Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Văn hóa nông thôn trong mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông mía của đào thắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.66 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THỊ THANH

VĂN HÓA NÔNG THÔN TRONG
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
VÀ DÒNG SÔNG MÍA CỦA ĐÀO THẮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

VŨ THỊ THANH

VĂN HÓA NÔNG THÔN TRONG
MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA
CỦA NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
VÀ DÒNG SÔNG MÍA CỦA ĐÀO THẮNG
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số
: 60. 22. 01. 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo
PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình làm luận văn với tinh thần khoa học, nghiêm túc.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học,
Phòng sau đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn thầy cô, bạn bè và những người thân trong gia đình đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên

Vũ Thị Thanh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết
quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa
học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng nội dung tôi
nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.


Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Học viên

Vũ Thị Thanh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 9
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 10
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................... 10
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 10
NỘI DUNG .................................................................................................. 12
Chương 1. ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI .................................................................................................... 12
1.1. Giới thuyết khái niệm ........................................................................ 12
1.1.1. Văn hóa nông thôn ...................................................................... 12
1.1.2. Văn hóa nông thôn trong văn học ............................................... 16
1.2. Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại ............................ 18
1.2.1. Nông thôn trong văn học Việt Nam trước 1945 ........................... 18
1.2.2. Nông thôn trong văn học giai đoạn 1945 – 1985 ........................ 24
1.2.3. Nông thôn trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay ................... 30
Chương 2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ SỐ PHẬN NGƯỜI NÔNG DÂN
TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC
TRƯỜNG VÀ DÒNG SÔNG MÍA CỦA ĐÀO THẮNG .............................. 36
2.1. Những mối quan hệ cơ bản trong đời sống văn hóa nông thôn........... 36

2.1.1. Quan hệ dòng họ......................................................................... 36
2.1.2. Đời sống văn hóa qua phong tục, lệ tục ...................................... 41
2.1.2.1 Đời sống văn hóa qua phong tục ........................................... 41


2.1.2.2 Đời sống văn hóa qua lệ tục.................................................. 47
2.2 Nông thôn trước những biến động của lịch sử .................................... 49
2.2.1 Cải cách ruộng đất ...................................................................... 49
2.2.2. Thời kì chuyển đổi mô hình xã hội .............................................. 57
2.3. Số phận người nông dân Việt Nam trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng. .. 59
2.3.1. Người nông dân bị ràng buộc bởi định kiến và hủ tục................. 59
2.3.2. Số phận người phụ nữ ................................................................. 61
2.3.3. Con người tha hóa ...................................................................... 71
Chương 3. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ VĂN HÓA NÔNG THÔN
TRONG MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA CỦA NGUYỄN KHẮC
TRƯỜNG VÀ DÒNG SÔNG MÍA CỦA ĐÀO THẮNG .............................. 78
3.1. Nghệ thuật miêu tả tính cách và tâm lí nhân vật................................. 78
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả tính cách ...................................................... 78
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ............................................. 87
3.2. Văn hóa nông thôn được miêu tả qua ngôn ngữ, giọng điệu .............. 92
3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật................................................................... 92
3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật............................................................... 104
KẾT LUẬN................................................................................................ 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 118


1

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Với một đất nước có gần 80% dân số làm nông nghiệp và nông thôn là
địa bàn cư trú chủ yếu của người dân như Việt Nam thì văn học viết về vùng
đất này là một bộ phận có vị trí quan trọng không thể thiếu trong nền văn học
dân tộc. Như một quy luật tất yếu và cũng như có một sức hút bí ẩn chúng ta
bắt gặp hiện thực xã hội nông thôn và đời sống người nông dân in dấu ấn lên
hầu hết trang viết của các nhà văn. Từ những câu ca dao, những khúc hát ru
mộc mạc từ thuở xa xưa đến những vần thơ nhàn tản, tao nhã của các nho sĩ
thời trung đại, gần hơn nữa là những nhà văn hiện đại Ngô Tất Tố, Nguyễn
Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch Lam và sau này là các cây bút
tài năng như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên, Nguyễn Khắc
Trường, Đào Thắng…
Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới với tinh thần tự do –
dân chủ, nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật đã thổi vào văn chương một
luồng sinh khí mới. Nó cổ vũ mạnh mẽ sức sáng tạo của các nhà văn làm cho
nhiều mảng đề tài mới được mở ra, nhiều bức màn bí ẩn đã được vén lên và
nhiều góc khuất đã được chiếu rọi. Tuy vậy, như sức hấp dẫn vốn có đầy bí ẩn
của những làng quê Việt, văn học viết về nông thôn vẫn được đặc biệt quan
tâm và góp phần làm nên sự phong phú của văn chương thời kì đổi mới.
Trong văn học viết về nông thôn, vấn đề thu hút sự chú ý của các nhà
văn, được họ quan tâm và đi sâu vào khám phá chính là văn hóa nông thôn, là
những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy và gìn giữ hàng ngàn đời nay
nơi những làng quê ẩn mình sau lũy tre xanh yên ả. Đặc biệt với các nhà văn
hiện đại, bằng tình yêu với mảnh đất còn nhiều nghèo khó nhưng chan chứa
tình người này, họ đã chắt lọc những gì tinh túy nhất, tìm lấy những gì cốt lõi


