời các món ăn mới vẫn được các đầu bếp Nga sáng tạo
ra dựa trên những nền tảng cơ bản. Các món ăn truyền thống của Nga đã nổi tiếng
trên toàn thế giới từ thời Peter Đại đế khi hàng trăm đầu bếp châu Âu đến Nga để
phục vụ cho các bữa tiệc của Sa hoàng. Một số gia vị mới đã được người Nga chấp
nhận - trong đó nhiều gia vị có nguồn gốc từ Pháp - do những đầu bếp người Pháp
nổi tiếng nhất thời đó sử dụng. Một số người Nga vẫn gắn bó chặt chẽ với các công
thức nấu ăn truyền thống của họ, chẳng hạn như món Pelmeni hoặc các món thịt,
trong khi những người khác lại muốn mang lại màu sắc mới cho công thức nấu ăn
truyền thống bằng cách thêm các thành phần mới và các loại gia vị chưa được biết
đến ở Nga vào thời điểm hàng trăm năm trước. Nền móng của nền ẩm thực được
xây dựng trên thực phẩm nông nghiệp của những người nông dân trong một khí

hậu khắc nghiệt, với nguồn cung cấp dồi dào về cá, gia cầm, nấm, dâu, và mật ong.
Cây trồng lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và kê cung cấp các thành phần cho nhiều
loại bánh mì, bánh, ngũ cốc, bia, và rượu vodka. Súp và các món hầm đầy đủ các
hương vị được chế biến theo các sản phẩm mùa vụ. Thực phẩm có nguồn gốc bản
địa vẫn là yếu tố chính cho đại đa số người Nga vào thế kỷ 20. Thịt là yếu tố thiết
yếu trong các món ăn của người Nga. Săn bắn cực kỳ phổ biến ở Nga và nó cung
cấp một tỷ lệ lớn các loại thịt mà người Nga tiêu thụ. Thịt động vật hoang dã dần
dần được thay thế bằng thịt động vật nuôi. Cá cũng phổ biến trong các món ăn. Các
khu rừng khổng lồ của Nga cũng cung cấp cho con người nhiều loại quả và hạt dẻ
khác nhau mà vẫn còn được sử dụng trong các món ăn ngày nay.
Việc thôn tính các vùng đất Astrakhan, Kazan và Siberia càng làm cho ẩm thực
Nga thêm phong phú, đa dạng. Bánh bao, cá đuối , các loại mì và thậm chí quế ,
nho ,chanh, … đã thúc đẩy sự phát triển cho ẩm thực Nga.
Trong suốt triều đại của Peter Đại đế, trong nhà của tầng lớp quý tộc, các kỹ năng
của các đầu bếp Hà Lan, Đức hay Thuy Điển đã trở nên phổ biến và để lại dấu ấn
trong sự phát triển của nghệ thuật ẩm thực Nga. Vào cuối thế kỷ 18 ở Nga xuất
hiện những người nhập cư từ Pháp, chạy trốn khỏi quê nhà do tác động của cuộc
cách mạng tư sản. Họ là những đầu bếp lành nghề, góp phần không nhỏ cho sự
phát triển của xu hướng ẩm thực ngoại quốc trong ẩm thực nước Nga . Họ chuyển


giao công nghệ ẩm thực - đặt ra lò vi sóng tiện lợi thay thế cho nồi niêu xoong
chảo ,thậm chí là máy xay thịt. Từ đây các nhà hàng được mở ra và trở nên phổ
biến.
Trong thời kỳ Xô Viết ,một hiện tượng kì lạ trong cách phục vụ ăn uống bắt đầu
lan truyền rộng rãi. Nhà hàng ngày càng ít đi, canteen trong các khu làm việc cũng
không còn được ưa chuộng. Các công ty chuyên biệt hóa cao được mở ra.
Giai đoạn phát triển tiếp theo của các ẩm thực Nga gắn với sự sụp đổ của Liên
bang Xô Viết. Những ảnh hưởng của phương Tây đang có tác động đáng kể đến
thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, khi các hãng McDonalds phát triển

tràn lan, và các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố
Moskva hay St.Petersburg. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống và các đặc sản
của Nga như rượu vodka hay bánh mì "karavai" vẫn giữ nguyên tầm quan trọng
của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga. Bất chấp sự thống trị của thức ăn
nhanh, người dân Nga vẫn không bỏ quên nền ẩm thực truyền thống. Người Nga ở
mọi lứa tuổi vẫn tiếp tục thu thập và lưu trữ các công thức nấu ăn cho các món ăn
phức tạp để truyền lại kinh nghiệm của mình cho thế hệ đi sau.


