Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Nghiên cứu, thiết kế cấu trúc CSDL địa danh Việt Nam trên bản đồ địa hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.53 MB, 98 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Địa danh nói chung và địa danh bản đồ nói riêng là một trong những
thành phần quan trọng phản ánh đời sống văn hóa của con người qua các thời kỳ
lịch sử, tuy nhiên địa danh thể hiện trên các loại bản đồ địa hình còn có nhiều
điểm chưa thống nhất.
Địa danh bản đồ là một thành phần của ngôn ngữ bản đồ, giúp cho người
sử dụng bản đồ có cái nhìn tổng quát về khu vực cần nghiên cứu, đồng thời cũng
là thành phần cơ sở của nền địa lý để các ngành quy hoạch, giao thông, thủy
điện, du lịch, …sử dụng trong thực tiễn.
Địa danh trên bản đồ, đặc biệt là bản đồ địa hình hiện sử dụng không
thống nhất với địa danh thực tế, ví dụ như địa danh Khuổi Bốc thể hiện trên bản
đồ địa hình có phiên hiệu F48-56-B-a ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh
Bắc Kạn nhưng trên thực tế địa danh này không tồn tại mà nguyên nhân có thế
do trong quá trình thành lập bản đồ đã có sự nhầm lẫn, mặt khác địa danh giữa
các bản đồ địa hình thành lập ở các thời điểm khác nhau cũng có những khác
nhau, ví dụ như địa danh Tục Mục ở xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh thì trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000 lưới chiếu Bonne được ghi là Hà
Gian nhưng trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 lưới chiếu Gauss thì lại ghi là
Tục Mục. Chính vì vậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa danh phục vụ công tác
lập bản đồ để sử dụng thống nhất trong cả nước là một yêu cầu cấp thiết.
Hiện nay, thông tin về địa danh hầu như còn phân tán ở các cơ quan khác
nhau như thông tin địa danh quốc tế được lưu trữ ở Bộ Tài nguyên và Môi
trường, địa danh biển đảo được lưu trữ ở Bộ Nội vụ, địa danh hành chính được
Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng lưu trữ, địa danh dân cư, sơn
văn, thủy văn, ... hiện nay đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện
chuẩn hóa trên toàn quốc (đã thực hiện được ở 15 tỉnh khu vực miền núi phía
Bắc). Trước thực trạng lưu trữ dữ liệu địa danh hiện nay như vậy, việc thống
nhất dữ liệu địa danh về một mối là công việc cần làm và phải làm để phục vụ
các mục đích khác nhau, đặc biệt phục vụ công tác lập bản đồ, bảo về chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ. Để thực hiện việc đó thì việc xây dựng cấu trúc cơ sở dữ


liệu địa danh cần phải được nghiên cứu và thực hiện.

1


Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu địa danh bản đồ làm tăng tính chính xác
của bản đồ, làm cơ sở để xây dựng các loại bản đồ và xây dựng CSDL nền thông
tin địa lý Quốc gia thống nhất về địa danh, làm căn cứ thống nhất để các ngành
sử dụng địa danh thống nhất.
Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu địa danh bản đồ để xây dựng cơ sở dữ
liệu địa danh thống nhất phục vụ nghiên cứu và phát triển văn hóa, lịch sử các
vùng miền trong cả nước.
Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu địa danh bản đồ góp phần xây dụng
chuẩn cơ sở dữ liệu địa danh thống nhất hướng tới hội nhập, giao lưu với các
nước trên thế giới, tiến tới việc xây dựng Ủy ban địa danh quốc gia.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu, thiết kế cấu trúc CSDL địa danh Việt Nam trên bản đồ địa
hình.
- Ứng dụng cụ thể để xây dựng cấu trúc CSDL địa danh trên một đơn vị
hành chính.
3. Mục tiêu của đề tài
- Tổng hợp lý thuyết về địa danh học, địa danh bản đồ, cơ sở dữ liệu.
- Xây dựng cấu trúc CSDL địa danh phục vụ công tác lập bản đồ.
- Xây dựng thử nghiệm cơ sở dữ liệu địa danh trên một đơn vị hành chính
theo cấu trúc cơ sở dữ liệu đã xây dựng, làm căn cứ để tiến hành nghiên cứu
chuẩn quốc gia về địa danh sau này.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Thu thập, phân tích các đề án, dự án về địa danh bản đồ đã được thực hiện
trong nước.
Thu thập, nghiên cứu các chuẩn Quốc gia về CSDL nền thông tin địa lý GIS.

- Thu thập, đánh giá hiện trạng địa danh bản đồ (dự kiến ở bản đồ địa hình
ở tỷ lệ 1/50.000 hệ VN 2000) ở tỉnh Lai Châu.
- Xây dựng cấu trúc CSDL địa danh của bản đồ địa hình ở tỷ lệ 1/50.000
hệ quy chiếu VN. 2000.
- Thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu địa danh tỉnh Lai Châu trên cơ sở 24
mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 hệ quy chiếu VN. 2000.
2


5. Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài
- Phương pháp thống kê và điều tra thực địa
- Phương pháp chuyên gia kết hợp thực nghiệm
- Phương pháp chồng xếp bản đồ đa thời gian
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu và kế thừa
6. Sản phẩm của đề tài
Đưa ra cái nhìn tổng quan về địa danh học và địa danh bản đồ dưới góc độ
xây dựng cơ sở dữ liệu địa danh phục vụ công tác lập bản đồ;
Cấu trúc cơ sở dữ liệu địa danh Việt Nam; Sản phẩm thử nghiệm xây
dựng CSDL địa danh tỉnh Lai Châu.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, cấu trúc luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về địa danh và các phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu địa danh
Chương 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa danh tỉnh Lai Châu

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA DANH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỊA DANH
1.1. Tổng quan về địa danh
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về địa danh
Địa danh gắn liền với các công cuộc tìm kiếm, khám phá những vùng đất
của loài người, nó là yếu tố động, liên quan đến sự xuất hiện hay mất đi của các
đối tượng địa lý, sự thay đổi tên gọi của các đối tượng địa lý. Chúng ta vẫn
thường sử dụng địa danh trong đời sống hàng ngày nhưng có lẽ ít người để ý đến
khái niệm địa danh là gì?
Theo Lê Trung Hoa trong tác phẩm ”Địa danh học Việt Nam” có định
nghĩa: Địa danh là tên gọi của các đối tượng địa lý trên bề mặt Trái Đất bao gồm
cả đối tượng địa lý tự nhiên, đối tượng địa lý nhân tạo được con người sử dụng
trong quá trình sinh sống, là một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống xã
hội.
Theo định nghĩa trong Đại Từ điển tiếng Việt: Địa danh là tên các vùng
miền, tên địa phương.
Trong bài ”Địa danh nước ngoài trên bản đồ thế giới: khái niệm, thuật
ngữ và phương thức nhập nội địa danh” của GS.TS Hoàng Thị Châu trên
website http//ngonngu.net có đưa ra định nghĩa: Địa danh hay là tên địa lí
(toponym, geographical name) là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối
tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính,… được con người đặt
ra.
Địa danh có được định nghĩa như thế nào thì mỗi địa danh ra đời trong
hoàn cảnh nhất định phản ánh thời điểm lịch sử xã hội chung quanh địa danh đó
với rất nhiều biến cố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ,… được lưu
trữ trong địa danh như Điện Biên Phủ, Quảng Trị... Từ đó cho thấy , địa danh là
tên gọi của các đối tượng trên bề mặt Trái Đất do con người đặt và sử dụng
trong quá trình sinh sống và phát triển. Do địa danh được hình thành theo quá
trình sinh sống của con người nên địa danh cũng có quá trình hình thành, phát
triển và biến đổi theo trong cuộc sống của con người, phản ánh các thời điểm
của xã hội loài người. Từ đó hình thành bộ môn khoa học nghiên cứu địa danh,

