Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

TÀI LIỆU KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 19 trang )

Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Khoa Nông Học

KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ
Nguyễn Thị Thu Hằng: 580254
Hà Thị Lan Chi: 580228
Đào Thị Mai: 580277
Bùi Thị Thanh Tâm: 580300
Nguyễn Thị Vân Anh: 580225


Nội Dung
I. Giới Thiệu Chung Về Cây Ngô

II. Kỹ Thuật Trồng Ngô

III. Kết Luận Và Tài Liệu Tham Khảo


I. Giới Thiệu Chung Về Cây Ngô
• Ngô (tên khoa học: Zea mays L) là cây lương thực được reo trồng
nhiều nhất ở Châu Mỹ (chỉ riêng Hoa Kì sản lượng đã đạt khoảng
270 triệu tấn).
• Trên thế giới, ngô là một trong những cây ngũ cốc quan
trọng, diện tích đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước; sản
lượng thứ hai và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc.
• Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau
cây lúa và là cây màu quan trọng nhất.
• Năm 2010 diện tích ngô của cả nước 1126,9 nghìn ha, năng suất
40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn.
• Ngô là cây lương thực có tỉ lệ tinh bột, protein và lipit khá cao ở


hạt vậy nên để ngô đạt năng suất cao, sản lượng tốt thì kĩ thuật
trồng ngô là rất quan trọng.


II. Kỹ Thuật Trồng Ngô
1. Yêu cầu điều kiện sinh thái:
- Ngô là cây ngày ngắn, tương đối kháng hạn nên cần nhiệt độ ấm áp
để phát triển.
- Tùy giai đoạn sinh trưởng mà nhu cầu nước cũng khác nhau.
- Ngô sống được trên nhiều
loại đất, pH tốt nhất cho cây
Phát triển là 5,5-7,0.
- Ngô cần rất nhiều các loại
nguyên tố đa vi lượng: N, P,
K, Mg, Ca, Bo, Cu, Fe, Zn,…


2. Kỹ thuật canh tác:
a)Làm đất:
Làm đất trồng ngô cần đáp ứng các điều kiện cơ
bản sau:
Đất cày sâu 15-20cm, lớp đất mặt xốp để cây con
dễ phát triển.
Làm sạch cỏ và ngăn cỏ dại phát triển.
Tiêu diệt côn trùng phá hại tiềm ẩn trong đất.
Tạo độ xốp để VSV hoạt động, rễ cây dễ hô hấp.


b) Chọn giống



Nên chọn giống tốt, năng suất cao, có thời gian sinh trưởng phù hợp.



Một số giống ngô tốt cho NS cao đang được khuyến cáo sử dụng như: T3,
T5, T6, Bio-seeds, VN10, VN14, và một số giống địa phương như: Mỡ,
vàng nghệ.



Tùy theo mục đích sử dụng ta lựa chọn các giống ngô khác nhau:

- Trồng lấy bắp ăn tươi: chọn các giống thuộc các nhóm ngô ngọt hoặc
ngô nếp. VD: Bắp Nù địa phương – năng suất 2 tấn hạt/ha.
Bắp nếp lai: MX2, MX4, …


c) Gieo và xử lí giống
•Hạt giống có độ nảy mầm cao >90%, cần xử lí hạt giống trước khi gieo.
•Cách xử lí hạt giống:
Cách 1: Xử lí hạt bằng thuốc sát khuẩn Captan, Dithane với nồng độ 2 – 3% để
diệt và ngừa nấm bệnh. Hạt xử lí xong thường gieo khô.
Cách 2: Ngâm hạt vào nước vôi trong 4-8h để diệt nấm bệnh hoặc ngâm vào
nước ở nhiệt độ 30-40 oC (2 sôi + 3 lạnh)
•Thời vụ - Cách gieo:
-Thời vụ là yếu tố khá quan trọng tuy nhiên tùy điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn
thời vụ trồng ngô thích hợp:
+ Đối với ngô đông xuân thì gieo từ 15/11 – 15/12
+ Đối với ngô xuân thì gieo từ 15/1 – 15/2

+ Đối với ngô hè thu thì gieo từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7.
- Cách gieo: Lượng giống từ 15-20kg/ha, gieo theo hốc 2-3 hạt/hốc, nên để tối đa
2 cây trên hốc.

.


• Mật độ, khoảng cách:
- Mỗi vùng, mỗi giống cần áp dụng khoảng cách gieo hợp lý để tận
dụng tối đa dinh dưỡng đất và thời gian chiều sáng cũng như cường
dộ chiếu sáng nhằm đạt năng suất cao nhất. Đối với đất trồng tốt
hoặc cường độ chiếu sáng yếu thì cần trồng ngô với mật độ thưa.
- Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống và đặc tính của
giống ngô:
 Đối với giống ngắn ngày: mật độ từ 6-8 vạn cây/ha. Khoảng cách
là 60cm x 25cm x 1 cây
 Đối với giống TB: mật độ 5-7 vạn cây/ha. Khoảng cách 80cm x
40-50cm x 2 cây.
 Đối với giống dài ngày: mật độ từ 4-5 vạn cây/ha. Khoảng cách
70-80cm x 25cm x 1 cây.


d) Bón phân
• Lượng phân cho ngô thay đổi từ 250kg ure +
400-450kg super lân + 90-100kg kali/ha tùy
vùng đất.
• Phân chuồng từ 5-10 tấn/ha nhất là trên đất sét
để cung cấp chất mùn và một phần dinh dưỡng
cho đất.
• Ngay sau khi cây thụ phấn có thể bón nuôi hạt

10kg ure + 5kg kali.


