Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Chủ nghĩa thực dụng và sự ảnh hưởng của nó đối với xã hội việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA : TOÁN ỨNG DỤNG – NGÀNH : TOÁN GIẢI TÍCH

TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY.

HỌC VIÊN: ĐỖ ĐĂNG HOÀNG
MSHV: CH02142003
GVHD: TIẾN SĨ PHẠM ĐÀO THỊNH

Tp Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2015


2

MỤC LỤC


3

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Trong số các trào lưu triết học phương Tây hiện đại nói chung, Mỹ nói riêng, thì
chủ nghĩa thực dụng là chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng
nhất. Chủ nghĩa thực dụng đã trở thành một giá đỡ tinh thần, một sự biện hộ cho
những hành động và là cơ sở lý luận cho giai cấp tư sản Mỹ. Ngày nay, chủ nghĩa
thực dụng đã vượt ra khỏi biên giới nước Mỹ và ảnh hưởng rộng rãi trên toàn
thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nhận biết và đánh giá
ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng là một vấn đề mang tính thời sự cần thực


hiện.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: trình bày về chủ nghĩa thực dụng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của
chủ nghĩa này đến xã hội Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ:
Trình bày về điều kiện ra đời (điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề lý luận), nội dung
học thuyết (bản thể luận, phương pháp luận, chính trị - xã hội, đạo đức), giá trị
và hạn chế của chủ nghĩa thực dụng.
Xem xét và trình bày sự ảnh hưởng của chủ nghĩa này đến xã hội Việt Nam hiện
nay.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Sử dụng những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chú trọng vận dụng
quan điểm Mác – xít.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism).


4

Phạm vi nghiên cứu: các nghiên cứu về chủ nghĩa thực dụng hiện nay và những
ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa tại Việt
Nam.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: đề tài góp phần cung cấp kiến thức lý thuyết ngắn gọn về chủ
nghĩa thực dụng và ảnh hưởng thực tế của nó đến Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo khi tìm hiểu về nội
dung các trường phái triết học phương Tây hiện đại.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài sẽ

được trình bày qua hai chương. Chương 1 sẽ bao gồm khái quát về điều kiện ra
đời, nội dung, những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa thực dụng. Chương 2 sẽ
trình bày cũng như phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến xã hội Việt
Nam.


5

CHƯƠNG 1 : CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG
1.1

Điều kiện ra đời

1.1.1 Sự phát triển của triết học phương Tây hiện đại
Đến giữa thế kỷ XIX, với việc giai cấp tư sản nhiều nước Châu Âu lần lượt giành
được chính quyền, triết học cận đại cũng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó
trong cách mạng tư sản. Từ sau đó, triết học này đã dần xa rời truyền thống duy
vật và biện chứng của triết học Anh, Pháp, Đức, trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX.
Nó chuyển hướng sang chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình nên không còn đưa
ra được một thế giới quan tích cực, giàu sức sống như nó đã từng thể hiện trong
mấy thế kỷ trước. Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, triết
học phương Tây hiện đại không ngừng phân hóa thành nhiều trường phái,
nhưng xoay quanh hai trào lưu chủ yếu, đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ
nghiã nhân bản phi duy lý.
Vì sao có sự chuyển hướng đó trong triết học tư sản hiện đại?
Ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản đi lên, chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo đã
từng là hai vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến và
thần học và chủ nghĩa kinh viện. Lúc đó, giai cấp tư sản tôn sùng lý tính, đề cao
khoa học và chủ nghĩa nhân đạo để dùng chúng chống lại tôn giáo và chế độ
chuyên chế phong kiến. Trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản nhằm xác lập

và phát triển chủ nghĩa tư bản, thì chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân đạo thống
nhất với nhau và đã có vai trò lịch sử tiến bộ.
Sau khi giành được chính quyền, giai cấp tư sản buộc phải đối phó với những lực
lượng xã hội mới và các mâu thuẫn xã hội mới ngày càng bộc lộ gay gắt. Họ
không còn nhu cầu chống lại thần học, tôn giáo như trước đây. Nhưng để phát
triển sức sản xuất, củng cố sự thống trị của bản thân họ, giai cấp tư sản cần phát
triển khoa học kỹ thuật. Vì vậy, giai cấp này tìm cách điều hoà mâu thuẫn giữa
khoa học và tôn giáo. Dưới chế độ tư bản, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc
đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn không đưa lại “tự do, bình đẳng, bác


6

ái”. Trái lại, nó còn dẫn đến các cuộc khủng hoảng xã hội, khủng hoảng tinh thần,
khủng hoảng sinh thái ngày càng sâu sắc, đẩy con người vào tình trạng tha hoá
toàn diện ngày càng nặng nề hơn.
Trong điều kiện lịch sử đó, trong triết học phương Tây đã diễn ra sự tách biệt và
sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân bản. Để phát triển sản xuất,
gia tăng lợi nhuận, giai cấp tư sản cần đến khoa học, nhưng lại lý giải khoa học
một cách duy tâm, do đó đã hình thành trào lưu triết học duy khoa học theo lập
trường duy tâm đẩy mâu thuẫn trong vấn đề con người và xã hội, giai cấp tư sản
không muốn thừa nhận các quy luật khách quan của sự phát triển nên họ đề cao
chủ nghĩa phi duy lý. Do đó đã hình thành trào lưu chủ nghĩa nhân bản phi duy lý.
Trào lưu duy khoa học và trào lưu phi duy lý dường như đối lập nhau, nhưng
trên thực tế lại bổ sung nhau, vì chúng đều cần thiết cho sự ổn định và phát triển
của xã hội tư bản, đều là phản ánh mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện
đại.
1.1.2 Sự Ra Đời Của Chủ Nghĩa Thực Dụng
Nước Mỹ hình thành từ làn sóng di dân của “tứ chiếng” dân tộc từ nhiều nước
trên thế giới. Mỗi nhóm di dân đều mang theo truyền thống văn hóa trong đó có

triết học của mình. Ở đây, họ không phải đương đầu với chủ nghĩa phong kiến và
ý thức hệ của nó như khi còn ở “quê nhà”, vì đây là một “đất hứa” chưa có chủ. Từ
tình hình đó, một thể chế chính trị về dân chủ, tự do, về quyền con người cũng
được phát triển thuận lợi đẩy đà cho sự phát triển. Mảnh đất màu mỡ chưa khai
phá này cho phép người ta không phải khốc liệt “đấu tranh sinh tồn” như ở nhiều
nơi khác. Một ý thức hệ của một cộng đồng mới cần hình thành, không thể lấy
món ăn tinh thần xa lạ, cũ kỹ của Châu Âu (như chủ nghĩa duy linh, chủ nghĩa
thực chứng...). Trước sức hút về niềm tin đó, các ý thức hệ cũ của nhóm di dân
cũng mau chóng phai mờ để tất cả hợp lưu trong một dòng chảy mới là chủ
nghĩa thực dụng.
Đối với bất cứ trào lưu triết học nào, dù hình thành một cách độc lập ra sao thì
với tư cách là một triết học, nó không thể không bắt nguồn từ những tài liệu


