Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

đồ án đánh giá tác động môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.65 KB, 23 trang )

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG

Đề tài:

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƠN GIẢN CỦA CƠ SỞ
SẢN XUẤT NƯỚC ĐÁ HOA MAI
GVHD: Nguyễn Cao Phú

Lớp: C9MT1
Nhóm: 2
Thành Viên:
Võ nhật Minh
Nguyễn Trọng Nhân
Trần Nhật Nam
Nguyễn Kỳ Duyên
Ngô Thị Kim Ngân
Nguyễn Thị Lựu
Lê Thị Mẩn
Trần Thị Thanh Hà

MỞ ĐẦU

TP.Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 6 năm 2015


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai

1. Cơ sở pháp lý
-

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam



-

khóa XIII, kỳ hợp thứ 7, thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy Định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường

-

và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân

-

công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Căn cứ số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài

-

Nguyên và Môi Trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu Chuẩn Việt Nam về môi trường.
Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16 tháng 3 năm 2012 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường quy định về Lập, Thẩm định, Phê Duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề

-

án Bảo vệ môi trường chi tiết, Lập và đăng ký đề án Bảo vệ môi trường đơn giản.
Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 do Bộ tài nguyên môi trường
về Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã

-


số quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ tài nguyên và môi

-

trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 về việc quy định Quy chuẩn

-

kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính Bộ
Tài nguyên môi trường Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày

-

29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt quy

-

định hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa
XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.

CHƯƠNG I
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên dự án đầu tư
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XƯỞNG SẢN XUẤT NƯỚC ĐÁ

CÔNG SUẤT : 200 CÂY ĐÁ/NGÀY VÀ 6 TẤN ĐÁ VIÊN/NGÀY


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
1.2. Chủ dự án
CƠ SỞ NƯỚC ĐÁ HOA MAI
1.3. Địa chỉ liên hệ của chủ dự án
993 Tỉnh Lộ 8, Khu Phố 2, Phường 15, Quận 8, TP.HCM
1.4. Người đứng đầu chủ dự án
-

Đại diện: Ông Trần Chánh Trị
Chức vụ: Chủ Cơ sở
Quốc tịch: Việt Nam
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 41.Q8.005966 do Ủy Ban Nhân Dân Quận 8

-

cấp ngày 30 tháng 07 năm 2013.
Ngành nghề hoạt đông: Sản xuất đá cây, Đá viên tinh khiết.

1.5. Phương tiện liên lạc với chủ dự án
-

Địa chỉ liên hệ: 993 Tỉnh Lộ 8, Khu phố 2, Phường 15, Quận 8, Tp. HCM
Điệnthoại: 08.7293196

1.6. Địa điểm thực hiện dự án
1.6.1. Địa điểm
Dự án đầu tư xưởng sản xuất nước đá được xây dựng tại 99 Tỉnh lộ 43, Khu phố 2, Phường

15, Quận 8, Tp. HCM
1.6.2. Vị trí tiếp giáp
Vị trí tiếp giáp của dự án như sau:
-

Hướng Tây: Giáp Đường;
Hướng Đông: Giáp hẻm 991;
Hướng Nam: Giáp Nhà dân;
Hướng Bắc : Giáp Nhà dân và đường tỉnh lộ 8.

1.6.3 Hiện trạng sử dụng đất


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
Tổng diện tích sử dụng của khu đất là 476,1m 2, bao gồm diện tích sử dụng cho hoạt động
sản xuất. Các hạng mục công trình được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1. Bố trí mặt bằng dự án
STT Hạng mục công trình
1
Hầm đá cây

Diện tích ( m2 )

2

Sân Đá

20

3


Khu vực sản xuất nước đá

30

4

Sân đậu xe

30

5

Khu vực chứa nước

10

6

Nhà hiện hữu
Nguồn: Cơ sở Nước Đá Hoa Mai tháng 05/2015

40

346,1

1.6.4. Nguồn tiếp nhận nước thải
Nước thải sinh hoạt và nước thải trong quá trình lọc nước để làm nước đá sẽ được thu
gom cho từng nguồn phát sinh, sau đó dẫn về hệ thống xử lý nước thải để đạt tiêu chuẩn
Việt Nam về xả thải. QCVN 40/2011-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

công nghiệp. Và Quyết định 16/2014/QĐ-UBND Quyết địnhvề phân vùng các nguồn tiếp
nhận nước thải trên địa bà TP.HCM
1.7. Quy mô sản xuất, kinh doanh
1.7.1. Tổng vốn đầu tư và công suất sản xuất
Tổng vố đầu tư của dự ánlà 800.000.000 VNĐ, trong đó:
-

