Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Hiện Đại Hoá Sản Xuất Nông Nghiệp Và Nuôi Trồng Thuỷ Sản Khu Vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.44 MB, 174 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
BAN TỔ CHỨC CHỢ CÔNG NGHỆ VÀ TH IÉT BỊ
KHU V ự c ĐỒNG BẰNG SÔNG c ử u LONG NĂM 2006
**********

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC




HIỆN ĐẠI HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHU Vực ĐỒNG BẰNG SÔNG cử u LONG


LONG XUYÊN
10-11/11/2006
_


CHUYÊN ĐÈ 2:

HIỆN ĐẠI HÓA SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP VÀ NUÔI TRÒNG THỦY SẢN
KHU V ự c ĐỒNG BẰNG SÔNG cử u LONG


1LỞE N Ở E ỈB Ả ĨU

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế năng động
trong sự phát triển kinh tế chung cả nước; trong thời gian qua


đã thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quôc g ia ^ y y 1 /
và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chủ lực của mỗi
1/1
địa phương với nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng như
lúa, cá, tôm, cây ăn trái và rừng nhiệt đới.
Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy,
Ịsản nhằm nâng cao chất lượng nông sản, thủy sản và giảm
[giá thành sản xuất để tăng sức cạnh trạnh nông, thủy sản xuất
khâu trên thị trường thê giới, khai thác tôt tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường đang là mục tiêu hướng đến của
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội thảo chuyên đề Hiện đại hóa sản xuất nôngị
nghiệp và nuôi trồng thủy sản khu vực Đồng bằng sôngị
\cử u Long của Ban tô chức Techmart An Giang 2006 sẽ là ’
1 liễn đàn chia sẻ thông tin các thành tựu khoa học và đê xuất
bải pháp đẩy mạnh hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản phục vụ sản xuất và đời sống của người
dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới.
Ban biên tập xin chân thành cám ơn các nhà khoa họ
ở các Viện, Trường, các nhà khoa học trong cả nước đã gởi
nhiều thông tin, bài viết quý báu giúp hoàn thành quyên kỷ
yếụ^ủa Hội thảo này.
S

BAN BIÊN TẬP

%

^



MỤC LỤC
Tên bài tham luận

TT

Trang

Chủ đề 1: Công ììghệ thu hoạch và sau thu hoạch
1

Công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo chất lượng nông sản phẩm ở Đồng
bằng sông cửu Long

3

2

Dây chuyền giết mổ heo đảm bảo chất lượng thịt có qui mô nhỏ và vừa

24

3

Chế biến rượu vang từ trái điều giả

33

4


Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ xoài

37

5

Kết quả nghiên cứu về công nghệ và thiết bị giết mổ gìa cầm phù hợp
với điều kiện Việt Nam

48

6

Xã hội hóa công tác giong lúa, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch
ở An Giang

54

7

Một số kết quả nghiên cứu về thiết bị sẩy rau quả

58

Chủ đề 2Ế
- Áp dụng các kỹ thuật hiện đợi trong sản xuất nông nghiệp ở
Đồng bằng sông Cửu Long
8

Điều tra mô hình nuôi tôm đang quầng trong mùa lũ huyện Phú Tân

và Châu Thành tinh An Giang

66

9

Khuyến khích nông dân thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp

76

10 Hệ thống hỗ trợ Quyết định trong qui hoạch, quản lý Tài nguyên, Môi
trường - Chiến lược phát triển

80

11 Hệ thống tự động quan trắc cảnh báo mô trường phục vụ nuôi trồng thủy
sàn

90

12 Điều tra và đề xuất mô hình hệ thống canh tác bền vững trong chuyển
đổi cơ cấu cây trồng nơi đất cao nhiều cát thuốc vùng Bảy Núi, AG

100

13 Ket quả chuyển giao công nghệ túi biogas bằng polyethylene cho nông
nghiệp và phát triển nông thôn

110


>

-*

r>

Chủ đê 3: Phát triên các tô chức nông nghiệp qui mô tiang trại
14 Nghiên cứư tác động đê bao đến đời sổng kinh tế - xã hội và môi trường tại
một số khu vực cỏ đê bao ở tỉnh AG

118


15 ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng các mô hình sàn xuất an toàn

137

16 Vẩn đề sử dụng thức ăn bổ sung để tăng hiệu quả nuôi cá tra

139

17 Mô hỉnh truy cập thông tin trên mạng Internet phục vụ phát triển nông
thôn ở các câu lạc bộ nông đân xã

142

18 Cơ giới hóa nông nghiệp ở các tỉnh phía Nam và một số kết quả nghiên cứu
ở trường Đại học Nông Lâm TpHCM

148



CHỦ ĐÈ 1:

CÔNG NGHỆ THU HOẠCH
VÀ SAU THU HOẠCH


Kỳ yếu hội thào khoa học

CÔNG NGHỆ■ SAU THU HOẠCH
ĐỂ đầm b ả o c h ấ t lượng


NÔNG SÀN PHẨM ở ĐÔNG BANG SỒNG c ù u LONG
Phan Hiếu Hiền, Nguyễn Văn Xuân,
Nguyễn Hùng Tâm, Lê Văn Bạn
Đại học Nông Lâm TP.HCM

1. Dần nhập
Nông lâm thủy sản của Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm
lúa gạo, cây ăn quả, mía, rừng ngập mặn, tôm cá..ề trong đó lúa gạo là thành
phần chủ lực. Sau đặc điểm giống lúa, giá trị lúa gạo còn tùy thuộc các khâu
chế biến; dù qui mô hộ gia đình hay công nghiệp đều phải chú ý đến chất
lượng hạt. Mua bán hàng thời đại công nghiệp đòi hỏi yêu cầu sản phẩm phải
đồng nhất. Vì thế, cồng nghệ sau thu hoạch giúp giữ chất lượng và tăng giá trị
hạt lúa, thể hiện mức độ tiên tiến của nền nông nghiệp hiện đ ạ i.
Bài này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu sấy và bảo quản nông sản
của Trường Đại học Nông Lâm, chủ yếu từ Khoa Cơ khí -Công nghệ, và
Trung tâm Năng lượng -Máy Nông nghiệp (được thành lập cuối năm 2001, với

nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai trong 3 lĩnh vực: * Năng lượng trong nông
nghiệp; * Máy nông nghiệp ngoài đồng và trong chuồng trại; * Máy chế biến
nông sản thực phẩm). Nội dung tập trung vào cây lúa như là sản phẩm tiêu
biểu, nhằm giúp người đọc hiểu được các vấn đề liên quan đến công nghệ sau
thu hoạch, từ đó hình dung được các giải pháp cho các vấn đề này.
2. Nguyên liệu và thị trường

