ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐHSP
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA HÓA
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Trương Thị Phượng
Lớp: 12SHH
1. Tên đề tài: Nghiên cứu tổng hợp keo dán gỗ tannin – hexamin tạo tấm ép MDF từ
nguồn tanin của vỏ một số loại cây keo ở Quảng Nam.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
Nguyên liệu:
- Vỏ một số loài cây keo gồm keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai được thu thập
từ các khu rừng ở khu vực xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
- Bột gỗ
Hóa chất:
- Nước cất
- Natri sunfit Na2SO3
- Axit oxalic HOOC–COOH
- Dung dịch FeCl3
- Kẽm axetat (CH3COO)2Zn
- Hexamin C6H12N4.
- Clorofom CHCl3
- Dung dịch NaOH 1M
Dụng cụ:
- Bình cầu 3 cổ 500 ml.
- Sinh hàn ruột gà.
- Bếp cách thủy, bếp điện.
- Phễu chiết.
- Nhiệt kế, bộ quay cất chân không.
- Máy đo pH, nhiệt kế.
- Phễu chiết
- Bình định mức 250ml, 1000ml
- Bếp điện
- Pipet 10ml, 2ml
- Nhớt kế
- Cân phân tích điện tử
- Nhiệt kế 1000
- Phễu thuỷ tinh + giấy lọc
- Tủ sấy, lò nung
- Bình tam giác 250 ml
- Bếp đun cách thủy
- Bình hút ẩm
- Máy hút chân không
- Cốc thuỷ tinh loại 100 ml, 500 ml, 1000 ml
3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tổng hợp keo tanin – hexamin từ nguồn tanin vỏ các loại keo ở Quảng
Nam và ứng dụng trong chế tạo tấm ép MDF.
4. Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Lê Tự Hải
5. Ngày giao đề tài: Ngày 18 tháng 12 năm 2015
6. Ngày hoàn thành: Ngày 20 tháng 4 năm 2016
Chủ nhiệm khoa
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên)
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày….tháng… năm ……
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày…. tháng… năm …..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy PGS.TS. Lê Tự Hải đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Hóa Học – trường
Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá
trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà
còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự
tin.
Em xin được cảm ơn các anh chị, các bạn cũng như các đơn vị đo
mẫu thí nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi và hợp tác giúp đỡ em trong
quá trình làm thực nghiệm.
Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kiến
thức của em còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ. Do vậy việc mắc phải những
sai sót là điều không thể tránh khỏi, em rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe !
Trân trọng !
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Phượng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tần số dao động của một số nhóm chức hữu cơ ........................................ 32
Bảng 3.1. Độ ẩm của mẫu bột vỏ các loại keo ............................................................ 50
Bảng 3.2. Hàm lượng tro của mẫu bột vỏ các loại keo ............................................... 50
Bảng 3.3. Tần số và loại dao động trong phổ hồng ngoại của tanin rắn .................... 52
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ mtanin : mhexamin đến độ nhớt của keo .......................... 52
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của yếu tố thời gian đến độ nhớt của keo ................................ 53
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ ................................................................... 54
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của yếu tố Ph ............................................................................ 55
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của lượng (CH3COO)2Zn đến khả năng tạo keo ..................... 56
Bảng 3.9. Tần số và loại dao động trong phổ hồng ngoại của keo tanin – hexamin .. 57
Bảng 3.10. Kết quả các tính chất keo tanin – hexamin ............................................... 58
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của hàm lượng keo đến độ bền uốn và độ bền kéo của tấm
MDF ............................................................................................................................. 60
Bảng 3.12. Độ trương nở của tấm MDF...................................................................... 63
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 1.21. Sơ đồ tạo tấm MDF theo quy trình khô .................................................... 29
Hình 2.4. Sơ đồ tách tanin rắn ..................................................................................... 40
Hình 2.6. Sơ đồ tổng hợp keo tanin – hexamin ........................................................... 42
Hình 2.12. Sơ đồ quy trình tạo tấm ép MDF ............................................................... 46
Hình 2.14. Sơ đồ khối kính hiển vi điện tử quét SEM ................................................ 48
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cấu trúc một số loại tanin thuộc nhóm pyrogallic ...................................... 6
Hình 1.2. Cấu trúc một số loại tanin thuộc nhóm pyrocatechin ................................. 7
Hình 1.3. Acacia cavenia ............................................................................................. 12
Hình 1.4. Acacia constricta.......................................................................................... 12
Hình 1.5. Acacia auriculiformis .................................................................................. 13
Hình 1.6. Acacia mangium .......................................................................................... 13
Hình 1.7. Acacia catechu ............................................................................................. 13
Hình 1.8. Acacia farnesiana ......................................................................................... 13
Hình 1.9. Acacia homalophylla ................................................................................... 14
Hình 1.10. Acacia formosa .......................................................................................... 14
Hình 1.11. Hoa cây keo lá tràm ................................................................................. 15
Hình 1.12. Rừng tràm ................................................................................................. 15
Hình 1.13. Hoa keo tai tượng .................................................................................... 17
Hình 1.14. Thân cây keo tai tượng ............................................................................ 17
Hình 1.15. Cây keo lai giống ....................................................................................... 20
Hình 1.16. Ván venner ................................................................................................. 24
Hình 1.17. Ván PB ....................................................................................................... 24
