Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

chuong 1 di truyen hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.22 KB, 39 trang )

Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

PHẦN DI TRUYỀN HỌC
Chương 1. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
BÀI MỞ ĐẦU. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN, ARN VÀ PROTEIN
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Cấu trúc và chức năng của ADN (axit deoxiriboNucleotit)
1.1 Cấu trúc ADN
- ADN là đại phân tử có cấu trúc đa phân, đơn phân là các Nucleotit
- Ở tế bào nhân sơ, ADN thường có cấu trúc mạch vòng. Ở tế bào nhân thực, ADN thường có cấu trúc
mạch thẳng (ngoài ti thể và lạp thể mạch vòng).
* Cấu trúc 1 đơn phân:
Mỗi Nu có khối lượng trung bình là 300 dvC, dài 3,4 ̇ . Mỗi Nu gồm 3 thành phần: đường deoxiribo,
gốc axit phosphate liên kết với đầu C5’ của đường và 1 trong 4 loại bazo nitric (A, T, G, X) liên kết với đầu
C1’ của phân tử đường. Trong đó gốc đường liên kết cộng hoá trị phosphodieste với gốc axit.
Có 4 loại đơn phân tương ứng với 4 loại bazo nitric là Adenin (A), Timin (T), Guamin (G), Xitoxin
(X). Bình thường, trong mỗi mạch các đơn phân này liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị
phosphodieste giữa gốc đường của đơn phân này và gốc axit của đơn phân kia.
Như vậy, ở mỗi đơn phân có tồn tại 2 liên kết cộng hoá trị.
* Cấu trúc không gian của ADN
Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch xoắn song song quanh một trục từ trái sang phải.
Đường kính mỗi vòng xoắn là 20 ̇ . Mỗi vòng xoắn gồm 10 cặp Nu.
Hai mạch poliNucleotit đi ngược chiều nhau. Mạch gốc đi từ chiều 3’ đến 5’, mạch bổ sung đi từ 5’
đến 3’.
Các Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T
bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
1.2 Chức năng của ADN
Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
1.3 Một số công thức thường dùng:


Chiều dài của gen : L = tổng số Nu trên 1 mạch đơn x 3,4 ̇
 1 micromet (µm) = 104 A0.
 1 nm = 10 A0.
 1 mm = 103 µm = 106 nm = 107 A0 .
Theo nguyên tắc bổ sung: A = T, G = X
Tổng 2 loại Nu không bổ sung nhau = tổng số Nu trên 1 mạch đơn và bằng 50% số Nu toàn mạch
A + G = và %A + %G = 50%
Với số Nu trên từng mạch: mạch 1 có A1, T1, G1 và X1. Mạch 2 có A2, T2, G2 và X2. Ta có:
A = A1 + A2, %A =
(do gen có 2 mạch)

G = G1+ G2,
%G =
Theo nguyên tắc bổ sung thì A1 = T2, G1 = X2 và ngược lại. Nên ta cũng có thể viết:
A = A1 + T1 = A2 + T2
Số liên kết hidro: do A liên kết với T bằng 2 liên kết, G liên kết với X bằng 3 liên kết nên: H = 2A +
3G
Số liên kết hoá trị (phosphodieste)
* Giữa các Nu trên gen HT = N – 2
* Toàn phần giữa đường và axit: HT = 2N – 2
Khối lượng phân tử: M = N x 300 (1 Nu nặng 300 dvC)
Số vòng xoắn (chu kì xoắn): C = N/20
2. Cấu trúc và chức năng của ARN (axit riboNucleotit)
2.1 Cấu trúc ARN
ARN là đại phân tử có cấu trúc đa phân, đơn phân gồm các ribo Nucleotit (rN). Mỗi Nu có khối lượng
trung bình 300 dvC, dài 3,4 ̇ . Mỗi riboNu gồm 3 phần đường ribo, axit phosphoric và 1 trong 4 loại bazo
nitric A, U, G, X. Do vậy, ARN có 4 loại đơn phân là Adenin (A), Uraxin (U), Guamin (G), Xitozin (X).
Các ribo Nu liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.
1



Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

* Cấu trúc không gian của ARN:
Có 3 loại mARN mạch đơn, thẳng; rARN mạch đơn; tARN phức tạp gồm mạch vòng tạo thành thuỳ
tròn và 2 mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.
2.2 Chức năng:
- mARN: truyền đạt thông tin di truyền, trực tiếp quy định cấu trúc protein cần tổng hợp. Chúng
thường tồn tại chỉ trong thời gian phiên mã.
- tARN: vận chuyển các axit amin (aa) từ môi trường tự do đến riboxom theo nguyên tắc đặc hiệu (mỗi
1 loại tARN chỉ khớp với 1 loại aa). Trên thuỳ tròn đầu đối diện có chứa 1 cấu trúc gọi là bộ ba đối mã (anticodon) để quy định tính đặc hiệu này.
- rARN: cấu tạo nên riboxom tham gia vào quá trình dịch mã.
2.3 Một số công thức thường dùng:
Tổng số riboNucleotit: rN = N/2
rN = rA + rU + rG + rX
Chiều dài: L = rN x 3,4
Liên kết cộng hoá trị : HT = rN - 1
3. Cấu trúc và chức năng protein:
3.1 Cấu trúc protein:
Protein có cấu trúc đa phân, đơn phân là các axit amin (aa). Khối lượng trung bình của mỗi aa là 110
dvC, kích thước trung bình là 3 ̇
Mỗi aa gồm 3 phần: gốc hoá học R, nhóm cacboxyl và nhóm amin. Các aa liên kết với nhau bằng liên
kết peptit tạo thành chuổi polypeptit
3.2 Chức năng của protein:
Các chức năng cơ bản của protein như cấu trúc cơ thể, bảo vệ, xúc tác phản ứng sinh hoá, vận chuyển,
thu nhận và nhận biết thông tin…
B. PHẦN BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Một gen có chiều dài 5100 ̇ , số Nu loại Adenin chiếm 20% tổng số Nu trên gen.

a. Xác định số Nu từng loại trên gen
b. Tổng số liên kết hidro trong gen?
c. Trên mạch đơn thứ nhất có 10% Adenin và 20% Guamin thì số lượng Nu từng loại trên mạch đơn
này là bao nhiêu?
Câu 2. Một gen có tổng số liên kết hidro là 4050, có tỉ lệ
.
a. Xác định số lượng Nu từng loại trên gen
b. Trên mạch đơn thứ 2 của gen có 10% T và 450 G. Xác định số lượng Nu từng loại trên từng mạch
đơn.
Câu 3: một gen có khối lượng bằng 900.000 dvC. Trên mạch gen thứ nhất có tỉ lệ xấp tỉ A:T:G:X = 1:2:3:4.
a. Xác định số lượng Nu từng loại trên từng mạch đơn
b. Xác định số lượng Nu từng loại và tỉ lệ % các Nu có trên gen.
Câu 4. Một gen có 2998 liên kết cộng hoá trị giữa các Nu. Tỉ lệ 2 loại Nu không bổ sung nhau là 2/3.
a. Xác định tỉ lệ % các Nu có trên gen?
b. Tính số chu kì xoắn của đoạn gen
Câu 5. Gen có chiều dài 0,408µm, có 20% A. Mạch thứ nhất của gen có T = 10%, X = 20%.
a. Tính số chu kì xoắn và khối lượng phân tử của gen
b. Tính số liên kết cộng hoá trị được hình thành giữa các Nu trong gen.
c. Tính tỉ lệ % từng loại Nu trên từng mạch.
Câu 6. Một gen có khối lượng M = 9 x 105 dvC, Hiệu số % giữa A và một loại Nu không bổ sung với nó là
20%. Mạch thứ nhất của gen có 300 Nu loại A, mạch thứ hai có 150 Nu loại G.
a. Tính chiều dài và số chu kì xoắn của gen
b. Tính tỉ lệ % và số lượng Nu từng loại trong gen
Câu 7. Một gen có số liên kết cộng hoá trị là 2998 liên kết, tỉ lệ A/G = 3/7. Mạch thứ nhất của gen có T =
150, G = 300 Nu.
a. Tính chiều dài và số chu kì xoắn của gen
b. Tính tỉ lệ % và số lượng Nu từng loại trong gen.
Câu 8. Gen có khối lượng phân tử là 540.000 dvC. Một mạch đơn của gen có tỉ lệ A:T:G:X = 1:2:3:4.
2



Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

a. Tính số liên kết cộng hoá trị có trong gen, tính chiều dài của gen
b. Tính tỉ lệ % và số lượng Nu từng loại có trong gen
Câu 9. Gen có số liên kết hidro H = 4050, tích số phần tram giữa A và một loại Nu không bổ sung với nó là
5,25%. Mạch thứ nhất của gen có A = 150, X = 600.
a. Tính chiều dài của gen
b. Tính tỉ lệ % và số lượng Nu từng loại trong gen
Câu 10. Gen có chiều dài 0,51µm và 1710 liên kết hidro. Mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ A= 2T= 3G= 4X.
a. Tính số liên kết cộng hoá trị toàn phần trong gen.
b. Tính số lượng Nu và tỉ lệ % từng loại Nu trong gen.
C. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đơn phân của ADN là gì?
A. Nucleotit
B. riboNucleotit
C. axit amin
D. Nucleoxom
̇
Câu 2. Một gen cấu trúc dài 5100 , số Nu của gen là
A. 3000
B. 1500
C. 4500
D. 6000
Câu 3. Trong 4 loại đơn phân của ADN, hai loại có kích thước nhỏ hơn là
A. A, T
B. G, X
C. A, G

D. T, X
Câu 4. Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các Nu
. Tỉ lệ này ở trên mạch bổ sung sẽ là bao
nhiêu?
A. 0,2
B. 0,5
C. 2,0
D. 5,0
Câu 5. Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số Nu loại A chiếm 20% tổng số Nu toàn mạch. Tỉ lệ Nu
loại G trong phân tử này sẽ là
A. 20%
B. 30%
C. 10%
D. 40%
Câu 6. Trong các loại Nu tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào?
A. Adenin
B. Uraxin
C. Timin
D. Xitozin
Câu 7. Nội dung nào không đúng khi nói về vai trò của ADN?
A. Bảo quản thông tin di truyền
B. truyền đạt thông tin di truyền
C. Trực tiếp quy định cấu trúc protein
D. lưu giữ thông tin di truyền
Câu 8. Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại Nu A = T = 600, G = X = 300. Tổng số liên kết
hidro là:
A. 1200
B. 1800
C. 1500
D. 2100

̇
Câu 9. Một gen có chiều dài 4080 . Số lượng Nu của gen là:
A. 1500
B. 2400
C. 3000
D. 3600
Câu 10. Một gen có khối lượng phân tử 900.000 dvC thì số liên kết hoá trị giữa các Nu là:
A. 2990
B. 2999
C. 3000
D. 2998
̇
Câu 11. Một gen có chiều dài là 4080 . Số chu kì xoắn của gen là:
A. 120
B. 130
C. 170
D. 190
Câu 12. Một gen có chiều dài 4080 ̇ và 3120 liên kết hidro. Số lượng Nu loại Adenin có trong gen là:
A. 580
B. 720
C. 540
D. 480
Câu 13. Tương quan nào sau đây là đúng?
A. %A + %T = %G + %X
B. A +T = G + X
C. A + G = T + X
D.
Câu 14. Một đoạn phân tử ADN có chứa 15% A. Xác định tỉ lệ % của X?
A. 15%
B. 30%

C. 35%
D. 85%
Câu 15. Cơ sở vật chất di truyền chủ yếu ở cấp độ phân tử là:
A. ADN sợi kép
B. ADN sợi đơn
C. ARN sợi đơn
D. Protein
Câu 16. Nội dung không đúng về cấu tạo đường ribo và đường deoxiribo
A. Gồm 5 nguyên tử Cacbon
B. khác nhau về nguyên tử oxi
C. Vị trí C chỉ bằng chỉ số có thêm dấu phẩy
D. đường ribo có trong ADN
Câu 17. Các phân tử có cấu trúc đa phân thì yếu tố mang tính quyết định sự đặc thù và đa dạng của phân tử
đó là gì?
A. Số lượng đơn phân
B. thành phần các đơn phân
C. Trình tự các đơn phân
D. cấu trúc không gian
3


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

Câu 18. Chức năng quan trọng nhất của ADN?
A. Cấu trúc đặc trưng và ổn định
B. mang thông tinh di truyền
C. khả năng phát sinh đột biến
D. bảo quản và truyền đạt thông tin

Câu 19. Vai trò chung nhất của protein trong di truyền là
A. Cấu tạo
B. kháng thể
C. enzyme
D. hình thành tính trạng
Câu 20. Mức độ khác nhau giữa 2 phân tử ADN cơ bản là:
A. số lượng gen
B. số lượng Nu
C. thành phần Nu
D. trình tự Nu
Câu 21. Trên một mạch gen có chứa 150A và 120T. Gen nói trên có chứa 20% số Nu loại X. Số liên kết
hidro của gen này bằng
A. 990
B. 1020
C. 1080
D. 1120
Câu 22. Gen có số cặp A – T bằng 2/3 số cặp G – X và có tổng số liên kết phosphodieste là 4798. Khối
lượng của gen và số liên kết hidro của gen bằng
A. 720.000 dvC và 3120 liên kết
B. 720.000 dvC và 2880 liên kết
C. 900.000 dvC và 3600 liên kết
D. 900.000 dvC và 3750 liên kết
Câu 23. Một gen có chiều dài 214,2 nm. Kết luận nào sau đây là không đúng về gen nói trên?
A. Gen chứa 1260 Nu
B. Số liên kết phosphodieste bằng 1268
C. Gen có tổng số 63 vòng xoắn
D. khối lượng của gen bằng 378.000 dvC
Câu 24. Một gen có chiều dài 0,306µm và trên một mạch đơn của gen có 35% X và 25% G. Số lượng Nu
từng loại của gen bằng
A. A = T = 360, G = X = 540 B. A = T = 540, G = X= 360

C. A = T = 270, G = X = 580 D. A = T = 630, G = X = 270
Câu 25. Số vòng xoắn của một gen có khối lượng 504.000 dvC là:
A. 64
B. 74
C. 84
D. 94
Câu 26. Một gen có 3598 liên kết phosphodieste và có 2120 liên kết hidro. Số lượng từng loại Nu của gen
này bằng:
A. A = T = 360, G = X = 540 B. A = T = 540, G = X = 360
C. A = T = 320, G = X = 580 D. A = T = 580, G = X = 320
Câu 27. Một gen có hiệu số giữa A và G bằng 15% số lượng Nu của gen. Trên mạch thứ nhất của gen có
10%T và 30%X. Kết luận đúng về gen nói trên:
A. A1 = 7,5%, T1 = 10%, G1 = 2,5%, X1 = 30%
B. A1 = 10%, T1 = 25%, G1 = 30%, X1 = 35%
C. A2 = 10%, T2 = 25%, G2 = 30%, X2 = 35%
D. A2 = 10%, T2 = 7,5%, G2 = 30%, X2 = 2,5%
Câu 28. Một phân tử ADN có 30%A. Trên một mạch của gen có số G = 240.000 và bằng 2 lần số Nu loại X
của mạch đó. Khối lượng phân tử ADN nói trên (dvC) là bao nhiêu?
A. 54.107
B. 36.107
C. 10,8.107 D. 72.107
Câu 29. Số liên kết phosphodieste giữa đường và axit trên 1 mạch của gen bằng 1679, Hiệu số giữa Nu loại
A và một loại Nu khác không bổ sung bằng 20%. Số liên kết hidro của gen là:
A. 2268
B. 1932
C. 2184
D. 2016
Câu 30. Một gen có chiều dài trên mỗi mạch bằng 0,2346µm thì số liên kết phosphodieste giữa các đơn phân
trên mỗi mạch là bao nhiêu?
A. 688

