Tải bản đầy đủ (.pdf) (413 trang)

Hà nội 36 góc nhìn (NXB thanh niên 2009) nguyễn thanh bình, 413 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.8 MB, 413 trang )

HÀ N Ộ I
GÓC NHÌN


N G U Y Ề N

NHÀ

XUẤT

T H A N H

BÀN

BlNHí

THANH

NI ÊN



LƠI

dẩn

N G U Y Ễ N T H A N H BÌ NH

ướng tới kỉ niệm 1.000 n ăm Thăng
Long - Hà Nội, ngay từ mùa thu năm 2003, chúng
tôi đã tổ chức tuyển chọn và xuất l)ản tập sách Hà


N ội 36 góc nhìn. Khi đó, tôi và họa sĩ T rầ n Đại
Thắng ngỏ ý mời nhà vãn Hồ Anh T h ái viết lời
giới thiệu . Sau một hồi đắn đo, cuối cùng n h à văn
n h ận lời. Và vào một buổi tối. anh gứi q u a em ail
cho tôi lời "Tựa". Xin được dẫii lại nguyên văn
những dòng an h viết:
Hà Nội 36 góc nhìn. Cái têìi sách gợi uhớ một thành
n g ữ củ n g là tên cùa một CIIỐII sách khác, Hà Nội 36
phố phường. Corĩ số 36 không đơu tìiuầỉi mang vẻ
chính xác s ố h ọ c . Có bao nhiêu Hà Nội, có bây n h iêu góc
uhìn. Có hao n h iêu ỉìguời Việt Nam, có hao nh iêu hạn bề
V iệ t N am , có bây nhiêu góc ìihiii. Vò cả bno n h iê u n g iú i
bẽn n à ỵ phía khác ỉỉữn... Tất nhiên thôi. K hác v ề hoàn

Ngl'yẻn Thanh Bình I

s


cảnh, khác v ề vị trí, khác vé t h ế đứng là góc nhìn dã
khác.
T h ế vậy, cuốn sách n h ư là m ộ t lầỉỉ gập mặt, m ộ t ìằn
hợp ỉại của nlìữn<Ị ?óc nhìn. Các văn nghệ sĩ, các nhà
khoa học, các nhà báo, các nghệ nhán... với cả những
ngiỂĩi của nhữ ng )ĩ(Ịhề k h m t chìm không v a n g danh.
Cuộc tập hợp ^iô u g n h ư giải đất phìi sa ven s ô n g H ồ n g
đã m ộ t n g à n n ă m là nơi qiiầu c ư của ìỊhĩùĩg con ỉĩỊỊĩÚi
đến từ mọi nùền. Tinh hoa m ọi ỉiĩiền đem cả I’ề đâỵ, hòa

hợp với giá trị t ự tliăỉì của Hà N ội, íẵu dần cái th ứ

cao ìỉhã, hào hoa tinh t ế đều đ w c mặc nhiên x e m nhiỉlà
chất Hà hlội. Chính xác hay chuữ, thỏa đ á n g h a y chUữ,
cũ n g chăng cần rạch ròi làm g/. Giiơiig m ật đ ấ t nước

chắc hằn vẫií cần được nhện vào, điẻỵc thu nạp từ khắp
nơi đ ể mà tô điểm như vậy.
Qttá trình đô thị hóa trên
của cả hành tinh hình ỉih ư đ ã
cô' hữii v ề các đô thị: Paris,
n g à y hôm nay kh ô n g hẳn còtĩ
hoa ỉệ, cilng đã nhạt ảần cái

toàn cầu và s ự Z ĩ ậ n động
tha y đổi những kh á i niệm
London, N c w York... của
n g u yên vẹn khái n iệ m ĩỉơi
khuôn mẫit là chôn phong

nhã hàp hoa. Đã mang thêm tĩhữỉi^ ỉỉét hối hả xô bồ cửa
thời hiện đại, n é t t ự tin q u y ết ỉiệt ở nơi tâm đ iể m mọi

vòng xoáy. Đã rỗ hơn đấy là nơi lý tưỉng của ngUời tứ
x ứ hay là dân tứ c h iế ĩig , của tb ứ v ă ỉỉ hóa Ỉàỉìg toàn cầu.
N hưiỉg dù khái niệm có thay đổi, gi&ĩ>ĩg m ặt đô thị có

khác đi, thì đó vẫn mãi ỉà chốn

q u ầ ìỉ

cư của mọi điều,


hài hòa hoặc trái nguợc. Bên ngoài, ta vẫn th ấ y những
danh XIÚ1<Ị kiêu hãĩìh: ỉig iô i Paris, lígiỂỉi N e w York.
Trên đất này, v ẫ n tĩhững tiế n g NgiỂri Hà N ộ i làm rung
động bất cứ m ột n g iủ i V iệt nào, ở bất cứ v ù n g đ ấ t ỉĩào,
nếu vẫ n còn h i ê n g v ề phía Bắc n h ư là lìơi cội n g w n .
H ìn h n h ư nhữ ng n g iô i ỉàm sách này vẫn còn đ ể lỉgỏ
6

