Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Chủ nghĩa hiện sinh trong buồn nôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.21 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH
KHOA NGỮ VĂN

š¯›

ĐỀ TÀI

“BUỒN NÔN”
(JEAN PAUL SARTRE)
Môn:

Văn học Hy La, Tây Âu và Mỹ

GVHD:

ThS. Nguyễn Thành Trung

SVTH:

Nhóm 3

Lớp:

Văn 3B – K36

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2013


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT.....................................................................................2
I.JEAN PAUL SARTRE:........................................................................................5
II.TÁC PHẨM “BUỒN NÔN”:..............................................................................6
1.Giới thiệu:.........................................................................................................6
2.Tóm tắt:.............................................................................................................7
III.CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG QUAN NIỆM CỦA JEAN PAUL
SARTRE:.................................................................................................................9
1.Chủ nghĩa hiện sinh:.........................................................................................9
2.Chủ nghĩa hiện sinh trong quan niệm của Jean Paul Sartre:.........................11
I.KHÁI NIỆM TỰ THẾ (BEING IN ITSELF) VÀ THỨC THỂ (BEING FOR
ITSELF) CỦA JEAN PAUL SARTRE:...............................................................14
1.Tự thể (being in itself):...................................................................................14
2.Thức thể (being for itself):.............................................................................14
3.Phân biệt khái niệm tự thể và thức thể:..........................................................15
4.Quan niệm Tồn tại có trước nhận thức thể hiện trong tâm lý nhân vật
Roquentin:.........................................................................................................16
II.NHÂN VẬT HẦU TƯỚC DE ROLLEBON:..................................................17
1.Sự xuất hiện của nhân vật hầu tước de Rollebon và những chi tiếttrong tác
phẩm:.................................................................................................................17
2.Vai trò của hầu tước de Rollebon trong tác phẩm:........................................17
III.HƯ VÔ VÀ SỰ LÝ GIẢI HƯ VÔ QUA NHÂN VẬT ROQUENTIN:........19
1.Định nghĩa “hư vô”:.......................................................................................19

2


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B


2.Sự xuất hiện của hư vô trong tiểu thuyết:......................................................20
3.Sự lý giải hư vô qua nhân vật Roquentin:......................................................22
IV.NGUỒN GỐC CẢM GIÁC CÔ ĐƠN CỦA NHÂN VẬT ROQUENTIN VÀ
TƯƠNG QUAN CỦA CẢM NGHIỆM NÀY VỚI THẾ GIỚI XUNG QUANH:
................................................................................................................................23
1.Nguồn gốc cảm giác cô đơn của Roquentin:.................................................23
2.Sự tương quan của cảm nghiệm này với thế giới xung quanh:.....................26
a.Tương quan với thực thể:...........................................................................26
a.Tương quan với tình yêu – tình dục – hôn nhân:.......................................27
I.ĐIỂM THU HÚT CỦA TÁC PHẨM:................................................................29
1.Về hình thức:..................................................................................................29
a.Nhan đề:......................................................................................................29
b.Kết cấu:.......................................................................................................29
2.Về tính chất:....................................................................................................30
a.Lạ trong quen – quen trong lạ:...................................................................30
b.Chiều sâu của sự khó hiểu:.........................................................................30
3.Về ý nghĩa:......................................................................................................31
II.LIÊN HỆ GIỮA “BUỒN NÔN” VỚI NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG NHÀ
TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI HIỆN NAY:...................................................................32

3


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

MỞ ĐẦU
Jean Paul Sartre (1905 – 1980)là nhà văn,là một trong những nhân vật nòng
cốt trong hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, một trong những nhân vật

có ảnh hưởng lớn trong nền triết học Pháp thế kỷ XX và chủ nghĩa Marx.
Tác phẩm La Nausée (Buồn nôn), một cuốn tiểu thuyết kì lạ và mới mẻ đã
làm nên tên tuổi của J.P.Sartre. Tác phẩm này được coi là một trong số những
tác phẩm giá trị nhất của nền văn học thế kỉ XX, nhưng cũng là cuốn sách thuộc
vào loại khó đọc. Truyện Buồn nôn không phải là một truyện đầy đủ như mọi
truyện, mà nó ghép lại qua từng mảnh làm thành một. Mỗi bài có cái hay riêng,
lan tỏa khắp nơi mà hầu như là những bài bình luận. Buồn nôn đã cho chúng ta
thấy được sự sáng tạo, kĩ thuật hành văn và nhất là sự vĩ đại trong triết thuyết
của Jean Paul Sartre.
Những bài viết trong tập truyện được xoáy quanh một chủ đề buồn nôn,
nỗi chán ngấy đó là thảm kịch mà Roquentin trực diện với cuộc đời đang sống,
tất cả mọi tình huống được ghi lại như chứng tích dưới dạng thức nhật kí, đó là
tiêu biểu đáng kể mà Sartre đã sống qua vai trò của Antoine Roquentin một cảm
giác nhầy nhụa, ói mửa.
Sự hấp dẫn của Buồn nôn là không thể chối cãi, nó vừa là bài toán hóc búa
mà có nhiều lời giải tùy thuộc vào mỗi cá nhân trên hành trình đi tìm chân lý,
cũng vừa chứa đựng những triết lý sống thực của con người như chính là con
người vậy. Đến với Buồn nôn bằng một sự lao động trí óc nghiêm túc, mỗi
chúng ta không thể phủ nhận sự ham mê và thích thú của chính mình trên bước
đường tiến vào mê lộ của tác phẩm để giải mã những điều còn là bí ẩn trong
chính tâm thức của chúng ta. Trong giới hạn của bài viết, chúng tôi chỉ đi vào
giải quyết gọn ghẽ một số vấn đề quan trọng , bước đầu bộc lộ những suy nghĩ
riêng, những cách hiểu riêng, góp thêm tiếng nói vào diễn đàn của tác phẩm
đang còn nhiều tranh cãi này.

4


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B


NỘI DUNG
Chương I
KHÁI QUÁT
I.

JEAN PAUL SARTRE:
Jean Paul Sartre tên thực là Jean-Paul Charles Aymard Sartre (21/6/1905 –

15/4/1980). Là con của ông Jean-Baptiste Sartre, một vị sĩ quan Hải Quân và bà
Anne là người gốc Đức miền Alsace.Cha ông qua đời khi ông mới mười lăm
tháng tuổi, mẹ đưa về ở với ông bà ngoại ở ngoại ô Paris, chín năm sau thì mẹ
ông tái giá. Học hết bậc trung học, ông vào trường cao đẳng Sư phạm Paris, tốt
nghiệp bằng triết học hạng tối ưu năm 1929. Ông được bổ nhiệm đi dạy triết học
tại trường trung học các tỉnh rồi về Paris. Ông đi du lịch nhiều nước châu Âu và
vùng Cận Đông.
Từ năm 1933 đến năm 1934, ông thôi nghề dạy học và chuyên viết văn và
nghiên cứu triết học. Ông sang Đức và học thêm triết với các triết gia Đức lão
thành như Husserl và Heidegeer. Tác phẩm nổi tiếng đầu tiên là tiểu thuyết Buồn
nôn (1938) và tuyển tập truyện ngắn Bức tường (1939)được đánh giá là những
cuốn sách tiêu biểu cho dòng văn học phi lý, giúp Sartre trở thành một trong
những nhà văn hóa lớn nhất của nước Pháp thời kì này.
Thế chiến thứ II bùng nổ năm 1939. Sartre nhập ngũ với chức danh binh
nhì và bị phát xít Đức bắt làm tù binh. Trong tù ông soạn kịch để các bạn tù trình
diễn cho nhau xem. Năm 1941, sau khi được thả ông tham gia phong trào kháng
chiến và viết cho tờ báo bí mật. Trong những năm Pháp bị chiếm đóng, ông đã
cho trình diễn hai vở kịch đặc sắc: Những con ruồi với nội dung phê phán chế độ
phát xít hà khắc và vở Không lối thoát viết về số phận cô đơn của con người.
Sau chiến tranh, ông viết văn và làm báo. Ông cưới vợ, cô Ximono de
Boovoa, sau này cũng là một nhà văn hiện sinh. Ông sáng lập tạp chí Thời hiện

