Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN và TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯƠNG tác TRONG dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.33 KB, 8 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC
ThS. Hoàng Thị Mai
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Sự phát triển của Công nghệ thông tin đã tạo môi trường học tập thuận
lợi để tăng cường tính tương tác trong dạy học. Tuy nhiên, việc ứng dụng Công nghệ
thông tin để nâng cao hiệu quả tương tác trong dạy học là một vấn đề cần bàn trong
thực tế hiện nay, khi mà các nhà trường ngày càng dễ dàng hơn trong việc trang bị cơ
sở vật chất CNTT&TT hỗ trợ dạy học. Bài báo giới thiệu những vấn đề cơ bản của
tương tác trong dạy học và gợi ý cách thức khai thác CNTT&TT nhằm nâng cao hiệu
quả tương tác trong giảng dạy.
Abstract: Interactive teaching is central for learners to study actively.
Information and Communication Technology (ICT) is a feature of the classroom
which can support interaction. Nowadays, there are many Interactive White Boards
(IWB) which are being equypped in the schools. However, the degree of interactivity
which tools actually afford within the classroom is clearly dependant on the teachers’
using. This paper discuses different interpretations of interactive teaching and the ways
in which ICT needs to be integrated into teachers’ pedagogical content knowledge if it
is to support a move from ‘surface’ to ‘deep’ interactive teaching.
Từ khóa: Dạy học dựa vào tương tác, interactive teaching, interactive
technology, interactive teaching and learning.
Mở đầu
Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) đã làm thay đổi môi trường
đến mức mà chính chúng ta phải thay đổi để thích nghi với môi trường đó. Trong dạy
học, CNTT&TT đã làm thay đổi mạnh mẽ cách thức mà các thành tố của quá trình dạy
học tương tác với nhau. Sự phát triển của CNTT&TT trong lĩnh vực công nghệ trình
bày tương tác với chức năng cho phép đáp ứng và phản hồi ngay lập tức một cách linh
hoạt đã tạo nên sự thay đổi về chất trong các mối quan hệ tương tác của quá trình dạy
học. Xác định được đúng chức năng của CNTT&TT trong dạy học tương tác là một


trong những yêu cầu quan trọng đối với các tổ chức giáo dục khi đầu tư nguồn lực cho
CNTT&TT và bồi dưỡng giáo viên.

329


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

1. Tương tác trong dạy học
Bàn về các thành tố của quá trình dạy học có những quan điểm khác nhau. Theo
quan điểm của các nhà sư phạm người Nga như Babanxki (1966), Savin (1983) thì ba
thành tố cơ bản của dạy học gồm: người dạy, người học và nội dung dạy học. Theo
quan điểm này, các nghiên cứu của Babanxki (1966), T.A.Ilina (1978), Đanhilop
(1980), Savin (1983) [11] ...đều cho rằng các tương tác trong dạy học được quy về ba
loại tương tác chính là: tương tác người dạy - người học, tương tác người học – nội
dung và tương tác người học – người học. Bên cạnh đó còn có tương tác giữa người
dạy - người dạy khi họ trao đổi chuyên môn với nhau, người học với chính họ trong
quá trình tự học,...
Theo một quan điểm khác, hai tác giả người Canada là Jean MacDnome và
Madeleine Roy cho rằng ba thành tố cơ bản trong cấu trúc của hoạt động dạy học là
người học, người dạy và môi trường. Các tương tác giữa ba yếu tố này trong dạy học
gồm: tương tác người dạy – người học, người học – người học và người dạy, người
học với môi trường dạy học. Cũng theo hướng tiếp cận này, Thurmond định nghĩa
“Tương tác là những cam kết của người học trước nội dung, bạn học, người dạy và các
phương tiện công nghệ sử dụng trong chương trình dạy học. Những tương tác theo
đúng nghĩa của nó giữa người học - người học, người học - người dạy và với công
nghệ dạy học sẽ tạo ra sự trao đổi lẫn nhau về thông tin. Sự trao đổi này nhằm mở rộng
sự phát triển tri thức trong môi trường học tập” [8].

Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu của các nhà sư phạm về dạy học dựa vào
tương tác trong các trường Đại học, cao đẳng. Phạm Quang Tiệp cho rằng: “Tương tác
trong dạy học là những mối tác động qua lại chủ yếu giữa người dạy, người học
và môi trường nhằm thực hiện chức năng dạy học; được hoạch định, tổ chức và điều
khiển theo đường hướng sư phạm bởi nhà giáo dục, hướng vào việc phát triển nhận
thức và năng lực cho người học” [6].
Việc xác định các thành tố của quá trình dạy học khác nhau dẫn đến phân loại
các quan hệ tương tác cũng khác nhau. Nhưng dù tiếp cận theo quan điểm nào, thì chất
lượng của các quan hệ tương tác là vấn đề mà chúng ta quan tâm. Muijs & Reynolds
[5] cho rằng chất lượng tương tác trong dạy học phụ thuộc quan trọng vào vào câu hỏi
mà giáo viên đặt ra cho người học, trong đó tính hiệu quả của sự tương tác thông qua
các câu hỏi của giáo viên được đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:
Khi bắt đầu bài học, sử dụng các câu hỏi để xem xét việc học tập trước đó của
học sinh và kích thích sự phản ánh về những gì đã được học vào cuối của bài học.

330


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Tạo không khí cho lớp học, học sinh cảm thấy được khuyến khích để tiếp nhận
và phản hồi lại với những câu hỏi của giáo viên.
Các câu hỏi phải gồm câu hỏi mức độ tư duy cao, câu hỏi mở, câu hỏi xuyên
suốt quá trình học tập.
Ghi nhận các phản hồi của học sinh và đưa ra lời giải đáp rõ ràng, đặc biệt là
nếu học sinh có vẻ do dự.
Khiến học sinh hiểu đúng các câu hỏi nếu thấy họ phản ứng không chính xác
hoặc không có phản ứng.
Dành thời gian hợp lí cho học sinh phản ứng với câu hỏi trước khi yêu cầu phản
hồi.

Ưu tiên hỏi những học sinh khác trước khi giáo viên trả lời.
Thực tế việc giáo viên sử dụng câu hỏi để tăng cường hiệu quả tương tác không
phải là việc làm dễ dàng. Khảo sát thực tế tại các trường tiểu học của Anh, các tác giả
Smith, Hardman, Wall và Mroz [7] thấy rằng giáo viên tiểu học dành trung bình 60%
thời gian giảng dạy cho dạy toàn lớp, trong đó 74% thời gian là giáo viên nói. Phần lớn
những bước trong bài giảng là những câu hỏi đóng và sự trao đổi chưa có chiều sâu, nó
đại diện cho một chuỗi hỏi đáp chứ chưa nhằm mục đích tương tác hay tư duy ở mức
độ cao hơn. Các giáo viên được coi là giảng dạy hiệu quả sử dụng khá nhiều câu hỏi
nhưng loại câu hỏi và sự phân bố thường khá giống nhau. Hơn nữa, Burns và Myhill
[10] cảnh báo rằng giáo viên hỏi càng nhiều, học sinh sẽ nói càng ít, điều này có thể
cho thấy sự suy giảm trong tư duy bởi vì việc tiếp tục đặt câu hỏi ở mức độ thấp vẫn
liên tục được đưa ra. Ngay cả khi các câu hỏi ở mức độ tư duy cao hơn được đưa ra,
thì việc đặt câu hỏi của giáo viên vẫn chiếm tỉ lệ lớn thời gian so với việc để học sinh
phát triển các kĩ năng và tư duy bậc cao.
Xem xét hiệu quả tương tác trong dạy học trên cơ sở đánh giá câu hỏi mà giáo
viên đặt ra cho học sinh cho thấy vai trò chủ đạo của giáo viên trong dạy học. Tuy
nhiên, điều đó cũng thể hiện sự thụ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức.
Lý luận dạy học hiện đại đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy
học, nhấn mạnh sự chủ động, sáng tạo của người học. Do đó, người học cũng là trung
tâm khi xem xét hiệu quả tương tác trong dạy học. Rõ ràng là đặt câu hỏi không phải
là phương pháp duy nhất tạo ra sự tương tác, nhất là khi nó dễ dàng tạo ra sự thụ động
của học sinh. Muijs & Reynolds [5] thừa nhận rằng cuộc thảo luận mà học sinh được
tham gia vào quá trình thảo luận, nhằm phát triển sự hiểu biết và các kĩ năng giao tiếp

