Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá mức độ bị bệnh do nấm ceratocystis gây hại trên keo tai tượng (acacia mangium willd) theo cấp tuổi tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.77 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC MINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ BỆNH HẠI DO NẤM CERATOCYSTIS SP
GÂY HẠI TRÊN KEO TAI TƯỢNG (ACACIA MANGIUM WILLD)
THEO CẤP TUỔI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên nghành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015

Thái nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC MINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ BỆNH HẠI DO NẤM CERATOCYSTIS SP
GÂY HẠI TRÊN KEO TAI TƯỢNG (ACACIA MANGIUM WILLD)


THEO CẤP TUỔI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên nghành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hưỡng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
: 1. ThS. Trịnh Quang Huy
: 2. ThS. Trần Thị Thanh Tâm

Thái nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC MINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ BỆNH HẠI DO NẤM CERATOCYSTIS SP
GÂY HẠI TRÊN KEO TAI TƯỢNG (ACACIA MANGIUM WILLD)
THEO CẤP TUỔI TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo
Chuyên nghành
Khoa
Khóa học
Giảng viên hưỡng dẫn

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
: 1. ThS. Trịnh Quang Huy
: 2. ThS. Trần Thị Thanh Tâm

Thái nguyên, năm 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống
lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “Đánh giá mức độ bị bệnh do nấm Ceratocystis gây hại
trên Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) theo cấp tuổi tại huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận sự giúp
đỡ tận tình của cán bộ địa phương, người dân nơi tôi thực tập và đặc biệt là sự

hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hưỡng dẫn Th.S Trần Thị Thanh Tâm
và ThS. Trịnh Quang Huy đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong
khoa Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn
bỡ ngỡ ban đầu của quá trình hoàn thành đề tài này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành
tốt bài đề tài, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy
bài đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự
giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè để khóa
luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Minh


iii

DANG MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị bệnh của từng OTC ................................ 29
Bảng 4.2. Tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh trung bình các OTC trong khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 30
Bảng 4.3. Giá trị trung bình tỷ lệ bệnh nấm gây hại keo tai tượng theo
cấp tuổi ............................................................................................................ 32
Bảng 4.4. Bảng kết quả phân tích phương sai tỷ lệ bệnh giữa các cấp tuổi ... 33
Bảng 4.5. Giá trị trung bình mức độ bị bệnh nấm gây hại keo tai tượng
theo cấp tuổi .................................................................................................... 34
Bảng 4.6. Kết quả phân tích phương sai mức độ bị bệnh giữa các cấp tuổi ... 35

Bảng 4.7. Giá trị trung bình tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh do nấm hại
keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu .............................................................. 36
Bảng 4.8. Kết quả phân tích phương sai tỷ lệ bị bệnh giữa các khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 37
Bảng 4.9. Giá trị trung bình mức độ bị bệnh do nấm hại Keo tai tượng
tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 38
Bảng 4.10. Kết quả phân tích phương sai mức độ bị bệnh giữa các khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 39


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình tỷ lệ bị bệnh của nấm
Ceratocystis sp gây hại trên cây Keo tai tượng ............................................... 30
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình mức độ bị bệnh của nấm
Ceratocystis sp gây hại trên cây Keo tai tượng ............................................... 31
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ bị bệnh do nấm theo giá trị
trung bình OTC theo cấp tuổi ........................................................................ 32
Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện mức độ bị bệnh do nấm theo giá trị
trung bình OTC theo cấp tuổi ........................................................................ 34
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ bị bệnh do nấm theo giá trị
trung bình OTC theo từng khu vực ................................................................. 36
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện mức độ bị bệnh do nấm Ceratocystis sp
theo giá trị trung bình từng khu vực điều tra ................................................. 38


v

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa việc thực hiện đề tài...................................................................... 3
PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 4
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. ............................................................ 4
2.1.1. Nghiên cứu về gây trồng Keo tai tượng. ................................................. 4
2.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo .................................................................... 5
2.1.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocys ................................................................ 7
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 7
2.2.1. Nghiên cứu về gây trồng Keo tai tượng .................................................. 7
2.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo .................................................................... 9
2.2.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis .......................................................... 10
2.2.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh ............................................. 11
2.3. Thông tin chung về Keo tai tượng ........................................................... 12
2.3.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 12
2.3.2. Đặc tính sinh thái .................................................................................. 13
2.3.3. Khai thác, sử dụng................................................................................. 14
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 15
2.4.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 15
2.4.2. Khí hậu,thủy văn ................................................................................... 15
2.4.3. Đặc điểm địa hình ................................................................................. 16
2.4.4. Tài nguyên đất đai ................................................................................. 16


