Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

LÝ THUYẾT BÀI TẬP VÀ TIỂU LUẬN MÔN ĐỊNH MỨC KINH TẾ KĨ THUẬT HUMG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.87 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ
ĐỊA CHẤT
KHOA XÂY DỰNG

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KĨ
THUẬT


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật
MỤC LỤC

NGUYỄN TIẾN HUY

2

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

PHẦN 1: LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MỨC VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KĨ
THUẬT
Câu 1: Nêu khái niệm về mức, mức kinh tế - kĩ thuật, định mức kinh tế - kĩ
thuật?


Trả lời
Mức (norm): Là thông tin được mọi thành viên trong một cộng đồng nhất định
thừa nhận làm chuẩn mực cho việc định hướng, điều chỉnh hành vi của mình trong
một lĩnh vực nào đó.
Mức kinh tế - kĩ thuật: Là những thông tin cho biết lượng tiêu hao cần thiết
lớn nhất về một loại nguồn lực nào đó để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (công tác),
đảm bảo những yêu cầu nhất định về chất lượng và phù hợp với các điều kiện khách
quan về tự nhiên, công nghệ kỹ thuật và tổ chức quản lý.
Định mức kinh tế - kĩ thuật: Là tổng thể những công tác mà bộ máy quản lý
kinh tế nhà nước hay bộ máy quản trị doanh nghiệp phải thực hiện để xác định nên
các mức kinh tế - kỹ thuật.
Câu 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức kinh tế - kỹ thuật?
Trả lời
-

Yếu tố tự nhiên: Thời tiết khí hậu, đặc điểm địa hình, cơ sở hạ tầng…

-

Yếu tố chế độ chính sách: Tiền lương, thưởng, Bảo hiểm, luật lao động…

-

Yếu tố con người: Trình độ văn hóa, chuyên môn, tâm lý lao động, ý thức kỷ
luật, trình độ người xây dựng mức và quản lý mức…

-

Yếu tố công nghệ kỹ thuật: Trình độ công nghệ sản xuất, phương pháp thi
công. +chủng loại chất lượng thiết bị…


-

Yếu tố quy mô và hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh: Rộng lớn hay
nhỏ, sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt…

-

Yếu tố về quản lý: Trình độ quản lý, tổ chức nơi làm việc, trình độ chuyên môn
hóa, hợp tác hóa trong sản xuất…

Câu 3: Nhiệm vụ của định mức kinh tế - kĩ thuật?
Trả lời
 Xây dựng mức
-

Nghiên cứu, phân tích cấu trúc của quả trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đảm bảo cho việc theo dõi, tổng hợp số liệu, thống kê các chỉ tiêu cần

NGUYỄN TIẾN HUY

3

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật


định mức một cách chính xác;
-

Xác định đơn vị sản phẩm tính mức;

-

Thu thập tài liệu tính mức theo phương pháp đã lựa chọn;

-

Phân loại và phân tích các loại tiêu hao các nguồn lực đầu vào (thời gian lao
động, sử dụng vật tư, vốn, máy móc thiết bị…) hợp lý cho quá trình sản xuất;

-

Tính các chỉ tiêu mức cho từng loại công việc hay tổ hợp một số công việc
trong doanh nghiệp;

 Quản lý mức
-

Lập và thực hiện những biện pháp tổ chức kỹ thuật nhằm đảm bảo những điều
kiện ghi trong mức thiết kế;

-

Hệ thống hóa các loại mức sử dụng trong doanh nghiệp;

-


Thống kê tình hình thực hiện mức đang có hiệu lực áp dụng, đồng thời phát
hiện nguyên nhân về tình trang chất lượng mức hiện hành;

 Sửa đổi mức
-

Nghiên cứu những mức phải đưa vào kế hoạch sửa đổi trong kỳ và lập những
biện pháp sửa đổi để dảm bảo tính khách quan của mức, nhiệm vụ định mức
và sửa đổi mức thường xuyên được các cơ quan chuyên môn không trực tiếp
không thuộc doanh nghiệp tiến hành, nhất là những mức có tác dụng điều tiết
nhiều khu vực ngành nghề của nền ktqdan như chuẩn mực của nghành…

Câu 5: Các nguyên tắc và yêu cầu của định mức kinh tế - kĩ thuật?
Trả lời
 Các nguyên tắc:
-

Đảm bảo tính tiên tiến và thực hiện của mức: Trong quá trình xây dựng mức
phải dựa trên những cơ sở những phương hướng chủ yếu của tiến bộ kỹ thuật,
kinh nghiệp tiên tiến của tổ chức sản xuất và lao động đã được dự tính trong
kỳ kh nhằm đưa ra nhữ chỉ tiêu mức tiên tiến buộc người CN phải cố gắng tìm
tòi, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến mới
hoành thành và hoàn thành được

-

Đảm bảo tính công bằng của mức: Các chỉ tiêu mức phải đợc xây dựng trên cơ
sở phản ánh với độ chính xác ngang nhau của toàn bộ hao phí lao động và vật
tư cần thiết để tạo ra sản phẩm trong các điều kiện sản xuất cụ thể.nó đảm

bảo tính công bằng trong việc khoán các chi phí sản xuất tới từng bộ phận và
nghiệm thu đánh giá kết quả cũng như phân phối thu nhập.