331


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


của người học, là một hình thức tương tác hiệu quả. Và để đạt được sự hiệu quả đó thì
cuộc thảo luận cần được giáo viên và học sinh chuẩn bị cẩn thận, quá trình thảo luận
cần sự tập trung, rõ ràng và ghi lại kết quả tóm tắt sau đó. Burns và Myhill [10] chỉ ra
một số yếu tố quan trọng của bài giảng tương tác, bao gồm:
Các cơ hội để thảo luận nhóm cho phép người học phát triển tiếng nói của cá
nhân trong cuộc thảo luận;
Hướng dẫn và định hướng thích hợp của giáo viên trong việc yêu cầu học sinh
suy nghĩ tập thể, trong đó giáo viên cần phối hợp giữa ngôn ngữ và kĩ năng khi thực
hiện công việc này;
Môi trường có lợi cho việc tham gia của người học;
Gia tăng mức độ tự chủ của học sinh.
Việc tăng cường các cơ hội cho học sinh thảo luận, cộng tác, tăng cường sự
tương tác của người học với giáo viên, với bạn học và với môi trường học tập tạo ra sự
dịch chuyển từ việc thụ động tiếp nhận kiến thức của người học sang việc người học
chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Tuy nhiên, để dạy học tương tác thực sự hiệu quả và
thành công thì cần một sự cân bằng giữa hoạt động toàn lớp và làm việc nhóm/cá
nhân. Sự phát triển vượt bậc của CNTT&TT trong giáo dục đã tạo ra môi trường học
tập mới, tạo điều kiện thuận lợi giúp giáo viên tạo ra sự cân bằng này, tạo nên sự thành
công của dạy học tương tác.
2. Sử dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả tương tác trong dạy học
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học tương tác là một vấn đề thu hút sự
quan tâm nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới từ những thập niên 90 của thế kỉ
trước. Thông qua các trường hợp nghiên cứu và khảo sát về hoạt động của người học
với công nghệ thông tin, Hoyles, Healy & Pozzi [2] chỉ ra rằng đối với người học hoạt
động cá nhân thì CNTT&TT có vai trò thực sự như một người hướng dẫn mà người
học có thể giao tiếp và nhận được phản hồi, và giao tiếp hai chiều này có xu hướng được
duy trì. Cũng giống như hỗ trợ tương tác cho người học cá nhân, đối với hoạt động
cặp/nhóm và hoạt động toàn lớp thì CNTT&TT đem lại hiệu quả tương tác thực sự với
sự hỗ trợ của công nghệ trình bày tương tác (interactive presentation technologies IPTs). Năm 1998, chương trình giáo dục quốc gia của Anh đã định nghĩa rõ ràng về tính

tương tác của CNTT&TT trong dạy học là chức năng CNTT&TT cho phép phản hồi và
đáp ứng ngay lập tức một cách linh hoạt. Trong các nghiên cứu được thực hiện với các

332


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

giáo viên để phân tích tiềm năng của CNTT&TT cho hoạt động học tập, Kennewell [3]
đã chỉ ra ba đặc tính riêng biệt của CNTT&TT là:
Có thể sửa đổi (Editability): khả năng dễ dàng thay đổi sản phẩm CNTT&TT đã
được tạo ra.
Có thể chuyển đổi (Transformability): khả năng thay đổi dạng mẫu của bài trình
bày.
Phản hồi (Feedback): khả năng cung cấp tự động đáp ứng phản hồi lại một hành
động của người dùng.
Tại Việt Nam, từ những năm 2000, nhờ có các chính sách phát triển CNTT và
truyền thông trong giáo dục của chính phủ, cơ sở vật chất về CNTT và truyền thông
của các cơ sở giáo dục đã dần được đầu tư. Có nhiều dự án lớn đưa CNTT&TT vào
giáo dục của các tập đoàn như IBM, Intel, Microsoft cùng với các dự án của Bộ
GD&ĐT đã được triển khai. Ngoài việc được huấn luyện sử dụng các thiết bị và công
cụ hỗ trợ dạy học, các giáo viên còn được huấn luyện về các mô hình dạy học tích cực
tích hợp CNTT&TT như mô hình Dạy và học với máy tính (TLC-Teaching and
Learning with Computer), mô hình trường học sáng tạo (Innovative Shool), mô hình
Dạy học cho tương lai (Teach to the Future), dạy học dựa trên dự án (PBL – Project
Based Learning),...
Sử dụng CNTT&TT nâng cao hiệu quả tương tác trong dạy học. Tuy nhiên mức
độ tương tác mà các công cụ CNTT&TT có khả năng tạo ra trong lớp học lại phụ
thuộc vào việc sử dụng mà giáo viên đặt ra. Mỗi giáo viên có khả năng sử dụng công
nghệ thông tin khác nhau mặc dù cùng được đào tạo, huấn luyện. Thực tế cho thấy, sự

