Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Nghiên cứu lợi ích kinh tế của các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ lợn thịt tại huyện Ý Yên tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.82 KB, 128 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi lợn là một trong những ngành sản xuất quan trọng của nền kinh
tế quốc dân, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng
ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của
hàng triệu người dân hiện nay. Do vậy, phát triển chăn nuôi là góp phần vào sự
phát triển của nền nông nghiệp nói riêng, nền kinh tế nước ta nói chung.
Chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng đã có từ rất lâu.
Thực tế nước ta cho thấy, đâu đâu cũng nuôi lợn, từ vùng thấp đến vùng cao,
từ đồng bằng đến trung du miền núi. Trước đây, hầu hết các hộ gia đình đều
chăn nuôi lợn ở quy mô nhỏ để giải quyết nhiều mục đích như cung cấp phân
bón cho trồng trọt, tận dụng phụ phẩm của trồng trọt, tận dụng lao động nông
nhàn, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập. Ngày nay, quy mô đàn lợn đã được
mở rộng, năng suất và chất lượng thịt cũng đã được cải thiện. Điều đó là do sự
phát triển của nền kinh tế thị trường, dân số tăng và thu nhập của người dân cũng
tăng, nên nhu cầu về tiêu dùng thịt lợn của người dân tăng lên rõ rệt.
Ý Yên là một huyện nông nghiệp của tỉnh Nam Định, với vị trí địa lý
thuận lợi, nằm giữa trung tâm kinh tế - chính trị của 3 tỉnh là Nam Định, Ninh
Bình và Hà Nam – đây là thị trường tiêu thụ lợn thịt đầy tiềm năng. Đồng thời
với dân số đông, tỷ lệ lao động thiếu việc làm lớn, diện tích đất nông nghiệp
nhiều, nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn gia súc như gạo, ngô, đậu
tương,... dồi dào. Đây chính là những điều kiện cho thấy phát triển chăn nuôi lợn
là một hướng đi đúng đắn. Từ đó góp phần khai thác thế mạnh của vùng, góp
phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cũng như mức sống cho người dân.
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở Ý Yên nói riêng, ở Nam
Định nói chung đã có những chuyển biến căn bản. Quy mô chăn nuôi lợn của
hộ ngày càng lớn làm tăng số đầu con chăn nuôi và sản lượng chăn nuôi.
1


Chăn nuôi lợn của hộ theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và sản xuất


hàng hóa lớn hướng ra xuất khẩu. Các hộ đang có nhu cầu áp dụng khoa học
kỹ thuật mới trong chăn nuôi như giống mới có tỷ lệ nạc cao, thức ăn giàu
dinh dưỡng và phòng trừ dịch bệnh.
Tuy nhiên, trên thực tế sự tăng trưởng của chăn nuôi lợn chưa tương
xứng với tiềm năng chăn nuôi và chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường. Các
hộ chăn nuôi đang gặp rất nhiều khó khăn như thị trường đầu vào và đầu ra
không ổn định. Chính điều đó đã ảnh hưởng đến cung cầu thịt lợn trên thị
trường mà biều hiện là giá cả thịt lợn tăng giảm không ổn định. Từ đó, những
câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu là: Thực trạng
sản xuất và tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn huyện Ý Yên ra sao? Có những tác
nhân nào tham gia trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn
Huyện? Lợi ích kinh tế của các tác nhân như thế nào? Có thuận lợi, khó khăn
gì trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lợn thịt? Những giải pháp nào cần
nghiên cứu, đề xuất nhằm nâng cao lợi ích kinh tế của các tác nhân tham gia
sản xuất và tiêu thụ lợn thịt, từ đó góp phần phát triển chăn nuôi lợn trên địa
bàn Huyện trong những năm tới? Để giải đáp được những câu hỏi trên chúng
tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu lợi ích kinh tế của các tác nhân tham gia
sản xuất và tiêu thụ lợn thịt tại huyện Ý Yên tỉnh Nam Định” làm luận văn
thạc sỹ kinh tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ lợn thịt, đánh giá về lợi ích
kinh tế của các tác nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn
huyện Ý Yên. Từ đó đưa ra các giải pháp khả thi nhằm nâng cao lợi ích kinh
tế của các tác nhân tham gia và góp phần phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn
Huyện.
2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung đề ra, đề tài hướng tới giải quyết các mục
tiêu cụ thể sau:
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về lợi ích kinh tế, tác nhân tham
gia sản xuất và tiêu thụ, kênh tiêu thụ.
- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lợn thịt, lợi ích kinh tế của
các tác nhân tham gia sản xuất tiêu thụ lợn thịt tại huyện Ý Yên, tìm ra những
thuận lợi, khó khăn của từng tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lợn thịt.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu khả thi nhằm nâng cao lợi ích kinh tế
của các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ lợn thịt, góp phần phát
triển chăn nuôi lợn trên địa bàn Huyện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu lợi ích kinh tế của các tác nhân tham
gia sản xuất và tiêu thụ lợn thịt tại địa bàn huyện Ý Yên. Đó là người sản
xuất (Hộ chăn nuôi), thương lái, người giết mổ lợn.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về lợi ích kinh tế của các tác nhân
tham gia sản xuất và tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn huyện Ý Yên.
- Về không gian: Đề tài được triển khai trên địa bàn toàn Huyện, trong
đó khảo sát một số nội dung tại 3 xã Yên Lộc, Yên Hồng và Yên Lợi.
Trên thực tế lợn thịt ở huyện Ý Yên có thể được tiêu thụ tại thị trường
khác như: Ninh Bình, Hà Nam, … Nhưng do hạn chế về thời gian và những
khó khăn khách quan, đề tài chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, nghiên cứu các hộ
chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn thịt trên địa bàn Huyện mà chưa nghiên cứu
được đối tượng ở ngoài địa bàn Huyện.
- Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp tại địa phương trong thời
gian từ năm 2006 - 2008. Tập trung điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn
thịt của các tác nhân của năm 2008.