CHƯƠNG 3
NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC NGA
3.1. Các món ăn truyền thống
3.1.1. Borseht : là món súp cổ điển của Nga, món này gồm có nhiều thành phần
chính với màu sắc tươi sáng nhất là củ cải đỏ. Món này thường được ăn lạnh vào
mùa hè và ăn nóng vào mùa đông. Đôi khi người ta thêm thịt hoặc nấm vào món ăn
này. Lúa mạch cũng được cho vào để món ăn thêm đặc. Người Nga đặc biệt thích
món ăn giản dị này bởi đây là món ăn giúp sáng mắt, bổ huyết, làm cho da hồng
hào, mịn màng. Củ cải đỏ còn được người Nga dùng làm salát tạo màu sắc tự
nhiên, sống động, hương vị độc đáo, thơm ngon.
3.1.2. Kassha (cháo đặc) : là món ăn chính của người Nga trong bữa điểm tâm,
được nấu bằng sữa với yến mạch, kiều mạch hay bột hòn.
3.2.3. Bnili : Bnili là một loại bánh kếp nhỏ, trong có nhồi trứng cá muối, cá, bơ
lỏng hoặc kem chua.
3.1.4. Tsipleonok tabaka : đây là món thịt gà, trong đó thịt nướng bằng xiên.
3.1.5. Sehchi: món Sehchi bao gồm bắp cải nhồi và ớt ngọt nhồi cơm và thịt băm.
Người ta ăn món này với nấm và kem chua.
3.1.6. Varenniki : Đây là món bánh bao dùng để ăn sáng, trong ruột có các loại quả
mọng, quả anh đào hay mứt.
3.1.7. Cốt lết gà kiểu Nga: người ta nghiền nhỏ thịt gà, cho thêm một ít bơ và kem
để giữ cho thịt được ẩm. Trong món này, vị mượt mà của cốt lết gà có tẩm bơ

tương phản một cách hài hoà với vị tuơi của loại rượu vang mà người ta uống kèm.
Muốn cho hương vị được tuyệt hảo, người ta dùng rượu vang Beaujolais của Pháp
hoặc rượu Merlot ở vùng Trentino của Bắc Ý.
3.1.8. Georgian Shachluk (Thịt cừu nướng xiên) : Theo truyền thống món ăn này
được làm bằng thịt mì ống hầm: Đây là món mì ống nấu theo kiểu Nga với pho mát
vàt thật nhiều rau. Sự kết hợp của các thành phần này là tuyệt vời. Người ta cũng
có thể cho thêm bông cải hoặc cà rốt để tăng thêm độ phong phú cho món ăn.
3.1.9. Sbiten : là một loại đồ uống truyền thống của người Nga, thường được sử
dụng vào mùa đông. Được nhắc đến lần đầu tiên trong biên niên sử Xla-vơ năm
1128. Nó là đồ uống phổ biến với tất cả mọi tầng lớp xã hội Nga cho đến thế kỷ
19,khi được dùng thay cho trà và cà phê. Thế kỷ 21, nó được phục hồi trở lại,trở
thành một loại đồ uống được sản xuất hàng loạt tại Nga. Sbiten có thành phần bao
gồm mật ong trộn với nước,các loại gia vị và mứt hoa quả.
3.2. Những món ăn nổi bật
Ẩm thực Nga mang đậm tính chất cũng như như đặc trưng của nền ẩm thực
Phương Tây. Các loại thực phẩm từ cá, thịt rừng và quả rừng xuất hiện khá nhiều


trong các món ăn của Nga. Món ăn chính của người Nga là các loại thực phẩm có
nguồn gốc từ các loại hạt ngũ cốc. Người Nga đã biết ủ bột để lên men rồi dùng
trong thời gian khá lâu. Đặc biệt là bánh mì đen. Đây là bánh mì mà trong bữa ăn
luôn có. Ẩm thực Nga ngày xưa còn có món chè hoa quả. Nguyên liệu được làm từ
hoa quả tươi. Các thực phẩm tươi sống như cá thịt cũng được sử dụng linh hoạt
trong các bữa ăn hàng ngày. Các món ăn chính của Nga được làm từ các nguồn thịt
như thịt bò, thịt heo, gà…Món súp được nấu từ rau hoa quả cũng không thể thiếu
trong các bữa ăn của Nga. Những món ăn truyền thống của Nga có thể dễ dàng tìm
thấy trong những nhà hàng sang trọng nhưng cũng có thể tìm thấy ngay trong
những bếp ăn của gia đình. Ngoài ra nhắc đến ẩm thực Nga còn phải kể đến rượu
vodka. Đây là loại rượu đặc trưng cho nền ẩm thực Nga.
Dưới đây là một số món ăn nổi bật trong ẩm thực Nga.

