Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Nghiên cứu thay đổi độ quánh máu toàn phần và một số chỉ số xét nghiệm tế bào máu ngoại vi sau rút máu tĩnh mạch ở bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.59 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................3
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................4
CHƯƠNG II...................................................................................................11
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................11
CHƯƠNG III.................................................................................................13
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................13
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.........................................13
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới ...................................................................13
3.2. Đặc điểm xét nghiệm lúc vào viện ........................................................14
3.2.1. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi........................................................14
3.2.1.1. Hồng cầu.........................................................................................14
3.2.1.2. Bạch cầu .......................................................................................16
3.2.1.2. Tiểu cầu.........................................................................................16
3.3. Thay đổi các chỉ số tế bào máu ngoại vi sau rút máu tĩnh mạch:......17
3.3.1. Hồng cầu............................................................................................17
3.3.2. Bạch cầu và Tiểu cầu.........................................................................21
3.3.3. Độ quánh máu toàn phần .................................................................22


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC

Bạch cầu

ĐHCNP

Đa hồng cầu nguyên phát

HB


Huyết sắc tố

HC

Hồng cầu

HCT

Hematocrit

EPO

Erythropoietin

LXMKDH

Lơ-xê-mi kinh dòng hạt

MCV

Thể tích trung bình hồng cầu

MCH

Huyết sắc tố trung bình hồng cầu

MCHC

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu


NST

Nhiễm sắc thể

PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại chuỗi)

RDW

Dải phân bố kích thước hồng cầu

TC

Tiểu cầu

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế Thế Giới)


DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................3
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................4
CHƯƠNG II...................................................................................................11
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................11
CHƯƠNG III.................................................................................................13
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................13
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.........................................13

3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới ...................................................................13
3.2. Đặc điểm xét nghiệm lúc vào viện ........................................................14
3.2.1. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi........................................................14
3.2.1.1. Hồng cầu.........................................................................................14
3.2.1.2. Bạch cầu .......................................................................................16
3.2.1.2. Tiểu cầu.........................................................................................16
3.3. Thay đổi các chỉ số tế bào máu ngoại vi sau rút máu tĩnh mạch:......17
3.3.1. Hồng cầu............................................................................................17
3.3.2. Bạch cầu và Tiểu cầu.........................................................................21
3.3.3. Độ quánh máu toàn phần .................................................................22


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đa hồng cầu nguyên phát (Polycythemia vera) là một bệnh tăng
sinh tủy đặc trưng bởi sự tăng sinh quá mức của tế bào gốc sinh máu vạn năng
nghiêng về dòng hồng cầu làm tăng thể tích khối hồng cầu toàn thể và thường
kèm theo tăng bạch cầu, tiểu cầu và lách to. Hậu quả làm tăng độ nhớt máu dễ
gây biến chứng tắc mạch.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh khá đa dạng, chủ yếu là những biểu
hiện của sự tăng độ quánh máu toàn phần. Biến chứng chính thường gặp là tắc
mạch, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở bệnh nhân ĐHCNP.
Tiến triển tự nhiên của ĐHCNP sẽ trở thành xơ tủy hoặc lơ xê mi cấp dòng
tủy ở giai đoạn muộn của bệnh.
Việc điều trị ĐHCNP bằng rút máu, Aspirin liều thấp và thuốc diệt tế
bào giúp làm giảm đáng kể nguy cơ tắc mạch và kéo dài đời sống cho bệnh
nhân. Trong đó rút máu là phương pháp điều trị cần thiết trong cấp cứu và
cũng là phương pháp điều trị cơ bản giúp duy trì lượng HCT không vượt quá
45%. Rút máu làm giảm tương đối nhanh thể tích khối hồng cầu, do đó làm
giảm độ quánh máu và các biến chứng của bệnh. Rút máu cũng làm giảm
nhanh số lượng HC cũng như quá trình tạo HC mà không gây ức chế tủy

xương, nhu cầu rút máu sẽ giảm dần ở hầu hết bệnh nhân. Bên cạnh đó, rút
máu cũng gây nên tình trạng thiếu sắt và hạn chế quá trình sinh HC. Đã có rất
nhiều những công trình nghiên cứu về bệnh ĐHCNP, tuy nhiên chưa có nhiều
nghiên cứu một cách hệ thống về sự thay đổi các chỉ số tế bào máu ngoại vi
cũng như độ quánh máu toàn phần sau điều trị bằng rút máu tĩnh mạch.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thay đổi độ
quánh máu toàn phần và một số chỉ số xét nghiệm tế bào máu ngoại vi sau
rút máu tĩnh mạch ở bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát” với hai mục
tiêu:

4


1. Nghiên cứu đặc điểm tế bào máu ngoại vi và sự thay đổi các chỉ số
này sau điều trị rút máu tĩnh mạch ở bệnh nhân đa hồng cầu nguyên
phát.
2. Nhận xét sự thay đổi độ quánh máu toàn phần sau điều trị rút máu
tĩnh mạch.