Hình 1.18. Ván MFC ................................................................................................... 25
Hình 1.19. Ván HDF .................................................................................................... 26
Hình 1.20. Ván PW ...................................................................................................... 27
Hình 1.22. Ván MDF ................................................................................................... 30
Hình 2.1. Bột vỏ cây keo lá tràm ................................................................................ 35
Hình 2.2. Bột vỏ cây keo lai ....................................................................................... 35
Hình 2.3. Bột vỏ cây keo tai tượng............................................................................35
Hình 2.5. Bộ dụng cụ, thiết bị tổng hợp keo tanin – hexamin .................................... 41
Hình 2.7. pH kế ............................................................................................................ 44
Hình 2.8. Nhớt kế ......................................................................................................... 44
Hình 2.9. Khuôn tạo tấm MDF ................................................................................... 45
Hình 2.10. Khuôn tạo tấm MDF đo ứng suất ............................................................. 45
Hình 2.11. Máy ép nhiệt .............................................................................................. 46
Hình 2.13. Máy đo độ bền uốn và độ bền kéo của tấm MDF ..................................... 46
Hình 2.15. Thiết bị kính hiển vi điện tử quét SEM ..................................................... 48
Hình 3.1. Dụng cụ chiết tanin rắn................................................................................ 51
Hình 3.2. Tanin rắn ...................................................................................................... 51
Hình 3.3. Phổ hồng ngoại IR của mẫu tanin rắn ......................................................... 51
Hình 3.4. Ảnh hưởng của mhexamin đến độ nhớt của keo .............................................. 52
Hình 3.5. Ảnh hưởng của thời gian ............................................................................. 53
Hình 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ .............................................................................. 54
Hình 3.7. Ảnh hưởng của pH....................................................................................... 55
Hình 3.8. Ảnh hưởng của xúc tác kẽm axetat ............................................................ 56
Hình 3.11. Phổ hồng ngoại IR của keo tanin – hexamin ............................................ 57
Hình 3.13. Tấm MDF .................................................................................................. 59
Hình 3.14. Tấm MDF đo độ bền uốn ....................................................................... 59
Hình 3.15. Tấm MDF đo độ bền kéo........................................................................... 59
Hình 3.16. Ảnh hưởng của hàm lượng keo đến độ bền uốn ....................................... 61
Hình 3.17. Ảnh hưởng của hàm lượng keo đến độ bền kéo ....................................... 61
Hình 3.18. Mẫu 1 (15% keo) ..................................................................................... 62
Hình 3.19. Mẫu 2 (20% keo) ....................................................................................... 62
Hình 3.20. Mẫu 3 (25% keo)
................................................................................... 63
Hình 3.21. Mẫu 4 (30% keo) ....................................................................................... 63
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, rừng tự nhiên trải qua nhiều thiên tai, thu hẹp diện
tích trồng và bị con người tàn phá đã trở nên kiệt quệ, không đủ nguồn nguyên liệu
để đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ tự nhiên của con người. Vì vậy, ngày nay con người
đã nghiên cứu sử dụng, sản xuất ván nhân tạo, ngành công nghiệp sản xuất ván sợi
đặc biệt là ván ép MDF ra đời đáp ứng yêu cầu đó. Ván ép MDF ứng dụng nhiều
trong ngành sản xuất nói chung và nội thất văn phòng nói riêng. Nó có khả năng thay
thế gỗ tự nhiên với những ưu điểm độ bám sơn, vecni cao và sơn nhiều màu tạo sự đa
dạng phong phú về màu sắc cho các sản phẩm.
Nghiên cứu về MDF cho thấy thải ra formanđehit trong quá trình sử dụng là rất
cao. Formanđehit trong keo có khả năng viêm da, xâm nhập vào đường hô hấp. Hàm
lượng formanđehit cao có thể làm suy giảm hệ miễn dịch thậm chí có thể gây tử vong
khi nó chuyển hóa thành axit fomic trong máu gây thở nhanh thở gấp, hạ nhiệt và hôn
mê. Và điều đáng nói là cơ thể người không có cơ chế đào thải formanđehit. Do đó
yêu cầu nghiên cứu một loại keo dán gỗ thân thiện với môi trường và an toàn cho
người sử dụng.
Tanin là chất thay thế tốt cho phenol trong việc tạo hợp chất keo tanin –
hexamin. Tanin là hợp chất có rất nhiều trong rễ, quả, hạt và thân các loại thực vật
như: keo, thông, điều, sồi, tre… đặc biệt là trong vỏ cây keo chứa hàm lượng tanin
rất lớn . Các loài cây keo được trồng nhiều nơi và có các loại keo lá tràm, keo tai
tượng, keo lai chủ yếu được sử dụng để lấy gỗ. Vỏ các loại cây này thường bị bỏ đi
hoặc dùng làm củi đốt. Ngoài ra một số nhà máy sản xuất nguyên liệu bột giấy từ các
loại cây keo đã bỏ đi một lượng vỏ rất lớn chứa tanin. Vì vậy, việc nghiên cứu, chiết
tách tanin từ vỏ các loại keo có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt khoa học và thực
tiễn. Một mặt tổng hợp một loại keo dán có giá thành rẻ từ nguồn nguyên liệu có sẵn
trong tự nhiên, có khả năng tái tạo sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo tấm
MDF thân thiện môi trường. Mặt khác đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng các
loại keo dán cho ngành sản xuất ván gỗ ép, cũng như các ngành có liên quan đến keo
dán khác mà thực tế hiện nay chúng ta phải nhập các loại keo dán gỗ từ nước ngoài.
Với mong muốn nghiên cứu ứng dụng của vỏ keo trong công nghiệp ván ép tôi
chọn đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp keo dán gỗ tanin – hexamin tạo tấm ép MDF
từ nguồn tanin của vỏ một số loại cây keo ở Quảng Nam” để làm luận văn tốt
nghiệp với mong muốn tìm hiểu thêm về khả năng sử dụng của các sản phẩm có sẵn
trong tự nhiên tại địa phương.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng
Vỏ cây keo lấy từ 3 loại keo: Keo lá tràm, keo tai tượng và keo lai ở khu vực xã
Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình chiết tách tanin, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tạo keo tanin – hexamin, ứng dụng tạo tấm ván ép MDF.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
+ Tách tanin rắn từ nguyên liệu.
+ Tổng hợp và tìm điều kiện tối ưu cho quá trình tạo keo tanin – hexamin.