3.2.1. Bánh mì
Bánh mì là món ăn luôn có trên bàn ăn của người Nga. Và bánh mì Nga còn mang
một ý nghĩa sâu sắc là người Nga luôn dành món bánh mì và muối để tiếp những vị
khách đặc biệt. Hành động mang ý nghĩa với gia đình chủ và cũng mang ý nghĩa
với chính người khách. Việc ăn bánh mì với muối chứng tỏ cho việc người khách
sẵn sàng cùng chia sẻ mọi khó khăn cũng như buồn vui cùng khách. Ngoài các loại
bánh mì thường thì bánh mì đen là bánh mì được người Nga sử dụng khá nhiều.
Bánh mì dùng để ăn kèm với những món ăn như thịt bò, thịt heo hay với bơ và
mứt. Theo người Nga thì bánh mì đen được xem là cha ruột của mỗi người.
3.2.2. Cá hồi và trứng cá
Cá hồi và trứng cá là món ăn mà người Nga đã sử dụng khá sớm trong các món ăn
của mình. Ngày nay giá cá hồi và trứng cá cũng khá hợp lý nên mọi người đều có
thể thưởng thức món ăn này. Trứng cá bao gồm trứng cá đen và trứng cá đỏ có khi
còn có cả trứng cá vàng. Ngày xưa chỉ có bậc khá giả mới được dùng món ăn trứng
cá. Trên bàn tiệc món trứng cá được đặt vào những hộp nhỏ và nó đắt hơn cả thịt
mỡ. Những người có dịp được thưởng thức trứng cá được cho là bậc cao sang.
Trứng cá đen đắt hơn trứng cá đỏ. Trứng cá đỏ thường là trứng cá hồi. Trứng cá
sau khi được lấy từ bụng cá sẽ được bảo quản thận trọng. Sau đó được ướp muối
và phân loại cẩn thận. Người ta chia trứng cá theo dạng và độ béo của trứng. Trứng
cá được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên theo người Nga cũng
có những nguyên tắc khi ăn trứng cá. Đó là những quy tắc về nghệ thuật
3.2.3. Salad Nga
Salad Nga là món ăn được du khách cũng như chính người Nga ưa thích. Tuy có
chung cách chế biến nhưng cách chọn gia vị và thành phần chế biến thì do mỗi
vùng miền có những đặc trưng khác nhau. Món salad thường được ăn để khai vị
hay ăn kèm với bữa ăn chính. Bí quyết để làm nên món Salad Nga ngon là ở chỗ
dùng đúng loại nước sốt để trộn các loại thực phẩm. Nước sốt Mayonaise của Nga
sản xuất sẽ làm cho món salad thêm hấp dẫn. Thành phần chế biến nên món Salad



