Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG XÂY DỰNG TÁC PHẨM GÒ KIM LOẠI TRONG ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.76 KB, 10 trang )

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG XÂY DỰNG TÁC PHẨM GÒ
KIM LOẠI TRONG ĐÀO TẠO
NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC HIỆN NAY
Nguyễn Thái Quảng
Trường Đại học Nghệ Thuật, Đại học Huế
Tóm tắt. Tác phẩm gò kim loại là đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc nói riêng
và nghệ thuật tạo hình nói chung. Chúng đều có khả năng xác lập căn cứ cho
từng thời kỳ, từng giai đoạn thay đổi chất liệu, đề tài, kỹ thuật trong phong cách
sáng tạo của người nghệ sỹ. Những thay đổi tạo ra những khó khăn cho quá trình
hình thành phong cách nhưng không thể không tự điều chỉnh mình để đi đến sự
hoàn thiện trong con đường sáng tạo. Có thể khẳng định rằng cần phải xây dựng
hệ thống mang tính khoa học trong sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng chuyển
giao. Triển khai phương hướng ấy trên bình diện mỹ học nói chung cùng với sự
nghiên cứu chỉ dành riêng cho nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt là môn gò kim loại
để khách thể có được cách tiếp cận đúng đắn đối với tác phẩm và hệ thống
phương pháp sáng tạo trong quá trình định hình phong cách người nghệ sỹ khi
xây dựng một tác phẩm điêu khắc gò kim loại.
1. Đặt vấn đề

Một tác phẩm điêu khắc là những giá trị tâm hồn của nhà điêu khắc, rung cảm trước
cái đẹp được trải nghiệm qua cuộc sống qua kiến thức sách vở, qua chiêm nghiệm cuộc sống,
qua đào tạo trong môi trường nghệ thuật và năng khiếu bẩm sinh trên bình diện đời sống cá
nhân, xã hội và lịch sử…đó là thành quả của giá trị biểu cảm trong tác phẩm, sự hiện thực
hóa trong tác phẩm, giá trị đó là tự thân của người nghệ sỹ và tác phẩm, không bị ảnh hưởng
bời những yếu tố phi nghệ thuật khác – đó là những hình thức tồn tại của giá trị biểu cảm đặc
trưng trong tác phẩm gò kim loại.
Trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng chuyển giao quy trình thực hiện tác phẩm điêu khắc
gò kim loại tại Khoa Điêu khắc- Trường Đại học Nghệ thuật và những nghệ sỹ tạo hình trong
nước khi xây dựng một tác phẩm gò kim loại, có thể phân biệt rõ ràng về tính nghiêm ngặt và
có nguyên tắc của giá trị biểu cảm đạt được mang khuynh hướng phương pháp hình thức kết
cấu và thể loại phù điêu hay tượng tròn để đạt được cảm xúc toàn bộ khách thể. Ứng dụng


chuyển giao xây dựng tác phẩm điêu khắc phẩm mang tính hệ thống có tính giáo dục thẩm
mỹ nhằm cho người xem hướng đến một sự hiểu biết như người sáng tạo hướng đến cái chân,
thiện, mỹ trong cuộc sống.
Đặc điểm tiêu biểu của phong cách của người nghệ sỹ chính là nghiên cứu có hiệu
quả lịch sử của phong cách nghệ thuật này hay phong cách nghệ thuật kia, và kiến lập cho
mình một phong cách riêng khác những phong cách trước đó nhưng cần nhấn mạnh ý nghĩa
nền móng được kế thừa của lịch sử mỹ thuật chung – ngoài cái ý nghĩa đã thuộc về bản thân
tác giả còn phải hiểu rõ những phong cách khác lúc đó giá trị biểu cảm cho tác phẩm sẽ có
một phong cách riêng biệt của chính tác giả là căn cứ xác lập cho nghệ thuật trong sự tác
động của những trường phái sáng tạo nói chung và những nhà điêu khắc nói riêng trong thể
thống nhất của nghệ thuật tạo hình và lịch sử mỹ thuật.


2. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá tiến đến hệ thống toàn bộ trong nghiên cứu, để tìm ra những giá
trị cơ bản về cách xây dựng một tác phẩm điêu khắc gò kim loại.
- Không áp đặt chủ quan của người nghiên cứu. Thông tin được hệ thống lại theo
hướng trao đổi trực tiếp với nhà điêu khắc, nhà nghiên cứu và người học, khai thác nguồn tư
liệu mang tính khách quan, tiên đoán các xu hướng phát triển trong tác phẩm điêu khắc gò
kim loại ở giai đoạn tiếp theo của tác phẩm gò kim loại.
3. Kết quả và thảo luận
Nghiên cứu được tiến hành độc lập và thu nhận một kết quả hoàn toàn khác với
những lối đi trước đây. Với những hình thức đạt giá trị biểu cảm của tác phẩm gò kim loại
được phân ra hai dạng chính, đó là phù điêu và tượng tròn:
- Phù điêu gò kim loại :
Hình thức xây dựng tác phẩm được gò nổi lên hoặc gò lõm xuống để biểu đạt về
khối. Không gian trong phù điêu mang tính ước lệ. Có nhiều hình thức để biểu đạt, như hình
thức như gò nguyên tấm kim loại hoặc gò cắt ghép, gò cắt theo hình dáng bên ngoài, bên
trong của bức phù điêu bề mặt của phù điêu gò kim loại được xử lý theo các kỹ thuật phong
cách riêng của người nghệ sỹ, các cấp độ khác nhau cùng màu ánh kim của kim loại đã thoã

mãn cách giải quyết đề tài.
- Tượng tròn gò kim loại:
Với hình thức gò cùng với xử lý bề mặt kim loại từng mảnh sau đó liên kết lại với
nhau thành khối tồn tại 3 chiều trong không gian, tượng tròn gò kim loại khi đặt ở môi trường
thiên nhiên hoặc trong phòng triển lãm phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan cũng như
khách quan ảnh hưởng đến tính biểu cảm của tác phẩm và chất liệu mang lại như: ánh sáng,
góc nhìn, thời gian, môi trường, điểm đặt…
Để xây dựng một tác phẩm điêu khắc gò kim loại nhà điêu khắc phải hiểu biết tường
tận cấu trúc kim loại về vật lý, hóa học các yếu tố tác động lên kim loại bị biến dạng như thế
nào? Màu sắc gốc và màu sắc khi phản ứng hóa học ra làm sao, vấn đề thời gian khi tác phẩm
gò kim loại bị tác động với môi trường như thế nào? Nói tóm lại người sáng tạo phải làm
những điều đó một cách hiểu biết và thuần thục đóng vai trò chuyên gia trong mỗi lĩnh vực.
Tiếp đến, ứng dụng hệ thống xây dựng thông qua tác phẩm như là chuyên gia kỹ
thuật của sự hiện thực hóa tác phẩm thông qua các giai đoạn. Đây là giá trị của tác phẩm đòi
hỏi sự nhận thức và nghiên cứu trước cả khách thể, trong đặc trưng của tác phẩm. Cấu trúc
của tác phẩm, được hiểu mục đích là để thực hiện khách thể gọi là kết cấu của tác phẩm. Cái
kết cấu hướng đích của tác phẩm, hoàn toàn không trùng hợp theo khách thể. Cũng có thể
khẳng định kết cấu như là tổng thể của các nhân tố tạo nên giá trị biểu cảm cho tác phẩm gò
kim loại. Giá trị biểu cảm trong tác phẩm gò kim loại, ý thức được một cách đầy đủ và có
phương pháp trong quá trình sáng tạo của nhà điêu khắc và phải đi đến giả định tính biểu cảm
trong khi sáng tạo, có nghĩa là tác giả hóa thân vào người thưởng thức để tiếp cận tác phẩm
của chính mình, để có khả năng nắm bắt được cái đặc thù của khách thể, phù hợp với đề tài
sáng tạo của mình đã định sẵn, đã được dự định đúng như trong hệ thống sáng tạo. Phân tích
chính xác, đối với giá trị biểu cảm là một chỉnh thể được kết cấu, hướng đến mục đích thì nó
không thể thực hiện. Do ở nó thiếu sự thấu hiểu cái đặc thù của khách thể. Nhưng khách thể
cũng là vấn đề khi nhà điêu khắc xây dựng tác phẩm, nhưng hoàn toàn không đầy đủ và chắc
chắn không đầy đủ và khó ý thức một cách có phương pháp.
Tác phẩm điêu khắc gò kim loại được xây dựng thành công khi và chỉ khi, hội tụ hai
yếu tố, cô đọng về nội dung thể hiện và khai thác có hiệu quả về mặt hình thức, mang tính
biểu cảm cao của chất liệu thực hiện tác phẩm. Nguồn cảm hứng sáng tạo tác phẩm được hình



