Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.76 KB, 3 trang )

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

Câu 2: (2 điểm)

Môn: Ngữ văn 9
Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi
Người khôn ai nói nặng lời làm chi

(Ca dao)
a- Câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
b- Hãy tạo lập một đoạn văn khoảng 10 dòng, trình bày suy nghĩ của em về
việc thực hiện phương châm hội thoại (được đề cập ở câu ca dao trên) trong cuộc
sống.
Câu 2: (1 điểm) Chỉ ra phương thức chuyển nghĩa cho các từ vai trong các câu sau:
a- Một mình con đóng cả ba vai chèo (Trần Đăng Khoa)
b- Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá (Chính Hữu).
Câu 3: (3 điểm ) :
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ( Ngữ văn 9, tập 1)
a- Hai câu thơ trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b- Bút pháp nghệ thuật nổi bật (theo thi pháp văn học trung đại) trong hai câu
thơ là gì?
c- Viết đoạn văn cảm nhận hai câu thơ.
Câu 4: (4 điểm) Từ bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam
Xương( Nguyễn Dữ ) hãy viết một bài văn bàn về niềm tin trong cuộc sống.
-----Hết-----


HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO LỚP 10

Môn: Ngữ văn 9


Câu 1: ( 2 điểm )
a- Câu ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại: Lịch sự -> 0.5 điểm
b* Yêu cầu về kỹ năng
- Biết viết đoạn văn bàn về việc thực hiện phương châm lịch sự trong cuộc
sống.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ; lời văn trong sáng, biểu cảm; dùng từ đặt câu chính
xác…
* Yêu cầu về kiến thức: HS được tự do nêu lên những ý kiến của mình, triển khai
bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lý. Sau đây là một số gợi ý:
- Tầm quan trọng của việc giao tiếp
- Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác; khiêm tốn, quan tâm tới người
khác; không tự đề cao cái tôi cá nhân; không làm phương hại đến thể diện của người
khác...
- Bàn luận ngắn gọn vấn đề.
* Cách cho điểm:
- Bài viết đạt các yêu cầu trên -> 1.5 điểm
- Bài viết đạt 2/3 yêu cầu trên -> 1 điểm
- Bài viết đạt 1/2 các yêu cầu trên ->0.5 điểm
( Còn lại, giám khảo tự chiết điểm theo bài làm )
Câu 2: ( 1 điểm ) Phương thức chuyển nghĩa cho các từ vai trong
a- Hoán dụ-> 0.5 điểm
b- Ẩn dụ -> 0.5 điểm.
Câu 3: (3 điểm )
a- Hai câu thơ trích trong văn bản : Cảnh ngày xuân -> 0.25 điểm.
- Tác giả: Nguyễn Du -> 0.25 điểm .
b- Bút pháp nghệ thuật nổi bật ( theo thi pháp văn học trung đại) trong hai câu
thơ là : Chấm phá, sử dụng hình ảnh ước lệ -> 0.5 điểm
c- Viết đoạn văn cảm nhận hai câu thơ:
* Yêu cầu về kỹ năng
- Biết viết đoạn văn cảm nhận hai câu thơ. Bố cục chặt chẽ, lời văn trong sáng,

diễn đạt trôi chảy.
* Yêu cầu về kiến thức: Biết đặt câu thơ trong tổng thể toàn văn bản để cảm
nhận.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích, hai câu thơ.
- Từ những tín hiệu nghệ thuật : ngôn ngữ, hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, cách
dùng từ… làm nổi bật:


+ Khung cảnh sáng xuân khoáng đạt, thoáng đãng, ấm áp…
+ Cảnh mùa xuân tươi mới, trong trẻo, tinh không, ngập tràn sức sống.
+ Tình người rạo rực, xống xang…
- Tâm hồn tác giả.
* Cách cho điểm:
- Bài viết đạt các yêu cầu trên -> 2 điểm
- Bài viết đạt 2/3 yêu cầu trên -> 1.5 điểm
- Bài viết đạt 1/2 các yêu cầu trên -> 1 điểm
- Diễn nôm thơ
-> 0.5 điểm
( Còn lại, giám khảo tự chiết điểm theo bài làm )
Câu 4 : ( 4 điểm ).
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết viết bài văn nghị luận về tác phẩm văn học kết hợp nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, biểu cảm; diễn đạt lưu loát.
* Yêu cầu về kiến thức:
HS được tự do lập luận theo các cách khác nhau, miễn là hợp lý. Sau đây là
một số gợi ý về kiến thức:
- Bi kịch của Vũ Nương là bi kịch của gia đình đánh mất niềm tin -> 0.5 điểm.
- Bàn về niềm tin trong cuộc sống-> 3.5 điểm:
+ Trình bày cách hiểu của mình về niềm tin-> 0.5 điểm
+ Ý nghĩa, vai trò của niềm tin trong cuộc sống-> 1 điểm

+ Bàn luận mở rộng vấn đề. -> 1.5 điểm
+ Liên hệ bản thân.-> 0.5 điểm
………….Hết…………..



×