Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Xử lý vi phạm đối với cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động không phép trên địa bàn huyện củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.54 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
I. TÍNH CẤP THIẾT...........................................................................................
II. TÌNH HUỐNG...............................................................................................
1. Mô tả tình huống.............................................................................................
2. Vấn đề cần giải quyết......................................................................................
3. Lựa chọn vấn đề giải quyết.............................................................................
III. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT.......................................................................
1. Phương án 1.....................................................................................................
2. Phương án 2.....................................................................................................
3. Phương án 3.....................................................................................................
4. Lựa chọn phương án giải quyết.......................................................................
IV. CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN................
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................

1


I. TÍNH CẤP THIẾT:
Trẻ em là những công dân nhỏ tuổi và là người chủ tương lai của đất nước.
Quan tâm đến trẻ em là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc
gia. Như chúng ta cũng đã biết, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho
các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt. Qua các bài
nói, bài viết và bằng những việc làm cụ thể, Người đã đặt nền tảng tư tưởng và
nêu tấm gương sáng về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Trong những năm qua, thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng
và Nhà nước ta luôn coi nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc trẻ em là nội dung cơ
bản của chiến lược con người, góp phần tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, dù trong điều kiện nào,
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn có những chính sách đúng đắn, ưu tiên
đầu tư ngày càng tăng cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Các tổ chức


chính trị - xã hội, nhà trường, gia đình và toàn xã hội luôn quan tâm bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ em.
Một đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện khi được sống trong gia đình dưới sự
yêu thương và chăm sóc của cha mẹ. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời
sống người dân được nâng cao, trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn,
được đáp ứng mọi nhu cầu để phát triển toàn diện thì vẫn còn một bộ phận
không nhỏ những đứa trẻ đang phải sống trong tình cảnh hết sức khó khăn,
trong đó có những đứa trẻ mồ côi.
Các em đang sống trong cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu một nơi ở an
toàn, không được học tập, thăm khám sức khỏe hay vui chơi giải trí. Các em
đang phải lao động để phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản thân. Các
em đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ bóc lột sức lao động, bạo hành trẻ
em, bị lợi dụng hay lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. Điều quan trọng nhất là
các em không được sống trong một môi trường yêu thương và giáo dục đầy
đủ để có thể phát triển bình thường như bao trẻ em khác, điều này sẽ ảnh
hưởng tới tương lai của chính các em sau này.
2


Hiện nay, tỉ lệ trẻ em bị bỏ rơi đang có xu hướng gia tăng và tình cảnh
sống của các em đang ở mức báo động. Theo Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội, từ 2004 đến năm 2012, có khoảng 176.000 trẻ em mồ côi và bị bỏ rơi
trên toàn quốc, trong đó, ít nhất 21.000 trẻ sống trong các cơ sở chăm sóc tập
trung, gồm trẻ bị mồ côi cả cha lẫn mẹ, bị HIV, bị khuyết tật... Điều đáng nói,
có tới 80 - 90% số trẻ làm con nuôi ở nước ngoài được cho là bị bỏ rơi.
Thiếu hơi ấm tình thương của cha mẹ và người thân, nhiều trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt đã may mắn được đón vào các trung tâm bảo trợ xã hội,
các mái ấm, nhà tình thương. Những nhà hảo tâm đã mang đến một điểm tựa
để các em không bị bơ vơ giữa dòng đời. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho
thấy có quá nhiều cơ sở nuôi trẻ bị bỏ rơi tự phát mọc lên, như trẻ được nuôi

tại các gia đình, các cơ sở sản xuất, các cơ sở tôn giáo. Nhìn từ mặt tích cực
đây là công việc thiện nguyện đã tạo ra mái ấm cho trẻ để nuôi dạy giáo dục
trẻ, góp phần chia sẻ gánh nặng cho nhà nước. Tuy nhiên, các cơ sở nuôi trẻ
hoàn toàn tự phát không có sự giám sát và kiểm tra của các cơ quan ban
ngành từ trung ương đến địa phương dễ dẫn đến những hệ luỵ cho xã hội và
cho chính bản thân những đứa trẻ.
Hiện nay chúng ta đã có các văn bản quy định về vấn đề nuôi dưỡng trẻ
bị bỏ rơi tại các cơ sở bảo trợ xã hội được thành lập theo quy định của pháp
luật. Tuy nhiên, một số cấp chính quyền địa phương nơi có các cơ sở nuôi trẻ
tự phát chưa thể hiện đúng chức năng quản lý của mình, hơn nữa các cơ sở
nuôi dưỡng trẻ tự phát lại không nắm rõ các quy định của pháp luật về việc
mình đang làm. Dù việc nuôi dưỡng trẻ là thiện nguyện cũng cần tuân thủ
đúng pháp luật, để một mặt nhà nước quản lý, nắm bắt được tình hình xã hội
về vấn đề này, mặt khác hạn chế được việc các cá nhân, tổ chức lợi dụng việc
nuôi dưỡng trẻ để trục lợi cá nhân có các hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại
đến trẻ như: Lợi dụng để buôn bán trẻ, buôn bán nội tạng, lạm dụng sức lao
động, lạm dụng tình dục… gây bức xúc cho xã hội và cộng đồng.
Riêng địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê của Sở Lao độngThương binh và Xã hội thành phố, hiện trên địa bàn thành phố có 53 cơ sở
3