cũng không có gì quá đặc biệt. Tùy khẩu vị của từng người mà món salad được chế
biến với những hương vị khác nhau. Nhưng thành phần chủ yếu vẫn không thể
thiếu là các loại rau củ quả được luộc chin thái nhỏ và được trộn cùng nhau
3.2.4. Rượu Vodka
Người Nga rất tự hào về rượu vodka của mình. Khách du lịch đã đặt chân đến Nga
chắc hẳn sẽ tìm cho mình một ít rượu Vodka để thưởng thức. Nhiều người cho
rằng Vodka cũng là một loại cồn tinh chất không có màu sắc, chẳng có vị. Người
Nga dùng Vodka để giữ ấm cơ thể trong những ngày mùa đông lạnh cóng. Nguyên
liệu để sản xuất rượu được làm từ khoai tây hoặc từ các loại ngũ cốc được làm để
lên men. Để có được những chai rượu Vodka ngon và đậm đà thì không phải ai
cũng có thể làm được. Tuy nhiên điều làm mọi người thích thú vẫn là loại Vodka
làm bằng phương pháp thủ công. Khách du lịch đến Nga cũng cố gắng tìm mua
cho mình những chai rượu Vodka mang đậm hương vị của Nga để biếu bạn bè và
người thân.
3.2.5. Bánh cuốn Leningrad
Bánh cuốn Leningrad là món ăn phổ biến ở Nga. Leningrad là món ăn nhẹ, thành
phần chế biến đơn giản bao gồm thịt bằm nhuyễn được trộn chung với nấm tươi
cuộn trong lớp vỏ bánh từ loại bột đặc biệt. Bột bánh được làm từ lúa mạch xay
nhuyễn. Nhân bánh được làm từ thịt heo, nấm hương, nấm rơm… Đặc biệt là tất cả
được trộn cùng loại gia vị và hương thơm của Nga. Bột bánh được tráng chín, sau
đó mới đem cuộn với nhân. Bánh cuộn xong đem sắp lên đĩa xong rồi rưới một lớp
bơ đã được đun nóng chảy lên trên. Người Nga thường tự làm món này để thiết đãi
khi gia đình có khách quý đến chơi. Bánh Leningrad thường ăn nóng sau khi chế
biến. Người Nga dùng bánh này cùng với nước chè đen của Nga.
3.2.6. Món shashlyk
Shashlyk là món ăn có truyền thống lâu đời nhất ở Nga. Shashlyk là món thịt
nướng. Vì vậy để cho món được ngon hơn thì người Nga thường nướng trên than
hồng. Thịt trước khi đem nướng phải được tẩm ướp bằng công thức riêng. Mỗi gia
đình Nga lại có những gia vị và cách thức ướp thịt riêng cho nên món thịt nướng
có những hương vị hấp dẫn. Thời gian để ướp thịt cho thấm gia vị là 15 phút đến 1

giờ đồng hồ. Thường thì thịt được cắt thành từng miếng sau khi ướp thịt sẽ được
xiên vào những chiếc que thành những xâu đặt trên vỉ nướng của lò than.Thịt cần
nướng trên than hồng, không có khói. Nướng từ từ để thịt được chín đều. Món
Shashlyk thường được ăn nóng hay để nguội đều rất ngon. Người Nga thường
dùng món Shashlyk kèm với món rượu vang của Nga
3.2.7. Kvass hoặc kvas
Kvass hoặc kvas là loại thức uống của Nga được làm từ bánh mì. Kvass làm từ lúa
mạch đen đen hoặc bánh mì lúa mạch đen. Màu đen này làm cho Kvass có màu
đen đặc trưng. Vì được làm theo quá trình lên men rượu nên Kvass cũng có cồn.
Tuy nhiên lượng cồn này cũng phải tuân theo quy định của Nga. Kvass được dùng


khá phổ biến ở Nga. Đi dạo khắp các con phố du khách dễ dàng tìm được cho mình
chỗ để thưởng thức loại thức uống hấp dẫn này. Từ Kvass nguyên gốc người Nga
đã sáng tạo ra thêm nhiều món ăn có sử dụng đến loại nước này. Những phụ nữ
Nga thường chế biến những món ăn có thêm chút Kvass để món ăn thêm phần hấp
dẫn.
3.3. Một số nét văn hóa đặc sắc trong ẩm thực Nga
3.3.1. Những tục lệ về pelmeni
Pelmeni là một món ăn bạn có thể bắt gặp trong một nhà hàng sang trọng, cũng có
thể thấy ngay trong bếp nhà mình. Đây là một món ăn làm nhanh gọn, cũng có thể
là một món cầu kỳ và đẹp mắt. Một trong những tục lệ quan trọng của pelmeni đó
là việc nặn “chiếc pelmeni hạnh phúc”. Trong viên pelmeni cuối cùng người ta đặt
vào nhân ớt, đồng xu hoặc thậm chí cúc áo. Người mà ăn được vật đó sẽ được hạnh
phúc. Nhồi pelmeni “hạnh phúc” có thể như thế nào tùy thích. Pelmeni đầy bột,
nguyên vẹn – có hạnh phúc, với rau – có niềm vui, với ớt – có tình yêu, với đường
– có một năm dễ dàng, may mắn. Còn pelmeni mà người ta thấy đồng xu thì tất
nhiên, hứa hẹn sẽ giàu có. Một truyền thống rất thú vị nữa có liên quan tới nghi
thức từ Siberi. Pelmeni của Siberi thường được để lên bàn chỉ trong một bát lớn.
Nếu chủ nhà mang cho mỗi người khách một suất nhỏ, nó có thể được cho rằng,