3



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lợi ích kinh tế
2.1.1.1. Khái niệm về lợi ích kinh tế
Mỗi một con người hay xã hội muốn tồn tại và phát triển thì nhu cầu
của họ phải được đáp ứng. Lợi ích và nhu cầu có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Lợi ích bắt nguồn từ nhu cầu và là cái để đáp ứng nhu cầu, nhu cầu làm
nảy sinh lợi ích.
Cũng giống như lợi ích của con ngườ i nói chung, lợi ích kinh tế gắn
liền với nhu cầu, song đây không phải là nhu cầu bất kỳ, mà là nhu cầu kinh
tế (nhu cầu vật chất). Chỉ có những nhu cầu kinh tế mới làm phát sinh lợi ích
kinh tế.
Vậy “Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất, nó phản ánh mục đích và
động cơ khách quan của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh
tế - xã hội và do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định”[3, trang 278]
2.1.1.2. Bản chất của lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế, một mặt nó phản ánh những
điều kiện, phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của mỗi con người, mỗi
chủ thể. Suy cho cùng, lợi ích kinh tế được biểu hiện ở mức độ của cải vật chất
mà mỗi con người có được khi tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội;
mặt khác, lợi ích kinh tế phản ánh quan hệ giữa con người với con người trong
quá trình tham gia vào các hoạt động đó để tạo ra của cải vật chất cho mình.
Những quan hệ đó là quan hệ sản xuất. Vì vậy, lợi ích kinh tế còn là hình thức
biểu hiện của quan hệ sản xuất và do quan hệ sản xuất quyết định. [3, trang
279]

4



+ Phân loại một cách khái quát nhất: Hệ thống lợi ích kinh tế được chia
thành lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội.
+ Dưới góc độ các thành phần kinh tế: có lợi ích kinh tế tương ứng với
các thành phần kinh tế đó.
+ Dưới góc độ các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội có lợi ích kinh
tế của người sản xuất, người phân phối, người trao đổi, người tiêu dùng.
Dù cách phân chia có thể khác nhau nhưng các lợi ích kinh tế bao giờ cũng
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ chúng cùng đồng thời tồn tại trong một
hệ thống trong đó lợi ích kinh tế này là tiền đề, là cơ sở của lợi ích kinh tế kia.
Chẳng hạn có lợi ích của người sản xuất thì mới có lợi ích của người trao đổi,
người tiêu dùng và ngược lại.
Mặt mâu thuẫn biểu hiện ở sự tách biệt nhất định giữa các lợi ích kinh
tế đó dẫn đến xu hướng lấn át của lợi ích kinh tế này đối với lợi ích kinh tế
khác. Do đó, nó có thể gây nên những xung đột nhất định, ảnh hưởng tiêu cực
đến các hoạt động kinh tế - xã hội.Trong các xã hội có đối kháng giai cấp thì
lợi ích kinh tế cũng mang tính đối kháng. Do đó, nó dẫn đến cuộc đấu tranh
không khoan nhượng giữa các giai cấp.
Trên thực tế, lợi ích kinh tế thường được biểu hiện ở các hình thức thu
nhập như tiền lương, tiền công, lợi nhuận, địa tô, thuế,…
2.1.1.3. Vai trò của lợi ích kinh tế
Trong hệ thống lợi ích của con người nói chung bao gồm lợi ích kinh
tế, chính trị, văn hóa tư tưởng…, thì lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định nhất,
chi phối các lợi ích khác. Bởi vì, nó gắn liền với nhu cầu vật chất, nhằm đaớ
ứng nhu cầu vật chất – là nhu cầu đầu tiên, cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát
triển của con người, của xã hội. Đồng thời, khi lợi ích kinh tế được thực hiện
thì nó cũng tạo cơ sở, tiền đề để thực hiện các lợi ích khác. Đời sống vật chất
5



của xã hội được phồn thịnh, thì đời sống tin thần cũng mới được nâng cao.
Chính vì vậy, lợi ích kinh tế quan trọng nhất, quyết định nhất, là cơ sở nền
tảng cho sự phát triển của mỗi con người nói riêng, cũng như xã hội nói
chung. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hóa vai trò của lợi ích kinh tế mà hạ
thấp vai trò của các lợi ích khác. [3, trang 281-282]
2.1.1.4. Hệ thống lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể, xã hội
Trong hệ thống lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể, xã hội thì lợi ích kinh
tế cá nhân là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất thúc đẩy các chủ thể tham gia
vào các hoạt động kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
hoạt động này. [3, trang 282]
Thứ nhất, lợi ích kinh tế cá nhân là lợi ích thiết thực nhất, gắn với từng
cá nhân, từng chủ thể. Nó trực tiếp đáp ứng nhu cầu vật chất của từng cá
nhân, của từng chủ thể đó khi tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội.
Thứ hai, lợi ích cá nhân tạo điều kiện để thực hiện và nâng cao lợi ích
văn hóa, tinh thần của từng cá nhân.
Thứ ba, lợi ích kinh tế cá nhân là cơ sở để thực hiện lợi ích tập thể và
lợi ích xã hội.
Tuy nhiên, cần lưu ý: nhấn mạnh lợi ích kinh tế, đặc biệt là vai trò của
lợi ích cá nhân không có nghĩa là khuyến khích thực hiện lợi ích cá nhân bằng
mọi cách; bởi vì ba lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ ba lợi ích kinh tế đó cùng đồng thời tồn
tại trong một hệ thống lợi ích kinh tế của xã hội, trong đó lợi ích kinh tế cá
nhân là cơ sở để thực hiện lợi ích tập thể và lợi ích xã hội. Đồng thời, lợi ích
kinh tế tập thể và lợi ích kinh tế xã hội lại tạo điều kiện thực hiện tốt hơn lợi
ích kinh tế cá nhân.

6



Mặt mâu thuẫn giữa ba lợi ích kinh tế thể hiện ở sự tách biệt nhất định giữa
chúng, do đó nếu dành quá nhiều cho lợi ích này thì lợi ích kia sẽ bị vi phạm.
Để phát huy tối đa tính tích cực của người lao động thì không phải chỉ
chú trọng đến lợi ích kinh tế mà cần phải phát huy vai trò của các lợi ích khác
như lợi ích chính trị, lợi ích tinh thần.
Mọi lợi ích kinh tế được thực hiện thông qua hệ thống quan hệ phân phối.
2.1.2. Các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.1.2.1. Khái niệm:
Quá trình vận hành của một sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối
cùng thực hiện được là nhờ các “tác nhân”. Có thể nói, các tác nhân chính là
các “mắt xích” quan trọng trong bất cứ một kênh tiêu thụ sản phẩm nào.
Thông qua các mắt xích ấy, luồng hàng vật chất được vận chuyển nhịp nhàng
để đến được tới tận tay của người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng. Trong kênh
tiêu thụ sản phẩm, mắt xích đầu tiên và mắt xích cuối cùng là hai mắt xích đặc
biệt bởi xét cho đến cùng thì mục đích của quá trình tiêu thụ chính là làm cách
nào để có thể vận chuyển sản phẩm từ mắt xích đầu tiên đến mắt xích cuối
cùng. Các mắt xích kết nối giữa hai đầu mắt xích này còn được gọi bằng một
tên khác là “trung gian”- đây cũng là một mắt xích rất quan trọng trong một
kênh tiêu thụ. Số lượng các trung gian sẽ quyết định độ dài, ngắn của kênh
tiêu thụ.
2.1.2.2. Đặc điểm về các tác nhân kênh:
Các tác nhân của kênh tiêu thụ chính là các thành viên tham gia trong kênh.
Như vậy, trong kênh tiêu thụ sản phẩm, có 3 tác nhân cơ bản đó là:
(1) Người sản xuất
(2) Người trung gian
(3) Người tiêu dùng
a. Người sản xuất:
7



