Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đề tài: Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Huyện na rì năm 2014 (9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.42 KB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LUẬT & QUẢN LÝ XÃ HỘI
--------------------------------

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH KHOA HỌC QUẢN LÝ

Niên khóa 201x – 201x
Sinh viên thực hiện : xxx
Ngày sinh

: xx/xx/199x

MSV

: DTZxxxxxxxxxxxxx

Lớp

: Khoa học quản lý –Kx

Cơ quan thực tập

: Phòng Lao động – Thương binh&
Xã hội huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Cán bộ hướng dẫn

: Hoàng Đình Trọng

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014




LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp một học phần bắt buộc đối với mỗi sinh viên trường
Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên trước khi kết thúc quá trình học tập
tại trường.Thực tập tốt nghiệp cũng là một trong những nội dung đào tạo và
cũng là phương pháp đưa sinh viên đến với thực tiễn, giúp sinh viên vận dụng
những kiến thức cơ bản đã học tập được vào cuộc sống và công việc, là bước tạo
nền cho những kỹ năng, kinh nghiệm ban đầu phục vụ cho công việc sau này
của mỗi sinh viên. Để đạt được những mục đích đó, tôi đã chọn Phòng Lao động
– Thương binh và Xã hội huyện Na Rì để thực tập và tích lũy kiến thức, kinh
nghiệm thực tế.
Trong quá trình thực tập tại phòng LĐ-TB&XH, tôi đã tìm hiểu, nghiên
cứu một số tài liệu liên quan đến các chính sách xã hội được triển khai trên địa
bàn huyện và lựa chọn “ Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” làm vấn
đề nghiên cứu của mình.
Với thời gian là hơn một tháng, thời gian thực tập tuy không quá dài
nhưng cũng đã giúp tôi trang bị được thêm nhiều kiến thức, điều quan trọng là
giúp tôi tiếp cận được với công việc sau này ra trường .Tôi xin gửi lời cảm ơn
tới Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị tại phòng LĐ-TB&XH huyện Na Rì đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tôi thực tập tại cơ quan.Tôi cũng xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới bác Hoàng Đình Trọng, người đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo và cung cấp cho tôi những thông tin quý giá trong quá trình tôi thực tập
tại cơ quan và chị Lô Thị Oanh giúp tôi tiếp cận với vấn đề mà tôi nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Khoa học – Đại
học Thái Nguyên, các thầy cô giáo trong khoa Luật - Quản lý xã hội cũng như
các thầy cô giáo của bộ môn Khoa học quản lý đã tận tình hướng dẫn chúng tôi,
giúp chúng tôi chuẩn bị đầy đủ về tinh thần cũng như những kiến thức chuyên
môn để chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ cái viết tắt

Cụm từ đầy đủ

1

HĐND

Hội đồng nhân dân

2

UBND
Phòng LĐ-TB&XH

Ủy ban nhân dân
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

UBDSGĐ&TE

Ủy ban Dân số gia đình và Trẻ em

3
4



MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
PHẦN I..................................................................................................................1
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG..........................................................1
1. Khái quát về Huyện Na Rì.............................................................................1
1.1. Điều kiện tự nhiên.....................................................................................1
1.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................1
1.1.2. Địa hình..................................................................................................1
1.1.3 Khí hậu.....................................................................................................1
1.1.4 Tài nguyên................................................................................................1
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, An ninh- chính trị...........................................2
1.2.1. Tiềm năng kinh tế....................................................................................2
1.2.2. Văn hoá, xã hội........................................................................................2
1.2.3. Tiềm năng du lịch....................................................................................2
1.2.4. Về mặt An ninh - Chính trị......................................................................2
1.3. Thuận lợi và khó khăn................................................................................2
1.3.1 Thuận lợi...................................................................................................2
1.3.2. Khó khăn ................................................................................................3
2. Khái quát về cơ quan thực tập.......................................................................3
2.1.1 Vị trí và chức năng .................................................................................3
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn...............................................................................3
2.2. Khái quát về phòng LĐ – TB& XH huyện Na Rì......................................4
2.2.1. Tên cơ sở thực tập..................................................................................4
2.2.2 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ phòng LĐ – TB&XH huyện Na Rì..........4
2.2.3. Cơ cấu tổ chức phòng LĐ – TB&XH huyện Na Rì................................6