người chủ muốn tránh sự có mặt của những người ngồi ở bàn. Một bát lớn với
pelmeni, ngược lại, cho biết cảm tình của chủ nhà với khách và mong muốn giữ
khách ở nhà mình càng lâu càng tốt.
Có rất nhiều truyền thống về pelmeni cho đến nay vẫn được giữ tại Trung Quốc.
Tại đây luôn gắn liền pelmeni với sự sung túc về vật chất cũng như sức khỏe của
thế hệ sau. Đó là vì hình của pelmeni nhắc người ta nhớ lại hình thỏi bạc trước từ
xa xưa, còn tên gọi của pelmeni trong tiếng Trung có liên tưởng tới trẻ nhỏ. Một
trong những câu chuyện đã nói rõ, rằng những cặp vợ chồng trẻ mới cưới chưa có
con bỏ những miếng pelmeni mới vào trong miệng, sau đó lấy ra, đặt chúng xuống
dưới giường cưới để mình sẽ có con đàn cháu đống. Còn một truyền thống nữa về
mong muốn của người Trung Quốc, nó có liên quan tới những con số. Hạnh phúc
gấp đôi đợi người ăn 2 miếng pelmeni. Nếu ăn 3, 6, 9 miếng pelmeni phải nuốt
chúng để tìm thấy được hạnh phúc. 4 miếng pelmeni đảm bảo một năm hạnh phúc.
Người nông dân ăn 5 miếng pelmeni vì muốn mùa màng tốt đẹp, miếng thứ 7 và
miếng thứ 8 đem lại sự sung túc và thành công trong công việc. Ai đã ăn được
miếng thứ 10 có thể ngủ yên, vì anh ta biết chắc rằng hạnh phúc, may mắn và sung
túc đang đợi anh ta.
Người Nga có rất nhiều những giải thích thú vị về pelmeni. Nếu như bạn mơ thấy
mình đang ngồi ở một bàn đầy pelmeni, điều đó hứa hẹn một cuộc gặp với những
người bạn thân. Nếu một người mơ mình nặn pelmeni thì có nghĩa là anh ta không
có gia đình, không có sự đầm ấm của gia đình. Cô gái mà mơ thấy mình làm


pelmeni không thành công, thì chứng tỏ rằng người yêu hiện tại của cô là một
người khó tính trong ăn uống.
3.3.2. Thưởng thức trà theo kiểu Nga
Để thưởng thức trà Nga, bộ ấm tách bằng sứ là đặc biệt cần thiết. Họ thường có
thói quen uống trà trong một cái ly thật to (khoảng 100 – 200ml)Trái với ý kiến đại
chúng, những chiếc cốc không thích hợp để thưởng thức trà cho lắm - thậm chí
ngay cả khi sử dụng những đế cốc sang trọng bậc nhất. Thứ nhất, đơn giản chúng

không tiện lợi. Thứ hai, trong những ngôi nhà lịch sự kiểu Nga thì những chiếc cốc
đã bị từ chối sử dụng ngay từ thời Ekaterina. Những chiếc cốc trở thành bộ đồ trà
cơ bản trong lối sống bình dị hay chưa ổn định (chẳng hạn người chưa có gia đình)
- tất cả những ai hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và thú vui uống trà đều cố gắng
mua sắm cho mình một bộ ấm chén bằng sứ. Việc pha loãng trà bằng nước sôi luôn
trong tách là nét đặc trưng của cách thưởng thức trà Nga. Trong các nghi thức uống
trà truyền thống của các nước khác (như Trung Quốc, Nhật Bản và Anh Quốc) trà
được rót ngay từ ấm trà ra và uống liền. Tại Nga, trà luôn được pha loãng ra - do
đó, ngoài bộ ấm chén phà trà đạt tiêu chuẩn, khi thưởng thức trà Nga cần phải có
cả hũ đựng nước sôi riêng. Trước đây, những chiếc ấm Samovar đảm bảo rất tốt
chức năng này. Ngày nay, nước sôi có thể rót thẳng từ siêu đun nước nhưng tốt
hơn hết là sử dụng loại siêu lớn chứa đầy nước sôi. Sau khi đun sôi nước và pha
trà, nước sôi sẽ được rót sang chiếc siêu này rồi từ đó – rót ra các tách, như vậy rất
tiện và hợp lý. Chanh là thành phần quan trọng thứ 2 trong cách thưởng thức trà
của người Nga. Chanh được cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào tách. Toàn thế
giới đều cho rằng, trà với chanh là phát minh của người Nga và cách thưởng thức
trà này được gọi là “Trà Nga”. Đó là lý do vì sao trên bàn trà Nga nhất định phải có
chanh.
Còn một đặc điểm nữa khá quan trọng trong cách thưởng thức trà Nga đó là trà pha
sẵn và được uống liền. Tất nhiên, đó phải là trà đen. Hiện nay phần lớn người dân
Nga ưa chuộng loại trà có hương thơm đặc trưng và mùi vị mạnh của Xrilanca, Ấn
Độ hơn là loại trà có mùi vị thanh đạm và hương thơm tao nhã có trong trà Trung
Quốc. Bởi vậy, nếu bạn muốn thưởng thức đúng khẩu vị trà Nga hiện đại – hãy pha
loại trà đặc xứ Xrilanca. Bộ đồ trà bằng sứ, ấm trà, chanh và trà Trung Quốc hay
Xrilanca – đó là những thành phần cần thiết để có thể thưởng thức trà theo đúng
kiểu Nga. Sẽ thật tuyệt vời nếu trên bàn trà có cả một chiếc ấm Samovar hiện đại,
nó sẽ làm chiêc bàn trông đẹp hơn và tạo ra bầu không khí ấm cúng, tiện nghi và
thực sự thoải mái. Mứt, mật ong hay sữa đặc cũng đặc biệt cần thiết. Và, tất nhiên,
cả bánh blin, bánh nướng, bánh mì, bánh baranca hay bánh mì giòn. Ngồi sau chiếc
bàn như vậy để tận hưởng trà đặc nóng và thưởng thức những thức ăn ngon ngọt,