bảo trợ xã hội ngoài công lập, trong đó chỉ có 32 cơ sở đã được cấp phép
(riêng Củ Chi có 03 cơ sở đã được cấp phép hoạt động và 07 cơ sở chưa được
cấp phép hoạt động). Từ năm 2013 đến nay, Sở Lao động-Thương binh và xã
hội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện liên tục tổ chức đoàn kiểm tra
hoạt động các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập trên địa bàn Thành phố.
Đối với những cơ sở đủ điều kiện hoạt động nhưng chưa thực hiện thủ tục cấp
phép, đoàn kiểm tra hướng dẫn thực hiện thủ tục theo quy định. Đối với
những cơ sở qua rà soát, kiểm tra không đủ điều kiện hoạt động, đoàn kiểm
tra kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố hướng dẫn quận, huyện thực hiện

việc chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên việc chấm dứt hoạt động của các cơ sở
bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động không phép này đang là vấn đề tranh
cãi của dư luận xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng quyết định ngừng hoạt động của
các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động không phép sẽ gây tổn
thương tâm lý cho các em nhỏ nơi đây.
Chúng ta thấy rằng, hoạt động thiện nguyện của nhiều mái ấm, nhà tình
thương do tư nhân thành lập đã tạo nên những mái ấm hạnh phúc cho biết bao
mảnh đời cơ nhỡ và kết nối tấm lòng hảo tâm trong xã hội. Nhưng nếu xét
trên góc độ quản lý nhà nước đối với các cơ sở tình thương thì vẫn còn nhiều
vấn đề được đặt ra. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài tiểu luận về “Xử lý vi
phạm đối với cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập hoạt động không phép trên
địa bàn huyện Củ Chi”
Mục đích của việc chọn tình huống này là tác giả muốn làm sáng tỏ tình
huống về thực trạng hoạt động không phép của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài
công lập trên địa bàn Củ Chi nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung, tìm
ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của của việc hoạt động không phép
của các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập để từ đó có cơ sở đưa ra giải pháp
xử lý tình huống khách quan, đúng pháp luật, có lý, có tình và được sự đồng
thuận cao của cộng đồng. Đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền đối với hoạt động của các cơ sở
bảo trợ xã hội ngoài công lập.
4


II. TÌNH HUỐNG:
1. Mô tả tình huống:
Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, có chức
năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về
về lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội; lao động, việc làm; tiền lương, tiền

công; dạy nghề; bình đẳng giới; chăm lo cho các đối tượng chính sách, bà mẹ
Việt Nam anh hùng; chăm lo cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối
tượng bảo trợ xã hội và trẻ em, gọi chung là thực hiện các chính sách về an
sinh xã hội. Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra,
thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
Thành phố.
Về tổ chức: Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện được giao
chỉ tiêu 15 biên chế, gồm 01 Trưởng phòng, 03 Phó Trưởng phòng và 11
Chuyên viên. Trong đó:
- Trưởng phòng Lê Văn Khá (55 tuổi) chịu trách nhiệm chính về tất cả
các lĩnh vực quản lý của phòng.
- Phó Trưởng phòng Trần Văn Cành (55 tuổi) tham mưu, giúp Trưởng
phòng quản lý lĩnh vực chính sách có công.
- Phó Trưởng phòng Trương Văn Hai (54 tuổi) tham mưu, giúp Trưởng
phòng quản lý lĩnh vực Lao động và Giảm nghèo tăng hộ khá.
- Phó Trưởng Phòng Nguyễn Thị Hồng Phí (35 tuổi) có nhiệm vụ tham
mưu, giúp Trưởng phòng quản lý lĩnh vực bảo trợ xã hội, bình đẳng giới và
trẻ em (gọi chung là lĩnh vực bảo trợ xã hội).
Xuất phát từ đặc thù của huyện Củ Chi, vừa là một huyện ngoại thành
của thành phố, vừa là một huyện có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất
khuất và đã có hơn 10.000 hài cốt liệt sĩ đã yên nghỉ tại vùng đất linh thiêng
này nên nơi đây được người dân trên mọi miền đất nước gọi là “đất thép
5


thành đồng”. Chính vì vậy, huyện Củ Chi là địa bàn có đối tượng chính sách
có công gấp rất nhiều lần so với 24 quận, huyện khác trên địa bàn thành phố,
đồng thời cũng là nơi có số lượng đối tượng bảo trợ xã hội rất lớn, chính vì
vậy mà các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập liên tục mọc lên một cách tự