2.2.4 Đánh giá về nguồn nhân lực của phòng LĐ – TB&XH........................11
2.2.5. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức.............................12
1.3. Bản mô tả công việc và đánh giá việc thực hiện công việc của các vị trí
công việc .........................................................................................................19
1.3.1. Bản mô tả vị trí Trưỏng phòng..............................................................19
1.3.2. Bản mô tả vị trí sinh viên thực..............................................................26
PHẦN II...............................................................................................................32
CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM ......................32
HUYỆN NA RÌ NĂM 2014................................................................................32
CHƯƠNG I.........................................................................................................32
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC BẢO VỆ,
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM..............................................................32
I.Cơ sở lý luận.................................................................................................32
1.Các khái niệm liên quan...............................................................................32
2.Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em...................................................33
II.Cơ sở thực tiễn.............................................................................................34
CHƯƠNG II........................................................................................................36
LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC BẢO VỆ,..........................................................36
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM .............................................................36
1.Đánh giá thực trạng trẻ em huyện Na Rì......................................................36
1.1.Các chỉ số và số liệu thống kê về tình hình kinh tế xã hội........................36
1.2.Tình hình chung về trẻ em.........................................................................37
2. Công tác bảo vệ đặc biệt trẻ em...................................................................37
3.Bảo vệ quyền trẻ em.....................................................................................38
4 .Mục tiêu của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em huyện Na Rì. 38
4.1.Mục tiêu tổng quát ....................................................................................38


4.2.Các mục tiêu cụ thể...................................................................................38
V. Công tác tổ chức cán bộ và đối tượng, phạm vi, thời gian, kinh phí thực

hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.........................................40
CHƯƠNG III.......................................................................................................41
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ,...............................................41
CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM HUYỆN NA RÌ- TỈNH BẮC KẠN...41
1.Nội dung.......................................................................................................42
2. Các giải pháp thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em......43
3. Tổ chức thực hiện........................................................................................44
CHƯƠNG IV.......................................................................................................47
LÃNH ĐẠO, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG
TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC ..................................................47
TRẺ EM HUYỆN NA RÌ NĂM 2014................................................................47
1.Công tác lãnh đạo.........................................................................................47
2.Công tác kiểm tra..........................................................................................48
3.Đánh giá công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em huyện Na Rì năm
2014.................................................................................................................50
3.1. Những kết quả đạt được...........................................................................50
3.1.1. Đánh giá chung......................................................................................50
3.1.2.Kết quả cụ thể của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.........51
3.2 Những hạn chế còn tồn tại.........................................................................54
3.3 Đề xuất giải pháp và khuyến nghị.............................................................55
3.3.1 giải pháp.................................................................................................55
3.3.2 Những khuyến nghị...............................................................................56
PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................59


PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG
1. Khái quát về Huyện Na Rì
1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Na Rì là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, có
diện tích tự nhiên là 85.300,00 ha, chiếm 17,54% diện tích tự nhiên tỉnh Bắc
Kạn, gồm 21 xã và 01 thị trấn với 233 thôn, bản; nằm trong toạ độ địa lý từ
khoảng 210 55’ đến 220 30’ vĩ độ Bắc, 1050 58’ đến 106018’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Chợ Mới và tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn).
- Phía Tây giáp huyện Bạch Thông.
Thị trấn Yến Lạc là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của huyện, cách
thị xã Bắc Kạn 69 km và thành phố Thái Nguyên 130 km theo Quốc lộ 3B và
Quốc lộ 3.
1.1.2. Địa hình
Na Rì có địa hình phức tạp, chủ yếu là đồi núi với nhiều núi đá vôi, thung
lũng hẹp, độ dốc lớn, thuộc cánh cung Ngân Sơn. Độ cao trung bình toàn huyện là
500m. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng thấp dần từ Tây Nam sang Đông
Bắc, được chia thành 2 dạng địa hình là: địa hình vùng núi đá và địa hình vùng núi
1.1.3 Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa , địa phận Na Rì nằm trong vùng thung
lũng Bắc Giang vì thế Na Rì là địa phương có lượng mưa ít nhất tỉnh Bắc Kạn,
trung bình năm luôn dưới mức 1.400 mm.
1.1.4 Tài nguyên
Na Rì có vàng gốc (nguyên sinh) và vàng sa khoáng ở Lương Thượng, Kim
Hỷ, Lạng San; quặng chì kẽm ở Côn Minh, quặng thiếc và loại đất núi đá vôi rất
phù hợp cho sự phát triển thảm thực vật có nhiều cây lấy gỗ như: nghiến, trai…