bạn sẽ lặng người đi, rồi bắt đầu nhớ tới sự vô bổ của cảnh sống hối hả, bận rộn và
nhìn thế giới này một cách thiện cảm hơn.
3.3.3. Trà từ ấm Samovar


Ấm Samovar là phần không thể thiếu khi thưởng thức trà Nga. Trong những chiếc
hũ (nồi hơi) bằng đồng hay bạc nước pha trà được đun và giữ nóng trong thời gian
dài. Phía trên là ấm pha trà. Hãy rót vào tách một chút trà (50 – 70 ml) và pha
loãng bằng nước từ ấm Samovar tuỳ theo khẩu vị từng người. Ấm Samovar đun
bằng than củi đòi hỏi phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Sử dụng ấm
Samovar điện để thưởng thức trà, bạn sẽ không phải bận tâm đến vấn đề đó nữa.
Việc duy nhất cần làm là đổ đầy nước lạnh vào ấm Samovar. Đặt ấm pha rồi lên
trên miệng ấm Samovar để trà luôn được nóng. Rót từ ấm pha một chút trà vào
tách rồi tuỳ theo khẩu vị có thể pha loãng bằng nước nóng lấy từ ấm Samovar.
Người Nga cũng tin rằng, Samovar cũng có một tâm hồn. Niềm tin này dựa trên
việc chiếc ấm Samovar thường phát ra những âm thanh khác nhau mỗi lần được
đun nóng, tựa như đang hát.
3.3.4. Bánh mỳ – muối
Để đón tiếp những vị khách quan trọng cho đến nay người Nga vẫn dùng bánh mỳ
– muối. Vậy ý nghĩa của nó là thế nào?
Vị khách phải lấy một mẩu bánh mỳ, chấm muối và ăn nó. Nghi lễ đó trở thành
biểu tượng cho việc làm quen với những giá trị cơ bản cuộc sống của người họ
gặp. Nó đồng thời cũng có ý nghĩa là vị khách bắt đầu mối quan hệ hữu nghị và
sẵn sàng ăn cùng chủ nhà ăn “1 pút muối” (1 pút = 16,38 kg), tức là chia sẻ mọi tai
họa và khó khăn.
Tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối đã quen thuộc với người dân Nga từ rất
lâu rồi. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng vai trò quan trọng đặc biệt về biểu
tượng: Bánh mỳ thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ
con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù.
Tiếp đãi khách bằng bánh mỳ và muối tức là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là

thân thiện và đầy tin cậy. Nếu từ chối thì nó như một sự sỉ nhục. Không phải vô cớ
mà nói rằng “Cả vua cũng không từ chối bánh mỳ – muối”. Theo quan niệm dân
gian, sự trách móc lớn nhất có thể làm đối với kẻ vong ân bội nghĩa đó là nói: “Ty
zabyl moi khleb da sol”.
Sự hiếu khách và hào phóng được gọi là Khlebosolstvo xuất phát chính từ việc tiếp
đãi này. Trong thế kỷ XVI vua chúa Nga trong bữa ăn gửi tới những vị khách của
mình bánh mỳ và muối: bánh mỳ tượng trưng cho sự sùng ái, còn muối – tình yêu.
Cách gọi “bánh mỳ – muối” tại Nga là một cách gọi chung cho việc tiếp đãi. Lời
mời “bánh mỳ – muối” là hình thức mời tới dự tiệc. Ngày nay thường chúc nhau ở
bàn ăn là “Priyatnovo appetita!”, còn trước đây người ta nói “Khleb da sol!”.
Trong đó câu chúc này có một ý nghĩa đặc biệt, đó là nó sẽ xua đuổi mọi điều xấu
và lượng lực nhơ bẩn.