5


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.Bệnh đa hồng cầu nguyên phát
1. Triệu chứng lâm sàng
− Hoàn cảnh phát hiện
Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, bệnh hiếm gặp ở tuổi trẻ.
Bệnh khởi phát âm thầm và thường được phát hiện do tình cờ xét nghiệm
kiểm tra sức khỏe, hoặc khi đã có biến chứng tắc mạch [1].

− Triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng chính của bệnh liên quan đến tăng huyết áp và các bất
thường của mạch máu gây ra bởi sự tăng khối HC toàn thể. Ở gần 25% số
bệnh nhân, biểu hiện huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch là triệu chứng
xuất hiện đầu tiên (huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, huyết
khối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách, mạch mạc treo, hội chứng Budd-Chiari).
Bệnh nhân thường có các triệu chứng cơ năng liên quan đến tăng độ quánh
máu toàn phần như đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, cảm giác ruồi bay trước
mặt, dị cảm, ngứa sau khi tắm nước nóng.
Các triệu chứng thực thể thường gặp là đỏ da vùng mặt và đầu chi,
niêm mạc đỏ tím (kết mạc mắt, môi, lưỡi), lách to vừa phải gặp trong 70%
trường hợp, một số bệnh nhân có gan to (khoảng 40%). Một số biểu hiện
hiếm gặp hơn có thể xảy ra: xuất huyết tiêu hóa, biểu hiện Gút tại khớp, tổn
thương thận do tăng axít uric.
Khoảng 10-15% bệnh nhân ĐHCNP tiến triển thành xơ tủy kèm theo
tình trạng rối loạn sinh tủy. Một số bệnh nhân ĐHCNP chuyển thành lơxêmi
cấp ở giai đoạn muộn của bệnh [2].

6


2. Triệu chứng xét nghiệm
− Máu ngoại vi
- Dòng hồng cầu: số lượng hồng cầu tăng, hồng cầu bình sắc, có thể
nhược sắc hồng cầu nhỏ, hồng cầu lưới có thể tăng trong trường hợp có chảy
máu. Lượng huyết sắc tố tăng trên 185 g/l và HCT trên 0,55 l/l ở nam, huyết
sắc tố trên 165 g/l và HCT trên 0,47 l/l ở nữ.
- Dòng bạch cầu: số lượng bạch cầu thường tăng vừa phải, hay gặp số
lượng bạch cầu > 12 G/l, chủ yếu tăng bạch cầu đoạn trung tính, đôi khi tăng
bạch cầu đoạn ưa axít, bazơ.

- Dòng tiểu cầu: số lượng tiểu cầu có thể tăng > 450 G/l.
− Thể tích khối hồng cầu toàn thể
Sử dụng đồng vị phóng xạ Cr51 cho phép xác định được khối HC toàn
thể. Tình trạng đa hồng cầu thật được xác định nếu thể tích khối HC toàn thể
≥ 32 ml/kg ở nữ và ≥ 36 ml/kg ở nam với thể tích huyết tương bình thường.
− Xét nghiệm tuỷ xương:
- Tủy đồ: Tủy đồ ít có giá trị chẩn đoán đối với bệnh ĐHCNP. Hình ảnh
chủ yếu quan sát được trên tiêu bản tủy là tủy giàu tế bào, tăng sinh chủ yếu
dòng HC và BC hạt.
- Sinh thiết tuỷ xương: Tuỷ giàu tế bào, tăng sinh cả ba dòng tế bào tủy,
tăng sinh và loạn sản dòng mẫu TC, có thể kèm theo xơ hóa tủy nhất là ở
những giai đoạn muộn của bệnh.
−Các xét nghiệm khác liên quan đến bất thường về chất lượng của các
dòng tế bào máu:
- Dòng hồng cầu: độ quánh máu toàn phần tăng, sắt huyết thanh đôi khi
giảm do tăng sản xuất HC và mất máu nếu điều trị bằng rút máu.
- Dòng bạch cầu: tăng Phosphatase kiềm bạch cầu, tăng transcobalamin I
và II kéo theo tăng vitamin B12, tăng histamine và acid uric.