thành từ cảm xúc cuộc sống và cảm xúc của chất liệu. Người nghệ sỹ khai thác ngôn ngữ chất
liệu để giải quyết vấn đề biểu cảm trong tác phẩm tạo dựng phong cách, trường phái riêng để
tiếp tục phát triển trên con đường sáng tạo đó cũng là cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
Riêng nội dung trong tác phẩm là cơ sở cho hoạt động đánh giá, giúp con người khám phá,
khẳng định, sáng tạo các giá trị biểu cảm trong tác phẩm và sàng lọc, loại bỏ những cái xấu,
cái phản giá trị thẩm mỹ. Giá trị biểu cảm có trong tác phẩm gò kim loại là rung cảm của tâm
hồn người nghệ sỹ trước cái đẹp, được trải nghiệm qua hàng loạt giá trị cuộc sống và tài năng
của người sáng tạo mang đến giá trị tinh thần cho cuộc sống.
Bằng phương pháp nghiên cứu, đánh giá từ thực tiễn giảng dạy, kết hợp với nhiều ý
kiến sinh viên phản hồi khi học môn gò kim loại. Cũng khẳng định rằng ý kiến đánh giá của
sinh viên chỉ là một nguồn thông tin có giá trị, chứ không phải là nguồn thông tin đánh giá
môn học gò kim loại duy nhất, nên việc kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau để đánh giá
hệ thống quy trình sáng tạo tác phẩm gò kim loại cũng dựa trên các Hội đồng đánh giá trong
những triển lãm mỹ thuật trong nước và Quốc tế có tác phẩm gò kim loại tham gia.
Chứng minh được những thiếu sót của phương pháp giảng dạy môn gò kim loại của
giảng viên trước đây và hiệu quả khi áp dụng hệ thống quy trình theo nghiên cứu. (Đã kiểm
chứng khi kết hợp nghiên cứu trong đào tạo), có thể thay đổi trong nhận thức, thái độ, kỹ
năng của người học trong hoạt động đào tạo tại ở Khoa điêu khắc- Trường đại học Nghệ
thuật và nghệ sỹ sáng tạo khi đến với môn nghệ thuật gò kim loại này.
Để ứng dụng hệ thống quy trình có hiệu quả trong giai đoạn này cần có kế hoạch tổ
chức giảng dạy nắm vững kỹ năng chất liệu và làm chủ được ngôn ngữ chất liệu trong tư duy,
ứng dụng tạo hình cho tác phẩm kim loại khi hiểu được các vấn đề cơ bản, hiệu ứng riêng
biệt có được khi sử dụng chất liệu kim loại. Từ những thử nghiệm trong quá trình nghiên cứu,
sáng tạo. Tác phẩm là sản phẩm khoa học của chủ nhiệm đề tài và những trải nghiệm thực tế
trước khi nghiên cứu, đã được tổng hợp, phân tích hệ thống lại theo đúng trình tự nghiên cứu
mang tính khoa học cao, công trình nghiên cứu có được những kết luận chính xác khi nghiên
cứu lĩnh vực này. Từ đó đề xuất, việc phát triển ý tưởng, lựa chọn và xử lý từng loại chất liệu
trong giảng dạy nên giao cho giảng viên có đủ chuyên môn và kinh nghiệm, thích hợp với