CHƯƠNG 4:
TÌM HIỂU CON NGƯỜI NGA THÔNG QUA ẨM THỰC
4.1. Niềm tin của người Nga
Người Nga khá mê tín và chú ý nhiều tới những dấu hiệu mang ý nghĩa thuận lợi
hay không thuận lợi. Hầu hết các biểu tượng mang ý nghĩa may mắn. Trải qua thời
gian, người Nga đã sáng tạo ra những biểu tượng mang ý nghĩa khắc phục xui xẻo.
Niềm tin của người Nga thể hiện rất nhiều qua ẩm thực, đặc biệt là muối và bánh
mì – những thực phẩm và gia vị chính của đất nước.
Sự mê tín nổi bật nhật liên quan đến đồ ăn của người Nga gắn liền với muối – một
chất bảo quản thực phẩm có từ trước công nguyên. Do không bị mục nát bởi thời
gian, con người dùng muối như một biểu tượng tượng trưng cho sự vĩnh cửu.
Trong một thời gian dài, mối là một gia vị rất đắt tiền ở Nga và điều này làm tăng
thêm giá trị cho chúng. Người Nga tin rằng: “Nếu bạn làm rơi muối, gia đình bạn
sẽ gặp bất hòa”. Để tránh điềm xui xẻo này, người Nga ném một nhúm muối bằng
bàn tay phải của mình lên vai trái để tránh những điều tiêu cực sẽ đến (vì họ tin
rằng quỷ dữ đứng ngay sau vai trái của bạn).

Một niềm tin khác liên quan đến muối của người Nga là “Một cô gái đang yêu sẽ
cho rất nhiều muối vào đồ ăn”. Một trong những nghi lễ bắt buộc trong đám cưới
truyền thống là các cô dâu sẽ cho rất nhiều muối vào trong đồ ăn của bố mẹ chồng
để thể hiện mong muốn được yêu thương và chấp nhận. Một nghiên cứu gần đây
cho thấy, cơ thể một người phụ nữ đòi hỏi nhiều muối hơn khi họ đang yêu. Một
cách vô tình, các món ăn chứa nhiều muối đã trở nên hoàn toàn bình thường với
một người phụ nữ đang yêu.
Hầu hết những sự mê tín gắn với đồ ăn đều có lời giải thích hợp lý riêng của nó. Ví
dụ : “Đừng để một mẩu thức ăn dở trên bàn”. Nếu người khác ăn nó, họ sẽ phát
hiện ra suy nghĩ của bạn. Không những vậy, sức khỏe và năng lượng của bạn sẽ
thuộc về người ấy.
Một niềm tin khác của người Nga là : "Không làm rơi thức ăn từ miệng của bạn lên
sàn nhà". Nếu những mẩu đó bị chuột ăn, người đánh rơi nó sẽ bị đau răng và đặc
biệt là những chiếc răng đã nhai mẩu thức ăn đó.
Hay“Đừng liếm đồ ăn ở trên dao. Nó sẽ làm miệng bạn xoắn lại đấy!”. Đây có vẻ
không giống mê tín lắm vì ăn đồ ăn trên dao sẽ làm miệng bạn chảy xước và chảy
máu.
Đồ uống cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong thói quen ăn uống của người Nga.
Có rất nhiều quy tắc cần phải làm theo. Ví dụ như “Không bao giờ để một chai
nước rỗng trên bàn” vì nó có thể thu hút người chết hay “Bạn phải luôn làm bánh
mì nướng mỗi lần bạn uống rượu. Cái bánh mì nướng thứ ba luôn luôn được dành
cho bố mẹ bạn”.