vi

PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 18

3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.2.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh chết héo Keo tai tượng ..................... 18
3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của nấm gây bệnh................................ 18
3.2.3. Xác định tỷ lệ bị bệnh (P%), mức độ bị bệnh (R%) trung bình
của bệnh hại nấm cây Keo tai tượng ở rừng trồng ...................................... 18
3.2.4. Đánh giá thiệt hại của bệnh đối với cây Keo tai tượng theo từng
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 18
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 19
3.3.1. Xác định nguyên nhân gây bệnh chết héo Keo tai tượng trồng tại
Thái Nguyên ................................................................................................... 19
3.3.2. Phương pháp đánh giá thiệt hại của bệnh đối với rừng trồng Keo
tai tượng ......................................................................................................... 20
3.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái của nấm gây bệnh. ......... 22
PHẦN IV. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .............................................. 24
4.1. Nguyên nhân gây bệnh chết héo Keo tai tượng ....................................... 24
4.1.1. Kết quả phân lập và mô tả đặc điểm hình thái của nấm bệnh............... 24
4.1.2. Kết quả giám định nấm gây bệnh.......................................................... 26
4.2. Kết quả đánh giá thiệt hại của bệnh đối với Keo tai tượng. .................... 28
4.2.1. Xác định tỷ lệ bị bệnh (P%) của bệnh hại nấm keo tai tượng theo
giá trị trung bình các OTC. ............................................................................ 30
4.3. Đánh giá giá thiệt hại của bệnh với cây Keo tai tượng . .......................... 31
4.3.1. Đánh giá thiệt hại của bệnh đối với cây Keo tai tương theo cấp tuổi. .. 31
4.3.2. Đánh giá thiệt hại của bệnh mấn gây hại theo từng khu vực nghiên cứu...... 35


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực và khách quan, nếu có gì sai xót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 5 năm 2015

Xác nhận của GVHD
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người viết cam đoan
(ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Ngọc Minh

Xác nhận của giáo viên chấm phản biện
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã chỉnh sửa sai sót sau khi hội
đồng chấm yêu cầu!
(Ký, ghi rõ họ tên)


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì nhiều ngành
kinh tế cũng thay đổi không ngừng theo chiều hướng đi lên. Sự thay đổi theo
nhiều lĩnh vực khác nhau và theo mức độ khác nhau. Cùng với sự phát triển
chung này thì ngành lâm nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Việt
Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có diện tích đồi núi lớn (3/4 diện tích), là
tiềm năng lớn cho phát triển nông-lâm nghiệp nói chung và ngành lâm nghiệp

nói riêng. Hiện tại ngành lâm nghiệp đang quản lý 16.24 triệu ha rừng, chiếm
1/2 diện tích lãnh thổ, liên quan trực tiếp đến cuộc sống của 24 triệu người
trên cả nước.
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, rừng cung cấp gỗ củi,
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ, các loại đặc sản lâm sản ngoài gỗ,
mà còn tạo cảnh quan khu sinh thái, là lá phổi xanh của nhân loại điều hòa khí
hậu bảo vệ môi trường và còn nhiều tác dụng to lớn khác. Nhưng do nhu cầu
của con người với rừng và các sản phẩm từ rừng ngày một tăng, cháy rừng,
sức ép dân số, vấn đề đô thị hóa, công tác quản lý rừng còn lỏng lẻo là nguyên
nhân chính làm giảm diện tích rừng ở nước ta hiện nay.
Với tình hình thu hẹp nhanh chóng về diện tích cũng như chất lượng
rừng hiện nay sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt,
biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người và các
loài sinh vật trên trái đất. Trước thực trạng đó Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều biện pháp thiết thực nhằm giảm tình trạng khai thác rừng bừa bãi, tiếp
tục phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tiến hành trồng rừng phòng hộ rừng đầu
nguồn, rừng trồng sản xuất tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà máy
giấy các nhà máy sợi, xí nghiệp chế biến ván dăm, các nhà máy chế biến gỗ


2

khác. Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy xí nghiệp gỗ và bảo
vệ môi trường, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách chủ trương
nâng cao độ che phủ của rừng, với nhiều dự án đề ra như dự án 661, dự án
327, dự án PAM và các dự án đầu tự và bảo vệ rừng khu vực miền núi…
Ở nước ta công tác tuyển chọn cây trồng phù hợp với mục đích kinh
doanh và yêu cầu phòng hộ là rất quan trọng, trong đó cây keo tai tượng được
coi là cây trồng chủ yếu, cùng với keo lai, bạch đàn và thông, ở các chương
trình dự án, theo số liệu tổng cục thống kê, diện tích rừng trồng mới tập trung