Thi trường

2.1 Nguyên liệu : lúa mới thu hoạch
Lúa tươi được đập ra hạt là nguyên liệu cho các công đoạn sơ chế /chế
biến sau thu hoạch, ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thường có các đặc
điểm sau:

a)
Nhiều giông, nhiều kích cỡ khác nhau; có thể đồng nhất khi số lượng
ít, nhưng lớn cỡ 100 tấn thì bộc lộ rõ sự không đồng nhất này.
Techmart An Giang 2006

3


Kỳ yếu hội íhảo khoa học

b) Các giống có tính chất “kháng gãy” khác nhau.
c) Thu hoạch 2 vụ thời tiết khác nhau, nên ẩm độ cũng khác xa ( <
23 %, và > 30 %). Đặc biệt vụ Hè-Thu, ít nơi nào trên th ế giới lại có lượng
lúa rất ẩm thu hoạch nhiều như ò nước ta.
d) Phương thức thu hoạch khác nhau: ♦ c ắ t tay + đập máy (các chế độ
động học khác nhau); ^ c ắ t tay + phơi mớ ngoài đồng + đập m á y ;♦ cắ t máy

xếp dãi+... ♦M áy gặt đập liên hợp (ẩm độ cao). Do đó, ẩm độ và tính chất cơ
lý của hạt có thể khác nhau.
2.2 Thị trường; lúa để xay x á t...
Lúa khô sau sơ chế / bảo quản được cấp trực tiếp cho nhà máy xay xát.
Sản phẩm gạo xay xát được sử dụng vđi nhiều biến thể khác nhau; nên có thể
nói thị ưường “gián tiếp ” của sản phẩm lúa khô bao gồm:
-

Sản phẩm chế biến từ gạo, như bún, bánh phở...

-

Gạo nội địa: cấp thấp và cấp cao.

-

Gạo xuất khẩu: cấp thấp và cấp cao.

-

Gạo tâm nội địa (cơm tâm).

-

Cám làm thức ăn chăn nuôi.

v ề chất lượng, không ai chấp nhận gạo ẩm vàng, gạo mốc..., nhưng với
gạo gãy, cách tiếp cận và nhìn nhận có khác nhau, thể hiện thành nhiều cấp
sản phẩm như liệt kê trên.
3. Một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn liên hệ đến sấy và bảo quản hạt

3.1

Không khí ẩm

Sấy hạt bằng không khí là quá .trình truyền ẩm từ trong hạt ra ngoài
không khí ười. Hai thông số biểu thị trạng thái của không khí ẩm thông dụng
là nhiệt độ và độ ẩm.
Số liệu biến thiên độ ẩm không khí (Rh) trong ngày có ý nghĩa quan
trọng. Hình 1 cho thấy sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của một ngày tiêu biểu
trong tháng Ba và tháng Tám DL tại cần Thơ. Ban đêm và cho tới 8 giờ sáng,
không khí rất ẩm , Rh > 90 % dù là tháng Ba mùa khô hay tháng Tám mùa
mưa. Từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều, không khí khô hơn; khô nhất là từ 11 giờ
trưa đến 4 giờ chiều, Rh «75 - 80 % vào tháng Tám và « 55 - 60% vào tháng
Ba.

Techmart An Giang 2006

4


Kỷ yếu hội thào khoa học

Hình 1:

Biến thiên nhiệt độ và ẩm độ không khí trong một ngày tại Cần Thơ

3.3 Ẩm độ hạt
Âm độ hạt là chỉ tiêu quan trọng trong việc mua bán nông phẩm, cũng
là yếu tố quan trọng nhất quyết định thời gian bảo quản hạt. Cụ thể trong điều
kiện khí hậu ĐBSCL:

*
■>
Am độ cao > 22%: giảm chất lượng sau 1 ngày.
17 % :

bảo quản trong

1 - 2 tuần

(ranh giới= 18%)

15,5%:

2 - 3 tuần

14 % :

1 ,5 - 2 tháng

13 % :
*
V
3.4 Am độ cân bằng

1 năm.

Hạt có tính hút ẩm hoặc nhả ẩm tùy theo ẩm độ môi trường. Nếu để
một nhúm hạt vào một bình kín có cả ẩm độ tương đối Rh và nhiệt độ T không
đổi trong thời gian khá dài, thì hạt sẽ đạt một ẩm độ không đổi, gọi là ẩm độ
cân bằng Mc. Me thay đổi tùy loai h ạ t, nhiêt đô T, và ẩm đô tươns đối Rh của

không k h í. Hình 2 biểu thị ẩm độ cân bằng của lúa ở 27, 32, và 43 °c.

Techmart An Giang 2006

5


Kỳ yếu hội thào khoa học

ẨM dộ cân bẩng của LÚA
itếođỉĩhứ M ếnd*w n Ễq. ỉ

<11-16 h th 3 > < ll-l6 h th8> <Đêm>
Hình 2: Ẩm độ cân bằng của lúa ở 27, 32, và 43 °c.
Ý nghĩa của ẩm độ cân bằng ỉrong điểu kiện khí hậu Việt Nam

Thí nghiệm cho thấy nấm mốc chậm phát triển, sâu mọt ít hoạt động,
hạt ít hô hấp bốc nóng... khi Rh < 70%. Vì thế cần hạ ẩm độ xuống mức cân
bằng với Rh này mới bảo quản lâu dài được ; với hạt lúa là khoảng 13% ; với
hạt ngô là 14 %. T hế nhưng điều kiện khí hậu của Việt Nam lại ngược với yêu
cầu này. Ban đêm (nghĩa là hơn Vì thời gian) Rh từ 85 đến 95%, nghĩa là hạt
dù đã sây khô đến 13% ẩm độ, vẫn có xu hướng hồi ẩm trở lại 15,5 - 16%,
nghĩa là làm mồi tốt cho sâu mọt, nấm mốc phát triển.
ở ĐBSCL, nông dân thường chỉ phơi lúa đến 15%, thậm chí chỉ 17%
vào mùa mưa. Nguyên nhân lúc đầu do thiếu phương tiện phơi sấy. Sau đó,
dù một sô" nơi có lò sấy, thói quen này vẫn dai dẳng, để “bán lúa nặng hơn”
và vì nhiều lý do khác như có sấn hệ thống máy xay xát lúa ở ẩm độ cao.
Phân tích kỹ, lợi ích chỉ là cục bộ trước mắt. Thiệt hại lâu dài và to lớn. Xay
gạo ra phải phơi sấy lại mới bảo quản được. Xuất khẩu giá thấp, vì chất lượng
thấp, khách hàng biết là khó tồn trữ lâu đài lô gạo. Tóm lại, cùng với một số

nguyên nhân khác, ẩm độ cao là “thủ phạm ” làm cho giá gạo Việt Nam luôn
thấp hơn gạo Thái Lan. Tóm tắt đễ nhớ về tất cả các vấn đề nêu trên:
Phải sấy hạt đến 13- 14% ẩm độ, và bảo quản được hạt trong khoảng ẩm
độ này.
< —