Chi phí cải tạo nhà xưởng : 400.000.000 VNĐ
Chi phí mua máy móc, thiết bị: 400.000.000 VNĐ
Sản phẩm chính của Dự án là nước đá cây, đá viên tinh khiết, công suất sản phẩm là 200
cây đá/ngày và đá viên là 6 tấn/ngày

1.7.2. Công nghệ sản xuất


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
Quy trình sản xuất nước đá cây, đá tinh khiết được trình bày trong hình 1.
Nước máy
Bơm
Hồ chứa
Bơm
Bồn làm lạnh

Máy cấp nhiệt lạnh

Đá

Đóng bao

Sản phẩm tiêu thụ


Hình 1: Quy trình sản xuất

Thuyết minh quy trình hoạt động
Nước ngầm được bơm lên hồ chứa bằng bơm chìm với công suất bơm 2,2 KW. Tại đây
nước được xử lý bằng hệ thống lọc để khử các chất ô nhiễm trước khi bơm xuống bồn
làm lạnh. Máy cấp nhiệt lạnh được sử dụng nhằm mục đích làm giảm nhiệt độ xuống
dưới 00C giúp quá trình nước hóa rắn được diễn ra tạo thành đá.
Bồn làm lạnh gồm 6 bồn trong đó:
+ 3 bồn lớn cho ra khoảng 25 bao đá bi lớn/lần xả. Thời gian xả khoảng 1h.
+ 3 bồn nhỏ cho ra khoảng 16 bao đá bi nhỏ/lần xả. Thời gian xả khoảng 30’.
Công suất sử dụng: 20 tấn – 30 tấn đá/ngđ ~ 20.000 – 30.000 L/ngđ = 20 – 30 m3/ngđ.
Tùy theo nhu cầu người sử dụng mà hệ thống bồn làm lạnh sẽ cho ra sản phẩm có kích
thước lớn nhỏ khác nhau. Sản phẩm sinh ra được đóng bao và lưu ở phòng làm lạnh hoặc
chuyển đến tay người tiêu dùng.


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
1.7.3. Danh mục và tình trạng thiết bị máy móc
Danh mục và tình trạng máy móc, thiết bị của Dự án được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Danh mục và tình trạng thiết bị máy móc
ST Tên máy móc, thiết bị
Đvt
Số
T
lượng
1
Bình chứa cao áp
Cái
2

2
Bình tách lỏng
Cái
2
3
Bình tách dầu
Cái
2
4
Dàn ống nước giải nhiệt
Cái
Toàn bộ
5
Hệ thống ống dẫn ga
Cái
1
6
Tháp giải nhiệt
Cái
1
7
Máy bơm nước 2HB
Cái
4
8
Moteur và máy nén khí
Cái
Toàn bộ
Nguồn: Cơ sở Nước Đá Hoa Mai tháng 05/2015


Xuất xứ
Nhật
Nhật
Nhật
Việt nam
Việt nam
Đài loan
Đài loan
Nhật

Tình
trạng
Mới
Mới
Mới
Mới
Mới
Mới
Mới
Mới

1.8. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng
1.8.1. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất
Nguyên, nhiên liệu sử dụng trong sản xuất nước đá:
-

Nước : 700m3/tháng

-


Hóa chất xử lý nước: 20kg/tháng

1.8.2. Nguồn cung cấp điện và nhu cầu sử dụng
-

Điện dùng trong sản xuất: 35.000 kW/tháng

-

Điện dùng trong thắp sáng: 250 kW/tháng

1.8.3. Nhu cầu và nguồn cung cấp nước
Nguồn nước cung cấp cho hoạt độngcủa dự án là nước ngầm được lấy từ giếng khoan.
Nhu cầu sử dụng nước cho dự án là 19 m3/ngày đêm
-

Cơ sở đã lắp đặt hệ thống xử lý nước cấp cho quá trình sản xuất nước đá. Công nghệ xử
lý nước cấp được trình bày cụ thể như sau:


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản củaNước
cơ sởgiếng
sản xuất nước đá Hoa Mai
Bơm
Bể chứa
…………………………………...

Cát xây dựng

Bơm


Acid, Kiềm

Cột nhựa PVCCột nhựa PVC
Hạt nhựa PVC,
nước thải
Hồ chứa

Hình 2 – Công nghệ xử lý nước cấp
Thuyết minh quy trình công nghệ:
-

Nước giếng được bơm lên bể chứa.. Sau đó nước được bơm vào cột lọc trong đó có chứa
hạt nhựa PVC. Nhờ quá trình hấp phụ mà các chất ô nhiễm còn lại có trong nước ngầm
được giữ lại trước khi chảy vào hồ chứa nước để cấp cho hệ thống bồn làm lạnh.

-

Sau khoảng thời gian sử dụng, cát có chứa hàm lượng chất bẩn dính xung quanh do đó sẽ
được thay mới khoảng 2 – 3 tháng/lần. Cát bẩn được bán lại cho Công ty xây dựng.