7

trong quá khứ. Các nhà triết học thực dụng thường viện dẫn từ triết học cổ đại
với Socrate, Protagoras, Platon đến triết học hiện đại với F.Bacon, B.Spinoza,
J.Locke, G.Berkeley, D.Hume, I.Kant, J.S.Mill.
Triết học nào cũng có một lôgíc nội tại của nó, nếu cứ nhất nhất bảo nó là “chiết
trung”, là “pha trộn” thì chưa hẳn đã là thỏa đáng.
Chủ nghĩa thực dụng là một “đặc sản” Mỹ, nhưng không có nghĩa là nó “cấm
cửa” các trào lưu triết học khác từ Châu Âu truyền vào như Triết học phân tích,
Hiện tượng học, Chủ nghĩa hiện sinh. Chủ nghĩa thực dụng không những không bị
đẩy vào “sân sau” mà còn “lấn chiếm” các triết học mới hội nhập đó. Chủ nghĩa
thực dụng làm cho các loại triết học đó mang thêm màu sắc thực dụng. Nói cách
khác, các triết học của nước ngoài đó đã được các nhà thực dụng Mỹ phát triển
một cách đặc thù làm cho tất cả trở thành văn hóa Mỹ.
Là “tinh lực của thời đại”, triết học khai mở cho khoa học và đến lượt mình, khoa
học lại ảnh hưởng đến triết học. Trong đường thời, lý thuyết tiến hóa và tiếp sau

đó là vật lý học, hóa học, địa chất học, sinh vật học, tâm lý học... đều phát triển
mạnh mẽ, đều làm nổi lên những mặt khác nhau của tính chủ thể của con người
mà triết học trong đó có chủ nghĩa thực dụng lấy làm đối tượng.
Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa thực dụng là từ "câu lạc bộ siêu hình" của
trường Đại học Harvard (1871). Theo C.S. Pierce, câu lạc bộ này có tên gọi như
vậy là “để tránh xa mọi người mà nó cần tránh xa”, nhưng thực chất nó nhằm
diễn tả hai vấn trọng tâm và có tính thời sự:
Thứ nhất, ông khẳng định, thành luỹ chủ nghĩa duy tâm khách quan của Heghen
một thời thống trị trong triết học thì nay đã hết vai trò lịch sử và đã đến lúc phải
lui vào hậu trường, nhường lại sân khấu cho “sự diễn xuất hợp thời thượng”.
Thứ hai, thuật ngữ có tên gọi“siêu hình học” trước đây có lúc bị khinh miệt và phỉ
báng nhưng nay người ta phải thoả hiệp và chấp nhận nó. Vì vậy, danh từ “siêu
hình học” vào thời khắc đó được người ta cắt nghĩa làm hai rằng: “một nửa trào
lộng và một nửa xấc xược”.


8

Những thành viên đầu tiên xây dựng “câu lạc bộ siêu hình” gồm có nhà sử học J.
Fiske, Luật sư O. W. Holmes, thẩm phán J. Warrner, nhà luật học N.J. Green, mục
sư Aponte, nhà tâm lý học Wright cùng C.S. Pierce và W. James. Những người này
nhóm họp lại với nhau một tháng hai lần và tranh luận về tất cả những vấn đề
mà họ thích, đặc biệt là những vấn đề sát thực cuộc sống.
Năm 1870, Charles Sander Peirce với tác phẩm Lý thuyết về ý nghĩa (A theory of
meaning), ông đặt cho lý thuyết của mình cái tên là “chủ nghĩa duy thực dụng”
(Pragmaticism) lấy từ nghĩa là hành vi, hành động (chữ “chủ nghĩa thực dụng”
do một người nào đó ở nước ta lấy từ một thuật ngữ của Trung Quốc. Nhưng
trong tiếng nói hàng ngày của ta, từ “thực dụng” mang một nghĩa xấu (sens
péjoratif) và không sát với chữ paragma tức hành vi, hành động. Có người muốn
dùng từ “hành dụng”). Ông cho rằng, chỉ có khái niệm này mới làm rõ được bản

sắc của lý thuyết của mình và tránh được sự vay mượn không cần thiết.
Năm 1898, William James kế thừa Peirce và là người đầu tiên đưa ra tên “chủ
nghĩa thực dụng” (Pragmatism). Ông phát triển những nguyên tắc, phương pháp
luận của Peirce thành một hệ thống lý luận song song với việc phân tích những
vấn đề cụ thể.
John Dewey kế thừa hai người trước, làm cho chủ nghĩa thực dụng thâm nhập
sâu rộng vào đời sống văn hóa thông qua những thành tựu về xã hội học, tâm lý
học, giáo dục học và chính trị học. Ông được coi là nhà triết học hiện đại kiệt xuất
của nước Mỹ.
Ngay trong thời kỳ “vàng son”, thời kỳ ra đời của chủ nghĩa thực dụng, các nhà
sáng lập chủ nghĩa thực dụng trong một thời gian không ngắn còn tranh luận với
nhau về khái niệm “thực dụng” và cũng không khỏi bộc lộ những lúng túng,
những lầm lẫn. Đến mức năm 1908, Arthur O.Lovejoy đã tìm ra đến 13 thứ chủ
nghĩa thực dụng và Schiller thì cho rằng có bao nhiêu người thích “thực dụng”
thì có bấy nhiêu chủ nghĩa thực dụng. Nhưng không nên coi tính đa dạng trên
trong phong trào thực dụng là tai hại, là bất lợi cho sự hình thành một học
thuyết. Trái lại, điều đó đã nói lên tính năng động của một cuộc vận động có sức


9

sàng sảy những tạp chất để kết tụ lại những gì là giá trị làm rường cột, làm
nguyên lý bền vững cho một lý thuyết triết học.
1.2