• Bảng: Liều lượng phân bón sử dụng cho ngô trên các vùng
khác nhau trên cả nước.
Lượng phân bón

Vùng

Hoạt chất

Loại Đất

Thương phẩm

N

P2O5

K2O

Đạm
Ure

Supe
Lân

KCl

Vùng núi phía Bắc


Dốc tụ

150

60

50

320

300

80

Đồng bằng sông
Hồng

Phù sa

120

90

60

250

450


100

Bạc màu

150

120

90

320

600

150

Phù sa

120

90

60

250

450

100


Bạc màu

150

90

60

320

450

100

Đông Nam Bộ

Đất đỏ
bazan

120

90

60

250

450

100


Tây Nguyên

Đất xám

180

80

100

380

400

160

Đb sông Cửu Long

Phù sa

200

100

100

430

500


160

Miền Trung


• Cách bón
• Bón lót: dùng phân hữu cơ và phân lân để bón theo hai
cách là rải đều hoặc bón theo hàng.
• Bón thúc:
- Bón đợt 1: khi cây ngô có từ 3-4 lá thật, thường bón 1/3
đạm + 1/3 kali, pha phân với nước tưới cho cây.
- Bón đợt 2: khi cây có 7-9 lá thật thường dùng 1/3 đạm
+ 1/3 kali trộn đều phân bón vào rãnh vạch sâu 5-7cm hai bên
hàng ngô và cách gốc 10-15cm. Sau đó lấp đất vun vào gốc.
- Bón đợt 3: Lúc cây ngô xoắn nõn (10-15 ngày trước
trỗ) dùng toàn bộ lượng phân còn lại bón trực tiếp vào đất
như đợt 2 và kéo đất vun đợt cuối


e) Chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, tỉa dặm
• Kiểm tra đồng ruộng: Sau khi gieo ngô xong cần kiểm tra
đồng ruộng thường xuyên để có biện pháp xử lí kịp thời
• Dặm hạt, tỉa cây và định cây:
- Sau khi gieo ngô xong 1 tuần, kiểm tra dặm lại các cây
khuyết bằng hạt giống đã ngâm ủ cho nảy mầm rồi gieo bổ sung
vào nơi thiếu cây. Cần vét rãnh tiêu nước khi cần thiết.
- Lúc ngô có 3-4 lá tỉa bớt những cây yếu chỉ giữ lại mỗi hốc
2 cây. Ngô có 5 lá, tỉa lần 2 để lại 1 cây trên 1 hốc.
• Tưới nước: Dựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây, ta tưới nước

3 lần.




Làm cỏ và vun xới:

- Làm cỏ lần 1: khi cây có từ 3-4 lá, xới nhẹ trên mặt, làm cỏ và bón phân
đợt 1, vun nhẹ 1 lớp đất vào gốc, độ sâu xới 4-5cm
- Làm cỏ lần 2: khi cây có 7-9 lá, thường cuốc xới, cày giữa hàng, bón
phân lần 2 rồi vun thấp.
- Làm cỏ lần 3: Khi cây có 13-14 lá. Xới nhẹ, bón phân lần 3 rồi vun cao.
Để nâng cao hiệu quả chăm sóc các thời kì xới xáo, tiến hành bón
phân và tưới nước đồng thời.


3. Phòng trừ sâu bệnh

• Trên ngô có các loại sâu bệnh hại thường gặp là: sâu đục thân,
rầy mềm, bệnh đốm vằn, bệnh rỉ sắt, bênh đốm lá, bệnh khô
vằn…
• Biện pháp phòng trừ:
Chia ra làm 2 hướng:
Đối với sâu bệnh hại
Đối với bệnh hại


MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGÔ VÀ BIỆN PHÁP
a) Sâu đục thân:
-) Đề phòng sâu đục thân rải Basudin hay Regent hạt khi ngô

được 7-8 lá và trước khi ngô trổ cờ.
-) Áp dụng thuốc nước ngay lúc bướm đang đẻ trứng hay sâu tuổi
nhỏ đang còn trong nách lá.


b) Rầy mềm:
- Phòng trị: không nên trồng ngô với mật độ dày tạo ẩm
độ thích hợp cho rầy phát triển.
- Nếu mật độ ít không nên áp dụng thuốc vì rầy có
nhiều thiên địch.
- Sử dụng các loại thuốc như: Applaud, Admire,…
c) Bệnh đốm vằn:
- Bệnh xảy ra khi trời nóng ẩm (có sương mù) lây lan
nhanh gây thiệt hại nặng
- Phòng trị bằng Kitazin, Bonanza, Anvil, Rovral phun
3-7 ngày/lần khi vừa phát hiện bệnh


d) Bệnh rỉ sắt:

- Đốm bệnh làm thành những u nhỏ
màu vàng đỏ sau nâu đậm như rỉ sắt
ở phiến lá, xuất hiện khi trời nóng ẩm.
Phòng trị bằng Zineb, Maneb,
Copper,…
e) Bệnh đốm lá:
Phòng trị bằng các loại thuốc
sát khuẩn Maneb, Zineb,
copper – zinc, appencard, …



III. Kết Luận Và Tài Liệu Tham Khảo
1. Kết Luận:
Để cây ngô mang lại giá trị kinh tế cao cần phải thay đổi thói quen
canh tác, kỹ thuật trồng ngô đã quá lạc hậu của người dân, nhất là đồng
bào ở các địa bàn vùng cao, nơi cây ngô có nhiều cơ hội phát triển do
tiềm năng đất đai dồi dào và điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp. Ngoài ra
việc đưa giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất có ý
nghĩa quyết định đến chất lượng và quy mô vùng nguyên liệu.

2. Tài liệu tham khảo:
2. />3. />4. http://
www.2lua.vn/article/ky-thuat-trong-ngo-nang-suat-cao-2285.html


Cảm ơn cô và các bạn đã
lắng nghe!



×