năm 2014 là 28,3 nghìn ha, tăng 23,5% so với năm trước, chủ yếu là các loài
nội nhập, thông, keo, bạch đàn. Trong đó huyện Định Hóa có diện tích rừng
tập chung lớn hơn 3.500 ha chiếm 7,5% so với toàn tỉnh Thái Nguyên.
Keo tai tượng (Acacia mangium) là loài cây nhập nội được đưa vào
trồng ở nước ta từ những năm đầu của thập niên 80. Chỉ trong một thời gian
ngắn, sau khi các thí nghiệm về khảo nghiệm xuất xứ và các thí nghiệm về
biện pháp kỹ thuật gây trồng có kết quả, Keo tai tượng đã được trồng phổ biến
ở hầu hết các tỉnh trong cả nước (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003). Keo tai tượng
là loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, gỗ dễ gia công nên rất được ưa chuộng để đóng
đồ gia dụng, làm nhà, ván dăm, làm bột giấy vv… Trong những năm gần đây,
diện tích rừng trồng Keo tai tượng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng diện tích
rừng trồng của Việt Nam. Tuy nhiên, trước sự gia tăng nhanh về mặt diện
tích, các rừng trồng keo đã xuất hiện nhiều bệnh, gây khó khăn không nhỏ
cho một số địa phương trong cả nước.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh hại cây trồng và góp
phần tạo nên giống cây tốt, sạch bệnh cho sản xuất lâm nghiệp


3

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các loại bệnh và mức độ bệnh hại do nấm Ceratocystis
sp gây ra.
-Đề xuất được một số giải pháp hạn chế mức độ phát triển của bệnh.
1.4. Ý nghĩa việc thực hiện đề tài
Củng cố cho sinh viên phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp cho sinh
viên biết vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác nghiên
cứu một cách có hiệu quả. Sau khi thực hiện đề tài sinh viên có khả năng lên
kế hoạch nghiên cứu hợp lý, biết tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả cũng

như viết một báo cáo nghiên cứu.
1.5.Kết quả nghiên cứu
Bệnh hại nấm keo tai tượng dẫn đến hiện tượng vỏ và phần gỗ bị
bệnh chuyển sang màu nâu đen, dần dần xâm nhiễm vào cây làm bịt tất cả
các mạch dẫn vào cây làm cho cây không khả năng vận chuyển nước và
chất dinh dưỡng lên tán lá nên tán lá bị chết héo và làm chết cây. Trong
khu vực nghiên cứu tại huyện Định Hóa tiến hành lập 27 OTC trong các
xã Tân Thịnh, xã Tân Dương, xã Phú Tiến bởi đây là phân bố bệnh phổ
biến nhất, vì các xã có diện tích rừng keo lớn.
Bệnh rất nguy hiểm, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời làm
mấn bệnh phát triển làm cây trồng bị chết từ ngọn xuống gây tôn thất về
kinh tế và môi trường sinh thái lớn.


4

PHẦN II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.1.1. Nghiên cứu về gây trồng Keo tai tượng
Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) có nguồn gốc từ Australia, Papua
Guinea và Indonesia, có sức sinh trưởng nhanh trên nhiều điều kiện lập địa
khác nhau. Do keo tai tượng đóng một vai trò quan trọng trong trồng rừng nên
đã có nhiều nghiên cứu về loài cây này, bao gồm các nghiên cứu về đặc điểm
sinh học đến kỹ thuật gây trồng cũng như khả năng sử dụng. Từ những kết
quả nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:
Nghiên cứu về đặc điểm sinh học có các tác giả Zakaria and Awang,
Kiang, Kijkar, Pinyopusarerk, Doran và Turnbull, Bowen và Eusebio, Doran
và Gunn, Sim, các nghiên cứu cho thấy hoa keo tai tượng có màu trắng nhạt
hoặc màu kem, quả dạng đậu, dẹt, mỏng. Hạt keo tai tượng chất lượng tốt có

thể lấy từ cây 4 tuổi trở lên,mỗi kilogam hạt có khoảng 63.600 hạt. Hạt cần xử
lý trước khi cho nảy mầm, hạt sau khi xử lý có thể cho tỷ lệ nảy mầm đạt trên 75 %.
Nghiên cứu đặc điểm lâm học của các tác giả Atippanumpai (1989),
Turvey ( 1995) cho thấy keo tai tượng là cây mọc nhanh, xanh quanh năm,
tuy nhiên trong điều kiện nhiệt độ thấp, mưa ít, cây sinh trưởng chậm hoặc
ngừng sinh trưởng.
Các dự án nghiên cứu của CSRIRO vào những năm 1980 cho thấy tại
các nước Đông Á, Đông Nam Á, Australia đã cơ bản xác định các xuất xứ có
triển vọng là Abergowie, Claudie, Orimo, Kini, Bensbach, Wipim, Claudie
River.
Khảo nghiệm giống tại một số nước nhiệt đới cho thấy, tăng trưởng của
các giống keo tai tượng biến động rất khác nhau, từ 20-44m3/ha/năm phụ


