Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

skkn một số lỗi thường gặp khi cập nhật dữ liệu trên bảng, chọn khoá, xác định mối liên kết bảng trên hệ quản trị dữ liệu microsoft access và hướng khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.29 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP KHI “CẬP NHẬT DỮ LIỆU TRÊN
BẢNG, CHỌN KHÓA, XÁC ĐỊNH MỐI LIÊN KẾT BẢNG”
TRÊN HỆ QUẢN TRỊ DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS VÀ
HƯỚNG KHẮC PHỤC

Người thực hiện: Lê Bá Phi
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tin học

THANH HOÁ NĂM 2013


MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận của vấn đề


Nhiệm vụ nghiên cứu
Giải pháp và phương pháp tổ chức thực hiện
Giải quyết vấn đề (Nội dung nghiên cứu)
Hiệu quả nghiên cứu
Kết luận - Đề xất
Tài liệu tham khảo

Trang
2
2
3
3
3 -11
11 - 12
12
13

1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dạy Tin ở trường phổ thông là dạy hoạt động cơ sở của tin học. Đối với
học sinh lớp 12, có thể nói rằng học Tin học là hoạt động thứ yếu của toàn bộ
hoạt động học tập. Nên làm thế nào để giúp học sinh nắm vững tri thức, khắc
phục những sai lầm, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng là vấn đề không nhỏ
của mỗi giáo viên.
Thực tiễn cho thấy chất lượng dạy học Tin học ở trường phổ thông có lúc,
có chỗ còn chưa tốt, biểu hiện qua năng lực của học sinh còn hạn chế do học
sinh còn mắc nhiều sai lầm. Một trong những nguyên nhân quan trọng là giáo
viên chưa có điều kiện chú ý một cách đúng mức việc phát hiện, uốn nắn và sửa

chữa các sai lầm cho học sinh trong các giờ học một cách kịp thời. Vì điều đó nên
ở học sinh nhiều khi gặp phải tình trạng sai lầm nối tiếp sai lầm.
Như chúng ta đã biết công nghệ thông tin hiện nay đã được áp dụng vào hầu
hết các lĩnh vực. Cơ sở dữ liệu của các ngành hầu như đã được số hoá. Các hệ
quản trị cơ sở dữ liệu ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu quản lí cơ sở dữ liệu của các
tổ chức, cơ quan.
Trong chương trình Tin học lớp 12, các em phần nào đã được tiếp xúc với
các bài toán thực tế trên cơ sở Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Microsoft Access,
nhưng đa số học sinh lại giải quyết một cách máy móc, không hiểu rõ bản chất
của vấn đề nên thường mắc phải những sai lầm dẫn đến thông tin đưa ra không
đúng.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tại trường THPT Yên Định 3 nhất là
trong giai đoạn cải cách giáo dục, đặc biệt là trong việc đổi mới phương pháp dạy
– học như hiện nay tôi nhận thấy rất rõ yếu điểm này của học sinh vì vậy tôi viết
sáng kiến với đề tài: Một số lỗi thường gặp khi “cập nhập dữ liệu trên bảng,
chọn khóa, xác định mối liên kết bảng” trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft
Access và hướng khắc phục.
2. CỞ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở thực tiễn
Từ việc nghiên cứu tài liệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access và
trong nhiều năm giảng dạy môn Tin học lớp 12 ở Trường phổ thông, tôi nhận
thấy sự cần thiết giúp cho học sinh cũng như giáo viên dạy Tin có cách nhìn
sâu sắc hơn khi dạy và học để tránh được những sai sót.
2.2. Cơ sở khoa học
Tôi thiết nghĩ rằng nếu làm sáng tỏ được những sai lầm của học sinh trong
quá trình cập nhật dữ liệu trên bảng, chọn khóa, liên kết bảng trên hệ quản trị cơ
sở dữ liệu Microsoft Access thì có thể đề xuất được các hướng để phòng tránh và
khắc phục các sai lầm đó, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tin lớp
12 ở trường THPT nói chung và trường THPT Yên Định 3 nói riêng.


2


3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:
1) Khi cập nhật dữ liệu trên bảng, chọn khóa và liên kết bảng trên hệ quản
trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access học sinh thường mắc phải một số lỗi
phổ biến nào?
2) Nguyên nhân nào dẫn tới các lỗi đó?
3) Hướng khắc phục những lỗi đó như thế nào?
4. GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
4.1. Nghiên cứu lý luận.
Trên cơ sở các ví dụ thực tế, phần bài tập và bài thực hành trong sách giáo
khoa tin học 12 để phân tích tỉ mỉ những sai lầm của học sinh, vận dụng hoạt
động năng lực tư duy và kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh để từ đó đưa
ra phương án giải quyết phù hợp cho những yêu cầu đặt ra.
4.2. Tổ chức thực hiện.
Thực nghiệm sư phạm trên các lớp 12 tại trường THPT Yên Định 3.
5. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Nội dung nghiên cứu)
Trước khi cập nhật dữ liệu, chọn khóa và liên kết bảng trên hệ quản trị cơ sở
dữ liệu Microsoft Access học sinh cần nắm vững các khái niệm, phân tích tỉ mỉ
những yêu cầu về dữ liệu của từng bài toán.
Sau đây đề tài xin đưa ra một số ví dụ cụ thể trong đó có nêu rõ nguyên nhân
lỗi thường xảy ra đối với học sinh và đưa ra hướng để khắc phục một số lỗi phổ
biến đó:
5.1. Khi cập nhật dữ liệu trên bảng
Ví dụ: Cơ sở dữ liệu HOC_TAP (Bài tập thực hành 9, sách giáo khoa Tin học
12, trang 76) gồm 3 bảng:


3


Đây là công việc hết sức đơn giản, nhưng nếu không chú ý học sinh sẽ mắc phải
một số sai sót sau:
Thứ nhất là: Để trống trường khóa chính hoặc nhập trùng giá trị.Nếu học sinh
không biết cách sửa lỗi thì không thể cập nhật tiếp dữ liệu vào bảng.
a) Lỗi thường gặp:
- Nhập trùng giá trị ở trường khóa chính
Với bảng Hoc_sinh và trường Ma_hoc_sinh được chỉ định làm khóa chính.

Với bảng Bang_diem hai trường Ma_hoc_sinh và Ma_mon_hoc được chỉ định
làm khóa chính.

4


- Để trống giá trị ở trường khóa chính

b) Nguyên nhân:
- Không đọc kỹ thông báo lỗi;
- Học sinh có thể không nhớ trường nào đã chọn làm khóa chính;
- Không nhớ rõ khái niệm khóa chính nên cho rằng dữ liệu ở các ô có thể
có hoặc không, có thể lặp lại hoặc không.
c) Khắc phục:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nắm vững khái niệm khóa chính của bảng
với hai đặc điểm:
+ Không để trống
+ Không trùng nhau
- Học sinh nhập giá trị tại trường khóa chính trước khi nhập giá trị

cho các trường khác.
Thứ hai là: Giá trị tại một trường nào đó ở các bảng khác nhau lại khác nhau.
a) Lỗi thường gặp:
Mã môn học ở Bang_diem khác mã môn học ở bảng Mon_hoc

b) Nguyên nhân:
- Do học sinh không hiểu tính nhất quán của dữ liệu
- Máy móc, tùy tiện
5


c) Khắc phục sai lầm:
- Ghi nhớ các thuộc tính chung của bảng.
- Thiết lập trên giấy các giá trị của thuộc tính chung.
- Ưu tiên nhập các thuộc tính chung.
Thứ ba là: Tại một ô nào đó có nhiều hơn một giá trị (đa trị).
a) Lỗi thường gặp:

b) Nguyên nhân sai lầm:
- Học sinh kéo hàng rộng hơn.
- Vô tình nhấn tổ hợp phím Ctrl+Enter.
- Không hiểu lỗi thuộc tính đa trị.
c) Khắc phục lỗi:
- Không nhấn tổ hợp phím Ctrl+Enter khi nhập dữ liệu vào bảng.
- Trên mỗi ô không nhập quá một giá trị (nếu chưa học về thuộc tính đa
trị).
5.2. Khi chỉ định khóa chính
Bảng không có một trường nào để chỉ định làm khóa chính được
a) Lỗi thường gặp:
Học sinh thường nhầm tưởng rằng các trường có tên dạng Ma_HS, Ma_mon,

Ma_sach, Ma_nhan_vien ... là có thể chỉ định làm khóa chính được.
Ví dụ: Cơ sở dữ liệu Quản lý thư viện (Bài 10, sách giáo khoa Tin học 12, trang
81) gồm 3 bảng:

6


Trong bảng MUON_SACH sau học sinh có thể chỉ định trường So_the hoặc
trường Ma_so_sach làm khóa chính.

b) Nguyên nhân:
- Chưa hiểu rõ về nội dung dữ liệu của bảng, mục đích tạo ra bảng.
- Chưa biết kết hợp nhiều trường để chỉ định làm khóa chính hoặc tạo
trường mới ID.
c) Khắc phục lỗi:
- Học sinh phải phân tích kỹ yêu cầu mục đích tạo ra bảng.
- Đối tượng dữ liệu nào được lưu trong bảng.
- Có thể kết hợp nhiều trường để chỉ định làm khóa chính hoặc tạo
trường mới ID.
Đối với bảng MUON_SACH học sinh phải phân tích rõ và thấy rằng:
+ Mục đích tạo ra bảng là để lưu thông tin của những người mượn sách
trong thư viện.
+ Một người có thể mượn được nhiều loại sách trong một ngày hoặc nhiều
ngày theo quy định của thư viện.
+ Như vậy nếu chỉ định trường So_the làm khóa chính thì mỗi người chỉ
được mượn sách một lần duy nhất và cũng chỉ được một quyển sách duy nhất.
+ Còn nếu chỉ định trường Ma_so_sach làm khóa chính thì mỗi lần mượn
sách chỉ mượn được một quyển.

