Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC LỚP 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.48 KB, 11 trang )

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC MÔN SINH
HỌC LỚP 7
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) đang trong giai đoạn phát
triển mạnh mẽ như vũ bão, nó đã và đang dần dần trở thành một phần vô cùng
quan trọng và không thể thiếu trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Trong lĩnh
vực giáo dục, CNTT lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nó hỗ trợ vô cùng
đắc lực và hiệu quả cao cho công việc giảng dạy, quản lí trường học, thi cử, tài
chính…
Bộ môn Sinh học nói chung và Sinh học THCS là một bộ môn khoa học
thực nghiệm, nghiên cứu về thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú về
phân loại hình thái giải phẫu, cấu tạo và môi trường sống. Nên bên cạnh những loài
động vật, thực vật có thể tìm thấy ở địa phương có thể làm thí nghiệm được còn có
rất nhiều đối tượng nghiên cứu mà địa phương không có, hoc sinh phải thông qua
tranh ảnh và các đoạn phim để tìm hiểu rõ ràng hơn. Tuy nhiên cũng rất nhiều
trường hợp, nhiều đơn vị kiến thức không thể làm thí nghiệm trược tiếp được mà
phải thông qua các thí nghiệm mô phỏng bằng hình ảnh tĩnh hoặc động. Điều này
CNTT có thể giúp chúng ta giải quyết khó khăn trên.
- Chương trình Sinh học 7 - THCS nghiên cứu về Ngành động vật nguyên
sinh, Ngành ruột khoang, Ngành giun dẹp, Ngành giun tròn, Ngành giun đốt,
Ngành thân mềm…mà bằng mắt thường ta không thể quan sát hết được cấu tạo,
dinh dưỡng, di chuyển, sinh sản… của chúng. Nên khi học về những kiến thức này
học sinh thường mơ hồ và không thể hiểu hết bài một cách rõ ràng, chắc chắn
được. Rất dễ dẫn đến sự nhàm chán và gây cảm giác ngại học ở học sinh.
- Qua một số năm công tác, học hỏi và rút kinh nghiệm tôi đã cố gắng khắc
phục tình trạng trên để tìm lại hứng thú học tập cho học sinh và đem lại hiệu quả
cao hơn trong quá trình dạy học môn Sinh lớp 7. Những kinh nghiệm đó của tôi
được thể hiện qua đề tài "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn
Sinh học lớp 7".
II. NỘI DUNG
GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016



Page 1


1.Thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn sinh THCS Tân
Thạnh
1.1. Thực trạng
- Trong thời gian vài năm học gần đây hầu hết các trường THCS trong
huyện nhà đã có máy chiếu đa năng và có mạng internet nên việc khai thác mạng
và ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Sinh học đã được áp dụng ngày càng
nhiều, đã và đang mang lại những hiệu quả cao trong dạy học. Với sự hỗ trợ của
nhiều phần mềm tiện ích như powerpoint, violet, adobe presenter…
- Tuy nhiên theo tôi, việc ứng dụng này vẫn đang còn nhiều hạn chế như:
giáo viên chỉ sử dụng đến máy chiếu khi có giờ thao giảng, hoặc khi dự thi giáo
viên giỏi các cấp, việc sử dụng máy chiếu vẫn còn mang nhiều tính hình thức, quá
lạm dụng vào máy chiếu, đôi khi có những bài cần thiết nên sử dụng thì lại không
có, còn những bài không cần thiết thì lại sử dụng một cách hình thức không cần
thiết.
- Trường chưa có đầy đủ phòng chức năng nên máy chiếu không được đặt cố
định tại một phòng nhất định nào đó, nên mỗi khi cần sử dụng thì giáo viên phải
vận chuyển rất cồng kềnh, lắp đặt mất thời gian, trong khi đó thời gian nghỉ chuyển
tiếp giữa các tiết chỉ có 5 phút nên không thể kịp. Do vậy việc áp dụng trình chiếu
cũng bị hạn chế rất nhiều.
- Trình độ hiểu biết và ứng dụng CNTT cũng còn hạn chế do không được
học chính quy, và chưa cập nhật, tìm hiểu kịp thời.
- Học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với cách học bằng máy chiếu nên đôi
khi còn mất tập trung vào nội dung chính của bài mà chỉ chú ý đến các hiệu ứng lạ
trên máy.
- Các bài giảng phần lớn là giáo viên tải trên mạng về, có chỉnh sửa đôi chút
chứ không tự sáng tạo ra, từ đó nên chất lượng chưa cao, chưa phù hợp với đối

tượng học sinh cụ thể, và tình hình tự nhiên địa phương.
- Đa số giáo viên trường THCS Tân Thạnh mới chỉ sử dụng đến Microsoft
Office PowerPoint, chưa để ý sử dụng nhiều về phần mềm Violet, adobe
presenter…
GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016