I HẢ NỘI 36-^ Góc NHlN


khả n ă n g cho nhữ ng tuyển tập íiâp theo, vẫn m ở ngỏ

nhừìĩg góc nhìn khác sẽ có dịp đwc đem ra soi chiếu.
Hình như vẫn còn ý tuỏng bổ simg 36 bĩĩc tranh, 36 tấm
ảnh, 36 bài ca v ề Hà Nội. Hy vọng ỉn độc giả lậ t xong
trang cuối của tập sách lìày vẫn còn mong chờ m ộ t tập

nữa - Hà Nội 36 + 1 góc nhìn.
Tôi rấ t tâm đắc với nhà vãn Hồ Anh T hái, dù
an h chưa đọc b ản thảo đầy đủ lấy một lần, nhưng
bằng một cảm giác thật đặc biệt, anh đã b ắt trúng
m ạch củ a cuô”n sách, mà chỉ cần dùng đ ến 517
chữ. Tôi thấy th ú vị với điều anh viết giông tôi đã
nghĩ, trước m ột sự vật, hiện tưỢng bao giờ cũng có
những góc nhìn khác nhau. Góc nhìn do tâm th ế
ta mà có. T hậm chí, người ta đứng cùng m ột chỗ
nhưng chỉ cần xoay gót chân, hay đảo m ắt n h ìn là
góc nhin đà khác. Sự phong phú này khiến cho

cuộc sông đỡ tẻ nhạt và trở nén thú vị; có thể
cũng vì sự phong phú quá đâm thành phức tạp.
Trong p h ần cuố"! lời tựa ắy nhà văn Hồ A nh Thái
chuyển tả i nguyên vẹn ý của chúng tôi muố^n gặp
lại bạn đọc trong một cuô”n sách tiếp sau, m à lúc
ấy, a n h b ả o đó sẽ là cuốn fỉà N ộí 36 + ĩ g óc n/iin.

Khi in sách, chúng tói đã bỏ sô' "1" sau dâu "+" ây
đi.
Và bây giờ, cuôn sách thứ hai: lỉà Nội 36* góc
nhìn đã có trên tay bạn. Có lẽ tôi nôn dừng lạ i để
mời bạn đọc khám phá và cảm nhận những góc
nhìn Hà Nội.


N.T.B

Ncdyí . N Thamh Bình I

7


G hi c h U
LẦN TÁI BÀN

N hân dịp Thủ đô Hà Nội và cả nước
chào đón Đại lễ kỷ niệm 1.000 nâm T hăng
Long - Hà Nội, NXB T h an h N iên tá i bản
lầ n ứiứ nhâ”! cuốn Hà N ội 36+ góc n h ìn . So
với b ản in lầ n đ ầu tiên, cuố^n sách có m ột

vài thay đổi về cách sắp x ếp , bổ sung bài
mới và lược bđt p hần Phụ lục.

8

I HẢ NOi 36* G úc NHÌN


h ỹ ức

vS
ạỒ

Mỗi người đếu có những dấu ấn đậm nhạt khác nhdu vể Hà
Nội. Người nhớ miếng ngon; người yêu gương mặt con người;
người lần tim vể những dấu cũ, nghé xưa cúa đất kinh kỳ...
Giờ đảy, tất cả những "linh hồn phố" hữặc đã biến àổi,
hoặc vĩnh viển nằm lạl trong ký

cớ thế nhiéu người

không hinh dung ra nối khung cảnh Hà Nội xưa nữa. Và người
cầm bút thuộc nhiều th ế hệ với những tnng viết của minh đã
níu ta ngược bước trong một chuyến du hành trớ vể vói p h ố
phường Hà Nội thảm nghiêm cổ kính. Họ áã xóa tan lớp bụi thời
gian, bắc cầu nối quá khứ và hiện tại để neo glữ dáng hình đất
Thẫng Long thuớ nghìn xưa.
Cùng sống với những kỳ ức cúa họ và ta sẽ thấy m ột Hà Nội
cô' tích đang lắn lượt hiện vể...


Nguyễn Thanh

bình

I

9



Có chàng Tư Mã
tương tư phô"...
THU PHONG

Chợt như phố kia không người
Còn lại tôi bước hoài...

l
Có m ộ t người đã từng "bước hoài" rứiư vậy trên
36 phố phường của Hà Nội, đã im lặng ngắm nhìn,
suy tư v à vẽ... Như câu chuyên về chàng Tư Mã áo
xanh nghìn năm thương nhớ hình bóng kừih thành,
ông - họa sĩ Bùi Xuân Phái, trong suốt cuộc đời
mình đã trở thành một người tình - kẻ tương tư
"Phô". Bằng những dự cảm m ang đậm chất bản
nàng của người nghệ sĩ, ông dường như đã nhìn
thấy trước thời khắc tàn phai của những hình hài
>hố cổ và bằng nhừng âu !o, thôi thúc của m ột kẻ
tương tư cùng tài năng của người họa sĩ, ông đã lưu
T hu P hong I


11


giữ m ãi m ãi hình bóng, linh hồn của phô” phường
Hà N ội trên khung vải. Từ khi đó, ph ố phường Hà
Nội đã có thêm m ột cuộc sông mới, trong một
không gian mới m ang tên Phái. Và cũng từ đó, ông
đã cùng với p hố cổ Hà Nội trở thành bất tử...