7


- Dòng tiểu cầu: máu chảy kéo dài, có thể tăng hoặc giảm kết dính TC
với collagen và ATP.
− Bất thường về di truyền:
NST Ph1 âm tính.
Một số bất thường NST hay gặp: +8, +9, +9p, del20 (q11q13) [3][4].
3. Chẩn đoán
− Chẩn đoán xác định:
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo WHO 2008 [5][6]:

A1. Huyết sắc tố > 185 g/l ở nam và > 165 g/l ở nữ hoặc bằng chứng
tăng khối HC toàn thể.
A2. Có mặt đột biến JAK2V617F hoặc đột biến tương tự về chức năng.
B1. Tủy giàu tế bào, tăng sinh và loạn sản cả 3 dòng tế bào, mẫu TC
đa hình thái thường đứng thành từng đám, âm tính với nhuộm sắt, không có
đặc điểm của phản ứng viêm.
B2. Nồng độ EPO huyết thanh thấp.
B3. Nuôi cấy thấy mọc cụm HC không cần sự có mặt của EPO.
Chẩn đoán khi: A1 + A2 + 1 tiêu chuẩn B
A1 + 2 tiêu chuẩn B
− Chẩn đoán phân biệt:
Tăng hồng cầu giả
1. Giảm thể tích huyết tương (do mất dịch cơ thể: mồ hôi, nôn, tiêu
chảy, mất dịch vào khoang thứ ba …)
2. Hội chứng Gaisbock
3. Lấy máu quá nhiều vào ống xét nghiệm
Tăng hồng cầu thật
1. Tăng hồng cầu thật bẩm sinh có tính chất gia đình
2. Tăng hồng cầu thứ phát
• Bẩm sinh
o Methemoglobin máu bẩm sinh

8


o Thiếu hụt biphosphoglycerate
o Đa hồng cầu Chuvash (đột biến von Hippel-Lindau)
o Đột biến prolyl hydroxylase
o Abnormal high-affinity hemoglobin variants
• Mắc phải

o Thiếu oxy mô
o Bệnh phổi mạn tính
o Các bệnh tim bẩm sinh có xanh tím
o Hội chứng Pickwick
o Sống ở độ cao
o Người hút thuốc lá, ngộ độc khí CO
o Sau ghép thận
o Bất thường về sản xuất EPO
o Bệnh nội tiết: hội chứng Cushing, cường aldosteron tiên
phát
o Sử dụng EPO, androgen
4. Điều trị
Việc điều trị bằng rút máu và diệt tế bào bằng hóa trị liệu hoặc xạ trị
liệu giúp làm giảm đáng kể nguy cơ tắc mạch và kéo dài đời sống cho bệnh
nhân. Mặt khác, người ta lo ngại rằng một số thuốc hóa chất và tia xạ dùng
điều trị đa hồng cầu có thể góp phần làm bệnh tiến triển lên mức độ ác tính
cao hơn và chuyển thành lơxêmi cấp [7][8].
Mục tiêu điều trị bao gồm hai nội dung chính: (1) Giảm thiểu nguy cơ
biến chứng tắc mạch do TC tăng; và (2) ngăn ngừa hoặc làm chậm lại quá
trình chuyển biến của bệnh lên mức độ ác tính cao hơn với tình trạng xơ tủy
hoặc leukemia cấp.
Bệnh nhân cần được rút máu để duy trì HCT dưới 0,45 l/l. Nếu bệnh
nhân thuộc nhóm nguy cơ thấp (tuổi dưới 60, không có tiền sử tắc mạch) thì
có thể không cần dùng thêm biện pháp điều trị nào khác.
Nếu bệnh nhân có nguy cơ tắc mạch hoặc lách to nhanh thì nên dùng
thêm thuốc hóa chất diệt tế bào hoặc xạ trị liệu với P 32 (chỉ khuyến cáo dùng

9



xạ trị liệu cho các bệnh nhân cao tuổi). Đối với đa số bệnh nhân, hydroxyurea
là lựa chọn điều trị khá tốt. Anagrelide có thể được cân nhắc với các bệnh
nhân trẻ hơn. Đối với các bệnh nhân có nguy cơ tắc mạch, có tiền sử bệnh
mạch vành, bệnh mạch não thì việc sử dụng aspirin liều thấp (50-100
mg/ngày) luôn luôn được khuyến cáo [6].