7



Từ đó thấy rằng không thể chỉ định một trường nào của bảng
MUON_SACH làm khóa chính được.
Vậy để chỉ định khóa cho bảng thì ta chỉ định hai trường So_the và
Ma_so_sach để làm khóa chính.

Hoặc thêm trường mới ID

5.3. Khi tạo liên kết bảng
Ví dụ: Cơ sở dữ liệu Quản lý thi (Bài tập và thực hành 10, sách giáo khoa Tin
học 12, trang 87) gồm 3 bảng:

a) Lỗi thường gặp:
- Sau khi tạo liên kết thì không kết xuất được dữ liệu, mà lại không thấy máy
báo lỗi.
8


9


.........................

Không có kết quả gì

b) Nguyên nhân:
- Không hiểu về dữ liệu.
- Tạo liên kết chỉ dựa trên thuộc tính chung của hai bảng.
c) Khắc phục:

- Phải tìm hiểu rõ về dữ liệu.
- Yêu cầu liên hệ thực tế bài toán để tìm ra mối liên hệ của các bảng, từ đó
tạo ra liên kết đúng.

10


Trong cơ sở dữ liệu Quản lý thi cần phải làm rõ :
- Bảng Thi_sinh công khai cho tất cả thí sinh biết, trường số thứ tự (STT)
được đánh theo trật tự danh sách không phụ thuộc số báo danh (SBD).
- Bảng Danh_phach thí sinh không được biết, chỉ hội đồng làm phách
biết số phách nào tương ứng với SBD nào, trường STT của bảng không phụ
thuộc vào SBD hay số phách.
- Bảng Diem_thi thí sinh không được biết, giáo khảo mới biết, trường
STT của bảng không phụ thuộc vào số phách.
-> Từ đó cho thấy không thể liên kết theo trường STT, vậy chỉ có thể liên kết
như sau:

6. HIỆU QUẢ NGHIÊN CỨU
6.1. Kết quả từ thực tiễn
Ban đầu học sinh gặp một số khó khăn nhất định trong việc tìm hiểu và giải
quyết các bài toán như đã nêu. Tuy nhiên giáo viên cần hướng dẫn học sinh một
cách tỉ mỉ những sai lầm phổ biến đó để học sinh biết cách giải quyết phù hợp
trên cơ sở giáo viên đưa ra những sai lầm mà học sinh thường mắc phải trong
quá trình suy luận, xác định vấn đề, rồi từ đó hướng các em đi đến cách làm
đúng.
Sau khi hướng dẫn học sinh như trên thì các em đã thận trọng, phân tích kỹ
càng và đã khắc phục được những sai lầm đó.
6.2. Kết quả thực nghiệm
Sáng kiến được áp dụng trong năm học 2012 – 2013 tại trường THPT Yên

Định 3. Bài kiểm tra trên hai đối tượng lớp 12A3 (46 học sinh) không áp dụng
sáng kiến và 12A4 (46 học sinh) áp dụng sáng kiến như sau:
Loại
Lớp
123
124

Giỏi
Số
lượng
6
12

Khá
%
13
26,1

Số
lượng
9
20

%
19,6
43,5

Trung bình
Số
%

lượng
28
60,9
14
30,4

Yếu
Số
lượng
3
0

%
6,5
0

11


Sau khi thực hiện sáng kiến học sinh học tập tích cực và hứng thú hiểu bản
chất của vấn đề chứ không tính rập khuôn một cách máy móc như trước, điều đó
thể hiện việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
7. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT
7.1. Kết luận
Nghiên cứu, phân tích một số sai lầm của học sinh có ý nghĩa rất lớn trong
quá trình dạy học vì khi áp dụng sáng kiến này sẽ giúp học sinh nhìn thấy được
những điểm yếu và những hiểu biết chưa thật thấu đáo của mình về vấn đề này
từ đó phát huy ở học sinh tư duy độc lập, năng lực suy nghĩ tích cực chủ động
củng cố trau rồi thêm kiến thức, từ đó làm chủ được kiến thức, đạt được kết quả
cao trong quá trình học tập.

7.2. Đề xuất
Nhà trường cần đầu tư hơn nữa các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại
ngay trên mỗi phòng học để tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học.
Tăng cường hơn nữa các hoạt động ngoại khóa để học sinh có cơ hội thăm
quan, chứng kiến các bài toán quản lý được áp dụng trong thực tế.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 4 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Bá Phi

12


8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Tin học 12 (NXBGD - 2008)
2. Sách giáo viên Tin học 12 (NXBGD - 2008)
3. Giáo trình Access 2000 - tác giả Nguyễn Sơn Hải
4. Giáo trình Access - thư viện tài liệu trực tuyến
5. Giáo trình MS Access 200 - tác giả llen yAtt

13




×