 Yêu cầu:
NGUYỄN TIẾN HUY

4

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

-

Đánh giá đúng đắn của mức trên cơ sở phản ánh những nhân tố khách quan
quyết định trị số của mức, sử dụng những thông tin mới, định kỳ đổi mới mức

-

Đảm bao khuyến khích nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm vật tư sản
xuất trên cơ sở cải tiến kỹ thuật, tổ chức sản xuất và chấp hành nghiêm chỉnh
luật an toàn lao động

-

Ngoài yêu cầu trên, về mặt tâm sinh lý, vệ sinh, về mặt xã hội học, mức phải
tạo điều kiện cho người lao động hứng thú, sáng tạo trong lao động, đảm bảo

cho người lao động phát triển một cách toàn diện…

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Câu 3: Khái niệm, ý nghĩa phân đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp? Phân đoạn quá trình sản xuất?
Trả lời
Phân đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cách thức chia
tổng thể quá trình sản xuất thuộc đối tượng quản trị của doanh nghiệp thành các quá
trình đơn vị nhỏ, căn cứ vào một số đặc điểm nhất định để vạch ra cấu trúc hệ thống
sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Ý nghĩa phân đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm
hiểu cặn kẽ đặc điểm từng quá trình sản xuất bộ phận. Mối liên hệ qua lại giữa các bộ
phận và tổng thể quá trình sản xuất để tổng hợp, thống kê chính xác hao phí lao động
 Các phân đoạn quá trình sản xuất
1. Cấp I: Khối
Là tập hợp những quá trình lao động thống nhất với nhau về mục đích nhất
định, xét theo tác dụng đến kết quả họa động của doanh nghiệp.
-

Khối công nghệ

-

Khối phục vụ - phụ trợ

-

Khối quản lý

2. Cấp II: Khâu

Theo đặc điểm công nghệ từng công đoạn sản xuất, tức là đặc điểm chung của
máy móc thiết bị và đối tượng lao động. Chia một khối (thường là khối công nghệ)
thành các khâu (nguyên công sản xuất) tương đối độc lập.
3. Cấp III: Công việc
Là tập hợp các quá trình lao động thống nhất với nhau bởi một đối tượng lao
động trực tiếp và tư liệu lao động.
4. Cấp IV: Bước công việc
NGUYỄN TIẾN HUY

5

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

Là tập hợp các quá trình lao động thống nhất với nhau bởi ba nội dung đặc
trưng: Đối tượng lao động duy nhất, công cụ lao động nhất định, phương pháp chế
độn công tác nhất định
5. Cấp V: Thao tác
Là bộ phận của bước công việc, trong đó hoạt động của con người theo một
trình tự nhất định nhằm một biến đổi nào đó lên đối tượng lao động như thay đổi vị
trí, hình dạng, trạng thái…
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Câu 1: Thực chất, ưu nhược điểm và lĩnh vực áp dụng của các phương pháp định
mức lao động?
Trả lời
1. Phương pháp thống kê kinh nghiệm

Mức được xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ quản lý hay nhân
viên định mức và có thể hỏi ý kiến chuyên gia.
- Ưu điểm: Xác định mức nhanh, tốn ít công sức và chi phí;
- Nhược điểm: Là phương pháp định mức ít có căn cứ khoa học nhất, mức còn
mang tính chủ quan, phiến diện và chấp nhận những yếu tố lạc hậu ở trong mức;
- Phạm vi áp dụng: Phương pháp này ít được sử dụng trong thực tế;
2. Phương pháp thống kê tổng hợp
Mức được xác định trên cơ sở dữ liệu thống kê tổng hợp về hao phí thời gian
lao động ở các thời kỳ trước.
- Ưu điểm: Tính nhanh, đơn giản, loại bỏ được yếu tố chủ quan của người làm
mức;
- Nhược điểm: Do thống kê có tính tổng hợp, do đó có thể đã phản ánh những
nhân tố bất hợp lý của cấu trúc sản xuất cũng như hao phí lao động vào trong mức.
Tính thuyết phục của mức chưa cao vì chưa đề ra được điều kiện và biện pháp thực
hiện;
- Phạm vi áp dụng: Những quá trình sản xuất có cấu trúc và hao phí thời gian
tương đối đơn giản hoặc trong điều kiện thiếu kinh nghiệm, thiếu lực lượng để tiến
hành xây dựng mức theo phương pháp khác;
3. Phương pháp phân tích khảo sát
Mức được xây dựng nhờ mô hình tính toán xét tới cấu trúc của quá trình sản
xuất và cấu trúc hao phí thời gian hợp lý.
- Ưu điểm: Đảm bảo độ tin cậy, khắc phục thiếu sót của phương pháp thống kê
NGUYỄN TIẾN HUY

6

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập


Định mức kinh tế - kĩ thuật

tổng hợp. Loại trừ được các hao phí thời gian không hợp lý trong quá trình sản xuất;
- Nhược điểm: Xác định mức khá phức tạp vì đỏi hỏi phải phân tích cấu trúc
sản xuất, cấu trúc hao phí thời gian lao động và số liệu thông tin nhiều; Chưa xét tới
các nhân tố ảnh hưởng đến số đo của các loại hao phí lao động; Không có cơ sở áp
dụng cho những địa chỉ, đối tượng không trực tiếp thu thập tài liệu; Tính tiên tiến của
mức bị hạn chế;
- Phạm vi áp dụng: Những quá trình sản xuất mang tính hàng loạt lớn, hàng
khối, những quá trình sản xuất có cấu trúc tương đối phức tạp như công việc hoặc
khâu công tác để tạo ra các mức nội bộ doanh nghiệp khi không cần hoặc không có
điều kiện xác định bằng các phương pháp khác;
4. Phương pháp phân tích tính toán
Mức được xây dựng chủ yếu dựa vào các tài liệu, tiêu chuẩn về chỉ tiêu kinh tế
-kĩ thuật cho trước hoặc các mức hao phí thời gian thực hiện các bước công việc
thành phần trong cấu trúc hao phí lao động hợp lý xác định.
- Ưu điểm: Thừa kế ưu điểm của các phương pháp trước vì nó xét tới cấu trúc
sản xuất, cấu trúc hao phí thời gian lao động và có thể chỉ cần 01 phiếu quan sát; Đảm
bảo sự liên hệ thống nhất giữa các mức trong hệ thống mức;
- Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi có đủ các mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật đã được xác định có căn cứ (vốn thông tin mức);
- Phạm vi áp dụng: Tất cả quá trình sản xuất không phân biệt trình độ phức tạp
của cấu trúc sản xuất và hao phí miễn là có đủ vốn thông tin mức có căn cứ khoa học;
5. Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng
Thực chất là một dạng của phương pháp phân tích khảo sát. Mức lao động
được xác định bởi mô hình hồi quy biểu diễn sự phụ thuộc của mức vào các đại lượng
đặc trưng cho nhân tố ảnh hưởng chính của điều kiện sản xuất.
- Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp
phân tích khảo sát như: Thu gọn số liệu tính toán và mở rộng phạm vi áp dụng mức;