2


nhất trong văn hóa nơi đây làm tư liệu cho những sáng tác của mình. Cũng
bởi vậy mà tất cả những nét văn hóa truyền thống, những phong tục tốt đẹp,
những lệ tục còn tồn tại hay sự thay đổi của đời sống và biến động của lịch sử
được các nhà văn khắc họa phong phú, sinh động. Từ đó số phận người nông
dân được miêu tả tỉ mỉ và chân thực từ đời sống sinh hoạt bình dị gắn với
ruộng đồng đến đời sống tinh thần đa dạng nhiều chiều và ngay cả những góc
khuất trong số phận của họ cũng được tái hiện. Làm được điều đó không có lí
do nào khác là tất cả đều được bắt nguồn từ tình yêu với mảnh đất và con
người nơi đây của những người cầm bút.
Từ thực tế trên có thể nhận thấy dù được nói lên một cách trực tiếp hay
gián tiếp thì văn hóa nông thôn vẫn luôn thấp thoáng ẩn hiện trong những
trang viết của các nhà văn và thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo
bạn đọc.
Vì vậy, chọn đề tài Văn hóa nông thôn trong Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng,
chúng tôi có mong muốn phần nào khám phá những nét văn hóa tiêu biểu, độc
đáo và đặc sắc của một vùng đất là cái nôi của hầu hết những người con nước
Việt này. Qua đó phần nào giải mã được sức hấp dẫn của một mảng đề tài vốn
đã rất quen thuộc nhưng luôn có sức quyến rũ khó chối từ.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nhận định chung về văn học và văn hóa nông thôn
Đề tài văn hóa nông thôn là một mảng đề tài lớn của văn học Việt Nam
hiện đại, vì vậy xung quanh đề tài này có khá nhiều công trình nghiên cứu,
tiểu luận khác nhau. Tuy mỗi bài viết đề cập đến những vấn đề, khía cạnh
khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều thống nhất với nhận định là văn xuôi
viết về nông thôn thời đổi mới cần và đã có sự thay đổi vượt bậc.


3


Tác giả Trần Cương trong bài viết “Văn xuôi viết về nông thôn nửa sau
những năm 80” (Tạp chí văn học số 4, năm 1995) đã nhận định về sự chuyển
biến của văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 1986 so với trước đó
là: “Đã có hai sự chuyển biến trong văn xuôi viết về nông thôn những năm
sau 1986 so với trước đó là sự chuyển biến trong chủ đề và sự chuyển biến
trong phạm vi bao quát hiện thực. Về chủ đề lần đầu tiên xuất hiện hai chủ
đề thuộc về con người mà trước kia chưa có. Đó là chủ đề về số phận con
người và hạnh phúc cá nhân”. Còn về phạm vi phản ánh hiện thực, các nhân
vật như đã nhìn nhận và phản ánh hiện thực nông thôn kĩ càng, họ thấy những
gì ở tầng sâu, mạch ngầm của đời sống nông thôn. Qua đó có thể thấy trong
văn học viết về nông thôn thời hiện đại các tác giả đã đi sâu khám phá một
nông thôn đa dạng nhiều tầng, khám phá mặt nổi và những mặt chìm trong
đời sống nơi đây.
Trong Báo cáo tổng kết đợt 1 cuộc thi viết về nông thôn nhà nghiên cứu
Hoàng Châu đã đưa ra nhận định: “Chính những tư tưởng dân chủ của thời
đại đã tạo ra thành công cho các tác phẩm viết về nông thôn trong cuộc thi
này”. Như vậy bằng hiểu biết và sự tìm tòi, nghiên cứu của mình nhà nghiên
cứu này đã chỉ ra những ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, xã hội đến những
sáng tác về nông thôn của các nhà văn hiện đại.
Tác giả Phạm Ngọc Tiến đã có cái nhìn lạc quan khi khẳng định nông
thôn dù đứng trước những tác động mạnh mẽ của lịch sử nhưng thẳm sâu
trong nó vẫn là sức hấp dẫn, là nơi tìm về cho mọi thế hệ con người sinh ra và
lớn lên từ mảnh đất này với bài viết Đề tài nông thôn không bao giờ mòn
(nguồn: tuoitre.vn.2/12/2007).
Cùng quan điểm, trong một bài trả lời phỏng vẫn báo nông nghiệp Việt
Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã đưa ra những đánh giá vô cùng
xác đáng “Văn học về người nông dân và nông thôn tuy ít người theo đuổi