được gọi là địa danh học. Địa danh học là một bộ môn nghiên cứu về địa danh,
4


phân loại địa danh, các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh, phân
vùng địa danh, phương pháp đặt địa danh, cấu tạo của địa danh, vòng đời của
địa danh.
Địa danh được thể hiện trên bản đồ được gọi là địa danh bản đồ, địa danh
bản đồ có đặc điểm khác với địa danh trong ngôn ngữ là được xác định trong mô
hình không gian thu nhỏ của thế giới thực theo quy định của bản đồ về tỷ lệ, về
mô hình, ký hiệu.
1.1.2. Dưới góc độ xây dựng cơ sở dữ liệu địa danh
Địa danh thể hiện trên bản đồ là tên các đối tượng địa lý thể hiện trên bản
đồ, bao gồm danh từ chung chỉ loại và tên gọi của đối tượng địa lý đó.
Danh từ chung có thể được ghi trên bản đồ như xóm, thôn, … hoặc cũng
có thể được thể hiện qua cách biểu diễn đối tượng trên bản đồ như kiểu chữ,
màu chữ hoặc ký hiệu viết tắt nhưng bất kỳ đối tượng nào được thể hiện trên bản
đồ thì cũng được xếp loại vào một chuyên đề nhất định, gắn với một danh từ
chung hoặc được ký hiệu theo một danh từ chung (có thể danh từ chung không
được ghi cụ thể mà chỉ thể hiện qua màu chữ, kiểu chữ,...)
Tên của đối tượng địa lý chính là thành phần quan trọng nhất của địa danh
để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác mặc dù có thể là cùng có tên gọi
giống nhau như địa danh Cầu Giấy có thể có Quận Cầu Giấy và Cầu Giấy,…
Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng một địa danh nói chung sẽ bao gồm hai
thành phần cơ bản là danh từ chung chỉ loại đối tượng và địa danh. Khi các danh
từ chung trở thành một bộ phận cấu thành của địa danh thì viết hoa chữ cái đầu
của danh từ chung như sau:
Quận Cầu Giấy: danh từ chung + địa danh
Cầu Giấy: danh từ chung + địa danh trong đó chữ “Cầu” là danh từ chung
đã trở thành một bộ phận cấu thành của địa danh và được viết hoa chữ ”C”, tuy

nhiên đây là trường hợp rất khó xác định khi nào thì danh từ chung trở thành
một bộ phần của địa danh, khi nào thì không trở thành một bộ phận của địa
danh. Thông thường thì địa danh có một âm tiết thì danh từ chung của chúng
thường đi kèm và trở thành một bộ phận của địa danh.
Việc nghiên cứu địa danh giúp ta xác định thế nào là địa danh, có bao
nhiêu loại địa danh ở Việt Nam, người Việt có mấy phương thức đặt địa danh,
cấu tạo của địa danh,… tuy nhiên trong đề tài này, học viên không đi sâu vào
5


nghiên cứu địa danh theo hướng cách đặt địa danh, âm tiết của địa danh,... mà
học viên chỉ giới thiệu sơ qua về địa danh học ở khía cạch ngôn ngữ học để có
một cái nhìn tổng thể về địa danh.
1.2. Cấu tạo của địa danh Việt Nam
Cấu tạo địa danh dưới góc độ địa danh học và ngôn ngữ học có hai kiểu
cấu tạo chủ yếu là cấu tạo đơn và cấu tạo phức.
1.2.1. Địa danh có cấu tạo đơn
Địa danh có cấu tạo đơn là địa danh gồm có một từ đơn đơn âm tiết hoặc
một từ đơn đa tiết thuộc loại cấu tạo đơn. Các địa danh có thể là danh từ, động
từ, hoặc số từ nhưng đã chuyển thành danh từ như Nghĩa Tân, Rạch Lở, Chợ
Mới, Phường 8, …
1.2.2. Địa danh có cấu tạo phức
Là các địa danh gồm hai thành tố có nghĩa (từ, ngữ) trở lên thuộc loại cấu
tạo phức. Loại này có thể chia ra như sau:
a. Loại gồm các thành tố có quan hệ đẳng lập:
Loại này gồm các thành tố thuộc cùng từ và có cùng chức năng.
+ Với địa danh thuần Việt: Loại địa danh thuần Việt có cấu tạo đẳng lập
không nhiều như vùng Gò Môn (Gò Vấp + Hóc Môn), …
+ Với địa danh Hán Việt: Loại địa danh Hán Việt thường có cách cấu tạo
này và thành tố thường là tính từ hoặc danh từ như Tân Phú, An Lạc, … Đôi khi

hai, ba địa danh Hán Việt sát nhập thành một như Phú Khánh (Phú Yên + Khánh
Hòa) Hà Sơn Bình (Hà Đông + Sơn Tây + Hòa Bình), ….
b. Loại gồm các thành tố có quan hệ chính phụ:
Đa số địa danh thuần Việt có cấu tạo này, địa danh Hán Việt cũng có
nhưng ít hơn.
+ Địa danh thuần Việt: thành phần chính (thường là danh từ, danh ngữ)
đứng trước thành phần phụ:
Động từ + tính từ; tính từ + số từ; danh từ + số từ; danh từ + danh từ; ….
như: cầu Đúc Nhỏ, cầu Đen 1, cầu Rạch Chiếc, ….
+ Địa danh không thuần Việt: Một số thành tố chính đứng trước, một số
thành tố chính đứng sau: Tính từ + danh từ, động từ + tính từ, số từ + danh từ,
… như: Phước Kiểng, An Đông, Hiệp Bình, Vĩnh Hội, phường Tam Bình, …
6


+ Địa danh hỗn hợp: Đa số có cấu tạo danh từ + danh từ, một số ít có cấu
tạo danh từ + danh ngữ/ số từ / tính từ như huyện Hàm Tân, huyện Hàm Thuận
Bắc, ….
1.3. Phân loại địa danh
Tùy theo từng hướng nghiên cứu, cách tiếp cận mà các nhà nghiên cứu
địa danh đã phân loại địa danh theo cách nghiên cứu của mỗi người, cụ thể như
sau:
- Các nhà địa danh học Liên Xô cũ đã chia địa danh theo đối tượng mà địa
danh thể hiện, tức là dựa vào nội dung của nó. Trong cuốn sách Toponimija
Moskvy, G.L. Smolisnaja và M.V. Gorbanevskij đã chia địa danh làm 4 loại:
1) Phương danh (tên các địa phương)
2) Sơn danh (tên núi, gò, đồi, …)
3) Thủy danh (tên các dòng chảy, hồ, …)
4) Phố danh (tên các đối tượng trong thành phố)
Còn A.V. Superanskaja trong Chto takoe toponimika chia địa danh làm 7

loại như sau:
1) Phương danh (tên các địa phương)
2) Thủy danh (tên các sông, suối, hồ, …)
3) Sơn danh (tên núi, gò, đồi, …)
4) Phố danh (tên các đối tượng trong thành phố)
5) Viên danh (tên các quảng trường, công viên)
6) Lộ danh (tên các phố)
7) Đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, trên nước, trên không)
- Trong các bài viết của Trần Thanh Tâm “Thử bàn về địa danh Việt
Nam” có chia địa danh Việt Nam làm 6 loại:
1) Loại đặt theo địa hình và đặc điểm
2) Loại đặt theo vị trí không gian và thời gian
3) Loại đặt theo tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử
4) Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu
5) Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp và tổ chức kinh tế
6) Loại đặt theo sinh hoạt xã hội
7