Page 2


1.2. Kết quả của thực trạng trên.
Kết quả trong năm học 2009-2010 và năm 2010 - 2011 của lớp 7 như sau:
Năm
20092010
20102011

Khối


số

Giỏi
SL
%

Khá
SL
%

7


81

5

6.17

48

7

70

19

27.14 41

TB
SL
%

Yếu
SL %

59.26 27 33.33

1

1.23

58.57


1

1.43

9

12.86

Kém
SL %

Thông qua việc xem xét, nghiên cứu bài làm của các em, tôi nhận thấy có
một số đặc trưng sau đây:
Trong những năm gần đây việc thay sách giáo khoa tại các cấp học diễn ra
trên địa bàn cả nước. Sách giáo khoa mới có rất nhiều ưu điểm so với sách giáo
khoa củ và được thống nhất với chương trình chỉnh sửa. Tuy chương trình đã có
sự nghiên cứu để phù hợp với các vùng miền và các đối tượng học sinh. Tuy nhiên
sách giáo khoa mới biên soạn có lượng kiến thức nằm trong hệ thống kênh hình
chiếm tỷ lệ cao đã làm cho việc dạy học của giáo viên gặp không ít khó khăn.
Vì vậy việc ứng dụng CNTT để khai thác và sử dụng kênh hình trong sách
giáo khoa là không thể thiếu trong phương pháp dạy học hiện nay.
2. Các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Sinh
học ở trường THCS Tân Thạnh
2.1. Tìm hiểu và ứng dụng phần mềm violet trong dạy học sinh học
Trong dạy học bằng CNTT hiện nay ở trường THCS Tân Thạnh mà tôi đã
tìm hiểu thì phổ biến là dạy học bằng hình thức trình chiếu PowerPoint (phần mềm
này có sẵn trong bộ office của máy tính). Bản thân tôi cũng đã nhiều năm sử dụng,
và cũng đạt được kết quả như mong đợi.
Phần mềm Violet là một sản phẩm của công ty Bạch Kim viết riêng cho việc

dạy học nên tôi thấy có nhiều ưu thế rõ rệt, rất nhiều tiện ích phù hợp với việc dạy
học như các dạng bài kiểm tra mẫu, vẽ hình, thiết kế thí nghiệm, đọc được nhiều
định dạng file hình ảnh và phim.... Phần mềm này lại được viết bằng tiếng Việt nên
dễ dàng tìm hiểu và ứng dụng cho mọi người.
GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016

Page 3


Bản thân tôi đã nhiều lần sử dụng phần mềm PowerPoint và nhúng những
câu hỏi violet đã được đóng gói vào trong bài giảng, tôi thấy có nhiều ưu thế đặc
biệt đối với môn Sinh học. Sau đây tôi xin giới thiệu một vài ứng dụng tôi đã làm.
2.2. Các ứng dụng của phần mềm powerpoint, Violet.
2.2.1. Đưa hình ảnh vào powerpoint:
Trong bài giảng ta muốn đưa một hình vào một slides nào đó để làm phong
phú thêm bài giảng, ta chọn slides cần đưa hình vào và chọn Menu “Insert” chọn
“Picture”, rồi tìm đến hình chèn để đưa vào slides mà mình mong muốn.
Ví dụ:
Bài 10 : Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang
Khi thiết kế slides kiểm tra bài cũ tôi đã chèn hình và thiết kế như sau:

Và một slides đáp án như sau: Ta chỉ thêm hiệu ứng cho các đáp án “chữ
màu xanh”.

GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016

Page 4


2.2.2.Nhúng câu hỏi violet đã được đóng gói vào powerpoint:

Trước tiên ta phải tạo trước những câu hỏi bằng phần mềm violet và được
đóng gói cẩn thận, tôi làm như sau:
Khởi động violet, chọn “Thêm đề mục – dấu cộng”, chọn “công cụ”, chọn
“Tạo bài tập trắc nghiệm”, đến đây cửa sổ violet hiện ra cho ta rất nhiều dạng bài
tập, tôi chọn cho mình một dạng và soạn xong câu hỏi, tiếp theo tôi nhấn F8 để
chọn giao diện cho bài tập của mình, xong nhấn F4 để đóng gói, khi đóng gói tôi
chọn “Xuất ra dạng HTML (giao diện Web)”, nhấp “đồng ý”. Vậy là tôi được một
câu hỏi, đến đây tôi dùng câu hỏi này để nhúng vào một slides nào đó trong bài
giảng của mình.
Ví dụ:
Bài 17: Một số giun đốt khác
Khi đến phần củng cố bài tôi đã soạn hai câu hỏi bằng phần mềm violet và
đóng gói để nhúng vào powerpoint, cụ thể:
Câu hỏi 1(nhúng vào Slides củng cố bài):

GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016

Page 5


Điểm nổi bật của các dạng câu hỏi được tạo bằng violet là học sinh sau khi
chọn đáp án cho câu hỏi, nếu nhấp vào “kết quả” mà sai, thì ta nhấp vào “làm lại”
lúc đó học sinh khác chọn đáp án khác bình thường, chọn đến khi đúng thì thôi.

GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016

Page 6


Câu hỏi 2(nhúng vào Slides củng cố bài):


Ta thấy ở câu hỏi 2 này một học sinh đã trả lời sai, ta nhấp vào “làm lại” ở
hình trên thì học sinh khác sẽ trả lời lại bình thường.
2.2.3.Chèn một video vào một slides của powerpoint:
Trong bài giảng ta muốn đưa một đoạn video vào một slides nào đó để làm
phong phú thêm bài giảng, ta chọn slides cần đưa video vào và chọn Menu
GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016

Page 7


“Home” (office 2007) chọn “Shapes”, chọn cho mình một nút hành động để vẽ trên
slides, Xong, hộp thoại “Action setting” xuất hiện, chọn thẻ “ Mouse Click”, chọn
“run Program”, chọn “Browse” để tìm đến video cần chèn “OK”.
Ví dụ:
Khi dạy Bài 46: Thỏ
Tôi muốn cho học sinh xem đoạn video về đời sống của Thỏ, thì tôi chèn
đoạn video về đời sống của thỏ cho học sinh xem ở phần Đời sống của Thỏ:

GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016

Page 8


2.3.Thiết kế bài giảng điện tử bằng ADOBE PRESENTER 7:
Đầu năm học 2012-2013, trường THCS Tân Thạnh mới triển khai lại phần
mềm Adobe presenter 7, tôi cũng đã thiết kế bài giảng điện tử để học sinh có thể
tự học, hoặc tham khảo lại những phần khó của bài học.
Khi cài đặt xong, giao diện của adobe presenter 7 có dạng như sau:


Giao diện của bài giảng sau khi thiết kế và đóng gói xong, có dang như sau:

3.Kết quả đạt được:
GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016

Page 9


Sau khi ứng dụng CNTT trong dạy học sinh 7 một cách hợp lý tôi đã thu được
kết quả bước đầu rất khả quan.
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
%
SL %
SL
%
SL % SL %
số SL
2011-2012
7
62 26 41.94 31 50
5 8.06
Qua kiểm tra cuối năm khối tôi dạy tỷ lệ khá giỏi đã tăng so với hai năm học
Năm

Khối




trước . Số học sinh yếu kém giảm so với cùng kỳ. Nhiều học sinh yêu thích bộ môn
sinh học hơn. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo
môn sinh tại của trường THCS Tân Thạnh hiện nay.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu:
- Người thầy muốn đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy phải luôn học
hỏi, tìm tòi những phương pháp phù hợp cho từng loại bài, nhất là biết ứng dụng
CNTT trong dạy học.
-Để dạy học hiệu quả bên cạnh tri thức người giáo viên phải có lòng nhiệt
tình và ý thức trách nhiệm.
-Để có thiết bị dạy học, trong công tác xã hội hóa giáo dục phải đẩy lên một
tầm cao mới.
2. Những kiến nghị, đề xuất:
* Đối với nhà trường : Cần đầu tư thêm thiết bị và đồ dùng phục vụ dạy học bộ
môn. Tham mưu với các cấp xây dựng CSVC đủ chuẩn như phòng bộ môn, phòng
thực hành...
* Đối với ngành giáo dục cần trang bị bổ sung các tranh ảnh khổ lớn đầy đủ và
cung cấp các tài liệu tham khao để giáo viên có điều kiện tham khảo.
Trên đây là một số kinh nghiệm ứng dụng trong giảng dạy môn sinh học lớp 7.
Trong phạm vi hạn hẹp của một sáng kiến, thời gian áp dụng chưa lâu tất nhiên
công tác kiểm chứng chưa chuẩn xác, rất mong được sự góp ý giúp đỡ của các
đồng nghiệp, để việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn.
Tân Thạnh, ngày 30 tháng 11 năm 2012
HIỆU TRƯỞNG
GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016

Người viết
Page 10



Trần Thị Mỹ Hòa

GV: Trần Thị Mỹ Hòa – THCS Tân Thạnh, năm học 2015-2016

Page 11



×