Techmart An Giang 2006



<—

X

------ >

6


Kỷ yếu hội thào khoa học

4. Sấy lúa
Lúa mới thu hoạch ẩm độ còn cao, cần làm khô mới bảo quản được.
Phơi nắng có ưu điểm là miễn phí năng lượng mặt ười. Nhưng nhược
điểm cũng nhiều, rõ nhất là khi thời tiết bất lợi, mưa bão kéo dài. Đánh giá
tổng hợp từ nhiều nguồn, hao hụt do phơi sấy ở ĐBSCL khoảng 3 - 7 %. Có lẽ
không cần quan tâm đến một số liệu chính xác hơn, vì bất cứ sô" nào cũng là
một tổn thất khổng lồ (cứ 1% hao hụt tương ứng với 7 ưiệu USD hay khoảng
hơn 100 tỷ đồng).
Vì vậy, có thể nói sấy lúa hè-thu là giải pháp duy nhất còn lại để giảm

hao hụt sau thu hoạch, giữ chất lượng lúa gạo.
4.1 Các giai đoạn phát triển máy sấy ờ ĐBSCL
Bảng 1: ỉà số liệu máy sấy ữnh vỉ ngang lắp đặt ở ĐBSCL, qua đó có
thể hình dung các giai đoạn phát triển máy sấy ở ĐBSCL.
Bảng 1:

Năm

Số liệu máy sấy tĩnh vĩ ngang lắp đặt ở ĐBSCL.

Sản lượng
lúa thu hoạch
(triệu tân)

Sản lượng lúa thu
hoạch trong mùa
mưa (triệu tấn)

Số lượng
máy sấy tĩnh
( 3 - 8 tấn/mẻ)

% lúa được sấy
bằng máy sấy
tĩnh

1980

5,3


«1,0

0

0

1983

6,4

» 1,5

2

0,0001

1990

9,5

3,2

» 100

« 1

1993

11,1


4,6

* 400

* 4

1997

14,1

5,1

« 1500

» 12

2002

17,7

6,0

w 2900

* 20

« 6000

» 33


2006

Thời kỳ 1980-1993, cùng với phát triển thêm vụ lúa hè-thu, vấn đề sây
đã trở nên bức thiết hơnễ Nhiều mẫu máy đã được nhiều cơ quan giới thiệu,
nhưng chỉ có mẫu máy sấy tĩnh vỉ ngang phát triển được. Không khí sấy thổi
vào buồng gió từ chính giữa, phân bố gió ít đều.

Techmart An Giang 2006

7


Kỷ yểu hội thảo khoa học

Thời kỳ 1993- 1997, các máy này phát triển nhanh; cùng với sự ra đời
của mẫu máy SHG, vđi không khí sấy thổi từ buồng gió bên hông, và một sấy
cải tiến khác về quạt và lò đốt.
Thời kỳ 1997- 2002, hai kiểu máy trên cùng phát triển, ưu thế nhiều hơn
với máy SHG, cùng với sự ra đời của mẫu máy SRA- đảo chiều không khí sấy.
Thời kỳ 2002- nayy ba kiểu máy cùng phát triển, ưu thế hơn với các kiểu
sau, tập trung hơn ở các nhà máy xay xát lớn. Đồng thời, một số ít máy sây
tháp, vốn không được áp dụng tốt lúc trước, bắt đầu được cải tiến và sử dụng
tại một vài nhà máy xay xát. Tóm tắt, đến 2006, với tổng sô" khoảng 6000
máy sấy vỉ ngang ở ĐB Sông Cửu Long, đã giải quyết sấy được khoảng 1/3
lượng lúa Hè Thu. Nhưng lượng lúa Đông-Xuân sấy máy vẫn còn ít, có lẽ chỉ
khoảng 10 %ể
4.2

Cấu tạo một số máy sấy


4.2.1 Máy sấy tĩnh vỉ ngang
Cấu tạo tiêu biểu của máy SHG4, với 3 bộ phận: quạt, lò đốt, và buồng sấy.
Quạt dạng hướng Ưục, truyền động từ động cơ điện 7,5 k w hoặc diesel
12 -ỉ-15 ngựa. Lượng gió 4 m3/s ứng với ữnh áp 30 mmH20 , cho phép sấy 4 tấn
lúa ẩm với thời gian không quá 8 giờ mà nhiệt độ vẫn không vượt quá 45 °c.
Đây là “bí quyết” để đạt tỷ lệ gạo nguyên và tỷ lệ hạt nẩy mầm cao so với
phơi nắng tốt.
Lò đốt trấu loại ghi nghiêng với buồng đốt hình trụ, tiêu thụ 25 kg trấu
/giờ (Hình 5). Lò gồm một buồng đốt dưđi hình hộp, và buồng đốt trên hình
trụ, làm nhiệm vụ lắng tro và cháy chất bốc (thường gọi là “khói”). Nhờ vậy,
trấu cháy triệt để, hạt không ám khói. Nhờ luồng gió thứ cấp tạo chuyển động
xoáy trong buồng đốt, tàn tro được lắng rất tốt.
Ghi chú: Năm 2005 ĐHNL HCM đã nghiên cứu ứng dụng mẫu lò đốt
trấu “bán tự động” cho phép cung cấp trấu sau mồi 45 phút. Do đó công nhân
canh lò bớt cực nhọc, không phải cứ mỗi 5 phút lại tiếp trấu và cào tro. Bộ
phận cung cấp của lò kiểu mới này là piston đẩy trấu, điều khiển bằng bộ vi
xử lý (Hình 3).