B. 689
C. 1378
D. 1879
Câu 31. Một mạch của phân tử ADN có khối lượng bằng 36.107 dvC thì số vòng xoắn của phân tử ADN nói
trên bằng
A. 480.000
B. 360.000
C. 240.000
D. 120.000
Câu 32. Trên mạch thứ nhất của gen có 15% A, 25% T và Tổng số G với X trên mạch thứ 2 bằng 840Nu.
Chiều dài của gen nói trên (tính bằng nanomet) bằng:
A. 489,6
B. 4896
C. 476
D. 4760
Câu 33. Một mạch của gen có số lượng từng loại Nu A, T, G, X tương ứng với tỉ lệ 1: 1,5: 2,25: 2,75 so với
tổng số Nu của mạch. Gen đó có chiều dài 0,2346µm. Số liên kết Hidro của gen bằng:
A. 1840
B. 1725
C. 1794
D. 1380
Câu 34. Sự bắt cặp các bazo nitric theo NTBS được quy định bởi
4


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

A. Adenin liên kết với Timin hoặc Uraxin bằng 2 liên kết hidro và Guamin liên kết với Xitozin bằng 3

liên kết hidro.
B. Một bazo nitric lớn liên kết với một bazo nitric nhỏ
C. Một bazo có nhân Purin (A, G) liên kết với 1 bazo có nhân Pirimidin (T, X, U)
D. Hai bazo nitric có cấu tạo phù hợp để hình thành liên kết hidro
Câu 35. Phân tử ADN có cấu trúc linh động để thực hiện chức năng di truyền là nhờ:
A. Cấu trúc xoắn kép
B. Liên kết phosphodieste
C. Liên kết hidro
D. Hai mạch ngược chiều nhau
Câu 36. Dạng vi sinh vật chỉ có ARN là:
A. Virus
B. Một số virus
C. Vi khuẩn
D. Một số loại vi khuẩn
Câu 37. Sinh vật nhân chuẩn có ADN mạch vòng ở trong:
A. Nhân tế bào và lạp thể
B. Ti thể và lạp thể
C. Nhân tế bào và ti thể
D. Ti thể và trung thể
Câu 38. Vật chất di truyền có thời hạn tồn tại ngắn nhất trong tế bào do ảnh hưởng của cấu trúc là:
A. ADN
B. mARN
C. tARN
D. rARN
Câu 39. Mối liên kết hoá học và chiều tổng hợp chuỗi polinucleotit là:
A. Peptit, 3’ – 5’
B. Hoá trị, 3’ – 5’
C. Hoá trị, 5’ – 3’
D. Hidro, 3’ – 5’
Câu 40. Trong cấu trúc đa phân thì yếu tố quyết định đến tính đa dạng và đặc thù là:

A. Số lượng đơn phân
B. Trình tự sắp xếp các đơn phân
C. Cấu trúc của mỗi đơn phân
D. Loại liên kết trong cấu trúc đa phân
Câu 41. Chiều tổng hợp chuỗi polinucleotit được hiểu là:
A. Đầu chuỗi là bazonitric liên kết với C5’ , kết thúc là C3’-OH
B. Đầu chuỗi là liên kết phosphoric-C5’, kết thúc là liên kết C3’ – OH.
C. Đầu chuỗi là OH – C3’, kết thúc là liên kết C5’ – Phosphoric
D. Đầu chuỗi là OH – C5’ và kết thúc là C3’OH
Câu 42. Chiều các phân tử đường tương ứng trên 2 mạch đơn theo nguyên tắc bổ sung
A. Cùng chiều 5’ – 3’
B. Cùng chiều 3’- 5’
C. Ngược chiều 3 – 5 và 5 – 3
D. Ngược chiều 3’ – 5’ và 5’ – 3’
Câu 43. Cho các ý sau:
1. Chức năng của ADN là bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
2. Cấu trúc ADN được duy trì ổn định là nhờ các liên kết hidro liên mạch
3. Chỉ có ADN mới có chức năng truyền đạt thông tin.
4. Chỉ có ADN mới có cả 2 chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin
5. ADN quy định cấu trúc protein bằng cơ chế trực tiếp hoặc gián tiếp
Có bao nhiêu ý đúng trong các ý trên?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 44. Trong tế bào nhân thực, ADN mạch vòng tồn tại ở
A. Nhân, ty thể, trung thể
B. Chỉ có ty thể hoặc lục lạp
C. Chỉ có nhân và trung thể
D. Nhân, ty thể và lục lạp

Câu 45. Định luật Chargaff phản ánh nội dung nào sau đây?
1. Trong phân tử ADN, tỉ lệ
2. Trong phân tử ADN, tỉ lệ A + T = G + X
3. Trong phân tử ADN, tỉ lệ A + G = T + X
4. Trong phân tử ADN, tỉ lệ
Phương án đúng là:
A. 1,2
B. 3,4
C. 1,2,4
D. 1,2,3,4

5


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

BÀI 1. GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH TỰ NHÂN ĐÔI
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Gen, cấu trúc của gen cấu trúc
1.1 Gen là gì?
Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định 1 sản phẩm nhất định. Sản phẩm đó là một
chuổi polipeptit hay một phân tử ARN
1.2 Cấu trúc chung của gen cấu trúc
Một gen cấu trúc có 3 vùng theo mạch gốc có trình tự là: 3’ - điều hoà – mã hoá – kết thúc – 5’.
Vùng điều hoà: mang tín hiệu mở đầu, mang thông tin khởi động và điều hoà quá trình phiên mã
Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá axit amin. Vùng mã hoá có 2 dạng:
Đối với sinh vật nhân sơ: vùng mã hoá gồm những vùng mã hoá liên tục được gọi là gen không phân
mãnh.

Đối với sinh vật nhân thực: đoạn mã hoá (exon) xen kẽ với các đoạn không mã hoá (intron) được gọi
là gen phân mã. Chức năng của đoạn gen không mã hoá là làm giảm bớt tần số sai sót khi thực hiện chức
năng sinh học.
Vùng kết thúc: mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
1.3 Các loại gen
Gen cấu trúc: là gen mang thông tin mã hoá các sản phẩm tạo nên thành phần hay chức năng của tế
bào.
Gen điều hoà: là những gen tạo sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen. Bình thường trong tế bào
chỉ có một số gen hoạt động.
2. Mã di truyền
2.1 Khái niệm mã di truyền
Là trình tự sắp xếp các Nu trên gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trên chuỗi polipeptit.
Bản chất mã di truyền là mã bộ ba. Nghĩa là, một axit amin được quy định bởi trình tự 3 cặp Nu.
Trong gen có 4 loại Nu nhưng chỉ có 20 loại axit amin. Với 3 cặp Nu sẽ xác định 1 axit amin nên có 43 = 64
loại bộ ba.
2.2 Đặc điểm của mã di truyền
Tính liên tục: mã di truyền được đọc liên tục từ trái sang phải không gối lên nhau
Tính đặc hiệu: một bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại axit amin
Tính thoái hoá: một axit amin được mã hoá bởi nhiều bộ ba khác nhau. Trong đó, có 2 axit amin chỉ
được mã hoá bởi một bộ ba là Mêtionin(ở sinh vật nhân chuẩn) hay forminmetionin (ở sinh vật nhân sơ) là
AUG và tryptophan là UGG.
Tính phổ biến: hầu hết các loài điều dùng chung một bộ mã di truyền (trừ 1 vài trường hợp ngoại lệ)
Mã di truyền có 1 bộ ba quy định mã mở đầu (AUG) và 3 bộ ba quy định mã kết thúc (UAA,
UAG,UGA). Như vậy trên thực tế 64 bộ ba nhưng chỉ có 61 bộ ba có quy định axit amin.
3. Cơ chế nhân đôi của ADN (sao chép, tái bản, tái sinh)
Quá trình nhân đôi ADN xảy ra trong nhân tế bào (đối với nhân thực) hoặc trong vùng nhân (đối với
nhân sơ). Quá trình này xảy ra trong 3 giai đoạn
Giai đoạn bắt đầu: tại vị trí vùng điều hoà ADN tách 2 mạch ra thành chạc chử Y để lộ ra 2 mạch đơn,
một mạch có chiều từ 3’ đến 5’ và mạch còn lại từ mạch 5’ đến 3’.
Giai đoạn tổng hợp: sự tổng hợp mạch mới ADN theo nguyên tắc bổ sung nhờ vào enzyme ADN –

polimeraza. Nu tự do sẽ bổ sung cho Nu trên ADN (A liên kết với T; G liên kết với X). Một mạch chiều từ
3’ – 5’ được tổng hợp liên tục do ADN – polimeraza di chuyển theo chiều 3’ – 5’ và tổng hợp mạch mới
theo chiều từ 5’ – 3’. Một mạch có chiều từ 5’ – 3’ tổng hợp một cách gián đoạn thành các đoạn okazaki, do
ADN – polimeraza chỉ liên kết được ở đầu 3’. Một đoạn okazaki có chiều dài khoảng 1000 – 2000 Nu.
Giai đoạn hoàn thành: các đoạn okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối ligase. Từ một phân tử ADN
sau 1 lần tự sao sẽ tạo thành 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó một mạch là của mẹ và 1 mạch là mới tạo
thành gọi là nguyên tắc bán bảo tồn.
* Sự khác nhau giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực trong quá trình sao chép: số lượng enzim
tham gia, số chạc sao chép (đơn vị tái bản).
4. Một số công thức thường dùng
Nếu gen nhân đôi n lần thì sẽ cho 2n gen con
Một gen nhân đôi n lần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2n – 1 gen con.
6