-

Hạt nhựa PVC định kỳ được Cơ sở rửa sạch 2 ngày/lần bằng dung dịch kiềm + acid.

-

Sau khoảng thời gian sử dụng, hạt nhựa bị bão hòa khả năng hấp thụ. Khoảng 3 năm/lần,
Cơ sở sẽ thay thế bằng hạt nhựa mới.


-

Nước rửa hạt nhựa và nước làm mát được thải ra ngoài cống thoát nước chung TP.

-

Nước giếng sau khi đã qua xử lý sơ bộ sẽ được bơm xuống giàn giải nhiệt nhằm mục đích
làm mát máy. Nước này sau khoảng thời gian sẽ bốc hơi và lượng nước thiếu hụt sẽ được
cấp thêm vào trong suốt quá trình. Do đó, không có nước thải ra ngoài môi trường xung
quanh.


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
1.8.4. Nhu cầu nhân lực
Nhu cầu lao động của dự án là 8 người, trong đó:
-

Lao động trược tiếp : 7 người

-

Quản lý : 1 người
CHƯƠNG II

II. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1. Trong giai đoạn hoạt động
2.1.1. Nguồn phát sinh khí thải
Nguồn phát sinh khí thải ô nhiễm có thể phân chia thành 3 nguồn: bụi và khí thải phát
sinh từ quá trình hoạt động của phương tiện giao thông; bụi và khí thải từ quá trình hoạt
động sản xuất; mùi phát sinh từ khu vực lưu trữ rác thải tập trung.



Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của phương tiện giao thông
Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của các phương tiện như: xe máy, ô tô
qua lại trước Cửa hàng. Thành phần ô nhiễm chính là bụi, NOx, SO2, CO,…

-

Cacbon monoxit (CO): CO là sản phẩm cháy không hòan tòan của nhiên liệu. Xe cộ là
nguyên nhân chủ yếu gây ra độ tập trung CO cao ở các khu vực đô thị.

-

Cacbon dioxit (CO2). Trong những năm gần đây người ta chú ý nhiều đến giao thông vận
tải vì nó góp phần thải ra CO2 – khí nhà kính quan trọng nhất.

-

Các oxit nitơ (NOx). Ở các khu đô thị, giao thông thải ra khỏang 50% lượng NOx trong
không khí. NOx được dùng để chỉ hỗn hợp NO và NO2 trong không khí đồng thời cùng
có mặt. NO và NO2 đóng vai trò qua trọng trong ô nhiễm không khí.

-

Bụi: xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp.


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
+


Thành phần hóa học, thời gian tiếp xúc với bụi là các yếu tố ảnh hưởng đến các cơ

quan nội tạng.
+

Mức độ bụi trong bộ máy hô hấp phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, mật độ hạt

bụi và cá nhân từng người.
+

Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp như

khó thở, ho và khạc đờm, ho ra máu, đau ngực,…
Lượng bụi và khí thải phát sinh phụ thuộc vào số lượng xe đi qua lại trước Cơ sở sản xuất
nước đá, chất lượng nhiên liệu sử dụng, tình trạng kỹ thuật của xe và chỉ ảnh hưởng tức
thời khi có xe lưu thông. Do đó, lượng bụi và khí thải phát sinh và mức độ ảnh hưởng đến
môi trường bên trong Cơ sở là không cao.


Khí thải từ quá trình hoạt động sản xuất

-

Trong quá trình sản xuất nước đá Cơ sở đã sử dụng Freon 22 làm tác nhân làm lạnh.
Freon 22 là một Hydrocacbon có công thức hóa học là CHClF2 (còn gọi là HCFC 22) có
đặc tính là không tan trong nước, không cháy, ít độc, trơ về mặt hóa học. Từ nhiều năm
trước HCFC 22 đã sử dụng làm tác nhân làm lạnh cho máy lạnh, làm chất chống cháy,
tạo bọt… Trong công thức hóa học của HCFC 22 có nguyên tố Flo dễ bay hơi, lại bền
nên có thể tích lũy với lượng lớn ở tầng khí quyển cao, phá hủy tầng ozon bảo vệ Trái đất
do tương tác với Clo nguyên tử được hình thành trong quá trình phân hủy Flo dưới tác

dụng của ánh sang mặt trời. HCFC là một chất được sản xuất để sử dụng thay thế cho
CFC trong công nghệ làm lạnh bởi tính ảnh hưởng đến tầng ozon được nghiên cứu là
thấp hơn của CFC rất nhiều.