2.
Tôi được sinh ra ở Hà Nội, lớn lên giữa lòng Hà
Nội. Ký ức tuổi thơ tôi tràn ngập những hình ảnh
của m ột H à Nội cổ kính, xinh xinh, nho nhỏ, buồn
buồn... M ột Hà Nội ẩm ướt rêu phong và lung linh
cổ tích... Rồi tôi xa Hà Nội, thật xa, thật lâu... mà
vẫn chưa có dịp quay về... Nhưng Hà Nội luôn trở
về trong những giấc mơ của tôi. Tự lúc nào tôi dã
trở thành m ộ t kẻ tương tư Hà Nội, đêm đêm như kẻ
m ộng d u - trong mơ thâ'y mình được quay về, chạy
nhảy, nói cười giữa lòng p hố cũ... và cũng như bao
người khác, tôi luôn tìm kiếm cơ hội đ ể được nhìn
thâ”y những bóng hình Hà Nội của tôi... những nâm
xa xứ, đã có nhừng khoảnh khắc hạnh phúc gặp lại
Hà N ội của mình trong vãn Thạch Lam, Tô Hoài,
Bảo Ninh, N guyễn Khải... Rồi tôi cũng nhận ra rằng
nếu chỉ đưỢc đọc, nghe,., về Hà Nội thôi thì vẫn là
chưa đủ, tôi vẫn m uôn được nhìn thấ^y chừih Hà
N ội của tôi... Trở về Hà Nội sau bao nâm xa cách,
tôi thật sự sững sờ trước những thay đổi và ngậm

ngùi nhận ra rằng hình như những hình ảnh của
m ột Hà N ội mà tôi vẫn hằng thương nhớ đã mãi
m ãi không còn nữa... Biết tìm đâu Hà Nội của tôi?

tỉ

I HÀ NỘI 36* Gớc NHÌN


3.
Ngày tôi dược gặp những bức trnnh vẽ Phô' của
ông, tôi xúc động đến bàng hoàng rứiận ra đây
chúứi là Hà Nội của tôi, Hà Nội mà tỏi đã bao năm
thương nhớ, tìm kiếm, Hà Nội cùa những ký ức tuổi
thơ và huyền thoại phô' phường... Một Hà N ội với
trập trùng mái ngói liêu xiêu xô dạt trôn phố^ Hàng
Bạc, những m ảnh tường vôi trâm tuối rêu phong
của phô" Hàng Mắm, ánh đèn vàng cô độc h ắt qua
khung cửa sổ trên ph ố Mã Mây, mánh trăng non
trong đêm lạnh của phố Hàng Giày, những cột đèn
m ang đầy tâm trạng trên phố Hàng Bè, khoảnh
khắc suy tư cổ tích của chú bò vànj; trong m ột buổi
tnía ở phô' H àng Phèn, ngọn đèn đường chao đảo
trước một sâu thẳm của phô’ T r ầ n Nhật IDuậl, nhửng
khoảnh khắc giao m ùa trên phô' Thuốc Bắc. Mùa
xuân xôn xao lá non, m ùa hạ ấm ưứt với cơn mưa
vừa chợt tắt, m ùa đông với mây \ám chì và gió
buốt... N h ữ n g sắc m àu của m ột ngày tỉOn p h ố H àn g

Giày; tươi tắn trong buổi sáng, gav gát ban trưa và

dịu dàng m àu trắng lung linh tr o n g một đêm trăng
lạnh... N hững con ph ố của ông còn chứa đựng
những điều không nhìn thâ'y: hình bóng những con
người của m ột Ihời xa vắng, những tâm tư phô",
những hoài niệm ngõ... Nhừng con phô' trong tranh
của ông vẫn ngày đêm rầm rì kố chuyện, trăn trở
sinh sôi, đang sông đời sống cũ trong m ột không
gian mới mang tên ông: Không gian ỉ’hố Phái.

Thi) Phong I

13


4.

Bằng cách nào ông đã vẽ nên những bức tranh
Phô' dẹp và cuốn h ú t đầy m a lực như vậy? Bằng tài
năng của m ột họa sỉ bậc thầy? Điều này đương
nhiên đúng vì dường như trong ông đã hội tụ nỗi
bu ồ n sâu lắng của Levitan, sự bạo liệt trong nét cọ
và k h át vọng thể hiện tất cả của Van Gogh, sự từih
tế trong m àu sắc của M onet, sự đa dạng trong bố
cục và nhịp điệu tranh của M ondrian, sự cảm thông
tâm -trạng-phố phường của Marquet... Nhiừig nếu
chỉ dừng lại ở đó, chúng ta sẽ m ãi mãi không thể
n ào có được "P h ố Phái". " P h ố Phái" được ra đời
không chỉ bằng tài năng của họa sĩ mà bằng cả một
n ồ i mềm tươlìg tư Pho trong m ột tâm hồn không
lẫn với những tài năng khác. Bùi Xuân Phái đã vê