khác nhau này không chỉ phụ thuộc ở khả năng sử dụng CNTT&TT mà còn ở nhận thức
của giáo viên về tương tác trong dạy học. Điều này dẫn đến hệ quả nhiều giáo viên có
năng lực CNTT&TT nhưng chưa sử dụng CNTT&TT đúng cách, chưa khai thác hết thế
mạnh của CNTT&TT cho việc dạy học tương tác. Nhiều cơ sở giáo dục trang bị hệ
thống công nghệ trình bày tương tác như bảng tương tác (Ineractive board), hệ thống trả
lời tương tác (Interactive Respond System-IRS),... nhưng sử dụng chưa đúng chức năng
của thiết bị. Điều này gây ra sự lãng phí lớn cho nguồn kinh phí đầu tư.
Hệ thống công nghệ trình bày trương tác bản thân nó đã hỗ trợ mạnh mẽ cho sự
tương tác trong dạy học. Hệ thống IRS cho phép giáo viên có thể đồng thời kiểm tra
nhiều học sinh một lúc, kết quả kiểm tra nhận được ngay lập tức và được thống kê,
phân tích,...Việc sử dụng hệ thống này sao cho đúng cách, khai thác đúng tiềm năng,

333


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

thế mạnh của hệ thông không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố công nghệ mà là công
tác quản lý, chính sách và bồi dưỡng giáo viên.
Việc sử dụng slide trình chiếu là công việc khá phổ biến của giáo viên hiện nay.
Trong quan niệm của nhiều giáo viên thì slide trình chiếu hỗ trợ đắc lực cho việc
thuyết trình của giáo viên, nhưng yếu tố kỹ thuật hỗ trợ tương tác với người học thì
còn yếu. Ví dụ sau đây sẽ tập trung phân tích cách khai thác các slide trình chiếu
nhằm tăng tính hiệu quả tương tác trong dạy học. Để ví dụ được dễ hiểu, nội dung của
slide chỉ có tính minh họa mà không trình bày vào một bài học cụ thể của chương trình
phổ thông.
Với nội dung ôn tập bốn phép toán +, -, x,: trong số học. Trong giai đoạn thứ
nhất, tương tác ở mức độ đơn giản, với các câu hỏi dễ, giáo viên có thể viết các phép

tính lên bảng, chẳng hạn 8x9 và 23 – 17 và gọi lần lượt từng học sinh lên trả lời bằng
cách điền kết quả cho các phép tính trên. Trong tình huống này, giáo viên có thể dùng
các slide trình chiếu thay cho việc viết phép tính và câu trả lời lên bảng. Sau khi học
sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên cho chiếu kết quả trên slide để đối sánh và kiểm tra
câu trả lời của học sinh có đúng hay không. Có thể dễ thấy ở tình huống này hiệu quả
của sử dụng CNTT&TT còn mờ nhạt.
Trong giai đoạn tiếp theo của bài học, giáo viên phát triển tư duy ở mức cao
hơn với yêu cầu học sinh giải quyết vấn đề. Giáo viên tạo ra slide cho nhập 3 số, phần
phép toán để trống. Học sinh sẽ được chia nhóm thảo luận để đưa ra phép toán phù
hợp sao cho kết quả đúng. Các câu hỏi định hướng thảo luận có thể là: kết quả phép
tính lớn hơn hay nhỏ hơn hai số? Phép toán nào kết quả trả lại lớn hơn? Phép toán nào
kết quả trả lại nhỏ hơn? Slide này được giáo viên sử dụng như một công cụ hữu hiệu
để phản hồi lại các câu trả lời của các nhóm học sinh sau khi thảo luận.
Trên đây chỉ là một minh họa đơn giản cho thấy khi giáo viên nhận thức được
cần nâng cao hiệu quả tương tác trong dạy học thì họ sẽ sử dụng CNTT&TT theo đúng
cách để đạt được mục đích đặt ra. Bản thân hoạt động dạy học là sáng tạo và giáo viên
là người sáng tạo. Khi người giáo viên nhận thức đầy đủ về tính tương tác trong dạy
học, họ có thể dạy học tương tác một cách sáng tạo nhờ vào CNTT&TT.
3. Kết luận
Năm 2012, Tổ chức phát triển và hỗ trợ kỹ thuật vùng Fla-măng, Vương Quốc
Bỉ đã tiến hành khảo sát “Nhìn vào tương lai của CNTT trong giáo dục Việt Nam” [9]
đối với nhóm các cán bộ chủ chốt trong lĩnh vực CNTT trong giáo dục để xác định