-

Ngày nay công nghệ làm lạnh ngày càng sử dụng HCFC làm tác nhân làm lạnh ngày
càng nhiều. Tuy nhiên, trong công nghệ làm lạnh, nếu trong quá trình vận hành có sự rò
rỉ các khí HCFC và sự rò rỉ này xảy ra đồng loạt ở nhiều nơi thì cũng gây ảnh hưởng lớn
sẽ làm thủng tầng ozon của Trái đất và lượng tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất
ngày càng nhiều, gây ra những hậu quả như sau:


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
+ Tăng khả năng mắc bệnh về mắt đặc biệt là đục thủy tinh thể.
+ Phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người và động vật.
+ Hủy hoại các vi sinh vật nhỏ.
+ Mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển.
+ Đối với thực vật sẽ làm lá cây hư hại, quang hợp bị ngăn trở, tăng trưởng chậm,
giảm năng suất, đột biến thậm chí có thể gây chết cây nếu liều lượng nặng.
Nhìn chung tác động trự tiếp của tác nhân làm lạnh Freon 22 đối với con người là hầu
như không có nhưng những tác động gián tiếp thông qua việc làm thủng tầng ozon dần
dần nếu có thì sự rò rỉ khí ở mức độ cao mới đáng lo ngại. Do đó, để góp phần hạn chế
các tác động này thì Cơ sở cần có những biện pháp quản lý và theo dõi chặt chẽ các
đường ống, mối hàn, van điều tiết…


Mùi phát sinh từ khu vực chứa rác thải tập trung
Rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom và lưu trữ tập trung vào thùng có nắp đậy được bố trí
ở khu vực bếp. Thành phần chất gây ô nhiễm gồm CH4, NH3, H2S.


-

Khí amoniac (NH3) gây ra mùi khó chịu ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con
người.

- H2S có mùi trứng thối, dễ có thể nhận biết. H 2S là khí gây ngạt, ở nồng độ cao có thể gây
tê liệt hô hấp và nạn nhân bị chết ngạt.
Chất lượng không khí tại Cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai được đánh giá chủ yếu qua
các chỉ tiêu: độ ồn, bụi, SO2, NO2, CO.
Bảng 4 – Phương pháp phân tích không khí
Stt
1
2

Chỉ tiêu phân tích
Bụi
Độ ồn

Phương pháp phân tích
TCVN 5067 – 1995
TCVN 7878 – 1 – 2008


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
3
4

SO2
NO2


TCVN 5971 – 1995
TCVN 6137 – 2009

Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí được trình bày trong các bảng
dưới đây:
Bảng 5 – Kết quả đo nồng độ không khí
Thông số
Kết quả thử
nghiệm
Khu vực cổng bảo
vệ
QCVN 26:2010/
BTNMT

Độ ồn

Bụi

SO2

NO2

CO

(dBA)

(mg/m3)

(mg/m3)


(mg/m3)

(mg/m3)

74,4 –
77,1

0,12

0,07

0,10

2,6

--

--

--

--

6h – 21h:
70
21h – 6h:
55

QCVN

05:2013/BTNMT

--

0,3

0,35

0,2

30

Khu vực nhà bếp

80,4 –
84,5

0,10

0,07

0,15

3,6

≤ 85

8

10


10

40


3733/2002/QĐBYT

2.1.2. Nguồn phát sinh nước thải


Nước thải sinh hoạt
Với số lượng nhân viên 10 người ước tính trung bình hàng tháng nước cung cấp cho nhu
cầu sinh hoạt tại Cơ sở sản xuất nước đá là 30 m3/tháng, tương đương 1m 3/ngày. Nước
thải được tính bằng 100% lượng nước cấp, lưu lượng nước thải hàng ngày của Cơ sở là
1m3/ngày.


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
Thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất cặn bã, các chất dinh dưỡng (tổng Nitơ, tổng
Photpho), các chất rắn lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD, COD), ammonia, dầu mỡ và các
vi sinh vật.
-

COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng và làm giảm pH của
môi trường.

-

SS: lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.


-

Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc
thức ăn, vàng da…

-

Ammonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá
cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá (sự phát triển bùng phát của các loại tảo, làm cho
nồng độ oxy trong nước rất thấp vào ban đêm gây ngạt thở và diệt vong các sinh vật,
trong khi đó vào ban ngày nồng độ oxy rất cao do quá trình hô hấp của tảo thải ra).

-

Màu: mất mỹ quan.

-

Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.lớn và gây thiếu hụt oxy của
nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá
mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các
sản phẩm như H2S, NH3, CH4… làm cho nước có mùi hôi thối.
Như vậy, nước thải sinh hoạt nếu không có biện pháp thu gom và xử lý để đảm bảo các
yêu cầu đầu ra theo quy định, nước thải sinh hoạt sẽ góp phần làm gia tăng mức độ ô
nhiễm trong khu vực. Gây ra những tác động xấu đối với cộng đồng dân cư về mặt cung
cấp nước, tạo điều kiện cho dịch bệnh lan truyền và ảnh hưởng phần nào đến hệ sinh thái
nguồn nước khu vực xung quanh.