5


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

đạinăm 1945 và từ đó cùng với nhà văn khác như Albert Camus, Meclo Poongty
gây dựng phong trào hiện sinh ở Pháp.
Từ năm 1945 đến năm 1949, ông đã viết nhiều tác phẩm lớn như: Những
con đường tự do, tiểu thuyết gồm có ba phần: tuổi lí tính, triển hạn, cái chết
trong tâm hồn ; những vở kịch: Chết không mai táng, Những bàn tay bẩn, Ác
quỷ hay thiên thần,…
Năm 1943, ông viết một tác phẩm thuần túy triết học: Thực thể và hư vô.
Ông quan niệm lí thuyết hiện sinh thể hiện những giá trị nhân văn mới của thời
đại trong bài thuyết trình vào ngày 29/11/1945:L’existentialisme est un
humanisme (Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa nhân đạo) – cuốn sách khiến chủ
nghĩa hiện sinh nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Những tác phẩm văn học đã cụ
thể hóa nhận thức triết lí hiện sinh của ông.
Ông được biết đến cùng với người bạn đời (cũng là học trò) của mình là
Simone de Beauvoir, văn chương và triết học đặc sắc của hai người có tác động
qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
Về chính trị, ông đứng về phía tả và những lực lượng tiến bộ. Năm 1964
Sartre đượcViện Hàn lâm Thụy Điểnquyết định trao giải Nobel nhưng ông từ
chối nhận giải vì không muốn mình biến thành một thiết chế xã hội ảnh hưởng
đến công việc hoạt động chính trị cấp tiến.
Tóm lại, ông là nhà văn,là một trong những nhân vật nòng cốt trong hệ
thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, cũng là một trong những nhân vật có ảnh
hưởng lớn trong nền triết học Pháp thế kỷ XX và chủ nghĩa Marx. Các tác phẩm
phong phú cùng những hoạt động sôi nổi trong cuộc đời ông đã có một tác động
sâu rộng trong đời sống xã hội Pháp thập niên 1950 – 1960, khiến ông trở thành

thần tượng của thanh niên Pháp một thời.

II. TÁC PHẨM “BUỒN NÔN”:
1. Giới thiệu:
Tác phẩm La Nausée (Buồn nôn, 1938) là một trong những tác phẩm đáng
chú ý nhất của Jean Paul Sartre. Tác phẩm được viết dưới hình thức một cuốn

6


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

nhật kí của nhân vật chính trong truyện tên Antoine Roquentin: “Điều tốt nhất là
ghi lại những biến cố trong từng ngày một. Tạo giữ một cuốn nhật kí để nhìn
thấy rõ ở đấy. Đừng để vượt thoát những sắc thái, những sự kiện nhỏ nhặt, ngay
cả khi chúng không có vẻ gì cả, và nhất là xếp hạng chúng”. Roquentin là một
thanh niên trí thức đơn độc chẳng hề bị ràng buộc bởi bạn bè, gia đình và ngay
cả với công việc. Chàng sống một mình, hoàn toàn một mình, ngoại trừ chàng có
biết đến bà chủ quán “Rendez-vous des Cheminots” (Nơi hẹn các nhân viên
đường sắt) Francoise, anh chàng Tự Học ở thư viện thành phố,…Trong truyện
này, điều chủ yếu không phải là cốt truyện hành động của nhân vật mà là những
phản ứng của Roquentin trước mọi hiện tượng của cuộc sống.
Câu chuyện có vẻ như là một chuỗi tự sự tiêu cực và buồn chán, chứa đựng
đầy nỗi ngờ vực và trĩu nặng suy tư về tồn tại, hư vô.Mặc dù có một số ý kiến
cho rằng nó chỉ là một trò chơi triết học ngụy trang dưới hình thức tiểu thuyết,
nhưng sức lôi cuốn và hấp dẫn của nó là không thể phủ nhận.

2. Tóm tắt:
Dựa trên ba phần mà tác giả đã chia một cách có dụng ý, có thể tóm tắt tác

phẩm như sau:
Phần 1: Lời thưa trước của người xuất bản (trang 9)
Đây là lời dẫn dắt cho toàn bộ nội dung phía sau. Người xuất bản nhấn
mạnh những tập vở này đã được tìm thấy trong các giấy tờ của Antone
Roquentin (nhân vật chính trong tác phẩm). Người xuất bản cũng chỉ ra những
trang viết này được viết vào khoảng đầu tháng Giêng, 1932 sau khi Antone
Roquentin đi du lịch ở Trung Âu, Băc Phi và Viễn Đông và đã đến định cư tại
Bouville 3 năm để hoàn thành công trình nghiên cứu lịch sử về hầu tước De
Rollebon.
Phần 2: Tờ rời không ngày tháng (trang 12 – 15)
Roquentin muốn ghi lại những biến cố từng ngày một. Anh cảm thấy
mình đã sợ hãi nhưng không biết mình sợ gì. Anh không nghĩ là mình điên
nhưng lại nghĩ đó là một cơn khủng hoảng thoáng qua của bệnh điên khi anh
không dám ném hòn sỏi trên mặt biển như lũ trẻ.

7


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

Phần 3: Nhật kí (trang 17 - 438)
Nhật kí ghi chép các sự kiện và tâm trạng của Roquentin trong 22 ngày.
Antone Roquentin giới thiệu mình là một người sống một mình, hoàn toàn
một mình, chẳng bao giờ nói với ai, không cho gì và cũng không nhận gì. Hàng
ngày, ông ăn ở các quán quen và làm việc tại thư viện và nếu muốn thì ngủ với
một cô chủ quán cà phê Francois ở gần đó.
Công việc của ông ở Bouville là để tìm kiếm các tư liệu về bá tước De
Rollebon – một người có bộ mặt xấu xí nhưng lại được rất nhiều cô gái yêu
thích. Nhưng sau khi làm đến chương VII thì ông lại từ bỏ, bởi vì “tôi mà đã

không có đủ sức giữ lại quá khứ của tôi, thì tôi có thể nào hy vọng cứu vớt quá
khứ của người khác”.
Trong những lần vào thư viên để tìm kiếm tư liệu viết đề tài nghiên cứu
chàng quen với Ogier.P, thường được gọi là “chàng Tự Học” - ông này có tính
kỉ luật cao, đã và dành hàng trăm giờ đọc tại thư viện tất cả các đầu sách theo
chữ cái ABC. Ông thường nói với Roquentin và tâm sự với chàng rằng ông là cả
một xã hội.
Có một thời gian ông yêu và sống cùng một cô gái Anh tên là Anny, nhưng
giữa họ xảy ra cãi vã và chàng bỏ đi luôn, sau bốn năm gặp lại, lúc Anny ghé
qua Paris, và muốn gặp lại chàng, nhưng chàng cảm thấy nàng đã già và tình
cảm cũng phai nhạt, những khoảnh khắc tuyệt vời không còn nữa. Anny tiếp tục
đi du lịch với một người đàn ông Đức, đang chung sống với nàng.
Trong suốt thời gian này, có một thứ luôn theo và ám ảnh Roquentin đó
chính là những cơn Buồn Nôn. Nó xuất hiện ở bất cứ đâu trong suy nghĩ của ông
và càng ngày nó càng trở nên mạnh mẽ: Buồn Nôn khi sắp ném hòn cuội, Buồn
Nôn với dự án nghiên cứu của mình, với chàngTự Học, những kỉ niệm của ông
về Anny, ngay cả bàn tay của mình và vẻ đẹp của thiên nhiên,… ông quyết định
từ bỏ tất cả để đi đến Ba Lê khi nhận ra mình đang sống thừa giống Anny.
Những ngày cuối cùng ở Bouville, ông đã bắt đầu quan tâm tới mọi người
xung quanh, đặc biệt là khi chứng kiến chàng Tự Học bị đánh. Và chính bản
nhạc với những giai điệu nối tiếp nhau trong quán Rendez-vous des Cheminots

8


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

đã kết thúc cuốn nhật kí với sự tự chấp nhận bản thân, nhận ra ý nghĩa thực của
cuộc sống, và sự thay đổi trong suy nghĩ theo hướng tích cực của Roquentin.


III. CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG QUAN NIỆM CỦA
JEAN PAUL SARTRE:
1. Chủ nghĩa hiện sinh:
Chủ nghĩa hiện sinh (Existentialism) là từ dùng để nói về nghiên cứu của
một nhóm các triết gia cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, những người mà tuy
khác nhau về học thuyết nhưng có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát
từ chủ thể con người - không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc,
và hoạt động. Trong chủ nghĩa hiện sinh, xuất phát điểm của cá nhân được đặc tả
bởi cái từng được gọi là "thái độ hiện sinh" (the existential attitude), hay một
tình trạng mất định hướng và bối rối khi đứng trước một thế giới có vẻ như vô
nghĩa và phi lý. Các triết gia hiện sinh khi dùng từ hiện sinh là họ muốn nói tới
sự hiện tồn của con người. Họ không quan tâm gì đến sự tồn tại của thế giới vật
chất. Khi đề cập đến sự hiện tồn của con người là họ muốn nói đến sự hiện
hữu của từng cá thể đặc thù, chứ không phải tất cả loài người. Vấn đề của con
người, trong cái nhìn của họ, là phải trở nên có ý thức đầy đủ về bản ngã chân
thực của mình trong hoàn cảnh đặc thù mà hắn ta tìm thấy chính mình đang ở
trong đó. Vấn đề cơ bản này không thể giải quyết bằng tư duy thuần lý và những
ý tưởng trừu tượng về bản chất con người. Những quy luật phổ quát và những
khái niệm chung chung không thể minh giải nổi vấn đề của con người hoàn toàn
độc đáo, cụ thể, đặc thù. Không có những tiền lệ hay cẩm nang hướng dẫn hắn
trên con đường khó nhọc và đầy lo âu là trở thành chính mình. Các nhà tư tưởng
hiện sinh cho rằng thông qua “công trình” này, với sự kinh hãi và khắc khoải của
nó, con người có thể có được sự nhận thức sâu xa và chắc chắn về thực tại - cái
mà các triết gia truyền thống gọi là “hữu thể” - hơn bất kỳ phân tích lý lẽ trừu
tượng, riêng lẻ nào có thể mang lại.
Chủ nghĩa hiện sinhđã nổi lên như là một trào lưu trong triết học và văn
học thế kỷ XX, với những gương mặt tiêu biểu là Martin Heidegeer, Jean Paul
9



Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

Sartre, Simone de Beauvoir, Franz Kafka, Albert Camus, Fedor
Mikhailovitch Dostoievski. Thuật ngữ “Chủ nghĩa hiện sinh”(Existentialism)
được nhà triết học người Pháp Gabriel Marcel khởi xướng vào giữa những năm
1940 và được J.P.Sartre sử dụng trong bài thuyết trình của mình vào 29/11/1945
tại Paris. Bài thuyết trình sau đó được xuất bản thành cuốn sách mỏng mang tựa
đề “L'existentialisme est un humanisme” (Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa
nhân đạo). Cuốn sách này của Sartrekhiến chủ nghĩa hiện sinh nhanh chóng trở
nên nổi tiếng.
Chủ nghĩa hiện sinh chịu ảnh hưởng của các nhà triết học TK XIX
như Soren Kierkegaard và Friedrich Nietzsche. Hoặc có thể nói, Soren
Kierkegaard và Friedrich Nietzschelà hai nhà triết học được xem là nền tảng
cho chủ nghĩa hiện sinh. Họ chú trọng vào những sự trải nghiệm chủ quan của
con người hơn những chân lý khách quan của khoa học, cái mà họ coi rằng quá
xa cách để hiểu được những trải nghiệm của con người. Họ quan tâm đến cuộc
đấu tranh thầm lặng của mỗi cá nhân với sự vô nghĩa của cuộc sống và việc sử
dụng sự giải trí để tránh khỏi sự buồn chán. Kierkegaard và Nietzsche còn xem
xét vai trò của sự lựa chọn tự do - đặc biệt là về những giá trị và niềm tin căn bản
- và những lựa chọn đó thay đổi bản chất của người lựa chọn thế nào
Những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu lớn
của triết học châu Âu lục địa. Đến cuối Thế chiến II, nó trở thành một phong trào
rộng rãi, đặc biệt qua các tác phẩm của Jean-Paul Sartre, Albert Camus cùng một
số các tác giả khác ở Paris sau 1945. Các tác phẩm của họ chú trọng vào các chủ
đề như "nỗi sợ, sự buồn chán, sự lạc lõng trong xã hội, sự phi lý, tự do, cam kết
và hư vô" như là nền tảng của sự hiện sinh con người.
Từ hiện tượng học đến triết học hiện sinh là con đường tất yếu của tư
tưởng thế kỷ XX, mà lịch sử đã chọn J-P.Sartrelà người phát ngôn của thời đại.

Dựa trên phương pháp của Husserl, Heidegger đặt ra khả năng tư duy để vượt
ra khỏi cái tồn tại và hiểu về tồn tại. Nếu như Husserl tập trung vào cơ cấu
những hiện tượng và dạng thức hiển lộ của chúng trước tâm thức thì Heidegger
đi vào xác định bản thể của hiện tồn. Tư tưởng của Heidegger có thể “gói gọn”
như sau: “Chúng ta không bao giờ tìm thấy căn nguyên trong uyên nguyên và

10


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

Tính thể không bao giờ là một thể”. Điều đó có nghĩa là con người tồn tại nhưng
không bao giờ trở thành đúng là mình và tính luôn tồn tại ở mỗi người nhưng
mãi mãi chỉ đang là. Việc đặt câu hỏi về nghĩa của tính, Heideggerđã thức tỉnh
nhân loại nhìn vào chính bản thân để đừng lãng quên hữu thể. Có thể nói không
có Heidegger thì triết học hiện sinh của J.P.Sartre khó hình thành. Vậy có thể
thấyrằng Husserl và Heidegger đã có một vị trí quan trọng trong việc khởi
nguồn một trào lưu triết học mới ở phương Tây mà trong đó nổi bật là triết học
hiện sinh. Với luận triết của Heidegger cộng với điều kiện lịch sử của một
phương Tây suy tàn sau Đại chiến thế giới thứ II thì tư tưởng hiện sinh có điều
kiện nảy nở với sự xuất hiện liên tiếp nhiều triết gia hiện sinh và tạo nên Chủ
nghĩa Hiện sinhở phương Tây thế kỷ 20. Con đường từ Heidegger đến Sartre
là một biến thể đặc biệt: đó là quá trình biến đổi từ Hiện tượng học sang triết
học hiện sinh mà Heidegger chỉ đóng vai trò bắc cầu.

2. Chủ nghĩa hiện sinh trong quan niệm của Jean Paul Sartre:
Tư tưởngSartrenối tiếp và phát triển tư tưởngHeidegger.Điều này có thể
do triết luận của Heidegger trừu tượng trong khi cách trình bày của Sartre lại khá
cụ thể. Một vấn đề quan trọng là Sartre thể hiện tư tưởng ấy qua văn chương.