5

thuộc vào giống, lập địa và biện pháp kỹ thuật lâm sinh ( Turnbull et al, 1998,
Nirsatmanto và Kurinobu, 2002).
Song song với công tác cải thiện giống, tìm hiểu các tính chất cơ lý gỗ
của loài và của từng giống keo tai tượng Ani và Lim (1993) ghi nhận tỷ trọng
gỗ keo tai tượng tăng theo tuổi và biến động rất lớn giữa các cá thể. Lim và
Gan (2000) cũng kết luận keo tai tượng tại 14 năm tuổi có tỷ trọng tăng từ lõi
ra vùng giữa thân và sau đó giảm tới phần giác, trong khi nó lại tăng theo
chiều cao cây (Lim và Gan, 2000, Ani và Lim, 1993).
Bệnh rỗng ruột ở các loài keo đặc biệt là keo tai tượng mức độ rỗng ruột
phản ánh nguồn gốc giống và kỹ thuật lâm sinh chưa hoàn thiện. Rỗng ruột
cũng biến động lớn giữa các lập địa và giữa các xuất xứ (old, 1998).
2.1.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo
Với tổng số trên dưới 1200 loài, chi keo Acacia là một chi thực vật quan
trọng đối với đời sống xã hội của nhiều nước (Boland, 1989; Boland et al,

1984; Pedley.1987). Theo các ghi chép của trung tâm giống cây rừng
Ôxtraylia (dẫn từ Maslin và McDonald, 1996) thì các loài keo Acacia của
Ôtrâylia đã được gây trồng ở trên 70 nước với diện tích khoảng 1.750.000 ha
vào thời điểm đó. Nhiều loại trong số đó đã đáp ứng được các yêu cầu về sử
dụng cho các mục tiêu công nghiệp, xã hội và môi trường. Các loài có tiếng
về cung cấp nguyên liệu gỗ và bột giấy là keo lá tràm (A.auriculiformis), keo
lá liềm (A.crassiarpa), keo tai tượng (A.mangium), keo đa thân
(A.aulucocarpa)…còn các loài khác như a.colei, A.tumida lại có tiềm năng
cung cấp gỗ củi, chống gió và hạt làm thức ăn cho người ở một số vùng (
Cossalter, 1987; House anh Harwood, 1992).
Năm 1961-1968 Jond Boyce, nhà bệnh cây rừng người Mĩ đã mô tả một
số bệnh cây rừng,trong đó có bệnh hại keo.


6

Năm 1953 Roger đã nghiên cứu một số bệnh hại trên cây bạch đàn và
keo G.F.Brown (người Anh, 1968) cũng đề cập đến một số bệnh hại keo.
Cây trồng bị khô héo, rụng lá và tàn lụi từ trên xuống dưới (chết ngược)
do loài nấm hại lá Glomerlla cingulata (giai đoạn vô tính là nấm
Collerotrichum gleosporioides). Đó là nguyên nhân chủ yếu của sự thiệt hại
với loài keo Acacia mangium trong vườn giống ở Papua New Guinea (FAO
1981) và Ấn Độ. Theo nghiên cứu của Lee và Goh năm 1989 loài nấm này
còn gây hại với các loài Acacia ssp. Đặc biệt dưới điều kiện khí hậu ẩm ướt lá
và thân cây keo bị bệnh nguyên nhân do loài Cylindroladium
quinqueseptatum (theo nghiên cứu của Mohaman và Sham, 1988).
Nhiều nhà nghiên cứu của Ấn Độ, Malaysia, Philippin, Trung Quốc cũng
được công bố nhiều loại nấm bệnh gây hại cho các loài keo như các công
trình của Vannhin.L.Rogen(1953), Spauding (1961), Peace (1962), Bakshi
(1964). Tại hội nghị lần thứ III nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển của các

loài Acacia, họp tại Đài Loan cuối tháng 6 năm 1964 nhiều đại biểu kể cả tổ
chức quốc tế như CIFOR cũng đã đề cập đến các vấn đề sâu bệnh hại các loài
Acacia.
Năm 1988-1990 Benergee R (Ấn Độ) đã xem xét nghiên cứu vùng trồng
keo lá tràm ở Kalyani Nadia và đã phát hiện nấm bồ hóng Oidium sp gây hại
trên cây non từ 1-15 tuổi.
Meshram P và đồng nghiệp ở viện cây rừng Madhya Pradesh Ấn Độ
nghiên cứu về sâu bệnh gây thiệt hại cho cây A.auriculiformis vườn ươm.
Trong thực tế có một số nấm bệnh được phân lập từ một số loài keo. Đó
là nấm Glomerella cingulata gây bệnh đốm lá ở A.simsi; nấm Oidium sp có
trên các loài A.mangium và A.auriculiformis ở Trung Quốc nhưng loài
A.confusa địa phương lại không bị.