Techmart An Giang 2006

8


Kỳ yếu hội thảo khoa học

Hình 3:

Lò đốt trấu tự động máy sấy
SRA-4H


Buồng sấy của máy SHG-4 có một buồng gió ngang hông (Hình 4).
Không khí đi vào từ buồng này và rẽ trái vào buồng gió dưới sàn. Buồng sấy có
thể xây cố định bằng gạch, hoặc lắp ghép bằng tôn để có thể dời địa điểm sấy.
Nhờ bô" trí buồng gió bên hông, không khí sấy được phân bố đều hơn.
Ấm độ cuối cùng trong khôi hạt khá đồng đều, chênh lệch không quá 2% giữa
lớp trên - lớp dưới và giữa các góc của buồng sấy.

■ ■ ■ ■ ■ £ - - .....'.tSi*-

Hình 4:

ẽ^

1

Hình 5:

Lò đốt trấu

Máy sấy SHG-4

4.2.2 Máy sấy đảo chiều gió
Hai nhược điểm của máy sấy vỉ ngang là choán mặt bằng và tôn công
cào đảo. Để phù hợp với yêu cầu tăng mức độ cơ giới hóa công đọan sấy, loạt
máy sấy tĩnh đảo chiều gió SRA đã được thiết k ế và áp dụng thành công.
Nguyên lý sấy đảo chiều đã được nhiều nơi trên thế giới áp dụng để sấy lúa,
nhưng phải đảo nhiều lần. ở máy SRA chỉ đảo một lần (Hình 6), do đó rất
tiết kiệm lao động. Đầu tư và chi p h í sấy cũng xấp xỉ như máy vỉ ngang
thông thường, và khắc phục được hai nhược điểm trên.


Techmart An Giang 2006

9


Kỳ yếu hội thào khoa học

Q uạt

Q uạt

Hình 6: Sơ đổ cấu tạo và nguyên lý máy sấy đảo chiều SRA.

Hình 7: Máy sấy đảo chiểu SRA-8

Từ mẫu máy đầu tiến 1,5 tấn/mẻ năm 2000 do ĐHNL HCM nghiên
cứu, đã lắp đặt nhiều kích cỡ từ 2 đến 12 tấn/mẻ, thông dụng nhất là 8 tấn/mẻ.
Sản phẩm sấy cũng đa dạng hơn: lúa, bắp, cà phê, đầu tôm, mực làm thức ăn
gia súcệ.. Đến cuối 2005, hơn 40 máy SRA đã được lắp đặt tại 14 Tỉnh Nam
bộ, Trung bộ, Tây Nguyên... trong đó có nhiều máy đã sấy hơn 5000 tấn lúa
(Hình 7). Máy này được giải thưởng VIFOTEC năm 2005. Nông dân địa
phương cũng chép mẫu, cải tiến/ cải biến mẫu máy này; ước lượng 2006 có
khoảng 400 máy kiểu này. Một cải biến là dùng buồng sấy với ông gió
“chìm” nằm dưới lớp hạt, nhờ vậy tiết kiệm thêm mặt bằng. Hợp phần Sau
thu hoạch Danida cũng phổ biến máỹ sấy đảo chiều “chạy lũ ” SCM-2, năng
suất 2 tấn mẻ, dạng lắp ghép.
4.2.3 Máy “sấy rất rẻ ” SRR-1 v à STR-1

M áy sấy SRR-1 được thiết kế ở Đại học Nông Lâm HCM năm 1995 để
phục vụ nông dân nhỏ canh tác ít hơn 0,5 ha, và sông ở nơi có điện lưới, có

thể sấy ngay trong nhà với số lượng nhỏ. Máy (Hình 8 ) gồm có: (a) Buồng
sấy chứa 1 tấn hạt, là bồ cót tre uốn thành hai vòng đồng tâm. (b) Quạt hướng
trục, kéo bằng mô-tơ 1/2 ngựa, thổi gió từ ông trong, xuyên qua lớp hạt, mang
ẩm ra ngoài, (c) Điện trở 1000 watt, cung cấp nhiệt phụ thêm khi trời ẩm
hoăc lò đốt than tổ ong cung cấp nhiệt liên tục (nếu muôn tiết kiệm điện
hoặc khi sấy sản phẩm ẩm độ cao, như bắp, đậu phọng...)
Techmart An Giang 2006

10


Kỳ yếu hội thảo khoa học

Dùng lò than, thời gian sấy 1 tấn
lúa khoảng 36 giờ; tiêu thụ 20
kWh điện cho quạt và 40 kg than
tổ ong. Chênh lệch ẩm độ cuối
khoảng 2% nên chất lượng xay
xát tốt, tỷ lệ gạo nguyên cao.

* 1,0 :11-

Hình 8: Máy sấy SRR-1

Máy SRR-1 đã được thử nghiệm
tại IRRI (Philippines), đã trình
diễn và chuyển giao qua
Bangladesh, .
Myanmar,
Indonesia, và Ân độ.


Trong nước, SRR-1 ra đời năm 1995, đến nay có hơn 1000 máy được
nông dân khắp mọi miền mua về sử dụng. Đánh giá hiệu quả sử dụng đại trà
máy sấy SRR-1 qua thăm dò kết hợp trong các chuyên công tác, nhận thấy hai
tình trạng ngược nhau. Có rất nhiều máy sử dụng hiệu qủa (có thể chiếm hơn
một nửa của sô" trên). Nhưng cũng có nhiều máy sử dụng không hiệu quả hoặc
không được sử dụng. Nguyên nhân thứ nhất do người sử dụng trực tiếp không
nắm vững nguyên lý vận hành, cách vận hành, điều kiện nào sử dụng được
hay không được... Máy SRR-1 cấu tạo cực kỳ đơn giản, nhưng sử dụng để
thành công thì không đơn giản. Nguyên nhân thứ hai (thực chất là hệ quả của
nguyên nhân thứ nhất) là máy đã được chọn không phù hợp với điều kiện sử
dụng, ví dụ một hộ thu hoạch dồn dập 10-15 tấn lúa mà lại đi mua máy sấy 1
tấn trong 30 giờ.
Vì vậy, từ 2002, nông dân có xu hướng chọn máy sấy STR-1 nhiều hơnế
Máy sấy STR-l(K ình 9) được thiết k ế cho nông dân cần máy giá thấp,
cũng sử dụng điện, nhưng thời gian sấy ngắn hơn so với máy SRR-1, nghĩa là
giải quyết được sản lượng sấy nhiều hơn cho mỗi vụ. Nhìn bề ngoài, máy
trông giông như máy SRR-1. Tuy nhiên, đây không phải là máy sấy nhiệt độ
thấp, mà là máy sấy “vỉ ngang” với lớp hạt thẳng đứng, và áp dụng kỹ thuật
sấy tĩnh có đảo trộn, nhiệt độ 42-45 °c. Có hai bồ cót ( I & I I ), mỗi bồ chứa
500 kg hạt. Lần đầu sau khi sấy bồ thứ I trong 4- 5 giờ, đổ ra trộn lại. Trong
thời gian trộn lại thì chuyển quạt qua bồ lúa thứ II sấy 4- 5 giờ. K ế tiếp,
chuyển quạt ngược lại bồ thứ I (sau khi trộn ) sấy thêm 3-4 giờ đạt ẩm độ 1415 %. Sau khi xong bồ thứ I chuyển quạt qua bồ thứ II sấy tiếp phần còn lại.
Cứ liên tục như thế, trong khi đảo trộn ở buồng này, quạt được chuyển qua sấy
buồng kia, nên không bị gián đoạn. Thời gian sấy (16- 18 h / m ẻl tấn) được
tính khi cả 2 bồ đều khô.
Techmart An Giang 2006