Mô hình tính toán có thể dùng các hàm mục tiêu trong kế hoạch tối ưu;
- Nhược điểm: Mô hình tính toán phức tạp, không có sẵn, để thiết lập mô hình
cần phải thu thập và xử lý thông tin bằng những phương pháp khác nhau, nhưng để
có mô hình chất lượng cần bỏ ra nhiều công sức thu thập và xử lý số liệu với sự giúp
đỡ của máy điện toán; Mô hình có những mối liên hệ thống kê gần đúng với một hàm
số nên độ chính xác không cao;
Phạm vi áp dụng: Những quá trình lao động có cấu trúc sản xuất và hao phí
tương đối phức tạp đồng thời mức có tác dụng trong phạm vi của ngành hoặc cả vùng
để kiểm tra hoặc định hướng cho các phương pháp khác;
NGUYỄN TIẾN HUY

7

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

6. Phương pháp so sánh điển hình
Thực chất là một dạng của của phương pháp phân tích khảo sát. Mức lao động
được xây dựng trên những hao phí điển hình.
- Ưu điểm: Khi doanh nghiệp có các quy trình công nghệ tương đối giống nhau,
áp dụng phương pháp này sẽ giảm bớt thời gian và công sức xây dựng mức;
- Nhược điểm: Việc lựa chọn công việc điển hình gặp phải những khó khăn
nhất định; Chưa có đủ căn cứ khoa học về hệ số điều chỉnh K cho mỗi công việc;
- Phạm vi áp dụng: Đối với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ và đơn chiếc;
Chương 4: THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐỂ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Câu 3: Trình bày nội dung, ưu nhược điểm các kiểu tạo mẫu quan sát?

Trả lời
Mẫu quan sát là một tập hợp hữu hạn trong tổng thể vô hạn các số đo của một
đại lượng ngẫu nhiên nào đó, có thể nhận được khi thu thập các thông tin định mức
lao động. Nhờ các mẫu quan sát mà một đại lượng nào đó thực tế biến động ngẫu
nhiên vẫn có thể đưa về một con số đại diện khá tin cậy cho tổng thể bằng số bình
quân. Cần lựa chọn kiểu tạo mẫu quan sát phù hợp với đối tượng quan sát, mục tiêu
nghiên cứu và độ chính xác cần thiết. Xác định kích thước mẫu quan sát hợp lý để tiết
kiệm chi phí trong quan sát.
 Các kiểu tạo mẫu quan sát:
1. Kiểu liên tục
- Ưu điểm: Mẫu quan sát phản ánh sát thực tổng thể đối tượng nghiên cứu
theo đúng trình tự phát sinh của các bước công việc hoặc thao tác trong khoảng thời
gian nghiên cứu;
- Nhược điểm: Khi số liệu phát sinh nhanh thì ko kịp ghi lại, đồng thời phải ghi
cả số liệu thô trong mẫu quan sát;
- Phạm vi áp dụng: Hầu hết các quá trình lao động đều có thể áp dụng kiểu tạo
mẫu này;
2. Kiểu chọn lọc
- Ưu điểm: Cho phép loại trừ các số liệu thô (số liệu quá to hoặc quá nhỏ so với
số trung bình) ghi chép chỉnh lý dễ dàng;
- Nhược điểm: Thời gian quan sát lâu hơn, không phản ánh chính xác cấu trúc
sản xuất và hao phí;
- Phạm vi áp dụng: Kiểu chọn lọc áp dụng để đo hao phí thời gian của những
bước công việc, thao tác xảy ra theo chu kỳ với thời lượng ngắn (cấu trúc tương đối
NGUYỄN TIẾN HUY

8

XDCTN&Mỏ – K56



Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

đơn giản);
3. Kiểu gộp nhóm
-Ưu điểm: Thừa kế ưu điểm của kiểu chọn lọc đồng thời quan sát được những
thao tác có thời lượng bé xảy ra kế tiếp để giảm sai số;
- Nhược điểm: Việc theo dõi, xử lý số liệu phức tạp và nếu có thao tác nào xảy
ra không đúng trình tự tạo thành những nhóm không quan sát được;
- Phạm vi áp dụng: Ít được áp dụng trong doanh nghiệp;
4. Kiểu định kỳ
- Ưu điểm: Tốc độ quan sát cao đồng thời quan sát được nhiều đối tượng tốn ít
công sức;
- Nhược điểm: Kém chính xác, tỷ mỉ, đòi hỏi người quan sát phải nắm vững ký
hiệu;
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng để nghiên cứu nhanh tình hình sử dụng thời gian
của một tập thể lao động trên một hiện trường tập trung;
5. Kiểu ngẫu nhiên
- Ưu điểm: Tạo mẫu nhanh, quan sát được nhiều đối tượng, tốn ít công sức;
- Nhược điểm: Kém chính xác, kém tỷ mỉ hơn kiểu định kỳ
- Phạm vi áp dụng: Dùng để nghiên cứu nhanh tình hình sử dụng thời gian lao
động của một tập thể công nhân với độ chính xác thấp;
6. Kiểu ma trận
- Ưu điểm: Thừa kế các ưu điểm của kiểu chọn lọc, cho phép áp dụng để lập
mô hình tính mức theo phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng, lập ra mô hình
hồi quy sự phụ thuộc và các nhân tố ảnh hưởng
- Nhược điểm: Mất nhiều công sức chọn chỉ tiêu đặc trưng cho nhân tố ảnh
hưởng và thu thập số liệu;