+ Xác định các tính chất hóa lý của keo tanin – hexamin.
+ Ứng dụng keo dán gỗ tanin – hexamin tạo ván ép MDF.
+ Xác định các chỉ tiêu của ván ép được tạo ra từ keo tanin – hexamin.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng hợp keo tanin – hexamin từ nguồn tanin vỏ các loại keo ở
Quảng Nam và ứng dụng trong chế tạo tấm ép MDF.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng quan phương pháp nghiên cứu các đặc điểm sinh thái của 3 loại keo, tính
chất lý hóa học và ứng dụng của tanin, các phương pháp chiết tách hợp chất hữu cơ,
các phương pháp phân tích cấu trúc hợp chất hữu cơ.
Tổng quan các lý thuyết về công nghệ tạo ván ép MDF.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm
Phương pháp phân tích định tính: xác định màu sắc, mùi vị, trạng thái… của
dịch chiết và sản phẩm tanin, keo tanin – hexamin.
Phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách tanin,
phương pháp phân tích định lượng xác định hàm lượng tanin.
Phương pháp đo phổ IR, phương pháp xử lý số liệu xác định cấu trúc tanin, keo
tanin – hexamin.
Xác định tính chất hóa lý của keo tanin – hexamin, chỉ tiêu của ván ép từ keo
tanin – hexamin.
5. Cấu trúc luận văn
Nội dung chính luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan lý thuyết
Chƣơng 2: Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN VỀ TANIN
1.1.1. Sơ lƣợc về tanin [4], [5], [7], [21]
Tanin được định nghĩa là những hợp chất có trong thực vật, có vị chát có tính
thuộc da chủ yếu ở mô của thực vật có mạch.
Cuối thế kỉ 18, người ta tiến hành các thí nghiệm về tách chiết các chất hoạt
động từ dung dịch nước sau khi chiết rễ và gỗ các loại cây. Sự tách chiết này dựa trên
cơ sở liên kết của chúng với các protein trong da, vì vậy chúng có tên “các chất chiết
thuộc da” và sau đó chúng được thay bằng thuật ngữ “chất thuộc” mà tiếng Latinh
gọi là “tanin”. Từ “tanin” sử dụng lần đầu vào năm 1976 để chỉ những chất có mặt
trong dịch chiết thực vật, phân tử được cấu tạo bởi hai hay nhiều phân tử phenol gọi
chung là tanin. Các tanin là nguyên nhân gây ra màu sắc của nhiều loại hoa như cây
phi yến thảo, hoa vân anh, hoa hồng, cây dạ yên thảo và các loại trái cây có quả chín
đỏ. Một số khác là các hợp chất phức tạp có mặt trong vỏ cây, rễ và lá cây, tanin có
trong vỏ, gỗ, trong lá và trong quả của những cây như thông, keo, sồi, sú, đước...
Phân tử lượng tanin phần lớn nằm trong khoảng 500 – 5.000 đvC. Thuật ngữ
“tanin” sử dụng trong công nghiệp sinh học, thực phẩm, công nghiệp phẩm nhuộm và
cả trong y học, dược học, công nghiệp đồ uống ...
Khi đun chảy tanin trong môi trường kiềm thường thu được những chất như:
pyrocatechin, axit potorcatechin, pyrogalot, axit galic và phlorogluxin.
OH
OH
OH
OH
OH
HO
OH
OH
OH
COOH
Pyrocatechin Axit pyrocatechin
OH
OH
COOH
Pyrogallol
Axit gallic
HO
Phloroglucin
OH
1.1.2. Phân loại tanin [5], [7], [21]
Theo Eminlophichse và K.Phoraydangbe, thì tanin đƣợc chia làm hai
nhóm chính sau:
Nhóm 1: Tanin thủy phân được hay pyrogalic (galotanin)
- Khi thủy phân bằng axit hoặc bằng enzim tanaza thì giải phóng ra đường,
thường là glucoza và phần không phải là đường. Cơ sở của phần không phải đường là
các axit, cơ sở của phần axit là axit galic. Các axit galic có thể nối với nhau qua dây
nối depsit để tạo thành axit đigalic, trigalic. Ngoài axit galic còn gặp axit egalic.
- Phần đường và phần không đường nối với nhau theo dây nối este nên người
ta thường coi tanin loại này là những pseudoglycozit.
Đặc điểm chính của loại tanin này:
- Khi cất khô ở 180 - 200oC thì thu được pyrogalot.
- Cho kết tủa bông với chì axetat 10%.
- Cho kết tủa màu xanh đen với muối Fe3+.
- Thường dễ tan trong nước, trong cồn.
Cấu trúc một số loại tanin thuộc nhóm galotanin được trình bày ở hình 1.1
O
O
OH
OH
G=
HO
OH
OH
OH
OH
β – Axit galic
G là este của axit gallic
G
OH
O
G
O
OH
O
HO
G
O
O
O
G
O
OH
O
Naringenin
G
β–1,2,2,3,6–pentagaloyl–O–D–glucozo
G
O
G
O
O
HO
G
O
OH
O
O
G
OH
O
OH
G
β–1,2,2,3,6–pentagaloyl–O–D–glucozo
este của axit gallic
Hình 1.1. Cấu trúc một số loại tanin thuộc nhóm pyrogallic
Nhóm 2: Tanin không thủy phân được hay pyrocatechin.
- Những tanin này không thủy phân được bằng axit, không tan trong nước lạnh,
tan trong nước nóng và dung dịch kiềm gọi là chất phlobaphen không tan hay tanin
đỏ.
- Tanin loại này thường là những chất trùng hợp từ catechin hoặc từ
leucoantoxyandin hoặc là những chất đồng trùng hợp của cả hai loại.
Đặc điểm chủ yếu của loại tanin này là:
- Khi cất khô thì cho pyrocatechin.