Chính vì thế chủ nghĩa hiện sinh nảy nở với tâm điểm là Sartre. Với Sartre, con
người hiện sinh có hai đặc điểm chính: một là, con người tự tạo nên mình; hai
là, để tạo nên mình con người lựa chọn tự do. Sartre đã khẳng định vai trò của
chủ thể và con người tạo dựng cho thế giới những giá trị của con người gán cho
nó.
Sự biến chuyển trong quan niệm của Sartre khi nói về hiện tồn đó là chủ
thể nhận thức về mình như đặc thù một cá thể. Hiện tính thể không phải là việc
hoàn nguyên của tự tính mà là tồn tại thông qua sự lựa chọn để vượt lên cái
thường nhật và trở thành Tính. Trong tác phẩm triết họcTồn tại và Hư vô (L'Être
et le Néant),Sartre đưa ra mệnh đề nổi tiếng:“Tôi chỉ hiện hữu khi tôi sẽ không
hiện hữu nữa”. Theo Sartre, con người luôn phải đối diện với cái chết, cũng như
con người từ hư vô trở về hư vô nên cuộc đời con người như một đường hầm
không lối thoát. Vì ý thức được điều đó cũng như nhận ra con người là hữu thể
cô đơn nên“Lo âu là sự nắm bắt phản tính tự do bởi chính nó”.Con người lo
11


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

âu vì phải mang trách nhiệm với bản thân. Cuộc tồn sinh là quá trình làm nên
mình nên lo âu là bạn đồng hành của con người. Và, khi lo âu kéo dài không có
đường giải thoát thì con người rơi vào tuyệt vọng vì con đường trước mắt là hư
vô. Tuy nhiên tuyệt vọng không phải là buông xuôi, khuất phục mà con người
bắt buộc phải nhập cuộc. Hành trình làm người là một quá trình mâu thuẫn, đau
khổ vì không có một thước đo, chuẩnmực đểhướng tới. Chính vì con người bị
(được) sinh ra để đi đến cõi chết và trong cuộc hành trình về với hư vô lại quá
trĩu nặng trách nhiệm cũng như sợ hãi nêncuộc đời thật phi lý biết bao. Song,
trong cái vòng bắt buộc của phận người ta có quyền lựa chọn để làm nên ta. Vậy,
cuộc đời không phải là phận số mà lànhững lựa chọn, những lựa chọn giúp ta

trở thành con người. Chỉ khi hiện sinh, đối mặt với mọi tình huống ta mới biết
bản chất của mình.
Tất cả những vấn đềSartređặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm người,cụ
thể là:Hữu thể là một thảm kịch, là phi lý, là hư vô;con ngườiluôn cô đơn và
cái chết luôn hiện diện.Nhưng con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc
tự do làm nên lịch sử của mình bằng những dự phóng. Bên cạnh đó, chính
cuộc hiện sinh lại làm con người tha hóa vì tha nhân. Từ những luận đề trên,
Sartre đã mang đến cho văn chương một luồng sinh khí mới. Từ quan niệm vềtự
do, Sartre đã cho rằng: “… niềm vui thẩm mỹ sinh ra từ tầm mức ý thức của tôi
khi tôi thu hồi và nội hiện các phi ngã cao nhất, bởi vì tôi biến cái đạt ngay thành
mệnh lệnh và làm cho nó nổi bật lên: thế giới là nhiệm vụ của tôi, nghĩa là chức
năng chủ yếu và tự nguyện ưng thuận của niềm tự do của tôi chính thị là đem
đến cho tồn tại đối tượng duy nhất và tuyệt đối là vũ trụ trong một vận hành vô
điều kiện” . Vậysáng tạo nghệ thuật không chỉ là con đường giải thoát khỏi
hư vô mà sáng tạo còn là cách thức cao nhất bộc lộ tự docá nhân.Bên cạnh
đó, khi con người phải tự làm nên mình thìsáng tạo còn là sựtrải nghiệm. Đó là
“cốt yếu đối với sự toàn vẹn của tồn tại”, bởi đó là quá trình vừa khám phá thế
giới vừa khám phá bản thân vì người ta không có nhiều cuộc đời để sống. Cuộc
vượt lên và giải thoát đó vừa tạo nên giá trị văn chương vừa tạo nên giá trị nhân
vị. Không chỉ từ quan niệm về con người để trả lời câu hỏi “văn học là gì?”.
Sartre còn vận dụng luận thuyết của mình trong sáng tạo nghệ thuật. Những tác

12


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

phẩm văn học của Sartre đều bộc lộ tự tưởng triết học của Sartre trongTồn tại và
Hư vô,đó là: Hiện sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong thế giới,

một thế giới mà trong đó ta bị đẩy vào và chờ đợi ở ta một ý nghĩa.
Từ cách tư duy của Husserl và Heidegger về ý thức, Sartre nhận racái phi
lý của đời người. Con đường từhiện tượng họcđếntriết học hiệnsinhlà con
đường đi từ phương pháp luận của Husserl đến cách thức lý luận và suy nghiệm
của Sartre. Khi hiện thực thời đại trở nên bi đát, thân phận con người trở nên
mong manh trước biến động của lịch sử và cái chết đang rình rập khắp nơi thì
những vấn đề Sartre đặt ra trở thànhtâm thức thời đại; và từ đó triết học, văn
học có nhiều bước ngoặt mới. Cuộc khai chiến của Nietzche về việc lật đổ các
giá trị đã tạo tiền đề cho phương pháp tìm kiếm nhìn nhận lại các giá trị của
Husserl và cũng giúp cho Heidegger nhìn vào chính giá trị của cuộc tồn
hữu.Sartre đã tiến thêm một bước, ông chứng minh các giá trị. Cái bí ẩn và
không thể biết trước được trong luận thuyết của Heidegger đã được Sartre cụ thể
hóa. Tất cả những chiêm nghiệm, suy tư của Heidegger về hiện hữu cũng như lý
luận về triết học hiện sinh của Sartre đã chiếu dọi vào văn học nhân loại một
cách nhìn, một cáchsuy tưởng về thân phận con người mang giá trị nhân đạo sâu
sắc. Vậy con đường từ hiện tượng học đến chủ nghĩa hiện sinh cũng là con
đường từ triết học đến văn học. Trên con đường ấy có rất nhiều ngã rẽ
nhưng cái đích đến cũng chỉ là một - cái đích cao cả nhất - là hướng tới con
người.

13


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

Chương II
NỘI DUNG
I.


KHÁI NIỆM TỰ THẾ (BEING IN ITSELF) VÀ THỨC
THỂ (BEING FOR ITSELF) CỦA JEAN PAUL
SARTRE:
1. Tự thể (being in itself):
Theo quan niệm của Sartre, tự thể là một cái “luôn có nó, không có gì có

thể thay đổi được, nó luôn luôn vẫn thế”. Do đó nó khỗng cần phải hiện hữu. Tự
thể là một “cái” dư thừa: “Vì không được tạo dựng nên, tự thể không có lý do
hiện hữu, nó muôn đời là cái dư thừa”
Trong tác phẩm Hữu thể và hư vô, Sartre viết: “Tự thể là chính nó. Điều đó
có nghĩa là tự thể tự nội thì không có tính thụ động hay tính chủ động. Đặc biệt
nhất là tự thể thì không chủ động: để có được mục đích và các phương tiện thì
cần phải có tự thể trước đã. Càng hơn thế nữa, tự thể không thể thụ động được,
bởi vì, để có thể thụ động thì tất nhiên phải hiện hữu đã’. Như vậy, ta nhận thấy
rằng tự thể là cái luôn có nhưng ta lại không thể bình luận được gì về nó cả. Và
vì thế, nó trở thành “dư thừa”, trở thành cái vô tri vô giác, hữu danh vô thực.
Nói tóm lại, ở đây, chúng ta có thể hiểu quan niệm của Sartre về tự thể như
sau: Tự thể là một khối đặc, tràn đầy và không thấu suốt, đến nỗi không còn sót
lại bất cự một kẽ hở tối thiểu nào có thể tạo nên được một tương quan. Cũng vì
những đặc tính đó của nó mà tự thể không còn biết đến một tha thể nào có thể
chen chân len lỏi vào trong đó được.