334


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

các ưu tiên cho CNTT trong giáo dục ở Việt Nam đến năm 2020. Theo kết quả của
cuộc khảo sát thì có 5 mục tiêu và ưu tiên vô cùng quan trọng là:

Khuyến khích kĩ năng tự học, tự hoàn thiện bản thân
Khuyến khích tư duy đa chiều, kĩ năng nghiên cứu, giải quyết vấn đề và kĩ năng
ra quyết định
Khuyến khích học hợp tác và kĩ năng làm việc theo nhóm
Khuyến khích học hợp tác
Truy cập internet wifi tại tất cả các trường cao đẳng, đại học
Có thể thấy, trong 5 mục tiêu và ưu tiên vô cùng quan trọng, có tới 4 mục tiêu
thuộc phương pháp dạy học. CNTT&TT là một nhân tố tạo môi trường dạy học thuận
lợi để tăng cường sự tương tác và tính chủ động tích cực của người học. Để
CNTT&TT được khai thác đúng với thế mạnh và tiềm năng cho dạy học thì rất cần
những định hướng đúng đắn trong quản lý nguồn lực CNTT&TT, đặc biệt là công tác
bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng CNTT&TT và phương pháp sư phạm tương tác với sự
trợ giúp của CNTT&TT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hargreaves, L., Moyles, J., Merry, R., Paterson, F., Pell, Anthony, A. and
Esarte-Sarries, V. (2003). How do primary school teachers define and implement
‘interactive teaching’ in the National Literacy Strategy in England. Research Papers in
Education, 18, 217-236.
Hoyles, C., Healy, L. and Pozzi, S. (1994) Groupwork with computers, Journal
of Computer Assisted Learning, 10, 202-215.
Kennewell, S., Tanner, H and Parkinson, J. (2000). Developing the ICT capable
school. London: RoutledgeFalmer.
Moyles, J., Hargreaves, L. and Merry, R. (2003) Interactive teaching. In
Moyles, J., Hargreaves, L., Merry, R., Paterson, F. and Esartes-Sarries, V. Interactive
teaching in the primary school: digging deeper into meanings. Maidenhead, Open
University Press, 171-192.
Muijs, D. and Reynolds, D. (2001) Effective teaching: evidence and practice
London: Paul Chapman.

335



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Phạm Quang Tiệp (2012). “Quan điểm Sư phạm tương tác trong dạy học”, Tạp
chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 18, trang 74-88
Smith, F., Hardman, F., Wall, K. and Mroz, M. (2004) Interactive whole class
teaching in the National Literacy and Numeracy strategies British Educational
Research Journal 30, 395-411.
Thurmond Veronica, Wambach Karen (2004), Understanding Interaction in
Distance Education: A Review of Literature. International Journal of Instructional
Technology & Distance Learning, Number 02, January, 2004.
Jef Peeraer (2012) Looking in the future of ICT in education in Vietnam.
Report on a Panel Survey of 2012. Flemish Association for Development Cooperation
and Technical Assistance – Vietnam, Springer, Educ Res Policy Prac (2012) p89–
p103.
Burns, C. and Myhill, D. (2004). Interactive or inactive? A consideration of the
nature of interaction in whole class teaching. Cambridge Journal of Education, 34,
p35-48.
Savin, N.V (1983), Giáo dục học, tập 1 (Nguyễn Đình Chỉnh dịch), NXBGD

336



×