7

Các nghiên cứu về các loại bệnh ở keo Acacia cũng được tập hợp khá
đầy đủ vào cuốn sách “cẩm nang bệnh keo nhiệt đới Ôstrâylia, Đông Nam Á
và Ấn Độ” ( A Manual of Diseases of Tropical Acacias in Australia, Southeast Asia ang India. Old et al, 2000) trong đó có các bệnh khá quen thuộc.
2.1.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocys
Ceratocystis là những loài nấm gây hại nguy hiểm cho nhiều loài cây, là
nguyên nhân gây nên bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây thối quả trên
nhiều loại cây trồng nhiệt đới (kile, 1993 ). Đặc biệt là loài ceratocystis
fibriata ellis & Halst sensu lato (s.1) gây chết hàng loạt bạch đàn ở cộng hòa
Công gô và Braxin (Roux et al, 2000); cây cà phê (coffe sp.) ở Colombia và
venezuela (marin et al, 2003. Pontis, 1951).
Đây cũng chính là loài gây bệnh trên cây xoài ở Braxin (Ploetz, 2003;
Ribero, 1980; viegas, 1960) và là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong
nghành nông nghiệp và cây trồng ở nam mỹ. Ở Indonesia ceraticystis spp.
Lần đầu tiên được ghi nhân khi ceratocystis fimbriata (còn có tên là Rostrella

cofeae) được công bố năm 1900 trên cây cà phê ( coffea arabica) ở đảo Java
(zimmerman, 1900).
Sau đó nhiều loài ceratocystis đã được tìm thấy trên nhiều cây chủ khác
nhau trên nhiều nhiều hòn đảo ở Indonesia. Gần đây nhất là phát hiện 5 loài
nấm ceratocystis mới gây hại trên cây keo.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu về gây trồng Keo tai tượng
Keo tai tượng được dưa vào nước ta đầu năm 1980 (Lê Đình Khả,
Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991) hiện nay đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi
trong cả nước. Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến keo tai tượng
, có thể tóm lược và khái quát về các nghiên cứu như sau:


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung rất quan trọng đối với mỗi sinh viên
trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống
lại những kiến thức lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm
Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt
nghiệp với đề tài: “Đánh giá mức độ bị bệnh do nấm Ceratocystis gây hại
trên Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) theo cấp tuổi tại huyện Định
Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận sự giúp
đỡ tận tình của cán bộ địa phương, người dân nơi tôi thực tập và đặc biệt là sự
hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hưỡng dẫn Th.S Trần Thị Thanh Tâm
và ThS. Trịnh Quang Huy đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong
khoa Lâm Nghiệp, gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn

bỡ ngỡ ban đầu của quá trình hoàn thành đề tài này.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành
tốt bài đề tài, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy
bài đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được sự
giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè để khóa
luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Ngọc Minh


9

2.2.2. Nghiên cứu về bệnh hại keo
Từ đầu năm 1980 trở lại đây, nhiều loài keo đã được nhập về thử nghiệm
ở nước ta như keo tai tượng (A.mangium), keo lá liềm (A.crassicarpa), keo
bụi (A.cincinata), keo lá sim (A.holosericea) và sau này keo lai tự nhiên được
phát hiện và chủ động lai tạo ( Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003).
Mùa xuân năm 1990, các xuất xứ keo tai tượng và keo lá tràm gieo tại
vườm ươm Chèm, Từ Liêm, Hà Nội đã bị bệnh phấn trắng lá với các mức độ
khác nhau. Nhìn bề ngoài, lá keo như bị rắc 1 lớp bột phấn trắng hay vôi bột.
Mức độ bệnh đã được đánh giá qua quan sát bằng mắt thường và được xếp
theo thứ tự nặng hay nhẹ. Nhìn chung bệnh chưa gây nên ảnh hưởng gì lớn tới
sinh trưởng của cây con tại vườn ươm và tác giả cũng không có điều kiện để
tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc bệnh và các vấn đề liên quan (Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 1933).
Một vài năm gần đây diện tích trồng keo tăng lên đáng kể (gần 500.000
ha vào cuối năm 2007) thì cũng xuất hiện bệnh ở rừng trồng. Tại Lâm Đồng

keo tai tượng trồng thuần loài trên diện tích 400 ha đã có 118,5 bị bệnh với tỷ
lệ từ 7 đến 59 % trong đó có một số diện tích bị bệnh khá nặng. Tại Bầu Bàng
, một số dòng keo lai đã bị mắc bệnh phấn hồng (Pink Diesease) với tỷ lệ và
mức độ mắc bệnh khá cao gây thiệt cho sản xuất. Tại Kon Tum năm 2001 có
khoảng 100 ha rừng keo lai 2 tuổi bị nhiễm bệnh loét thân, thối vỏ và dẫn tới
khô ngọn. Tỷ lệ nặng nhất là ở Ngọc Tụ, Ngọc Hồi (Kon Tum) lên đến 90 %
số cây bị chết ngọn .
Nguyễn Hoàng Nghĩa (năm 2001-2005) thực hiện đề tài “chọn giống
kháng bệnh cho năng suất cao, kháng bệnh cho bạch đàn và keo”, tác giả đã
tiến hành điều tra bệnh hại các loài keo ở vườm ươm và rừng trồng, một số
bệnh quan trọng được tác giả nhắc đến là: bệnh phấn hồng do nấm Corticium
salmonicorlor, bệnh loét thân do nấm Botryosphaeria sp, bệnh đốm lá do nấm