2. Thức thể (being for itself):
Sartre đã gọi thức thể là một mặc khải được mặc khải. Nghĩa là bản chất
của thức thể được ẩn chứa trong tác động mặc khải sự vật nọ, nhưng đồng thời
nó lại được mặc khải như là thức thể về sự vật đó. Điều đó muốn nói rằng thức
14


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)

Nhóm 3 – Văn 3B

thể không có bản thể riêng cho mình. Nó chỉ là một “hiện diện” thuần túy theo
nghĩa là nó chỉ hiện hữu trong mức độ nó hiện hữu mà thôi. Vì quan niệm về
thức thể như thế, nên Sartre đã đưa ra một câu định nghĩa rất nổi danh: “ Thức
thể là một tự thể, mà vì tự thể đó có vấn nạn về tự thể trong tự thể của nó xét
như tự thể đó bao hàm một tự thể khác không phải là nó”. Định nghĩa thuần túy
mang “bản chất Sartre”, nghĩa là trong câu định nghĩa trên, Sartre đã không
những nhấn mạnh đến phương diện tự thể: nhưng ý nghĩa của nó còn quá hàm
súc và sâu sắc, nên có lẽ ngoài triết nhân ra, khó có ai hiểu được hết. Điểm đặc
biệt trong câu định nghĩa trên của Sartre là ông đã phát biểu một cách rõ ràng
quan điểm của ông về thức thể. Nói cách khác, theo Sartre, bản chất của thức
thể là mặc khải một tự thể khác không phải là chính nó, và thức thể hoàn toàn
lệ thuộc vào tự thể đó, đến nỗi nếu không có tư thể đó thì không thể có tự thể của
thức thể được. Ở đây, chúng ta cũng ghi nhận rằng, Sartre đã nhắc đến vai trò
của thức thể đối với tự thể

3. Phân biệt khái niệm tự thể và thức thể:
Sartre từng viết: “Quả thực đó là tự thể, nếu chúng ta định nghĩa nó bằng
cách đem so sánh với thức thể, hầu để làm cho các ý tưởng thêm rõ ràng hơn:
Nó là ý niệm trong tư duy, nghĩa là vật tự nội hoàn toàn tùy thuộc vào chính
mình, không còn một chút kẽ hở nào sót lại. Đứng về phương diện này, người ta
không thể gọi nó là nội tại tính được, bởi vì, dù nội tại tính hoàn toàn tương
quan với chính mình, nhưng nó hãy còn dành lại một chút khoảng cách tối thiểu
nào đó vừa đủ để có thể đi từ chính mình đến với chính mình. Trong khi đó, tự
thể lại không có tương quan với chính mình: Nó là chính nó. Mọi sự xảy ra như
thể để giải trừ sự quả quyết về chính mình ra khỏi lòng tự thể, thì cần phải có
một sự nới lỏng đối với tự thể”.
Nói tóm lại, Jean-Pual Sartre cho rằng tự thể là một siêu việt đối với thức
thể con người. Nếu thức thể là thức thể một đối tượng, nên nếu không có đối

tượng để thức thể, thì tất nhiên không thể có thức thể. Như vậy, đối tượng của
thức thể không phải là thức thể, nhưng đứng đối diện với thức thể và ở ngoài
thức thể. Nhưng tự thể lại không phải là đối tượng của của thức thể, vì nó tự nội

15


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

và là chính nó, và hơn nữa, nó là một khối dày đặc, không còn một chút kẽ hở
cho thức thể chen chân vào. Điều đó cũng muốn nói rằng tự thể là một cái có
bản tín ngược lại với bản tính của thức thể , nó không phải là môt tư tưởng và
cũng không thuộc về bản tính của tư duy.

4. Quan niệm Tồn tại có trước nhận thức thể hiện trong tâm lý
nhân vật Roquentin:
Trong tác phẩm ta nhận thấy nhân vật Roquentin luôn nhận thức về
những hiện tượng, sự việc xảy ra trong quá khứ. Còn những hiện tượng
đang diễn ra tại chính thời điểm ông đang hiện hữu thì dường như ông
không nhận thức chúng.
Theo ông: “Khi người ta sống chẳng có gì xảy đến, những bối cảnh
thay đổi, người người đi ra đi vào chỉ có thế. Không bao giờ có những lúc
khởi đầu, ngày tháng nối tiếp ngày tháng, không tiết kiệm, không lí do, đấy
là một con toán cộng bất tận và đơn điệu, buôn nản. Thỉnh thoảng người
ta lại đưa ra một tổng số có tính chất phần bộ: người ta bảo tôi đi du lịch
ba năm rồi, ba năm rồi tôi ở Bouville. Cũng chẳng có kết thúc nữa: người
ta không bao giờ xa lìa một người đàn bà, một người bạn, một thành phố
trong một lần thiên thu duy nhất. Rồi tất cả lại tập hợp lại: Thượng Hải,
Mạc Thư Khoa, Alger, chừng mười lăm thành phố ý hệt như nhau”. Để

một ngày nào đấy, tại một thời điểm hiện tại, khi tất cả những sự tồn tại
này đã đi vào quá khứ, người ta mới nhận thức lại những gì đã từng tồn tại
đó. Và có thể người ta sẽ “nhận ra mình đang sống lang bang với một
thiếu phụ, đang dán mình vào một câu chuyện nhơ nhớp”. Nhưng sự nhận
thức đã tồn tại ấy diễn ra trong mọt thời gian ngắn ngủi- “thời gian của
một lần chớp”. Rồi sau đó người ta lại quay trở lại lối sống theo lối “ bắt
đầu cộng lại những giờ, những phút, những ngày. Thứ hai, thứ ba, thứ tư.
Tháng tư, tháng, năm tháng sáu. Năm 1924, 1925,1926”. Khi sự tồn tại kết
thúc cũng là lúc người ta bắt đầu khởi sự, khởi sự quá trình nhận thức.

16


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

II. NHÂN VẬT HẦU TƯỚC DE ROLLEBON:
1. Sự xuất hiện của nhân vật hầu tước de Rollebon và những chi
tiếttrong tác phẩm:
Nhân vật hầu tước De Rollebon xuất hiện trong tác phẩm Buồn nôn không
chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống có cảm xúc và hành động.Ông chính là
người mà Antoine Roquentin vô cùng ngưỡng mộ, vì vậy Antoine Roquentin đã
đến trọ tại một khách sạn nhỏ trong thị xã Bouville để sưu tầm tài liệu về cuộc
sống của bá tước De Rollebon, một nhà phiêu lưu ít ai biết tới của thế kỷ XVIII.
Và nhân vật này là cảm hứng để cho Antoine Roquentin viết một cuốn sách lịch
sử.
Nói về De Rollebon, trong tác phẩm chỉ đề cập đến hai điểm sau: thứ nhất,
ông là con người xấu xí nhưng ông lại được lòng của nhiều người phụ nữ:“Ông
được tất cả mệnh phụ trong triều yêu thương, không phải bằng cách làm trò hề
như kiểu Voisenon, con người xấu xí như khỉ, mà bằng một áp lực kì lạ như nam

châm”; thứ hai, Tcherkoff cho rằng chính De Rollebon là kẻ đã nhận nhiệm vụ
thúc đẩy từng cá nhân các người dự mưu trong cuộc ám sát hoàng đế Paul đệ I,
nhưng Roquentin đã chối bỏ và không tin vào điều này, đó cũng là dấu hỏi mà
anh ta luôn băn khoăn bấy lâu. Như vậy, ta thấy sự góp mặt của viên hầu tước
De Rollebon trong Buồn nôn không được chú ý nhiều đến thân thế, hành động
hay tính cách, De Rollebon xuất hiện phản chiếu qua khối óc và những suy nghĩ
của Roquentin, dường như ông ta là một thế giới bí ẩn, mờ mịt mà Roquentin
thuộc trong đó để chiêm nghiệm, đánh giá về một con người.