phát và không giấy phép hoạt động.
Tham mưu thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở
bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện là chị Nguyễn Thị Hồng Phí - Phó trưởng
Phòng, là một trong bốn lãnh đạo trẻ nhất Phòng, được bạn bè và đồng nghiệp
đánh giá rất cao về sự tận tâm và nhiệt tình trong công việc. Chị đã có 5 năm
kinh nghiệp trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, trong thời gian 5 năm chị giữ chức
vụ này, đã có không ít trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em lang thang, trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện đã được chị phối hợp chính
quyền địa phương và các đơn vị có liên quan gửi vào cơ sở bảo trợ xã hội
công lập, giúp cho các em có điều kiện sống tốt hơn. Đồng hành cùng chị
trong việc giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn còn có em Hồng Liên (24
tuổi)- Chuyên viên phụ trách chính trong lĩnh vực bảo trợ xã hội. Như được
truyền lửa nhiệt huyết từ chị Phó Phòng, mặc dù em Liên còn rất trẻ tuổi và
chỉ có 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội nhưng em Liên hoạt
động rất năng nỗ và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nắm rõ được địa bàn Củ Chi là nơi thường mọc lên những cơ sở bảo trợ
xã hội hoạt động trái phép nên cứ mỗi 6 tháng là chị Phí tổ chức kiểm tra hoạt
động của các cơ sở bảo trợ xã hội một lần, chưa kể đến những lần chị phải
kiểm tra đột xuất và tham mưu Ủy ban nhân dân huyện đề nghị cơ sở chấm
dứt hoạt động ngay vì cơ sở hoàn toàn không đáp ứng được các điều kiện về
cơ sở vật chất và chăm sóc nuôi dưỡng. Những lần như thế là những lần chị
và bé Hồng Liên quên cả ngủ nghỉ để chăm lo đưa các em có thân nhân trở về
với gia đình, đối với các em không có gia đình thì Chị liên hệ Sở Lao độngThương binh và xã hội thành phố để đưa các em vào cơ sở bảo trợ xã hội
công lập. Mặc dù luôn bận rộn với trăm công ngàn việc tại cơ quan nhưng
những giờ bớt việc, chị đều trích thời gian đến các cơ sở bảo trợ xã hội trên
6


địa bàn huyện thăm, tặng quà cho các em mồ côi, các em có hoàn cảnh khó
khăn, động viên các em cố gắng học tập và sớm được hòa nhập cộng đồng.

Những phần quà và cả tấm lòng mà chị Phí mang đến đã góp phần làm cho
không khí tại các cơ sở bảo trợ trẻ em thêm rộn ràng và ấm áp.
Diễn biến tình huống:
Vào một buổi chiều cuối tháng 11 năm 2014, không khí làm việc tại
Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội đang rất yên lặng, bỗng có một
người phụ nữ trạc 40 tuổi, tay cầm theo một số giấy tờ và hình ảnh về trẻ em
xin được gặp chị Phí. Qua trò chuyện, chị Phí mới biết đó bà Nguyễn Thị Kim
Lan-chủ cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại ấp Phú
Hòa, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Tâm sự với chị Phí mà bà Lan không
cầm được nước mắt, cơ sở của bà Lan hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được hơn một năm nay với tên gọi là Mái
ấm tình mẹ nhưng không có giấy phép hoạt động. Vào ngày 5 tháng 10 năm
2014, Ủy ban nhân dân xã Phú Hòa Đông tiến hành kiểm tra hoạt động của
Mái ấm, do chưa có giấy phép hoạt động nên Ủy ban nhân dân xã Phú Hòa
đông đề nghị cơ sở chấm dứt hoạt động trong thời hạn 1 tháng. Các em sống
tại cơ sở đều bật khóc nức nở khi nghe tin cơ sở phải chấm dứt hoạt động, bản
thân bà Lan cũng mong muốn cơ sở được tiếp tục hoạt động để có thể cưu
mang, giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn.
Sau khi có cuộc trao đổi với bà Lan, ngày 5 tháng 12 năm 2014, Phòng Lao
động-Thương binh và Xã hội huyện (đại diện có chị Hồng Phí-Phó Trưởng phòng
và em Hồng Liên-Chuyên viên) đã phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên
quan như: Phòng Tư Pháp huyện, Phòng Nội vụ huyện, Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện, Phòng Y tế huyện, Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện, Trung tâm Y
tế Dự phòng huyện, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ
huyện, Công an huyện và Ủy ban nhân dân xã Phú Hòa Đông kiểm tra tổ chức và
hoạt động của Mái ấm tình mẹ ngụ ấp Phú Hòa, xã Phú Hòa Đông.

7



Mái ấm tình mẹ nằm sâu trong một con hẻm khá yên ắng, mát mẻ trên
đường Nguyễn Thị Nê, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Cơ sở do bà Nguyễn
Thị Kim Lan làm chủ, cơ sở là một căn nhà cấp 4, mái tôn vách tường, trần nhà
đóng la-phông, xung quanh có rất nhiều cây xanh thoáng mát, diện tích là 150m2,
diện tích đất tự nhiên là 500m2. Nhà chỉ có 03 phòng ở, mỗi phòng 12 m 2, các
phòng này vừa làm nhà kho, vừa làm nơi ở, nơi sinh hoạt cho các em.
Đây là cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em lang thang (gọi
chung là các em có hoàn cảnh khó khăn). Cơ sở đã hoạt động được hơn 01 năm,
ban đầu chỉ chăm sóc nuôi dưỡng 07 trẻ, sau đó trẻ lần lượt gia tăng theo thời gian
và cho đến nay hiện cưu mang 15 trẻ, nhỏ nhất là 15 tháng tuổi, lớn nhất là 10 tuổi,
có 03 em đang đi học, các em đều được cung cấp đầy đủ sách vở và dụng cụ học
tập tương đối đầy đủ. Hoàn cảnh của các em nơi đây rất đáng thương và xót xa, em
thì bị bỏ rơi trước cổng của Mái ấm tình mẹ khi mới được mấy ngày tuổi, em thì
cha mẹ mất hết, em thì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, gia đình không thể tiếp
tục nuôi được nữa nên đành phải gửi vào Mái ấm chăm sóc, nuôi dưỡng.
Bước chân vào Mái ấm tình mẹ, một điều thấy rõ là các em không chỉ
thiếu thốn về cơ sở vật chất mà còn khao khát tình cảm của mọi người. Ở
những cơ sở bảo trợ xã hội như thế này, bao nhiêu mảnh đời là bấy nhiêu số
phận bất hạnh. Nhìn các em nhỏ ngủ say, gương mặt ngây thơ, thánh thiện,
khó ai có thể ngờ rằng ẩn sau đó là những hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã, tương
lai các em không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu, có hạnh phúc hay đau buồn khi
lớn lên mà không có vòng tay yêu thương, chăm sóc, vỗ về của cha mẹ.
Sau một lượt vòng quanh cơ sở quan sát, đoàn kiểm tra ghi nhận
một số nội dung gồm:
1. Về pháp lý hoạt động: Cơ sở chưa lập hồ sơ xin phép hoạt động.
2. Về tình hình tiếp nhận trẻ:
- Tổng số đối tượng cơ sở đang chăm sóc, nuôi dưỡng: 15.
+ Trẻ em bị bỏ rơi: 07;
+ Trẻ em mồ côi: 05;
8



+ Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn: 03.
Trong số 7 em bị bỏ rơi có 02 em chưa có khai sinh, chưa xác định được
cha mẹ của trẻ. Theo giải trình của bà Lan: Hai em này đều được bà nhặt
được trước cổng cơ sở. Bên cạnh đó còn có 01 trẻ bị bỏ rơi bị thiểu năng trí
tuệ nhưng công tác chăm sóc, chữa trị bệnh cho em không được thường xuyên
và chưa phù hợp với tình trạng bệnh lý.
- Về hồ sơ tiếp nhận trẻ: Cơ sở chưa có theo dõi tiếp nhận đối tượng. Đa
số đều là trẻ mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn, khi bà Lan tiếp nhận trẻ, ngoài
giấy khai sinh, trẻ không có giấy tờ nào khác, có một số em thì và bà Lan vẫn
giữ liên lạc với gia đình trẻ.
3. Về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ:
- Khi tiếp nhận các đối tượng, cơ sở không tổ chức sàng lọc và phân loại
đối tượng, đánh giá về tình trạng sức khỏe của đối tượng và lập kế hoạch
chăm sóc đối tượng.
- Cơ sở không có bếp ăn tập thể, chỉ có một khuôn viên bếp nhỏ gần sát
khu vực nhà vệ sinh; không thực hiện bếp ăn một chiều và không có tủ lưu
mẫu thức ăn và chưa có chứng từ về nguồn gốc thức ăn.
- Về dinh dưỡng: cơ sở cung cấp 04 bữa ăn một ngày và đảm bảo dinh
dưỡng cho các trẻ.
4. Về y tế:
- Cơ sở chưa có sổ sách, chưa có trang thiết bị phục vụ cho việc sơ cấp
cứu ban đầu, chưa khám sức khỏe ban đầu cho các bé khi nhận các bé vào
chăm sóc tại cơ sở.
- Cơ sở chưa mở sổ theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ 06 tháng và
hàng năm cho trẻ.
- Cơ sở cung cấp đầy đủ các đồ dùng cá nhân và đồ dùng phục vụ cho
việc học tập, việc ngủ, nghỉ cho trẻ.
5. Về giáo dục và học nghề:

9


Các em sống tại cơ sở chỉ có 03 em lớn nhất là đang học cấp 1 và các
em đều được cung cấp sách vở, tài liệu học tập và nơi học tập.
6. Về môi trường:
- Cơ sở không có khu vui chơi, giải trí, phòng sinh hoạt tập thể cũng là
nơi chăm sóc trẻ.
- Cơ sở cũng không có hệ thống cấp thoát nước, do vậy để nước chảy
tràn ra bên ngoài tự nhiên.
7. Về tình hình nhân viên: Cơ sở chỉ có 02 nhân viên chăm sóc cho các
bé (01 nhân viên chăm sóc bé, 01 nhân viên nấu nướng) nhưng cả hai đều
không được ký kết hợp đồng lao động và đều không có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ gì cả, đồng thời cũng không được khám sức khỏe định kỳ. Nhân
viên làm công tác dinh dưỡng thì chưa từng qua lớp tập huấn về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
8. Về tài chính: Nguồn thu chủ yếu để duy trì hoạt động của cơ sở là dựa
vào hoạt động may của bà Lan, đồng thời cũng dựa vào lòng hảo tâm của các
mạnh thường quân. Tại thời điểm kiểm tra, bà Lan báo cáo nguồn thu từ các
nhà từ thiện trong một năm là 500 triệu đồng, tuy nhiên bà không chứng minh
được nguồn thu này. Cơ sở tự thu và tự chi, không có chứng từ sổ sách và
không lập sổ quản lý theo dõi.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đã có các hàng loạt vi phạm sau:
Đầu tiên Mái ấm tình mẹ chưa được cấp giấy phép hoạt động về hoạt
động về bảo trợ xã hội, tuy nhiên cơ sở đã tự ý nhận nuôi trẻ, treo bảng hiệu là
Mái ấm tình mẹ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. Trong quá
trình hoạt động, Mái ấm tình mẹ tồn tại hàng loạt vi phạm sau đây:
- Cơ sở chưa đăng ký khai sinh cho 02 trẻ.
- Các điều kiện về y tế tại cơ sở cũng chưa được đảm bảo.
- Công tác chăm sóc, chữa trị bệnh cho 01 em bị thiểu năng trí tuệ