4


nhưng vẫn chưa đến mức đoản mệnh”, “số lượng người viết về nông thôn
nhiều hay ít không phải quá quan trọng mà quan trọng hơn nhiều là làm sao
để có được nhiều tác phẩm hay”.
Bên cạnh đó còn rất nhiều những công trình, tiểu luận viết về văn hóa
nông thôn xin được điểm qua như:
+ Văn xuôi viết về nông thôn - Tiến trình và đổi mới - Lã Duy Lan
(Nxb, khoa học xã hội Hà Nội, 2001)
+ Tìm kiếm những trang viết về nông thôn - Tác giả Đỗ Kim Cuông
(nguồn Vietbao.vn, 15/10/2003)
+ Bức tranh làng quê và những số phận - Tác giả Nguyễn Văn Long
(Văn học Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2009)
+ Nhà quê, nông thôn: Tự nó và về nó- Mai Anh Tuấn (Nguồn:
Phongdiep.net, 2009)
+ Đề tài về người nông dân, làm sao cho xứng tầm? - Đào Thái Tuấn
(Báo Văn nghệ số 8/2008)
2.2. Những đánh giá trực tiếp về Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng
Nông nghiệp nông thôn và nông dân luôn là mảnh đất nuôi dưỡng
những giá trị cốt yếu để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Song song với đề tài
viết về chiến tranh thì đề tài nông thôn cũng làm nên những thành tựu lớn của
văn học Việt Nam. Cùng với nhiều nhà văn xuất sắc khác viết về đề tài này,
Nguyễn Khắc Trường và Đào Thắng đã đóng góp tài năng của mình vào sự
nghiệp phát triển văn học dân tộc thời kì đổi mới. Trong quá trình thu thập tài
liệu, chúng tôi sưu tập được một số bài viết phê bình, bình luận, nghiên cứu
về các sáng tác của hai nhà văn như sau:


5


Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma ra mắt năm 1990 và đoạt
giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Tác phẩm không chỉ trở thành một
dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp viết văn của Nguyễn Khắc Trường mà còn
nhận được sự quan tâm, đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình qua nhiều
công trình nghiên cứu và bài viết.
Trước hết, sự thành công của cuốn tiểu thuyết đã đưa đến cuộc thảo
luận do báo Văn nghệ tổ chức ngày 25-1-1991, sau đó được tập trung in trên
tờ báo Văn nghệ số 11, ngày 16-03-1991
Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức nhận thấy nông thôn được Nguyễn Khắc
Trường nói đến là: “Nông thôn với cách nhìn chân thực và chủ động”, với
“nhiều chuyển động, xáo trộn, đấu tranh giữa cái tốt với cái xấu, tranh chấp
nhau giữa các thế lực”. Nông thôn “không cuộn lên trong các phong trào đấu
tranh yêu nước, cải cách, hợp tác mà sôi lên từ những nguyên nhân bên
trong, những chuyện làng xóm”. Đó là một nông thôn hết sức bình dị với
cuộc sống thường ngày của người nông dân, một nông thôn được xem xét trên
khía cạnh văn hóa và lối sống, một nông thôn với những đợt sóng ngầm mâu
thuẫn từ những gì tưởng chừng gần gũi và giản đơn nhất.
Giáo sư Phong Lê trong cuộc hội thảo này cũng đã nói: “Vấn đề trọng
yếu gây ấn tượng sâu đậm là các vấn đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu
trong sự đan xen đó. Không chỉ là chất thơ, mà còn là bi kịch, và là những bi
kịch. Không chỉ là những con người nhân danh đủ dạng trong bài trừ tiêu diệt
lẫn nhau mà còn là đủ dạng “dị dạng” bị đẩy ra hoặc bị vướng vào những
cuộc giao tranh quyết liệt đó”. Như vậy nông thôn ở đây không chỉ được xem
xét trên bề mặt nữa mà đã được các nhà văn “đào sâu tìm tòi” nhằm khám phá
ra tất cả những gì xấu xa đang được che khuất như mặt sau của tảng băng trôi.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Thành công của tác
giả là tạo được một không khí riêng cho tác phẩm, một không khí âm dương