- Cho kết tủa màu xanh lá với muối Fe3+, cho kết tủa với nước brom.
- Khó tan trong nước.
Cấu trúc một số loại tanin thuộc nhóm pyrocatechin trình bày ở hình 1.2.
OH
OH
OH
OH
OH
O
OH
O
OH
OH
OH
OH
Catechin (C)
Epicatechin (EC)
OH
OH
OH
O
O
OH
OH
OH
OH
OH
OH
O
OH
OH
OH
OH
OH
O
OH
OH
OH
OH
OH
OH
B-1Epicatechin-(4β8)-epicatechin B-2Epicatechin-(4β8)-catechin
Hình 1.2. Cấu trúc một số loại tanin thuộc nhóm pyrocatechin
1.1.3. Tính chất vật lý các tanin thực vật [7], [8], [18], [23]
Theo quan điểm hóa sinh, nhóm tanin thực vật có những tính chất sau:
- Tanin là chất rắn ở điều kiện thường, có màu ngà vàng cho đến màu nâu sáng,
không mùi hoặc mùi rất nhẹ.
- Hầu hết các tanin đều có vị chát.
- Tanin thường là những chất rất phân cực, dễ tan trong nước và tan được trong
các dung môi hữu cơ như cồn, axeton, rượu metylic, rượu etylic, glixerin, etylaxetat,
không tan trong dung môi kém phân cực như hexan, benzen, ete, dầu hỏa, clorofom,
sunfua cacbon, tetraclorua cacbon...
- Tanin thủy phân dễ tan trong nước, tanin ngưng tụ khó tan trong nước, khó kết
tinh. Các tanin có khối lượng phân tử thấp (catechin, epicatechin, proanthocyanidin –
dimer) rất dễ tan trong etylaxetat trong khi các proanthocyanidin – oligomer và
proamthocyanidin – polymer rất kém trong dung môi này.
1.1.4. Tính chất hóa học các tanin thực vật [7], [15], [17], [18], [23]
- Tanin tạo kết tủa với dung dịch gelatin, ancaloit, protein và một số chất hữu
cơ khác có tính kiềm: Dung dịch tanin 0.5 – 1% khi thêm dung dịch gelatin 1% có
chứa 10% NaCl thì sẽ có kết tủa trắng – đây là phản ứng đặc trưng để xác định tanin
trong phòng thí nghiệm, kiểm tra trong sản xuất và phát hiện tanin trong thực vật.
- Nhóm tanin thường tạo muối taninat khi phản ứng với các muối của kim loại
nặng như chì, thủy ngân, kẽm, sắt trong dung dịch. Do đó làm giảm sự hấp thụ của
những chất này trong ruột, vì vậy được ứng dụng để giải độc trong những trường hợp
ngộ độc ancaloit và kim loại nặng.
- Tanin tạo kết tủa với muối sắt (III), tuỳ loại mà cho màu xanh đen (tanin thuỷ
phân) hoặc xanh lá cây đậm (tanin ngưng tụ). Đây là phản ứng đặc trưng để định tính
tanin. Chính vì vậy, khi dùng dao bằng sắt để cắt gọt vỏ những loại trái cây chứa
nhiều tanin (như ổi, xoài), trên miếng trái cây sẽ xuất hiện màu đen xỉn rất xấu. Cũng
vì thế, khi có tanin, các lương y luôn dặn dò người bệnh phải sắc thuốc bằng ấm đất
để không làm mất tanin, giảm tác dụng của thang thuốc.
- Kết tủa với ancaloit: Tanin tạo kết tủa ancaloit hoặc một số dẫn xuất hữu cơ
có chứa nitơ.
- Tạo phức bền với các dung dịch protein (albumin, gelatin...) nên có tính thuộc
da, làm cho da bền, ít thấm nước, không bị trương phồng hay thối rửa.
- Nhóm tanin là nhóm chất có tính khử mạnh, dễ bị oxi hóa trong không khí,
nhất là trong môi trường kiềm. Sản phẩm oxi hóa tanin là những chất màu đỏ hoặc
nâu gọi là phlobaphen.
- Phản ứng Stiasny: Để phân biệt 2 loại tanin người ta dựa vào phản ứng
Stiasny: Lấy 50 ml dung dịch tanin, thêm 10ml formol và 5ml HCl đun nóng trong
vòng 10 phút. Tanin pyrocatechin thì cho kết tủa đỏ gạch còn tanin pyrogallic không
kết tủa. Nếu trong dung dịch có 2 loại tanin thì sau khi lọc kết tủa, cho vào dung dịch
lọc CH3COONa rồi thêm muối sắt (III), nếu có mặt tanin pyrogallic thì sẽ có kết tủa
xanh đen.
- Tanin có tính khử mạnh nên rất nhạy cảm với tác nhân oxi hóa. Dưới tác
dụng của các tác nhân oxy hóa yếu (như không khí, dung dịch Fehling...) nó cũng dễ
dàng bị oxi hóa. Sự oxi hóa luôn kèm theo sự trùng hợp tạo ra phân tử lớn không tan
trong nước đối với tác nhân oxi hóa mạnh (như KMnO4, K2Cr2O7...) sự oxi hóa luôn
kèm theo sự trùng hợp tạo ra phân tử có phân tử lượng nhỏ hơn. Trong không khí dễ
bị oxi hóa, trong môi trường kiềm nó bị oxi hóa rất mạnh. Tanin bị oxi hóa triệt để
khi tác dụng với KMnO4 hoặc hỗn hợp cromic trong môi trường axit. Tính chất này
dùng để định lượng nhóm tanin với chất chỉ thị là indigocarmine.
Đặc biệt trong điều kiện có mặt các chất enzyme oxi hóa như
polyphenoloxydase và peroxydase kèm theo sự có mặt của oxi để quá trình oxy hóa
xảy ra mãnh liệt và ngưng tụ thành các hợp chất có phân tử lượng lớn. Sản phẩm có
màu đỏ sau đó chuyển thành màu xám đen hoặc nâu thẫm.