- Trong hai cuốn sách “ Địa danh Việt Nam” và “Một số vấn đề về địa
danh Việt Nam”, Nguyễn Văn Âu đã phân loại địa danh theo ba cấp: loại, kiểu
và dạng.
1) Loại địa danh
1.1) Địa danh tự nhiên: sông Hồng, núi Trường Sơn, …
1.2) Địa danh kinh tế - xã hội: làng Thượng Cát, huyện Sa Pa, …
2) Kiểu địa danh
2.1) Thủy danh: sông Hồng, hồ Núi Cốc,…
2.2) Sơn danh: núi Thằn Lằn, núi Bà Đen,…
2.3) Lâm danh: rừng Cúc Phương, rừng Tánh Linh, …
2.4) Làng xã: làng Trại, xã Hải Bối, …

2.5) Huyện thị: huyện Sa Pa, huyện Từ Liêm,…
2.6) Tỉnh, thành phố: tỉnh Hà Giang, thành phố Hà Nội, …
2.7) Quốc gia: Việt Nam, Trung quốc, …
3) Dạng địa danh
3.1) Sông ngòi: sông Hồng, ngòi Thia, …
3.2) Hồ đầm: hồ Tây, hồ Trúc Bạch, …
3.3) Đồi núi: Trường Sơn, Tây Côn Lĩnh
3.4) Hải đảo: Côn Đảo, Trường Sa, …
3.5) Rừng rú: rừng U Minh, Cúc Phương, …
3.6) Truông, trảng: trảng Bàng, truông Nhà Hồ, …
3.7) Làng, xã: Thượng Cát, Cổ Bi, …
3.8) Huyện, quận: Hoàn Kiếm, Từ Liêm, …
3.9) Thị trấn: Trùng Khánh, Đông Anh, …
3.10) Tỉnh: Thái Bình, Nam Định, …
3.11) Thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, ….
3.12) Quốc gia: Việt Nam, Ấn Độ, …
- Trong cuốn sách “Địa danh học Việt Nam”, Lê Trung Hoa đã chia địa
danh ra làm 4 loại như sau:
1) Địa danh chỉ địa hình tự nhiên
2) Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều
8


3) Địa danh chỉ các đơn vị hành chính
4) Địa danh chỉ vùng
Theo quan điểm của học viên về địa danh trên quan điểm bản đồ thì mỗi
địa danh tương ứng với một đối tượng địa lý trên bề mặt Trái Đất, được biểu
diễn trên bản đồ nên việc phân loại địa danh theo nhóm đối tượng thể hiện trên
bản đồ là phù hợp với cách thể hiện bản đồ. Mặt khác, việc xây dựng cơ sở dữ
liệu địa danh được thể hiện trên bản đồ trên cơ sở phân loại địa danh theo các

nhóm đối tượng thể hiện trên bản đồ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tra cứu,
lưu trữ và sử dụng địa danh trong công tác thành lập bản đồ và các mục đích
khác. Từ những quan điểm như vậy học viên tạm phân loại địa danh theo cách
phân loại nhóm đối tượng trên bản đồ như sau:
1) Địa danh hành chính (tên các tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường, xã)
2) Địa danh dân cư (tên các điểm dân cư như thôn, xóm, bản, làng, ....)
3) Địa danh sơn văn (tên các dãy núi, núi, đỉnh núi, ....)
4) Địa danh thủy văn (tên sông, suối, hồ,...)
5) Địa danh giao thông (tên các đường giao thông quốc gia, tỉnh,...)
6) Địa danh văn hóa lịch sử (tên các điểm văn hóa lịch sử như bảo tàng,...)
7) Địa danh kinh tế xã hội (tên các điểm kinh tế xã hội như khu công
nghiệp, công viên, ...)
8) Địa danh biển đảo (tên các biển, các đảo, quần đảo, bãi ngầm,...)
Ta có sơ đồ như sau:

9


1.4. Các phương pháp nghiên cứu địa danh
1.4.1. Các nguyên tắc nghiên cứu địa danh
Trong quá trình nghiên cứu địa danh, các nhà địa danh học đã đưa các
nguyên tắc nghiên cứu địa danh như sau:
1) Phải am hiểu lịch sử địa bàn nghiên cứu:
Lịch sử một vùng đất bao gồm các biến cố chính trị, quá trình sinh sống
của các dân tộc, … do đó việc nghiên cứu địa danh cần sử dụng tư liệu của các
ngành sử học, dân tộc học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, địa lý lịch sử, …
2) Phải am hiểu địa hình của địa bàn nghiên cứu:
Địa hình có hai loại chính là địa hình cao và địa hình thấp. Địa hình cao
gồm núi, đồi, gò, …Địa hình thấp gồm sông, rạch, biển, hồ, … Cần biết địa hình
để hiểu vì sao ở chỗ này, chỗ kia có nhiều địa danh mang các từ chỉ địa hình.

3) Phải tìm những hình thức cổ của địa danh:
Là một từ ngữ như các từ ngữ khác, địa danh chịu sự tác động của các quy
luật ngữ âm. Do đó, một số địa danh đã biến đổi qua nhiều hình thức ngữ âm.
4) Phải nắm vững các đặc điểm về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của
phương ngữ tại địa bàn:
Superanskaja đã viết “Nhiều địa danh được sinh ra trong các phương ngữ,
từ chất liệu phương ngữ”. Bởi vậy, nếu không có những kiến thức về phương
ngữ tạo ra địa danh, ta không hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa của một số địa danh.
Chẳng hạn nếu không hiểu sự phát âm lẫn lộn giữa hai âm đầu S và X trong
phương ngữ Nam Bộ thì ta không thể hiểu nguồn gốc của địa danh Hàng Xanh
(vốn là Hàng Sanh)
5) Phải thận trọng trong việc vận dụng các phương pháp ngôn ngữ học khi
phân tích địa danh:
Địa danh được cấu tạo bởi những đơn vị ngôn ngữ, mặt khác các phương
pháp của ngôn ngữ học thường mang đến những kết quả có độ chính xác cao
nên rất có giá trị khoa học.
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu địa danh
Trên cơ sở các nguyên tắc nghiên cứu địa danh, các nhà địa danh học
cũng đưa ra các phương pháp nghiên cứu địa danh như sau:
1) Phương pháp thống kê phân loại
10


Trước khi bắt tay nghiên cứu địa danh ở vùng nào, chúng ta phải thống
kê, phân loại toàn bộ địa danh vùng đó. Qua bảng thống kê, phân loại địa danh
này, ta có thể thấy rõ số lượng từng loại địa danh, từ đó rút ra đặc điểm của từng
loại nói riêng và đặc điểm địa danh toàn vùng nói chung.
2) Phương pháp điền dã
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu địa danh một cách có phương pháp và hệ
thống mới khởi sự từ hai mươi năm trở lại đây. Việc ghi chép thời điểm ra đời

của các địa danh ít được quan tâm. Do đó, địa danh ở bất cứ vùng nào, số lượng
chưa rõ thời điểm địa danh ra đời cũng chiếm số lượng cao hơn rất nhiều so với
số lượng đã rõ. Thực trạng này đòi hỏi người nghiên cứu phải mất công sức để
tìm kiếm lời giải đáp mà một trong những hướng tìm là đi điền dã. Phải đi về
nơi xuất phát của địa danh mới có hy vọng tìm ra thời điểm xuất hiện địa danh,
lý do đặt tên cho đối tượng.
3) Phương pháp so sách, đối chiếu
Để thấy rõ tính đặc thù của một vùng, ta cần so sánh, đối chiếu địa danh
vùng đó với địa danh vùng khác để thấy những tương đồng và dị biệt của địa
danh các vùng. Đây là phương pháp so sánh, đối chiếu đồng đại. Ngoài ra, để
xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh, ta phải sử dụng phương
pháp so sánh, đối chiếu lịch đại.
Khi sử dụng phương pháp đối chiếu lịch đại, ta phải hiểu rõ những quy
luật biến đổi ngữ âm trong lịch sử. Khi xác định dạng gốc của một địa danh, ta
không những quan tâm đến mặt ngữ nghĩa mà còn đặc biệt quan tâm tới mặt ngữ
âm. Về mặt này, ta phải lưu ý tới cấu trúc âm tiết tiếng Việt, các nhà Việt ngữ
học thường tách âm tiết thành ba yếu tố là âm đầu, vần và thanh điệu.
4) Phương pháp khảo sát bản đồ
Ta có thể khảo sát các bản đồ theo diện đồng đại để phát hiện những loại
địa danh nào xuất hiện nhiều ở địa bàn nào để tập trung tìm hiểu rõ nguồn gốc, ý
nghĩa của từng nhóm địa danh đó. Ngoài ra ta cũng có thể khảo sát, đối chiếu
các bản đồ theo diện lịch đại, đối chiếu các bản đồ theo trình tự trước sau ta sẽ
thấy một số địa danh cũ đã biến mất, một số địa danh mới xuất hiện, những thay
đổi về ngữ âm, chữ viết.
5) Tham khảo địa danh và các tài liệu địa danh của các nước láng giềng