Nước mưa chảy tràn
Vào những ngày mưa, nước mưa chảy tràn sẽ kéo theo các chất như rác, cát và một số
thành phần khác xuống đường thoát nước. Bản thân nước mưa được quy ước là nước


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
sạch, không gây ô nhiễm môi trường, cho phép xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận mà
không cần phải xử lý. Vì vậy, nước mưa chảy tràn được xả thẳng vào hệ thống rãnh thoát
nước mưa của thành phố.
Bảng 6 – Phương pháp phân tích mẫu nước thải
Stt
01
02
03
04
05
06
07

Chỉ tiêu phân tích
pH
TSS
BOD5
COD
Nitrat
Phosphate
T. Coliforms

Phương pháp phân tích

TCVN 6492 – 2000(*)
TCVN 6625 – 2000 (*)
TCVN 6001 – 1 – 2008 (**)
SMEWW 5220D – 2005(*)
SMEWW 4500 – N C (**)
TCVN 6202 – 2008 (**)
TCVN 6187 – 2 - 1996

Ghi chú:
Kết quả phân tích có giá trị trên mẫu thử
(*): Thông số đã được Vilas công nhận
(**): Thông số nhà thầu phụ được công nhận Vilas
Bảng 7 – Kết quả phân tích nước thải

Stt

Thông số

Đơn vị

Kết quả thử nghiệm

QCVN
14:2008/
BTNMT
(cột B, K =1,2)

01

pH


02

--

7,10

5–9

mg/L

60,9

120

03

BOD5

mgO2/L

15,7

60

04

COD

mgO2/L


30,5

--

05

Nitrat

mg/L

10,625

60

06

Phosphat

mg/L

6,953

12

07

T. Coliforms

MPN/100ml


2.300

5.000


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
Ghi chú:
-

Kết quả phân tích chỉ có giá trị trên mẫu thử.

-

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Nhận xét:
Qua bảng kết quả phân tích trên cho thấy tất cả các chỉ tiêu nước thải đều đạt Quy

chuẩn về chất lượng nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, K = 1,2.
2.1.3 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung
• Tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các thiết bị, máy móc như máy làm lạnh, hệ thống
bơm nước, hệ thống làm đá.
Tiếng ồn còn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào Cơ sở sản

-

xuất nước đá.
Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan thính giác nói riêng.
Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, bực tức


-

vô cớ, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi.
Tiếng ồn gây ra những thay đổi trong hệ thống tim – mạch, kèm theo sự rối loạn trương

-

lực mạch máu, rối loạn nhịp tim.
Tiếng ồn còn làm rối loạn chức năng bình thường của dạ dày, làm giảm bớt sự tiết dịch
vị, ảnh hưởng đến sự co bóp bình thường của dạ dày.
Tuy nhiên, các nguồn ô nhiễm này không đáng kể, chỉ gây ảnh hưởng cục bộ trong khu

vực Cơ sở sản xuất nước đá.
• Độ rung
Độ rung phát sinh từ hoạt động của các thiết bị, máy móc như máy làm lạnh, hệ thống
bơm nước, hệ thống làm đá. Tuy nhiên, các máy móc thiết bị sử dụng tại Cơ sở không có
cường độ rung mạnh. Do đó, độ rung phát sinh là không đáng kể.
2.2 Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động không liên quan
đến chất thải


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
Các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải có thể kể đến đó là sự cố hỏa
hoạn do cháy nổ, chập điện và tai nạn lao động. Tùy theo tính chất và mức độ xảy ra sự
cố mà các tác động đến môi trường và sức khoẻ người dân sẽ khác nhau.
2.2.1 Hoả hoạn do cháy nổ
Khả năng gây cháy nổ có thể được chia thành những nhóm chính:
-


Bất cẩn trong việc thực hiện các biện pháp an toàn PCCC

-

Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện động cơ phát sinh nhiệt dẫn đến cháy, hoặc
khi chập mạch khi mưa giông to;

-

Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ,…

-

Tồn trữ các loại rác như bao bì giấy, nilon trong các lớp bọc, khu vực có lửa hoặc khu
vực có nhiệt độ cao.
Sự cố cháy nổ sẽ gây thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm cả 3 hệ sinh thái đất,
nước, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến hoạt động của
Cơ sở sản xuất nước đá, đe dọa tính mạng con người và tài sản. Do vậy, Cơ sở sản xuất
nước đá cần chú ý đến các công tác PCCC để đảm bảo an toàn trong hoạt động và hạn
chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra, phải có các biện pháp nghiêm ngặt về PCCC,
trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC theo quy định của cơ quan PCCC.