1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, An ninh- chính trị
1.2.1. Tiềm năng kinh tế
Na Rì có 74.760,6 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp (đất lâm nghiệp

chiếm 83,7% diện tích), trong đó có hơn 14.000ha rừng núi đá. Đây là rừng
nguyên sinh với hệ sinh thái đa dạng, có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm
đang được bảo vệ.
Na Rì thích hợp cho việc trồng rừng và cây nguyên liệu giấy như luồng,
keo lai; cây dược liệu như: hồi, quế, sa nhân; cây lương thực, hoa màu như: ngô,
khoai, lúa, lạc, đậu tương, dong riềng và chăn nuôi trâu, ngựa…
1.2.2. Văn hoá, xã hội
Na Rì có 5 dân tộc sinh sống gồm: Mông, Tày, Nùng, Kinh, Dao.
Nền văn hóa phong phú, đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc. Tính cộng đồng
cao, tương thân tương ái.
1.2.3. Tiềm năng du lịch
Lễ hội nổi tiếng nhất ở Na Rì là lễ hội diễn ra vào mùa xuân, ngoài những
màn hát dân ca của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, các trò chơi ném còn, đẩy gậy,
kéo co và những món ăn đặc sắc như thắng cố, mèn mén, lễ hội còn hấp dẫn bởi
chợ tình Xuân Dương.
1.2.4. Về mặt An ninh - Chính trị
An ninh được ổn đinh, trật tự xã hội được giữ vững, quan tâm giải quyết
các vấn đề bức xúc của người dân trong huyện, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân tiếp tục được nâng cao.
1.3. Thuận lợi và khó khăn
1.3.1 Thuận lợi
Na Rì được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái và nguồn tài nguyên đa
dạng phong phú, khí hậu quanh năm mát mẻ, đất đai phì nhiêu… thích hợp phát
triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây dong giềng, cây thuốc lá,
cây khoai môn, ngô, cây cam, quýt, cây hồi...; diện tích rừng nguyên sinh rộng
lớn, mạng lưới sông, suối, hang động đa dạng, hệ sinh thái phong phú, độc đáo
với nhiều loại gỗ quý hiếm và các loại cây dược liệu có giá trị.


Với dân số trên 37 nghìn người với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống. Con

người nơi đây luôn nêu cao tinh thần cộng đồng, đoàn kết .Giữ gìn truyền thống
văn hóa, yêu nước, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.3.2. Khó khăn
Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt làm ảnh hưởng ít nhiều đến quá
trình sản xuất và năng suất lao động.Tỷ lệ dân cư phân bố không đồng đều, đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, phần lớn các hộ là sản xuất nông nghiệp
(trên 80%). Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí
thấp, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, trạm y
tế xã mặc dù đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xong vẫn còn nhiều khó khăn.
2. Khái quát về cơ quan thực tập
2.1. Khái quát về UBND huyện Na Rì
2.1.1 Vị trí và chức năng
UBND huyện Na Rì do HĐND huyện bầu là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực
hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương tới cơ sở.
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND
huyện thông qua để trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực
hiện kế hoạch đó;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã
xây dựng và thực hiện ngân sách;
- Xây dựng, trình HĐND huyện thông qua các chương trình khuyến khích
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi, đất đai ở địa phương

và tổ chức thực hiện các chương trình đó;


- Xây dựng, phát triển mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch và kiểm tra
việc chấp hành quy định của Nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ và du
lịch trên địa bàn huyện;
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển văn hoá, giáo dục, thông
tin, thể dục thể thao, y tế, phát thanh trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ
sản xuất và đời sống nhân dân ở địa phương;
- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang
và quốc phòng toàn dân;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây
dựng lực lượng công an nhân dân huyện vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước;
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc và
tôn giáo;
- Tổ chức thực hiện trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới
hành chính.
2.2. Khái quát về phòng LĐ – TB& XH huyện Na Rì
2.2.1. Tên cơ sở thực tập
Phòng Lao động - Thương binh &Xã hội huyện Na Rì
Điạ chỉ: Tại Trụ sở UBND huyện Na Rì. Tổ nhân dân Pàn Bái, thị trấn
Yến Lạc
Điện thoại :02813 886 433
2.2.2 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ phòng LĐ – TB&XH huyện Na Rì
a. Vị trí
Phòng LĐ- TB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện Na Rì;
chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND Huyện đồng thời
chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở LĐTB&XH