11



Kỳ yếu hội thào khoa học

Hình 9:

Máy sấy STR-1

4.2.4 Máy sấy tháp
Máy sấy tháp tiêu biểu cho phương pháp sấy “động”, lớp hạt di động có
cơ hội tiếp xúc đều với không khí sấy nên sự giảm ẩm sẽ đồng đều hơn. Hạt
di chuyển từ trên cao (do gàu tải đưa lên) xuống mặt đất theo chuyển động
thẳng đứng hoặc dich-dắc.
Tùy cách bố trí của dòng di chuyển hạt qua tháp, ta phân biệt 2 phương pháp:
a) Sấy tháp liên tục; hạt qua tháp sấy một lượt rồi vào bin ủ, và “nghỉ”
ở đó một thời gian, sau đó lại qua tháp sấy lượt thứ 2, và tiếp tục như thế lượt
thứ 3, 4,...
b) Sấy tháp tuần hoàn, hạt đi qua tháp sấy được gàu tải đưa trở lại tháp.
Thời gian “ủ ” chỉ khoảng Vỉ giờ, là thời gian hạt ở trong gàu tải và ở trong
thùng chứa trên buồng sấy. VI thế, với cùng một máy sấy tháp, nhiệt độ dùng
trong chế độ sấy tuần hoàn phải thấp hơn so với sấy liên tục.
Ở Việt Nam, từ 1975 đến2000, nhiều máy sấy tháp đã được lắp đặt,
thông qua các chương trình tài trợ quốc tế hoặc chế tạo trong nước. Việc ứng
dụng bị hạn chế vì các vấn đề sau:
c) Giá đầu tư quá mẩcế Một máy 5 tấn/giờ, (giảm 5% độ ẩm) ngoại
nhập giá khoảng 0,5- 1 triệu USD (8 - 16 tỷ đồng); loại chế tạo trong nước giá
khoảng 1 tỷ đồng.
d) Đa số các máy dùng lò đốt dầu: Chi phí nhiên liệu cao thì chi phí sấy cao.

Techmart An Giang 2006


12


Kỷ yếu hội thảo khoa học

e) Môt Số máy thiết k ế khône đúng: làm giảm chất lượng hạt. Thường
“chép m ẫu” một máy sấy liên tục ngoại nhập, không thay đổi nhiệt độ, nhưng
lại sử dụng ở chế độ sấy tuần hoàn.
f) Nhiều máy không thể sấy lúa ẩm đô cao: Lúa hè-thu Việt Nam thu
hoạch ở 25-30% ẩm độ và lẫn nhiều tạp chất nên không thích hợp với thiết kế
máy sấy tháp ở nước ngoài dành cho bắp, lúa mì... Hạt lúa thường bị dính bết,
nghẹt trong tháp, không di chuyển được, làm cho cả hệ thông bị vô hiệu.
Trong khoảng 3 năm gần đây, một sô" nhà chế tạo đã dần khắc phục các
nhược điểm trên bằng cách dùng đốt trấu, chọn nhiệt độ đúng, làm sạch hạt
ẩm... Giá thành chế tạo cũng giảm nhiều. Cộng với xu hướng tập trung xay
xát lúa gạo, máy sấy tháp đã bước đầu được ứng dụng trong thực tế; có
khoảng 5 máy ở Long An và các Tỉnh khác.
4.2.5 Máy sấy tầng sôi
Từ 1995, Khoa Cơ khí và Công nghệ Trường Đại học Nông Lâm
TPHCM đã thiết kế, chế tạo, và lắp đặt máy sấy tầng sôi liên tục MTS-1 năng
suất 1 tấn/giờ, sơ đồ cấu tạo như trên (Hình 12). Máy gồm có: lò đốt trấu
kiểu phun liên tục; quạt ly tâm thổi khí nóng từ lò vào buồng sây tạo sự sôi
và sấy hạt, và buồng sấy dạng hình hộp. Hạt từ phểu được trục cuốn đẩy liên
tục vào buồng sấy, “sôi” và đi dọc sàn sấy nhờ sức đẩy của khí sây rồi được
tháo ra ở cuối sàn bằng trục tháo hạt. Không khí sấy thoát ra khỏi lớp hạt qua
xyclôn để lắng tạp chất rồi một phần được hồi lưu về quạt và hoà trộn với khí
lò để tiết kiệm nhiệt. Kết quả khảo nghiệm MSTS-1 năm 1995: Thời gian sấy
hạt trung bình 2 - 3 phút, giảm độ ẩm của hạt từ 31 % xuống 21 % với năng
suất 700 - 1000 kg/h. Lấy mẫu đo độ rạn nứt hạt qua xay xát và độ trắng của
gạo, kết quả không khác biệt với mẫu phơi bóng râm.


Hình 12: Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy sấy tầng sôi STS-1 ,

Techmart An Giang 2006

13


Kỳ yếu hội thào khoa học

So với máy sấy tháp, máy sấy tầng sôi có các ưu điểm sau:
a) Hạt chuyển động qua buồng sấy dễ dàng, dù độ ẩm hạt rất cao
và có chứa nhiều tạp chấtế Với máy sấy tháp, hạt ẩm và bẩn thường không
chảy được qua tháp sấy.
b) Ẩm độ hạt sau khi sấỵ đồng đều, do toàn bộ bề mặt hạt tiêp xúc
rất tốt với khí sấy nhờ sự “sôi”. Ẩm độ đầu vào không đồng đều vẫn cho ra
hạt khô tương đối đồng đều, vì hạt ẩm hơn thì nặng hơn, nên lưu trú trong
buồng sấy lâu hơn. Ở máy sấy tháp, hạt ít ẩm hay ẩm hơn đều chảy cùng tốc
độ, nên đầu ra ít đồng đều hơn.
Tuy nhiên máy sấy tầng sôi không thể sấy lúa có ẩm độ dưới 18 %, vì
làm gãy gạo, nên chỉ sử dụng được trong qui trình sấy “2 giai đoạn”. Giai
đoạn II của qui trình này (sấy từ 17- 18 % ẩm độ xuống 14 %) đòi hỏi qui mô
tập trung và lớn, chưa được phổ biến rộng ở Việt Nam, nên máy sấy tầng sôi
cũng không thể phát triển theo.