không được thường xuyên và chưa phù hợp với tình trạng bệnh lý.
10


- Bếp ăn không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Các nhân viên không được khám sức khỏe định kỳ và có bằng cấp
chuyên môn.
- Phòng ở của trẻ không đủ diện tích là 6m 2/đối tượng theo quy định tại
Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định về
điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
- Số lượng nhân viên chăm sóc cho trẻ thiếu và chưa đạt yêu cầu về
trình độ chuyên môn.
- Hồ sơ quản lý đối tượng không được lập đầy đủ.
- Thanh quyết toán và quản lý tài chính, tài sản chưa công khai, minh
bạch, không khai báo sử dụng lao động.
2. Vấn đề cần giải quyết:
Sau hàng loạt các vi phạm về hoạt động tại cơ sở, chúng ta cần giải
quyết các vấn đề sau:
- Thứ nhất, cơ sở hoạt động không phép và đã kéo dài hơn 01 năm, như
vậy vấn đề cần giải quyết ở đây là để cơ sở tiếp tục hoạt động và hướng dẫn
cơ sở làm hồ sơ, thủ tục xin giấy phép hoạt động hay cơ sở phải chấm dứt
hoạt động ngay vì cơ sở không đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, nếu cơ sở
tiếp tục hoạt động sẽ không đảm bảo việc chăm sóc cho các em.
- Thứ hai, giải quyết việc 02 trẻ bị bỏ rơi chưa có khai sinh và cần xác
minh lại lời khai của bà Lan về hoàn cảnh nhặt được 02 trẻ này.
- Thứ ba, giải quyết trường hợp 01 trẻ bị thiểu năng trí tuệ mà không
được chăm sóc, trị liệu phục hồi chức năng. Với điều kiện về cơ sở vật chất
và trang thiết bị y tế như thế thì cơ sở không thể chăm sóc bé này tại cơ sở.
3. Lựa chọn vấn đề giải quyết:

Một cơ sở bảo trợ xã hội muốn hoạt động thì điều đầu tiên cần có chính
là quyết định thành lập và giấy phép hoạt động, cơ sở xảy ra hàng loạt vi
11


phạm như thế, xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là do chưa có Quyết định
thành lập và chưa có Giấy phép hoạt động. Do vậy, để giải quyết được tình
huống trên, tôi chọn vấn đề giải quyết thứ nhất, đó chính là đề nghị cơ sở
chấm dứt hoạt động hay để cơ sở tiếp tục hoạt động.
III. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT:
1. Phương án 1:
Đề nghị cơ sở đưa trẻ bị thiếu năng trí tuệ vào chăm sóc nuôi dưỡng tại cơ sở
bảo trợ xã hội công lập vì nơi đó sẽ có trang thiết bị cần thiết phục vụ việc phục hồi
chức năng cho trẻ. Đồng thời đề nghị cơ sở trao trả những e có hoàn cảnh khó khăn
về với gia đình nếu gia đình có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và cơ sở chỉ
được chăm sóc nuôi dưỡng dưới 10 trẻ và lẽ dĩ nhiên là cơ sở không phải làm hồ sơ
thành lập cơ sở bảo trợ xã hội vì số lượng đối tượng chăm sóc, nuôi dưỡng dưới 10
đối tượng. Do vậy, lúc này cơ chỉ chỉ hoạt động dưới loại hình cơ sở chăm sóc, nuôi
dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội và đây không phải là cơ sở bảo trợ xã hội.
(1) Căn cứ pháp lý:
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm
2008 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt
động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội thì những cơ sở hoạt động chăm sóc nuôi
dưỡng từ 10 đối tượng trở lên mới phải thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
(2) Ưu điểm:
Do điều kiện về cơ sở vật chất tại cơ sở còn hạn chế, chưa thể đáp ứng
yêu cầu về cơ sở vật chất để thành lập một cơ sở bảo trợ xã hội, nên cơ sở chỉ
nên chăm sóc trẻ với số lượng mà cơ sở mình có khả năng đáp ứng. Nếu chọn
phương án này thì cơ sở không phải chấm dứt hoạt động, vẫn có thể giữ một số
cháu lại chăm sóc, nuôi dưỡng và cơ sở không phải mất thời gian và công sức

làm hồ sơ, thủ tục xin phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội. Song song đó các
em đang đi học không bị xáo trộn về tâm lý khi cơ sở phải chấm dứt hoạt động.
(3) Hạn chế:
12


Nếu chọn Phương án này giải quyết, để tự cơ sở đưa một số em có khả năng
hồi gia về với gia đình và đưa trẻ bị thiểu năng trí tuệ vào cơ sở bảo trợ xã hội công
lập có chức năng phục hồi chức năng cho trẻ thì liệu cơ sở có tự động chấp hành
hay vẫn để các em ở cơ sở để kêu gọi lòng hảo tâm của các mạnh thường quân.
Hơn nữa, một cơ sở hoạt động chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, về
chăm sóc nuôi dưỡng thì cuộc sống của các em nơi đây chắc chắn chưa được
đáp ứng đầy đủ như trong các cơ sở bảo trợ xã hội công lập, dù số lượng chưa
đủ để thành lập cơ sở bảo trợ xã hội nhưng những điều kiện tối thiểu về cơ sở
vật chất, về chăm sóc nuôi dưỡng thì cơ sở phải đáp ứng, mà hiện tại cơ sở
chưa đáp ứng được.
2. Phương án 2:
Đề nghị cơ sở phải chấm dứt hoạt động ngay vì cơ sở chưa có giấy phép
hoạt động và cũng không đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, về chăm
sóc nuôi dưỡng, về y tế cho các trẻ sống tại cơ sở. Đồng thời phạt vi phạm
hành chính đối với cơ sở dưới hình thức là phạt tiền.
(1) Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số
68/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định về điều kiện,
thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội thì cơ sở
bảo trợ xã hội không đảm bảo các điều kiện quy định tại các Điều 10, 11, 12
và 13 Chương II Nghị định số 68/2008/NĐ-CP, tức là không đủ điều kiện về
môi trường, vị trí; về cơ sở vật chất; về chăm sóc, nuôi dưỡng và định mức về
cán bộ, nhân viên thì cơ sở phải chấm dứt hoạt động.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày
29 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính

về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em thì khi vi phạm quy định
về hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
13


a) Sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất của cơ sở bảo trợ xã hội sai mục đích;
b) Thu tiền dịch vụ đối với đối tượng bảo trợ xã hội trái với quy định
của pháp luật;
c) Không bảo đảm điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, cán bộ nhân
viên và tiêu chuẩn chăm sóc đối tượng.
Do vậy, theo quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 6 Nghị định số
144/2013/NĐ-CP, đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính
đối với Mái ấm tình mẹ với số tiền 7.500.000 đồng.
(2) Ưu điểm:
Khi Cơ sở chấm dứt hoạt động sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích của trẻ
theo quy định: Đối với những em đã xác định được nguồn gốc nhân thân và có gia
đình, nếu gia đình có điều kiện thì giải quyết hồi gia, trường hợp gia đình có hoàn
cảnh khó khăn, sẽ tiếp nhận trẻ vào chăm sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã
hội. Đối với những trẻ chưa xác định được nguồn gốc nhân thân và trẻ em bị bỏ
rơi thì bàn giao trẻ vào cơ sở bảo trợ xã hội công lập. Đối với những trẻ đang theo
học văn hóa, học nghề thì sẽ được tiếp tục học văn hóa, học nghề. Ngoài ra các
công tác giáo dục, sinh hoạt văn hóa, thể chất vẫn được đảm bảo duy trì. Trong
quá trình thực hiện, Ủy ban nhân huyện phối hợp với Sở Lao động-Thương binh
và Xã hội thành phố sẽ bố trí, điều động các nhân viên công tác xã hội, chuyên gia
tâm lý co kinh nghiệm hỗ trợ tâm lý cho các cháu, tư vấn, vận động cơ sở thực
hiện các biện pháp bảo đảm tốt nhất quyền lợi của các cháu tại cơ sở.
Việc giải quyết như phương án này sẽ đảm bảo được an toàn về sức khỏe
cho các trẻ. Sống tại cơ sở bảo trợ xã hội công lập, điều kiện về chăm sóc nuôi

dưỡng các em sẽ được đảm bảo, các em được học tập, vui chơi và được tái hòa
nhập cộng đồng khi đủ tuổi và đủ điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
(3) Hạn chế: Phương án này chưa thấu tình đạt lý, cơ sở đã hoạt động công
khai đã gần 02 năm qua, với ban đầu có 7 trẻ mồ côi, lang thang được bà Lan đưa
về chăm sóc, địa phương chưa nhận được bất cứ phản ánh không tốt về việc chăm
14


sóc trẻ tại đây. Nếu đưa ra một quyết định cứng nhắc như vậy, thiếu sự uyển
chuyển giữa yêu cầu và thực tế sẽ gây những tổn thương về tâm lý cho trẻ, nhất là
những em đã và đang đi học, việc thay đổi về môi trường sống mộ cách đột ngột ít
nhiều cũng gây nên sự xáo trộn về tâm lý đối với các em.
3. Phương án 3:
Cơ sở đã hoạt động được gần 02 năm, các em nơi đây đều mong muốn
được tiếp tục sống tại cơ sở và được tiếp tục học tại trường lớp các em đang
theo học. Điều kiện về cơ sở vật chất và chăm sóc nuôi dưỡng nơi đây tuy
chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật nhưng vẫn co khả năng
khắc phục được hạn chế này. Do vậy, trong trường hợp này, Phòng Lao độngThương binh và Xã hội huyện chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan sẽ
bàn bạc, thống nhất với cơ sở Mái ấm tình mẹ về phương án xử lý cơ sở nhằm
đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích đầy đủ cho trẻ. Nếu cơ sở mong muốn tiếp
tục hoạt động thì đoàn kiểm tra sẽ hướng dẫn cơ sở thực hiện thủ tục thành
lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP và
Nghị định số 81/2012/NĐ-CP
Đồng thời quy định thời gian để cơ sở khắc phục một số hạn chế về chăm
sóc, nuôi dưỡng, cơ sở vật chất, về môi trường, về y tế, về hồ sơ trẻ và hồ sơ
nhân viên. Nếu hết thời gian quy định cơ sở đáp ứng cơ bản được các điều kiện
quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP và Nghị định số 81/2012/NĐ-CP và
đã hoàn thành việc lập hồ sơ, thủ tục xin phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì
Ủy ban nhân dân huyện sẽ cấp phép hoạt động đối với cơ sở.
Trường hợp hết thời gian quy định, cơ sở vẫn không đủ điều kiện chăm