Là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, sau thu hoạch có thể bán sản phẩm
mà mình sản xuất ra.
b. Người trung gian:
Người trung gian là các cá nhân hoặc các doanh nghiệp độc lập trợ giúp
người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng trong thực hiện chức năng đàm
phán và các công việc phân phối khác. Người trung gian tham gia vào các
dòng chảy đàm phán và quyền sở hữu. Họ hoạt động ở hai mức độ: trung gian
bán buôn và trung gian bán lẻ.
Trung gian bán buôn: được chia thành 3 loại chính
- Người bán buôn thương mại: Là trung gian có liên quan từ ban đầu
trong việc mua, sở hữu hàng hóa, dự trữ và quản lý sản phẩm với số lượng
tương đối lớn và bán lại sản phẩm đó với số lượng nhỏ cho các trung gian
khác. Họ tồn tại dưới một số tên khác nhau: người bán buôn, người phân phối,
nhà nhập khẩu,...
- Người môi giới và đại lý: Họ cũng là những trung gian độc lập, có
quyền hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất cung cập hàng hóa, dịch vụ cho
các trung gian khác. Trung gian này có thể đại diện cho nhà sản xuất nhưng
không sở hữu sản phẩm mà họ có nhiệm vụ đưa người mua và người bán đến
với nhau.
+ Đại lý: là người được nhà sản xuất ủy quyền bán hàng theo giá do
nhà sản xuất quy định và được hưởng hoa hồng theo số lượng bán, theo doanh
thu, không cần bỏ vốn và hạch toán lỗ lãi như đơn vị kinh doanh độc lập.
+ Mô giới: có chức năng dẫn dắt người bán và khác hàng gặp nhau, tiến
hành giao dịch thương mại và được hưởng một khoản tiền thưởng của bên
mua hoặc bên bán.
- Các chi nhánh và văn phòng của người sản xuất: Chỉ chung những
người trung gian được sử dụng ban đầu cho mục đích phân phối các sản phẩm
của người sản xuất cho người bán buôn trên thị trường. Một số chi nhánh và
8



đại diện bán buôn của người sản xuất cũng hoạt động như người bán buôn và
cung cấp các sản phẩm được đặt hàng từ những người sản xuất khác.
Trung gian bán lẻ: Là những trung gian bán hàng hóa và dịch vụ trực
tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng trực tiếp vào mục đích cá
nhân, không kinh doanh. Có một số kiểu người bán lẻ chủ yếu như sau:
- Cửa hàng bán lẻ
- Siêu thị
- Bán lẻ trực tiếp
- Tổ chức bán lẻ (HTX tiêu thụ...)
c. Người tiêu dùng:
Là người sử dụng những sản phẩm do người sản xuất tạo ra nhằm thỏa
mãn nhu cầu trong cuộc sống của bản thân.
Mỗi một tác nhân trong kênh tiêu thụ có một chức năng riêng, thực
hiện một nội dung công việc riêng. Thông thường nội dung công việc trùng
với tên của tác nhân trong kênh tiêu thụ. Tuy nhiên, có thể có tác nhân có một
hoặc một vài chức năng. Các chức năng này thường phụ thuộc vào tính chất
sản xuất, sự hoàn thiện của sản phẩm của luồng hàng vật chất trong kênh. Mỗi
một hoạt động của các tác nhân trong kênh đều có quan hệ mật thiết với nhau.
Kết quả hoạt động của các tác nhân tốt hay chưa tốt đều có ảnh hưởng đến kết
quả hoạt động của các tác nhân khác.
2.1.3. Kênh tiêu thụ sản phẩm
2.1.3.1. Kênh tiêu thụ là gi?
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh tiêu thụ. Một số người
cho rằng kênh tiêu thụ có thể được coi là con đường đi của sản phẩm từ người
sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, nó cũng được coi như một dòng
chuyển quyển sở hữu các hàng hóa khi chúng được mua bán qua các thành
viên khác nhau. Một số người khác lại mô tả kênh tiêu thụ là các hình thức
9



liên kết lỏng lẻo của các công ty để cùng thực hiện mục đích thương mại.[2,
trang 256-278]
Các định nghĩa trên xuất phát từ các trung gian khác nhau của người
nghiên cứu. Người sản xuất chú ý các trung gian khác nhau cần sử dụng để
đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, có thể định nghĩa kênh tiêu
thụ là hình thức di chuyển sản phẩm qua các trung gian khác nhau. Người bán
buôn, người bán lẻ - những người đang hy vọng họ có được dự trữ tồn kho
thuận lợi từ những người sản xuất và tránh các rủi ro liên quan đến chức năng
này – có thể quan niệm luồng quyền sở hữu như là cách mô tả tốt nhất kênh
tiêu thụ. Người tiêu dùng có thể hiểu kênh tiêu thụ một cách đơn giản là có
các trung gian kết nối giữa họ và người sản xuất sản phẩm. Khi quan sát các
kênh tiêu thụ hoạt động trong hệ thống kinh tế các nhà nghiên cứu có thể mô
tả nó dưới dạng các hình thức cấu trúc và kết quả hoạt động.[1, trang 6]
Kênh tiêu thụ thực chất là một tập hợp các tổ chức, cá nhân độc lập và
phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp sản xuất thực hiện bán sản phẩm
cho người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác, kênh tiêu thụ là hệ thống các
quan hệ của một nhóm tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình phân phối
hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Kênh tiêu thụ là
hệ thống các mối quan hệ tồn tại giữa các tổ chức liên quan trong quá trình
mua và bán. Kênh tiêu thụ là đối tượng tổ chức, quản lý như một đối tượng
nghiên cứu để hoạch định các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Các kênh tiêu
thụ tạo nên hệ thống thương mại phức tạp trên thị trường.[12, trang 5-7].
Qua những định nghĩa trên, có thể xác định bản chất kinh tế của kênh
tiêu thụ như sau:
Kênh tiêu thụ được xem là đường đi của sản phẩm từ nhà sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng. Trong hệ thống kênh tiêu thụ có bao gồm các