2. Vai trò của hầu tước de Rollebon trong tác phẩm:
Con người này đã để lại trong suy nghĩ của Antoine Roquentin những trạng
thái, cung bậc tình cảm khác nhau. Ban đầu là sức hút quyến rũ “ông có vẻ
quyến rũ tôi mãnh liệt và ngay tức khắc, căn cứ trên dòng chữ nhỏ nhắt đó, tôi
yêu ông xiết bao”, sau có lúc lại tỏ ra buồn nản, chán ghét “nhưng bây giờ con
người ấy làm tôi buồn nản”, có khi cảm thấy chán ngấy như trong một cảm giác
kinh tởm, ngay cả đến giấc ngủ cũng bị ám ảnh “dường như tôi thấy khuôn mặt
mình hay cảm nghiệm thân thể mình, bằng một thứ cảm giác nặng nề và có tính
17


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

cách cơ thể. Nhưng còn những người khác, như Rollebon chẳng hạn. Khuôn mặt
ông có được ngủ yên khi nhìn trong mắt kính hay không”. Và từ đó những cơn
buồn nôn bắt đầu kéo đến. Qua đó, ta có thể thấy rằng, quá trình nghiên cứu của
nhân vật Roquentin về nhân vật Rollebon là khởi đầu cho những cảm giác khác
thường trong chàng: cảm giác Buồn Nôn.
Dường như Antonie Roquentin chứa đựng những mâu thuẫn về sự hiện
sinh của vị hầu tước này, có lúc chàng coi De Rollebon là một người thú vị, tốt

bụng, đơn giản và ngây thơ , là tượng trưng cho sự biện chứng duy nhất trong
cuộc đời anh ta, song anh ta cũng cảm thấy mệt mỏi vì ông hầu tước, ghê tởm
con người ấy: “Tôi không viết tiếp tác phẩm của mình về Rollebon nữa, thế là
hết, tôi chẳng thể nào viết được nữa”. Và cũng vì một lí do chính đáng hơn: “Tôi
mà đã không có sức giữ lại quá khứ của tôi , thì tôi có thể nào hi vọng cứu vớt
quá khứ của người khác”.
Mặc dù đã ngừng nghiên cứu về Rollebon nhưng những hình ảnh về ông
cũng không dễ dàng mất đi trong đầu Roquentin, bởi lẽ hình ảnh đó đã hiện hữu
trong chàng từ rất lâu giống như một cá thể sống hiện hữu trong chính con người
chàng. Có thể nói sự nghiệp nghiên cứu về hầu tước Rollebon là niềm đam mê
lớn của chàng, chính vì vậy khi quyết định từ bỏ thì niềm đam mê ấy cũng đã kết
thúc. Điều đó cho ta thấy được rằng, với Roquentin, hầu tước Rollebon là người
phối ngẫu, là người cần đến ông để cảm nghiệm hiện thể của mình. Và ở một
khía cạnh nào đó, ông hầu tước chính là động lực để chàng tồn tại, khi quyết
định không viết tiếp về hầu tước, chàng dường như thấy mất phương hướng của
cuộc sống.
Rollebon chính là một hiện thể để biểu tượng ra với cuộc đời Roquentin,
chính Rollebon đã hiện thể trong Roquentin và làm cho Roquentin sống một
cuộc sống với những trải nghiệm khác nhau mà chính đôi khi bản thân chàng
cũng không hiểu: “Tôi chẳng còn nhận ra tôi hiện hữu nữa, tôi đã chẳng hiện
hữu trong tôi, nhưng là trong chính ông ta, chính vì ông ta mà tôi ăn uống, vì
ông ta mà tôi hô hấp, một cử chỉ của tôi đều mang chứa một ý nghĩa bên ngoài,
như thế đấy đối diện với chính tôi trong con người ông ta… Ở bên kia mặt giấy,
tôi nhìn thấy viên hầu tước, người đã kêu đòi cử chỉ này nọ, người mà cử chỉ đó

18


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B


đã nối dài, củng cố cho sự hiện hữu của ông ta. Tôi chỉ là phương tiện để ông ta
sống, ông ta là lí do hiện hữu của tôi…”
Trong tác phẩm, viên hầu tước là một cá thể sống và đôi khi còn chi phối
cả chủ thể, cá thể đó cũng mang những đặc điểm tâm lý và gây ra cảm giác khó
chịu- cảm giác buồn nôn cho chủ thể hiện hữu mà mỗi lần Roquentin nghĩ tới
viên hầu tước thì cảm giác Buồn Nônđó lại càng rõ ràng hơn. Hầu tước Rollebon
trong tác phẩm đóng vai trò như là một sự thể nghiệm một cuộc sống khác, một
con người khác nữa tồn tại trong con người, bởi sự trải nghiệm là quá trình vừa
khám phá thế giới vừa khám phá bản than, khám phá ra lí do tồn tại của con
người là…không có lý do gì hết cũng như chính hầu tước Rollebon vậy, không
có một đáp án chính xác nào về cuộc đời thật của ông, cũng như Buồn Nôn như
là một biểu tượng về bản năng, về sự phi lí của việc con người tồn tại bằng một
lí do nào đấy, mà thực ra không có lí do nào cho sự tồn tại cả.

III. HƯ VÔ VÀ SỰ LÝ GIẢI HƯ VÔ QUA NHÂN VẬT
ROQUENTIN:
1. Định nghĩa “hư vô”:
Theo quan niệm triết học, “hư vô” có nghĩa là “không, chẳng có gì hết, thiệt
như giả, giả như thiệt, thấy đó rồi mất đó”, còn trong tác phẩm, để định nghĩa
đầy đủ được từ này cần phải nắm được hoàn cảnh xuất hiện của nó.
Qua lời nói của Roquentin, ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần về sự “tan biến
vào cõi hư vô”, như vậy, chúng ta có thể hiểu, “hư vô” là thế giới mà tất cả mọi
vật đều đi đến, đó là một điểm hẹn – dù không biết điểm hẹn đó tốt hay xấu,
nhưng tất cả mọi vật, sau quá trình hiện hữu của mình, đều đi đến điểm hẹn và
gặp nhau ở đó – đó chính là cõi hư vô.
Nhưng với Roquentin, “hư vô” còn là một sự bắt đầu của mọi vật, mọi thứ
“xuất lộ ra từ hư vô, dần dà trưởng thành, rồi bừng nở”.
Như vậy, chúng ta có thể hình dung rằng, “hư vô” là một thế giới không nhìn
thấy, ở đó muôn loài được sinh ra, dưới muôn hình vạn trạng, mỗi loài hiện hữu,


19


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

tồn tại và mục đích cuối cùng cũng là trở về với nơi sinh ra nó – cõi hư vô, cũng
giống như quan niệm của con người “cát bụi lại trở về với cát bụi”.

2. Sự xuất hiện của hư vô trong tiểu thuyết:
Hư vô được nhắc đến trong tiểu thuyết khá nhiều lần, lúc thì hư vô nằm đằng
sau tồn tại, lúc hư vô là một dạng tồn tại, cụ thể:
• Hư vô nằm sau tồn tại:
“Chốc nữa đây sẽ là điệp khúc, đấy chính là đoạn tôi yêu thích nhất, và cả
cái cách nó lao vào mình đột ngột đến trước, như một tảng đá dựng trên mặt
biển. lúc này đây đang là điệu Jazz; không có âm điệu hài hòa mà chỉ toàn nốt
nhạc là nốt nhạc, một tập hợp vô số những kích động nhỏ. Chúng không biết đến
sự nghỉ ngơi, một trật tự kiên cố khai sinh và hủy diệt chúng, không bao giờ ban
cho chúng thời gian nhàn rỗi để hưng phục lấy mình, để hiện hữu cho mình.
Chúng chạy ùa tới, chúng xô đẩy nhau, chúng đập vào tôi một thanh âm cụt lủn
khi đi ngang qua và tan biến vào cõi hư vô. [Tr.57]
Hòa âm cuối cùng đã tan vào hư vô. Trong khoảng im lặng ngắn ngủi tiếp
theo, tôi cảm thấy một cách mạnh mẽ rằng nó đang ở đấy, rằng một cái gì đã
xảy ra. [Tr.59]
Người ta cảm thấy rằng mỗi một khoảnh khắc đều tan biến vào hư vô và
không nên nhọc công níu giữ nó lại, vân vân và vân vân. [tr.143].
Kế đó, tại Sài Gòn, khi tôi quyết định trở về Pháp, tất cả những gì hãy còn
lưu giữ trong tôi – những khuôn mặt xa lạ, những công trường, những bến tàu
dọc theo bờ sông dài – tất cả đều bị tan biến vào hư vô. [Tr.160,161].