Nội dung

1.2.1 Bản thể luận
Chủ nghĩa thực dụng nói đến một phương thức tư duy đặc thù. Phương thức tư
duy đó không xem xét khái niệm trong bản thân khái niệm mà đi sâu nghiên cứu

xem khi sử dụng thì nó sản sinh ra hậu quả gì. Khái niệm và lý luận không phải là
sự giải đáp về thế giới. Muốn phân biệt ý nghĩa và giá trị của nó thì không phải là
xem xét nó có phản ánh đúng thực tế khách quan hay không mà là xem hiệu quả
có thể kiểm nghiệm được của nó khi ứng dụng vào thực tế. Các cuộc tranh luận
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học truyền thống được
coi là cuộc đấu tranh có tính chất siêu hình, chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vì, theo cách
nhìn của chủ nghĩa thực dụng, thì thế giới mà con người có kinh nghiệm thực tế
về nó, đều giống nhau. Lấy hiệu quả thực tế mà xét thì thế giới dù là vật chất hay
là tinh thần cũng chẳng có sự khác biệt gì. Nếu xuất phát từ hiệu quả để khẳng
định giá trị của tôn giáo và của khoa học thì niềm tin khoa học và tín ngưỡng tôn
giáo đều có giá trị thiết thực vì cả hai đều là công cụ để đạt được mục đích của
con người.
Chủ nghĩa thực dụng phê phán triết học truyền thống là đã tách rời chủ thể nhận
thức, tức là tách rời người có kinh nghiệm với đối tượng nhận thức trong kinh
nghiệm, tức là tách rời tinh thần và vật chất thành hai cái không cùng một lĩnh
vực. Nó sử dụng khái niệm “kinh nghiệm” để lẩn tránh vấn đề cơ bản của triết
học. Đối với người theo chủ nghĩa thực dụng thì “kinh nghiệm” không có tính chủ
quan, cũng không có tính khách quan mà là “kinh nghiệm thuần tuý” hoặc “kinh
nghiệm nguyên thuỷ”. Kinh nghiệm là một khái niệm có hai nghĩa: nó bao gồm
mọi cái thuộc về ý thức chủ quan, nhưng nó cũng bao gồm mọi cái về sự vật, sự
kiện khách quan. Bản thân nó cũng không có sự khác biệt và đối lập về nguyên
tắc giữa chủ quan và khách quan. Kinh nghiệm có tính “nguyên thủy”, vật chất và
tinh thần đều là sản phẩm của việc tiến hành sự phản tỉnh đối với kinh nghiệm


10

nguyên thuỷ. Chủ thể và đối tượng, kinh nghiệm và tự nhiên đều là hai mặt khác
nhau trong một chỉnh thể kinh nghiệm thống nhất, chúng không thể thoát ly khỏi
kinh nghiệm mà tồn tại độc lập được.

Việc chủ nghĩa thực dụng dùng hiệu quả của kinh nghiệm để thẩm định tất cả là
nhằm phủ định thế giới bên ngoài và quy luật khách quan, về thực chất là đi theo
con đường kinh nghiệm luận duy tâm của Béccơli, song, về hình thức có những
điểm khác biệt sau:
- Dùng quan điểm tâm lý học hoặc sinh học để giải thích kinh nghiệm. Kinh
nghiệm không phải là tri thức, không phải là sự phản ánh của bộ óc con người
đối với thế giới khách quan, mà là hoạt động tâm lý nào đó thích ứng với hoàn
cảnh.
- Cường điệu tính năng động chủ quan của kinh nghiệm. Dewey J. nhận định rằng,
hoạt động thích ứng với hoàn cảnh của con người khác với động vật thích ứng
một cách tiêu cực đối với thiên nhiên. Con người dựa vào ý chí và trí tuệ của
mình làm cho hoàn cảnh phát sinh sự thay đổi có lợi cho đời sống con người. Cho
nên kinh nghiệm được hình thành ở con người là do tác động lẫn nhau của con
người và hoàn cảnh.
Chủ nghĩa thực dụng, khi cường điệu tính năng động của kinh nghiệm đã thủ tiêu
cơ sở khách quan của kinh nghiệm. Họ nhận định rằng đối tượng của kinh
nghiệm là do ý chí sáng tạo ra, bản thân kinh nghiệm là cái ở vào trạng thái hỗn
độn. Trong hoạt động kinh nghiệm con người tập trung sự chú ý của mình vào
những kinh nghiệm thích hợp với mục đích, hứng thú, nguyện vọng của mình,
hơn nữa làm cho những bộ phận kinh nghiệm đó được cố định, gán cho nó cái
địa vị độc lập của “khách thể”. Cho nên, khách thể, đối tượng chỉ là một bộ phận
mà ý chí tách ra từ trong kinh nghiệm, còn chủ thể của kinh nghiệm chẳng qua
chỉ là ý chí, mục đích, hứng thú, tâm tình, v.v.. chi phối hoạt động kinh nghiệm
trong kinh nghiệm mà thôi.
Như vậy, chủ nghĩa thực dụng đã tuyệt đối hoá tác dụng của ý chí con người nên
rơi vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy ý chí.


11


1.2.2 Phương pháp luận
Nguyên tắc căn bản trong phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng là lấy hiệu
quả, công dụng làm tiêu chuẩn. So với các trường phái triết học phương Tây
khác, chủ nghĩa thực dụng đã phản ánh trực tiếp lợi ích và nhu cầu thực tế của
giai cấp tư sản, nên nó đã gây ảnh hưởng tương đối rộng lớn ở xã hội phương
Tây. Một đặc điểm làm cho chủ nghĩa thực dụng khác với triết học truyền thống
là nó đã đi vào triết học từ phương pháp. Người đại biểu chủ yếu của nó đã có lúc
đã quy triết học chỉ còn là vấn đề phương pháp, tuyên bố chủ nghĩa thực dụng
không phải là lý luận triết học có hệ thống mà chỉ là lý luận về phương pháp.
Chủ nghĩa thực dụng muốn khắc phục chủ nghĩa nhị nguyên trong triết học
truyền thống luôn đối lập kinh nghiệm và tự nhiên, xem hai bản nguyên đó là hai
lĩnh vực khác nhau. J.Dewey đề xuất lý luận mang tên “chủ nghĩa kinh nghiệm tự
nhiên” cho rằng chủ thể và đối tượng, vật hữu cơ và hoàn cảnh, kinh nghiệm và
tự nhiên gắn với nhau thành một chỉnh thể thống nhất, không thể chia cắt, mối
liên hệ giữa chúng mang “tính liên tục”.
Từ “chủ nghĩa nhất nguyên” trên, chủ nghĩa thực dụng mở rộng khái niệm kinh
nghiệm theo hiện tượng học. Người ta cho rằng, kinh nghiệm không chỉ mang lại
một ý nghĩa do nhận thức mà còn có một ý nghĩa nữa do vô thức đưa lại (ví như
ý chí, tưởng tượng, tín ngưỡng,..). Kinh nghiệm không chỉ bộc lộ khuynh hướng
chủ nghĩa duy lý mà còn chủ nghĩa phi duy lý.
Ý nghĩa như Peirce nói không phải vốn có của đối tượng, ký hiệu không chỉ là ký
hiệu (signs are signs) mà là những cách thức được xã hội đưa lại, là những giá
trị do con người thông qua thực tiễn tạo ra để mặc vào cho đối tượng.
Thực tiễn, theo chủ nghĩa thực dụng là hành động, là hành vi của con người với
tư cách là vật hữu cơ chịu sự kích thích của hoàn cảnh và phản ứng lại hoàn
cảnh. Kích thích - phản ứng chính là nội dung cơ bản của kinh nghiệm. Sự phản
ứng của thực tiễn của con người không chỉ bằng bản năng mà tư duy, suy luận
cũng là một phản ứng của một kích thích đặc thù.