với m ột tâm hồn Việt, m ột tâm hồn luôn tỏ rõ
không chỉ trong những bức tranh về phô' mà còn dễ
dàng nhận ra trong những bức tranh làng quê,
nhữ ng lúng liếng của tranh chèo... kể cả những thể
nghiêm trừu tượng của ông củng mang đậm một
đ iều gì đó Tất Việt Nam. Trên tât cẩ, ông đã vẽ phô*
phường bằng tình yêu m ãnh liệt của m ột người suốt
đời tương tư phô'. Một tình yêu có lẽ đã manh nha
từ khi m ới chào đời, bắt đ ầu khi ông hai mươi tuổi
với bức tranh vẽ p h ố d ầu tiền và chỉ kết thúc lúc 2
giờ 40 p h ú t rạng sáng ngày 24-6-1988 khi thần chết
đã buộc ông phải buông rơi b ú t vẽ bên cạnh bức
họa cuôl cùng của đời ông: hình ảnh đôi bàn chân
của chính m ình và chiếc bình huyết thanh - vật thể
d u y nhâ't nằm trong tầm nhìn của ông khi nằm trên
giường bệnh...
14

I HẢ N ô i

36*

cớc

NHÌN


5.
Nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân có lần đã
nêu câu hỏi: Hội họa Việt Nam sẽ ra sao nếu không

có Bùi Xuân Phái? Và ông dã tự trà lời: "Hội họa
Việt Nam sẽ có một khoảng trông lớn lao không thể
nào bù đắp được". Riêng tôi, tòi luôn nghĩ rằng
ngày ông mâ't có lẽ phố phường Hà N ội đã khóc
ông nhiều lắm! Không khóc làm sao được khi một
người tình tri kỷ, thủy chung, và tuyệt vời đến vậy
đã vĩnh viễn ra đi? Không khóc làm sao được khi từ
đây khó mà tìm được một người thứ hai yêu phố,
hiểu ph ố và vẽ phô” hồn nhiên, vô thức như ông?
Xm mượn cách nói của một dại sư vẻ sự giác ngộ
của kẻ thiền quang qua cái nhìn núi sông đ ể nói về
ông và phô':
Khi ông chua ra đời, phô đã là phô nhưng lọi chưa là Phô'
Khi ông nhìn, phố không còn lờ phố. ông không còn là ông
Khi ông vẻ, phố thực sự là Phô, ông thục sự là ông
Khi ông ra di. phô'mãi mâi là Phố. (iní/ múi m âi là óng...
• 9 ^

Có thể hôm nay, trong ngày sinh nhật của mình,
ông - chàng Tư Mã áo xanh suốt đời tương tư phốđang trở về dạo bước lang thang trên những đường
phô" Hà Nội thân quen để được ngắm nhìn, trò
chuyên, hỏi han người-tình-phố-cổ của mình...
T.p

T hu P hong I

15


Hà Nội

mùa hoa cúc 1972
H Ả I NHƯ

Nhà ai sơ tán quên gài cửa
Đ ề giò cúc muộn trổng lan can.

(Thơ Thái Giang)

ùa hoa cúc của Hà N ội năm V72,
theo tôi, là m ột m ùa hoa cúc mãi Tiâi
đáng ghi nhớ trong lòng người Hà Nội. Ehíng jiữa
m ùa hoa cúc thì Hà Nội phải đương đ ầu với hìng
đoàn B.52 Mỹ kéo vào ném bom rải thảm định san
bằng, định xóa bỏ Hà Nội, ở đó có những làng noa
chuyên trồng cúc cho ngày Tết cổ truyền của n ộ t
Thủ dô đã ra dời ngót 10 th ế kỷ.

M

Ifi I H ả N ộ i ae-' c d c NHỈN


Năm nào cũng vậy, bước vào mùa hoa cúc, từ
cuối thu, n h ừ n g gia đình trồng hoa ở các làng hoa
ngoại thành Hà Nội đã nhằm chọn sẵn những
khóm, những chậu cúc quý. cúc lạ, cúc dẹp đem để
riêng. Các nhà chuyên môn t r ồ n g hoa ấy dùng kỹ
thuật cổ truyền "hăm'' ngày "khai hoa" lại, chờ giáp
Tết mới mang ra chợ hoa, dành cho người Hà Nội
mua về đón chào một mùa xuân mới.

Trong những nãm vừa qua, chưa có m ột năm
nào Hà Nội lại được m ùa cúc - mùa cúc lại nở
nhiều, nở dẹp như năm 1972. Không riêng một
mình tôi có n h ậ n xét trên. Các anh chị em trong tô’
trồng hoa Tết của Công ty công viên, các xà viên
nhửng hợp tác xã trồng hoa ở ngoại thành, các bạn
yêu hoa, các nhà vãn, nhà thơ tôi qut?n chì chuyên
chơi cúc đều cùng m ột nhận xél. Cúc nở nhiều, nở
đ ẹp làm sao, cúc vàng to, cúc vãnj; mỡ gà, cúc đại
đóa, cúc "hoàng kim tháp", cúc vàng nhỏ, cúc
trắng, cúc tím sẫm , cúc tím nhạt, cúc đỏ tía, cúc
m àu gạch, cúc "bạch mi", cúc "hỏng mi", cúc tiền
chinh vàng, cúc tiền chinh tím, cúc chi... ờ các
vườn Thống N hất, Điện Biên, d Bờ n ồ , ở các gia
đình và ờ cả trên các ụ pháo, trẽn các nóc hầm đều
dua nhau nở đẹp.
Già nửa dân s ố Thủ dô đã đi sơ tán nhưng nhiều
gia đình vẫn có người ở lại. Đó là những người có
nhiệm vụ chiến đá'u và phục vụ chiốn dấu, trong
hoàn cảnh nào cũng khỏng rời bỏ Thủ đô. Có
nhiều người ngày thường ít chú ý dốn hoa nhưng
những ngày này, tự nhiên tôi lại thấy cắm những
bông cúc đại đ ó a ở giữa nhà. Hỏi ro mới biết người
Hà Nội năm nay đón Tết sớm. Hoa cúc mua về
cắm ở nhiều gia đình Hà Nội trong nhừng ngày
HÀI N hư I 17