10


CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 58 bệnh nhân điều trị tại Viện Huyết học –

Truyền máu trung ương trong khoảng thời gian từ tháng 12/2012 đến tháng
04/2014 và được chẩn đoán xác định ĐHCNP theo tiêu chuẩn của WHO 2008
và không có tiền sử huyết khối, tắc mạch trước đó.
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐHCNP theo WHO 2008
A1. Huyết sắc tố > 185 g/l ở nam và > 165 g/l ở nữ hoặc bằng chứng
tăng khối HC toàn thể.
A2. Có mặt đột biến JAK2V617F hoặc đột biến tương tự về chức năng.
B1. Tủy giàu tế bào, tăng sinh và loạn sản cả 3 dòng tế bào, mẫu TC đa
hình thái thường đứng thành từng đám, âm tính với nhuộm sắt, không có đặc
điểm của phản ứng viêm.
B2. Nồng độ EPO huyết thanh thấp.
B3. Nuôi cấy thấy mọc cụm HC không cần sự có mặt của EPO.
Chẩn đoán khi:


A1 + A2 + 1 tiêu chuẩn B
A1 + 2 tiêu chuẩn B

2.2.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp
Chúng tôi sử dụng phương pháp tiến cứu, có can thiệp lâm sàng và theo
dõi sau can thiệp.
2.2.2. Các thông số nghiên cứu
- Đặc điểm xét nghiệm huyết học của bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán

11


và sau mỗi lần rút máu tĩnh mạch: bệnh nhân được rút máu sau mỗi 48
giờ cho đến khi chỉ số HCT dưới 0,45 l/l.
- Độ quánh máu toàn phần: tại thời điểm chẩn đoán và sau mỗi lần rút
máu tĩnh mạch 6 giờ.
2.2.3. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu
− Vật liệu nghiên cứu
- 2ml máu tĩnh mạch bệnh nhân có chống đông với EDTA để phân tích
các chỉ số tế bào máu ngoại vi.
- 1ml máu tĩnh mạch bệnh nhân có chống đông với EDTA để đo độ
quánh máu toàn phần.
− Phương tiện nghiên cứu
- Máy đếm tế bào tự động Sysmex XT – 2000i.
- Máy đo độ quánh máu Reorox.
2.2.4. Các kỹ thuật được tiến hành

2.2.4.1. Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
- Kỹ thuật được tiến hành theo quy trình chuẩn tại Khoa Tế bào và Tổ
chức học của Viện Huyết học – Truyền máu trung ương trên máy Sysmex XT
– 2000i.
2.2.4.2. Đo độ quánh máu toàn phần
- Kỹ thuật được tiến hành theo quy trình chuẩn tại Khoa Đông máu của
Viện Huyết học – Truyền máu trung ương trên máy đo độ quánh máu Reorox.
- Kết quả bình thường: 4,4 – 6,3 mPa.s.
2.2.5. Thu thập và xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê Y
học bằng phần mềm SPSS 20.0.

12


CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới
Bảng 3.1: Phân bố theo độ tuổi và giới
Tuổi
Giới

<45

45-65

> 65

n


%

Tuổi TB

Nam

8

15

6

29

50

57 ± 13,7

Nữ

3

16

10

29

50


n

11

31

16

58

100

Tỷ lệ %

19,0

53,4

27,6

Bệnh nhân ít tuổi nhất: 21
Nhận xét:

Bệnh nhân nhiều tuổi nhất: 86

Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình của nhóm bệnh
nhân nghiên cứu là 57 ± 13,7 tuổi. Người ít tuổi nhất là 21 tuổi và nhiều tuổi
nhất là 86 tuổi. 81% số bệnh nhân > 45 tuổi.
Bệnh gặp ở cả 2 giới, tỷ lệ nam/nữ = 1/1.