12

Chủ nghĩa ngẫu nhiên (tychisme) do Peirce đề xướng nhằm minh chứng cho tính
tiềm ẩn, tính tự phát, tính khả năng mạnh mẽ của kích thích phản ứng trong
thực tiễn, trong hành động của con người. Đã là “con người trí tuệ thì bao giờ nó
cũng chỉ quan tâm tới “ý nghĩa kinh nghiệm” hành động của nó không thể không
tạo nên những “hậu quả thực tiễn” (pratical consequences) mang tính hữu ích
(usefulness), tính tác dụng (workability). Những kết quả thực tiễn đó (pratical
result) là những ý nghĩa, những giá trị cơ bản, cảm nhận được đến mức James
gọi đó là “giá trị tiền mặt” (cash value).
Tất cả các nhà thực dụng đều nhất trí rằng giá trị thực tiễn đó là tiêu chuẩn của
chân lý. Chân lý như vậy là cụ thể, là tương đối, không thể có chân lý tuyệt đối,
trừu tượng.
Dường như đoán trước những kẻ bất lương sẽ sử dụng lý luận về chân lý nói
trên về chủ nghĩa công cụ (instrumentalisme) của mình để biện hộ cho những
mục đích vụ lợi tầm thường. John Dewey khẳng định những hiệu quả thực tiễn
không phải nhằm thỏa mãn nhu cầu cho một cá nhân, một “tiểu nhân” nào mà
cho con người, cho đại chúng. Luận đề này mang màu sắc nhân bản rõ ràng.
Chủ nghĩa thực dụng phê phán lý luận về chân lý của chủ nghĩa duy ly vì chủ
nghĩa duy lý chỉ đưa ra được những chân lý trừu tượng, chết cứng với những
phạm trù có sẵn, đã được xác định. Trái lại, chân lý của chủ nghĩa thực dụng là
cụ thể vì nó căn cứ vào những hậu quả thực tiễn, hậu quả cảm tính của mỗi con
người, nó có giá trị ngay ở trong con người.
Đối với chủ nghĩa thực dụng, chân lý là cụ thể cho nên cũng là đa nguyên, nhưng
vẫn là nhất nguyên ở hiệu quả thực tiễn của nó. James ví chân lý như hành lang
trong một khách sạn. Ở đó tuy nhiều người rất khác nhau về tín ngưỡng, về nghề
nghiệp, về ý thức hệ nhưng đều đi lại trong một hành lang chung là chân lý thực
tiễn.
Nhưng làm sao để đạt đến chân lý? Peirce cho rằng đó là con đường của phương
pháp khoa học mà ông gọi là điều tra thăm dò (inquiry) nhằm xác lập một niềm

tin (belief) và chính giá trị này bảo đảm tính khả tín (credible) của chân lý. Trên


13

con đường thăm dò, điều tra, con người gặp biết bao cạm bẫy của những hoài
nghi. Hoài nghi đó có thể khắc phục khi đạt tới niềm tin vững chắc vào thực tiễn,
đạt được giá trị thực tiễn để tiếp tục hành động tiến lên phía trước. Hoài nghi
của Descartes nhằm đạt được sự minh nhiên (evidence), tức chân lý bằng sức
mạnh của lý trí. Peirce không chia sẻ luận đề đó mà cho rằng niềm tin mới là các
minh nhiên được xác lập trên cơ sở của thực tiễn, của kinh nghiệm. Niềm tin,
chân lý đối với chủ nghĩa thực dụng bao giờ cũng là tương đối, cho nên trong
thăm dò, trong hoạt động, kể cả hoạt động khoa học phải chấp nhận một “chủ
nghĩa sai lầm” (fallibilisme).
Niềm tin, hay nói chung là “dòng ý thức” (khái niệm của James) nảy sinh từ thực
tiễn, từ kinh nghiệm, là sự phản ứng của con người trước hoàn cảnh, do đó ở đây
thống ngự tính ngẫu nhiên. Vì vậy, cũng như nhiều nhà hiện tượng học, James
quan niệm chỉ có thể “thông hiểu”nó, chứ không thể “giải thích” nó theo tính
nhân quả được.
Lý luận về niềm tin không chỉ xuất hiện đột xuất trong chủ nghĩa thực dụng mà
có thể nói trong cả truyền thống văn hóa Mỹ, nếu ta nhìn vào các trào lưu triết
học khác. Thomas Kuhn thuộc “trường phái lịch sử” của chủ nghĩa hậu thực
chứng, nói tới niềm tin của “xã hội khoa học” trong việc thực hiện một “hệ chuẩn”
khoa học. Nhà triết học hiện sinh Paul Tillich nói tới niềm tin như một giải pháp
khắc phục sự lo âu của con người. Đúng như Tillich viết niềm tin đó rằng: “Chính
ta phải là chính ta, chính ta phải định đoạt con đường ta (decide where we go
to)”. Phải chăng niềm tin ở “con người thân lập thân” (self made man) ấy đã trở
thành tính cách của con người trong nền văn hóa Mỹ?
1.2.3 Chính trị - xã hội, tôn giáo và đạo đức
Từ tiền đề nhận thức về thực tiễn, về kinh nghiệm, chủ nghĩa thực dụng đề xuất

những kiến giải về đạo đức, tôn giáo và cả chính trị xã hội.
Về đạo đức, James cho rằng đạo đức cũng là một giá trị của thực tiễn, của con
người trước hoàn cảnh, ông không chấp nhận quan niệm về đạo đức của chủ