này là hoa m ừng chiến thắng, hoa của Tết mừng
công. Không m ột đêm nào "pháo đ ài bay" không

lực Mỹ bay vào Hà Nội mà lại không bị sứt mẻ đội
hình, lại không bị tên lửa của ta hạ chí ít cũng là
hai chiếc, vậy thì phải cắm hoa, p h ải mua cúc về
lắm chứ! Còn hơn m ột tháng nữa mới đến ngày
N guyên đ án nhưng với những bông cúc v àng tươi
sáng rực nhà, không khí Tết cổ truyền đã đến
nhiều gia đình Hà Nội. Người Hà Nội chơi cúc
trong những ngày phải chiến đâ”u ác liệt với Nixon,
trận này cồn m ang m ột ngụ ý riêng.
Hoa cúc là m ột thứ hoa gần như của người
phương Đông, nói m ột cách khác, người phương
Đông thích chơi hoa cúc. Người Việt Nam, kể cả
người N hật Bản rồi đến người Trung Quô”c, hầu hết
đều thích "đánh bạn" với cúc. Họ cúc thuộc loại họ
lớn gồm 1.000 giống với trên hai vạn loài phân bổ
rộng rãi khắp nơi trên th ế giới. Hoa cúc trong thơ
của nhiều nhà thơ cổ được biểu hiện thành hoa của
người ẩ n d ậ t, n h ữ n g người có tâ m h ồ n cao thư ợng

thời đó m uốn xa lánh chốn đô hội phồn hoa. Ngô
Thì N hậm (1746-1803) - m ột nhà tư tưởng lớn cùa
thế kỷ th ứ XVIII và là người cộng tác thân thiết của
N guyễn Huệ trong trận đại phá 20 vạn quân xâm
lược M ãn Thanh ỏ Thăng Long (30-1-1784) - dã nhìn
hoa cúc theo cách nhìn riêng không theo người
trước. T rong Yên đài thu lập, ở m ột bài thơ tứ tuyệt,
Ngô Thì N hậm đã ca ngợi là hoa d ân thân: Dău cho
trời rét vẫn nở đầy núi và vUỢt hằn các loài hoa khác để
trang điểm mùa thu. C ũng giông Ngô Thì Nhậm,
người Hà Nội ưong những ngày đánh trả hàng

đoàn B.52 cùa không lực Mỹ, đã nhìn hoa cúc theo
cách nhìn râ't riêng của người Hà Nội.
IR

I HÀ N(*)l

36-^ r.dc NHÌN


Đã từ lâu, người Hà Nội trân trọng hoa cúc theo
sự suy nghĩ độc lập của mình. Người Hà N ội coi hoa
cúc là một loài hoa tượng trưng cho tình nghĩa thủy
chung, nhớ cội, nhớ nguồn. Theo người Hà Nội, hoa
cúc là m ột thứ hoa mà diệp bất ly thân (tức: Lá cho
dẫu héo vẫn bám chặt trên cành cũng héo với cành
chứ không chịu lìa cành). Và hoa bất lạc địa (tức: Hoa
cho d ẫu tàn m à cánh hoa vẫn gắn bó chặt chẽ với
đài, chẳng chịu rời đài, không rơi là tả xuống mặt
đâ^t như nhiều loài khác).
N gứời Hà Nội chơi cúc trong nhừng ngày này,
theo tôi là để m ượn cúc nói lên ý chí kiên cường sau
trước thủy chung cùa mình với Thủ đô yêu dấu.
Ngắm m àu vàng tươi, màu vàng rực, m àu vàng
lộng lẫy của hoa cúc ban ngày, người Hà N ội liên
hệ dến màu vàng da cam, màu vàng đỏ của tên lửa
ban đ êm các chiến sĩ Hà Nội phóng lên bắn rơi B.52.
Người Hà N ội sẽ mãi mãi biết ơn các chiến sĩ tên
lửa Việt Nam đã bắn tan "một pháo đài bay" của
không lực Mỹ ngay ở giữa làng hoa Ngọc H à, ngoại
thành Hà Nội. N hững mảnh xác B.52 nát v ụn rơi

dưới chân những luống cúc ờ làng hoa Ngọc Hà,
nói với m uôn đời sau chiến công hiển hách của Hà
Nội hôm nay và cũng là những vật chứng đời đời
về tội ác ghê tởm của Nixon. Nixon không thể nào
hiểu nổi: Người Hà Nội bảo vệ Hà Nội là bảo vệ
Thủ đô của đ ât nước nhưng củng là bảo vệ cái đẹp
chơi hoa cúc - hoa của tình nghĩa thủy chung - trong
những ngày Tết cổ truyền. Hà Nội kiên cường bảo
vệ m ột nếp sô'ng văn hóa mang rõ rệt tứih lạc quan
yêu đời, yêu cái đẹp của dân tộc Việt Nam.
Đứng ở chân lễ đài từ Quảng trường Ba Đình
sáng hôm Hà Nội hạ m ột B.52 của Mỹ ở trước làng
HẢI Như ị 19