2.2.2. Tai nạn lao động
Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động là do:
-

Những tai nạn do buồn ngủ, mất tập trung trong quá trình vận hành máy móc, thiết bị;

-


Sự bất cẩn trong quá trình phục vụ, dọn bàn cho khách;

-

Bất cẩn về điện.
Xác xuất xảy ra sự cố tùy theo ý thúc chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của
nhân viên trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, Cơ sở tiến hành hướng dẫn, nâng cao
nhận thức về an toàn lao động cho nhân viên dể hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai

CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ, CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC ĐÁ
HOA MAI
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, Cơ sở sản xuất nước đá Hoa
Mai đã phối hợp với đơn vị đo mẫu phân tích Môi trường tiến hành thực hiện công việc
giám sát và đánh giá chất lượng môi trường định kỳ cho Cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
Từ việc xác định các nguồn gây ô nhiễm đến môi trường trong quá trình hoạt động kết
hợp với kết quả đo đạc, Cơ sở đã tiến hành thực hiện các biện pháp khống chế và giảm
thiểu các tác động xấu đến môi trường do hoạt động của Cơ sở sản xuất nước đá gây ra
3.1 Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện
3.1.1. Đối với nước thải
Cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai, từ khi đi vào hoạt động đã xây dựng được hệ thống xử
lý nước thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt được thu gom tập trung vào bể tự hoại trước
khi thải ra hệ thống cống chung của khu vực.
Đối với nước mưa xung quanh nhà xưởng lượng nước này được dẫn thoát ra hệ thống
cống chung của khu vực sau khi qua các song chắn rác.
3.1.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí



Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động của phương tiện giao thông
Để hạn chế ô nhiễm môi trường từ quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông,
Cơ sở sản xuất nước đá đã áp dụng các biện pháp sau:

-

Thường xuyên phun nước nhất là vào mùa nắng ngay trước Cơ sở để tránh bụi theo gió
phát tán đi xa;


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
-

Cơ sở sản xuất nước đá luôn vệ sinh và quét dọn khu vực trước và xung quanh Cơ sở sản

xuất.
• Khí thải từ hoạt động sản xuất
Với tác nhân làm lạnh là Freon 22, Cơ sở có phương án giảm thiểu tác động như sau:
-

Thường xuyên kiểm tra bảo trì hệ thống ống, thiết bị chứa, van điều tiết không để hở và

-

xảy ra sự cố rò rỉ.
Hướng dẫn công nhân sử dụng và vận hành và theo dõi đúng quy tắc để tránh rò rỉ khí.
Sử dụng tiết kiệm loại dung môi chất làm lạnh, Cơ sở sẽ sử dụng những môi chất thay thể


-

ít ảnh hưởng đến môi trường hơn khi có chỉ thị và thông báo cảu cơ quan chức năng.
Định kỳ thuê các đơn vị chức năng đến kiểm tra rò rỉ bằng đầu dò phát hiện rò rỉ khí bằng

tia laze.
• Mùi phát sinh từ khu vực chứa rác thải tập trung
Rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom và lưu trữ tập trung vào khu vực riêng trong bao đựng
rác. Định kỳ hàng ngày đơn vị thu gom rác của khu vực đến thu gom và xử lý đúng quy
định của pháp luật.
3.1.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
• Nước thải sinh hoạt

Nước thải phát sinh chủ yếu từ hoạt động vệ sinh của công nhân viên. Lưu lượng nước
thải hàng ngày của Cơ sở sản xuất nước đá rất thấp 1 m 3/ngày. Lượng nước thải này rất ít,
được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải ra cống chung thành phố.


nh 3 – Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại
Bể tự hoại có 3 ngăn và có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy. Bể có
chức năng lắng và phân hủy cặn với hiệu suất xử lý 60 – 70%.
Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể, có vai trò làm bể chứa nước – lên men kị
khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn của nước thải. Nước thải chảy qua
bể lắng, tại đây xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí một phần tạo thành các chất khí và một
phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Sau đó, nước thải qua ngăn lọc, thoát ra ngoài qua
ống dẫn và thải ra cống chung thành phố.

Lượng bùn sau thời gian lưu trong bể sẽ được đơn vị hút hầm cầu đến hút và vận chuyển
đến nơi xử lý đúng quy định.


Nước mưa chảy tràn
Nước mưa được quy ước là nước sạch, không cần xử lý. Nước mưa chảy tràn được Cơ sở
sản xuất nước đá thu gom bằng mương thoát nước mưa và cho chảy qua ống dẫn và thải
vào cống chung thành phố.