10

Colletotrechum gloeosporioides và nấm Pestalotiopsis neglecta, bệnh rỗng
ruột do nấm Ganoderma spp (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001).
Bệnh “Die-back” hay còn gọi là bệnh chết ngược, bệnh xâm nhiễm trên
keo lá tràm, phân bố cả phía Nam và phía Bắc. Bệnh xuất hiện thành từng
đám trên rừng trồng làm chết lụi từng đám nhỏ keo 10-15 % số cây (diện tích
không quá 0,3 ha). Bệnh úa vàng, tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh úa vàng cao hơn
các bệnh khác trên keo. Bệnh gây hại trên cả keo tai tượng và keo lá tràm.
Keo lá tràm nhiễm bệnh cao hơn keo tai tượng, bệnh làm cho cây rụng lá
sớm. Theo Jyoti K.Sharma, bệnh có thể do virus gây ra, chứ không phải thiếu
chất dinh dưỡng.
Bệnh phấn trắng lá keo phân bố trên cả hai miền Nam, Bắc. Bệnh nặng
có thể làm cho lá rụng, cây khô rồi chết, tỷ lệ bị bệnh như cây ở Lào Cai, lên
đến 60% gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
Bênh phấn trắng cần được quan tâm ở giai đoạn vườn ươm và giai đoạn

rừng mới trồng, đặc biệt là keo lai và một số nơi trồng trên diện rộng.
2.2.3. Nghiên cứu về nấm Ceratocystis
Ở nước ta với điều kiện khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nhiều loài
nấm phát triển đặc biệt là Ceratocystis đã bắt đầu xuất hiện trên cây Keo
tại một số nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Thừa Thiên Huế,
Lâm Đồng, Tuyên Quang và Quảng Ninh.
Những cây bị bệnh, gỗ bị biến màu, xì nhựa mủ ở vỏ, toàn bộ những
cây bị nhiễm bệnh chỉ sau một thời gian ngắn là chết ảnh hưởng đến năng
suất và chất lượng rừng trồng Keo.
Theo kết quả điều tra bệnh hại rừng trồng mới được thực hiện năm 2010
và năm 2011 tại Thừa Thiên Huế cho thấy trên các diện tích rừng trồng Keo
tai tượng, Keo lá tràm và Keo lai ở một số địa phương của tỉnh đã xuất hiện


11

hiện tượng cây keo chết héo với tỷ lệ 5-7%. Bệnh hại keo ở Thừa Thiên Huế
được xác định là một loài nấm thuộc chi Ceratocystis.
Các loài nấm thuộc chi này không phải mới xuất hiện ở Việt Nam, các
kết quả nghiên cứu trước đây đã ghi nhận loài nấm Ceratocystis fimbriata gây
bệnh thối mốc mặt-cạo cây Cao su (Hội Nông dân Việt Nam, 2011).
2.2.4. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bệnh
Biện pháp canh tác: Chăm sóc cây đầy đủ, cung cấp dinh dưỡng hợp lý
cho vườn cây. Sau khi thu hoạch, tiến hành cắt tỉa và tiêu huỷ những cành sâu
bệnh, cành vô hiệu bên trong tán, vệ sinh vườn sạch sẽ. Bệnh có thể lây lan
qua dụng cụ cắt tỉa, do đó sau mỗi lần cắt tỉa cũng như khi sử dụng dụng cụ từ
cây bị bệnh sang cây khoẻ nên khử trùng dụng cụ bằng cách ngâm dụng cụ
trong dung dịch cồn 900 trong 10 phút nhằm tiêu diệt mầm bệnh cũng như
tránh sự lây lan, cắt bỏ cành, cây bị bệnh nặng, tiêu huỷ tập trung, quét thuốc
trừ nấm hoặc nước ngay vết cắt để tránh nhiễm bệnh ngay vết thương.

Biện pháp hoá học: phun thuốc diệt trừ kiến đen, mối và bọ cánh cứng
trên cây. Đối với việc khoanh vỏ xử lý ra hoa: không nên mở vết khoanh quá
lớn và nếu được có thể dùng thuốc trừ nấm (Coc 85, Mancozeb) quét quanh
vết khoanh để hạn chế sự tấn công của bệnh.
Phun ngừa thuốc trừ nấm có phổ rộng như: Coc 85, Norshield, Zineb,
Mancozeb hay Gomi, Pysaigon, Topsin-M, Agotop. Cây bị bệnh xử lý bằng
Mancozeb (Dithane M45, Pencozeb), Carbendazim (Bavistin, Benzimidine).
Chú ý: Cần hạn chế gây vết hương trên cây đặc biệt là vào mùa mưa, khi
khai thác chặt hạn chế gây tổn hại cho cây chưa khai thác, khi cắt tỉa cành nên
dùng keo hay mỡ bò bôi kín vết cắt. Có thể sử dụng Norshield 86.2 WG,
50g/30 lít nước phun kỹ trong tán cây, cành, thân chính để phòng bệnh.