10



thành viên tham gia phân phối. Lượng sản phẩm chuyển tải qua từng kênh
riêng biệt sẽ hình thành nên mạng lưới kênh tiêu thụ (hoặc kênh phân phối).
Xu thế thị trường hóa một cách tối ưu đã thúc đẩy sự phối hợp hoạt
động marketing trong hệ thống tiêu thụ. Để điều hành một cách có hiệu quả
cho cả hệ thống thì việc thiết lập một cơ chế điều hành thích hợp với chính
sách marketing chung của hệ thống tiêu thụ là cần thiết.[11, trang 24-25].
Như vậy, tiêu thụ lợn thịt gồm có:
a, Tiêu thụ lợn thịt (lợn hơi) của người chăn nuôi lợn và của thương lái
mua lợn hơi từ người nông dân vận chuyển tập trung để bán lại (tiêu thụ) cho
Tư nhân giết mổ và cho những đối tượng khác.
b, Tiêu thụ thịt lợn là việc của lò mổ sau khi giết mổ, phân phối thịt lợn
sẽ đến người bán lẻ để họ bán cho người tiêu dùng.[4, trang 96-99]
2.1.3.2. Đặc điểm kênh tiêu thụ
Để có kênh tiêu thụ trước tiên phải có nhà sản xuất, tức là phải có
người tạo ra sản phẩm đầu tiên. Kế đến là các trung gian với các quy trình sản
xuất đã tạo ra các sản phẩm khác nhau. Vì thế việc hình thành kênh tiêu thụ
rất khác nhau cả về thời gian lẫn luồng sản phẩm.
Sau khi xuất kho từ nhà sản xuất, tùy theo từng ngành hàng qua các
khâu lưu thông – phân phối trong hệ thống kênh tiêu thụ, hình dáng, kích
thước và mẫu mã của sản phẩm không thay đổi một cách khác nhau.
Giá trị sản phẩm của từng mắt xích phụ thuộc khá nhiều vào qui trình
công nghệ sản xuất, phương pháp chế biến ra sản phẩm theo yêu cầu của
người tiêu dùng cuối cùng.[10, trang 36-37].
2.1.3.3. Vai trò, chức năng kênh tiêu thụ
a. Vai trò của kênh tiêu thụ
Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng thiết lập mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đến
người tiêu dùng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các trung gian,
11



Việc tiêu thụ sản phẩm qua các trung gian thể hiện sự chuyên môn hóa và
phân công lao động rõ nét ở một số lí do sau:
- Các trung gian chịu phần chi phí trong hoạt động bán hàng trực tiếp
đến tay người tiêu dùng.
- Người sản xuất có điều kiện tập trung đầu tư vào công việc sản xuất
của mình, đầu tư chuyên môn hóa cao sẽ tạo điều kiện nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm.
- Thông qua trung gian sẽ làm giảm số lần tiếp xúc của mỗi người sản
xuất đến mỗi khách hàng, từ đó làm tăng hiệu quả phân phối trong xã hội. Khi
không có trung gian, mỗi người sản xuất cần phải tiếp xúc 3 lần với mỗi
khách hàng để phân phối sản phẩm (sơ đồ 2.1); thông qua trung gian, mỗi
người sản xuất, mỗi khách hàng chỉ cần 1 lần tiếp xúc (sơ đồ 2.2).
Người sản xuất

Người tiêu dùng

Người sản xuất

Người tiêu dùng

Người sản xuất

Người tiêu dùng

Sơ đồ 2.1: Người sản xuất tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng
Người tiêu dùng

Người sản xuất

Người sản xuất

Trung gian

Người sản xuất

Người tiêu dùng
Người tiêu dùng

Sơ đồ 2. 2: Người sản xuất tiếp xúc với người tiêu dùng qua trung gian.

12


Như vậy, thông qua kênh tiêu thụ có trung gian, người sản xuất giảm
được đầu tư về tiền bạc và nhân lực mà sản phẩm vẫn đến được tay người tiêu
dung. Mặt khác, người tiêu dùng được tiếp xúc nhiều chủng loại sản phẩm.
b. Chức năng kênh tiêu thụ
Các chức năng cơ bản của kênh tiêu thụ là mua, bán, vận chuyển, lưu
kho, tiêu chuẩn hóa và phân loại, cung cấp tài chính, quản lý rủi ro, thông tin
thị trường. Các chức năng này được thực hiện như thế nào và do ai làm? Điều
này có thể rất khác nhau giữa các quốc gia, các hệ thống kinh tế và chúng cần
được thực hiện qua hệ thống tiêu thụ.
Sự trao đổi thường liên quan đến mua và bán. Chức nằng mua có nghĩa
là tìm kiếm và đánh giá giá trị của các hàng hóa và dịch vụ. Chức năng bán
liên quan đến xúc tiến sản phẩm, bao gồm việc bán hàng hóa cá nhân, quảng
cáo và các phương pháp tiêu thụ.
Chức năng vận chuyển có nghĩa là chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.
Chức năng lưu kho liên quan đến dự trữ hàng hóa cho đến khi có nhu
cầu thị trường

Tiêu chuẩn hóa và phân loại liên quan đến sắp xếp hàng hóa theo chủng
loại và số lượng. Điều này làm cho việc mua và bán dễ dàng hơn bởi vì giảm
bớt được nhu cầu kiểm tra và lựa chọn.
Chức năng cung cấp tài chính, cung cấp tiền mặt và tín dụng cần thiết
cho sản xuất, vận tải, lưu kho, xúc tiến bán và mua sản phẩm.
Chức năng quản lý rủi ro giải quyết sự không chắc chắn trong quá trình
lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Các công ty có thể không chắc chắn về việc có
khách hàng muốn mua sản phẩm của họ hoặc các sản phẩm có thể bị hư hỏng.
Chức năng thông tin thị trường liên quan đến việc phân tích và phân
phối tất cả các thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra
các hoạt động tiêu thụ của tất cả các doanh nghiệp (kể cả ở thị trường quốc tế)