11


Là phương pháp sử dụng các tài liệu về địa danh của các nước khác trên

thế giới để làm rõ và phong phú về quan điểm khoa học, phương pháp nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, kinh nghiệm nghiên cứu. Từ đó đưa ra phương pháp
nghiên cứu địa danh sát thực, tiệm cận theo sự phát triển của địa danh học ở các
nước phát triển đã có quá trình nghiên cứu địa danh lâu dài, tạo điều kiện giảm
bớt thời gian, chi phí cho công tác nghiên cứu địa danh trong nước. Đồng thời
trên cơ sở tài liệu địa danh của các nước, ta cũng có thể thấy được các địa danh
đã từng được sử dụng và đang được sử dụng trên lãnh thổ nước ta.
1.5. Công tác địa danh của các nước trên thế giới
Công tác địa danh ở các nước trên thế giới hiện nay theo định hướng của
Liên hợp quốc áp dụng cho tình hình thực tế của mỗi quốc gia khác nhau, với
mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu địa danh chuẩn, thống nhất phục vụ các nhu cầu
xã hội.
1.5.1. Liên hợp quốc với công tác địa danh
Liên Hiệp Quốc viết tắt là LHQ, là một tổ chức quốc tế tuyên bố hỗ trợ sự
cộng tác của các quốc gia thành viên trong các lĩnh vực luật pháp quốc tế, an
ninh quốc tế, phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và nhân quyền. Liên Hiệp Quốc
được thành lập năm 1945 để thay thế Hội Quốc Liên với mục đích ban đầu là
chấm dứt chiến tranh giữa các quốc gia, gìn giữ hòa bình và thúc đẩy đối thoại.
Từ trụ sở trong lãnh phận quốc tế tại thành phố New York, Liên Hiệp
Quốc và các cơ quan chuyên môn của nó quyết định các vấn đề về điều hành và
luật lệ. Tổ chức này được chia thành các cơ quan hành chính, chủ yếu gồm: Đại
hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư kí, Tòa án
Quốc tế vì Công lý. Ngoài ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của
Hệ thống Liên Hiệp Quốc, ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi
đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).
+ Nghị quyết số 4 của Hội nghị Liên hợp quốc về chuẩn hóa địa danh
Nghị quyết bao gồm những kiến nghị cụ thể dưới đây
Kiến nghị A: Các cơ quan quốc gia về địa danh
Chuẩn bị cho bước đi đầu tiên của việc chuẩn hoá quốc tế về địa danh,
mỗi nước đều phải có cơ quan quốc gia về địa danh với cơ cấu tổ chức và chức

năng, nhiệm vụ sau:

12


a. Cơ quan quốc gia về địa danh bao gồm một thành viên hoặc một nhóm
các thành viên phối hợp có quyền hạn rõ ràng, có những quy phạm cho việc
chuẩn hoá địa danh và có chính sách cho việc chuẩn hoá địa danh cho quốc gia
mình.
b. Cơ quan quốc gia về địa danh có tình trạng pháp lý, hợp phần, chức
năng và thủ tục sau:
- Là một tổ chức bền vững trong cấu trúc nhà nước;
- Tạo cơ hội lớn nhất cho sự thành công của chương trình chuẩn hoá địa
danh quốc gia;
- Trong khuôn khổ của nó có thể thành lập các uỷ ban địa danh theo vùng
hoặc khu vực tương ứng với khu vực địa lý hoặc ngôn ngữ;
- Tạo điều kiện cho các cơ quan chính phủ, các tổ chức tư nhân và các tổ
chức khác xem xét về hiệu quả hoạt động của nó, qua đó tạo nên một sự quan
tâm chung của cả nước;
- Tạo khả năng sử dụng đầy đủ các dịch vụ của các nhà trắc địa, các nhà
bản đồ, các nhà ngôn ngữ cũng như của bất kỳ những chuyên gia nào để có thể
giúp cho cơ quan địa danh quốc gia tiến hành công việc của mình một cách có
hiệu quả;
- Cho phép ghi chép, lưu trữ và xuất bản, phổ biến rộng rãi và mau chóng
các địa danh đã được chuẩn hoá trong nước và trên thế giới.
Về mặt tổ chức, những quốc gia chưa bắt đầu tiến hành việc chuẩn hoá
địa danh trên cơ sở quốc gia cần bắt đầu thành lập cơ quan quốc gia về địa danh
của mình và thông báo cho Liên hợp quốc về cơ cấu tổ chức, chức năng và địa
chỉ liên lạc của nó.
Kiến nghị B: Thu thập địa danh

Để chuẩn hoá địa danh trước hết cần thu thập các địa danh. Yêu cầu của
việc thu thập địa danh cụ thể như sau:
a. Tiến hành cả ở trong phòng và ngoài thực địa nhằm thu thập đầy đủ các
thông tin sau:
- Dạng phát âm và viết của địa danh cũng như nghĩa của nó theo dân cư
địa phương;
- Cách viết trong các tài liệu địa chính và quản lý đất đai;
13


- Cách viết trên các bản đồ cũ và mới, trong các nguồn tài liệu lịch sử
khác;
- Cách viết trong các báo cáo thống kê, danh mục và trong các tài liệu
khác có giá trị tương đương;
- Cách viết trong các dịch vụ hành chính và kỹ thuật khác.
b. dạng phát âm địa phương của địa danh được ghi lại trên băng từ và
được viết bằng ký hiệu ngữ âm của cơ quan địa danh quốc gia.
c. Xác định đặc điểm, phạm vi, vị trí của đối tượng được đặt tên (về mặt
này ảnh máy bay là một công cụ đắc lực), đồng thời cũng cần xác định các thuật
ngữ địa lý chung được sử dụng tại địa phương.
d. Nếu có thể, ít nhất cần tham khảo hai nguồn tư liệu độc lập tại địa
phương cho mỗi địa danh được điều tra. Những người có nhiệm vụ thu thập địa
danh cần phải được đào tạo đầy đủ để nhận biết và giải quyết những vấn đề về
ngôn ngữ (Hệ thống ngữ âm, cấu trúc ngữ pháp và chính tả) về đối tượng địa lý
và thuật ngữ địa lý.
Kiến nghị C: Những nguyên tắc xử lý địa danh trong phòng
Mỗi cơ quan địa danh lập ra, chấp nhận và quy định những nguyên tắc
định hướng cũng như những thao tác để áp dụng trong quá trình tác nghiệp.
Những nguyên tắc và thao tác phải bao hàm:
a. Những thủ tục buộc phải tuân theo trong việc đệ trình cơ quan địa danh

những đề nghị đặt tên mới hoặc thay đổi tên cũ.
b. Những nhân tố mà cơ quan địa danh cần tính đến khi xem xét các đề
nghị về địa danh, như:
- Cách sử dụng hiện tại;
- Thông tin cơ bản về lịch sử;
- Việc xử lý địa danh các vùng đa ngôn ngữ và ngôn ngữ không có chữ
viết;
- Phạm vi mà những địa danh ngoại lai cần phải tránh;
- Tránh sự lặp lại của địa danh;
- Tránh việc một đối tượng có nhiều hơn một tên gọi;
- Làm rõ phạm vi chính xác của mỗi địa danh riêng biệt, bao gồm việc đặt
tên cho toàn bộ hoặc một số phần của các đối tượng chính;
14