12

2.3. Thông tin chung về Keo tai tượng
Keo (Acacia) là một chi thực vật thuộc họ Đậu (Legumisosae), họ
phụ Trinh nữ (Mimosoideae). Theo đánh giá hiện nay trên toàn thế giới
chi keo Acacia có khoảng 1200 loài (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003), trong
đó Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
và Keo lai (A. mangium x A. auriculiformis) được gây trồng chủ yếu ở
Việt Nam. Diện tích trồng Keo tính đến nay theo số liệu tổng hợp từ các
công văn của 42 tỉnh trên cả nước là hơn 990 nghìn ha, dẫn đầu về diện
tích trong các loại cây được chọn trong trồng rừng. Keo là loài cây được
ưu tiên lựa chọn bởi nhiều đặc tính vượt trội như sinh trưởng nhanh, biên
độ sinh thái rộng, cải thiện được tính chất của đất...Đặc biệt gỗ Keo rất
phù hợp cho sản xuất nguyên liệu giấy, ván nhân tạo, sử dụng trong xây
dựng, đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu...Ở nước ta Keo được
trồng ở hầu hết các tỉnh từ Miền Bắc, Miền Trung, Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ với mục đích chủ yếu làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy.

2.3.1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ trung bình, chiều cao biến động từ 7 đến 30 m, đường kính từ 2535cm, đôi khi trên 50 cm. Thân thẳng, vỏ có màu nâu xám đến nâu, xù xì, có
vết nứt dọc. Tán lá xanh quanh năm, hình trứng hoặc hình tháp, thường phân
cành cao. Cây mầm giai đoạn vài tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cuống
lá thường dẹt gọi là lá thật, các lá ra sau là lá đơn, mọc cách, gọi là lá giả,
phiến lá hình trứng hoặc trái xoan dài, đầu có mũi lồi tù. Lá giả có 4 gân dọc
song song nổi rõ và cũng là loại lá trưởng thành tồn tại đến hết đời của cây.
Hoa tự hình bông dài gần bằng lá, mọc lẻ hoặc tập trung 2-4 hoa tự ở
nách lá. Hoa đều lưỡng tính có màu trắng nhạt hoặc màu kem, cây 18-24
tháng tuổi đã có thể ra hoa nhưng ra hoa nhiều nhất vào tuổi 4-5, mùa hoa
chính thường vào tháng 6-7.


iii

DANG MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Tỷ lệ bị bệnh, mức độ bị bệnh của từng OTC ................................ 29
Bảng 4.2. Tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh trung bình các OTC trong khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 30
Bảng 4.3. Giá trị trung bình tỷ lệ bệnh nấm gây hại keo tai tượng theo
cấp tuổi ............................................................................................................ 32
Bảng 4.4. Bảng kết quả phân tích phương sai tỷ lệ bệnh giữa các cấp tuổi ... 33
Bảng 4.5. Giá trị trung bình mức độ bị bệnh nấm gây hại keo tai tượng
theo cấp tuổi .................................................................................................... 34
Bảng 4.6. Kết quả phân tích phương sai mức độ bị bệnh giữa các cấp tuổi ... 35
Bảng 4.7. Giá trị trung bình tỷ lệ bị bệnh và mức độ bị bệnh do nấm hại
keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu .............................................................. 36
Bảng 4.8. Kết quả phân tích phương sai tỷ lệ bị bệnh giữa các khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 37

Bảng 4.9. Giá trị trung bình mức độ bị bệnh do nấm hại Keo tai tượng
tại khu vực nghiên cứu .................................................................................... 38
Bảng 4.10. Kết quả phân tích phương sai mức độ bị bệnh giữa các khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 39


14

Đây là loài có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều vùng lập
địa khác nhau, có thể trồng trên đất bị xói mòn, nghèo dinh dưỡng, đất chua,
bồi tụ, đất phù sa, với độ pH từ 4-4,5. Cũng có thể sống được ở những vùng
ngập úng, thoát nước kém. Tuy nhiên ở những nơi này chúng sinh trưởng kém
và thường phân cành sớm, chiều cao không quá 10m. Sinh trưởng tốt nhất là
trên đất sâu, ẩm và giầu dinh dưỡng, thoáng khí và thoát nước tốt, cùng với độ
pH trung tính hoặc hơi chua.
2.3.3. Khai thác, sử dụng
Cũng giống như Keo lá tràm, Keo tai tượng là cây đa tác dụng, gỗ có
giác lõi phân biệt, với tỷ trọng từ 0,5-0,6, sợi dài 1-1,2 mm; dùng làm gỗ giấy,
gỗ dăm, gỗ xẻ, đóng đồ mộc cao cấp, làm ván ghép thanh, bao bì,….Gỗ có
nhiệt lượng khá cao 4800 kcal/kg do đó cũng có thể dùng để đốt than, làm củi
đun rất tốt.
Là loài cây mọc nhanh, tán lá dày, thường xanh nên còn được trồng làm
cây bóng mát ở công viên, đường phố. Hoa có thể dùng để nuôi ong, vỏ chứa
tanin dùng cho công nghệ thuộc da, lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc.
Rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm rất tốt, nên Keo tai tượng
nói riêng và các loài keo nói chung, ngoài việc sử dụng để trồng rừng sản
xuất, rừng phòng hộ, còn được trồng ở những nơi có đất khô cằn, bị thoái hoá
để tận dụng khả năng cải tạo đất của chúng.
Rừng keo tai tượng trồng 10 tuổi ở nơi đất trung bình có thể cho 12 đến
15 m3/ha/năm, nơi đất tốt với xuất xứ phù hợp và trồng thâm canh có thể cho