14

nghĩa duy lý. Vì vậy, James coi thiện, ác không phải là những khái niệm có sẵn mà
là những phản ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu thực tiễn của con người.
Về tôn giáo, James xác định quan niệm tôn giáo gắn liền với ý thức đạo đức. Cũng
như đạo đức, tôn giáo cũng không có mục đích nào là thỏa mãn những nhu cầu
thực tiễn của con người, cũng chống lại chủ nghĩa duy lý và cho rằng tình cảm
tôn giáo nảy sinh tức thời từ vô thức của bản thân chủ thể. Ông không tán thành
quan niệm của chủ nghĩa hữu thần coi Chúa như một sức mạnh tinh thần tuyệt
đối. Theo James, Chúa là một loại hy vọng, một giả thiết có ích cũng được kiểm
chứng bằng hiệu quả thực tiễn của con người.
John Dewey là nhà triết học thực dụng viết nhiều hơn cả về chính trị. Ông đề xuất
chủ nghĩa đa nguyên xã hội, chủ nghĩa tiến hóa xã hội, từ đó xây dựng một lý
luận về dân chủ và tự do, coi “chủ quyền của nhân dân và giá trị đạo đức” là nền
tảng. Ông bác bỏ chủ nghĩa duy lý bởi vì các loại triết học đó đều dựa vào chân lý
được rút ra từ khái niệm, từ nguyên tắc lôgíc có sẵn. Ông kiên trì phương pháp
thăm dò, điều tra của chủ nghĩa thực dụng có nghĩa là phải xuất phát từ sự phản
ứng của con người trước hoàn cảnh xã hội đặc thù để thấy những giá trị - giá trị
dân chủ, tự do – giúp cho con người thành công, xã hội bền vững, tiến bộ xã hội
đạt được.
1.2.4 Giá trị và hạn chế
Với C.Peirce, W.James, J.Dewey thì chủ nghĩa thực dụng đã phát triển tới mức
hoàn chỉnh và ổn định. Không phải đến đây, chủ nghĩa thực dụng chấm hết vai
trò trên sân khấu tư tưởng của nước Mỹ và lùi vào “hậu trường” mà chính vì nó
đã đi sâu vào đời sống của xã hội. Cái gì đã thành một truyền thống bền vững thì

sự sôi nổi của lý luận lúc xuất hiện đương nhiên không còn lý do tồn tại. Nhưng
điều đó không có nghĩa là chủ nghĩa thực dụng đã hoàn toàn chấm dứt về mặt
phát triển lý luận.
C.I. Lewis (1920) đề xướng một “chủ nghĩa thực dụng khái niệm”
(Conceptualistic pragmatism). Nhà triết học này cho rằng, trong việc giải thích
kinh nghiệm của con người, người ta cũng xác lập những khái niệm, những


15

phạm trù (như chủ nghĩa khái niệm đã làm). Nhưng những phạm trù đó phải
tương ứng với những miêu tả của kinh nghiệm thực tiễn để đảm bảo tính khách
quan và chính xác của cả hai phía.
Tiếp theo Lewis, Rudolf Carnap, Charles Morris, Ernest Nagel, W.Quine cũng đã
nhấn mạnh vào việc “khái niệm hóa kinh nghiệm” nhằm thực hiện nguyên tắc
bền vững của chủ nghĩa thực dụng là thỏa mãn nhu cầu thực tiễn, cảm tính của
con người.
Những tiếp cận về chủ nghĩa thực dụng càng làm rõ một nhận xét là chủ nghĩa
duy lý không đối lập tuyệt đối mà còn làm tăng cường, biện minh cho chủ nghĩa
phi duy lý. Hai khuynh hướng đó bổ sung, dựa vào nhau để đáp ứng sự phát triển
của xã hội phương Tây hiện đại.
1.2.5 Ảnh hưởng
Vượt qua biên giới của nước Mỹ, chủ nghĩa thực dụng tiếp tục phát triển, để lại
nhiều dấu ấn trong các trào lưu triết học như chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng
học, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa thực tại mới, chủ nghĩa Kant mới, chủ
nghĩa Mach... ở Anh, Đức, Italia, Pháp với G.Simmel, F.Schiller, W.Ostwald,
H.Hahn, E.Husserl, Giovanni Papini, Giovanni Vailati, Henri Bergson, Edouard Le
Roy. Ở Trung Quốc, chủ nghĩa thực dụng với đại biểu là Hồ Thích cũng có ảnh
hưởng đáng kể.
Qua lịch sử phát triển của chủ nghĩa thực dụng, người ta cho rằng đây là một

phong trào có tính năng động (cụm từ của Schiller). Vì sao nhà triết học người
Anh Schiller lại đòi xóa tên “chủ nghĩa thực dụng” để thay bằng tên “chủ nghĩa
nhân bản” (humanisme), chính vì tính năng động của chủ nghĩa thực dụng trong
việc làm nổi lên vai trò của chủ thể, của cuộc sống tinh thần của con người và
theo ông đó chính là đối tượng của triết học. Như vậy, cùng với sự phát triển chủ
nghĩa duy lý (về kỹ thuật, kinh tế, chính trị), nhân học, tức vấn đề con người luôn
luôn là một thành tố ý thức hệ căn bản của xã hội Mỹ, của xã hội phương Tây
hiện đại mà chủ nghĩa thực dụng là một biểu hiện, một “ý nghĩa” nổi bật.