những sở trường của giảng viên, tạo tính chuyên nghiệp trong đào tạo nói chung. Nâng cao
uy tín nghề nghiệp của người dạy và tính chuyên sâu của người học, tránh được thực trạng
đào tạo như hiện nay. Giúp sinh viên làm chủ môn học và hiểu sâu hơn, chứ không chỉ là
những môn học để biết, đào tạo kiểu truyền nghề hời hợt, từng bước làm mai một môn nghệ
thuật giàu cảm xúc cũng là thực trạng chung như những chất liệu khác trong điêu khắc. Khắc
phục những yếu tố đó mới tạo được ảnh hưởng tích cực trong nghề nghiệp được đào tạo.
Tính chuyên môn nghệ thuật, kỹ năng xử lý chất liệu, ngôn ngữ tạo hình đặc sắc, có
tính sáng tạo, tạo được phong cách - cá tính, tìm tòi trong ngôn ngữ tạo hình tác phẩm mang
đến cho người xem cảm xúc thẩm mỹ tốt, đẹp. Hình thức thường được đưa ra như một tiêu
chuẩn để đánh giá chất lượng nghệ thuật của tác phẩm.
Tác phẩm điêu khắc gò kim loại, khi đạt được tiêu chí biểu cảm về hình thức dựa trên những
tiêu chuẩn riêng cho từng giai đoạn xây dựng tác phẩm. Bên cạnh đó tiêu chí có thể thay đổi
theo sự phát triển của từng thời kỳ văn hoá và văn minh của loài người theo từng thời kỳ và
có thể kéo dài qua nhiều thế kỷ hoặc chỉ từng giai đoạn. Khái niệm về hình thức của cái đẹp
nối tiếp nhau, thay đổi bởi sự đòi hỏi của cuộc sống con người, mặc dù có những tranh cãi
thường xuyên và liên tục về những tiêu chí của tác phẩm. Nhưng trên thực tế hình thức thẩm
mỹ chẳng bao giờ tách khỏi các giá trị xã hội khác. Chúng ta xem việc nghiên cứu hình thức
của cái đẹp trong tác phẩm là mục tiêu, nội dung tác phẩm đã trở thành một chuỗi về tư tưởng


quanh cái đẹp không ngừng được bổ sung và tiếp tục suy nghiệm theo mỗi bước đi của thời
đại. Hình thức tác phẩm ở trong vô số dạng thức khác nhau nhưng tựu trung, nói theo cách
đơn giản hơn, để cảm nhận được cái đẹp của nội dung tác phẩm, phụ thuộc vào hai điều kiện
mang tính xã hội đó là:
- Cảm tính.
- Kiến thức.
Những người không có điều kiện tiếp nhận kiến thức thẩm mỹ thường chọn lựa vẻ
đẹp theo bản năng, cảm tính của mình. Nhưng sự cảm thụ cái đẹp trong các công trình nghệ
thuật lại không thể dễ dàng với tầng lớp công chúng ít được tiếp cận và thiếu cập nhật với các
thông tin về những trào lưu sáng tạo mới xuất hiện. Ngay cả trong giới trí thức và văn nghệ sĩ