sóc đối tượng thì Ủy ban nhân dân huyện sẽ ra Quyết định chấm dứt hoạt đối
với cơ sở. Đối với trẻ có gia đình, nếu gia đình có điều kiện thì giải quyết hồi
gia, trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì sẽ tiếp nhận trẻ vào chăm
sóc nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập. Đối với những trẻ đang
theo học văn hóa, học nghề sẽ được đảm bảo trẻ được tiếp tục học văn hóa,
học nghề. Đảm bảo công tác giáo dục, sinh hoạt văn hóa, thể chất được duy
15


trì. Trước khi chuyển đến các cơ sở bảo trợ xã hội khác, trẻ và thân nhân, gia
đình được thực hiện tư vấn tâm lý.
(1) Căn cứ pháp lý:
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Công văn số
5841/VP-VX về việc chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài
công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, theo đó đối với những cơ sở
bảo trợ xã hội ngoài công lập đủ điều kiện hoạt động nhưng chưa thực hiện
thủ tục cấp phép thì hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội
theo quy định; đối với những cơ sở qua rà soát, kiểm tra không đủ điều kiện
hoạt động thì đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện chấm dứt hoạt động.
Hồ sơ, thủ thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội được quy định tại
Khoản 1 và Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 8 tháng 10
năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định về điều
kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
Hồ sơ thành lập gồm:
- Đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội;
- Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội;
- Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài
sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội;
- Quy chế hoạt động của cơ sở;

- Lý lịch trích ngang của người dự kiến làm giám đốc cơ sở bảo trợ xã
hội, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành
lập cơ sở bảo trợ xã hội;
- Có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nêu rõ
là đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động.
Thủ tục thành lập: Cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã
hội gửi 01 bộ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thành lập qua cơ quan thẩm định
16


quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 8 tháng 10
năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định về điều
kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
(2) Ưu điểm:
- Cơ sở Mái ấm tình mẹ nếu được thành lập, có thể chung tay giúp chính
quyền địa phương chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, gánh
nặng bảo trợ xã hội sẽ không dồn vào vai của nhà nước nữa, đồng thời góp
phần đảm bảo vấn đề an sinh trên địa bàn huyện nói riêng và trên địa bàn
thành phố nói chung được ổn định.
- Cơ sở không phải giải tán, do vậy cuộc sống của các em nơi đây vẫn
tiếp tục được như bình thường, nên tâm lý các em cũng không bị tổn thương
khi phải di chuyển nơi ở và trường học.
(3) Hạn chế:
- Điều kiện về cơ sở vật chất và chăm sóc nuôi dưỡng của Mái ấm tình
mẹ hiện tại không đáp ứng yêu cầu chăm sóc tốt cho các bé, nếu để cở sở tiếp
tục hoạt động, có thể xảy ra những hệ quả tiêu cực từ các hoạt động chăm sóc,
nuôi dưỡng chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
4. Lựa chọn phương án giải quyết:


Tác giả lựa chọn Phương án 3.
IV. CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN:
Sau khi kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của Mái ấm tình mẹ ngụ
ấp Phú Hòa, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi thì ngày 7 tháng 12 năm 2014,
Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân huyện
ban hànhThông báo số 37/TB-UBND về kết quả kiểm tra tình hình tổ chức và
hoạt động tại cơ sở để cơ sở có căn cứ và hướng khắc phục những hạn chế,
thiếu sót trong quá trình hoạt động. Thời gian thực hiện là 3 tháng, trong thời

17


gian hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất, đề nghị cơ sở không được tiếp
nhận thêm đối tượng vào cơ sở để chăm sóc, nuôi dưỡng.
Khi cơ sở hoàn chỉnh các điều kiện về cơ sở vật chất, về môi trường, về
y tế theo thời gian quy định, đề nghị cơ sở lập hồ sơ xin phép thành lập cơ sở
bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP và Nghị định
số 81/2012/NĐ-CP.
Đối với trường hợp 01 trẻ bị thiếu năng trí tuệ: Ngày 8 tháng 12 năm 2014,
Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Ủy ban nhân dân
xã Phú Hòa Đông chuẩn bị hồ sơ trẻ, khám sức khỏe ban đầu cho trẻ lập biên
bản và tiến hành bàn giao trẻ vào cơ sở bảo trợ xã hội công lập thuộc Sở quản lý
để bé có thể được phục hồi chức năng và có điều kiện chăm sóc tốt hơn.
Đối với trường hợp 02 trẻ chưa có khai sinh thì đề nghị bà Nguyễn Thị Kim
Lan liên hệ Ủy ban nhân dân xã Phú Hòa Đông để làm khai sinh cho 02 trẻ này.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND
ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Ban
hành Quy chế phối hợp thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước, nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài thì Ủy ban nhân dân xã Phú Hòa Đông lập biên bản trẻ
em bị bỏ rơi, đồng thời Ủy ban nhân dân xã Phú Hòa Đông có trách nhiệm đăng

thông báo tìm cha mẹ đẻ của trẻ, tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ
theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 15 Luật nuôi con nuôi.
Trong thời gian đăng thông báo tìm cha mẹ trẻ, Ủy ban nhân dân xã Phú
Hòa Đông tạm thời giao 02 trẻ vào cơ sở bảo trợ xã hội Thiện Duyên (đã được
cấp phép hoạt động) để cơ sở Thiện Duyên tạm thời chăm sóc, nuôi dưỡng.
Về chăm sóc sức khỏe cho các bé tại Mái ấm tình mẹ: Ủy ban nhân dân huyện
có văn bản chỉ đạo Trung tâm Y tế Dự phòng huyện, Phòng Y tế huyện và Trưởng
trạm y tế xã Phú Hòa Đông đến hỗ trợ khám sức khỏe cho các bé và hướng dẫn xây
dựng bếp ăn một chiều và cách lưu mẫu thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an
toàn thực phẩm để bước đầu ổn định về chăm sóc, nuôi dưỡng cho các bé trong quá
trình Mái ấm tình mẹ hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và hồ sơ thành lập.
18