hoa Ngọc H à, tôi đâ vô cùng xúc động khi nghe hai
công nhân, m ột nừ và m ột nam, của tổ châm sóc các
vườn công khu Ba Đình nói về quyết tâm của tổ.
Trong trường hợp giặc Mỹ có đánh phá ác liệt đến
đâu tíiì m ột ngọn cỏ, m ột bông hoa của Quảng
trường Ba Đình vẫn sớm chiều có công nhân của tổ
liền bên đ ể tưới bón, chăm sóc. Dưlịch sử có hai vạt hoa cúc vàng rực rờ • hai "lạt ban
hoa" - từ chuyên m ôn của tổ thiết kế các vườn hoa
chỉ những vườn nhỏ hình chữ nhật chạy dài. Cúc d
hai vạt hoa dưới chân lễ d ài là cúc "kim tiền" cả dcfn
và kép, nguyên sản của châu Âu. Kim tiền là tên
của ta đặt, tên tiếng Pháp là "susi" (souci) có nghĩa
là tư lự, hoa "tư lự". Xin cảm ơn hai đồng chí công
nhân sáng dó đã tặng tôi năm bông cúc "kim tiền",

năm dóa hoa "tư lự" đ ể tôi đem về cắm ở bình hoa
trên bàn viết.
H.N

20 I HẢ NỘI 36’ GỐC NHtN


Nhớ thương Hà Nội
từ thành phô" khác
N G U Y Ễ N THỊ MINH THÁI

/.
Tôi không được sinh ra ở Hà Nội. Nơi tôi sinh là
một thị xã nhỏ xinh vùng trung du: Thái Nguyên,
mà bây giờ, đã được gọi là thành phố Thái Nguyên.
Hồi đó, trong con m ắt của một đứa bó gái năm tuổi,
thị xã Thái Nguyên là cả một thế giới mênh mông,
bao la. Ngay sau lưng con phố nhỏ có cái tên Tân
Long m à hồi bé tôi không hiểu nghĩa của nó là con
rồng mới, nơi mẹ tôi cỏ căn nhà gỗ và gánh hàng
xén, dưới bóng rợp êm đềm của một tán lá bàng cổ
thụ xanh biếc xoè ngay trước cửa nhà, là cả m ột vạt
núi đồi trung du nưcfng sắn đồi chè, sim m ua và
dứa b ạ t ngàn... Tôi bắt đầu nhớ thương Hà Nội
ngay từ bé tí, ở cái thế giới "thị xã Thái Nguyên" ây,
và không biết m ột tẹo teo nào về Hà Nội còn rộng
lớn m ênh mang hơn nhiều so với Thái Nguyên, bời
N c: u y ẻ n T hì

Minh


T hái I

Ĩ1


Hà N ội chưa hề hiện diện trong con m ắt thơ đại của
tôi. Tôi chỉ biết cái nơi mẹ v ẫn kể và gọi tên là Hà
Nội, đang có bô" tôi ở dấy. Bô' tôi, dã theo bác gái
tôi, chị ruột bố, là ca sĩ kháng chiến nổi tiếng của
Đài Phát ửianh Tiếng nói Việt N am ở chiến khu Việt
Bắc: nghệ sĩ nhân dân Thương H uyền, về Hà Nội,
trở thành m ột ca sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam
ngay sau hoà bình, năm m ột chín năm tư. Và hai chị
em cùng h át trên làn sóng đ iện của Đài Tiếng nói
Việt Nam tại Hà Nội, ngay sau ngày giải phóng Thủ
đ ô "trùng trùng quân ải như sóng, ỉớp ỉớp đoàn quản
tiên v ê ...

Tôi còn quá bé, chẳng hề có khái niệm gì về sự
di chuyển â'y của bô^, chỉ biết cả th ế giới của tôi là
Thái N guyên - nơi có mẹ tôi và ba đứa em lít nhít,
đứa em gái bé nhất mẹ tôi còn đang ẵm trên tay,
hay khóc, tên Hoài. Mẹ tôi bảo khi đẻ nó, bố tôi hay
h át bài hát Trung Quốc Hai b ền bờ sô n g H oài nở hoa,
qua chiếc loa trăng trắng, bằng thiếc gắn trên một
cây cao đ ầu phô', m à từ nhà tô i ra dến đó, phải đi
m ột thôi đường, quá là dài đ ô i với m ột con bé năm
tuổi là tôi. Bố tôi h át rất hay b ài h át ấy, mẹ tôi nghe
qua loa cũng thấy êm tai, nên khi b ố tôi đ ặ t tên em