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

Một gen nhân đôi n lần thì gen mới hoàn toàn 2n – 2
Tổng số Nu do môi trường cung cấp là Nmtcc = (2n – 1)Ngen
Tổng số Nu ở đợt tự sao cuối N = 2n.Ngen
Số liên kết hidro được hình thành là Hht = Hgen . 2n
Số liên kết hidro bị phá vỡ là Hpv = (2n-1)Hgen
Số liên kết hoá trị được tạo thành HTht = (2n-1)HTgen
Số đoạn mồi = số đoạn okazaki + 2
Số đoạn exon = intron + 1
Thời gian tự sao
. Với v là tốc độ tự sao
B. PHẦN BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1. Một gen có chiều dài 5100 ̇ có A = 600 Nu. Gen tự nhân đôi 5 lần.
a. Xác định số lượng Nu do môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi.
b. Xác định số lượng từng loại Nu do môi trường cung cấp cho các gen con hoàn toàn mới.
Câu 2. Mạch 1 của gen có 200A và 120G; mạch 2 của gen có 150A và 130G. Gen đó nhân đôi 3 lần liên
tiếp. Xác định số lượng Nu từng loại do môi trường cng cấp khi gen tự nhân đôi.
Câu 3. Một gen dài 3468 ̇ nhân đôi một số lần, môi trường nội bào đã cung cấp 6120 Nu tự do. Gen chứ
20% A.
a. Tìm số lần tự nhân đôi
b. Tính số lượng Nu từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi
Câu 4. Một gen có 600 A và G = 3/2A. Gen đó nhân đôi một số đợt thì môi trường cung cấp cho nó 6300 G.
Xác định:
a. Số gen con được tạo ra
Số liên kết hidro của gen
Câu 5. Một gen chứa 2400 Nu. Trong các gen con tạo ra thấy chứa tất cả 9600 Nu.
a. Xác định số lần tự nhân đôi.
b. Nếu trong quá trình tự nhân đôi đó môi trường đã cung cấp 2040 Nu loại A thì số lượng Nu từng
loại của gen là bao nhiêu?
Câu 6. Một gen có chiều dài 0,4182µm và có 20% A. Gen nhân đôi 4 lần. Xác định
a. Số lượng gen con tạo ra
b. Số lượng Nu từng loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi
c. Số liên kết hidro hình thành và phá vỡ trong nhân đôi của gen.
Câu 7. Một gen nhân đôi 3 lần đã phá vỡ đi 22680 liên kết hidro. Gen đó có 360 A.
a. Tính số lượng Nu từng loại của gen
b. Tính số liên kết hidro trong các gen con tạo ra.
Câu 8. Một gen chứa 2520 Nu tiến hành tự nhân đôi 1 số lần. Trong các gen con được tạo ra thấy có chưa tất
cả là 40320 Nu.
a. Tính số lần tự nhân đôi
b. Nếu gen nói trên có 3140 liên kết hidro. Xác định số lượng Nu từng loại trên gen và số liên kết
hidro phá vỡ trong quá trình nhân đôi.
Câu 9. Gen có 240 A và có G = 3/2A. Gen đó tự nhân đôi liên tiếp 3 đợt. Xác định:

a. Số lượng liên kết hidro bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi
b. Số lượng Nu từng loại do môi trường cng cấp cho gen tự nhân đôi
Câu 10. Có hai gen đều nhân đôi một số lần bằng nhau và đã tạo ra tổng số 16 gen con. Trong quá trình nhân
đôi đó gen I đã sử dụng môi trường 14.952 Nu và số Nu chứa trong gen con tạo ra từ gen II là 19.200 Nu.
Xác định:
a. Số lần tự nhân đôi của mỗi gen
b. Số lượng Nu của mỗi gen
Câu 11. Một gen nhân đôi 2 lần, quá trình này gen sử dụng nguyên liệu tự môi trường nội bào gồm 4560 Nu
và có 5760 liên kết H bị phá vỡ.
a. Tính chiều dài của gen
b. Tính số lượng Nu từng loại do môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen.
C. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một đoạn ADN có chiều dài 5100 ̇ , khi tự nhân đôi một lần môi trường môi trường nội bào cung cấp
7


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

A. 3000 Nu
B. 2000 Nu
C. 2500 Nu
D. 1500 Nu
Câu 2. Một ba mở đầu với chức năng khởi đầu quá trình dịch mã là:
A. AUG
B. UAA
C. UAG
D. UGA
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng về bộ mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính thoái hoá
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu
C. Mã di truyền có tính đặc trưng
D. Mã di truyền có tính phổ biến
Câu 4. Một phân tử tự nhân đôi liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ADN là:
A. 6
B. 32
C. 25
D. 64
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự nhân đôi của ADN ?
A. sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó
1 phân tử ADN có 2 mạch hoàn toàn mới.
B. sự tự nhân đôi ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của 2 lần phân bào.
C. cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo NTBS và nguyên tắc bán bảo tồn.
D. mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều từ 3’ – 5’
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hay một số axit amin
B. trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazo nitric A, T, G, X
C. ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuổi polipeptit là metionin
D. Phân tử tARN, rARN có cấu trúc mạch đơn và mARN có cấu trúc mạch kép
Câu 7. Theo trình tự từ đầu 3’ đến 5’ trên mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng Nu sau:
A. vùng điều hoà, vùng kết thúc, vùng mã hoá
B. Vùng mã hoá, vùng điều hoà, vùng kết thúc
C. vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết thúc
D. vùng kết thúc, vùng mã hoá, vùng điều hoà
Câu 8. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực?
A. các đoạn okazaki được nối với nhau nhờ enzim nối ligaza
B. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn
C. diễn ra theo NTBS
D. Xảy ra trên nhiều đơn vị sao chép

Câu 9. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi với một số lần bằng nhau tổng hợp được 112 mạch polinucleotit mới
lấy nguyên liệu hoàn toàn từ nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 10. Phân tử ADN của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển vi khuẩn này sang môi
trường N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn này sau 5 lần tự nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu ADN chỉ chứa mạch N14?
A. 8
B. 16
C. 30
D. 32
Câu 11. Người ta sử dụng đoạn polinucleotit có
= 0,25 làm khuôn để tổng hợp một chuổi polinucleotit
bổ sung với chiều dài bằng với chiều dài của chuổi khuôn đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các Nu tự do cung
cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A + G = 20%, T + X = 80%
B. A + G = 25%, T + X = 75%
C. A + G = 80%, T + X = 20%
D. A + G = 75%, T + X = 25%
Câu 12. Phát biểu không đúng khi nói về gen cấu trúc?
A. phần lớn các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ giữa các đoạn mã hoá
(exon) là các đoạn không mã hoá (Intron).
B. vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tính hiệu khởi động và kiểm soát quá
trình phiên mã và dịch mã.
C. gen không phân mãnh ở sinh vật nhân sơ là gen có các vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn
không mã hoá axit amin (intron).
D. Mỗi gen mã hoá protein điển hình gồm 3 vùng: điều hoà, mã hoá và kết thúc.
Câu 13. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên 1 trong 2 mạch đơn mới được tổng