1.1.5. Ứng dụng của tanin [8], [10], [21], [23], [25]
a. Tạo phức với ion kim loại
Các hợp chất tanin có khả năng tạo phức với các ion kim loại. Sự tạo phức đòi
hỏi trong phân tử có các nhóm thế thích hợp và dung dịch có pH dưới giá trị pKa của
nhóm –OH. Các tanin có ái lực lớn với một số kim loại có từ tính. Sự giống nhau
giữa các nhóm thế ortho – đihiđroxi và các nhóm thế trong tanin thủy phân được và
tanin không thủy phân được cho thấy rằng tanin cũng có ái lực lớn với nhiều kim
loại.
Người ta cho rằng các ion kim loại đã tạo phức với tanin hầu như không có sẵn
hoạt tính sinh học. Ví dụ khi sử dụng một lượng lớn chè thì xuất hiện các chứng bệnh
thiếu chất, như bệnh thiếu máu chẳng hạn. Trong nhiều hệ sinh thái, sự phân hủy
chậm các loại lá chứa nhiều tanin trong đất được cho là nguyên nhân góp phần làm
giảm hoạt tính sinh học có sẵn của các ion kim loại trong môi trường đất.
Sự tạo phức với các ion kim loại có thể làm thay đổi khả năng oxi hóa – khử
của kim loại, hay là giảm khả năng tham gia phản ứng oxi hóa – khử của chúng.
b. Sử dụng làm chất chống oxi hóa
Tanin cũng được xem là các hợp chất sinh học có khả năng chống oxi hóa.
Thông thường, chất chống oxi hóa được xem như là một hàng rào quan trọng chống
lại tác hại phá hủy của quá trình oxi hóa, có liên quan đến một loạt các bệnh như ung
thư, bệnh tim mạch, chứng viêm khớp, đau nhức. Nói chung, có thể phân loại các
hợp chất sinh học có khả năng chống oxi hóa thành 3 nhóm: enzym (nhóm 1); chất
ức chế các phản ứng tạo gốc (nhóm 2); các tác nhân dập tắt sự hình thành các gốc tự
do (nhóm 3), ví dụ như α - tocopherol (vitamin E). Tanin đóng vai trò như là các chất
chống oxi hóa hữu hiệu do chúng có khả năng tham gia các phản ứng oxi hóa – khử
dễ dàng.
c. Sử dụng trong y học
- Tanin cho kết tủa với kim loại nặng và các ancaloit nên dùng uống khi bị ngộ
độc bởi các loại đó.
- Dung dịch tanin cho kết tủa với protein tạo thành một màng trên niêm mạc
nên được dùng làm thuốc súc miệng khi niêm mạc miệng và họng bị viêm loét, chữa
bỏng, loét do nằm lâu.
- Tanin có tác dụng làm đông máu nên dùng đắp lên vết thương để cầm máu,
chữa trĩ, rò hậu môn. Ngoài ra chúng còn được dùng để chữa các bệnh đường ruột
như: viêm ruột cấp tính, mãn tính, cầm đi ngoài.
d. Sử dụng trong kĩ nghệ thuộc da
Da động vật thường có chứa nhiều protein, nếu không qua xử lý thì các protein
này rất dễ bị thay đổi. Thuốc thuộc da có thể có nguồn gốc thực vật, khoáng vật và
dầu béo. Tanin là một chất thuộc da được sử dụng từ lâu. Giai đoạn đầu tiên là xử lý
ban đầu: ngâm tẩm, lạng mỡ, nhổ lông, rửa da, ngâm axit hoặc kali nitrat, làm cho da
sạch mỡ, sạch lông, hết vi khuẩn, trở nên mềm và sạch sẽ. Các chất keo trong da vốn
là các protein dạng sợi sẽ duỗi ra và nở to ra. Giai đoạn tiếp theo là quá trình thuộc
da: tùy theo yêu cầu mà chọn các thuốc thuộc da khác nhau để gây biến đổi cho các
protein dạng sợi, giữ cho da mềm, bền, không bị thối, nhớt. Cuối cùng là bước
nhuộm màu, sấy khô, mài phẳng, vò mềm, đánh bóng...
1.1.6. Tình hình nghiên cứu và sử dụng tanin hiện nay [8], [16], [25]
a. Trên thế giới
Các sản phẩm của tanin được sản xuất với sản lượng lớn ở Châu Âu để tăng
hương vị cho rượu và bảo quản rượu nho.
Gần đây, khi nghiên cứu về dược tính của chè xanh, các nhà khoa học đã tin
rằng các chất chống oxi hóa giữ vai trò chủ đạo. Chất chống oxi hóa trong chè là
tanin.
Những nghiên cứu gần đây về các vấn đề ứng dụng khác của tanin được các nhà
khoa học quan tâm, đó là vấn đề làm chất kết dính hoặc tạo keo với formanđehit
trong ngành công nghiệp ván ép, chất chống ăn mòn kim loại với chi phí thấp.
Tanin được nghiên cứu làm thuốc săn da, điều trị loét do có tính kháng khuẩn,
giải độc do nhiễm kim loại nặng hoặc uống phải ankaloit, cầm máu.
b. Ở Việt Nam
Hiện nay, tiềm năng khai thác tanin rất lớn nhưng việc nghiên cứu và hiệu quả
ứng dụng vẫn chưa cao. Gần đây, một số nhà khoa học đã bước đầu nghiên cứu và
thử tác dụng chống oxi hóa của tanin từ cây chè. Ngoài việc làm thuốc chữa bệnh và
các phụ gia có giá trị cao trong công nghiệp thực phẩm, tanin cũng cần được nghiên
cứu để sử dụng có hiệu quả hơn trong công nghiệp thuộc da và chống ăn mòn kim
loại.