16

Ở phương Tây, vào đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa thực dụng đã xuất hiện với tư cách
là một trào lưu triết học mới ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống cộng đồng. Ở
Anh có C.Schiller, ở Italia có G. Vailati, M. Calderom, G. Papinni, ở Đức, Pháp, Áo
chủ nghĩa thực dụng không ảnh hưởng trực tiếp mà thông qua một số trường
phái như chủ nghĩa Kant mới và thông qua đó các quan điểm của chủ nghĩa thực
dụng được phát huy. Chủ nghĩa thực dụng khi ảnh hưởng đến Âu châu nó không
sâu đậm như ở Mỹ. Nó được xem như là một lý thuyết, một công cụ có tính ứng
dụng tốt nhất cho đời sống hiện tại. Song càng về sau, khi hiểu được những giá
trị đích thực của nó thì người châu Âu lại coi trọng, đặt nó ngôi vị cao quý, được
xem là bạn đồng hành, không thể thiếu trong cuộc sống. Trên thực tế, chủ nghĩa
thực dụng đã đáp ứng được khát vọng, ham muốn tự do, được sáng tạo và coi
trọng thành quả sáng tạo, đề cao nhân cách cá nhân. Đối với chủ nghĩa thực
dụng, chân lý được đồng nhất với tính hiệu quả.
Đặc điểm cơ bản nhất phân biệt chủ nghĩa thực dụng với các trường phái triết
học phương Tây khác là nó nhấn mạnh khoa học phải dựa trên đời sống hiện
thực, chủ trương lấy niềm tin làm điểm xuất phát, hành động là biện pháp chủ
yếu, lấy “hiệu quả” làm mục đích tối cao. Chẳng hạn Charles Moriss quan niệm,
đối với người theo chủ nghĩa thực dụng, hành vi của loài người khẳng định là

luận đề được quan tâm nhất của họ (tức chủ nghĩa thực dụng) và tuyên bố:
“Triết học là triết học thực tiễn, hành động”. Chính vì vậy, nó từng được xem là lý
luận điển hình cho thế giới quan vị kỷ và chủ nghĩa cá nhân tư sản. Chính vì thế,
chủ nghĩa thực dụng có quan hệ mật thiết với thể chế kinh tế thị trường tư bản
chủ nghĩa theo đuổi mục đích tư lợi. Lý luận của chủ nghĩa thực dụng về cuộc
sống, về niềm tin, về hành động rất dễ bị lợi dụng để luận chứng cho tư tưởng cá
nhân tư sản. Do vậy, nó khiến cho hậu thế dễ có cảm giác rằng, chủ nghĩa thực
dụng mang màu sắc “triết học con buôn”.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến Việt Nam sẽ được trình bày trong
chương 2.


17

CHƯƠNG 2 : SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG ĐỐI VỚI XÃ
HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1

Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dụng vào Việt Nam

Chủ nghĩa thực dụng du nhập vào miền Nam Việt Nam theo bước chân xâm lược
của đạo quân viễn chinh Mỹ trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX. Bằng nhiều
con đường, chủ nghĩa thực dụng đã trở thành một trong những trào lưu tư
tưởng mới và được đón nhận như là một lý tưởng sống của một bộ phận không
nhỏ dân cư, đặc biệt là thanh niên thời bấy giờ. Tuy nhiên, để hiểu được bản chất
của chủ nghĩa thực dụng thì quả là không giản đơn với một dân tộc mà nền văn
hóa truyền thống có ảnh hưởng rất lớn từ Nho - Phật – Lão. Lối sống gấp, lối
sống hưởng thụ của một bộ phận dân cư đã bóp méo ý nghĩa chân chính của chủ
nghĩa thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng được xem là triết học của người Mỹ, là
niềm tự hào của nước Mỹ nhưng khi du nhập vào miền Nam Việt Nam cùng chủ

nghĩa thực dân kiểu mới và sự hà khắc của chính quyền tay sai, trào lưu tư tư
ởng này đã bị biến thể thành thứ thực dụng tầm thường. Các ý đồ chính trị đen
tối cùng sự tham lam vô độ, muốn thu vén cho mình mọi thứ của giới cầm quyền
hay như lối sống gấp, chà đạp lên các quan hệ đạo đức, luân lý, giá trị nhân văn
truyền thống, đánh mất danh dự nhân phẩm của một bộ phận không nhỏ dân cư,
đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên đã làm cho chủ nghĩa thực dụng trở thành
hệ ý thức phi nhân tính, phản nhân văn đối với truyền thống đạo lý của người
Việt.
Kể từ khi đổi mới kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của Việt Nam đã có những
phát triển đáng kể cải thiện và nâng cao đời sống vật chất của người dân. Tuy
nhiên, cùng với những biến chuyển về kinh tế, đời sống văn hóa – xã hội cũng
chịu nhiều ảnh hưởng và dẫn đến nhiều tư tưởng, lối sống mới chủ nghĩa thực
dụng Mỹ đã tràn vào mạnh trong xã hội Việt Nam hiện nay. Sự hình thành các tư
tưởng, ý thức, chuẩn mực đạo đức mới với quan niệm “cái gì có lợi thì làm” đã
dẫn đến vô vàn những tệ nạn xã hội. Sự suy giảm đạo đức, lối sống buông thả, đặt


18

giá trị đồng tiền lên trên hết… đã đi ngược lại những giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc.
2.2

Sự ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam hiện nay

Hiện nay chúng ta đang phải chứng kiến một sự thực vô cùng nhức nhối trong xã
hội là lối sống sa đoạ, buông thả, đi ngược lại với đạo đức truyền thống của dân
tộc có chiều hướng gia tăng ở nhiều khu vực cả thành thị và nông thôn, đặc biệt
tập trung ở những trung tâm thành phố lớn và những khu công nghiệp. Thực tế

hiện nay cho thấy chỉ số ít người làm ra đồng tiền bằng chính mồ hôi, sức lực, tài
năng thật sự và bằng trí tuệ của mình, còn phần lớn là do họ nắm giữ được các
trọng trách trong quản lý kinh tế hay trong quản lý nhà nước hoặc những người
có chỗ dựa an toàn do có người thân có chức quyền che chở, lợi dụng cơ hội để
tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ. Như Đại hội lần thứ X đã nhận định “tình trạng
suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lảng phí vẫn đang diễn ra
nghiêm trọng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Những biểu hiện xa rời mục
tiêu, lý tưởng của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục”. 1
Cùng với sự hình thành các tư tưởng, ý thức, chuẩn mực đạo đức mới tạo nên sắc
thái về đạo đức, lối sống mới ở nước ta, trong nền kinh tế thị trường cũng nảy
sinh nhiều tư tưởng, ý thức và những tiêu chí đạo đức đi ngược lại với những giá
trị truyền thống của dân tộc. Quan hệ chủ yếu, xuyên suốt kiểu cơ chế thị trường
là hàng hoá - tiền tệ. Đồng tiền vừa là phương tiện trao đổi vừa là mục đích của
sự trao đổi, lợi nhuận không chỉ chi phối mạnh mẽ mọi suy tư, tình cảm ý thức
kinh doanh, mà còn đi vào mọi suy tư và hoạt động của nhiều lĩnh vực xã hội
khác, trong các hoạt động xã hội và cả trong đời sống tinh thần, trong quan hệ
gia đình. Đối với không ít người tiền là cái quyết định tất cả, có tiền là có tất cả;
sự giàu có sẽ tạo nên địa vị xã hội, có địa vị xã hội người ta dễ nắm trong tay
quyền lực, đồng thời ngược lại người có quyền lực dễ kiếm được nhiều tiền.