4.2.6 Máy sấy bảo quản (in-store drỵer)
Đây là phương pháp sấy với nhiệt độ
thấp (bằng hoặc cao hơn không quá 5 °c
so với nhiệt độ khí trời). Dùng lượng
gió rất nhỏ so với sấy tĩnh, nên thời gian

sấy khá dài, có thể đến 7 ngày; vì vậy,
ẩm độ lúa đầu vào phải khá thấp, không
quá 18%.
ở Việt Nam, kỹ thuật sấy này được áp
dụng cho “sấy giai đoạn 2 ”, nghĩa là
trước đó hạt đã được sấy nhanh hoặc
khá nhanh, ví dụ bằng máy máy sấy tĩnh
xuống 14- 17% nhưng không đềuẵ Qua
3- 4 ngày sấy nhiệt độ thấp, ẩm độ hạ
xuống 13,5% ±0,5% . (N.LỂHưng et.al,

Hình 13:

Kho sấy bảo quản 400 tấn
An Giang

1995).

Techmart An Giang 2006

14


Kỷ yếu hội thảo khoa học

5. Sấy các loại nông sản thủy sản khác
Nguyên tắc đảo chiều không khí sây đã được áp dụng thành công với
nhiều loại sản phẩm như: bắp, đậu phộng, đậu nành, đầu tôm, cá thực phẩm,
cá thức ăn chăn nuôi, nhãn tráim nhãn cơm... Dĩ nhiên, với một loại sản phẩm
cụ thể, cần bô" trí thích hợp các bộ phận (quạt, lò đốt, buồng sấy); trình bày chi

tiết sẽ quá dài trong phạm vi bài này. Vài minh họa ở Hình 14 (máy sấy các
sặc rằn ở Cà Mau),và Hình 15 (máy sấy cơm nhãn ở Tiền Giang).

Hình 14: Máy sấy thủy sản (Cà Mau,
2005), năng suất sấy 500 kg /mẻ 20
giờ; chất đốt là củi hoặc than đá.

Giang, 2003), năng suất 300 kg/mẻ.

6. Bảo quản lúa
Bảo quản lúa thương phẩm là quan trọng. Thu hoạch mỗi năm hai vụ,
mỗi vụ dồn dập trong khoảng một tháng. Ngược lại, các nhà máy xay xát chế
biến hoạt động rải dài nhiều tháng, nên hạt cần thời gian bảo quản để giữ chất
lượng cho đến khi chế biến. Thị trường lúa gạo thế giới biến động nhiều, giá
cả lên xuống; thời điểm xuất khẩu bán được giá chưa hẳn trùng với thời điểm
thu hoạch được mùa.
Bảo quản giông cũng quan trọng. Hạt giống được sấy và chế biến xong
chưa phải gieo ngay. Trong điều kiện trồng hai vụ mỗi năm, hạt giông cần
được bảo quản từ 1 đến 5 tháng; giống dự trữ phải bảo quản được 1 năm. Yêu
cầu là giữ được độ nẩy mầm cao, không bị nhiễm bệnh, không bị sâu mọt và
chim chuột phá hại.

Techmart An Giang 2006

15


Kỳ yếu hội thào khoa học

4.3 Nhắc lại: thời

gian an toàn để tồn
trữ lúa (Hình 16)

Thời g ian an toàn lổ n triĩ LÚA

0 3 8 oC
0 3 2 oC
0 2 7 oC
0 2 1 oC

Nhiệt độ càng thấp, ẩm
độ càng thấp, thời gian
bảo quản được hạt càng
tăng.

í r 21 oC
r 27 ỏc
32 oC

N hiệt dộ hạt

18-5 20.0 21.5
<ỉộ hạt, %

Hình 16:

Thời gian an toàn để tồn trữ lúa.

6.1 Tình hình b ảo quản lúa g ạo
Yêu cầu tiên quyết để bảo quản là hạt phải khô; nên các điểm trình bày

trên về sấy cũng trực tiếp liên quan đến yêu cầu bảo quản. Hiện trạng bảo
quản lúa gạo ở ĐBSCL có thể khái quát như sau:
6.1.1 Bảo quản lúa trong dân
a) Bảo quản lúa hàng hóa trong dân
Đa sô" nông dân bảo quản lúa để làm giống, để ăn và chăn nuôi, s ố liệu
biến thiên nhiều, tùy nhóm hộ và địa phương; xu hướng càng gần các thị xã
với nhiều nhà xay xát, chợ đần mối... càng ít bảo quản hơn. Nói chung, nông
dân tích trữ lúa không nhiều vì thiếu vốn làm vụ kế, và vì không đủ phương
tiện bảo quản; sô" hộ bảo quản lúa để chờ bán được giá là thiểu sô", khoảng 1025% tùy địa phương.
Phương thức bảo quản lúa trong nông dân chủ yếu bằng bao pp khoảng
45- 50kg. Một số ít bảo quản đổ xá trong gia đình, dùng vỉ tre hay bồn gỗ.
b) Bảo quản giống trong dân
Do giống công nghiệp của các Công ty Giông cung cấp rất ít so với nhu
cầu, nên do tập quán đa số nông dân (70- 90% tùy nơi) tự bảo quản lúa giông.
Khôi lượng giông bảo quản không nhiều, khoảng 100- 400 kg. Thời gian bảo
quản đa số từ 2 đến 4 tháng, tức là không để qua cách vụ.
6.1.2 Bảo quản ở các Công ty kinh doanh lúa gạo
Kho tồn trữ tương đối lớn chủ yếu nằm ở các công ty kinh doanh lương
thực của Nhà nước. T hế nhưng đa số chỉ là bảo quản tạm: một ít lúa chờ xay