1.1.7. Những loại thực vật chứa nhiều tanin [7], [8], [9], [27]
Tanin phân bố rộng rãi trong thiên nhiên.
Các loài keo (acacia) khác nhau có hàm lượng tanin khác nhau. Loài có hàm
lượng tanin lớn nhất là keo đen (acacia mearnsii) có tới 40 – 43% tanin, loài acacia
cepebricta có hàm lượng tanin từ 15 – 20%. Cây sồi chứa khoảng 7 – 10% tanin. Cây
chè cũng có hàm lượng tanin lớn: lá chè chứa khoảng 20% tanin. Vỏ bạch đàn vùng
Biển Đen chứa khoảng 10 – 12% tanin.
Nhìn chung, tanin có nhiều trong thực vật 2 lá mầm: Sến (sapotaceae), cỏ roi
ngựa (verbennaceae), họ cúc, hoa mõm chó (Scrophulariaceae), đào lộn hột
(anacardiaceae), thông caribee (pinus caribaea),…
Đặc biệt, có một số loại tanin được hình thành do thực vật bị một bệnh lý nào đó,
như vị thuốc Ngũ bội tử là những túi được hình thành do nhộng của con sâu ngũ bội tử
gây ra trên cành và cuống lá của cây Muối (Rhus semialata, thuộc họ Anacardiaceae).
Hàm lượng tanin trong dược liệu thường khá cao, chiếm từ 6 – 35%, đặc biệt trong Ngũ
bội tử có thể lên đến 50 – 70%.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI KEO [4], [5], [9], [13], [24], [25]
1.2.1. Sơ lƣợc chi keo
Chi Keo có tên khoa học Acacia là một trong những nhóm cây thân gỗ và thân
bụi đa dạng nhất trên trái đất, thuộc phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), và thuộc họ
Đậu (Fabaceae). Chi keo có nguồn gốc tại đại lục cổ Gondwana, lần đầu tiên được
Linnaeus tìm thấy năm 1773 tại châu Phi. Hiện nay, người ta biết khoảng 1.300 loài
cây keo trên toàn thế giới, trong đó khoảng 950 loài có nguồn gốc ở Australia, và
phần còn lại phổ biến trong các khu vực khô của vùng nhiệt đới và ôn đới ấm ở cả
hai bán cầu, bao gồm châu Phi, miền nam châu Á và châu Mỹ. Loài sinh trưởng xa
nhất về phía bắc của chi này là keo vuốt mèo (Acacia greggii) ở miền nam Utah, Hoa
Kỳ, loài sinh trưởng xa nhất về phía nam là keo bạc (Acacia dealbata), keo bờ biển
(Acacia longifolia), keo đen (Acacia mearnsii) và keo gỗ đen (Acacia melanoxylon) ở
Tasmania, Australia và Acacia cavenia, Acacia constricta tại khu vực đông bắc tỉnh
Chubut, Argentina.
Hình 1.3. Acacia cavenia
Hình 1.4. Acacia constricta
Chi keo được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số loài
cung cấp các loại gỗ có giá trị, chẳng hạn keo gỗ đen (Acacia melanoxylon) và cây
Myall (Acacia homalophylla) ở Australia, chúng là loài cây thân gỗ lớn, gỗ của
chúng được dùng để làm đồ gỗ nội thất và có độ bóng cao. Acacia formosa của Cuba,
Acacia heterophylla từ đảo Reunion và keo Hawaii (Acacia koa) từ quần đảo Hawai.
Tại Việt Nam, các loài keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) được trồng nhiều nhất, ngoài ra còn có keo lai (Acacia hybrid). Đặc
điểm sinh trưởng của loài này khá nhanh và thích nghi rộng, nên keo lá tràm nhanh
chóng trở thành loài cây được trồng phủ xanh đất trống đồi trọc và cho nguyên liệu
bột giấy. Keo tai tượng được trồng rừng với mục đích chủ yếu là cải tạo môi trường
sinh thái và sản xuất gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột
giấy, gỗ ván dăm... Keo lai một trong những loài cây chủ lực cung cấp gỗ nguyên
liệu bột giấy.
Hình 1.5. Acacia auriculiformis
Hình 1.6. Acacia mangium
Vỏ các loài keo khác nhau rất giàu tanin – chất được sử dụng trong công
nghiệp thuộc da như keo vàng (Acacia pycnantha), keo vỏ đà (Acacia decurrens),
keo bạc (Acacia dealbata) và keo đen (Acacia mearnsii). Nên đó cũng là một mặt
hàng xuất khẩu quan trọng.
nh 1
i
h
nh 1
i
rn i n
nh 1
i hom oph
nh 1 10
i
ormo
Ngoài ra, một số chất thu được từ các loài keo khác nhau được sử dụng trong y
học (từ cây Acacia catechu, cây y học Ayurveda…) và trong công nghiệp sản xuất
nước hoa (từ cây
i
rn i n …)
1.2.2. Sơ lƣợc cây keo lá tràm [4], [5], [9], [24], [25]
a. Cây keo lá tràm
Keo lá tràm hay còn gọi là tràm bông vàng, tên khoa học: Acacia auriculiformis
thuộc loài A. auriculiformis, chi Acacia họ Fabales, giới Plantae.
Tên thông dụng: Earpod wattle, Papuan wattle, auri, earleaf acacia, northern
black wattle, Darwin black wattle
Keo lá tràm được phân bố tự nhiên ở miền Bắc Austraulia, ở Papua New
Guinea, và miền đông Indonesia. Nó được trồng rải rác ở Maui và ở những hòn đảo
trong quần đảo Hawai, nhằm giải quyết vấn đề nghèo nàn thảm thực vật, cũng như sự
hiện diện cỏ dại khắp mọi nơi. Bên cạnh đó, cây keo lá tràm còn được trồng rộng rãi
ở nhiều nơi trên thế giới như là cây lâm nghiệp với các mục đích khác nhau và mức
độ phân bố của nó không ngừng gia tăng theo thời gian, điển hình là các quốc gia ở
vùng nhiệt đới. Trong thập kỉ 1960 – 1970, loài này nhập vào Việt Nam với tên tiếng
việt là keo lưỡi liềm, sau này người ta sử dụng rộng rãi tên gọi keo lá tràm.