Phòng LĐ- TB&XH có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài
khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động.


b. Chức năng
Phòng LĐ- TB&XH có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực
hiện quản lý Nhà nước về: Lao động, việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công;
bảo hiểm xã hội (bắt buộc, tự nguyện), bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động;
người có công với nước; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng,
chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có
công với nước và xã hội); thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy
quyền của UBND và theo quy định của pháp luật.
c. Nhiệm vụ
-Trình UBND huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao
động, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, người có công với nước và xã hội; cải cách
hành chính, xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao.
- Chủ tịch UBND huyện ban hành các văn bản về lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội thuộc thẩm quyền. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật,
quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, bảo vệ và chăm sóc trẻ
em, người có công với nước và xã hội trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt;
thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực giao.
- Giúp UBND quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động đối với tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ
chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có
công với nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với
các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao
động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
- Giúp UBND huyện tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký dạy nghề; tổ chức

quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động dạy nghề của các cá
nhân, tổ chức theo phân cấp của UBND huyện.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng
niệm, các công trình ghi công liệt sỹ, quỹ đền ơn đáp nghĩa.


- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND xã - thị trấn trong việc
thực nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công với nước và xã hội.
- Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm
sóc, giúp đỡ người có công với nước và các đối tượng chính sách xã hội. Tổ
chức và hướng dẫn thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người
có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công với nước và xã hội
theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND huyện.
- Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ
về lĩnh vực lao động, người có công với nước và xã hội.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND huyện và Sở LĐ- TB&XH
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy
định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của UBND huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân
cấp của UBND huyện.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện giao hoặc theo quy
định của pháp luật.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức phòng LĐ – TB&XH huyện Na Rì
a.Tổ chức bộ máy

Tổng biên chế được giao năm 2015 : 07 biên chế, gồm:
Trong đó: ( Từ tháng 01/2015 có mặt 06 biên chế, 01 nghỉ chế độ hưu trí
từ ngày 31/01/2015 )
- 01 Trưởng phòng;
- 01 Phó, trưởng phòng;
- 03 chuyên viên phụ trách các bộ phận, lĩnh vực;
- 01 chuyên viên kế toán.


b.Về cơ sở vật chất của phòng LĐ- TB & XH huyện Na Rì
*Về phòng làm việc :
- gồm một dãy nhà cấp 4 có 03 phòng
*Về trang thiết bị, máy móc phục vụ cho công việc:
- 06 máy vi tính
- 05 máy in
- 03 điện thoại bàn
- 04 máy in
- 01 máy fax
- 01 máy photo.
- Các phòng được trang bị đầy đủ bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, giấy tờ và các
vật dụng khác.
Nhìn chung, với các trang thiết bị và điều kiện cụ thể nêu trên cũng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công chức phòng LĐ- TB&XH làm việc một
cách hiệu quả, thuận lợi và đạt kết quả cao.
b. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng LĐ – TB&XH huyện Na Rì
Cơ cấu tổ chức của phòng LĐ – TB &XH huyện Na Rì được khái quát
qua sơ đồ sau:


Trưởng phòng


Phó trưởng phòng

CV phụ trách
mảng XĐGN
& dạy nghề;
lao động việc
làm. Kiêm
thủ quỹ

CVphụ
trách mảng
bảo trợ xã
hội; tệ nạn
xã hội & trẻ
em. Kiêm
chế độ 1
cửa

CV phụ trách
mảng NCC
& chế độ cho
HS,SV.
Kiêm văn thư
lưu trữ

Kế toán

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG LĐ – TB&XH HUYỆN NA RÌ



c. Bảng danh sách đội ngũ cán bộ, chuyên viên phòng LĐ-TB& XH
STT

Họ và tên

Chức vụ

Năm

Giới

sinh

tính

Dân tộc

Hệ số

Trình độ đào tạo

lương

Trình độ
chuyên
môn
1
2


Hoàng Đình Trọng
Lô Thị Oanh

Trưởng phòng 1960
Phó
trưởng 1974

Nam
Nữ

3

Hoàng Hiến

phòng
Chuyên viên

1958

Nam

4
5
6

Hoàng Thị Ngọn
Thân Thị Hợp
Lý Diệp Linh

Chuyên viên

Chuyên viên
Chuyên viên

1974
1988
1990

Nữ
Nữ
Nữ

Tày
Nùng

Chuyên ngành đào
tạo

4,32
3,66

Cử nhân KT Quản lý NSNN
Đại học
Kinh tế lao động

Nùng

4,98

Kinh tế
0


&Dân số
0

Tày
Kinh
Nùng

2,46
2,34
2,34

Trung cấp
Đại học
Đại học

Tài chính- kế toán
Tài chinh- kế toán
Công tác xã hội


• Phân công cụ thể

1.Ông : Hoàng Đình Trọng - Trưởng phòng
- Phụ trách chung, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn;
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan trước UBND huyện,
tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Phòng theo chức năng, nhiệm vụ được
giao. Khi trưởng phòng đi vắng thì ủy quyền cho Phó, trưởng phòng chỉ đạo,
điều hành hoạt động của đơn vị.
2. Bà: Lô Thị Oanh - Phó, trưởng phòng

- Trực tiếp làm lĩnh vực Trẻ em;
- Phụ trách bộ phận BTXH và một số công việc khác do Trưởng phòng
phân công
- Tổng hợp báo cáo chuyên môn định kỳ của đơn vị
- Kiêm nhiệm: Quản lý hành chính, công tác thi đua khen thưởng (Ghi
biên bản cuộc họp)
3.Ông : Hoàng Hiến - Chuyên viên
- Quản lý (Công tác thương binh liệt sĩ - người có công)
+ Chính sách người có công và một số công việc khác do lãnh đạo phân công
- Kiêm nhiệm : Văn thư lưu trữ (Quản lý, vào sổ công văn đến, đi theo
đúng pháp lệnh, đảm bảo bí mật Nhà nước)
4.Bà: Hoàng Thị Ngọn – Chuyên viên
- Quản lý công tác tài chính kế toán và một số công việc do lãnh đạo phân công
+ Chủ động xây dựng kế hoạch thu, chi và lập dự toán hàng tháng, quý, năm
+ Quản lý tài sản của cơ quan, đơn vị
+ Lập, chấp hành quyết toán ngân sách theo luật ngân sách Nhà nước
+ Thanh toán cho các đối tượng được hưởng chế độ chính sách từ các
nguồn vốn, các quý theo văn bản, chế độ chính sách quy định hiện hành
5.Bà : Thân Thị Hợp – Chuyên viên (Tập sự hết ngày 31/3/2015)
- Quản lý lao động việc làm và một số công việc khác do lãnh đạo phân công
+ Giải quyết việc làm, An toàn vệ sinh- An toàn lao động; dạy nghề; giảm
nghèo bền vững
+Bình đẳng giới (Vì sự tiến bộ của phụ nữ)


- Kiêm nhiệm : Thủ quỹ từ ngày nhận bàn giao
6.Bà: Lý Diệp Linh – Chuyên viên
- Quản lý một số chế độ chính sách xã hội ( bảo trợ xã hội) và một số
công việc khác do lãnh đạo phân công
+ Thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng chính sách

+ Phòng chống tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm…
+Chế độ 01 cửa ( thủ tục hành chính)
Qua đây, ta thấy được hiện trạng nguồn nhân lực của phòng LĐ- TB&XH
bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những
hạn chế, cần có kế hoạch đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên
chức để có thể phục vụ cho quá trình làm việc được tốt hơn.
2.2.4 Đánh giá về nguồn nhân lực của phòng LĐ – TB&XH
- Điểm mạnh:
Đã đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu của mỗi vị trí công việc. Hầu hết các
cán bộ, công chức đều có trình độ chuyên môn, trình độ tin học. Mỗi cán bộ,
công chức đều tự giác chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của cơ quan.Có phẩm chất đạo đức
tốt, có tinh thần trách nhiệm làm việc cao, nhiệt tình,năng động, sáng tạo.
Ngoài ra công tác đào tạo đội ngũ cán bộ được coi trọng, trình độ của cán
bộ, đảng viên về các mặt được nâng lên, từng bước tiếp cận về tiêu chuẩn quy
định của các chức danh, trong đó đặc biệt chú ý đến cán bộ là nữ.
- Hạn chế:
Nhiều vị trí công việc vẫn phải kiêm nhiệm, gây chồng chéo nhiệm vụ,
nhiều trở ngại, hiệu quả công việc không cao vì vậy tinh thần làm việc nhiều khi
còn chưa cao. Chưa phát huy được tinh thần phê bình, tự phê bình đối với tập
thể và cá nhân; còn nể nang trong việc tham gia góp ý cho đồng nghiệp.
- Cơ hội:
Với số lượng, chất lượng như hiện tại ,các cán bộ, công chức có cơ hội
hoàn thành tốt các công việc, nhiệm vụ được giao; có cơ hội nâng cao trình độ
chuyên môn, năng lực, kỹ năng làm việc được tốt hơn. Nắm bắt đươc thông tin,
tình hình Kinh tế- Xã hội của địa phượng, công đồng.Có cơ hội tiếp cận với