hợp từ phân tử ADN mẹ.
8


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

B. sự nhân đôi ADN diễn ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo nên nhiều đơn vị nhân đôi
C. trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia vào quá trình tháo xoắn
phân tử ADN.
D. trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A và T, G và X
Câu 14. Một gen tự nhân đôi 3 lần được môi trường cung cấp tổng số Nu tự do là 12600 Nu. Chiều dài của
gen này là bao nhiêu µm?
A. 0,204
B. 0,306
C. 0,408
D. 0,510
Câu 15. Một gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC, trên mạch 1 của gen có A= 10% và bằng 1/2 số nu của
Timin của mạch đó. Nếu gen này sao mã 3 lần thì số lượng Nu từng loại do môi trường cung cấp là:
A. A = T = 3150, G = X = 7550
B. A = T = 3450, G = X = 7550
C. A = T = 3050, G = X = 7050
D. A = T = 3150, G = X = 7350
Câu 16. Trong một phân tử ADN có khối lượng phân tử 7,2.105 đvC, ở mạch 1 có A + T = 60%, mạch 2 có
G – X = 10% và A = 2G. Nếu đoạn ADN nói trên nhân đôi 5 lần thì số Nu từng loại do môi trường cung cấp
là:
A. A = T = 22.320, G = X = 14.880
B. A = T = 14.880, G = X = 22.320
C. A = T = 18.600, G = X = 27.900

D. A = T = 21.700, G = X = 24.800
Câu 17. Một gen tái bản nhiều đợt trong môi trường chứa toàn bộ số Nu tự do được đánh dấu. Trong các gen
con sinh ra thấy có 6 mạch đơn chứa các Nu đánh dấu, còn 2 mạch đơn chứa các Nu bình thường. Mạch thứ
nhất của gen mẹ có 300A và 600G, mạch thứ 2 có 225A và 375G. Số lượng từng loại Nu được đánh dấu đã
được môi trường cung cấp là:
A. A = T = 1350, G = X = 2250
B. A = T = 1800, G = X = 3600
C. A = T = 1800, G = X = 2700
D. A = T = 1575, G = X = 2925
Câu 18. Một tế bào chứa 2 gen đều có chiều dài bằng nhau là gen A và gen B. Gen A chứa 1500 Nu. Tế bào
chứa 2 gen nói trên nguyên phân 4 lần liên tiếp. Trong tất cả các tế bào con tổng số liên kết H của các gen B
là 33.600. Số Nu tự do từng loại do môi trường cung cấp cho quá trình tái bản của gen B là:
A. A = T = 9000, G = X = 2250
B. A = T = 2250, G = X = 9000
C. A = T = 9600, G = X = 2400
D. A = T = 2400, G = X = 9600
Câu 19. Điều nào không đúng với gen cấu trúc?
A. vùng điều hoà nằm ở đầu gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình dịch mã
B. vùng điều hoà nằm ở đầu gen, mang tín hiệu kiểm soát và khởi động quá trình phiên mã
C. vùng mã hoá mang thông tin mã hoá axit amin
D. vùng kết thúc mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
Câu 20. Điều nào sau đây không đúng với cấu trúc gen cấu trúc?
A. Các gen sinh vật nhân sơ không phân mãnh
B. tất cả các gen sinh vật nhân thực đều phân mãnh
C. phần lớn các gen sinh vật có phân mãnh
D. các gen sinh vật nhân thực có sự đan xen các đoạn mã hoá (exon) và không mã hoá axit amin (intron)
Câu 21.Gen là gì?
A. là một đoạn xoắn kép của phân tử ADN chứa đựng thông tin cấu trúc một phân tử protein hay một
loại ARN
B. là một đoạn ADN chứa đựng thông tin quy định cấu trúc một phân tử protein

C. là một đoạn ADN chứa đựng thông tin quy định cấu trúc một phân tử ARN
D. là một đoạn ADN bảo quản thông tin di truyền.
Câu 22. Mã di truyền là gì?
A. trình tự sắp xếp các Nu trong gen quy định cấu trúc của phân tử protein
B. trình tự sắp xếp các Nu trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử protein.
C. trình tự sắp xếp các Nu trong gen quy định cấu trúc bậc I của phân tử protein
D. trình tự sắp xếp các Nu trong các gen quy định cấu trúc bậc 2, 3, 4 của phân tử protein
Câu 23. Số bộ ba mã hoá các loại axit amin
A. 61
B. 62
C. 63
D. 64
Câu 24. Vì sao mã di truyền là mã bộ ba
A. vì số Nu trên mạch gốc gấp 3 lần số axit amin trong chuỗi polipeptit
B. vì 3 cặp Nu mã hoá cho 1 axit amin thì số tổ hợp sẽ là 43 tổ hợp, dư thừa để mã hoá 20 loại axit amin
C. vì mã di truyền vừa có tính đặc hiệu vừa có tính thoái hoá
9


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

D. vì mã di truyền vừa có tính đặc hiệu vừa có tính thoái hoá lại vừa mang tính phổ biến.
Câu 25. Mã di truyền có những đặc điểm nào sau đây?
A. mã đặc hiệu, mã không gối lên nhau, mã bộ ba
B. mã đặc hiệu, mã không gối lên nhau, mã thoái hoá, mã bộ ba
C. mã đặc hiệu, mã không gối lên nhau, mã thoái hoá, mã bộ ba
D. mã bộ ba, mã đặc hiệu, mã không gối lên nhau, mã thoái hoá, tính phổ biến
Câu 26. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mã di truyền?

A. vì mã di truyền vừa có tính đặc hiệu vừa có tính thoái hoá
B. mã di truyền vừa có tính đặ hiệu vừa có tính thoái hoá lại có tính phổ biến
C. mã di truyền là mã bộ ba
D. mã di truyền có tính riêng biệt
Câu 27. Các bộ ba khác nhau bởi:
A. Trình tự các Nu
B. số lượng Nu
C. thành phần các Nu
D. số lượng và thành phần các Nu
Câu 28. Mã di truyền có 3 bộ ba quy định mã kết thúc trên bộ ba mã sao là:
A. UAA, AUG, UGA
B. UAA, UAG, UGA
C. UGG, UAA, UAG
D. UAA, UXG, UGA
Câu 29. Kiểu sao chép nữa gián đoạn là gì?
A. một mạch mới được tổng hợp liên tục, một mạch kia được tổng hợp theo chiều ngược lại từng đoạn.
B. một mạch mới được tổng hợp liên tục, mạch mới kia được tổng hợp không liên tục theo chiều
ngược lại.
C. các mạch mới được tổng hợp như nhau và có xuất hiện từng đoạn okazaki
D. một mạch mới được tổng hợp liên tục, mạch mới kia được tổng hợp theo chiều ngược lại từng đoạn
gọi là đoạn okazaki
Câu 30. Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế tự nhân đôi ADN là?
A. trong hai ADN mới được hình thành, mỗi ADN gồm có 1 mạch liên tục và một mạch mới thì gián đoạn.
B. trong hai ADN mới được hình thành, mỗi ADN gồm có 1 mạch gián đoạn và 1 mạch mới liên tục.
C. trong hai ADN mới được hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.
D. trong hai ADN mới được hình thành, mỗi ADN đều có các loại hoàn toàn giống nhau.
Câu 31. Gen không phân mãnh thường gặp ở nhóm sinh vật nào?
A. sinh vật nhân sơ
B. động vật C. thực vật
D. nấm