Techmart An Giang 2006

16


Kỷ yếu hội thảo khoa học

xát, chủ yếu là bảo quản gạo chờ chuyển ra cảng xuất khẩu, Dạng bảo quản
trong bao là phổ biến.
Khảo sát sơ bộ vài cơ sở xay xát, có thể thấy tải trọng chế biến lúa gạo

thay đổi lớn trong năm, tập trung nhất vào vụ Đông - Xuân và hầu như bất
động vào một sô' tháng trong nãmề Như vậy, một vướng mắc lớn của hệ thống
kinh doanh lúa gạo hiện nay là không kiểm soát được quá trình bảo quản lúa.
v ề mặt kỹ thuật, ai cũng biết hạt thóc (lúa) dễ bảo quản hơn nhiều so với hạt
gạo đã bóc vỏ trâu. Thế nhưng hiện tại, việc bảo quản thóc lại nằm rải rác đủ
kiểu trong dân. Không thể không chế chất lượng gạo xuất khẩu với nguồn
nguyên liệu “trôi nổi” như thế. Đây có lẽ không phải là vân đề kỹ thuật, mà
là cơ chế chính sách, hoặc ít nhất cũng là tương tác giữa kỹ thuật và cơ chế.
Xét thực tế, quan điểm khá logic là các kho bảo quản cần nhằm phục
vụ cấc nhà máy xay (bóc vỏ), thay vì tập trung ở các công ty xuất khẩu .
6.2 Phương thức bảo quản đổ xá
Bảo quản dạng bao như hiện nay có ưu điểm là phù hợp với lề lối bốc
xếp thỏ công, nhưng cũng bị hai nhược điểm:
a) Chi phí bao bì: sơ bộ ước tính khoảng 40.000 đ/tân.
b) Không kiểm soát được ẩm độ hạt trong điều kiện nóng ẩm ở
ĐBSCL. Theo tính toán với phương trình ẩm độ cân bằng, cũng như qua thực
tế, hạt sẽ hồi ẩm đến 15,5% với không khí ban đêm ẩm đến 95%, dù trưđc đó
hạt đã được sấy khô xuống 14%.
Các nước tiên tiến đều áp đụng phương thức bảo quản đổ xá. Dĩ nhiên
đầu tư khá lớn, bao gồm xây dựng kho và lắp đặt các thiết bị phụ trỢẳTùy loại
kho, mỗi tấn cần đầu tư từ 30 đến 100 USD. Đặc điểm “bí quyết” của cách
bảo quản này là thông gió cưỡng bức qua khôi hạt. Ở các nước ôn đới, thông
gió với không khí lạnh ban đêm có tác dụng làm nguội hạt rất rõ, vì nhiệt độ
thâp và ẩm độ không khí cũng thấp. Ngược lại ở vùng nhiệt đới như nước ta,
chỉ thông gió được vào một sô' giờ nhất định trong ngày, khi ẩm độ không khí
thấp dưới 70%.
Có thể nói đây là lãnh vực đang còn bỏ ngỏ. Chưa có nghiên cứu đôi
chiếu kỹ thuật về cách bảo quản ở qui mô lớn để lúa ít giảm chất lượng. Cũng
chưa có những nghiên cứu kinh tế nào về chi phí, lời lỗ của các kỹ thuật bảo
quản có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam. Trường đại học Nông Lâm TP

Hồ Chí Minh có lẽ là cơ quan đầu tiên nghiên cứu thăm dò trên lĩnh vực này ở
qui mô nhỏ, và “dựa dẫm ” theo dõi sản xuất để có các kết luận sơ bộ ở qui
mô lđn. Một sô" kết quả được trình bày sau đây:
Techmart An Giang 2006

17


Kỳ yếu hội thào khoa học

6.2.1 Bảo quản thông thoáng với máy SRR-1 (TP Hồ Chỉ Minh và Huế)
ở qui mô nông hộ nhỏ, năm 1996, hai Trường đại học Nông Lâm TP Hồ
Chí Minh và H uế đã kết hợp thí nghiệm bảo quản lúa trong 9- 12 tháng dùng
máy sấy SRR-1. Ẩ m độ hạt không vượt quá 13,5% trong 12 tháng. Độ nẩy
mầm vẫn giữ được trên 85%. Kết quả đã nêu được tiềm năng sử dụng kiêm
nhiệm máy sấy SRR-1 để bảo quản lúa; quan trọng hơn là khẳng định sự thích
hợp của phương pháp bảo quản thông thoáng dùng không khí nóng và khô vào
gần trưa.
62.2 Bảo quản thông thoáng với máy SHG-4 ở Long Phú (Sóc Trăng)
Một thí nghiệm bảo quản ở qui mô lớn hơn (30 tân lúa) cũng được thực
hiện tại ưại giống Long Phú (Sóc Trăng) cuối năm 1999, dùng bin chứa 3 m *8 m
của máy sấy SHG-4 với vách xây cao để chứa lớp lúa dày l,9m. Định kỳ mỗi
tuần vào lúc trưa khô ráo, thổi thông thoáng với lượng gió 2,7 m /s trong 2 giờ.
Kết quả đo tốc độ gió bề mặt (trung bình 6,70 ±độ lệch chuẩn 0,80
m/phút) cho phép mạnh dạn sử dụng quạt sấy SHG-4 cho việc bảo quản, tăng
tính đa dụng của thiết bị, và giảm chi phí sử dụng.
Kết quả đo nẩy mầm thể
hiện ở Hình 17 với ẩm độ
khi bắt đầu bảo quản là
14%. Có thông thoáng, độ

nẩy mầm hạt sau 7- 8
tháng thì cao hơn so vđi
hạt đôi chứng trong bao.
Sau 12 tháng, lô hạt được
bán thanh lỷ. Một thương
lái xay xát đã mua lô hạt
này vào tháng 1-2001 với
giá hơi cao hơn giá gạo đã
được thu hoạch trước đó 3
tháng, chứng tỏ chất lượng
thương phẩm của hạt được
đánh giá tốt.