13


Nhờ có mạng lưới kênh tiêu thụ mà người sản xuất khắc phục được
những khó khăn về thời gian, địa điểm, khoảng cách trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm. Các thành viên kênh phải thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
- Nghiên cứu thị trường: nhằm thu thập thông tin cần thiết để thiết lập
chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
- Chiêu thị: nhằm khuyếch trương sản phẩm cần tiêu thụ thông qua việc
truyền bá những thông tin về sản phẩm.
- Tiếp xúc: thiết lập các mối liên hệ, tạo dựng và duy trì mối liên hệ với
những người mua tiềm năng.
- Đàm phán: thỏa thuận phân chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh,
thỏa thuận về giá cả và các điều kiện phân phối khác.
- Phân phối sản phẩm: vận chuyển, bảo quản, dự trữ hàng hó.
- Hoàn thiện hàng hóa: làm cho hàng hóa đáp ứng những yêu cầu của
người mua như đóng gói, bảo hành,..
- Chia sẻ rủi ro: chấp nhận những rủi ro liên quan đến việc điều hành

của kênh tiêu thụ.
Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng này giữa các
thành viên kênh. Nguyên tắc để phân chia các chức năng là phải chuyên môn
hóa và phân công lao động. Nếu nhà sản xuất thực hiện các chức năng này thì
chi phí sẽ tăng và giá cả sẽ cao hơn. Khi một số chức năng được chuyển cho
người trung gian thì chi phí hoạt động của người trung gian sẽ cao hơn.
2.1.3.4. Các luồng trong kênh tiêu thụ
Hệ thống kênh tiêu thụ hoạt động thông qua các luồng. Khi hệ thống
kênh tiêu thụ hình thành và phát triển sẽ có nhiều luồng xuất hiện trong nó.
Những luồng này thể hiện sự kết nối, ràng buộc các thành viên trong kênh và
các tổ chức khác trong phân phối hàng hóa, dịch vụ. Sở dĩ dùng từ “luồng” là
vì các hoạt động phân phối trong kênh tiêu thụ là một quá trình vận động liên
14


tục, không ngừng. Mỗi luồng là một tập hợp các chức năng được thực hiện
thường xuyên bởi các thành viên của kênh.[1, trang 27].
- Luồng sản phẩm (luồng vận hành của sản phẩm về mặt vật chất)
Về mặt vật chất, luồng sản phẩm thể hiện sự di chuyển thực sự của sản
phẩm về không gian và thời gian qua tất cả các thành viên tham gia vào quá trình
di chuyển sản phẩm từ địa điểm sản xuất đến địa điểm tiêu dùng cuối cùng.
- Luồng đàm phán:
Biểu hiện sự tác động qua lại lẫn nhau của các bên mua và bán liên
quan đến quyền sở hữu sản phẩm. Đây là dòng tác động hai chiều, chỉ rõ đàm
phán liên quan đến sự trao đổi song phương giữa người mua và người bán ở
tất cả các cấp độ của kênh.
Các luồng trong kênh tiêu thụ sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ 2.3:
Luồng
sản phẩm


Luồng
đàm phán

Luồng
sở hữu

Luồng
thông tin

Luồng
xúc tiến

Người sx

Người sx

Người sx

Người sx

Người sx

ĐVVT

ĐL Q.cáo

ĐVVT

Người BB


Người BB

Người BB

Người BB

Người BB

Người BL

Người BL

Người BL

Người BL

Người BL

Người TD

Người TD

Người TD

Người TD

Người TD

Sơ đồ 2.3: Các luồng trong kênh tiêu thụ sản phẩm [1, trang 12].
- Luồng sở hữu (luồng chuyển quyền sở hữu)

15


Thể hiện sự di chuyển quyền sở hữu sản phẩm từ người sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng, công ty vận tải không nằm trong luồng này bởi
không sở hữu sản phẩm mà nó chỉ tạo thuận lợi cho sự trao đổi.
- Luồng thông tin
Thể hiện việc trao đổi thông tin giữa người bán và người mua thông
qua các bộ phận trong kênh tiêu thụ. Luồng thông tin giúp rút ngắn khoảng
cách khác biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông qua các thông tin
hai chiều. Phần lớn các thông tin này liên quan đến mua bán , xúc tiến, số
lượng, chất lượng hàng hoá, thời gian, địa điểm giao hàng, thanh toán,…
- Luồng xúc tiến
Luồng xúc tiến thể hiện sự hỗ trợ thông tin về sản phẩm của người sản
xuất cho tất cả các thành viên trong hệ thống kênh dưới các hình thúc quảng
các, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán hàng và quan hệ công chúng. Ở đây, có
sự tham gia của các đại lý quảng cáo cung cấp và thực hiện các dịch vụ quảng
cáo. Người sản xuất và đại lý quảng cáo sẽ làm việc cùng nhau để phát triển
các chiến lược xúc tiến một cách hiệu quả trong hệ thống kênh tiêu thụ.[17,
trang 26-27].
Chìa khoá để làm cho tất cả các luồng chảy trong kênh thông suốt là
chia sẻ thông tin giữa các thành viên kênh và thiết lập cơ chế vận hành của
mỗi luồng chảy một cách hợp lý. Trao đổi thông tin là cần thiết cho mỗi luồng
chảy hoạt động. Nhà sản xuất, nhà buôn, ngân hàng,… tham gia vào hệ thống
thông tin nhằm đảm bảo trao đổi thông tin duy trì sự hợp tác giữa các thành
viên và đảm bảo dịch vụ khách hàng.[1, trang 11-14]
2.1.3.5. Xung đột trong kênh và hiệu quả của kênh tiêu thụ