11 Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006, tr. 22.


19

Cùng với sự tích cực của sự cạnh tranh là huy động tối đa tính năng động, tài trí
của người tham gia hoạt động kinh tế, đồng thời cũng hình thành ở họ những
thủ đoạn để hạ gục lẫn nhau, tạo nên sự đố kỵ, hận thù lẫn nhau giữa người với

người, sẵn sàng tìm cách bôi nhọ lẫn nhau, hạ thấp phẩm giá người khác để đề
cao bản thân, tạo nên sự lạnh lùng trong các quan hệ xã hội.
Sự thâm nhập của chủ nghĩa thực dụng đến lối sống của con người đã đẩy con
người đến việc dùng những thủ đoạn tinh vi, thói hư tật xấu trong quan hệ như:
lòng tham lam, hám quyền hám lợi, những tệ nạn xã hội, tham nhũng, tham ô hối
lộ ngày càng tràn lan. Bên cạnh đó tính nghiêm minh của pháp luật trong nhiều
trường hợp bị đồng tiền làm mềm yếu, thậm chí xuyên tạc cả quy chuẩn đúng –
sai, trắng - đen lẫn lộn. Trong khoa học công nghệ, trong nghệ thuật, trong giáo
dục, trong gia đình… đây là những lĩnh vực đề cao giá trị văn hoá tinh thần, giá
trị của chân lý cuộc sống, thuộc những lĩnh vực thiêng liêng bậc nhất của truyền
thống đạo lý của người Việt Nam cũng từng bước bị huỷ hoại bởi giá trị của đồng
tiền. Trong thế hệ trẻ đặc biệt trong giới sinh viên hiện nay đã nảy sinh xu hướng
quan tâm nhiều đến lợi ích kinh tế của cá nhân, một số biểu hiện trong lối sống,
trong quan niệm như: hành vi tiêu cực trong thi cử, quan hệ tình dục phóng túng,
ham mê văn hoá phẩm đồi truỵ, đua đòi chạy theo lối sống tiêu dùng… điều đó
cho thấy đây là vấn nạn đặt ra cần giải quyết.
Trong cơ chế thị trường, một số bộ phận không nhỏ trong nhân dân, các thành
phần xã hội khi mưu cầu những lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những khuôn
mẫu, những giá trị đạo đức truyền thống. Thực tế cho thấy những năm gần đây
số vụ buôn lậu, buôn bán ma tuý, làm hàng giả ngày càng tăng. Một bộ phận
trong thế hệ trẻ chạy theo lối sống thực dụng, buông thả, sùng bái đồng tiền quay
lưng lại với các giá trị văn hoá truyền thống, đạo đức truyền thống. Một số biểu
hiện mới về lối sống thực dụng trong giai đoạn hiện nay như tống tiền, bắt cóc
trẻ em, buôn bán phụ nữ, tổ chức đâm thuê chém mướn, môi giới mại dâm,…
ngày càng tăng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Sự tác động của chủ nghĩa thực dụng được thể hiện qua các khía cạnh sau:


20


Thứ nhất, lối sống thực dụng đã tác động mạnh mẽ dẫn đến quan niệm thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng là mục đích cuối cùng của cuộc sống, chất lượng của cuộc sống
là tiêu thụ và hưởng thụ. Qua các tin tức xã hội hàng ngày, chúng ta dễ dàng bắt
gặp hình ảnh ăn chơi trác táng của nhiều bộ phận trong xã hội. Tuổi trẻ là thời
gian để con người trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng tay nghề, học hỏi để phát
triển bản thân và sự nghiệp cho tương lai. Thế nhưng nhiều thanh niên trẻ với lối
sống thực dụng đã không ý thức được điều này. Thay vì dành thời gian học tập
và rèn luyện, họ lại dành thời gian chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội…Nguy
hiểm hơn, một số người với hoàn cảnh gia đình khá giả, sử dụng tiền bạc của cha
mẹ tổ chức tiệc tùng, ăn chơi sa đọa. Những tin tức về các cậu ấm, cô chiêu bị bắt
vì sử dụng chất cấm không còn hiếm gặp ngày nay. Đặt mục tiêu cho cuộc sống
“vui là chính” những thanh niên này trượt dài theo những tháng ngày hưởng thụ
vô nghĩa. Không chỉ với giới trẻ, tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, lười lao động cũng
thấm vào nhiều thành phần khác từ các đại gia lắm tiền nhiều của cho đến
những người lao động bình thường. Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, cá độ, hút
chích… được dịp gia tăng và kéo theo vô vàn hệ lụy đau lòng khác.
Thứ hai, lối sống thực dụng đã hình thành những quan niệm như chạy theo
“mốt”, lối sống ngoại lai, sống lạnh lùng ngày càng tăng. Đây là những biểu hiện
của sự xa hoa lãng phí, quan hệ giữa người với người kiểu tiền trao cháo múc,
xem rẻ nhân phẩm con người. Lối ăn chơi sa đoạ, lười lao động, kiếm lời trên bản
thân người khác. Hay là những quan hệ tình làng nghĩa xóm, kiểu sống hối hả
mau làm giàu, diễn ra khắp nơi kể cả trong cơ quan nhà nước, các đoàn thể hay
trong các công ty, xí nghiệp.
Thứ ba, lối sống thực dụng đã làm thay đổi quan niệm về giàu nghèo, tuyệt đối
hoá cơ sở vật chất – kỹ thuật ngày càng có chiều hướng lệch lạc và xa cách.
Những quan niệm như “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, đi từ vật chất đến
tinh thần, từ kinh tế đến văn hoá, thậm chí cần phải xem lại vai trò của trí tuệ và
tình cảm con người. Trong quan niệm về giáo dục, đời sống tâm linh xuất hiện
quan hệ đổi chác, nơi thu lợi nhuận. Nhiều người lấy phương tiện sống làm
thước đo cho sự phát triển của con người và xã hội. Đây là cơ sở của sự chạy theo