- Phạm vi áp dụng: Các quá trình lao động có điều kiện thuận lợi để thu thập,
thống kê số liệu về hao phí lao động thực tế hoàn thành sản phẩm cũng như các nhân
tố ảnh hưởng;
Câu 4: Trình bày cách xác định kích thước mẫu quan sát?
Trả lời:
Kích thước mẫu quan sát là số lượng các số đo trong một mẫu quan sát.
1. Kích thước mẫu quan sát chọn lọc, liên tục

NGUYỄN TIẾN HUY

9

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

Trong đó:
m - Kích thước mẫu quan sát;
S - Sai số cho phép của đại lượng cần đo(s=3-5%);
T - Hệ số tin cậy, xét đến xác suất của sai số S;
V - Hệ số biến thiên độ lệch chuẩn, %;
2. Kích thước mẫu quan sát ngẫu nhiên
Trong đó:
m - số hành trình cần ghi trong quan sát.
k - Hệ số sử dụng thời gian có ích của công nhân ước lượng;
S - Sai số cho phép của kết quả quan sát(s=3-10%);
N - Số đối tượng quan sát đồng thời;

3. Kích thước mẫu mẫu ma trận
Được xác định bởi kích thước hàng và kích thước cột (số các chỉ tiêu nhân tố
ảnh hưởng) và phải đảm bảo: m-n≥30 (m: Kích thước hàng ma trận; n: Kích thước
cột).
Câu 3: Nêu các cách lập mô hình trình bày giá trị mức?
Trả lời:
1. Lập mô hình trình bày mức dạng bảng
Trong mô hình này các chỉ tiêu đặc trưng cho nhân tố ảnh hưởng được phân tổ
theo từng khoảng hay giá trị trung tâm của các khoảng biến thiên nhân tố và các chỉ
tiêu mức lao động được xây xác định tương ứng với từng trị số của nhân tố ảnh
hưởng được trình bày thành bảng mức. Để tạo ra bảng ta cần có các số liệu quan sát
thực tế ứng với các điều kiện giá trị của nhân tố ảnh hưởng và bằng các phương pháp
xây dựng mức đã nghiên cứu sẽ tính toán ra trị số mức tương ứng và điền vào bảng.
- Ưu điểm: Dễ lập, dễ hiểu, dễ sử dụng và quản lý mức;
- Nhược điểm: Cồng kềnh, khó thể hiện khi có 3 nhân tố ảnh hưởng, độ chính
xác của mức phụ thuộc vào biên độ phân khoảng các nhân tố ảnh hưởng;
- Phạm vi áp dụng: Sử dụng để lập sổ tay mức của công việc hoặc khâu làm căn
cứ cho việc tổ chức lao động và trả lương sản phẩm cũng như lập kế hoạch thường
NGUYỄN TIẾN HUY

10

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

ngày trong phạm vi tổ đội sản xuất;

2. Mô hình trình bày mức dạng đồ thị
Được thiết lập bằng cách phản ảnh các cặp trị số mức và nhân tố ảnh hưởng
lên hệ trục tọa độ vuông góc. Đường gãy khúc hay đường trơn nối các điểm trên hệ
trục tọa độ vuông góc là đồ thị mức.
- Ưu điểm: Liên tục hóa các trị số mức, giảm ảnh hưởng do sai số quy tròn của
các chỉ tiêu nhân tố ảnh hưởng;
- Nhược điểm: Chưa giảm tính cồng kềnh, chỉ thể hiện hạn chế các nhân tố ảnh
hưởng, mặt khác cũng xuất hiện sai số khi nối các điểm tạo ra các đường gẫy khúc hay
đường trơn;
- Phạm vi áp dụng: Để mô tả mức có 02 nhân tố ảnh hưởng trở xuống và đã có
mô hình tính mức chính xác dưới dạng bảng;
3. Mô hình trình bày mức dạng công thức
Theo mô hình này, mức được biểu diễn theo mô hình thống kê.
-

Phương pháp nội suy lagrans;

-

Phương pháp bình phương nhỏ nhất lezandr;

Chương 5: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MỨC LAO ĐỘNG
Câu 1: Khái niệm về chất lượng mức lao động?
Trả lời
Chất lượng mức lao động là phạm trù kinh tế biểu thị mức độ tác dụng tích cực
của mức trong quản lý doanh nghiệp theo nhiều khía cạnh:
- Tính thuyết phục: Đó là trình độ căn cứ khoa học của mức được truyền đạt
tới người thực hiện bằng các hình thức như công bố, hướng dẫn thực hiện, bằng bản
thân sự tham gia chủ động sáng tạo của công nhân vào việc lập mức;
- Tính khuyến kích: Đó là khả năng định hướng cho công nhân hoàn thành và

hoàn thành vượt mức nhờ các nhân tố tăng năng suất lao động cá biệt (tay nghề, thể
lực, trình độ chuyên môn…) nhờ hệ thống quy định đi kèm về phương pháp trả lương,
thưởng, kỳ hạn áp dụng mức;
- Tính bắt buộc: Đó là giá trị pháp lý của mức trong tính toán kế hoạch, định giá
hoàn thành kế hoạch và thanh toán tiền lương;
- Tính phù hợp: Đó là sự phù hợp của mức được công bố về thời hạn điều kiện
áp dụng trong thực tế;
- Tính thuận lợi: Đó là sự dễ hiểu, dễ bảo quản, dễ khai thác thông tin dùng
NGUYỄN TIẾN HUY