16



Một số quan hệ xung đột kênh và hiệu quả hoạt động của kênh được
các nhà kinh tế nghiên cứu. Một số phân tích cho rằng, xung đột trong kênh
thường có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của kênh, có thể đe dọa đến sự
tồn tại của kênh. Một số khác lại nhấn mạnh tác động tích cực của xung đột.
Có các loại ảnh hưởng sau đây của xung đột đến hiệu quả kênh:
Một là, sự tồn tại xung đột không làm thay đổi hiệu quả của kênh. Ảnh
hưởng của xung đột khối lượng đầu vào cần thiết để đạt được các mục tiêu
tiêu thụ là không lớn. Loại quan hệ này tồn tại trong các kênh mà trong đó có
phụ thuộc và hợp tác cao giữa các thành viên trong kênh. Tất cả họ đều nhận
thức được sự cần thiết của quan hệ của họ và những người khác và họ không
để cho các xung đột ảnh hưởng đến hiệu quả của kênh.
Hai là, sự xung đột coi như là nguyên nhân tăng hiệu quả của kênh.
Đây là xung đột có thể gây ra sức ép đến một hoặc hai bên thành viên kênh
làm thay đổi chính sách của họ, dẫn đến hoạt động của kênh có hiệu quả.
Ba là, xung đột gây ảnh hưởng tiêu cực làm giảm hiệu quả hoạt động
kênh. Điều này xảy ra khi các bên xung đột không còn muốn làm việc để đạt
mục tiêu chung của kênh nữa.[1, trang 77-79].
2.1.3.6. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt
Đối với sản phẩm lợn thịt, kênh tiêu thụ lợn thịt được xem là đường đi
của sản phẩm từ khi lợn thịt xuất chuồng tại người chăn nuôi lợn thịt, qua
hoạt động của các thành viên trung gian tham gia phân phối (như thương lái)
đến người tiêu dùng sản phẩm lợn thịt là tư nhân giết mổ,...
- Đặc điểm:
+ Phần lớn lợn thịt là do những hộ gia đình nông dân chăn nuôi ( những
người chăn nuôi phân tán) và trang trại chăn nuôi lợn thịt tạo ra, nên việc tổ
chức tiêu thụ hết sức phức tạp (phải trải qua nhiều khâu như thu gom, vận
chuyển với phương tiện khác nhau từ thô sơ đến cơ giới, từ những địa phương
17



khác nhau với những thuận lợi và bất lợi vì cơ sở hạ tầng rất khác nhau) [5,
trang 162 -169].
+ Nhiều vấn đề khác cũng được đặt ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm
lợn thịt như an toàn thực phẩm, giá trị sản phẩm (phụ thuộc vào trình độ nghề
nghiệp của người lao động, công nghệ giết mổ, chế biến, thời hạn tiêu thụ,
bảo quản sản phẩm) ở tất cả các khâu trong quá trình phân phối sản phẩm từ
người sản xuất đến người tiêu dùng [7, trang 55 – 59].
- Các luồng sản phẩm
Hệ thống kênh tiêu thụ lợn thịt hoạt động thông qua khá nhiều luồng.
Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi hệ thống các kênh tiêu thụ này qua các
luồng chính như sau [11, trang 14-18]
+ Luồng vận hành của sản phẩm:
Luồng này thể hiện sự di chuyển sản phẩm về không gian và thời gian,
qua các thành viên tham gia vào quá trình tiêu thụ từ địa điểm chăn nuôi của
nông hộ đến địa điểm tiêu dùng sản phẩm lợn thịt (tư nhân giết mổ,...).
+ Luồng đàm phán
Luồng này biểu hiện sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các bên mua và
bên bán liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm. Đó là sự thỏa thuận về lượng
hàng và giá cả để mua của thương lái hoặc lò mổ với những người lao động
trong các nông hộ chăn nuôi lợn thịt, của lò mổ với thương lái và của người
bán buôn (hoặc bán lẻ) với lò mổ hoặc của người bán buôn với người bán lẻ.
+ Luồng chuyển quyền sở hữu
Luồng này thể hiện sự di chuyển quyền sở hữu sản phẩm lợn thịt từ
người chăn nuôi đến các thành viên trung gian tiêu thụ (như thương lái) và
người tiêu dùng như tư nhân giết mổ,...
+ Luồng thông tin

18



Luồng này cung cấp thông tin (từ người chăn nuôi đến các thành viên
tiêu thụ) về số lượng lợn thịt, trọng lượng lợn thịt, giá cả mà các bên có thể
chấp nhận được, địa điểm mua bán hàng, chất lượng của lợn, thời gian có thể
giao hàng... Vai trò của vận tải và liên lạc xuất hiện ở luồng này.
+ Luồng xúc tiến
Luồng này thể hiện sự hỗ trợ về thông tin sản phẩm lợn thịt của người
chăn nuôi cho tất cả các trung gian trong kênh tiêu thụ dưới các hình thức:
quảng cáo, xúc tiến bán và quan hệ công chúng... nhằm làm cho người tiêu
thụ hiểu được sản phẩm lợn thịt mà người chăn nuôi muốn bán như giống lợn,
thời gian nuôi, phương thức nuôi...
2.1.4. Chuỗi giá trị
a. Khái niệm [6, trang 18]
Một chuỗi giá trị là:
- Một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với
nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đếm sơ
chế, chuyển đổi, marketing, đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người
tiêu dùng (đây là quan điểm theo chức năng đối với chuỗi giá trị).
- Là mộ loạt các doanh nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng
này, có nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán và nhà phân phối
một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một
loạt các giao dịch kinh doanh trong đó sản phẩm được chuyển từ nhà sản xuất
sơ chế đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thức tự các chức năng và các
nhà vận hành, chuỗi giá trị sẽ bao gồm một loạt các đường dẫn trong chuỗi
(hay còn gọi là khâu).
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới
19



Do nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm từ lợn tăng nên chăn nuôi lợn
trên thế giới phát triển nhanh chóng. Theo thống kê năm 2005 của Tổ chức
Lương Nông thế giới (FAO), các nước phát triển chăn nuôi lợn đứng đầu thế
giới (tính theo số lượng) bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Thái Lan, Đan
Mạch, Việt Nam, Đức, Nga, Canada, Bỉ. Những nước xuất khẩu thịt lợn lớn
nhất là Mỹ và Canada.
* Sơ lược tình hình phát triển chăn nuôi lợn một số nước trên thế giới [21]
a. Hoa Kỳ
Tổng đàn lợn của Mỹ là 61,2 triệu con tính đến tháng 12 năm 2005,
tăng bình quân 1,15% năm, trong đó có 6,01 triệu con gồm nái, nái hậu bị và
lợn đực giống. Số lợn cai sữa trung bình 9,03 con/lứa năm 2005 so với 8,96
năm 2004, tăng 0,87%. Số lợn cai sữa trung bình từ 7,50/lứa ở các cơ sở chăn
nuôi có qui mô từ 1-99 con lên 9,10 ở các trang trại với qui mô trên 5000 con.
Khoảng 39% tổng đàn lợn được nuôi theo kiểu gia công trong năm 2005. Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ lập kế hoạch tổng đàn đạt 65,49 triệu vào năm 2015.
b. Cộng đồng châu Âu với 25 thành viên
Về chí phí sản xuất cho một kg thịt lợn xẻ, Canada là nước có chi phí thấp
nhất (≈ 5,6 USD), thứ hai là Hoa Kỳ (≈ 6,2 USD) và cao nhất là Liên hiệp Anh
(≈ 7,8 USD). Chi phí thức ăn cho một kg thịt xẻ thấp nhất là Canada (≈ 3,15
USD), thứ hai là Hà Lan (≈ 3,29 USD) và cao nhất cũng là là Liên hiệp Anh (≈
4,27 USD). Hà Lan có chi phí thức ăn công nghiệp/kg tăng trọng thấp nhất (2,6
kg), thứ hai là Liên hiệp Anh (2,65) và cao nhất là Canada (3,29).
c. Hà Lan
Ứng dụng các thành tựu công nghệ về giống lợn, thức ăn, quản lý trang
trại..., Hà Lan đã thành công trong việc đưa tỉ lệ thịt xẻ trung bình của tất cả
các loại lợn được giết mổ từ 53,2% năm 1990 lên 64,4 % năm 2004. Tỉ lệ thịt
loại ngon và rất ngon tăng từ 83% năm 1989 lên trên 90% năm 2004. Năm
20