Cây keo lá tràm là một loài cây lâm nghiệp rất quen thuộc với nhiều người
trong chúng ta. Bởi lẽ, hiện tại cây keo lá tràm đã và đang được gây trồng rộng rãi ở
khắp mọi miền của Tổ quốc, nhiều hơn bất cứ một loài cây bản địa nào khác. Keo lá
tràm thực sự đã làm nên một cuộc cách mạng lớn trong công tác trồng rừng. Từ một
loài cây nhập nội, giờ đây keo lá tràm đã phủ xanh trên những núi đá Hà Giang, tạo
rừng Phi Lao lấn biển trên những bãi cát cồn của miền Trung. Keo lá tràm mọc thành
rừng bên những Tràm, những Đước ở Cà Mau – mảnh đất địa đầu Tổ Quốc và ở cả
những đảo xa như Phú Quốc, Côn Đảo... Với lợi thế là một loài cây mọc nhanh, có
tác dụng làm tốt đất do rễ có nhiều nốt sần có thể cố định đạm trong đất như những
cây họ đậu. Chu kỳ khai thác của keo lá tràm lại tương đối ngắn, chỉ từ 5 – 7 năm đã
cho khai thác và có nguồn cung cấp dồi dào, thuận lợi cho công nghiệp chế biến hiện
đại như công nghiệp giấy, mộc xuất khẩu. Không thể phủ nhận giá trị truyền thống
của cây keo lá tràm, đó là chất lượng gỗ tốt, chịu được đất xấu, ít sâu bệnh mà lại cho
giá trị kinh tế cao do được công nghiệp giấy ưa chuộng.
Hiện tại, bên cạnh những loài keo lá tràm truyền thống, Việt Nam đã du nhập
thêm rất nhiều các loài keo tai tượng và keo lai. Với những ưu thế về mọc nhanh hơn
và chất lượng gỗ tốt do giữ được đặc tính của keo lá tràm, khiến cây keo lá tràm ngày
càng thêm vững chắc trên ngôi vị số 1, loài cây vua của những cánh rừng trồng.
b. Đặc điểm keo lá tràm
Keo lá tràm là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30m. Đường kính đạt từ
80 đến 90cm. Loài cây này có tán keo lá rộng và phân cành thấp xanh quanh năm,
màu lá xanh lục đậm. Vỏ keo lá tràm màu nâu, dày từ 3 – 10mm có nứt dọc nhỏ. Cây
non có vỏ mềm màu xám, nhẵn sau trở nên xù xì chuyển màu nâu đậm dần theo tuổi.
Lá cây là lá giả, do lá thật bị tiêu giảm, bộ phận quang hợp là lá giả, được biến
đổi từ cuống cấp một, quan sát kỹ có thể thấy dấu vết của tuyến hình chậu còn ở cuối
lá giả có hình dạng cong lưỡi liềm, kích thước lá giả rộng từ 3 – 4cm, dài từ 6 –
13cm, trên lá giả có khoảng 3 gân dạng song song, ở cuốn lá có 1 tuyến hình chậu.
Hình 1.11. Hoa cây keo lá tràm
Hình 1.12. Rừng tràm
Hoa của keo lá tràm dạng bông đuôi sóc, tràng hoa màu vàng là hoa tự chùm
dài 8 – 10cm mọc thành từng đôi từ nách lá, mỗi hoa nhỏ dài 0,5 – 1,5cm ở vùng
nguyên sản, keo lá tràm ra hoa vào tháng 6 và tháng 7.
Quả của keo lá tràm là quả đậu, dẹt hạt màu đen, có rốn hạt khá dài màu vàng
như màu của tràng hoa và mỏng dài 6 – 10cm. Khi còn non quả thẳng, khi già quả
cuộn lại xoắn ốc, vỏ quả hóa gỗ cứng. Mỗi quả mang 5 – 7 hạt nằm ngang trong vỏ,
có dây rốn dài màu vàng cuốn lại dính vào vách vỏ quả. Quả keo lá tràm chín vào
tháng 9, tháng 10. Hạt keo lá tràm dẹt hình bầu dục dài 4 – 6mm, rộng 3 – 4mm, dày
khoảng 1m. Khi chín hạt màu nâu đen, vỏ hạt rất cứng 1kg có từ 30.000 – 60.000 hạt.
Vỏ cây có rạn dọc, màu nâu xám.
c. Hướng sử dụng
Keo lá tràm là loài cây thuộc họ Đậu, ở rễ có nốt sần ký sinh chứa vi khuẩn nốt
rễ có tác dụng tổng hợp đạm tự do, cải tạo môi trường đất, khối lượng vật rơi rụng
của keo lá tràm hàng năm cũng rất cao, cây keo lá tràm thường được dùng nhiều
trong cải tạo đất sản xuất lâm nghiệp. Đặc điểm sinh trưởng của loài này khá nhanh
và thích nghi rộng nên keo lá tràm nhanh chóng trở thành loài cây được trồng phủ
xanh đất trống đồi trọc.
Loài cây này cũng được trồng như là cây cảnh, cây lấy bóng râm và trồng trong
các đồn điền để lấy gỗ ở khu vực Đông Nam Á. Gỗ của nó có thể dùng trong sản xuất
giấy, đồ gỗ gia dụng và các công cụ.