cũng không có nhiều người thường xuyên tiếp xúc với nghệ thuật mới và các thông tin về
hoạt động sáng tạo mỹ thuật của các cộng đồng khác trên thế giới, nên tình trạng dễ bị tụt hậu
và bảo thủ là điều không tránh khỏi. Mỗi thời đại, riêng đối với mỹ thuật, các tiêu chuẩn của
hình thức, cảm xúc trước hết được định ra bởi những nghệ sỹ. Kết quả đã hệ thống có khoa
học về quy trình xây dựng tác phẩm gò kim loại dựa trên các cơ sở sau:
3.1. Cơ sở xây dựng phác thảo gò kim loại :
-Xác định chủ đề.
-Thu thập dữ liệu liên quan.
-Sắp xếp bố cục phù hợp với hình thức gò kim loại.
3.2. Lựa chọn phác thảo gò kim loại dựa trên những tiêu chuẩn sau:
-Nêu được đặc trưng ý nghĩa các hình tượng liên quan đến chất liệu kim loại.
-Thể hiện đúng phong cách biểu hiện của người nghệ sỹ.
-Tính độc đáo trong việc xây dựng tác phẩm liên quan đến kim loại.
-Giá trị biểu cảm do hình thức gò kim loại mang lại trong tác phẩm.
-Tính hiệu quả thẩm mỹ tác phẩm sẽ mang lại.
-Tính khả thi khi chuyển đổi chất liệu thực hiện tác phẩm.
Bảng 1 :So sánh tỉ lệ chọn phác thảo trên cơ sở hình thức yêu cầu của đề tài.
Lớp
Năm
thứ 2
Năm
thứ 3
Năm
thứ 4
Năm
thứ 5

Số
Sinh
viên


Hình thức yêu cầu
của đề tài

Kim loại quy định
thực hiện tác phẩm

Số
lượng
phác
thảo
40

Phác
thảo
được
chọn
6

Tỉ lệ
được
chọn

4

Đề tài định hướng

Nhôm

15%


6

Đề tài thực tế

Đồng và hợp kim đồng

60

12

20%

9

Sáng tác tự do

Sắt, inox

45

16

10

Sáng tác tự do

Tự lựa chọn kim loại

50


16

35,5
%
32%

Nguồn : Điều tra trên kết quả giảng dạy năm học 2011-2012, môn gò kim loại tại
Khoa Điêu khắc- Trường Đại học Nghệ thuật
3.3. Hệ thống các yếu tố liên quan đến sự sáng tạo trong tác phẩm Điêu khắc
gò kim loại:


Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật tạo hình, vì vậy có chung kênh ngôn ngữ như
nhiều loại nghệ thuật tạo hình khác, đó là hình khối, màu sắc, đường nét...nhưng do đặc trưng
của Điêu khắc, các yếu tố đó được khai thác ở những góc độ khác với hội hoạ hay đồ hoạ.
Điêu khắc sử dụng các chất liệu như: gỗ, đá, đồng, đất, thạch cao... để tạo nên tác phẩm nghệ
thuật tồn tại và chiếm chỗ trong không gian thực bằng cách tạc, đục, nặn, gò… chính vì vậy
các yếu tố sau đây ảnh hưởng sâu sắc đến tính biểu cảm của hình thức gò kim loại.
3.3.1. Yếu tố khối, hình, đường nét:
Khối lồi - Khối lõm. Khối cứng - Khối mềm. Khối đóng - Khối mở. Khối tĩnh - Khối
động. Mỗi cách tạo khối đưa lại cảm giác khác nhau: lõm, mềm, mở gây cảm giác động và
ngược lại.
Trong tác phẩm Điêu khắc gò kim loại khối hình là có thực nó tồn tại trong không
gian 3 chiều trong đó chiều sâu mang tính ước lệ có thể cảm nhận bằng xúc giác, có thể chạm
tay và đo được và nhận ra sự biến động phong phú của nó qua một hướng nhìn chính. Đây là
đặc trưng cơ bản nhất của phù điêu gò kim loại. Còn với tượng tròn nét đặc trưng mạnh mẽ
vẫn là sự kết hợp khống 3 chiều trong không gian với đa hướng nhìn. Sự kết hợp giữa khối
hình cũng đồng nghĩa với việc tạo nên đường nét cho tác phẩm.
3.3.2. Yếu tố Chất liệu:

Khi nói đến các tác phẩm Điêu khắc gò người ta luôn nghĩ ngay đến những chất liệu
kim loại đã tạo ra chúng, và kết hợp quá trình lao động sáng tạo của nhà Điêu khắc. Chất liệu
đóng một phần quan trọng cho tiếng nói của hình thức Điêu khắc gò kim loại. Chất liệu gò
kim loại khá đa dạng, phong phú. Mỗi chất liệu đều có những ưu điểm nhất định giúp cho nhà
Điêu khắc thể hiện có hiệu quả hơn những hình tượng của mình. Đó chính là tinh thần, là hồn
của chất liệu, một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tác phẩm Điêu khắc gò kim loại.
Nó giúp cho tác phẩm thăng hoa và sống lâu hơn trong lòng ngưòi thưởng ngoạn. Điều đó
cho thấy không thể thiếu chất liệu khi nhắc đến một tác phẩm Điêu khắc hay nói cách khác
nếu thiếu chất liệu tượng Điêu khắc không thể gọi là tác phẩm được. Khi xây dựng tác phẩm
Nhà Điêu khắc cần tưởng tượng ngay một không gian lí tưởng dự kiến làm nơi đặt tượng,
chọn chất liệu phù hợp rồi mới tư duy bố cục và thủ pháp thực hiện. Tác giả phải có kỹ thuật
tay nghề, kiến thức chuyên môn về chất liệu, biết cảm nhận vẻ đẹp và ngôn ngữ biểu cảm của
chất liệu, tính tư duy sáng tạo hoàn chỉnh chuyên nghiệp và làm chủ được ngôn ngữ chất liệu
trong tư duy tạo hình.
3.3.3. Yếu tố bề mặt tác phẩm:
Hình thức của tính biểu cảm liên quan đến bề mặt tác phẩm. Nếu bề mặt tác phẩm Điêu
khắc nhẵn, láng, cho cảm xúc mềm mại, uyển chuyển, gợi sự tĩnh tại, trong sáng.
Ngược lại với bề mặt nhẵn, láng tròn trịa, ta bắt gặp cái thô ráp đường nét cách điệu cao, bề
mặt ít nhẵn, thô ráp và sần sùi cho cảm xúc nặng nề, chắc chắn, vững chãi.
3.3.4. Yếu tố không gian:
Các tác phẩm Điêu khắc luôn gắn với không gian thực. Có một không gian phù hợp để
tồn tại thì giá trị của tác phẩm sẽ được tăng lên nhiều lần.Khi làm một tác phẩm Điêu khắc,
người ta cần tìm hiểu môi trường nơi tác phẩm tồn tại để tìm ra phương thức thể hiện cho phù
hợp, để hình thức tác phẩm truyền đạt có hiệu quả về giá trị biểu cảm với công chúng thưởng
thức.
3.3.5. Yếu tố màu sắc:


Trong tác phẩm Điêu khắc người ta khai thác vẻ đẹp màu sắc tự thân của chất liệu. Mỗi
chất liệu có một màu khác nhau. Mặc dù vẻ đẹp của tác phẩm ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố màu

sắc nhưng màu sắc cũng có vai trò biểu cảm đối với tác phẩm.
Do hiệu quả của màu sắc trong Điêu khắc như vậy nên mặc dù không đặt ra tiêu chí về màu
trong ngôn ngữ Điêu khắc nhưng cũng cần nêu ra để nghiên cứu và ứng dụng. Những vẻ đẹp
đa dạng về màu sắc từ những góc nhìn khác nhau trước hiện thực. Để kết kết hợp bày tỏ mối
quan tâm với các vấn đề của con người, lý giải thông qua ngôn ngữ màu sắc, hình khối và
chất liệu - tuy không giống nhau và nhưng có điểm chung về cảm xúc thẩm mỹ.
3.3.6. Yếu tố kỹ thuật:
Các kỹ thuật xử lý chất liệu kim loại dưới hai hình thức phù điêu và tượng tròn trong
tác phẩm điêu khắc:

*Phù điêu:
- Làm mềm kim loại bằng nhiệt độ cao.
- Scan hình lên kim loại.
- Lấy độ cao, tạo lớp.
- Dùng đục chắn lấy nét.
- Gò âm, gò dương theo phác thảo.
- Tả chất, khai thác tính biểu cảm của bề mặt chất liệu xây dựng tác phẩm
- Kỹ thuật xử lý màu sắc ở bề mặt kim loại để đạt hiệu quả biểu cảm cần thiết theo nội
dung của đề tài.
- Đánh bóng và hoàn thiện.