3.1.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

-

Chất thải rắn sinh hoạt
Khối lượng chất thải rắn dễ phân hủy ước tính 4 kg/ngày sẽ được chứa trong những thùng
bằng nhựa có nắp đậy đặt đúng nơi quy định. Định kỳ hàng ngày công nhân vệ sinh của

-

khu vực đến thu gom về nơi xử lý.
Chất thải rắn khó phân hủy chủ yếu là các loại chai lọ, lon nước uống, giấy vụn, bao
nylon,… phát sinh từ các họat động ăn uống của công nhân viên. Ước tính khối lượng
phát sinh khoảng 0,5kg/ngày. Lượng chất thải này được thu gom, chứa riêng biệt với chất
thải rắn dễ phân hủy và định kỳ Cơ sở sản xuất nước đá bán cho các đơn vị thu mua phế



liệu.
Chất thải rắn nguy hại
Lượng phát sinh chất thải nguy hại của Cơ sở sản xuất nước đá rất ít, khoảng 1kg/6tháng.

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động rất là ít và hầu như không có.


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
Trong thời gian tới, nếu lượng rác thải nguy hại phát sinh lớn, Cơ sở sản xuất nước đá sẽ
ký hợp đồng với đơn vị thu gom đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
3.1.5. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn, độ rung


Tiếng ồn, độ rung
Quá trình hoạt động để sản xuất đá là thường xuyên nên tiếng ồn phát sinh là khó tránh
khỏi. Cơ sở sản xuất nước đá đã có những biện pháp sau:

-

Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị,…
Che chắn cẩn thận, có khung sàn nâng đỡ máy móc cách mặt đất khoảng vừa phải sao
cho tiếng ồn và rung ít phát ra từ máy móc sản xuất ảnh hưởng đến khu dân cư xung

-

quanh là ít nhất.
Ngoài ra, Cơ sở không hoạt động vào 22h đến 6h sáng hôm sau.
Các phương tiện giao nhập nguyên vật liệu không được nổ máy trong khi chờ giao
nguyên vật liệu.

3.1.6 Các biện pháp giảm thiểu tác động khác không liên quan đến chất thải


Phòng chống cháy nổ

Sự cố cháy nổ sẽ gây thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm cả 3 hệ sinh thái đất,
nước, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng đến hoạt động của
Cơ sở, đe dọa đến tính mạng con người và tài sản. Do vậy, Cơ sở sản xuất nước đá chú ý
đến các công tác phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn trong hoạt động và hạn chế
những mất mát, tổn thất có thể xảy ra.

-

Cơ sở sản xuất nước đá trang bị một số bình CO 2 đề phòng khi có trường hợp có sự cố



xảy ra;
Sắp xếp bố trí các máy móc thiết bị đảm bảo trật tự, gọn và khoảng cách an toàn;
Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong khu vực Cơ sở sản xuất nước đá;
Đảm bảo các trang thiết bị, máy móc không để rò rỉ điện;
Lắp đặt hệ thống nối đất cho các máy móc/thiết bị điện.
Lập bảng biểu cấm hút thuốc, cấm lửa.
An toàn lao động


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
Xác suất xảy ra sự cố tai nạn lao động còn tùy theo ý thức chấp hành nội quy và quy tắc
an toàn lao động của nhân viên trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, Cơ sở sản xuất nước
đá đã có các biện pháp:


Các điều kiện về ánh sáng và tiếng ồn được tuân thủ chặt chẽ;
Cung cấp thiết bị bảo hộ cho công nhân.
Hướng dẫn nhân viên vận hành máy móc đúng kỹ thuật.

Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên.
Các biện pháp hổ trợ khác.
Giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp cho nhân viên. Thực hiện
thường xuyên và có khóa học các chương trình vệ sinh, quản lý chất thải của kho.
Cùng với các bộ phận khác trong khu vực này tham gia thực hiện các kế hoạch hạn chế
tối đa các ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các quy định và hướng dẫn chung của các cấp
chuyên môn và có thẩm quyền.
Đôn đốc và giáo dục các cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp thực hiện các quy
định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.

3.2. Chương trình quản lý và giám sát môi trường
3.2.1. Chương trình quản lý môi trường
Giám sát chất lượng môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý
môi trường. Việc giám sát môi trường của Doanh nghiệp với việc theo dõi biến đổi một
số chỉ tiêu được chỉ thị qua các thông số lý học - hóa học và sinh học của môi trường. Kết
quả của cả quá trình giám sát chất lượng môi trường một cách liên tục và lâu dài có một ý
nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc phát hiện những thay đổi về môi trường để đề
xuất các biện pháp xử lý, bảo vệ mà còn góp phần đánh giá mức độ chính xác của các dự
đoán tác động môi trường.
Một số biện pháp quản lý môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất của Doanh
nghiệp
-

Nhà xưởng sẽ có cán bộ chuyên trách về môi trường để quản lý và kiểm soát toàn bộ các

-

khâu sản xuất có khả năng phát sinh ô nhiễm để có hướng giải quyết và khắc phục.
Thu gom và lưu trữ chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất đúng nơi quy định



Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
-

Xây dựng bể lắng nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn trước khi đấu nối vào hệ thống thoát

-

nước thải chung của khu vực.
Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom hoàn toàn lượng chất thải rắn để xử lý.
Thực hiện chương trình giám sát môi trường hằng năm để đánh giá và theo dõi chất
lượng môi trường cho xưởng sản xuất nước đá

3.2.2 Chương trình giám sát môi trường
Công tác giám sát chất lượng môi trường tại Nhà Xưởng được thực hiện bao gồm các nội
dung chính sau đây:
a.