gái thứ tư của tôi là Hoài, mẹ tôi ưng ngay.
Giừa cái th ế giới Thái N guyên m ênh mang cây
cỏ m iền trung d u và nhừng d ãy p h ố lắm tán bàng
hồi bé tí ấy, Hà Nội trong tưởng tượng ngày bé dại
của tôi chú\h là cái loa m àu trắn g bạc đựng giọng
h át của bô' tôi, m à thủứ\ thoảng đang bán hàng xén,
mẹ tôi dừng tay, bảo tôi: “Đấy! Bô' đang h át trên loa
từ Hà Nội đấy". Tôi đang chơi con b úp bê vải,
ngừng tay quâ^n tã cho em bé, hong hóng ngẩng m ặt
về phía tiếng h á t của bố, p h át ra từ cái loa mắc trên
22 I HÀ NỘI 36* Gúc NHtN


cây cột gỗ cao lênh khênh: Ngàụ mai lúa chín vàng
thơm, anh ư'è cùng em hát bài ỉi tang tỉnh, cho thoả ỉòng
nhớ mong... Rồi bỗng tôi quăng phắt con búp bê vào
lòng mẹ, chạy lũn cũn về phía cây cột gỗ, nơi đang
phát ra tiếng h á t của bố, ôm lấy gốc cột, ngước m ắt
chăm châm vào cái loa to như cái nón, rồi gào lên:
"BỐ ơi, bô" xuống đây với con!". Cái loa vẫn hát, bố
không xuống, chờ mãi không thấy bố, tôi quay đầu
chạy về nhà, ôm lây gấu quần m t\ bắt đền, khóc ti
tỉ cả buổi chiều, chỉ nức nở mỗi một câu: "Sao bô'
không xuống với con, bố ở cái loa ấy làm gì hở
hố7". Mẹ tôi dỗ mãi, tôi mới chịu nín. Mẹ bảo: "Bố
không ở cái loa, bố ở Hà Nội. Bỏ' hát từ Hà Nội, xa
ắm. Cái loa chỉ đựng tiếng hát của bô' thôi. Khi nào
bố lên thăm mẹ con mình, bố sẽ mang cả nhà mình
về Hà N ội ở".
Con bé nàm tuổi là tôi bắt dẩu khát Hà Nội từ

đấy. Từ thế giới miền đồi trung du Thái Nguyên, từ
con phố nhỏ xanh biếc tán lá cây bàng, từ con sông
Gia Bảy uốn lượn hiền hoà trôi êm đềm qua thị xã
nhỏ xinh, từ tiếng hát â'm áp của bố vang vang trên
loa p h ó n g thanh, U'í tất câ th ế gịrfị ệỵa ngọt, nhưng

vẫn thấp thoáng nỗi buồn thiếu váng bố của tuổi
thơ lôi, tôi mơ về Hà Nội, như mơ về m ột miền
hạnh phúc, chỉ vì ở Hà Nội có bố, Hoá ra, tôi bắt
d ầ u nhớ thưcfng Hà Nội vì thương nhớ bô' đã đi
vắng suô”t tuổi thơ tôi. Bố đi hát ồ Hà Nội. Phút
chốc Hà Nội trở thành một miền cổ tích thần tiên,
khiến con-bé-tôi đầy khát khao hoài nhớ, đầy sốt
ruột chờ mong... Cho đến khi bô' tôi lên Thái
N guyên năm 1958 dón cả bốn mẹ con tôi về Hà Nội
Sống.
Và tôi bắt đầu bén rễ bén hơi Hã Nội từ đâ'yN

guyẽn

T

mi

M

inh

T


hái

I

23


2.
Tôi m ở m ắt thật to nhìn cầu Long Biên bắc qua
sông H ồng m ùa thu sóng cuộn đỏ. Trời trên đầu tôi
thật cao xanh, mây trắng bay xa xôi, vời vợi. Cả bầu
trời thu H à Nội, cả sông lẫn cầu đ ều hùng vĩ đến
rợn ngợp trong mắt của m ột con bé bảy tuổi. Và
phố xa Hà Nội thì lộng lẫy như những iâu đài thần
tiên.
H à Nội thật giống như vườn địa đàng cổ tích.
Bô' tôi chưa mua được nhà, chuyển từ chỗ ở cơ
q uan 58 Q uán Sứ, trụ sở Đài Tiếng nói Việt Nam,
về nhà cô em ruột cùa bố, đồng ý cho gia đình tôi
ở tạm tại số nhà 9 p hố H àng Chuối. Cả gia đình tôi
6 người ở dồn vào một căn phòng nhỏ của phần sau
ngôi nhà lớn m ột tầng, xây theo kiểu Tây, lát đá hoa
xanh. Tôi mê mẩn ngay cái vẻ d ẹp của những dây
hoa xanh ấy trên nền đá hoa mà chưa bao giờ tôi
dược thây ở Thái Nguyên. Tôi cũng m ê ngay những
bông hoa vàng và hoa hồng d ây nở đầy trên những
chiếc cổng và tường rào xây bằng xi m ăng hoặc
bằng sắt bao quanh các ngôi nhà Tây phô" Hàng
C h u ố i và sung sướng vô cù n g khi được đi, được


n hảy nhót, nhảy dây, chơi ú tim trên những viên đá
lát vỉa hè Hà Nội hình vuông, lát so le, m àu trắng
đục và sạch sẽ. Tôi như mê đi trước khu vườn nhỏ
có nhiều cây cọ cao lớn và những thảm hoa rực rỡ
bên những chiếc ghế đá được lau trắng bóng, đó là
vườn Tao Đàn, ngay trước cửa đ ại giảng đường
Trường Đại học tổng hợp uy nghi, m à tôi không hề
biết sau này tôi sẽ được bước chân vào đó nghe
H