6

lẫn lộn, có nhân vật thật khó tách bạch đâu là phần quỷ, đâu là phần
người”. Qua đó có thể thấy thành công xuất sắc của tác giả là đã xây dựng
được hình ảnh những người nông dân tha hóa sau những Chí Phèo, Bá Kiến,
Binh Chức…
Giáo sư Trần Đình Sử thì nhận thấy “Một hiện tượng xã hội nghiêm
trọng, đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia tộc
đang gây trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở
nông thôn”. Và ý thức dòng họ đã được tác giả khắc họa như một tượng chìm
sâu, ngấm ngầm, dai dẳng nhưng có vai trò rất lớn. Bằng cái nhìn rất sâu sắc
và tinh tế ông đã nhận ra và chỉ ra được một trong những mặt hạn chế trong
văn hóa tộc họ ở nông thôn- nơi người dân bị ảnh hưởng và ràng buộc sâu sắc
bởi mối quan hệ khăng khít trong dòng họ.
Bên cạnh đó là các ý kiến của một số cây bút xuất hiện trên một số các
bài báo, chuyên luận khác.
Tác giả Ngọc Anh trong bài viết “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường” (báo Giáo dục và
thời đại, ngày 27/05/1991) đã đi sâu vào nghiên cứu những đặc trưng bút
pháp của Nguyễn Khắc Trường trong cuốn tiểu thuyết và đưa ra nhận định:
“Nguyễn Khắc Trường tỏ ra vững vàng, từ việc xây dựng truyện, xây dựng
nhân vật đến sử dụng ngôn ngữ. Trong tác phẩm của anh, sự việc nọ nối tiếp
sự việc kia, bi kịch này kéo theo bi kịch khác, nhiều sự kiện rối rắm phức tạp,
nhưng tác giả đã nhìn vào bản chất của sự việc, giải quyết thấu đáo cứ như
sự việc đúng như nó đã xảy ra như thế… phải công nhận rằng tác giả Nguyễn
Khắc Trường am hiểu nông thôn và có vốn ngôn ngữ rất phong phú”.
Trong bài viết “Đọc Mảnh đất lắm người nhiều ma” (Tác phẩm mới,
Hà Nội, số 8, tháng 8, 1999) tác giả Lê Thành Nghị đã nhận ra vấn đề bao
quát của tác phẩm là: “Vấn đề nhận dạng bộ mặt tinh thần nông thôn, thực



7

chất bộ mặt nông thôn hôm nay và từ ngàn xưa là sự chi phối khá triệt để về ý
thức các dòng họ”. Cũng cùng quan điểm với nhà nghiên cứu Trần Đình Sử
tác giả bài viết đã chỉ ra vấn đề mấu chốt trong cộng đồng người dân nông
thôn chính là ý thức tộc họ, là sự chi phối của quan niệm “một giọt máu đào
hơn ao nước lã”, cũng như sự ganh đua, mối hiềm khích và mất đoàn kết
trong nội bộ nông thôn đều bắt nguồn từ họ tộc.
Bài viết của Trần Đăng Khoa về “Nguyễn Khắc Trường và Mảnh đất
lắm người nhiều ma” (Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, 1999) đã
nhận định: “Điều đáng ghi nhận ở cuốn tiểu thuyết này là nhà văn đã có vốn
sống, sự am hiểu sâu sắc về đời sống nông thôn ở nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật và ngôn ngữ của nó. Nhược điểm dễ nhận thấy là kết cấu truyện
lỏng lẻo, bố trí sự xuất hiện của nhân vật có phần gượng ép”.
Cũng như Mảnh đất lắm người nhiều ma, Dòng sông Mía của Đào
Thắng thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu.
Trên Tạp chí Nhà văn (số 7/2005), Trần Mạnh Hảo có đăng bài “Dòng
sông Mía của Đào Thắng hay tiếng nấc của sông Châu Giang” trong bài viết
này tác giả nói: “Đọc xong cuốn tiểu thuyết viết về sự hoành tráng của cái
ngọt ngào mà rất đắng đót này của Đào Thắng, tôi ngờ rằng phù sa của sông
Châu Giang – linh hồn đất Hà Nam- chảy qua văn anh, chảy qua tâm hồn
anh e rằng cũng là thứ phù sa đắng. Tôi đã đọc cuốn tiểu thuyết này của Đào
Thắng trong ba ngày và nhược cả người, mệt đến rã rời vì tác giả đã đẩy tôi
vào cái làng Mía, bắt tôi nhập hồn vào tất cả các nhân vật: sống chết, điên
cuồng, gian dâm, loạn luân, ức hiếp, ác nhân, mưu ma chước quỷ, nhảy sông
tự tử, khóc than, thù hận, giết nhau, giả nhân giả nghĩa mà làm điều thất
đức…”. Với nhìn nhận sâu sắc và khách quan của mình Trần Mạnh Hảo đã
chỉ ra được cái hồn cốt của tác phẩm, đã chỉ ra cái dũng cảm và tài năng của
Đào Thắng khi tác giả dám viết về một làng Mía “rất đắng”.