Giám sát chất lượng môi trường không khí
Vị trí giám sát: khu vực xung quanh, xưởng sản xuất nước đá
Tầng suất giám sát: 6 tháng/lần
Chỉ tiêu giám sát: Độ ồn, bụi, CO, SO2, NOx, các yếu tố vi khí hậu.
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05-2013, TCVS-QQĐ 3733/2002/BYT và QCVN

26:2010/BTNMT
b. Giám sát chất lượng môi trường nước thải

• Vị trí giám sát: nước thải sinh hoạt
• Tầng suất giám sát: 6 tháng/lần
• Chỉ tiêu phân tích: pH, DO, SS, COD, BOD5, tổng N, tổng P và coliform.
• Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 40:2011 loại B
c. Giám sát chất thải rắn
• Tầng suất giám sát: 6 tháng/ lần;
• Chỉ tiêu giám sát: khối lượng, thành phần chất thải, nơi lưu trữ và xử lý.
3.3 Kết luận
Trong quá trình khảo sát, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí, nước thải
tại Cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai đã phối hợp với đơn vị đo mẫu phân thích là Công ty
CP DV TV Môi trường Hải Âu cho thấy:
Cơ sở sản xuất nước đá Mai Lan hiện đang hoạt động tại địa chỉ 993 Tỉnh Lộ 8, Khu Phố
2, Phường 15, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường tuân theo Luật Bảo vệ môi trường.
-

Chất lượng không khí: Theo kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí cổng
bảo vệ đạt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT – quy chuẩn về chất lượng không khí
xung quanh. Thông số về tiếng ồn được đánh giá theo quy chuẩn QCVN


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
26:2010/BTNMT tại các vị trí khu vực xung quanh cho thấy mức ồn đạt tiêu chuẩn cho
phép. Nồng độ các chỉ tiêu phân tích NO 2, SO2, CO, bụi, tiếng ồn tại khu vực sản xuất
đều đạt QĐ 3733/2002/QĐ-BYT – Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
-

Về chất lượng nước thải: Nước thải tại bồn rửa dụng cụ của Công ty đạt Quy chuẩn về

-


chất lượng nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, K = 1,2.
Về chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và lưu trữ khu vực
riêng biệt trong bao chứa rác thải, hàng ngày được đơn vị thu gom của khu vực đến thu

-

gom và vận chuyển, xử lý đúng quy định.
Về chất thải rắn nguy hại: Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động rất là ít
và hầu như không có. Trong thời gian tới, nếu lượng phát sinh lớn, Cơ sở sản xuất nước
đá sẽ ký hợp đồng với đơn vị thu gom đến thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy

định.
3.4 . Cam kết bảo vệ môi trường
Cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai cam kết tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo vệ
môi trường tại Cơ sở sản xuất nước đá, cụ thể như sau:
Tiếp tục duy trì công tác bảo vệ môi trường như đã thực hiện trong thời gian qua.


Đối với môi trường không khí:
+ Bố trí khu vực pha chế, chế biến hợp lý, vệ sinh khu vực Cơ sở sản xuất nước đá
hằng ngày;
+



Tần suất giám sát: 02 lần/năm.

Đối với môi trường nước: Cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai luôn theo dõi và thực hiện
giám sát định kỳ 02 lần/năm.




Đối với chất thải rắn: Cơ sở tiến hành phân loại, tồn trữ và có kết hợp với đơn vị có chức
năng để vận chuyển chất thải đi xử lý theo đúng quy định của Nhà nước.
Cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai cam kết:


Đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ sở sản xuất nước đá Hoa Mai
-

Trong trường hợp mở rộng, bổ sung hay thay đổi ngành nghề hoạt động, Cơ sở cam kết
sẽ báo cáo với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét các biện pháp cần thiết để
bảo vệ môi trường.

-

Tôn trọng các quy định về bảo vệ và kiểm soát môi trường trong hoạt động kinh doanh
của mình và thực hiện đầy đủ các nội dung trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã nêu theo
Luật Bảo vệ môi trường quy định.

-

Chịu trách nhiệm trước pháp luật Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nếu vi
phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam và để xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi
trường.




×