21

những tham vọng bất chính, những điều kiện và phương tiện sống thiếu lành
mạnh, thoả mãn những nhu cầu tầm thường làm suy thoái phẩm chất và đạo đức
của một bộ phận người dân.
Để khắc phục những hạn chế trên về sự ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng, của
lối sống thực dụng đến lối sống truyền thống, sống có nghĩa có tình, giàu lòng
nhân ái của người Việt Nam hiện nay, Đảng ta đã chủ trương xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển kinh tế thị trường
theo quy luật vận động tất yếu của phát triển kinh tế đồng thời thực hiện việc
điều chỉnh nền kinh tế thị trường đó phù hợp với mục tiêu và bản chất của xã hội
xã hội chủ nghĩa. Đảng ta cũng đã xác định rõ, mục đích phát triển kinh tế quốc
dân là nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tất cả mọi người, cho toàn xã hội, lấy
hiệu quả kinh tế phục vụ cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu
này, Đảng ta đã khẳng định chủ trương thực hiện tăng trưởng kinh tế phải đi đôi
với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và trong chính
sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế,
gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền
vững hơn cho phát triển kinh tế – xã hội, và tập trung giải quyết những vấn đề xã
hội bức xúc.
Không chỉ thế, Đảng ta còn khẳng định trong hệ thống chính trị, Nhà nước xã hội
chủ nghĩa phải thể hiện rõ tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý kinh tế – xã hội
nói chung và kinh tế thị trường nói riêng. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức
sở hữu trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, phát huy và tạo điều kiện
cho nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển, trong đó kinh tế nhà nước và kinh
tế tập thể giữ vai trò chủ đạo. Xây dựng một thể chế chính trị – kinh tế – xã hội
với mục tiêu vì con người, đảm bảo cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần

cho con người, đảm bảo mọi điều kiện để phát triển toàn diện nhân cách cá nhân.
Xác lập thang giá trị vật chất – tinh thần đúng đắn trong toàn xã hội trên cơ sở
nhân văn lấy con người làm trung tâm của mọi quan hệ xã hội và hoạt động kinh
tế. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện


22

cho mọi thành viên xã hội tự do cạnh tranh lành mạnh làm giàu chính đáng bằng
tài năng và sức lực của mình. Đề cao các phẩm chất và các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc trên cơ sở tiếp thu các giá trị văn hoá tiến bộ, hiện đại của
nhân loại, tôn trọng những giá trị tâm linh, nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội. Xây
dựng và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và lấy
văn hoá làm nội lực phát triển kinh tế xã hội đồng thời làm tiêu chí để điều chỉnh
ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Mọi cá nhân đều nằm trong một cơ cấu xã hội nhất định, đều chịu tác động bởi
các cơ cấu xã hội đó, do đó cần phải xây dựng những tổ chức xã hội lành mạnh để
cá nhân được thừa hưởng những giá trị tích cực ở cộng đồng đó. Trong các cơ
quan hành chính cần phải nêu cao vai trò của tổ chức đảng, thường xuyên giám
sát và nêu cao tinh thần phê và tự phê, tăng cường đoàn kết nội bộ và kịch liệt
phê phán những biểu hiện của thói hư tật xấu của cán bộ, đảng viên. Trong các xí
nghệp hay trong trường học cần nêu cao tinh thần giáo dục lập trường tư tưởng,
giáo dục những giá trị truyền thống của dân tộc để mỗi công nhân, học sinh, sinh
viên ý thức được vai trò của mình trong lao động và học tập, để trở thành người
vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng mục tiêu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Việc rèn đức luyện tài đối với người lao động, học sinh, sinh viên là hết sức quan
trọng nhằm góp phần vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, đưa đất nước phát triển ngang tầm với các nước trên thế giới, như trong

nghị quyết Đại hội X đã nhấn mạnh: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách
con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn
hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng
lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”.
Trên đây chưa phải là tất cả những giải pháp mà Đảng ta đưa ra đã đưa ra để
khắc phục lối sống thực dụng đến mức độ thái hoá trong một bộ phận nhân dân


23

và không ít cán bộ, đảng viên khi mà những biểu hiện của lối sống này có nguy cơ
ngày càng lan rộng, có chiều hướng ngày càng gia tăng về mức độ ảnh hưởng.
Song có thể coi đó là những giải pháp cơ bản và hết sức cần thiết để hạn chế và
khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của lối sống này khi quá trình phát
triển nền kinh tế thị trường dịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta ngày càng đi
vào chiều sâu, khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế
và khi việc mở rộng giao lưu văn hoá thế giới đã thực sự trở nên cần thiết.


24

KẾT LUẬN
Với tư cách là một trào lưu triết học, một khoa học - triết học, chủ nghĩa thực
dụng không phải được hiểu như là một trào lưu triết học phi nhân văn như một
số người đã lầm tưởng. Khách quan mà nói, chừng nào hoạt động thực tiễn, sản
xuất vật chất xã hội của con người còn lấy hiệu quả làm thước đo thì chừng đó
chủ nghĩa thực dụng còn có ý nghĩa và giá trị khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu
chủ nghĩa thực dụng Mỹ không chỉ dừng lại ở hiệu quả cá nhân mà phải hướng
đến hiệu quả toàn xã hội, có như vậy mới xác lập đầy đủ tính nhân văn, nhân bản

của một học thuyết triết học.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay việc hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành tất
yếu khách quan thì vấn đề hội nhập văn hoá là tất yếu cho sự tồn tại và phát
triển của mỗi quốc gia dân tộc. Vấn đề tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân
loại nhằm làm sâu sắc hơn các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc luôn là
một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu những giá
trị của các hệ thống triết học ngoài mácxít, trong đó có chủ nghĩa thực dụng Mỹ
sẽ góp phần tạo nên tiền đề vững chắc để phát huy các giá trị truyền thống của
văn hoá dân tộc.


25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Tiến Dũng, “Những Nét Chính Của Chủ Nghĩa Thực Dụng Mỹ”, Đh
Khoa Học Huế.
[2]] Trịnh Sơn Hoan (2008), “Vài Nét Về Chủ Nghĩa Thực Dụng Mỹ”, Tạp Chí Khoa
Học Và Công Nghệ, Đại Học Đà Nẵng, Số (5), Trang (145 – 151).
[3] Th.S Nguyễn Văn Hùng, “Một Số Biểu Hiện Của Lối Sống Thực Dụng Ở Việt
Nam Hiện Nay Và Những Giải Pháp Khắc Phục”, Trường Cao đẳng Phương Đông
Đà Nẵng.


×