13


Biểu đồ 3.1: phân bố tuổi của bệnh nhân
3.2. Đặc điểm xét nghiệm lúc vào viện
3.2.1. Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi
3.2.1.1. Hồng cầu
Bảng 3.2: Đặc điểm số lượng HC, HCT và HB
Chỉ số

Số bệnh nhân (n = 58)

Tỉ lệ %

1. Số lượng HC (T/l)
<6
6 – 10
> 10

5
52
1

Giá trị trung bình

8,6
89,7
1,7
7,7 ± 1,1


2. HB (g/l)
< 170
170 – 200
> 200

0
36
22

Giá trị trung bình

0
62,1
37,9
197,4 ± 16,5

3. HCT (l/l)

14


0,5 – 0,59
0,6 – 0,7
> 0,7

23
34
1


Giá trị trung bình

39,7
58,6
1,7
0,62 ± 0,05

Nhận xét:
− Số lượng HC trung bình: 7,7 ± 1,1 T/l; bệnh nhân có số lượng HC
cao nhất là 10,48 T/l và thấp nhất là 5,78 T/l; 91,4% bệnh nhân có tăng số
lượng HC > 6 T/l.
−Lượng HB trung bình: 197,4 ± 16,5; 100% bệnh nhân có lượng HB >
170 g/l, trong đó có 37,9% bệnh nhân có HB > 200 g/l.
−HCT trung bình: 0,62 ± 0,05 l/l; 60,3 % bệnh nhân tăng HCT > 0,6 l/l.

Bảng 3.3: Một số chỉ số HC máu ngoại vi
Chỉ số

Số bệnh nhân (n = 58)

Tỉ lệ (%)

1. Thể tích trung bình HC: MCV (fl)
< 80

25

43,1

80 – 100


32

55,2

> 100

1

1,7

Giá trị trung bình

81,2 ± 9,3

2. Lượng HST trung bình HC: MCH (pg)
< 28

42

72,4

28 – 32

14

24,1

> 32


2

3,4

Giá trị trung bình

26,1 ± 3,3

3. Nồng độ HST trung bình HC: MCHC (g/l)
< 320
≥ 320

24

41,4

34

58,6

15


Giá trị trung bình

322,2 ± 13,5

4. Dải phân bố kích thước HC: RDW (%)
≤ 14,5
>14,5


14
44

24,1
75,9

Giá trị trung bình

18,5 ± 4,6

Nhận xét:
- Thể tích trung bình HC (MCV) trung bình: 81,2 ± 9,3 fl; 43,1% số bệnh
nhân có MCV < 80 fl.
- Lượng huyết sắc tố trung bình HC (MCH) trung bình: 26,1 ± 3,3 pg;
72,4% bệnh nhân có MCH giảm dưới mức bình thường.
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình HC (MCHC) trung bình: 322,2 ± 13,5
g/l; 37,5% bệnh nhân có MCH giảm dưới mức bình thường.
- Dải phân bố kích thước của HC (RDW) trung bình: 18,5 ± 4,6%;
75,9% bệnh nhân có RDW >14,5%.
3.2.1.2. Bạch cầu
Bảng 3.4: Đặc điểm BCmáu ngoại vi
Số lượng BC (G/l)

Số bệnh nhân (n = 58)

Tỉ lệ (%)

< 12


16

27,6

12 – 25

33

56,9

> 25

9

15,5

Giá trị trung bình

17,0 ± 7,2

Nhận xét:
Số lượng BC trung bình là 17,0 ± 7,2 G/l, 72,4% bệnh nhân có số
lượng BC > 12 G/l. Số lượng BC tăng cao nhất là 32,6 G/l.
3.2.1.2. Tiểu cầu
Bảng 3.5: Đặc điểm TC máu ngoại vi

16


Số lượng TC (G/l)


Số bệnh nhân (n = 58)

Tỉ lệ (%)

< 450

23

39,7

450 – 1000

35

60,3

Giá trị trung bình

491,5 ± 199,1

Nhận xét:
Số lượng TC trung bình là 491,5 ± 199,1 G/l; 60,3% bệnh nhân có số
lượng TC > 450G/l, cao nhất là 930 G/l.
3.2.2. Độ quánh máu toàn phần
Bảng 3.6: Độ quánh máu toàn phần
Độ quánh máu toàn

Số bệnh nhân


Tỉ lệ

phần (mPa.s)

(n = 58)

(%)