1.2.3. Sơ lƣợc cây keo tai tƣợng [24], [32]
a. Cây keo tai tượng
Keo tai tượng có tên Latinh Acacia mangium, còn có tên khác là keo lá to, keo
đại, keo mỡ, keo hạt là một cây thuộc phân họ Trinh nữ (Mimosoideae). Địa bàn sinh
sống của chúng ở Úc và châu Á. Keo tai tượng mọc tự nhiên ở Đông Bắc Ôxtrâylia
tại các vùng Queensland, Jarđin – Claudie River, Ayton–Nam Ingham. Ngoài ra còn
thấy xuất hiện ở phía Đông của Inđônêxia và phía Tây Papua Niu Ghinê. Ở nước ta
keo tai tượng phân bố chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ... Người ta sử dụng keo tai tượng để quản lý môi
trường và lấy gỗ. Cây keo tai tượng có thể cao 30m.
b. Đặc điểm keo tai tượng
Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7 đến 30m, đường kính từ 25 –
35cm, đôi khi trên 50cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có vết nứt
dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, thường phân cành cao. Cây
mầm giai đoạn vài tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống lá thường dẹt gọi là lá
thật, các lá ra sau là lá đơn, mọc cách, gọi là lá giả, phiến lá hình trứng hoặc trái xoan
dài, đầu có mũi lồi tù. Lá giả có 4 gân dọc song song nổi rõ và cũng là loại lá trưởng
thành tồn tại đến hết đời của cây.
Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2 – 4 hoa tự ở nách lá.
Hoa đều lưỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18 – 24 tháng tuổi đã có
thể ra hoa nhưng ra hoa nhiều nhất vào tuổi 4 – 5, mùa hoa chính thường vào tháng 6
– 7.
Quả đậu, dẹt, mỏng, khi già khô vỏ quả cong xoắn lại. Hạt hình trái xoan hơi
dẹt, màu đen và bóng, vỏ dày, cứng, có dính giải màu đỏ vàng, khi chín và khô vỏ
nứt hạt rơi ra mang theo giải hấp dẫn kiến và chim giúp phát tán hạt đi xa hơn. Một
kg hạt có từ 52000 – 95000 hạt. Rễ phát triển mạnh, rễ cọc và rễ bàng, đầu rễ có
nhiều nốt sần chứa vi khuẩn có khả năng cố định đạm.
Hình 1 13
o k o
i ượng
nh 1 14 Thân â k o
i ượng
Keo tai tượng mọc tự nhiên ở Đông Bắc Ôxtrâylia tại các vùng Queensland,
Jarđin – Claudie River, Ayton – Nam Ingham. Ngoài ra còn thấy xuất hiện ở phía
Đông của Inđônêxia và phía Tây Papua Niu Ghinê.
Keo tai tượng thường mọc thành các quần thể lớn không liên tục dọc theo bờ
biển, gần những khu rừng ngập mặn, cũng gặp mọc xen lẫn đồng cỏ ở ven sông thuộc
vùng nhiệt đới ẩm có 4 đến 6 tháng mùa khô. Lượng mưa trung bình 1446 –
2970mm, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 13 – 21oC, tháng cao nhất từ 25 –
32oC. Là loài cây ưa sáng mạnh và cũng đã được nhập trồng thành công ở nhiều nước
như Trung Quốc, Malaixia, Philippin, Thái Lan, Lào,… sinh trưởng mạnh nhất ở nơi
có độ cao dưới 300m so với mực nước biển.
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước được sự tài trợ của một số tổ chức,
cùng với một số loài keo vùng thấp khác, keo tai tượng đã được đưa vào gây trồng
khảo nghiệm ở một số vùng sinh thái chính của nước ta. Ngày nay, bên cạnh việc
nguồn giống ngày càng được cải thiện về chất lượng một phần thì diện tích trồng keo
tai tượng cũng được mở rộng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước với khoảng 200.000 ha
tính đến năm 2006. Một lô rừng keo tai tượng được đem khảo nghiệm làm giống,
mỗi năm nó có khả năng sản xuất khoảng 200 – 250kg hạt giống.
Đây là loài có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều vùng lập địa
khác nhau, có thể trồng trên đất bị xói mòn, nghèo dinh dưỡng, đất chua, bồi tụ, đất
phù sa, với độ pH từ 4 – 4,5. Cũng có thể sống được ở những vùng ngập úng, thoát
nước kém. Tuy nhiên ở những nơi này chúng sinh trưởng kém và thường phân cành
sớm, chiều cao không quá 10m. Sinh trưởng tốt nhất là trên đất sâu, ẩm và giàu dinh
dưỡng, thoáng khí và thoát nước tốt, cùng với độ pH trung tính hoặc hơi chua.
c. Hướng sử dụng
Cũng giống như keo lá tràm, keo tai tượng là cây đa tác dụng, gỗ có giác lõi
phân biệt, với tỷ trọng từ 0,5 – 0,6, sợi dài 1 – 1,2mm, dùng làm gỗ giấy, gỗ dăm, gỗ
xẻ, đóng đồ mộc cao cấp, làm ván ghép thanh, bao bì,…. Gỗ có nhiệt lượng khá cao
4800 kcal/kg do đó cũng có thể dùng để đốt than, làm củi đun rất tốt.
Là loài cây mọc nhanh, tán lá dày, thường xanh nên còn được trồng làm cây
bóng mát ở công viên, đường phố. Hoa có thể dùng để nuôi ong, vỏ chứa tanin dùng
cho công nghệ thuộc da, lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc.
Rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm rất tốt, nên keo tai tượng nói riêng
và các loài keo nói chung, ngoài việc sử dụng để trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ,
còn được trồng ở những nơi có đất khô cằn, bị thoái hoá để tận dụng khả năng cải tạo
đất của chúng.
Rừng keo tai tượng trồng 10 tuổi ở nơi đất trung bình có thể cho 12 đến 15
m3/ha/năm, nơi đất tốt với xuất xứ phù hợp và trồng thâm canh có thể cho 18 đến 20,