*Tượng tròn:
- Làm mềm kim loại bằng nhiệt độ cao.
- Phóng kích thước đúng tỉ lệ phác thảo lên kim loại.
- Dùng đục chắn lấy nét, tạo hình theo đề tài.
- Diễn tả chất liệu phù hợp với nội dung của đề tài, khai thác tính biểu cảm của bề mặt
chất liệu xây dựng tác phẩm điêu khắc.
- Liên kết các tấm kim loại đã được xử lý bề mặt bằng kỹ thuật gò.



- Kỹ thuật xử lý màu sắc ở bề mặt kim loại để đạt hiệu quả biểu cảm cần thiết theo nội
dung của đề tài.
- Đánh bóng và hoàn thiện.
4. Cơ sở đánh giá hình thức một tác phẩm gò kim loại đạt tính biểu cảm sau khi
ứng dụng hệ thống xây dựng tác phẩm.
- Có cái nhìn mới, mang tính sáng tạo.
- Độc đáo trong lựa chọn ý tưởng, đề tài.
- Chất liệu khi thể hiện tác phẩm nghệ thuật để nói lên quan điểm nghệ thuật.
- Tạo dựng phong cách sáng tạo riêng.
Bảng 2 :Kết quả tác phẩm gò kim loại đạt giá trị biểu cảm về mặt hình thức
của các Nhà Điêu khắc trong 10 năm sáng tác và công bố.
Chất liệu kim loại
với hình thức gò
Đồng
nhôm
Sắt
Inox
Kết hợp

Số lượng
tác phẩm
57
13
10
5
28

Đạt hiệu quả biểu cảm do Hội
đồng Mỹ thuật đánh giá
4

2
1
1
5

Tỉ lệ đạt hiệu quả
biểu cảm
7,01%
15,38%
10,00%
20,00%
17,85%

Nguồn : Triển lãm Điêu khắc toàn quốc lần thứ IV(1993-2003)
Bộ văn hóa- thông tin và Hội Mỹ thuật Việt Nam
Tác phẩm Điêu khắc phù điêu gò kim loại đạt hiệu quả biểu cảm về mặt hình thức.

Hình 1. Tác phẩm: Giai điệu Tổ quốc - Gò đồng
Tác giả, Nguyễn Thái Quảng
Nguồn :Tác phẩm xuất sắc năm 2007 của Hội Mỹ thuật-TTH
Tác phẩm Điêu khắc, tượng tròn gò kim loại đạt hiệu quả biểu cảm về mặt hình thức.


Hình 2. Tác phẩm: Hồi sinh –Gò Nhôm
Tác giả, Nguyễn Thái Quảng
Nguồn :Tạp chí triển lãm tác phẩm Mỹ thuật thị giác. Đại học Mahasarakham- Thái lan.
Đối với hệ thống xây dựng tác phẩm gò kim loại, ngoài những nguyên tắc lý thuyết
chung cần phải quan tâm tới tính chất của chất liệu, trong trường hợp này là chất liệu kim
loại, ngôn ngữ hình khối, màu sắc với tư cách là hỗ trợ cho tiếng nói của chất liệu điều đó rất
cần thiết. Nhưng không thể kết luận rằng chất liệu là chủ yếu và quan trọng nhất ở đây chính