18 đến 20, thậm chí đạt 25 m3/ha/năm. Tăng trưởng bình quân ở giai đoạn 1013 tuổi đạt tới 24m3/ha/năm, ở Nam Phi rừng trồng bằng cây con từ hạt đạt
21,9 m3/ha/năm và từ các dòng vô tính đạt 30 m3/ha/năm.
Nếu kết hợp kinh doanh gỗ xẻ sau 15-18 năm khai thác gỗ dùng để đóng
đồ mộc cao cấp nhất là cho xuất khẩu thì càng có giá trị cao, cũng vì vậy mà


15

những năm gần đây nhiều nơi đã rất chú trọng trồng Keo tai tượng nhất là ở
các tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh,…
Ở một số lập địa hoặc một số xuất xứ thường gặp có cây bị rỗng ruột làm
giảm giá trị sử dụng của gỗ nhưng chưa xác định được nguyên nhân một cách
chắc chắn và cũng chưa tìm được biện pháp khắc phục có hiệu quả.
2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.4.1. Vị trí địa lý
Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố
Thái Nguyên 50 km về phía Tây-Bắc. Tọa đô địa lý từ 24005’ đến 24040’ độ vĩ
Bắc và từ 185005’ đến 185080’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện chợ Đồn
(tỉnh Bắc Cạn); phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn); phía Nam
giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ; phía Tây giáp huyện Yên Sơn và
huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).
2.4.2. Khí hậu,thủy văn
Khí hậu mang tính cất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Số ngày mưa trung bình hàng năm là 137
ngày, lượng mưa trung bình 1.700mm/năm, chủ yếu tập trung trong khoảng
thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Tất cả sông suối ở huyện đều có
chế độ lũ vào mùa hè, trong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Lưu lượng
dòng chảy cao nhất đạt được vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào
tháng 3.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,50C, nhiệt độ cao tuyệt đối
39,50C (tháng 6), và thấp nhất 30C ( tháng 1). Mùa khô thường có sương muối
và rét đậm kéo dài, đặc biệt là từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 năm sau,
gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi . Nhìn chung, chế độ nhiệt thích
hợp với các loại cây lâm nghiệp như: keolai, mỡ…


16

Độ ẩm tương đối cao trung bình 80,7%, số giờ nắng trong năm trung
bình 1.360 giờ, lượng nước bốc hơi hàng năm khoảng 980mm.
Huyện Định Hóa nằm trong vùng chế độ gió mùa, mùa hè có gió đông
và mùa đông có gió bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 1,8m/s, trong các
tháng mùa mưa thường có gió giật, gió mạnh.
2.4.3. Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện Định Hóa khá phức tạp, phân làm hai vùng: phía Bắc
thuộc vùng núi cao, các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc
khá lớn, trong đó dãy núi đá vôi có độ cao từ 200-400m so với mặt nước biển,
ruộng đất ít, phía Nam là vùng núi thấp, có độ cao từ 50-200m, độ dốc nhỏ
hơn, còn nhiều rừng tự nhiên và những cánh đồng ruộng, đất đai phì nhiêu.
Sông suối ở huyện Định Hóa có nhiều nhưng nhỏ, không có giá trị giao
thôg đường thủy, song được phân bố đều trên địa bàn nên đã đóng góp vào
việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2.4.4. Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích tự nhiên: 52.272ha. Trong đó, sản xuất nông nghiệp
10.404,54 ha; đất lâm nghiệp có 30.230,93 ha, đất phi nông nghiệp có
2.758,1ha, đất chưa sử dụng là 8.878,66 ha.
Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng, huyện Định Hóa có
6 nhóm đất với 11 loại đất như sau:
- Nhóm đất : nhóm đất phù sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đen và nâu

thẫm, nhóm đất vàng xám, nhóm đất đỏ và nâu vàng, nhóm đất mới biến đổi.
- Loại đất:
+ Đất phù sa ngòi suối.
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
+ Đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất.


×