I H à NOi

36*

cúc

NHÌN


giảng, khi trd thành sinh viên khoci Nỉgữ văn của cái
trường đại học đầy danh tiếng ây.
Rồi nhà tôi chuyển về ở ngõ Dã Tượng, nhà số 8,
m ột ngôi nhà lá mà bố mẹ tôi dcì dôc hết số tiền
dành dụm được để mua nỏ. Và mua rất vội vàng,
vì mẹ tôi sắp sinh đứa em trai út. Tôi côn nhớ như
in con ngõ nhỏ, dài hcfn m ột trõm thước, có đến
m ấy cái ngách nhò nữa. Từ đầu ngõ, hai bên trồng
hai cây cơm nguội còi cọc, ai cũng có thể nhìn thẳng
vào căn nhà lá của gia đình tôi, đứng giữa đáy ngõ,
trông tuềnh toàng. Mưa rào mùa hè lộp bộp gò vào

mái lá cọ năm 1958. Tôi thú nhất là chơi đá bóng và
chơi "u" với bọn trẻ con trạc tuổi tôi trong ngõ.
Nhác thây bóng bố đi làm về trên chiếc xe đạp, xuâ'!
hiện ở dầu ngõ là tôi reo lên, chạv ra đu người lên
chiếc khung ngang xe đạp của bố đê’ về nhà. Sau
này tôi nghi ra cách đón bố đi làm về tinh nghịch
hơn, là trèo lên cây cơm nguội đầu ngõ, ngồi trên
cành cây và thả người rcri bộp từ trèn cây xuống để
gây â'n tượng cho bố. Rất tiếc là cách ấy đã bị ông
đánh đòn vì tội danh; con gái gì mà nghịch như quỷ
sứ. ỏ H à N ội là không dưực lĩghỊclì I\hư thế!

...Tôi lại bắt đầu yêu mè con ngõ Dã TưỢng trong
con phô" Dã Tượng của tôi, một đầu phố cắt với p hố
Trần Hưng Đạo, m ột đầu phố lại toả ra đến m ấy
p h ố khác: phố Hàng Bông, Thợ Nhuộm, Lý Thường
Kiệt. Con ph ố Dã Tượng tuy ngắn nhưng hai bên
phô" tuyền là nhà Tây, n h ữ n g biệt thự m ột tầng xữứi
xinh, kiểu nhà vườn, với sum suê hoa và cây ăn
quả. Bọn nhóc chúng tôi hay lẻn vào vườn trộm hoa
bẻ quả nên tôi còn nhớ râ't rò những hoa trái tuổi
thơ mà chúng tôi dã ăn trộm được. Hẳn nào thi sĩ
Lưu Quang Vũ có Vi0n Irong phô, tà m ột khu vườn
Nguvễn T hi Minh T hái



ỉ5



tình yêu hiển hiện rực rỡ trong lòng Hà Nội, khu
vườn â^y có người yêu của chàng da nâu bánh mật,
khu vườn dầy quyến rũ:
Trong thành p h ố có một vườn cây mát
Trong triệu người có em của ta.
Buổi ừua nấng bầy ong đi kiếm mật
Vào vườn ròi ong chẳng biết ỉối ra
Vườn em là nơi đọng gió trời xa
Hoa tím chìm kêu bàng thưa lá nấng
Con nhện đi về giăng tơ ừắng
Trái tròn căng mạp rửiựa sinh sôi
Nơi ban mai cỏ ướt sương rơi
Một hạt rứiỏ mơ hồ trên má
Hcfi lạnh nâo nhón tay cầm se giá
Suốt cuộc đời cũng chằng hiểu vì sao.




Tôi cũng không hiểu vì sao, sau này khi đã là
thiếu nữ, những câu thơ về vườn Hà Nội của Liíu
Q uang Vũ thường trở về ẩn hiện trong lòng tôi và
thường quân quyện lẫn lộn với hmh ảnh những khu
nhà vườn nhỏ xinh ở phô" Dã Tượng của tôi, lúc nào
cũng còn vẹn nguyẽn trong kí ức...
Thế nhưng, vẫn trong kí ức của tôi, hai dầu p h ố
Dã Tượng lại có hai ngôi nhà trang nghiêm hết sức:
Bên phía đữờng Trần Hưng Đạo là Sở Công an Hà
Nội, bên phía đường Lý Thường Kiệt là Toà án
N hân dân tôì cao. Tôi râ't thích vào khu vườn đầy

cây sá”u già bao quanh Toà án Nhân dân tối cao, nơi
chúng tôi tha hồ vào đây rong chơi thoả thích, nhặt
sâ'u chín, trèo cây hái sấu xanh, rồi chạy nhảy nô
đ ù a ào ào trên thảm cỏ xanh dày mượt mọc khắp
khu vườn. Và tôi bắt đầu đi học ở trường tư ữiục
26 I H à N O i

36* G ố c

NHÌN


×