Câu 32. Trên mạch mã gốc, codon nào sau đây có vai trò mở đầu quá trình phiên mã?
A. 3’TAX5’
B. 3’ATX5’
C. 5’XAT3’
D. 3’XAT5’
Câu 33. ADN dạng vòng thường gặp ở:
1. Bào quan ti thể
2. Virut thực vật
3. Bào quan lục lạp 4. Tế bào vi khuẩn
5. nhân của tế bào sinh vật bậc cao
A. 1,2,3,4,5
B. 1,3,4
C. 1,4
D. 1,3
Câu 34. Liên kết hoá trị giữa 2 Nu kế tiếp nhau trong mạch đơn ADN được thực hiện như sau:
A. đường của Nu này liên kết với nhóm phosphate của Nu kế tiếp ở vị trí C5’
B. đường của Nu này nối với bazo nitric của Nu bên cạnh tại vị trí C3’
C. đường của Nu này liên kết với bazo nitric của Nu bên cạnh tại vị trí C1’
D. đường của Nu này liên kết với nhóm phosphate của Nu kế tiếp tại vị trí C3’
Câu 35. Hai alen cùng giống nhau về chiều dài và tỉ lệ % số lượng các Nu. Đây là cặp gen đồng hợp trong
điều kiện nào?
A. chúng giống nhau về hàm lượng ADN
B. chúng giống nhau về tỉ lệ
C. chúng giống nhau về số liên kết hidro
D. chúng giống nhau về trình tự sắp xếp các Nu
Câu 36. Một gen có A = 3G. Tỉ lệ % từng loại Nu của gen là:
A. A = T = 40%, G = X = 10%
B. A = T = 10%, G = X = 40%
C. A = T = 37,5%, G = X = 12,5%
D. A = T = 30%, G = X = 20%

Câu 37. Một gen có tỉ lệ giữa các loại Nu là
. Tỉ lệ % từng loại Nu của gen là:
A. A = T = 30%, G = X = 20%
B. A = T = 43,75%, G = X = 6,25%
10


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

C. A = T = 37,5%, G = X = 12,5%
D. A = T = 35%, G = X = 15%
Câu 38. Mạch đơn của gen có 10% Xitozin và bằng 1/2 số Nu loại Guamin của mạch đó. Gen này có 420
Timin. Khi gen nhân đôi, số liên kết hoá trị giữa axit và đường được hình thành ở lần nhân đôi cuối cùng là
19184. Số Nu mỗi loại ở đợt tự sao cuối cùng là:
A. A = T = 3360, G = X = 1824
B. A = T = 3360, G = X = 1440
C. A = T = 6300, G = X = 2700
D. A = T = 6720, G = X = 2880
Câu 39. Mạch gốc của gen có các loại đơn phân A, T, X. Ở phân tử Protein do gen này tổng hợp có bao
nhiêu loại bộ ba khác nhau?
A. 27
B. 61
C. 64
D. 9
Câu 40. Sự giống nhau và khác nhau giữa 64 bộ ba là gì?
A. Trình tự đơn phân và số lượng đơn phân
B. Trình tự đơn phân và cấu trúc đơn phân
C. Số lượng đơn phân và Trình tự đơn phân

D. Số lượng đơn phân và cấu trúc đơn phân
Câu 41. Cơ chế nhân đôi ADN có ý nghĩa gì về di truyền học ở cấp độ phân tử và tế bào?
1. Tổng hợp nhiều loại ARN có vai trò khác nhau trong quá trình dịch mã
2. Góp phần ổn định các tính trạng qua mỗi thế hệ
3. Đảm bảo cho ADN được ổn định về cấu trúc, hàm lượng qua các thế hệ tế bào
4. Là cơ sở để cho nhiễm sắc thể nhân đôi
Đáp án là:
A. 4
B. 2,3,4
C. 2,3
D. 1
Câu 42. Gọi tổng số Nu là N, chiều dài L, chu kỳ xoắn C và khối lượng M. Tương quan nào sau đây là sai?
A.
B.
C.
D.
Câu 43. Mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ các loại Nu A: T: G: X = 1: 3: 4: 2. Gen chứa 2314 liên kết hidro. Số
liên kết hoá trị của gen là:
A. 1779
B. 1778
C. 1780
D. 1781
Câu 44. Gọi k là số lần tái bản của ADN; A’, T’, G’, X’ lần lượt là các Nu do môi trường cung cấp; N’ là
tổng số Nu do môi trường cung cấp. Nội dung nào sau đây là sai?
1. Số gen con được sinh ra là 2k.
2. Cấu trúc của gen con theo lý thuyết hoàn toàn giống với gen mẹ ban đầu.
3. Tế bào nguyên phân bao nhiêu lần thì gen sẽ nhân đôi bấy nhiêu lần và ngược lại.
4. A’ – T’ = (2k – 1)A; G’ = X’ = (2k – 1)X; N’ = (2k – 1)N
5. Sau bất kì lần tái bản nào của gen, kết quả cũng xuất hiện 2 gen, mỗi gen có 1 mạch cũ và 1 mạch
mới được tổng hợp.

6. Trong quá trình tái bản củ ADN có sự phá huỷ liên kết hidro, liên kết hoá trị và sự hình thành lâij
các liên kết này.
Đáp án đúng là:
A. 3,5,6
B. 5,6
C. 2,6
D. 6
Câu 45. Gen có chiều dài 0,2754 µm, quá trình nhân đôi của ADN đã tạo ra 32 mạch đơn, trong đó có chứa
6800 Nu loại T. Số Nu tự do mỗi loại cung cấp cho quá trình này là:
A. A = T = 6375; G = X = 5775
B. A = T = 6800; G = X = 6160
C. A = T = 5950; G = X = 5390
D. A = T = 6160; G = X = 6800

11


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

BÀI 2. PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Quá trình tổng hợp ARN (phiên mã)
Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang ARN mạch đơn gọi là quá trình phiên
mã. Quá trình phiên mã xảy ra vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng chưa xoắn.
Ở sinh vật nhân thực: quá trình phiên mã còn được gọi là quá trình truyền thông tin di truyền từ nhân
ra ngoài tế bào chất.
* Diễn biến quá trình phiên mã: quá trình phiên mã xảy ra 3 giai đoạn
- Khởi đầu: enzim ARN – polimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc (3’

– 5’) và bắt đầu tổng hợp ARN
- Giai đoạn kéo dài mạch: mỗi Nu của mạch gốc liên kết với rNu trong môi trường nội bào theo
nguyên tắc bổ sung (A – rU, T – rA, G – rX, X – rG) tạo nên mạch poliribonucleotit có chiều từ 5’ – 3’.
Đoạn nào vừa tổng hợp xong thì ADN sẽ xoắn lại ngay.
- Giai đoạn kết thúc: enzim ARN – polimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp bộ ba mang tính hiệu kết
thúc quá trình phiên mã ở vùng kết thúc, quá trình phiên mã sẽ được dừng lại. Các enzim chuyên hoá cấu
trúc sao cho phù hợp với chức năng của từng loại ARN.
Đối với sinh vật nhân sơ: ARN mới sinh ra sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein
ngay.
Đối với sinh vật nhân thực: ARN mới sinh ra gọi là chuỗi poliribonucleotit sơ cấp. Chuỗi
poliribonucleotit này sẽ cắt bỏ các đoạn intron, nối lại các đoạn exon thành ARN hoàn chỉnh thực hiện chức
năng sinh học.
2. Quá trình sinh tổng hợp protein (dịch mã hay giải mã)
Quá trình sinh tổng hợp protein là việc trình tự mã di truyền chứa trong mARN được chuyển thành
trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit. Quá trình diễn ra tại riboxom ngoài tế bào chất. Diễn biến quá trình
sinh tổng hợp protein diễn ra 3 giai đoạn:
- Hoạt hoá axit amin: dưới tác dụng của enzim các axit amin tự do trong tế bào liên kết với hợp chất
giàu năng lượng ATP trở thành dạng axit amin được hoạt hoá. Nhờ một loại enzim khác giúp axit amin liên
kết với tARN tạo thành phức hệ aa – tARN.
- Dịch mã:
+ bán thể nhỏ của riboxom nhận biết bộ ba mở đầu 5’AUG3’
+ tARN có đối mã 3’UAX5’ mang axit amin mở đầu Metionin (đối với nhân thực) hay forminMetionin (đối với nhân sơ) tiến đến riboxom khớp với bộ ba mã sao 5’AUG3’
+ bán thể lớn còn lại của riboxom được gắn vào thành riboxom hoàn chỉnh
+ axit amin thứ nhất được mang đến, đối mã tARN khớp với mã sao trên mARN. Liên kết peptit
được hình thành giữa axit amin mở đầu và axit amin thứ nhất (aa0 – aa1). Riboxom dịch chuyển đến 1 bộ ba
kế tiếp
+ tARN được giải phóng, phức hệ tARN – aa2 được đưa đến riboxom. Quá trình này cứ tiếp tục cho
đến khi riboxom trược đến chạm bộ ba quy định kết thúc trên mARN.
- Giai đoạn kết thúc: Riboxom rời khỏi mARN và tách thành 2 bán thể. Sợi mARN tự phân huỷ, trả
rNu tự do lại cho môi trường nội bào. Chuổi polipeptit vừa mới tạo thành nhờ enzim đặc hiệu cắt bỏ đi axit