là giá trị của tính biểu cảm dưới cách thể hiện của hình thức gò mang lại. Sự đánh giá quá cao
yếu tố chất liệu ấy bắt nguồn từ một số lập luận mang tính nguyên tắc.
Đó là nhận thức và suy nghĩ điển hình cho trường hợp đánh giá nâng tầm quan trọng không
đúng vai trò của chất liệu trong sáng tạo nghệ thuật.
5. Kết luận
Tóm lại người học, nghiên cứu, sáng tác có thể ứng dụng hệ thống xây dựng tác
phẩm gò kim loại, phát huy những tìm tòi, thử nghiệm cho tác phẩm liên quan đến chất liệu
này trong từng phong cách, trường phái riêng, bên cạnh khai thác những yếu tố xây dựng tác
phẩm cần phải khai thác ngôn ngữ chất liệu, biết vận dụng vào các hình thức, phong cách,
trường phái kế tiếp sau này. Làm được như vậy chúng ta mới giải quyết một cách khoa học
về mối liên hệ giữa cảm xúc của chất liệu với tác phẩm điêu khắc gò kim loại.
Hệ thống phương pháp sáng tác tác phẩm gò kim loại với tính triệt để được ứng
dụng trong việc xây dựng tác phẩm, có ở mọi xu hướng kế thừa và có cơ sở phát triển để lý
thuyết gắn liền với sáng tạo tác phẩm nghệ thuật, trong cảm xúc thực sự tồn tại ở mỗi tác
phẩm với hoạt động nghệ thuật và giá trị hóa trong tác phẩm của người sáng tạo nhằm vào tác
phẩm điêu khắc gò kim loại.


Hệ thống xây dựng tác phẩm gò kim loại trong đào tạo hiện nay có ý nghĩa chuyên
biệt hơn, hẹp hơn cái nghĩa vật liệu thông thường trong tự nhiên nhưng mở ra những hướng
đi mới, là cơ sở để đi đến thành công cho tác phẩm gò kim loại trong nghệ thuật điêu khắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Phi Hoanh, Một số nền mỹ thuật thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa,Thành phố Hồ
Chí Minh, (1978).
[2] Nguyễn Quân, Giáo trình Mỹ thuật học, Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà nội, ( 2004).
[3] Các trào lưu lớn của nghệ thuật tạo hình hiện đại, Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà nội,
(1997).
[4] Điêu khắc hiện đại Việt Nam, Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà Nội, (1997).
[5] Nghiên cứu Mỹ thuật, Viện Mỹ thuật, Hà Nội, (1983).

[6] Triển lãm Điêu khắc toàn quốc lần thứ IV (1993-2003.) Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà nội,
(2003).
[7] Lê Thanh Đức, Nghệ thuật môđéc và hậu môđéc, Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà nội, (1996).
[8] Jack C. Rich, The Materials and Methods of Sculpture,Oxford,Universitypress,
New York, (1988).
[9] Nguyễn Thái Quảng, The sentimental in the Family, Mahasarakham University, Thailand,
(2012),137-140.

APPLICATION SYSTEMS CONSTRUCTION EMBOSSED WORK METALS IN
TRAINING SCULPTURAL ART CURRENT
Nguyen Thai Quang
The college of Arts, Hue University
Abstract. The work of embossed metal is featured of art sculpture in particular and visual
arts general. They are able to establish bases for each period, each phase change materials,
subjects and techniques in creative style of the artist. These changes create difficulties for the
process of formation of the style but can not self- regulation to go to perfection in creative
path. It can be confirmed that need to build the system nature of scientific in creative,
research and transfer application. Deploying direction that on the level of aesthetics in
general with research only for the art of sculpture, especially is the subject embossed metal to
objectivity have been correct approach with the work and system innovative methods in the
process shaping the style of the artist when building a sculptures work embossed metal.
___________________________________

Khoa Điêu khắc - Trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế


10 Tô Ngọc Vân- Thành phố Huế.
Email:
Địa chỉ NR: 10 Kiệt 64 Nguyễn Công Trứ - Phường Phú Hội – Thành phố Huế
Điện thoại : 0914236989


Nguyễn Thái Quảng



×