8

Hoàng Ngọc Hiến trong bài “Trên đất nước có bao nhiêu làng Mía”
(Tạp chí sông Hương – số 196, tháng 6/2008) đã đưa ra nhận định về sức
sống của tác phẩm, về những thực tại nhức nhối còn tồn tại nơi làng quê rằng:
“Có những tác phẩm văn học giống như những hạt sạn ngoan cố trong đôi
giày của những người đương tiến bước, chúng thường trực nhắc họ những
thực tại nhức nhối của đất nước mà vì mải vui hoặc quá “hăng say” họ đã
quên tịt như chưa bao giờ có… Làng Mía của Đào Thắng là một hạt sạn
ngang ngạnh”.
Cũng theo Hoàng Ngọc Hiến, trong xã hội làng Mía: “Những câu
chuyện loạn luân, cưỡng hiếp, thông dâm, chọc ghẹo, trẫm mình, đấu tố…
xảy ra như cơm bữa”. Ở đây bài viết muốn nhấn mạnh Đào Thắng không chỉ
miêu tả chân thực cuộc sống mà còn mạnh dạn đưa vào văn học những yếu tố
mà các nhà văn truyền thống ít đề cập đến: con người bản năng, đời sống tính
dục, cái dâm, sex… qua đó tác phẩm đặt ra những vấn đề gay gắt của hiện
thực đời sống, thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Tác giả Nguyễn Trọng Tạo với “Dòng sông Mía - bất ngờ một tài văn”
lại nhận định: “Có thể nói theo ý kiến của riêng tôi rằng, khá lâu rồi, tôi chưa
thấy một cuốn tiểu thuyết nào của Việt Nam viết về nông thôn lại hấp dẫn và
góc cạnh như tiểu thuyết Dòng sông Mía của Đào Thắng. Những chi tiết độc
đáo, những tính cách mạnh mẽ và riêng lẻ của các nhân vật xuất hiện trong
tiểu thuyết tưởng như huyền thoại mà lại vô cùng chân thật, sống động...”.
Trên đây là những ý kiến khác nhau bàn về hai tác phẩm Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng
của các nhà nghiên cứu cũng như các nhà văn. Tuy còn có nhiều ý kiến khen
chê trái chiều nhau nhưng điều đó không làm giảm giá trị tác phẩm mà càng
khẳng định hơn nữa tài năng tác giả và sức sống của tác phẩm trong lòng

người đọc nhiều thế hệ.


9

Trên cơ sở kế thừa ý kiến người đi trước chúng tôi tiếp tục đi vào
nghiên cứu hai tác phẩm trên nhưng trên một phương diện mới đó là khám
phá nét Văn hóa nông thôn trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng hi vọng sẽ có được cái nhìn
khái quát chung về nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu Mảnh đất lắm người nhiều ma và Dòng sông Mía chúng
tôi hướng tới khám phá văn hóa nông thôn Việt Nam thời kì đổi mới trong các
mối quan hệ đa dạng, phức tạp, nhiều chiều, số phận người nông dân trước
những biến động lịch sử xã hội.
- Từ đó khẳng định đây là hai cuốn tiểu thuyết có những đóng góp xuất
sắc cho dòng văn học nông thôn ở nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích hai tác phẩm để chỉ ra những biến đổi đời sống văn hóa
nông thôn thời kì đổi mới.
- Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn trong việc miêu tả
văn hóa nông thôn thời kì đổi mới, đồng thời khẳng định đóng góp của hai
nhà văn trong việc mở ra một hướng đi mới trong việc khám phá văn hóa
nông thôn trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Văn hóa nông thôn Việt Nam trong hai tác phẩm Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu khảo sát hai tác phẩm Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông Mía của Đào Thắng.


10

Đồng thời để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu chúng tôi có sự so sánh với các
tác phẩm khác cùng viết về đề tài này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, trong qua trình thực hiện đề tài chúng
tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp hệ thống
5.2. Phương pháp thống kê
5.3. Phương pháp so sánh
5.4. Phương pháp phân tích tác phẩm
5.5. Tiếp cận thi pháp học
6. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình có tính chuyên sâu nghiên cứu về văn hóa nông thôn
trong hai tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
và Dòng sông Mía của Đào Thắng nhằm chỉ ra những nét đặc trưng tiêu biểu
và độc đáo của văn hóa nông thôn thời kì đổi mới.
Khẳng định cái nhìn và cách tiếp cận mới của hai tác giả với đề tài
“cũ”. Thông qua đó khẳng định tài năng và đóng góp của hai nhà văn này
Hi vọng, luận văn này sẽ đem lại cho độc giả yêu mến nhà văn Nguyễn
Khắc Trường và Đào Thắng cái nhìn toàn diện hơn về tác giả, đồng thời luận
văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên, học sinh khi
nghiên cứu về hai tác giả này.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
của chúng tôi được triển khai thành ba chương như sau:

Chương 1: Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại


11

Chương 2: Đời sống văn hóa và số phận người nông dân trong Mảnh
đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng
sông Mía của Đào Thắng
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả văn hóa nông thôn trong Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường và Dòng sông
Mía của Đào Thắng