- Loại bỏ những địa danh không ai ưa thích.
c. Các quy tắc viết địa danh.
d. Những trình tự để các tổ chức có quan tâm có thể thể hiện quan điểm
của họ về một kiến nghị về địa danh để cơ quan địa danh tham khảo, quyết định.
e. Những trình tự hình thức cho việc công bố các quyết định của cơ quan
địa danh và để đảm bảo các địa danh đã được chuẩn hoá sẽ xuất hiện trên các
bản đồ quốc gia.
Ngoài các nguyên tắc này cần thêm những đề nghị sau:
1) Tránh những thay đổi địa danh không cần thiết;
2) Cách viết địa danh phù hợp nhất với qui tắc chính tả hiện hành của đất
nước đồng thời lưu ý đến các dạng thổ ngữ;
3) Việc xử lý địa danh một cách hệ thống không làm mất đi những thành
phần quan trọng;
4) Xem xét và chọn ra một địa danh chuẩn khi mà tồn tại nhiều tên gọi
cho một đối tượng;

5) Đối với các nước mà ngôn ngữ của họ đưa phần mạo từ xác định vào
địa danh thì cơ quan địa danh phải xác định những địa danh nào bao gồm mạo từ
xác định và chuẩn hoá chúng một cách phù hợp. Trường hợp các ngôn ngữ có cả
dạng xác định và không xác định đối với tất cả hoặc hầu hết địa danh thì cần
chuẩn hoá trên cơ sở một dạng nào đó;
6) Tất cả các nước đặt ra các tiêu chuẩn cho việc sử dụng chữ viết tắt các
thành phần trong địa danh;
7) Mỗi nước sẽ đề xuất một hệ thống riêng cho việc xử lý các địa danh
ghép.
Kiến nghị D: Những khu vực đa ngôn ngữ
Đối với những nước có nhiều hơn một ngôn ngữ, cơ quan địa danh cần:
a. Xác định các địa danh trong từng ngôn ngữ chính thống và trong các
ngôn ngữ khác một cách thích hợp;
b. Cho một chỉ định rõ ràng về sự bình đẳng hoặc quyền ưu tiên của các
địa danh đã được thừa nhận một cách chính thức;
c. Công bố các tên đã được thừa nhận chính thức trên bản đồ và danh
mục địa danh.
15


Kiến nghị E: Danh mục địa danh quốc gia
Mỗi cơ quan địa danh quốc gia lập ra và thường xuyên tái bản các danh
mục địa danh phù hợp cho tất cả các địa danh đã được chuẩn hoá.
Trong danh mục, ngoài bản thân địa danh còn cần thêm một số thông tin
cần thiết về vị trí và sự nhận biết các đối tượng được đặt tên. Cụ thể như sau:
a. Loại đối tượng;
b. Mô tả chính xác về vị trí và phạm vi cho mỗi đối tượng. Nếu được nên
có một điểm có toạ độ để tham khảo;
c. Đối với các đối tượng tự nhiên có phân bố dài, rộng cần có thêm thông
tin tham khảo về các hợp phần của chúng;

d. Những thông tin về hành chính hoặc vùng là cần thiết và nếu có thể cần
chỉ ra vị trí của đối tượng trên bản đồ;
e. Tất cả các địa danh (nếu nhiều hơn một) đã được chuẩn hoá chính thức
cho một đối tượng; các địa danh đã dùng trước đây cho đối tượng.
Nếu điều kiện kỹ thuật và kinh tế cho phép có thể bổ xung thêm những
thông tin khác về địa danh như giống, số, dạng xác định hay không xác định, vị
trí của đường phố, tông (giọng) và ngữ âm trong hệ thống của Hội ngữ âm Quốc
tế. Những thông tin này sẽ giúp cho việc hiểu biết tốt hơn và sử dụng địa danh
cả trong nước và quốc tế.
+ Nhóm chuyên gia Liên hợp quốc về địa danh (UNGEGN)
UNGEGN được thành lập theo Nghị quyết 715 A (XXVII) ngày 23 tháng
4 năm 1959 và 1314 (XLIV) ngày 31 tháng 5 năm 1968 và quyết định của Hội
đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc tại cuộc họp lần thứ 1854 ngày 4 tháng 5
năm 1973 để đẩy mạnh việc chuẩn hoá địa danh trên cả hai mức độ quốc gia và
quốc tế.
a) Mục đích
Những mục đích chính của UNGEGN là:
- Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn hoá địa danh trên cả
hai mức độ quốc gia và quốc tế và để chứng minh những lợi ích phát sinh từ
việc chuẩn hoá này;
- Thu thập những kết quả làm việc của các thành viên quốc gia và quốc tế
liên quan đến việc chuẩn hoá địa danh và để làm thuận tiện cho việc phổ biến
những kết quả đó đến các quốc gia thành viên Liên hợp quốc;
16


- Nghiên cứu và đưa ra các nguyên tắc, chính sách và phương pháp phù
hợp cho việc giải quyết vấn đề chuẩn hoá ở từng quốc gia và quốc tế;
- Đóng góp vai trò tích cực trong việc làm dễ dàng sự trợ giúp khoa học
và kỹ thuật, nói riêng cho các nước đang phát triển, nhằm tạo ra cơ chế để chuẩn

hoá địa danh ở từng quốc gia và quốc tế;
- Cung cấp phương tiện liên hệ và phối hợp giữa các quốc gia thành viên
và các cơ quan quốc tế trên các công việc liên quan đến chuẩn hoá địa danh;
- Thực hiện các nhiệm vụ mà nghị quyết của các Hội nghị của Liên Hợp
quốc về chuẩn hoá địa danh giao cho.
b) Các nguyên tắc
- Nhóm chuyên gia sẽ hoạt động như một đoàn thể, mang tính tư vấn và vì
vậy những thoả thuận về những vấn đề không mang tính thủ tục sẽ đạt được
bằng sự đồng thuận chứ không phải bằng biểu quyết;
- Những quyết định của nhóm chuyên gia sẽ được đệ trình như những đề
nghị lên các Hội nghị Liên hợp quốc về chuẩn hoá địa danh, và nếu được chấp
thuận, sẽ được đệ trình lên Hội đồng kinh tế và Xã hội dưới dạng nghị quyết để
xác nhận cuối cùng, với kiến nghị rằng tất cả các quốc gia thành viên sẽ tìm
cách tốt nhất để phổ biến và trưng bày qua các phương tiện và các kênh thích
hợp như các tổ chức chuyên môn, các viện nghiên cứu, các viện đào tạo. Những
quyết định của nhóm chuyên gia sẽ mang tính đề nghị;
- Các câu hỏi liên quan đến chủ quyền quốc gia sẽ không được nhóm
chuyên gia thảo luận;
- Nhóm chuyên gia trong các hoạt động của mình sẽ trung thành với
những nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc và với những điều khoản
sau:
+ Việc chuẩn hoá địa danh sẽ được dựa trên những thành tựu khoa học
liên quan đến cả ngôn ngữ và các phương tiện kỹ thuật của việc gia công và tạo
ra cơ sở dữ liệu địa danh học;
+ Việc chuẩn hoá quốc tế về địa danh phải dựa trên cơ sở sự chuẩn hoá
quốc gia.
c) Các chức năng
Nhóm chuyên gia có các chức năng sau:

17



- Phát triển các thủ tục và thiết lập cơ chế chuẩn hoá địa danh nhằm đáp
ứng yêu cầu quốc gia và các yêu cầu riêng;
- Tiến hành công việc chuẩn bị cho các Hội nghị thường kỳ của Liên hợp
quốc về chuẩn hoá địa danh, tạo sự hoạt động liên tục giữa các kỳ hội nghị, lập
ra bộ phận lãnh đạo thực hiện các nghị quyết do các hội nghị ban hành;
- Khuyến khích việc thảo luận và nghiên cứu các bước đi lý thuyết và
thực tiễn hướng đến việc chuẩn hoá;
- Phối hợp hoạt động giữa các phân ban ngôn ngữ/ địa lý đã được thành
lập nhằm mở rộng tầm công việc vượt trên mức quốc gia, khuyến khích sự tham
gia tích cực của các quốc gia và các phân ban, và đẩy mạnh mức độ thống nhất
trong các công việc đã tiến hành;
- Tạo ra một cơ cấu cần thiết để phục vụ công việc của các phân ban và
phân phát các xuất bản phẩm theo các lĩnh vực của các phân ban;
- Phát triển các chương trình đào tạo phù hợp cho các quốc gia riêng rẽ
hoặc nhóm các quốc gia để phục vụ việc chuẩn hoá;
- Giúp cho các tổ chức sản xuất bản đồ nhận thức được tầm quan trọng
của việc sử dụng các địa danh đã được chuẩn hoá;
- Duy trì quan hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan nhằm khuyến khích
các phân ban của UNGEGN tham gia vào các hội nghị vùng của Liên hợp quốc
và các hội nghị bản đồ khác;
- Tạo mức độ làm việc ở cấp quốc gia và quốc tế cao nhất có thể nhằm
làm gắn bó giữa địa danh học và bản đồ học;
- Biến các nguyên tắc chuẩn hoá và các địa danh đã được chuẩn hoá sẵn
có thành thông tin thực tiễn để sử dụng rộng rãi nhất thông qua tất cả các
phương tiện phù hợp.
d) Các thành phần
* Các phân ban ngôn ngữ/địa lý
- Nhóm chuyên gia sẽ bao gồm các chuyên gia từ các phân ban ngôn

ngữ/địa lý do các quốc gia cử. Nhóm chuyên gia sẽ bầu ra người đứng đầu để
dẫn dắt các hoạt động của nhóm trong và giữa các phiên họp;
- Các phân ban ngôn ngữ/địa lý sẽ hỗ trợ hoạt động của nhóm chuyên gia;
- Số lượng các phân ban ngôn ngữ/địa lý và thành phần của chúng có thể
thay đổi nếu thấy cần;
18


- Mỗi nước tự quyết định việc tham gia vào phân ban nào. Một nước có
thể là thành viên của một phân ban khác nếu sự tham gia của nước đó không làm
thay đổi đặc tính ngôn ngữ/địa lý của phân ban đó. Một chuyên gia có thể được
mời tham dự các buổi gặp gỡ của các phân ban khác như một quan sát viên hoặc
cố vấn;
- Mỗi phân ban nếu có hơn một quốc gia sẽ bầu ra, theo cách riêng của
mình, một chuyên gia đại diện cho phân ban ( chủ tịch phân ban) tại tất cả các
cuộc họp nhóm chuyên gia;
- Để bảo đảm sự hoạt động liên tục, mỗi phân ban nếu có hơn một quốc
gia sẽ bầu thêm một quyền đại diện; đại diện phân ban sẽ hoạt động chặt chẽ với
quyền đại diện;
- Đại diện phân ban sẽ khuyến khích các hoạt động về chuẩn hoá địa danh
trong nội bộ phân ban bằng tất cả các phương tiện phù hợp (thư từ với các đại
diện quốc gia về chuẩn hoá địa danh và các cơ quan đo đạc bản đồ quốc gia; tổ
chức các buổi gặp mặt của các chuyên gia phân ban);
- Đại diện phân ban có trách nhiệm làm cho công việc của nhóm chuyên
gia và tiềm năng của nó đối với việc hỗ trợ kỹ thuật sẽ khiến các quốc gia trong
phân ban của mình quan tâm, đồng thời có trách nhiệm báo cáo lên Liên hợp
quốc mọi vấn đề đặc biệt của phân ban;
- Để thảo luận các vấn đề kỹ thuật và thủ tục, một phân ban có thể tổ chức
các cuộc họp vùng trong thời gian các hội nghị Liên hợp quốc về chuẩn hoá địa
danh cũng như trong thời gian các cuộc họp nhóm các chuyên gia, hoặc vào bất

kỳ thời gian thích hợp nào khác.
* Cán bộ
- Nhóm chuyên gia sẽ bầu chọn các cán bộ sau: Chủ tịch, phó chủ tịch và
một báo cáo viên;
- Tất cả các phân ban tôn trọng sự bầu chọn và chức năng của các cán bộ
được quy định trong các quy chế về thủ tục của nhóm.
* Các nhóm làm việc
- Các nhóm làm việc sẽ được giải tán sau khi hoàn thành các nhiệm vụ
được chỉ định. Việc kéo dài thời gian hoạt động của nhóm làm việc sẽ được
quyết định tại phiên họp nhóm chuyên gia. Nếu cần có thể thành lập thêm nhóm
làm việc và xác định nhiệm vụ làm việc của nó;
19


- Trưởng nhóm làm việc sẽ do nhóm làm việc bầu chọn.
1.5.2. Công tác địa danh của một số nước trên thế giới
+ Công tác địa danh ở Mỹ:
Ủy ban địa danh Hoa Kỳ là một cơ quan Liên Bang thành lập vào năm
1890, hoạt động theo Luật Công (1947) để duy trì việc sử dụng địa danh thống
nhất trong cả Liên Bang, thành phần của Ủy ban bao gồm đại diện của các cơ
quan liên quan như thông tin địa lý, dân số, sinh thái và quản lý đất đai công
cộng.
Việc chuẩn hóa địa danh được đặt ra khi nảy sinh các vấn đề phức tạp liên
quan đến địa danh trong quá trình thăm dò, khai thác và giải quyết các tranh
chấp ở vùng lãnh thổ phía Tây, sau nội chiến ở Hoa Kỳ. Mâu thuẫn trong cách
sử dụng địa danh đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho các nhà khảo sát,
các nhà sản xuất bản đồ và các nhà khoa học đã đặt ra yêu cầu thống nhất,
không mâu thuẫn nhau trong quá trình sử dụng địa danh.
Tổng thống Benjamin Harrison thành lập Ban địa danh, Ban địa danh có
nhiệm vụ giải quyết các câu hỏi về địa danh. Các quyết định của Hội đồng Ủy

ban được tất cả các phòng ban và các cơ quan chính phủ chấp nhận. Ban địa
danh từng bước mở rộng các phạm vi hoạt động trong Thế chiến thứ II bao gồm
địa danh nước ngoài và các khu vực khác mà Hoa Kỳ quan tâm. Năm 1947, Ban
Địa danh được Quốc hội Hoa Kỳ thành lập theo Luật Công 80-242 mà tính hữu
ích của việc chuẩn hóa địa danh đã được chứng minh thời gian.
Ngày nay, hơn 50 quốc gia có loại hình cơ quan địa danh quốc gia, Liên
hợp quốc cho rằng "phương pháp tốt nhất để đạt được tiêu chuẩn hóa quốc tế là
qua các chương trình chuẩn quốc gia." Nhiều quốc gia thành lập các chính sách
liên quan đến địa danh ở các quốc gia của họ.
Trong thời đại bùng nổ các hệ thống thông tin địa lý, Internet, và đất quốc
phòng hiện nay thì dữ liệu địa danh ngày càng quan trọng hơn và khó khăn hơn
trong quá trình sử dụng. Với việc áp dụng công nghệ mới nhất, Ban địa danh
tiếp tục sứ mạng phục vụ Chính phủ Liên bang và công chúng như là một tổ
chức cao nhất giải quyết các vấn đề về địa danh như yêu cầu đặt tên, thay đổi tên
và đề xuất tên mới. Hợp tác với Liên bang, nhà nước và các cơ quan địa phương,
Ban địa danh cung cấp một quy chuẩn thống nhất sử dụng địa danh mà qua đó
được áp dụng hiện nay.
20