Giờ đây, chẳng còn gì nữa. Cũng chẳng còn một chút hoài niệm nào về vẻ
rạng rỡ tươi mát của những vệt mực khô này. Đấy là lỗi ở tôi: những lời duy
nhất chẳng nên thốt ra, tôi lại nói lên: tôi đã nói rằng quá khứ chẳng hiện hữu.
Và đột ngột, im lìm, De Rollebon đã quay trở lại cõi hư vô. [Tr.240].
Tư tưởng của tôi, chính là tôi: đó là lý do vì sao tôi không thể ngưng lại
được. Tôi hiện hữu bởi những gì tôi đang suy tưởng… và tôi không thể ngăn
mình thôi suy tưởng. Ngay cả trong giây phút này – thật là kinh khủng – nếu như
tôi đang hiện hữu. Chính tôi, chính tôi, đang thu lùi mình về cõi hư vô mà tôi

20


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

khát vọng: lòng thù ghét, lòng kinh tởm hiện hữu, bấy nhiêu tình cảm đó ;là bấy
nhiêu cách thái để làm cho tôi hiện hữu, để dìm sâu tôi vào trong hiện hữu.
[Tr.248,248].
Không thể nào nhìn sư vật theo kiểu đó. Những sự nhu nhược, những sự yếu
đuối, vâng, đúng thế, những chiếc cây bềnh bồng. Mộ sự nảy vọt lên về hướng
trời xanh? Một sự thất vọng, chán nản thì đúng hơn; ở mỗi một giây phút tôi đều
chờ đợi để thấy những chiếc nhẫn nhẵn nhụi lại như những dương vật mệt lử co
quắp lại và ngã quỵ xuống mặt đất thành một đống đen mềm xìu với những nếp
gấp. Chúng đã không muốn hiện hữu, duy có điều chúng không thể nào ngăn
mình hiện hữu: thế đấy. Lúc bấy giờ chúng từ từ làm công việc chế biến thực
phẩm, chẳng chút hăng hái; nhựa chậm chạp dâng lên trong các ống dẫn với
lòng miễn cưỡng, và những chiếc rễ chậm rãi ăn sâu vào lòng đất. Nhưng ở mỗi
giây phút dường như chúng đều vừa dựng thẳng nơi đó, vừa sắp sửa tan biến
vào hư vô. [Tr.331,332].
• Hư vô là một dạng tồn tại:

Đối với tôi, quá khứ chỉ là một cuộc ẩn dật: đấy là một cách thái khác để
hiện hữu, một trạng thái khác nghỉ ngơi và vô hoạt; mỗi biến cố, một khi đã
chấm dứt vai trò, đều tự mình sắp xếp một cách khôn ngoan trong một chiếc hộp
và trở thành một biến cố khả kính: người ta phải hao hơi tổn lực biết bao để
tưởng tượng ra hư vô. Giờ đây, tôi đã biết rõ; toàn thể sự vật đều chỉ là những
lộ diện của chúng – và đằng sau chúng… tuyệt chẳng có gì. [Tr.238,239].
Tôi không phải không vui khi thấy một vật gì động đậy, điều đó làm thay đổi
tôi nơi tất cả những hiện hữu bất động kia, những hiện hữu đang chăm chăm
nhìn tôi như những con mắt đăm đăm. Trong khi theo dõi chuyển động đong đưa
của các cành cây, tôi tự nhủ: những chuyển động chẳng bao giờ hiện hữu hoàn
toàn, đấy chỉ là những giai đoạn chuyển tiếp, những giai đoạn trung gian giữa
hai hiện hữu, những khoảng thời gian sa sút. Tôi sắp sửa nhìn thấy chúng xuất
lộ ra từ hư vô, dần dà trưởng thành, rồi bừng nở; sau cùng, tôi sắp bắt chợt
những hiện hữu đang hóa sinh. [Tr.328,329].
Tuyệt chẳng có gì trước khi thế giới hiện hữu. Chẳng có gì. Chẳng có giây
phút nào mà thế giới đã không thể không hiện hữu. Chính điều này làm tôi giận
21


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

dữ: hiển nhiên là chẳng có bất cứ lý do nào cho nó hiện hữu, cái loài côn trùng
mềm nhão này. Nhưng không thể nào nó lại không hiện hữu. Đấy là điều không
thể nghĩ tưởng được: để tưởng tượng ra hư vô thì người ta đã hiện hữu rồi, giữa
lòng thế giới và đôi mắt mở to, sinh động; hư vô, hư vô chỉ là một ý tưởng trong
đầu óc tôi, một ý tưởng đang hiện hữu bềnh bồng trong cõi bao la này: trạng
thái hư vô đó đã không đến trước hiện hữu, nó là một hiện hữu khác, và đã xuất
hiện sau nhiều hiện hữu khác. [Tr.334,335].


3. Sự lý giải hư vô qua nhân vật Roquentin:
• Hư vô nằm sau tồn tại: Thông qua nhân vật Roquentin, chúng tôi
hiểu rằng, hư vô nằm sau tồn tại nghĩa là đằng sau sự hiện hữu của
môn loài là cái chết, là một thế giới hư vô. Mọi thứ, kể cả con người
luôn phải đối diện với cái chết, từ hư vô lại trở về với hư vô, chính vì
thế con người cảm thấy tuyệt vọng “Người ta cảm thấy rằng mỗi một
khoảnh khắc đều tan biến vào hư vô và không nên nhọc công níu giữ
nó lại”.
• Hư vô là một dạng của tồn tại: có nghĩa là con người vẫn đang hiện
hữu ngay cả khi ở trong hư vô. Lúc này hư vô không còn là cái đáng
sợ nữa. Sartre đã phát biểu “tôi chỉ hiện hữu khi tôi sẽ không hiện hữu
nữa”, chết không có nghĩa là hết, mà trong thế giới hư vô đó, con
người mới ý thức được bản chất của chính mình.
Qua nhân vật Roquentin, chúng ta ý thức được rằng, con người khi sinh ra
– lớn lên – chết đi đều nằm trong một vòng tuần hoàn, ai cũng phải trải qua quy
luật đó, chính cái quy luật này khiến cho người ta cảm thấy cuộc đời thật phi lí
và con người cảm thấy tuyệt vọng, cô đơn trong cuộc sống. Con người luôn phải
đối diện với cái chết, đó là cõi hư vô, chính vì vậy con người cảm thấy bất lực,
không lối thoát. Nhưng Roquentin cũng cho ta thấy được rằng, “hư vô cũng là
tồn tại”, nghĩa là con người sẽ ý thức được chặng đường làm người của mình
trong cõi hư vô đó.
Camus là người đề cao chủ nghĩa hiện sinh phi lí, ông xem cuộc đời là phi
lí, song cái phi lí này không phải để kêu gọi con người vào cõi hư vô, mà nó
chính là lời mời gọi con người can đảm nhận lãnh trách nhiệm ở đời. Cuộc đời
22


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B


đã phi lí thì con người phải tìm cách chiến thắng nó bằng cách sống hết mình
trong sự thụ cảm phi lí đó.
Như vậy, có thể rút ra kết luận rằng, con người được sinh ra để đến cõi
chết, tất cả rồi phải chết, nhưng hành trình trở về cõi hư vô đó không phải là một
hành trình đơn giản, bởi chặng đường đó có quá nhiều điều khiến con người thấy
cô đơn và sợ hãi, chính điều đó nên Camus đã khẳng định “Cuộc đời là phi lí”.
Tuy nhiên, cái cốt lõi ở đây là gì? Khi trước mắt mình là một cõi hư vô, là cái
chết, con người sẽ thấy thật tuyệt vọng, nhưng tuyệt vọng không phải là buông
xuôi, ngược lại, con người phải can đảm, phải biết làm nên chính mình, và khi
đã trở về với hư vô, con người mới thấy rằng mình đang hiện hữu, lúc đó con
người mới thấy được lý do tồn tại của chính mình.