trang thiết bị hiện đại,ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc , có phong
cách làm việc mới, hiệu quả.

- Thách thức:
Với tình hình kinh tế- xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu để đáp ứng,
thực hiện các nhiệm vụ mà mỗi bộ phận phụ trách ngày càng cao.Song trình độ
chuyên môn còn hạn chế gây khó khăn trong quá trình hoàn thành công việc.
Khối lượng công việc ngày càng nhiều, đòi hỏi phải sắp xếp ,bổ sung
thêm cán bộ công chức đảm nhận phụ trách. Bên cạnh đó, khoa học - kỹ thuật
ngày càng hiện đại, khó khăn trong việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động.
2.2.5. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức
a. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức
Trưởng phòng
Trực tiếp quản lý các công việc của phòng, tham mưu giúp UBND huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy
nghề, an toàn xã hội, công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng,
bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội và bình đẳng
giới. Đồng thời chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Nhà nước.
- Được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, xã - thị trấn báo cáo, cung cấp
số liệu có liên quan đến lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng
LĐ- TB&XH;
- Được mời các ngành, đơn vị, xã - thị trấn, tổ chức, cá nhân để hướng
dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, phổ biến chủ trương, quy định của Nhà nước liên
quan đến lĩnh vực công tác do Phòng phụ trách;
- Được kiểm tra hoạt động của các cơ quan, đơn vị, xã - thị trấn, các tổ
chức, cá nhân về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng;
- Được Chủ tịch UBND huyện phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện một số
công việc thuộc thẩm quyền của UBND huyện (bằng các quyết định cụ thể);
- Giúp UBND huyện nhận xét, đánh giá, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật Cán
bộ, công chức ngành LĐ- TB&XH của huyện, xã- thị trấn.



Phó trưởng phòng
- Phụ trách chính lĩnh vực trẻ em, bảo trợ xã hội và tổng hợp báo cáo chuyên
môn định kì của đơn vị, công tác thi đua khen thưởng, quản lý hành chính;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước pháp luật
về công việc được giao, quản lý trực tiếp chuyên viên trong bộ phận được giao;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao.
Bộ phận lao động, việc làm
- Trình UBND huyện quyết định chương trình và các giải pháp về việc
làm của huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao
động, việc làm bao gồm:
+ Tuyển lao động, hợp đồng lao động, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
+ Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động, thông tin thị trường lao động;
+ Giải pháp tạo việc làm, giới thiệu việc làm, lao động;
+ Các chính sách lao động, việc làm khác;
- Kiểm tra các đề án, dự án về giải quyết việc làm; tổ chức thực hiện các
giải pháp phát triển thị trường lao động và quản lý các tổ chức giới thiệu việc
làm theo quy định của pháp luật.
Bộ phận dạy nghề
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển dạy nghề của huyện; tổ
chức và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, đề án dạy nghề đã
được phê duyệt;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề.
Bộ phận thương binh, liệt sỹ và người có công
- Trình Sở LĐ – TB&XH tỉnh xem xét, quyết định công nhận đối tượng là
thương binh, liệt sỹ và người có công đối với cách mạng theo quy định;
- Tổ chức thực hiện công tác chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng và một lần
cho đối tượng chính sách người có công với cách mạng;