+ Công tác địa danh ở Hungari:
Uỷ ban địa danh Hungari được thành lập vào năm 1989, trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Vùng. Mỗi địa danh mới hay thay đổi đều phải thông
qua Uỷ ban địa danh. Công tác địa danh Hungari được bắt đầu từ năm 2005 như
là một phần của nhóm nghiên cứu bản đồ và địa tin học MTA-ELTE. Công tác
địa danh Hungari với mục tiêu định nghĩa cách dùng địa danh thông thường và
giải quyết các vấn đề liên quan đến địa danh trên bản đồ, cách biểu thị địa danh.
Một trong các mục đích của công tác địa danh Hungari là hoàn thiện cơ sở dữ
liệu địa danh trong môi trường GIS. Dự án chính của công tác địa danh Hungari
là tạo lập và xây dựng hình ảnh của cơ sở dữ liệu địa danh Hungari từ một bản

đồ phối cảnh. Hệ thống cơ sở dữ liệu địa danh Hungari sẽ được xây dựng thành
hệ thống thông tin địa lý, trong đó địa danh Hungari của toàn bộ Carpathian
Basin thì được lựa chọn và phân tích. Có một số lớn địa danh Hungari gốc cổ ở
trong khu vực này và hầu hết được sử dụng hiện nay, khu vực bao trùm bởi địa
danh của người Hungari thì lớn hơn gấp 3.5 đến 4 lần diện tích hiện tại. Có các
danh sách tên riêng rẽ và nguồn dữ liệu số khác của chúng nhưng một từ điển
địa lý của các địa danh thì vẫn bị lỗi.
1.6. Quá trình phát triển và sử dụng địa danh ở Việt Nam
1.6.1. Quá trình hình thành chữ Việt và Việt hóa địa danh
Địa danh do con người đặt ra và đầu tiên được con người trao đổi với
nhau bằng ngôn ngữ nói, sau đó khi có chữ viết, địa danh được viết bằng bộ chữ
của mỗi dân tộc.
Cùng với quá trình hình thành và phát triển của tiếng Việt và chữ Việt, địa
danh trên các văn liệu nói chung và bản đồ nói riêng cũng thay đổi theo.
Chữ Việt xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XVII do hai giáo sĩ người Italia và
Bồ Đào Nha là ông Gaspa d’ amaral và Antonio de Barbosa. Cả hai ông đều làm
cuốn từ vựng là Annammitacium - Lutanium (Bồ - Việt); Lutanium Annammitacium (Việt - Bồ). Alexandre de Rhodes, giáo sĩ người Pháp là người
tổng kết và hoàn thiện thêm cách phát âm.
- Trước năm 1651, chữ chưa có dấu, chưa phân biệt a, ă, o, ô, u, ư, e, ê.
- Giữa thế kỷ XVII đã có dấu hỏi, dấu nặng, dấu ngã, đã phân biệt a, ă, o,
ô, u, ư, e, ê.
- Thế kỷ XVIII - XX có nhiều công trình nghiên cứu về chữ Việt.
21


- Từ thế kỷ thứ XX chữ Việt trở thành công cụ giao tiếp thuận lợi trong xã
hội Việt Nam, ta quen gọi là chữ Quốc ngữ.
Có thể nói chữ Việt hiện nay là hệ thống chữ ghi âm tiếng nói Việt bằng
các ký tự Latinh và các dấu phụ để thể hiện các thanh điệu tiếng Việt. Chữ Việt
hiện nay còn có một số các nhược điểm sau:

- Chưa hoàn toàn tuân theo các nguyên tắc ngữ âm học, đó là một ký tự
chỉ được biểu hiện bằng một âm vị nhất định và mỗi âm chỉ được ghi bằng một
ký tự nhất định. Ví dụ như âm /k/ được ghi bằng cả ba ký tự c, k, q hoặc một ký
tự như g có lúc ghi âm /g/ trong gay, go, ga… và âm /z/ trong gia, gio…
- Không có các phụ âm kép, phụ âm câm và không có các phụ âm b, d, l,
r, s ở cuối một từ.
- Dùng nhiều dấu nên in ấn rất khó khăn, nhất là in cùng với các đường
nét như trên bản đồ.
Ngoài người Kinh sử dụng tiếng Việt và chữ Việt, 53 dân tộc ít người ở
Việt Nam có tiếng nói riêng mình tồn tại song song với tiếng Việt. Có 25 dân
tộc chưa có chữ viết đó là các dân tộc: Mường, Thổ, Khơ Mú, Brâu, Giáy, La
Chí, Phù Lá, La Hủ, Kháng, Lự, Pà Thẻn, Chứt, Mảng, Ơ Đu, Cờ Lao, Bố Y, La
Ha, Cống, Ngái, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Sán Dìu, Hà Nhì, Xinh Mun.
28 dân tộc đã có chữ viết, đó là các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Hoa,
Khơme, H’rê, Cơ Ho, Ra Glai, H’Mông, M’Nông, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Lô
Lô, Giẻ-Triêng, Tả Ôi, Mạ, Co, Chơ Ro, Chu Ru, Lào, Dao, Cao Lan, Gia Lai, Ê
Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Chăm, X’tiêng.
Trong đó chữ có tự dạng Latinh là: Gia Lai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, H’rê,
Cơ Ho, Ra Glai, Cơ Tu, Giẻ-Triêng, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều, Co, Chơ Ro, Chu Ru,
M’Nông, X’tiêng.
Các nhóm chữ còn lại có tự dạng cổ hoặc tượng hình.
Cũng có các nhóm chữ tồn tại song song hai dạng như Nôm Tày, Nôm
Nùng và Tày - Nùng Latinh hoá.
Ngoài chữ Việt, nhóm chữ các dân tộc Tây Nguyên đọc phát triển sớm
hơn, phát triển hoàn thiện hơn và được sử dụng rộng rãi hơn. Chữ Ba Na xuất
hiện năm 1861, chữ Gia Rai năm 1918, chữ Ê Đê năm 1923, chữ Cơ Ho năm
1949 và chữ Xơ Đăng sau đó.