IV. NGUỒN GỐC CẢM GIÁC CÔ ĐƠN CỦA NHÂN VẬT
ROQUENTIN VÀ TƯƠNG QUAN CỦA CẢM NGHIỆM
NÀY VỚI THẾ GIỚI XUNG QUANH:
1. Nguồn gốc cảm giác cô đơn của Roquentin:
• Cảm giác sự cô đơn của Roquentin bắt nguồn từ sự tự ý thức của chính
nhân vật:
Roquentin cho rằng con người luôn phải đối mặt với cảm giác cô đơn,
trống rỗng, sự vô nghĩa...nếu khi con người vượt được qua những cảm giác ấy
thì sẽ được hạnh phúc.
Con người có cảm giác cô đơn là khi nhận thấy xung quanh mình không có
ai để làm điểm tựa, để mình có thể vượt qua được sự trống trải hụt hẫng trong
suy nghĩ, hành động của chính bản thân mình, để mình nhận thức được chính
mình. Cảm giác cô đơn giúp ta cảm nhận được ý nghĩa của những người xung
quanh đối với mình, giúp ta cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống thực tại và ý
nghĩa của sự tồn tại của chính mình với cuộc sống để qua đó ta biết cách sống. Ở
trong tác phẩm, để vượt qua được cảm giác cô đơn thì nhân vật Roquentin đã
luôn đấu tranh bằng nhiều cách để đẩy lùi cảm giác này.


23


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

Roquentin luôn cảm thấy mình trống rỗng, có lúc lại không hiểu về những
việc mình đã làm “Tôi chịu không thể hiểu tại sao lại có mặt ở Đông Dương. Tôi
đã làm gì ở đấy? Tại sao tôi đã nói chuyện với những người kia ? Tại sao tôi đã
ăn mặc trang phục kì cục như vậy” (Trang 21). Sự trống rỗng trong cảm nhận
của Roquentin có lẽ xuất phát từ chính cuộc sống của anh ta:“Tôi, tôisống một
mình, hoàn toàn một mình. Tôi chẳng bao giờ nói với ai; tôi không nhận gì,
cũng không cho gì.” (trang 23). Ta thấy rằng chính anh ta đã chọn cho mình một
cách sống thu mình và khép kín với tất cả mọi người xung quanh.Và chính cách
sống đó đã tác động đến những hành động của Roquentin với mọi người xung
quanh.
Roquentin nghi ngờ chính bản thân mình và luôn cho rằng có lẽ mình đã
mắc bệnh điên “Một điều gì đó đã xảy ra đến cho tôi , không thể nghi gờ gì nữa.
Nó đến như kiểu một con bệnh, chứ không như một sự chắc tâm thông thường
hay một sự hiển nhiên. Nó an trú trong tôi một cách âm hiển, dần dà tôi cảm
thấy mình hơi kì cục, hơi bực bội, chỉ có thế”(trang 17).Và mỗi khi gặp tình
huống ấy là Roquentin “có thể tự thuyết phục mình rằng không có gì cả , đấy chỉ
là một cuộc báo động hoảng”(trang 17).Như vậy điều đó cho thấy Roquentin
đang cô đơn và đang tự mình thoát khỏi cô đơn bằng suy nghĩ đó là căn bệnh và
tìm cách thoát khỏi nó. Cảm giác cô đơn đến với Roquentin và luôn ngự trị trong
anh, nếu khi anh ta không vượt qua được thì anh ta cảm thấy “Buồn Nôn”. Mỗi
khi lần cơn buồn nôn kéo đến anh ta lại tìm đến cô chủ quán cà phê Francoise để
ân ái và cô này thì không bao giờ từ chối đàn ông. Nhưng nếu khi cơn buồn nôn
kéo đến mà sự thỏa mãn nhu cầu tình dục không được, cô chủ xuống phố để mua
hàng thì Roquentin rơi vào cảm giác “Tôi cảm thấy một nỗi thất vọng mạnh mẽ

ở cơ quan sinh dục, một cơn nhột nhạt khó chịu” (trang 51) Và cơn buồn nôn đã
chiếm lấy con người anh ta đẩy anh ta vào những trạng thái mơ hồ khó tả: “lúc
bấy giờ cơn Buồn Nôn chiếm đoạt lấy tôi, tôi thả người trên chiếc ghế băng nhỏ
không biết mình đang ở đâu nữa; tôi nhìn thấy những màu sắc xoay chầm chậm
quanh mình, tôi muốn mửa” (trang 52).Rồi Roquentin đã nhận ra mình thoát
khỏi cơn Buồn nôn khi nghe lời của bản nhạc với cái tên “CAVALLERIA
RUSTICANA”. Cơn Buồn nôn đã tiêu tan Roquentin cảm thấy dễ chịu hơn rất

24


Tìm hiểu tác phẩm “Buồn nôn” (Jean Paul Sartre)
Nhóm 3 – Văn 3B

nhiều “Tôi bắt đầu tự hâm nóng lại, tự cảm thấy mình hạnh phúc” (trang 58).
Khi những hòa âm cuối cùng của bản nhạc kết thúc cũng là lúc Roquentin nhận
ra “một cái gì đó đã xảy ra” (trang 59).Anh ta nhận thấy: “Điều vừa xảy ra là
cơn Buồn nôn đã biến mất” (trang 60).
• Nguyên nhân thứ hai dẫn đến cảm giác cô đơn của nhân vật Roquentin là
do anh ta thích sự tự do, thích làm việc theo ý mình và cho rằng nếu không
được như vậy thì mình không còn tự do nữa:
Roquentin bộc bạch rằng: “Tôi thích nhặt những hạt dẻ, những mảnh vụn
cũ kĩ, nhất là những mảnh giấy. Tôi khoái chết được khi cầm nó lên, khi nắm lấy
nó trong tay , chỉ thiếu điều tôi sắp đưa nó lên miệng như những đứa trẻ thường
làm.”(trang 31), “Tôi đã khoái chết vì được sờ đến đống bột mềm mát lăn tròn
dưới những ngón tay tôi thành những cục nhỏ màu xám.” (trang 32).Có vẻ như
sở thích của Roquentin là những thứ quái lạ, bẩn thỉu và chính anh ta cũng ý
thức được những điều đó và anh ta cảm thấy “Đó là một nỗi kinh tởm dịu nhẹ . “
một thứ Buồn nôn nơi bàn tay” (trang 33). Anh ta thực hiện tất cả những sở thích
đó với chỉ một mình anh ta.

Không những sở thích quái lạ, Roquentin cũng có những điều ghét kì quặc.
Roquentin không thích mặt trời. Anh ta cho rằng những ngày có ánh nắng mặt
trời là những ngày vô nghĩa đối với anh ta, anh ta không làm được gì cả. Anh ta
cảm thấy khó chịu và chỉ giam mình trong phòng chờ màn đêm buông xuống.
Anh ta còn ghét cả màu sắc, đặc biệt là ghét màu xanh da trời và có lần anh ta
cảm thấy Buồn Nôn vì màu sắc này.
Cùng với hư vô, nỗi cô đơn trong tâm trạng của con người là hai yếu tố cốt
lõi trong quan niệm triết học hiện sinh của Jean Paul Sartre. Tất cả những vấn đề
Sartređặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm người,cụ thể là: Hữu thể là một thảm
kịch, là phi lý, là hư vô; con ngườiluôn cô đơn và cái chết luôn hiện diện.
Nhưng con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử
của mình bằng những dự phóng. Bên cạnh đó, chính cuộc hiện sinh lại làm
con người tha hóa vì tha nhân.
Có thể lí giải nỗi cô độc của AntoineRoquentin bằng triết học của chủ
nghĩa Hiện sinh:Chủ nghĩa hiện sinh đề cao con người trong sự tự do cắt đứt với
25


×