- Hướng dẫn, kiểm tra các xã, thị trấn trong việc thực hiện chế độ, chính
sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách
mạng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ điều dưỡng đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân
liệt sỹ, người có công với cách mạng và cấp kinh phí mua dụng cụ chỉnh hình,
phương tiện trợ giúp khác cho thương binh, bệnh binh;
- Hướng dẫn và thực hiện lễ tưởng niệm liệt sỹ nhân các ngày lễ lớn, truy
điệu liệt sỹ khi báo tử; nâng cấp các nghĩa trang liệt sỹ, cung cấp thông tin về
tình hình mộ liệt sỹ theo hướng dẫn của Sở LĐ - TB & XH; lập kế hoạch và tổ
chức thăm hỏi các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có
công với cách mạng;
- Là thành viên của Ban quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa huyện, tham mưu
cho UBND huyện thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở cho đối tượng
người có với cách mạng;
- Là thành viên Hội đồng kiểm tra tỉnh trạng dị dạng dị tật cho con đẻ của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
Bộ phận bảo trợ xã hội
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chính sách bảo trợ xã hội
trên địa bàn;
- Phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo,
cứu trợ xã hội, trợ giúp xã hội;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo,
từ thiện để giúp đỡ đời sống vật chất, tinh thần đối với người tàn tật, trẻ em mồ
côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn không nơi nương
tựa, người gặp khó khăn hiểm nghèo, nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã
hội khác cần có sự cứu trợ, trợ giúp của Nhà nước và xã hội.


Bộ phận phòng, chống tệ nạn xã hội
- Trình UBND huyện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng ngừa tệ

nạn mại dâm, cai nghiện ma tuý và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện;
- Trình UBND huyện quyết định các đối tượng đi cai nghiện tập trung, cai
nghiện tại cộng đồng.
Bộ phận Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Trình UBND huyện kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình,
dự án thuộc các lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn huyện;
- Hướng dẫn, kiểm tra các xã, thị trấn trong việc thực hiện công tác bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định của pháp luật.
Bộ phận kế toán
- Tổ chức, theo dõi công tác kế hoạch - tài chính, kế toán nguồn kinh phí
Trung ương.
- Lập dự án thu, chi, tổ chức quản lý chấp hành ngân sách.
- Theo dõi, thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục cho con em các đối tượng
chính sách.
- Kiểm tra dự toán, quyết toán, tổng hợp, báo cáo Ngân sách. Thường
xuyên kiểm tra công tác chi trả ở các xã, thị trấn trên địa bàn, đồng thời hướng
dẫn nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chi trả, nâng cao nghiệp vụ khi
có chế độ chính sách mới.
b. Mối quan hệ của các bộ phận
Phòng LĐ- TB&XH huyện Na Rì là một cơ quan hành chính chuyên môn
Nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao phó theo
đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật quy định.
Song, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm đảm nhận các công việc riêng biệt,khác
nhau. Tuy nhiên để đảm bảo và nâng cao hiệu quả công việc thì các bộ phận luôn có
sự tác động qua lại, có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen với nhau, cụ thể:


- Mối quan hệ của trưởng phòng với cấp trên và cấp dưới
Đối với cấp trên
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp

luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý nhà nước được
giao,quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách và các công việc
được UBND, Chủ tịch UBND phân công hoặc ủy quyền.
Chịu sự kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo về công tác chuyên môn, nghiệp vụ
của cơ quan cấp trên là Sở LĐ- TB&XH tỉnh.Chấp hành các quyết định chỉ đạo
của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện ; trường hợp thực hiện chậm, chưa
thực hiện được phải báo cáo lý do.
Trưởng phòng có trách nhiệm trình Chủ tịch UBND huyện những việc
thuộc thẩm quyền hoặc những việc giải quyết chưa thống nhất ; có trách nhiệm
báo cáo với UBND, Chủ tịch UBND huyện và Sở LĐ –TB&XH tỉnh, báo cáo
công tác trước HĐND và UBND khi được yêu cầu.
Đối với cấp dưới
Để quản lý đơn vị đi vào hoạt động có chất lượng và hiệu quả, căn cứ các
quy định của pháp luật . Trưởng phòng có trách nhiệm xây dựng Quy chế làm
việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện
quy chế đó của cấp dưới.
Trưởng phòng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quyền hạn, ủy quyền
cho phó trưởng phòng, nhân viên để đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ
theo lĩnh vực phòng được giao, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, cố vấn để
nhân viên có thể thực hiện công việc một cách thuận lợi, có trách nhiệm kiểm
tra, giám sát quá trình thực hiện công việc, tiến độ làm việc của nhân viên.
- Mối quan hệ của Phó trưởng phòng với tổ chức
Trách nhiệm của Phó trưởng phòng với trưởng phòng
Phó trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với trưởng phòng
đồng thời có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền hoặc giao phó,
giúp trưởng phòng giải quyết công việc khi trưởng phòng đi vắng .


Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về lĩnh vực
được phân công.Phó trưởng phòng có trách nhiệm giúp trưởng phòng trực tiếp

chỉ đạo các lĩnh vực được phân công .
Ngoài ra phó trưởng phòng còn có trách nhiệm tham mưu, đóng góp, đề
xuất ý kiến cho trưởng phòng trong cách thức giải quyết hoặc phương pháp thực
hiện các công việc liên quan đến chuyên môn việc mà mình đảm nhận.
Trách nhiệm của phó trưởng phòng đối với cấp dưới
Phó trưởng phòng có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình
làm việc của nhân viên .Hướng dẫn trực tiếp cho các nhân viên thực hiện các
công việc do mình trực tiếp chỉ đạo, đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát quá
trình làm việc của nhân viên. Bên cạnh những trách nhiệm trên thì phó trưởng
phòng còn là cầu nối giữa nhân viên và cấp trên về những tâm tư nguyện vọng,
đề xuất hay đóng góp ý kiến của nhân viên lên cấp trên.
- Mối quan hệ của nhân viên đối với tổ chức
Đối với cấp trên
Nhân viên có trách nhiệm phải thực hiện những công việc,nhiệm vụ do cấp
trên phân công, giao phó. Đồng thời thực hiện chế độ báo cáo trực tiếp cho người
phụ trách.
Đối với đồng nghiệp
Các nhân viên có trách nhiệm phối hợp với các nhân viên khác trong
phòng theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình, phải hỗ trợ lẫn nhau trong công
việc, tránh gây cản trở, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc từ đó tạo
điều kiện cho công việc được thực hiện đúng kế hoạch.
* Mối quan hệ giải quyết các công việc của các bộ phận, các thành viên
trong phòng
- Phối hợp với các bộ phận thực hiện nhiệm vụ liên quan, cá nhân phụ
trách, nhiệm vụ do trưởng phòng phân công.
- Xây dựng các chương trình công tác hàng tháng, quý, sáu tháng, năm.
Đồng thời thông qua các kế hoạch đó đến các thành viên, bộ phận trong phòng ;
cùng xem xét, bổ sung, đóng góp ý kiến kịp thời, hiệu quả



- Các chương trình công tác tuần, tháng, quý, năm từng cá nhân, bộ phận
theo nhiệm vụ phải có báo cáo cụ thể với cấp trên.
- Các thành viên trong đơn vị có nhiệm vụ nắm rõ công việc và thực hiện
tốt công việc được giao. Cùng hỗ trợ, hợp tác, thường xuyên trao đổi kinh
nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành tốt các công việc được giao.


1.3. Bản mô tả công việc và đánh giá việc thực hiện công việc của các vị trí
công việc
1.3.1. Bản mô tả vị trí Trưỏng phòng
STT
1

2

3

Tiêu chí

Nội dung

Nhận diện Tên công việc
Trưởng phòng LĐ- TB&XH
công việc
Chức danh
Trưởng phòng
Bộ phận
Phòng LĐ- TB&XH
Người quản lý Chủ tịch UBND huyện
trực tiếp

Nhiệm vụ
.- Là người đứng đầu cơ quan,đơn vị. Lãnh
đạovà chịu trách nhiệm phụ trách chung về
toàn bộ hoạt động của cơ quan, chịu trách
nhiệm trước UBND huyện về lĩnh vực quản lý
hành chính nhà nuớc và chịu trách nhiệm
chuyên môn trước Sở LĐ -TB&XH ;
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ chung của Phòng.
- Trực tiếp phân công công việc và kiểm tra
tiến độ thực hiện công việc của các chuyên
viên trong phòng;
- Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, thi đua
khen thưởng - kỉ luật, quản lý tài sản, tài
chính của cơ quan;
- Ngăn ngừa, đấu tranh chống biểu hiện tiêu cực
trong các thành viên trong cơ quan; tiếp dân, xét
và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo ; giải
quyết và trả lời các kiến nghị của công dân thuộc
chuyên môn theo quy định của pháp luật;
- Giữ vững kỷ cương,tinh thần đoàn kết, phát
huy dân chủ, tính chủ động sáng tạo của cán
bộ công chức trong cơ quan;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự chỉ
đạo của cấp trên.
Các công việc cần làm
- Trực tiếp chỉ đạo lĩnh vực công tác: lao
động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền
công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm



×