T h ấ n g ltí*n i m

Hình 17:

Kết quả nẩy mẩm của thí nghiệm bảo
quản lúa ở Long Phú (Sóc Trăng,1999)

6.2.3 Bảo quẳn thông thoáng ở An Giang, và c ầ n Thơ
Trường Đại học Nông Lâm đã thiết k ế và lắp đặt 2 máy sấy bảo quản,
máy 400 tấn ở Traị Giống Định Thành (An Giang), và máy 100 tấn ở Trại
Techmart An Giang 2006

18


Kỷ yếu hội thảo khoa học


Giống Huyện Thốt Nốt (Cần Thơ). Trên cơ sở các kết quả trên, đã kết hợp
theo dõi tình hình diễn biến độ ẩm, sâu mọt., của lô lúa mà nhà kinh doanh
tạm trữ. Việc theo dõi có thể bị chấm đứt khi lúa bán được giá trên thị trường!
Nói cách khác là thí nghiệm “nép theo sản xuất”.
Dù vậy, cũng rút được kinh nghiệm qua thực tế sử dụng và hao hụt. Đã
hình thành qui trình: sấy thật khô dưới 13%, thông thoáng 4 giờ mỗi tuần, lúa
giống sẽ giữ được hơn 6 tháng. Nếu chỉ bảo quản 3 tháng, sai biệt giữa 2
phương thức bảo quản (đổ xá và trong bao) không rõ rệt. Nhưng nếu bảo quản
lâu hơn, sai biệt khá rõ nét. Lúa giống trữ trong bao đến tháng thứ 5 thì giảm
nẩy mầm.
Vậy, giữ giống 3 tháng từ Đông Xuân qua Hè Thu không gặp vân đề gìắ
Tuy nhiên, nếu nhu cầu là giữ giông từ Đông-Xuân để dùng cho vụ Đông
Xuân sau (tối thiểu 5 tháng, tối đa 8 tháng) thì bảo quản đổ xá thông thoáng
phát huy được lợi thế, nhờ khống chế không để ẩm độ khôi hạt tăng lên.
Ngoài ra, đổ xá thì tiết kiệm bao và lao động hơn.
6.2.4 Tính kỉnh tế của bảo quản thông thoáng
Chi phí bảo quản chủ yếu là tiền điện (hoặc diesel) để chạy quạt thông
thoáng, tính với giá 1000đ/kWh và 7.000 đ/Lít diesel. Ngoài ra, có chi phí đốt
lò, giả sử (và thực tế) 15% thời điểm thông thoáng rơi vào ngày mưaắ v ề đầu
tư, chỉ tính thêm phần bảo quản, nếu dùng máy sây có sấn. Giả thiết khấu
hao 10 năm, mỗi năm chỉ sử dụng 9 tháng. Trả công lao động canh máy chỉ
tính cho thời gian thông thoáng là 2 giờ/lần (một tuần một lần). Tính toán với
4 trường hợp tiêu biều, giả sử thời gian bảo quản 9 tháng, như Bảng 2:

Techmart An Giang 2006

19


Kỹ yểu hội thào khoa học


Bảng 2 Ề
. So sánh các phương án bảo quản lúa (tính theo giá 2005)

Đầu tư phần bảo quản
(triệu đồng)

I

II

III

IV

SRR-1
mở rộng

Máy sấy
bảo quản
100 tấn

Buồng
bảo quản
theo máy
sấy SHG8 (điện)

Như III,
động cơ
diesel


0,4

100

40

40

3

100

70

70

0,7

14

11

(2 Lít/h)

Khối lượng bảo quản (tấn)
Động cơ
(kWh/h)
Chi phí cho khối lượng trên
(đồng)

■ Khấu hao

40.000 10.000.000

■ Điện (hoặc diesel)

50.400

3.000.000

3.000.000

1.008.000

792.000

1008.000

6.000

60.000

48.000

48.000

36.000

288.000


288.000

360.000

133.400 11.354ể000

4.136.000

4.574.000

■ Chất đốt (than)
■ Lao động
Cộng:
Tính ra, chi phí bảo quản 1
kg hạt (đồng)

41

114

103

113

Như vậy trong 4 phương án:
- Bảo quản ở qui mô nông hộ là rẻ nhất; nhược điểm là khó hội nhập
được với thị trường lớn luôn chờ thời cơ để mua bán nhanh gọn.
- Bảo quản với máy sấy bảo quản là chính qui nhất, và chi phí cũng cao nhất.
- Bảo quản với máy sây tĩnh tận dụng có chi phí trung bình; tuy nhiên
sẽ hạn chế một vụ sấy, hoặc phải rút thời gian bảo quản xuống cón 4- 5 tháng.

Nếu so với biến động của giá ỉúa sau vụ thu hoạch thường ở mức
200- 400đ/kg cao hơn, các chi phí trên là có lợi cho người đầu tư bảo quản.
Tuy nhiên thực tế tính với giá lúa khi thu hoạch 2400 đ/kg (2005), phải trả lãi
ngân hàng 1% /tháng, nếu chôn vốn 9 tháng, thì bảo quán kg lúa đó phải tính
thêm 216 đ. ít ai dám “đầu cơ” với tình huống này. Thực tế chỉ giới hạn bảo
quản trong khoảng 4- 5 thángễ

Techmart An Giang 2006

20


Kỷ yếu hội thảo khoa học

6.3

Bảo quản kín (Hermetic storage,)

Gần đây, Viện Lúa Quốc tế IRRI đã thí nghiệm và phổ biến phương
pháp bảo quản kín. “Kín” nghĩa là oxygen từ môi trường không thể “thấm ”
qua lớp bao để tiếp xúc với hạt. Oxygen ban đầu trong bao sẽ giảm dần với sự
hô hấp của sâu mọt và hạt, như thế sẽ làm sâu mọt chết ngạt. Đã thí nghiệm
hai loại bao: bao 3 lớp cỡ nhỏ, chứa 50 kg lúa (Hình 18) và túi lớn chứa 5 tấn
lúa, thực chất là bao kín 100 bao pp đựng lúa (Hình 19). Thí nghiệm ở IRRI
và Việt Nam (Bạc Liêu và đHNL HCM) cho thấy giông giữ tốt trong một
năm; gạo trữ một năm vẫn giữ chất lượng tốt.

Hình 18: Bao bảo quản kín 50 kg

Hình 19: Túi bảo quản kín 5 tấn


vấn đề còn lại là chi phí. Do giá bao nhập ngoại khá đắt (0,5 - 1 USD/
bao 50 kg; 1000 USD/ túi 5 tấn) nến khó thuyết phục sử dụng, c ầ n công
nghiệp chế tạo bao tại chổ để giảm giá thành bảo quản.
7ẻ Vân đề p h át triể n máy sây và kho bảo quản
Các vấn đề này được nêu dưới dạng các câu hỏi sau:
- về công nghệ, hạt lúa Việt Nam có yêu cầu sấy khác với các
nước trên th ế giới?
- Vai trò của cán bộ khuyên nông trong việc thúc đẩy quá trình cơ
giới hóa sấy lúa?
- Khuyến nông liên quan đến máy móc có gì khác so với khuyến
nông các biện pháp kỹ thuật nông học, như áp dụng giông mới, phương
thức bón p h â n ...?
- Làm thế nào để vận động, thúc đẩy nông dân / doanh nghiệp chế
biến đầu tư và áp dụng máy sấy?

Techmart An Giang 2006

21


×