11

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

vào các mục đích quản lý;
- Tính công bằng: Đó là sự đồng đều độ căng giữa các mức áp dụng trong
doanh nghiệp;
- Tính hiệu quả: Đó là sự định hướng cho việc tiết kiệm cả hao phí lao động
sống và lao động quá khứ khi áp dụng mức vào quản lý;
Những tính chất trên có quan hệ lẫn nhau và chịu ảnh hưởng phức tạp của
nhiều nhân tố trong các giai đoạn định mức và giai đoạn áp dụng mức vào thực tế.
Chương 6: ĐỊNH MỨC TIÊU HAO VẬT TƯ – KỸ THUẬT
Câu 2: Các phương pháp định mức vật tư?
Trả lời
1. Phương pháp ước tính kinh nghiệm

Mức được xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ định mức hay
công nhân lành nghề về đánh giá mức tiêu hao vật tư cho khôi lượng công việc hoặc
sản phầm làm ra ở kỳ trước.
- Ưu điểm: Việc xây dựng mức nhanh, đơn giản và phần nào đáp ứng được
biến động của sản xuất;
- Nhược điểm: Không đảm bảo độ chính xác cao, vì dựa vào nhân tố chủ quan
và ngẫu nhiên;
- Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các sản phẩm mang tính đơn chiếc;
2. Phương pháp thống kê

Mvt - Mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm;
- Ưu điểm: Tính nhanh, đơn giản, dễ làm, tốn ít công sức và thời gian vì số liệu
được thống kê qua các tài liệu báo cáo của các năm trước;
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao vì chấp nhận nhiều yếu tố lạc hậu của
những kỳ trước;
- Phạm vi áp dụng: Những quá trình sản xuất thủ công hoặc mới đi vào sản
xuất nên chưa đủ kinh nghiệm và điều kiện để xây dựng mức theo phương pháp
khác;
3. Phương pháp phân tích tính toán
Mức tiêu hao vật tư = Tiêu hao lý thuyết + Tổn thất hợp lý;
- Ưu điểm: Là phương pháp khoa học có đầy đủ căn cứ kỹ thuật và được coi là
phương pháp chủ yếu để xác định mức hao phí vật tư hiện nay;
NGUYỄN TIẾN HUY

12

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập


Định mức kinh tế - kĩ thuật

4. Phương pháp thử nghiệm sản xuất
Phương pháp này dựa vào kết quả thí nghiệm kết hợp các điều kiện sản xuất.
- Ưu điểm: Chính xác hơn phương pháp thống kê, khoa học hơn vì đã qua thí
nghiệm hoặc sản xuất thử để thu thập số liệu, ít bị tác động của các nhân tố ảnh
hưởng;
- Nhược điểm: Chưa tiến hành phân tích, tính toán toàn diện các nhân tố ảnh
hưởng tới mức hao phí vật tư. Các số liệu về mức phụ thuộc vào điều kiện thí nghiệm
nên chưa thật giống với điều kiện sản xuất. Ngoài ra phương pháp này tốn chi phí
nhiều và mất thời gian;

NGUYỄN TIẾN HUY

13

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

PHẦN 2: BÀI TẬP
BÀI TẬP CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Bài 3 [Tr – 44]
Tính mức sản lượng theo phương pháp thống kê, phân tích khảo sát và phân
tích tính toán của công tác khoan xoay cầu theo dữ liệu quan sát 6 ca làm việc (2880
phút) cho trong bảng sau:

Tên bước công việc
Chuẩn – kết
Ngừng trành mìn
Khoan
Trục mâm cặp
Tháo ty
Rỡ phụ tùng
Di chuyển – cân máy
Hao phí không ĐM
Tổng khối lượng công tác

Lượng hao phí, (ng – phút)
180
60
766.5
486.2
197.1
277.4
271.6
641.2
438

Biết theo quy định, công nhân được dùng 30 phút làm chuẩn kết, 15 phút
ngừng tránh mìn trong 01 ca làm việc
Lời giải
TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9

Tên bước công việc
Chuẩn – kết
Ngừng trành mìn
Khoan
Trục mâm cặp
Tháo ty
Rỡ phụ tùng
Di chuyển – cân máy
Hao phí không ĐM
Tổng khối lượng công tác

Ký hiệu
Hck
Hcn2
Hc
Hp
Hp
Hp
Hp
Hkđ

Lượng hao phí, (ng – phút)
180
60

766.5
486.2
197.1
277.4
271.6
641.2
438

Tổng lượng hao phí:
∑Hi = Hck + Hcn2 + Hp + Hp + Hkđ = 2880 (ng – phút);
Khối lượng công tác hoàn thành:
∑Ki = 438 m;

NGUYỄN TIẾN HUY

14

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật
Phương pháp
Thống kê kinh nghiệm
Phân tích khảo sát
Phân tích tính toán

Bài 4 [Tr – 45]
Tính mức sản lượng cho công nhân lái xe MAZ – 525 chở đất đá trên cung độ