< 6.3

0

0

6.3 – 10

15

25,9

> 10

43

74,1

Giá trị trung bình

11,3 ± 1,9


Nhận xét:
Độ quánh máu toàn phần trung bình là 11,3 ± 1,9 mPa.s; tất cả bệnh
nhân đều tăng độ quánh máu toàn phần > 6,3 mPa.s; trong đó, 74,1% bệnh
nhân có độ quánh máu tăng rất cao > 10 mPa.s.
3.3. Thay đổi các chỉ số tế bào máu ngoại vi sau rút máu tĩnh mạch:
3.3.1. Hồng cầu
 Thay đổi số lượng HC, lượng HB, HCT sau mỗi lần rút máu

17


Bảng 3.7: Thay đổi số lượng HC, HCT, HB sau rút máu
Chỉ số

± SD

Số
lần

Số lượng HC

rút máu

HCT (l/l)

HB (g/l)

(T/l)

Vào viện (n=58)


7,7 ± 1,1

0,62 ± 0,05

197,4 ± 16,5

Lần 1 (n=58)

7,2 ± 1,1

0,59 ± 0,05

189,4 ± 16,4

Lần 2 (n=58)

6,9 ± 1,0

0,57 ± 0,06

183,8 ± 15,7

Lần 3 (n=58)

6,4 ± 1,1

0,53 ± 0,06

173,2 ± 19,7


Lần 4 (n=48)

6,0 ± 1,0

0,51 ± 0,05

169,2 ± 14,2

Lần 5 (n=36)

5,6 ± 0,9

0,49 ± 0,06

163,1 ± 14,2

Lần 6 (n=20)

5,4 ± 0,8

0,49 ± 0,04

161,9 ± 11,7

Lần 7 (n=10)

5,2 ± 0,9

0,46 ± 0,06


155,3 ± 14,2

Lần 8 (n=4)

5,2 ± 0,5

0,45 ± 0,03

152,2 ± 11,9

Nhận xét:
Số lượng HC, nồng độ HB và HCT giảm dần sau mỗi lần điều trị bằng
phương pháp rút máu tĩnh mạch. Mức độ giảm HB và HCT sau mỗi lần rút
máu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

18


Biểu đồ 3.2: Thay đổi chỉ số HCT sau mỗi lần rút máu

Biểu đồ 3.3: Thay đổi chỉ số HB sau mỗi lần rút máu

19


 Số bệnh nhân đạt được HCT ≤ 0,45 sau mỗi lần rút máu:
Bảng 3.8: Tỷ lệ bệnh nhân đạt được HCT ≤ 0,45 sau rút máu
Số lần rút máu


Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Lần 1

0

0

Lần 2

0

0

Lần 3

10

17

Lần 4

22

38

Lần 5


38

66

Lần 6

48

83

Lần 7

54

93

Lần 8

58

100

Nhận xét:
Như vậy sau 3 lần rút máu tĩnh mạch, có 17% bệnh nhân đạt được
ngưỡng HCT ≤ 0,45; và 100% các bệnh nhân đều duy trì được chỉ số HCT
≤ 0,45 sau 8 lần rút máu tĩnh mạch.
 Thay đổi một số chỉ số khác của dòng HC:

20



Bảng 3.9: Thay đổi một số chỉ số khác của HC
Chỉ số
± SD
Số
lần

MCV(fl)

MCH(pg)

MCHC(g/l)

RDW(%)

81,2 ± 9,3

26,1 ± 3,3

322,2 ± 13,5

18,5 ± 4,6

Lần 1 (n=58)

81,4 ± 9,1

26,1 ± 3,3

321, 1 ± 16,4


18,0 ± 4,3

Lần 2 (n=58)

81,6 ± 8,9

26,1 ± 3,5

319,3 ± 14,8

17,8 ± 4,3

Lần 3 (n=58)

81,9 ± 9,0

26,3 ± 3,3

318,6 ± 12,3

17,8 ± 4,2

Lần 4 (n=48)

81,7 ± 9,7

25,7 ± 4,6

320,2 ± 11,4


18,6 ± 4,1

Lần 5 (n=36)

81,4 ± 10,2

25,9 ± 3,6

317,5 ± 9,7

18,8 ± 4,1

Lần 6 (n=20)

82,2 ± 9,5

26,4 ± 3,8

316,6 ± 10,8

20,1 ± 3,7

Lần 7 (n=10)