12

NỘI DUNG
Chương 1
ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1. Giới thuyết khái niệm
1.1.1. Văn hóa nông thôn
Là một đất nước nông nghiệp với phần lớn dân số là nông dân vì thế
văn hóa nông thôn luôn thể hiện đậm nét trong văn học. Cuộc sống của người
nông dân vất vả một nắng hai sương bán mặt cho đất bán lưng cho trời với
bao cơ cực, nghèo khó, nhọc nhằn ấy được nhân dân lao động gửi gắm trong
những bài ca dao, những câu dân ca những lời hát ru thấm đẫm tình người. Để
rồi mỗi người khi đi xa nghĩ về quê hương, về nơi đã nuôi dưỡng sinh thành
lại bồi hồi xúc động.
Việt Nam từ ngàn đời nay tự hào là cái nôi của nền văn minh lúa nước
vì vậy nông thôn luôn là môi trường sống bền bỉ của người dân. Nhắc tới

nông thôn là nhắc tới ngô, khoai, lúa, mạ… - những sản phẩm đặc trưng của
nông nghiệp, những thứ bình dị, gần gũi nhưng đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ
người dân đất Việt. Cũng vì lí do đó mà văn hóa nông thôn luôn là đề tài
chính, đề tài truyền thống trong văn học Việt.
Nói đến văn hóa thì đã có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về khái
niệm này.
Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998), (Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb Văn
hóa – thông tin) thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra trong lịch sử”.
Trong Từ điển tiếng Việt (2004), (Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng và
Trung tâm Từ điển học) đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:


13

+ Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
+ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
+ Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu
đời sống tinh thần (nói tổng quát)
+ Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học
+ Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn
minh.
Cuốn Xã hội học văn hóa của tác giả Đoàn Văn Chúc, (1997) (Viện
Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin), cho rằng: “Văn hóa – vô sở
bất tại (văn hóa không nơi nào không có) điều này cho thấy tất cả những sáng
tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa”.
Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm trong “Tìm về bản sắc văn hóa Việt

Nam”(2012)( Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh), cho rằng: “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
Theo tổ chức Giáo dục và Khoa học của liên hiệp quốc UNESSCO:
“Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.”
Còn Trần Quốc Vượng trong cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”
(2004), (Nxb Giáo dục) đã nhận định: “Văn hóa được xem là sản phẩm do
con người sáng tạo, có từ thủa bình minh của xã hội loài người.”
Đồng chí Phạm Văn Đồng trong một bài nói chuyện khẳng định: “Văn
hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống
mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và


14

thác gềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng lớn mạnh
và phát triển”.
Như vậy từ những khái niệm trên có thể thấy văn hóa là một tổng thể
những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng
đồng khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng. Văn hóa bao gồm hệ thống những
giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng (đẹp, xấu, đạo đức, vô luân…)
theo cộng đồng ấy. Nói đến văn hóa là nói đến nét riêng về vật chất tinh thần
của từng quốc gia, dân tộc. Văn hóa mỗi dân tộc có thể được biểu hiện rất cụ
thể qua những giá trị vật chất như kiến trúc, trang phục, thiên nhiên, ngôn
ngữ, phong tục nhưng cũng có thể rất trìu tượng như đời sống tinh thần, suy
nghĩ, ứng xử… Văn hóa bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được
tích lũy qua nhiều thế hệ, mang tính lịch sử và tạo cho văn hóa một bề dày,
một chiều sâu. Nó được duy trì bằng truyền thống văn hóa, tức là cơ chế tích
lũy và truyền đạt kinh nghiệm trong cộng đồng qua không gian và thời gian.

Nó là những giá trị tương đối ổn định thể hiện dưới những khuân mẫu xã hội
được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người và được cố định hóa dưới dạng
ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, dư luận…
Ở Việt Nam, nông thôn là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó
người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Nông thôn là nơi cư trú của
phần đông dân số nước ta (tính đến 2009 có đến 70,4%), bên cạnh đó nông
nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, chính vì thế cuộc sống và
tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Người dân nông
thôn cũng tích lũy cho mình một bề sâu văn hóa có tầm ảnh hưởng rộng rãi.
Khi nghiên cứu về văn hóa nông thôn thì một số nhà nghiên cứu văn hóa như
Trần Ngọc Thêm, Trần Quốc Vượng đã có chung một nhận xét rằng: Đặc
trưng nổi bật nhất của văn hóa người nông dân Việt Nam là luôn có chữ tình
trong quan hệ giữa người với người, người với tự nhiên và người với xã hội.