2005, Công ty Topigs của nước này thông báo tỉ lệ lợn con cai sữa trung
bình/nái/năm tăng từ 24 con lên 25 con chỉ sau 5 năm; tỉ lệ lợn sơ sinh sống
sót trung bình là 12,1 /lứa đẻ; tỉ lệ chết trước cai sữa trung bình là 11,8%; và
số lứa để trung bình là 2,36/nái/năm. Các đàn lợn nái tốt nhất chiếm 10%,
sinh trung bình 27,9 con/nái/năm, trong đó có 12,7 con sống sót/lứa, tỉ lệ lợn
con chết trung bình là 9,8 %, đạt số lứa đẻ trung bình là 2.34 lứa/nái/năm.
d. Trung Quốc
Ở Châu Á, Trung Quốc đứng thứ nhất về sản xuất thịt lợn và đứng thứ
4 về sản xuất thịt bò trên thế giới. Nước này là một thị trường nhập khẩu lớn
cả thịt lợn và thịt bò. Tổng đàn lợn của Trung Quốc tăng từ 545 triệu con năm
2005 lên 719 con vào tháng 1 năm 2008, tăng trưởng bình quân 4,2% năm.
Trung Quốc đạt tổng sản lượng 51 triệu tấn thịt lợn xẻ vào năm 2006 tăng
21,43% so với năm 2001, chiếm 53% tổng lượng thịt lợn trên thế Giới. Tỉ lệ
lợn nái ở Trung Quốc chiếm 9,80% tổng đàn lợn năm 2005. ở Trung Quốc,
chăn nuôi qui mô nhỏ, với số lượng dưới 90 con/cơ sở, chiếm tới 70-80%.
Chuyển dịch nhanh, mạnh và vững chắc từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi bán
công nghiệp và công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chính sách chăn nuôi
lợn của nước này. Là nước đứng đầu về chăn nuôi lợn nhưng Trung Quốc
cũng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng nhanh. Hoa Kỳ là
nước xuất khẩu hàng đầu thịt lợn vào Trung Quốc, tuy nhiên thịt lợn nhập
khẩu chỉ chiếm từ 2-3% nhu cầu tiêu dùng thịt lợn của nước này. Vì vậy,
Trung quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm chăn nuôi
khác lớn nhất trong những năm tới để đáp ứng như cầu trong nước do tăng
dân số, thu nhập và tốc độ đô thị hoá cao. Hiện nay lợn hướng nạc chiếm
khoảng 25-30% tổng đàn lợn đưa vào giết mổ. Trung bình mỗi nái để 1,7l
lứa/năm với tỉ lệ sống sót chỉ có 70-85%, trong khi đó ở Hoa Kỳ tỉ lệ trung
bình là 2,3 lứa/nái/năm và tỉ lệ sống sót là 95%.

21



e. Thái Lan
Thái Lan cũng là một nước sản xuất thịt lợn chủ yếu của thế giới và đang
chuyển đổi từ các trang trại qui mô nhỏ thành các xí nghiệp chăn nuôi lớn. Các
công ty lớn quyết định tới sự tăng trưởng sản lượng thịt lợn tại Thái Lan. Bốn
công ty lớn là CP, Betagro, Laemthong và Mittraparp đã liên kết với nhau và
chiếm tới 20% tổng sản lượng thịt lợn. Tổng đàn lợn của Thái Lan đạt 15,44 triệu
con năm 1999, tăng lên 16,55 triệu năm năm 2002 và 2003 là 16,76 triệu con.
Năm 2003, Thái Lan xuất chuồng khoảng 10,5 triệu lợn/năm, với trọng lượng hơi
trung bình đạt 100 kg. Tổng đàn nái của nước này khoảng 826.087, với số lợn con
cai sữa trung bình đạt 17 con/nái/năm, tỉ lệ nái thay thế là 33%.
g. Các nước khác
Nước láng giềng của Thái Lan là Indonesia có ba hệ thống chăn nuôi
khác nhau, trong đó các cơ sở chăn nuôi thâm canh lớn chiếm 20% tổng đàn,
40% tổng đàn thuộc các trang trại qui mô vừa, 40% tổng đàn thuộc được nuôi
phân tán tại các nông hộ.
Australia là nước có nền chăn nuôi lợn tiến tiến mà điển hình là ba
công ty: QAF với 60.000 nái, Parish Group nuôi 30.000 nái và GMH có
15.000 nái. Tổng đàn lợn của nước này là 2,6 triệu con tính đến tháng 1 năm
2006, tăng 4,42% so với tháng 1 năm 2005.
2.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Trong
thời gian qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là
sự tăng trưởng nhanh về sản xuất lương thực, nghề chăn nuôi lợn ở nước ta đã
phát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng đàn lợn đều tăng khá.
Năm 2000 tổng đàn lợn của cả nước là 20,2 triệu con, đến 01/10/2001,
đạt 21,2 triệu con (tăng 5,94% so với năm 2000), số lượng đầu lợn năm 2003 là
22