Kết quả tình huống:
- Về phía 02 trẻ bị bỏ rơi:
Sau khi hết thời hạn đăng thông báo vẫn không tìm được cha mẹ đẻ của
trẻ nhưng có bà Nguyễn Thị Thanh Hiền và chị Huỳnh Thị Thanh Trúc đã lập
gia đình và không có khả năng sinh con, đều là người dân đang cư ngụ trên
địa bàn xã Phú Hòa Đông nên đến Ủy ban nhân dân xã Phú Hòa Đông xin
nhận 02 bé làm con nuôi.
Xét thấy bà Nguyễn Thị Thanh Hiền và chị Huỳnh Thị Thanh Trúc đều
đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm
2010 nên vào ngày 10/2/2015 Ủy ban nhân dân xã Phú Hòa Đông tổ chức
đăng ký nuôi con nuôi, , đồng thời trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho Bà
Nguyễn Thị Thanh Hiền và chị Huỳnh Thị Thanh Trúc
- Về phía cơ sở Mái ấm tình mẹ:
Sau 03 tháng khắc phục hạn chế về các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng,
về y tế, về cơ sở vật chất, vào ngày 5 tháng 4 năm 2015, cơ sở đã gửi hồ sơ
xin phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội Mái ấm tình mẹ đặt trụ sở tại ấp Phú

Hòa, xã Phú Hòa Đông.
Sau 01 tháng tiến hành thẩm định hồ sơ xin phép thành lập kết hợp với kiểm
tra tình hình thực tế tại cơ sở, xét thấy cơ sở đã đáp ứng các điều kiện được quy
định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP và Nghị định số 81/2012/NĐ-CP, vào ngày
5 tháng 5 năm 2015, Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi ra Quyết định thành lập cơ
sở Mái ấm tình mẹ ngụ ấp Phú Hòa, xã Phú Hòa Đông.
Sau 02 tháng kể từ ngày cơ sở được cấp phép hoạt động, Phòng Lao
động-Thương binh và Xã hội huyện cùng với chính quyền địa phương đã đến
thăm, tặng quà cho các cháu tại Mái ấm tình mẹ, không khí nơi đây bây giờ
vô cùng thoáng mát các em được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường rất
tốt, đúng như tên gọi của Mái ấm là là Mái ấm tình mẹ.
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
1. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh:
19


Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác kiểm tra việc quản
lý và hoạt động của các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Đối với Công an huyện:
- Tăng cường công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng, quản lý nhân khẩu,
hộ khẩu tại các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội mà chưa
thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định. Đồng thời, cũng tăng cường
kiểm tra tại các cơ sở bảo trợ xã hội đã có giấy phép hoạt động.
3. Đối với Phòng Tư pháp huyện:
- Có văn bản hướng dẫn cán bộ tư pháp xã Phú Hòa Đông trong việc đăng
ký khai sinh và đăng thông báo tìm cha mẹ đẻ cho 02 trẻ em bị bỏ rơi tại Mái ấm
tình mẹ, bảo đảm trẻ em bị bỏ rơi được đăng ký khai sinh theo quy định.
4. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện:
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các tổ chức
tôn giáo hỗ trợ các cơ quan chức năng của nhà nước chấn chỉnh hoạt động của

các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội của các tổ chức tôn
giáo theo quy định của pháp luật.
5. Đối với Ủy ban nhân dân xã Phú Hòa Đông:
- Chủ động, phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội
huyện và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt
động của Mái ấm tình mẹ nói riêng và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội
trên địa bàn xã để bảo đảm các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ
xã hội hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
- Đăng ký khai sinh cho 02 trẻ bị bỏ rơi tại Mái ấm tình mẹ, đồng thời đăng
thông báo tìm cha mẹ đẻ của trẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật nuôi con nuôi năm 2010;
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004;
- Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em;
- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi;
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính
phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính
phủ quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ
sở bảo trợ xã hội;
- Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 8 tháng 10 năm 2012 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30
tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục thành lập, tổ

chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
- Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định về
điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
- Thông tư liên tịch số 22/2012/TTLT-BLĐTBXH-BTNMT ngày 5 tháng 9
năm 2012 của Bộ Lao động-Thuong binh và Xã hội và Bộ Tài nguyên và Môi
trường Hướng dẫn về quản lý và bảo vệ môi trường trong các cơ sở chăm sóc,
nuôi dưỡng đối tượng thuộc ngành Lao động-Thương binh và Xã hội;
- Tài liệu bồi dưỡng ngạch Chuyên viên (Ban hành kèm theo Quyết định
số 900/QĐ-BNV ngày 6 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
- Quyết định số 44/2012/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện
việc đăng ký nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
21


22



×