80,9 ± 8,8

25,2 ± 3,3

315,5 ± 9,6


21,6 ± 2,9

Lần 8 (n=4)

80,3 ± 10,8

25,5 ± 3,8

317,8 ± 10,2

22,1 ± 1,5

Vào viện
(n=58)

Nhận xét:
Các chỉ số MCV, MCH, MCHC và RDW không có sự thay đổi đáng kể
nào so với trước khi bệnh nhân được điều trị rút máu (p > 0,05).
3.3.2. Bạch cầu và Tiểu cầu
Thay đổi số lượng BC và TC sau mỗi lần rút máu tĩnh mạch được trình
bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3.10: Thay đổi số lượng BC và TC sau rút máu
Chỉ số

Số lượng BC (G/l)

Số


21

Số lượng TC (G/l)


± SD

± SD

Vào viện (n=58)

17,0 ± 7,2

491,5 ± 199,1

Lần 1 (n=58)

16,1 ± 7,1

469,7 ± 188,7

Lần 2 (n=58)

15,2 ± 7,2

471,2 ± 186,1

Lần 3 (n=58)

13,6 ± 6,6


463,4 ± 188,7

Lần 4 (n=48)

11,5 ± 4,8

439,8 ± 167,1

Lần 5 (n=36)

10,4 ± 4,5

402,2 ± 155,4

Lần 6 (n=20)

8,9 ± 3,7

334,3 ± 123,3

Lần 7 (n=10)

8,2 ± 1,7

300,2 ± 100,6

Lần 8 (n=4)

7,6 ± 1,7


201,5 ± 48,1

Nhận xét:
Số lượng BC và TC trung bình giảm dần sau mỗi lần rút máu và trở về
giá trị bình thường sau lần rút máu thứ 5.

3.3.3. Độ quánh máu toàn phần
Thay đổi độ quánh máu toàn phần sau rút máu tĩnh mạch được trình
bày trong bảng dưới đây (p: so sánh với thời điểm vào viện).

Bảng 3.11: Thay đổi độ quánh máu toàn phần sau rút máu
Chỉ số
Độ quánh máu toàn phần (mPa.s)
Số lần rút máu
P
± SD
Vào viện (n=58)

11,3 ± 1,9

22


Lần 1 (n=58)

10,3 ± 1,8

Lần 2 (n=58)


9,2 ± 1,7

Lần 3 (n=58)

8,1 ± 1,7

Lần 4 (n=48)

7,1 ± 1,3

Lần 5 (n=36)

6,3 ± 1,2

< 0,05

Lần 6 (n=20)
6,2 ± 0,9
Lần 7 (n=10)
5,7 ± 1,1
Lần 8 (n=4)
5,7 ± 1,1
Nhận xét:
Chỉ số độ quánh máu toàn phần khi bệnh nhân vào viện là 11,3 ± 1,9
mPa.s. Sau lần đầu tiên rút máu, độ quánh máu toàn phần giảm nhưng chưa
có sự khác biệt với p > 0,05. Từ lần rút máu thứ hai, độ quánh máu toàn phần
giảm có ý nghĩa thống kê so với trước khi bệnh nhân được điều trị rút máu
với p < 0,05 và trở về mức bình thường sau 8 lần rút máu tĩnh mạch.

Biểu đồ 3.4: Thay đổi độ quánh máu toàn phần sau các lần rút máu

3.4. Tương quan giữa độ quánh máu với các chỉ số dòng HC
3.4.1. Độ quánh máu toàn phần và HCT

23


Biểu đồ 3.5: Tương quan giữa độ quánh máu toàn phần và HCT
Chúng tôi nhận thấy có mối tương quan đồng biến giữa chỉ số HCT với
độ quánh máu toàn phần, biểu diễn theo phương trình:
HCT = 0,373 + 0,222 x độ quánh máu.
Tương quan là rất chặt chẽ với R = 0,822.

24


3.4.2. Độ quánh máu toàn phần và HB

Biểu đồ 3.6: Tương quan giữa độ quánh máu toàn phần và HB
Chúng tôi nhận thấy có mối tương quan đồng biến giữa chỉ số HB với
độ quánh máu toàn phần, biểu diễn theo phương trình:
HB = 125,847 + 6,34 x độ quánh máu.
Tương quan là chặt chẽ với R = 0,749.

3.4.3. Độ quánh máu toàn phần và số lượng HC

25


×