24,8 triệu con và đứng thứ 8 trên thế giới về số lượng đầu lợn (sau Trung Quốc,
Mỹ, Braxin, Cộng hòa Liên bang Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan). Trong
tổng đàn lợn thì đàn lợn nái là 2,8 triệu con - chiếm 13,2%. Các tỉnh phía Bắc có
1,3 triệu con lợn nái - chiếm 46,4% số lợn nái cả nước. Tuy nhiên số lượng lợn
nái ngoại còn quá ít, mới chiếm khoảng 1,3% tổng đàn lợn nái; còn lại chủ yếu
là nái Móng Cái, nái Lai năng suất thấp. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2001 của cả
nước đã đạt 1,5 triêu tấn, tăng gần 0,5 triệu tấn so với năm 1995 và chiếm
khoảng 76% tổng sản lượng thịt hơi các loại. Nếu như tốc độ tăng trưởng đàn
lợn từ năm 1995 đến năm 2001 bình quân là 5,0%/năm, thì tốc độ tăng trưởng
thịt lợn hơi là 8,2%/năm. Điều đó chứng tỏ chất lượng đàn lợn và trọng lượng
thịt hơi trên đầu lợn đã được quan tâm chú ý và tăng lên đáng kể. Tuy nhiên,
bình quân sản lượng thịt hơi các loại của nước ta còn quá thấp (năm 2000 là 23
kg/người, trong đó thịt lợn hơi là 17,6 kg) và so với các nước trong khu vực
Đông Nam Á thì vẫn còn thấp (Trung Quốc là 34,1 kg thịt xẻ/người, Đài Loan 38 kg/người. Hồng Kông - 55 kg/người, Thái Lan - 30 kg/người...). [20]
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới, ngành chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng đã đạt được những kết quả
đáng kể. Theo Tạp chí Chăn nuôi gia súc quốc tế (năm 2007), Việt Nam đứng
vị trí thư 5 của 10 nước có số đầu lợn cao nhất thế giới sau Trung Quốc, Mỹ,
Brazin, Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp.
- Tiêu thụ trong nước
Trong thời gian qua sản lượng thịt lợn sản xuất trong nước có sự tăng trưởng
rất lớn, từ 1,5 triệu tấn năm 2001 tăng lên 2,28 triệu tấn năm 2005, đạt khoảng 19
kg thịt hơi/ người (15,3 kg thịt xẻ/người) năm 2001 và 28 kg thịt hơi/người (19,6 kg
thịt xẻ/người) năm 2005. Tuy nhiên phần lớn khối lượng sản phẩm sản xuất vẫn
chủ yếu được tiêu thụ trong thị trường nôi địa (từ 98 – 99%) [20].

23



Giá bán thịt lợn có sự khác biệt khá lớn tại các vùng khác nhau (giá
trung bình miền Nam thường cao hơn so với miền Bắc từ 2.500 – 3.000 đ/kg
lợn hơi), đồng thời giá bán tại thị trương nội địa thường cao hơn một số nước
trong khu vực và thế giới (hiện tại giá trung bình thịt xẻ tại Việt Nam là
28.000 đ/kg) [20].
- XuÊt khÈu
Hàng năm nước ta xuất khẩu được một khối lượng sản phẩm hạn chế.
Từ năm 2001 đến 2005, bình quân mỗi năm xuất khẩu được từ 18-20 ngàn
tấn/năm, chiếm khoảng 1-3% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất trong nước,
riêng năm 2001 đạt đỉnh cao là 30 ngàn tấn chiếm 2,8% số thịt sản xuất ra.
Sản phẩm thịt lợn xuất khẩu của ta từ trước đến nay chủ yếu là thịt lợn
sữa và thịt lợn choai, một số lượng nhỏ thịt lợn mảnh. Tuy nhiên, khối lượng
xuất khẩu chưa nhiều và không ổn định. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là
Hồng Kông, Đài Loan, Malaisia và Liên bang Nga.
Bảng 2.1: Khối lượng và giá thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn
2005 – 2007
Loại thịt

Năm 2005
Giá
SL
(USD/kg
(ng.tấn)
)

Năm 2006
SL

Giá


(ng.tấn)

(USD/kg)

Năm 2007
Giá
SL
(USD/kg
(ng.tấn)
)

Tổng

18.000

-

21.000

-

14.000

-

Thịt lợn mảnh

-

-


-

-

-

-

Thịt lợn sữa

6.000

1,76

13.000

2,38

12,8

23,8

Thịt lợn choai

12.000

1,68

8.000


2,27

1,2

22,9

(Nguồn: Báo cáo cục thống kê năm 2007)

24


Ghi chú: Thị trường xuất khẩu lợn sữa, lợn choai là Hồng Kông, Đài
Loan; thịt lợn mảnh là Liên Bang Nga [22]
Tóm lại, tình hình tiêu thụ thịt lợn của chúng ta hiện nay vẫn chủ yếu là thị
trường trong nước; giá tiêu thụ thịt lợn tại thị trường trong nước thường cao hơn
so với các nước trong khu vực, điều này cũng là cơ hội thúc đẩy phát triển chăn
nuôi lợn, nhưng lại khó khăn cho việc cạnh tranh với thị trường xuất khẩu
* Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở huyện Ý Yên
Đối với Huyện Ý Yên trong vài ba năm trở lại đây chịu ảnh hưởng
nặng nề của dịch bệnh lở mồn long móng, lợn tai xanh cộng thêm vào đó là giá
thức ăn chăn nuôi tăng quá cao khiến nhiều hộ chăn nuôi giảm số lượng đầu lợn.
Do đó từ năm 2006- 2008 số đầu lợn của Huyện không những không tăng mà còn
giảm, năm 2006 là 120.504 con, đến năm 2008 chỉ còn 111.056 con.
Về phương thức chăn nuôi: đàn lợn vẫn được nuôi chủ yếu theo
phương thức bán thâm canh trong nông hộ (85- 90%) với quy mô nhỏ (3 -5
con/hộ), số hộ nuôi quy mô lớn hơn từ 6 con trở lên chiếm 3%. Một tỷ lệ nhỏ
đàn lợn (5- 10%) được nuôi trong các trang trại (50 – 150 con) theo phương
thức thâm canh (công nghiệp). Lợn vẫn là nguồn cung cấp thịt chính (75%
tổng lượng thịt các loại) và tiêu thụ trong nước là chủ yếu.

Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở tất cả các vùng trong cả nước ta là do
có những điều kiện thuận lợi thúc đẩy như:
- Nguồn lao động trong nông thôn dồi dào, đây có thể coi như là một
nhân tố thuận lợi cho phát triển chăn nuôi lợn.
- Nhiều hộ rất có kinh nghiệm trong chăn nuôi. Thức ăn cho lợn có thể
tận dụng sản phẩm từ trồng trọt.
- Xã hội càng phát triển, thu nhập được nâng cao thì thịt lợn trong nước
chắc chắn trong những năm tới sẽ là nguồn thực phẩm chủ yếu cho nên nhu

25


×