22



Như vậy, đầu tiên các địa danh ở Việt Nam xuất hiện dưới tự dạng Hán và
Nôm (như trong “Đại Nam Nhất thống toàn đồ” của Phan Huy Chú, “Dư địa
chí” của Nguyễn Trãi…) trong một thời gian dài. Bắt đầu từ thế kỷ XVII, địa
danh ở Việt Nam được viết bằng bộ chữ Việt do Alexandre de Rhodes đặt ra.
Từ khi Pháp xâm lược Việt Nam cuối thế kỷ XIX, công việc làm bản đồ được
tiến hành rất sớm để phục vụ cho các hoạt động quân sự và khai thác thuộc địa.
Qua đó, các địa danh đã được Latinh hoá (Pháp ngữ hoá) và đưa lên bản đồ ngay
từ khi tiếng Việt còn đang trong giai đoạn chuyển sang hệ chữ Latinh. Hệ thống
bản đồ địa hình trên lưới chiếu Bone tỷ lệ 1/100.000 phủ trùm toàn Đông Dương
là kết quả của quá trình này và ảnh hưởng rõ rệt đến các loại bản đồ tỷ lệ
1/50.000 cũng như các tỷ lệ lớn hơn được làm sau đó tại miền Bắc (do Cục Đo
đạc và Bản đồ Phủ Thủ tướng và Phòng Bản đồ - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội
Nhân dân Việt Nam làm) và tại miền Nam (do Nha Địa dư Đà Lạt và quân đội
Mỹ làm).
Rất nhiều bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề, Atlas được xuất bản ở Việt
Nam những năm tiếp theo với địa danh đã được Việt hoá hoàn toàn.
Quá trình Việt hoá địa danh rất dài, chuyển hoá từ Hán - Nôm sang Latinh
hoá qua các ngôn ngữ trung gian Hán - Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh lại thiếu các
hiểu biết cơ bản về địa danh học dẫn đến địa danh ở Việt Nam rất không thống
nhất và thiếu logic. Có thể kể ra hàng loạt ví dụ về sự không thống nhất và thiếu
logic này.
Với địa danh Việt Nam, do quá trình Việt hoá thông qua Pháp ngữ và bộ
chữ các dân tộc có chữ viết tự dạng Latinh (Êđê, Giarai, X’tiêng…) nên chúng
ta đã từng viết Lao Kay, Yên Báy, Hòn Gay, Bắc Kạn… và vẫn viết Cư Jút, Ea
Wer, Ea Wy,… tuy trong bộ chữ Việt không có các chữ cái W, F, J, Z. Cũng
không ai chắc chắn lắm khi viết Đắclắc (hay Daclac, Dăk lăk, Dăklăk, Dac_lac,
Đăc lắc...), Plâycu (hay Plêy cu, Pleiku, Plei ku...)…
Với địa danh nước ngoài thì lại càng rõ ràng hơn, chúng ta vẫn viết nước
Nga (mà thủ đô lại là Maxcơva), nước Đức (mà thủ đô là Beclin)… Chúng ta đã

từng viết Á Căn Đình/Acgiăngtin/Achentina; Úc đại lợi/Úc/Oxtrâylia. Với địa
danh Trung Quốc thì cho đến nay chúng ta vẫn hoàn toàn sử dụng địa danh Hán
- Việt không phải là phiên âm, chuyển tự mà là dịch âm Hán qua nghĩa Việt, vì
vậy mà chỉ có người Việt hiểu được (Nam Ninh thay vì Nanning, Bắc Kinh thay
vì Beijing, Thượng Hải thay vì Shanghai…) Địa danh nước ngoài thuần Việt rất
23


ít so với tên Hán Việt và thường là tiểu địa danh. Với địa danh ngoại lai (địa
danh do người nước ngoài đặt cho nước ta do quá trình thám hiểm và xâm
chiếm) cũng có những cách viết khác nhau. Ví dụ Grôttơ hoặc đảo Hang,
Xơmen hay hòn Đế giày, hòn Hài, hòn Guốc…
+ Tình hình sử dụng địa danh ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam trừ địa danh hành chính (tên tỉnh, thành phố, thị xã,
quận huyện, thị trấn, xã, phường) được sử dụng thống nhất trong cả nước theo
Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về việc thành lập các đơn
vị hành chính, địa danh được sử dụng rất không thống nhất, kể cả với các địa
danh Việt Nam, địa danh nước ngoài (Foreign geographical name) và địa danh
ngoại lai (exonyms). Sự không thống nhất này thể hiện qua cách viết địa danh
(viết hoa / viết thường; viết liền / viết rời; có gạch nối / không có gạch nối; chính
tả), cách sử dụng thuật ngữ địa lý (danh pháp), giữa các cơ quan thông tin đại
chúng (báo viết, báo nói, báo hình), giữa các cơ quan trung ương và địa phương,
giữa các bộ, ngành
1.6.2. Tình hình tổ chức nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Hiện nay nước ta chưa có Uỷ ban Quốc gia về địa danh mà mỗi bộ, ngành
đều làm công tác địa danh riêng để phục vụ cho mục đích của mình, vì vậy nên
mỗi bộ, ngành đều có những quy định riêng. Ví dụ như Bộ Giáo dục và Đào tạo
có quy định về cách viết chính tả tiếng Việt hay như Quốc hội có quy định về
cách viết tên nước ngoài, .....
Theo Nghị định 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính

phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ đã quy định cụ thể về “Hệ thống địa danh
trên bản đồ như sau:
1) Địa danh các đơn vị hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
2) Địa danh các đối tượng địa lý tự nhiên và xã hội chưa sử dụng thống
nhất thì quyết định trên cơ sở thống nhất ý kiến với uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
3) Địa danh quốc tế chưa được sử dụng thống nhất thì quyết định trên cơ
sở thống nhất ý kiến với Bộ Ngoại giao”.
Trước tình hình đó, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho phép Cục Đo đạc
và Bản đồ Việt Nam thành lập Phòng Địa danh bản đồ tại Trung tâm Thông tin
dữ liệu đo đạc và bản đồ nhằm mục đích phục vụ công tác quản lý, cập nhật,
24


cung cấp và nghiên cứu địa danh, đặc biệt là địa danh phục vụ công tác thành
lập bản đồ. Đây là đơn vị duy nhất trên cả nước có chức năng quản lý, cập nhật,
cung cấp địa danh bản đồ.
1.7. Cơ sở khoa học của công tác xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu địa danh
1.7.1. Cơ sở địa lí học
Địa lý học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về quy luật phân bố
không gian của địa hình, thủy văn, khí hậu, cư dân, các hiện tượng tự nhiên và
kinh tế, văn hóa xã hội khác. Các quá trình hình thành, phát triển của các đối
tượng địa lý như hình thành cao nguyên, dòng chảy nước mặt, nước ngầm, ...
những hiện tượng tự nhiên này đều được ngành địa lý ghi lại, lý giải, dự báo trên
cơ sở đó giúp con người hiểu được tự nhiên hơn, biết được đối tượng địa lý nào
mới được hình thành, đối tượng nào đã mất đi, khu vực nào con người có thể
sống, có thể trồng cây gì, ....
Địa lý học giúp xác định phạm vi phân bố, định vị địa danh, phân loại và
những thông tin cần thiết để xác định địa danh trên cơ sở toán học với sự trợ
giúp và sử dụng các ký hiệu qui ước để phản ánh sự phân bố, trạng thái và mối

quan hệ tương quan của các hiện tượng thiên nhiên và xã hội được lựa chọn và
khái quát hoá để phù hợp với mục đích sử dụng của bản đồ và đặc trưng cho khu
vực nghiên cứu. Địa danh gắn liền với các yếu tố, đối tượng địa lý. Mỗi địa danh
đều được cấu thành bởi hai bộ phận là danh từ chung chỉ đối tượng địa lý (sông,
suối, núi,…) và danh từ riêng chỉ tên gọi của các đối tượng địa lý.
Mỗi địa danh đều được gắn liền với không gian địa lý, không gian địa lý
cho con người biết được các thông tin thuộc tính của đối tượng địa lý mà địa
danh thể hiện như cấu tạo, thành phần, ....
1.7.2. Cơ sở ngôn ngữ học
Địa danh được đặt ra bằng thứ ngôn ngữ mà con người sử dụng. Địa danh
là một bộ phận đặc biệt của từ vựng, được cấu tạo bởi những đơn vị ngữ âm (âm
vị, âm tiết), chịu sự tác động của các quy luật ngữ âm nên địa danh còn là tài
liệu nghiên cứu của ngữ âm học. Địa danh là những danh từ, danh ngữ,… tuân
theo những phương thức cấu tạo từ, cấu tạo ngữ của tiếng Việt nên địa danh
cũng là tài liệu khảo cứu của Ngữ pháp học. Địa danh còn là sản phẩm do người
bản địa tạo ra, gắn chặt với ngôn ngữ của một địa phương nhất định nên địa
danh cũng là tài liệu nghiên cứu của Phương ngữ học. Địa danh ra đời trong một
25


×