15

Một số nhà nghiên cứu khác, khi phân tích đặc trưng văn hóa của xã
hội nông thôn truyền thống đã tổng hợp các đặc trưng cơ bản sau:
1. Xã hội nông thôn truyền thống lấy nông nghiệp làm gốc, trọng nông
ức thương, coi trọng tước vị và kinh nghiệm.
2. Đề cao tinh thần cộng đồng, không đề cao sự khác biệt, đa dạng, cá
nhân chịu sự khống chế và giám sát của cộng đồng.
3. Tư tưởng cào bằng không chấp nhận sự nổi trội về mức sống và lối
sống.
4. Những giá trị chung được xã hội khuyến khích là gìn giữ tình làng
nghĩa xóm, trọng cội nguồn, tổ tiên, lòng biết ơn công lao của các bậc tiền
nhân, phát huy tinh thần tương thân tương ái.
Phan Đại Doãn trong cuốn “Làng xã Việt Nam - một số vấn đề kinh tế,
văn hóa, xã hội” (2004), (Nhà xuất bản chính trị quốc gia) đưa ra hai đặc

điểm chính của văn hóa truyền thống làng xã Việt, đó là:
Nền văn hóa của xã hội nông nghiệp thể hiện rõ ở tinh thần trọng nông
và rất thực tiễn (dĩ nông lập quốc).
Một nền văn hóa hướng nội, tuy có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa
Trung Hoa, xong về cơ bản văn hóa Việt Nam vẫn lấy quốc gia, lấy làng – xã,
họ hàng và gia đình làm trung tâm.
Như vậy có thể tổng kết một số đặc điểm của văn hóa nông thôn là:
Trọng nông, trọng kinh nghiệm dân gian, trọng lão, trọng tình, trọng nghĩa,
trọng cộng đồng, trọng lệ làng, trọng cội nguồn, trọng giản dị. Ngoài ra, cũng
phải nhận thấy mặt hạn chế như: thái độ tự thỏa mãn, chấp nhận số phận, địa
phương cục bộ, che giấu thông tin, nghi kị những yếu tố đổi mới, e ngại sự
giao lưu kết nối với bên ngoài, đặt lệ làng cao hơn phép nước, đưa các mối
quan hệ dòng tộc vào việc chung. Văn hóa Việt Nam truyền thống có bản chất
là một nền văn hóa nông nghiệp, chính vì thế, vai trò của gia đình, họ hàng và


16

cộng đồng xóm làng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân
nông thôn. Những quan hệ này được xây dựng và gìn giữ qua các thế hệ bằng
nhiều hình thức (hôn nhân, tín ngưỡng, đoàn kết xã hội…), nó gắn bó các
thành viên qua các sinh hoạt làng xã và tạo nên một thứ keo gắn bó các thành
viên với nhau để cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thường ngày
hay trước những biến cố lớn về giặc giã, thiên tai. Nó là cái gốc của tình làng
nghĩa xóm, là yếu tố gợi lên mối tình quê hương trong lòng người dân đi xa
làng. Trong truyền thống người dân nông thôn đã xây dựng cho mình những
quy tắc ứng xử trong dòng họ, cộng đồng được quy định rõ ràng trong tộc ước
hay hương ước.
Trong làng xã Việt Nam truyền thống tồn tại nhiều mối dây liên hệ gắn
chặt các cá nhân trong cộng đồng với nhau. Nông thôn Việt Nam dày đặc

những mối quan hệ chặt chẽ về nghề nghiệp, dân cư, tổ chức, quan hệ xã hội,
người dân nông thôn Việt Nam luôn chịu sự chi phối mạnh của ít nhất một tổ
chức nào đó trong suốt cuộc đời mình, họ có vô vàn mối liên kết không thể và
không dám gỡ bỏ: phải phục tùng lệ làng, lệ họ, lệ phường, lệ hội… xét về ý
nghĩa xã hội thì những ràng buộc chặt chẽ của cộng đồng là chỗ dựa cho cá
nhân khi có sự cố, nó cũng tạo nên sức kiềm chế có hiệu quả đối với hành vi
sai lệch của cá nhân, xong các liên kết này cũng tạo nên tính thụ động, ỷ lại ăn
sâu bám rễ trong tính cách người dân nông thôn truyền thống.
1.1.2. Văn hóa nông thôn trong văn học
Với phần lớn dân số Việt Nam có xuất thân từ nông thôn nên văn học
dù viết về chốn thôn dã hay thành thị đều ít nhiều mang dấu ấn cảm thức về
nông thôn. Bắt đầu từ văn học dân gian – chiếc cầu nối chuyển tải những tâm
tư tình cảm của con người, ngợi ca cuộc sống của nhân dân, thì đề tài nông
thôn đã trở thành đề tài chủ đạo trong các bài ca dao dân ca. Chúng ta bắt gặp
những câu ca chan chứa tình cảm như:


17

“Trên đồng cạn dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”
Ca dao
Hay cuộc sống bần hàn của những con người có nghị lực vượt khó
khăn chông gai, trở ngại của cuộc sống:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Ca dao
Hoặc những câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm đời sống nông nghiệp.
“Thưa ao tốt cá”.
“Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”.

“Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau”.
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”…
Tục ngữ
Trong các câu chuyện từ thần thoại, sử thi, đến truyện cổ tích, truyện
cười thì hình ảnh người nông dân lao động và cuộc sống của họ cũng đi vào
trong văn học một cách tự nhiên và hồn hậu. Đó là cô Tấm (Tấm Cám), Lang
Liêu (Bánh chưng bánh giày), Mai An Tiêm trong (Sự tích dưa hấu),…
Sang đến văn học trung đại đề tài nông thôn hiện lên qua cuộc sống ẩn
dật của những nhà nho nhàn tản, bỏ chốn phồn hoa, cửa quyền nhiều ganh đua
để tìm về với thôn dã như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Khuyến. Đó là:
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)



18

“Rồi hóng mát thủa ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)
Đến
“Năm nay cày cấy vẫn chân thua
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa”
(Chốn quê Nguyễn Khuyến)
Hoặc
“Sớm trưa dưa muối cho qua bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua”

(Chốn quê Nguyễn Khuyến)
Đó cũng có thể là một nông thôn nghèo đói, lạc hậu và tăm tối trong
sáng tác của những nhà văn hiện thực như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng
Phụng. Nhưng cũng có thể là một nông thôn thanh bình yên ả, tuy nghèo đói
nhưng chan chứa tình người trong những trang viết của Thạch Lam.
Như vậy có thể thấy, một cách rất tự nhiên và hồn hậu, văn hóa và con
người nông thôn đã đi vào văn học, đã là nguồn cảm hứng, là đề tài cho
những áng văn thơ, những câu chuyện cổ hay những tác phẩm của các nhà
văn hiện đại. Mảnh đất nông thôn và những nét văn hóa nơi đây như sợi chỉ
xanh lấp lánh cứ ẩn hiện đâu đây và không bao giờ đứt trong suốt chiều dài
hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Chừng nào người Việt Nam còn sống
bằng ngô, khoai, lúa, gạo thì chừng đó văn hóa nông thôn còn tồn tại trong
những tác phẩm văn chương.
1.2. Đề tài nông thôn trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2.1. Nông thôn trong văn học Việt Nam trước 1945
Sang đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều biến đối mạnh mẽ và
sâu sắc. Thực dân Pháp đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa dẫn đến đời


19

sống của nhân dân và đặc biệt là người dân nông thôn ngày càng bần cùng,
đen tối. Làng quê bao đời thanh bình yên ả nay li tán tiêu điều. Cùng với đó,
trước những biến động chính trị xã hội sâu sắc, trước xu thế tư sản hóa đa
dạng, nhà nho dần mất vị trí của mình trên vũ đài lịch sử. Do sự ngoại nhập
của văn hóa phương Tây, dẫn đến sự ra đời của các thể loại văn học như
truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ… đã làm thay đổi căn bản quan niệm và diện
mạo văn học truyền thống từ văn học giáo huấn sang văn học hiện thực. Một
trong những vấn đề nóng được nhiều tác giả quan tâm và phản ánh là đề tài
nông thôn và cuộc sống của người nông dân trước những biến chuyển đổi

thay của xã hội. Các tác giả tiêu biểu của thời kì này có thể kể đến như: Phạm
Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,
Ngô Tất Tố.
Phạm Duy Tốn (1881 – 1947) với các truyện ngắn tiêu biểu: Nước đời
lắm nỗi, Con người Sở Khanh, Sống chết mặc bay… đã phản ánh thực trạng
xã hội bất công, thối nát đương thời bằng việc miêu tả hình ảnh người nông
dân đói khát, chết chóc vì lũ lụt và phải tha phương tìm kế sinh nhai trong xã
hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Hoặc miêu tả sự đối lập gay gắt giữa
một bên là hàng ngàn dân phu đang phải vật lộn với mưa lũ trong cảnh đất
trời tối tăm đầy tai họa và một bên là viên quan huyện đang đánh tổ tôm cùng
đám nha lại có lính tráng phục vụ giữa làng. Bằng ngòi bút sắc sảo của mình,
tác giả đã làm xúc động biết bao thế hệ người đọc.
Bên cạnh đó, Hồ Biểu Chánh (1900 – 1930) – nhà văn tiêu biểu của
văn học Nam Bộ nói riêng, văn học Việt Nam nói chung được đánh giá là tác
giả được nhiều người ưa thích, nhà viết tiểu thuyết đáng chú ý nhất của thời kì
này. Tác phẩm của ông với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hàng
ngày và vốn sống phong phú đã đề cập đến hiện thực rất nhiều mặt ở nông
thôn Nam Bộ. Ở đó, hình ảnh những tên địa chủ gian ác, tham lam, ức hiếp


×