2km, biết: Thời gian làm việc chế dộ 1 ca là 480 phút; thời gian chuẩn kết 30 ngphút/ca; thời gian ngừng tránh mìn 10 ng-phút/ca; thời gian làm sạch thùng xe 15 ngphút/chuyến; thời gian thực hiện một chuyến 22.3 ng-phút/chuyến; thời gian chờ xúc
đầy xe là 7 ng-phút/chuyến; dung tích chứa của xe là 15m3; Hệ số chất đầy xe là 0.8;
thể trọng riêng của đất đá là 2 tấn/ m3.
Lời giải
TT
1
2
3
4
5

Tên công việc
Chuẩn – kết
Ngừng tránh mìn
Làm sạch thùng xe
Thực hiện một chuyến
Chờ xúc đầy
Dung tích xe
Hệ số chất đầy
Trọng lượng riêng

Ký hiệu
Hck
Hcn2
Hp
Hc
Hcn1
V
µ
γ


Hao phí
30
10
15
222.3
7
15
0.8
2

Đơn vị hao phí
Ng-phút/ca
Ng-phút/ca
Ng-phút/chuyến
Ng-phút/chuyến
Ng-phút/chuyến
m3

Tấn/ m3

Khối lượng đất đá xe MAZ – 525 chở một chuyến:
Q = V.µ.γ = 15 × 0.8 ×2 = 24 tấn;
Mức sản lượng của xe:
Mức sản lượng của công nhân lái xe:
Mn2 = Q.Mn.S = 24 × 9.9 × 2 = 475.2 tấn-km/ca;
Bài 5 [Tr – 45]
Tính mức sản lượng và đơn giá lương khoán chung cho bộ phận gia công mẫu
phân tích để gia công 1000 mẫu theo tài liệu cho ở bảng sau:
Mức sản lượng

(mẫu/ng-ca)
8

NGUYỄN TIẾN HUY

15

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

40
80

Lời giải:
Khối lượng: Q = 1000 mẫu;
TT
1
2
3

Tên công việc
Giã mẫu
Phân chia mẫu
Cân và ghi ký
hiệu


Khối
lượng
1000
1000
3000

Mức sản lượng
(mẫu/ng-ca)
8
40

Đơn giá
(đồng/mẫu)
10000
2500

80

1000

Tiêu hao lao động
125
25
37.5

Tổng

187.5

Mức sản lượng:

Đơn giá lương khoán chung cho bộ phận gia công:

Bài 6 [Tr – 45]
Đơn giá tiền lương được Bộ LĐ-TB-XH duyệt cho doanh nghiệp X trong năm
200… là 258 đồng/1000 đồng doanh thu. Doanh nghiệp X có 3 đơn vị thành viên có
các chỉ tiêu đăng ký trong kỳ kế hoạch này như trong bảng:
Doanh thu kế hoạch
(1000đ)
55,000,000
84,300,000
32,000,000
171,300,000

Hãy kiểm tra tính phù hợp của việc xây dựng kế hoạch ở các đơn vị thành viên.
Lời giải:

Đơn giá tiền lương cho doanh nghiệp:
DG = 260×32.11%+250×49.21%+270×18.68%=257 đ/1000đ;
Mức độ phù hợp:
NGUYỄN TIẾN HUY

16

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật


Đơn giá tiền lương mới phù hợp so với quy định.
Bài 7 [Tr – 46]
Xác định mức sản lượng của khâu phân tích mẫu hóa trong phòng thí nghiệm
với số liệu về mức sản lượng của các công việc trong khâu trong bảng. Biết số lượng
mẫu cần phân tích là 1000 mẫu.
Tên công việc
1. Gia công mẫu
2. Phân chia mẫu thành 2 phần
(mẫu phân tích và mẫu lưu), ghi ký hiệu
3. Phân tích mẫu
4. Phân tích kiểm tra nội bộ

Mức sản lượng công
việc
10 mẫu/ng-ca

Khối lượng
công việc
1000

100 mẫu/ng-ca

1000

10 mẫu/ng-ca
15 mẫu/ng-ca

1000
50


Lời giải:
Khối lượng
Tên công việc
1. Gia công mẫu
2. Phân chia mẫu thành 2 phần
(mẫu phân tích và mẫu lưu), ghi ký hiệu
3. Phân tích mẫu
4. Phân tích kiểm tra nội bộ
Tổng

công việc
(mẫu)
1000

Mức sản lượng
công việc
(mẫu/ng-ca)
10

1000

100

1000
50

10
15

Tiêu hao

lao động
(ng-ca)
100
10
100
3.33
213.33

Khối lượng mẫu cần phân tích là: Q= =1000 mẫu;
Mức sản lượng:

Bài 8 [Tr – 46]
Một công ty may có 20 công nhân phục vụ, phụ trợ (làm việc theo chế độ hành
chính 180 giờ/tháng), đồng thời phục vụ saen xuất 3 loại sản phẩm theo các hợp
đồng ký trong tháng như sau:
Bảng thống kê mức sản lượng và thời gian lao động công nghệ để sản xuất sản phẩm

NGUYỄN TIẾN HUY

17

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

Số lượng sản phẩm
theo đơn hàng trong tháng

(chiếc)
4000
4500
3000

Yêu cầu:
a. Phân bổ mức lao động phục vụ, phụ trợ cho các loại sản phẩm theo lượng
tiêu hao lao động công nghệ và xác định mức thời gian lao động sản xuất cho đơn vị
sản phẩm.
b. Nếu tổng thời gian tiêu hao lao động quản lý trong tháng này là 2800 giờ
công. Hãy phân bổ thời gian quản lý và xác định mức lao động tổng hợp cho từng đơn
vị sản phẩm của từng loại.
Lời giải:
Mức thời gian
(ng-giờ/sản phẩm)
2.5
2.8
3.5

a. Phân bổ mức lao động phục vụ, phụ trợ cho các loại sản phẩm theo lượng tiêu hao
lao động công nghệ:

Mức thời gian lao động sản xuất cho đơn vị sản phẩm:
MtA = 2.5+0.272=2.772 ng-giờ/sản phẩm;
MtB = 2.8+0.305=2.105 ng-giờ/sản phẩm;
MtC = 3.5+0.381=3.881 ng-giờ/sản phẩm;
b. Tổng thời gian tiêu hao lao động quản lý trong tháng này là 2800 giờ công.
Tức là:
Lql.S=2800 giờ công;
Mức lao động quản lý:


NGUYỄN TIẾN HUY

18

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

Mức lao động tổng hợp: Ti = Tsxi + Tqli
Số
lượng
Q
4000
4500
3000

Loại
A
B
C
Tổng

Mức thời
gian SX
Tsx
2.772

3.105
3.881

Tiêu hao lao
động SX
Q .Tsx
11088
13972.5
11643
36703.5

Mức thời gian
LĐ quản lý
Tql
0.211
0.237
0.296

Mức LĐ
tổng hợp
T = Tsx + Tql
2.772
3.105
3.881

Bài 9 [Tr – 46]
Thống kê trong năm của doanh nghiệp sản xuất gạch với 3 công đoạn sản xuất
với các điều kiện sau:
-


Sản lượng sản phẩm 60,000,000 viên/năm quy tiêu chuẩn gạch 2 lỗ;

-

Tổng thời gian lao động công nghệ và lao động phụ trợ, phụ vụ cho từng
nguyên công.
Tiêu hao lao động
công nghệ
(giờ)
45.344
506.823
398.665

-

Thời gian làm việc theo chế độ của công nhân trong 1 năm: 8 giờ x 280 ngày;

-

Lao động quản lý được xác định bằng 8% của lao động sản xuất;

Yêu cầu:
a. Xác định lượng lao động quản lý;
b. Xác định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp;
Lời giải:
Sản lượng:
Q=60,000,000 viên/năm (gạch 2 lỗ);

Tiêu hao lao độn
công nghệ

Tcn (giờ)
45.344
506.823
398.665
950,832

NGUYỄN TIẾN HUY

19

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

Thời gian làm việc theo chế độ 1 công nhân 1 năm:
Tcđ = 8×280=2240 giờ;
Số lao động công nghệ:

Số lao động phục vụ, phụ trợ:

Số lao động định biên:
Lđb = 424.48 + 70.56 = 495.04 người;
a. Số lao động quản lý:
Lql = 8%.Lđb = 8% × 495.04 = 40 người;
b. Xác định mức lao động tổng hợp:
Tsp = TCN + TPV + TQL


Tsp = 108% .(0.016 + 0.0026) = 0.02 giờ/sản phẩm;
Bài 10 [Tr – 47]
Doanh nghiệp X có các loại lao động định biên thống kê trong bảng sau:
Lao động phụ
trợ và phục
vụ
(người)

ST
T

Khâu công nghệ

Lao động
chính
(người)

1

Chuẩn bị nguyên
liệu

90

24

2

Chế biến sản
phẩm


240

50

3

Thành phẩm và
lưu kho

50

18

Ghi chú

Làm việc theo chế độ
nghỉ cuối tuần và lễ tết
30% lao động làm việc
liên tục các ngày trong
năm
80% lao động làm việc
liên tục các ngày trong
năm

Yêu cầu:
a. Xác định lượng lao động bổ sung của doanh nghiệp, biết Tcđ = 280 ngày/năm.
b. Xác định tổng lao động định biên của doanh nghiệp biết lao động quản lý
định biên là 10% lao động định biên.
NGUYỄN TIẾN HUY


20

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật
Lời giải:

Số lao động chính định biên: Lch = 380 người;
Số lao động phục vụ, phụ trợ định biên: Lpv = 92 người;
Số ngày làm việc theo chế độ của lao động chính và phụ: Tcđ = 280 ngày;
a. Số lượng lao động bổ sung định biên khâu chuẩn bị nguyên liệu:

Số lượng lao động bổ sung định biên khâu chế biến thành phẩm:

Số lượng lao động bổ sung định biên khâu thành phẩm lưu kho: (body)

Vậy số lao động cần bổ sung:
LBS = LBS1 + LBS2 + LBS3 = 32+100+31=163 người;
b. Xác định tổng lao động định biên của doanh nghiệp:
LĐB = Lch + Lpv + LBS + Lql
Với Lql =10% LĐB Lúc này ta có:

BÀI TẬP CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN ĐỂ ĐỊNH MỨC
LAO ĐỘNG
Bài 6 [Tr – 67]
Xác định thời gian từng thao tác a, b, c, d, e dựa vào kết quả quan sát gộp:

b + c + d + e = 8 giây;
a + c + d + e = 7.5 giây;
a + b + d + e = 7 giây;
a + b + c + e = 6.5 giây;
a + b + c + d = 7 giây;
Lời giải:

NGUYỄN TIẾN HUY

21

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật

Thời gian
8
7.5
7
6.5
7
36

Bài 7 [Tr – 67]
Xác định kết quả của hao phí lao động (tính ra phút và %) của tổ công nhân
theo kết quả quan sát ngẫu nhiên dẫn ra ở bảng sau, đồng thời đánh giá khả năng
tăng năng suất lao động nếu có biện pháp khả thi loại trừ các hao phí lao động không

được định mức. Biết Hca = 480 phút.
Loại hao phí
Chuẩn kết
Chính và phụ
Nghỉ giữa ca và ngừng công nghệ không phụ thuộc KLCT hoàn thành
Không định mức

Lời giải:

Hao phí chuẩn kết:

Hao phí chính và phụ:

Hao phí nghỉ và ngừng công nghệ:

Hao phí không định mức:

Bài 8 [Tr – 67]
Tính kích thước mẫu quan sát cho các bước công việc với số liệu ở bảng:
NGUYỄN TIẾN HUY

22

XDCTN&Mỏ – K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật


Hệ số biến thiên
độ lệch chuẩn
15
30
45

Lời giải:
Hệ số biến thiên
độ lệch chuẩn
(V)
15
30
45

Bài 9 [Tr – 67]
Mô hình tính mức dạng công thức đối với mức sản lượng công tác xúc bằng
máy EPM – 1 phụ thuộc vào dung tích goòng trong khoảng cách vận chuyển từ 40 –
60m theo số liệu bảng 4.9, bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hoặc nội suy với
giả thiết dạng mô hình là bậc 2.
Bảng 4.9: Mức sản lượng của công tác xúc bốc đất đá bằng máy EPM -1, ĐVT: m 3/ng-ca;
Dung tích goòng
(m3)

≤20
12.5
13.5
14

0.6 - <0.9
0.9 - <1.6

1.6 - <2

Khoảng cách vận chuyển (m)
20 - ≤40
40 - ≤60
10.6
9.2
12
11
13
12

60 - ≤80
8.1
10
11.1

Lời giải:
x – Dung tích goòng, m3;
y – Chỉ tiêu mức sản lượng, m3/ng-ca;
Phương trình: ӯ = Ax2 + Bx + M
Trong điều kiện khoảng cách vận chuyển từ 40 – 60 m, ta có ma trận dự liệu có
kích thước 3 hàng với tọa độ các điểm như sau:
Từ đó ta tính được:

ӯ = -1.697x2 +6.994x + 4.909

NGUYỄN TIẾN HUY

23


XDCTN&Mỏ – K56


cng ụn tp

nh mc kinh t - k thut

PHN 3: TIU LUN
TI: Mụ t phõn on quỏ trỡnh sn xut ca Xớ nghip may Vit Long?

quá trình sản xuất của xí nghiệp may việt long

CấP I
khối sản xuất công nghệ

khối sx phụ trợ, phục vụ

khối quản lý
CấP II

Khâu sản xuất chính

Khâu chuẩn bị sản xuất

Khâu l u kho thành phẩm

Công đoạn cắt

Công đoạn may


Công đoạn hoàn tất

BCV đóng kiện

BCV bao gói

BCV là

BCV tẩy

BCV lắp ráp

BCV may chi tiết

BCV cắt gạt

BCV là định hình

CấP IV
BCV cắt phá

Công việc chuẩn bị
công nghệ sản xuất

Công việc thiết kế

Công việc chuẩn bị
nguyên phụ liệu


CấP III

CấP V
Thao tác
hạ bàn là
NGUYN TIN HUY

Thao tác
di chuyển bàn là

Thao tác
lật sản phẩm
24

Thao tác
kết thúc, đ a bàn
là về vị trí quy định
XDCTN&M K56


Đề cương ôn tập

Định mức kinh tế - kĩ thuật
THUYẾT MINH

Xí nghiệp may Việt Long có địa chỉ tại số 446B, Đông Hưng Thuận 11, Phường
Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Xí nghiệp trực thuộc Công ty cổ
phần may Việt Tiến.
Xí nghiệp có 2 phương thức sản xuất chính:
-


Phương thức gia công theo đơn đặt hàng;

-

Phương thức tự sản xuất để xuất khẩu và phục vụ thị trường nội địa;

Trong ngành may công nghiệp nói chung và xí nghiệp may Việt Long nói riêng,
để cho ra đời một sản phẩm, nguyên phụ liệu may… phải đi qua một quy trình công
nghệ tổng thể gồm hai phần cơ bản là chuẩn bị sản xuất và các quá trình sản xuất.
Mỗi phần được chia thành nhiều quá trình và nhiều bước công việc. Tùy theo hình
thức tổ chức sản xuất mà các bước công việc trong một quá trình có thể thay đổi thứ
tự, thêm hoặc bớt.
Quá trình sản xuất của xí nghiệp may Việt Long được phân đoạn từ khái quát
đến tỉ mỉ theo như sơ đồ ở trên. Vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên bản
thuyết mình này chỉ đề cập đến một số công đoạn nhất định trong tổng thể quá trình
sản xuất của xí nghiệp. Kính mong giảng viên và các bạn góp ý để hoàn thiện hơn
trong lần sau.
Phân đoạn quá trình sản xuất xủa xí nghiệp được chia theo thứ tự từ khái quát
đến tỉ mỉ như sau:
1. Phân đoạn khối sản xuất, khâu và công việc
-

Khối sản xuất công nghệ: Đây là khối bao gồm những quá trình lao động trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, làm biến đổi
đối tượng lao động để sản xuất sản phẩm.

-

Khối sản xuất phụ trợ, phục vụ;


-

Khối quản lý

Trong khối sản xuất công nghệ của xí nghiệp được chia thành 3 khâu. Trong các
khâu lại chia nhỏ thành các công việc (phân đoạn cấp 3).
a, Khâu chuẩn bị sản xuất
Bao gồm những công tác chuẩn bị cho việc sản xuất một sản phẩm mới, bắt
đầu từ chuẩn bị nguyên phụ liệu, đến chuẩn bị mẫu và các tài liệu đi kèm.
Chuẩn bị sản xuất là tập hợp ba công đoạn chuẩn bị:
-

Chuẩn bị nguyên phụ liệu: Là công đoạn kiểm tra, phân loại thống kê, bảo quản
và chuyền giao nguyên phụ liệu vào sản xuất.

NGUYỄN TIẾN HUY

25

XDCTN&Mỏ – K56


×