Sau bữa ăn, người Nga thường có thói quen uống cà phê và ăn bánh tráng miệng.
Thứ cà phê rất loãng, nhưng thơm ngon và dễ uống cho tất cả mọi thành viên trong
gia đình. Cà phê uống kèm với bánh tráng miệng phong phú, đặc trưng nhất là món
bánh nướng Pirog hay bánh nhân pho mát tươi Vatrushka được làm từ bột mì phù
hợp với sở thích của mỗi người.
Người Nga rất thích chúc rượu. Họ luôn có lý do để nâng cốc. Có rất nhiều lý do

để nâng cốc như : vì tình bạn hay vì nền hòa bình trên thế giới hay đơn giản chỉ vì
“chúng ta” – những người đang tập trung trên bàn ăn. Họ hay hô một câu khẩu
hiệu : “Tvoe zdorovie” nghĩa là “Chúc sức khỏe”.
4.2. Sự hiếu khách của người Nga
Người Nga cũng rất hiếu khách. Phong tục hiếu khách của người Nga – Xlavơ cổ
xưa như một di sản được truyền từ đời này sang đời khác. Dưới thời phong kiến, cả
địa chủ và nông nô không phụ thuộc vào địa vị xã hội và hoàn cảnh vật chất đều
mời khách qua đường vào nhà, thiết ăn và mời uống, thậm chí còn có thể mời lưu
lại nghỉ ngơi. Món ăn mời khách đầu tiên và cũng không thể khác được là bánh mì
và muối. Trong dân gian có câu: “Bánh mì và muối thắng mọi kẻ cứơp”. Chủ nhà
sẽ rất giận nếu như khách ăn uống ít. Nếu chẳng may xảy ra tình huống là khách
không ăn uống gì thì chủ nhà cùng vợ con phải quỳ trước họ (nếu khách là người
đáng kính có địa vị xã hội cao hơn chủ nhà) và cầu xin rằng: “Xin hãy nếm thử dù
một chút…”.
Từ lâu các vị khách luôn được thiết đãi ăn uống đến no say. Tập quán đó buộc chủ
nhà phải thiết đãi khách hết lòng. Một vị chủ nhà mến khách rất thích mời khách
lưu lại ngủ qua đêm, thực sự vui mừng khi thấy khách ăn uống thoải mái và hài
lòng. Chủ nhà luôn thiết đãi khách những món ngon và đa dạng. Nếu chủ nhà chỉ
mời khách trà với đồ khô, bánh kẹo thì anh ta chỉ có thể được coi là một người chủ
niềm nở và mến khách,chứ không phải là một vị chủ nhà nồng hậu.
Phong tục hiếu khách đó ngày nay vẫn được duy trì trong mọi hoàn cảnh khác
nhau của cuộc sống. Tại các buổi tiếp đón theo nghi lễ nhà nước đối với các
nguyên thủ quốc gia hoặc khách nước ngoài, thì khay bánh mì và muối được mang
ra bởi cô gái Nga trong trang phục truyền thống luôn làm lay động lòng người.
Trong các mối quan hệ khác thân mật hơn như giữa những người bạn, người
quen… thì bánh mì và muối vẫn là món ăn không thể thiếu.


KẾT LUẬN
Đất nước Nga nổi tiếng với nền văn hóa lâu đời, ẩm thực Nga được coi là một

trong những truyền thống ẩm thực độc đáo nhất. Đó chỉ là một trong những nét đẹp
của đất nước Nga rộng lớn. Càng tìm hiều về đất nước này chúng tôi lại các phát
hiện ra nhiều điều thú vị hơn. Mong rằng qua bản tiểu luận này chúng ta sẽ nhận
được nhiều điều bổ ích về những món ăn truyền thống của Nga.
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy điều kiện địa lí tự nhiên , quá trinh lịch sử
văn hóa tập quán sinh hoạt của mỗi nước đã ảnh hưởng sâu sắc tới ẩm thực nước
Nga.Từ đó dẫn tới những điểm khác biệt trong cách thức sử dụng nguyên liệu cũng
như công thức chế biến các món ăn. Khi nghiên cứu đế tài này chúng tôi không
những hiểu sâu hơn về ẩm thực mà còn hiểu rõ hơn về văn hóa nước Nga.
Tôi đã cố gắng tìm hiểu để có được những kiến thức độc đáo và chính xác nhất.
Tuy nhiên với trình độ của một sinh viên, tôi sẽ không tránh khỏi thiếu sót rất
mong các thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn chỉnh hơn..


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. Lòng mến khách của người Nga và cách thể hiện trong cuộc sống của Lê Hồng
Hạnh
3. o/2015/03/nghe-thuat-uong-tra-o-nuoc-nga.html
4. />5. />6. />7. />8. />


×