amin mở đầu để tiếp tục hình thành bậc xoắn cao hơn.
* poliriboxom: trên mỗi đoạn mARN thông thường có đến vài riboxom cùng loại cùng trượt qua trong
quá trình dịch mã gọi là poliriboxom. Một poliriboxom có thể tổng tổng hợp được nhiều chuổi polipeptit
giống nhau, do đó hiệu suất sinh tổng hợp được tang lên nhiều lần.
3. Mối liên hệ ADN – mARN – Protein – Tính trạng
Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt cho thế hệ con thông qua cơ chế tự
nhân đôi
Thông tin di truyền được biểu hiện thành tính trạng thông qua phiên mã và dịch mã.
Sự thay đổi trình tự các Nu trên ADN dẫn đến thay đổi trình tự các rNu trên mARN và đến sự thay đổi
các axit amin trên protein.
4. Một số công thức thường dùng
Chiều dài mARN: L = rN x 3,4
Tổng số rN trên mARN: rN = N/2
Liên hệ số lượng Nu trên trên ADN và mARN
12


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị
A = T = rA + rU
Gọi k là số lần sao mã:

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

G = X = rG + rX

N
2
rAtd = k.rA = k.Agốc. các loại riboNu khác được tính tương tự.
Hphá vỡ = k. Hgen
HThình thành = k(rN - 1)

Tổng số axit amin do môi trường cung cấp để tổng hợp chuỗi polipeptit chưa hoàn chỉnh
SLaa =
Tổng số axit amin do môi trường cung cấp cho tổng hợp 1 chuỗi polipeptit hoàn chỉnh
SLaa =
rNtd = k. rN = k

Thời gian 1 riboxom trượt qua trên 1 lần phiên mã:
(trong đó L là chiều dài mARN và v là vận
tốc riboxom trượt)
Tổng số phân tử protein được hình thành = kn (trong đó k là số mARN cùng loại, n là tổng số riboxom
trong poliriboxom)
Thời gian tổng hợp xong các chuỗi polipeptit: T = t 1 + t2 (với t1 là khoảng thời gian giữa 2 riboxom
đầu và cuối, t2 thời gian 1 riboxom tổng hợp xong 1 chuỗi polipeptit.
Số phân tử nước được giải phóng = số liên kết peptit được hình thành = SLaa – 1
Khối lượng phân tử 1 axit amin = 110 đvC
Chiều dài 1 axit amin = 3 ̇
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Một gen có chiều dài 0,4080µm, có Nu loại A = 480, gen phiên mã 3 lần tổng hợp mARN.
a. Tính số Nu môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã
b. Trên mạch gốc có A = 280, G = 420. Xác định số lượng ribonucleotit từng loại trên phân tử mARN
được tạo thành.
c. số lượng rNu mỗi loại do môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã?
Câu 2. Một gen có 150 chu kì xoắn. Hiệu số T và G trong gen bằng 300Nu. Trên mạch gốc của gen có T =
400, G = 200.
a. Xác định số lượng từng loại rNu được tổng hợp từ gen trên
b. Biết rằng, khi tổng hợp mARN môi trường đã cung cấp cho quá trình này là 1500 Urazin. Số lượng
phân tử mARN được tổng hợp.
Câu 3. Khi tổng hợp 1 phân tử protein đã giải phóng 498 phân tử nước do việc hình thành các liên kết peptit.
a. chiều dài của đoạn mARN tổng hợp nên phân tử protein
b. khối lượng phân tử protein

c. số lượng Nu mỗi loại trên gen? biết rằng, tổng số liên kết hidro của gen là 3900
Câu 4. Một gen có chiều dài 0,51µm làm khuôn tổng hợp 1 phân tử mARN. Trên phân tử mARN có 5
riboxom cùng trượt qua với vận tốc 102 ̇ /giây. Xác định thời gian tổng hợp xong các phân tử protein. Cho
biết các riboxom trượt đều và luôn giữ khoảng cách 51 ̇ .
Câu 5. Một gen có chiều dài 0,51µm có Nu loại A chiếm 20%. Hãy xác định:
a. số lượng Nu từng loại trên gen
b. số liên kết hidro của gen
c. số rNu trên mARN do phiên mã
d. số bộ ba mã hoá trên gen (Triplet)
e. số aa trong chuỗi polipeptit được tổng hợp khi gen phiên mã 1 lần, mARN có 1 riboxom trượt qua
và không lặp lại.
f. gen tiến hành tái bản 3 lần, xác định số Nu do môi trường cung cấp
g. gen phiên mã 5 lần, xác định tổng số rNu ở đọt phiên mã sau cùng.
Câu 6. Trong quá trình dịch mã để tổng hợp một chuỗi polipeptit cần môi trường cung cấp 249 aa. Xác định:
a. số Nu trên gen
b. số rNu mARN do quá trình phiên mã
c. số chu kì xoắn của gen
d. số liên kết peptit trong chuỗi polipeptit
13


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

Câu 7. Phân tử mARN trưởng thành được tạo ra chứa 20%U, 10%A, 40%X và 450G. các đoạn intron bị cắt
bỏ có tổng số chiều dài 30,6µm, trong đó G = 2U = 3X = 4A.
a. tính số Nu trên gen tổng hợp mARN
b. tính số lượng từng loại rNu trong phân tử mARN sơ khai tương ứng
c. tỉ lệ mỗi loại Nu trên mạch gốc của gen.

Câu 8. Phân tích thành phần hoá học của một axit nucleic cho thấy số nu loại A = 20%, G = 35%, T = 20%
và số lượng X = 150Nu.
a. Axit nucleic này là gì? Cấu trúc mạch đơn hay kép
b. số liên kết phosphodieste trên axit nucleic trên.
c. tính chiều dài axit nucleic nói trên
C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Theo quan niệm hiện đại cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là gì?
A. ADN
B. ARN
C. protein
D. axit nucleic
Câu 2. Chức năng của tARN là:
A. truyền đạt thông tin di truyền
B. cấu tạo nên riboxom
C. vận chuyển axit amin
D. lưu giữ thông tin di truyền
Câu 3. Cơ chế di truyền cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ:
A. Gen  tính trạng  ARN  protein
B. Gen  ARN  tính trạng  protein
C. Gen  ARN  protein  tính trạng
D. Gen  ARN  protein chuỗi polipeptit  tính trạng
Câu 4. Đơn phân của protein là gì?
A. axit amin
B. Nucleotit
C. ribonucleotit
D. riboxom
Câu 5. Enzim chính xúc tác cho quá trình tổng hợp mARN là
A. ARN – polimeraza B. ADN – polimeraza
C. ligaza
D. amilaza

Câu 6. Gen cấu trúc thực hiện quá trình sao mã 5 lần sẽ tạo ra số phân tử mARN là
A. 5
B. 10
C. 15
D. 25
Câu 7. Bộ ba đối mã vận chuyển axit amin metionin là
A. 3’AUG5’
B. 5’UAX3’
C. 3’UAX5’
D. 5’AUG3’
Câu 8. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu
nào sau đây không đúng?
A. trong dịch mã sự kết cặp các Nu theo NTBS xảy ra ở tất cả các Nu trên phân tử mARN
B. sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản
C. trong phiên mã, sự kết cặp các Nu theo NTBS xảy ra ở tất cả các Nu trên mạch mã gốc ở vùng mã
hoá của gen
D. trong tái bản ADN sự kết cặp các Nu diễn ra theo NTBS xảy ra ở tất cả các Nu trên mỗi mạch đơn
của ADN
Câu 9. Một phân tử mARN dài 2040 ̇ được tách ra từ vi khuẩn E.coli có tỉ lệ các loại Nu A, G, U, X lần
lượt là 20%, 15%, 40%, 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một
đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài của phân tử mARN. Tính theo lý thuyết số lượng Nu mỗi loại cần
phải cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 320, A = T = 280
B. G = X = 280, A = T = 320
C. G = X = 360, A = T = 240
D. G = X = 240, A = T = 360
Câu 10. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met –tARN (AUX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mARN
(2) Tiểu đơn vị lớn của riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh
(3) Tiểu đơn vị bé của riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu

(4) Codon thứ 2 trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1 – tARN
(5) Riboxom dịch chuyển một bộ ba trên mARN theo chiều 5’ – 3’
(6) Hình thành liên kết peptit giữa aa mở đầu và aa1
Thứ tự đúng trong các sự kiện trên là:
A. 3  1  2  4  6  5
B. 1  3  2  4  6  5
C. 2  1  3  4  6  5
D. 5  2  1  4  6  3
14


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

Câu 11. Trong quá trình dịch mã, trên 1 phân tử mARN thường có 1 số riboxom cùng hoạt động. Các
riboxom này được gọi là:
A. poliriboxom
B. polinucleoxom
C. polipeptit
D. polinucleotit
Câu 12. ở sinh vật nhân thực quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. nhân đôi NST
B. phiên mã
C. Tự sao
D. dịch mã
Câu 13. Trên mạch mang mã gốc của gen có bộ ba 3’AGX5’. Bộ ba tương ứng trong phân tử mARN được
phiên mã từ gen này là:
A. 5’XGU3’
B. 5’UXG3’

C. 5’GXU3’
D. 5’GXT3’
Câu 14. Quá trình dịch mã gồm những thành phần nào tham gia?
A. mARN trưởng thành, tARN, một số dạng enzim, rARN
B. mARN trưởng thành, tARN, một số dạng enzim, ATP, các axit amin tự do
C. mARN trưởng thành, tARN, một số dạng enzim, ATP
D. mARN trưởng thành, tARN, một số dạng enzim, các axit amin tự do
Câu 15. Quá trình dịch mã kết thúc khi:
A. riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc rồi riboxom được phân huỷ
B. riboxom rời khỏi mạch mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần khác nhau
C. riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc rồi 2 tiểu phần này được giải phóng tự do
D. riboxom tiếp xúc với bộ ba kết thúc rồi 2 tiểu phần phân huỷ
Câu 16. Poliriboxom có vai trò gì?
A. làm tăng sản phẩm protein khác loại
B. giúp cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục
C. giúp cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác
D. làm tăng sản phẩm protein cùng loại
Câu 17. Điểm giống nhau giữa cơ chế tự sao và cơ chế phiên mã là:
1. enzim đều tác động trên mạch khuôn theo chiều 3’ – 5’ và mạch mới theo chiều ngược lại
2. đều dùng các nguyên liệu là các Nu tự do như nhau
3. đều cần năng lượng và enzim; đều dựa vào ADN trong nhân làm khuôn mẫu
4. cả 2 mạch ADN đều tách đôi và sử dụng nguyên liệu là các bazo nitric của môi trường nội bào hợp
với mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung
Phương án đúng là:
A. 3,4
B. 1,3,4
C. 1,3
D. 1,2,3,4
Câu 18. Một phân tử mARN có tỉ lệ giữa các loại Nu A = 2U = 3G = 4X. Tỉ lệ % mỗi loại ribonucleotit A,
U, G, X lần lượt là:

A. 24%, 48%, 12%, 16%
B. 10%, 20%, 30%, 40%
C. 48%, 24%, 16%, 12%
D. 48%, 16%, 24%, 12%
Câu 19. Nội dung nào sau đây là sai?
1. chiều dài của ARN bằng chiều dài gen tổng hợp nó nhưng số đơn phân chỉ bằng nửa số Nu của gen
2. chiều dài mARN bằng chiều dài ADN tổng hợp nó
3. khối lượng, số đơn phân cũng như số liên kết hoá trị của gen gấp đôi so với ARN do gen đó tổng hợp
4. tuỳ nhu cầu tổng hợp protein, từ 1 gen có thể tổng hợp nhiều phân tử ARN có cấu trúc giống nhau
5. trong quá trình phiên mã có sự phá huỷ các liên kết hidro và liên kết hoá trị của gen
Đáp án đúng là:
A. 2, 4, 5
B. 2, 3
C. 2, 3, 5
D. 2, 5
Câu 20. Gen có 90 chu kì xoắn và tỉ lệ
. Khi gen phiên mã cần môi trường cung cấp tất cả 2700
ribonucleotit tự do. Số liên kết hydro bị phá huỷ:
A. 2430
B. 7290
C. 5397
D. 5394
Gen có 2898 liên kết hydro tổng hợp phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribonucleotit A:U:G:X = 3:4:2:1. Dữ
kiện để trả lời các câu 21 đến 24
Câu 21. Tỉ lệ % từng loại Nu trong gen đã tổng hợp phân tử mARN nói trên là:
A. A = T = 30% và G = X = 20%
B. A = T = 20% và G = X = 30%
C. A = T = 15% và G = X = 35%
D. A = T = 35% và G = X = 15%
Câu 22. Chiều dài của gen tổng hợp mARN (tính theo đơn vị angtron) là:

15


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

A. 4284
B. 8568
C. 2142
D. 3060
Câu 23. Số lượng riboNu từng loại A, U, G, X trong phân tử mARN
A. 378, 504, 252, 126
B. 378, 504, 126, 252
C. 504, 378, 252, 126
D. 504, 378, 126, 252
Câu 24. Mạch khuôn của gen tổng hợp mARN có số Nu A, T, G, X mỗi loại lần lượt là:
A. 378, 504, 252, 126
B. 378, 504, 126, 252
C. 504, 378, 252, 126
D. 504, 378, 126, 252
Câu 25. Một phân tử mARN có hiệu số giữa G và A bằng 40% và giữa X với U là 20% số rNu của mạch. Tỉ
lệ % Nu của gen tổng hợp nên mARN là:
A. A = T = 35%, G = X = 15%
B. A = T = 10%, G = X = 40%
C. A = T = 30%, G = X = 20%
D. A = T = 20%, G = X = 30%
Câu 26. Nội dung nào sau đây là đúng?
I. chỉ có 1 trong 2 mạch của gen làm mạch khuôn điều khiển cơ chế phiên mã
II. mạch khuôn của gen có chiều từ 3’ – 5’ còn mARN được tổng hợp thì có chiều ngược lại

III. tuỳ theo loại enzim có lúc mạch thứ nhất, có lúc mạch thứ 2 làm khuôn
IV. khi biết tỉ lệ % hay số lượng từng loại rNu trong phân tử mARN ta suy ra được tỉ lệ % hay số
lượng mỗi loại Nu của gen và ngược lại.
Phương án đúng là:
A. I, II và III
B. I, II và IV
C. I
D. I và II
Câu 27. Phân tử mARN có A = 480 và G – X = U. Gen tổng hợp mARN có A = 3/2G. Mạch đơn của gen có
G = 30% số Nu của mạch. Số lượng rNu của mARN (A, U, G, X) lần lượt là
A. 480, 240, 360, 120
B. 480, 120, 360, 240
C. 480, 240, 120, 360
D. 480, 360, 240, 120
Câu 28. Axit amin nào sau đây chỉ được mã hoá bở duy nhất một bộ ba?
A. metionin và tryptophan
B. metionin và glixerin
C. valin và xistein
D. tryptophan và histidin
Một gen phân mãnh có khối lượng 699.300 đvC. Trong đó các đoạn exon chiếm tỉ lệ 2/3. Sử dụng dữ kiện
để trả lời các câu từ 29 đến 31
Câu 29. Khi gen tổng hợp 1 phân tử protein thì cần môi trường cung cấp bao nhiêu axit amin?
A. 259
B. 260
C. 257
D. 258
Câu 30. Số axit amin liên kết trong 1 phân tử protein hoàn chỉnh là:
A. 256
B. 257
C. 258

D. 259
Câu 31. Số liên kết peptit được hình thành khi tổng hợp phân tử protein nói trên
A. 256
B. 257
C. 258
D. 259
̇
Câu 32. Gen dài 3814,8 , trong quá trình dịch mã đã giải phóng khối lượng phân tử nước là 60.264 đvC. Có
bao nhiêu phân tử protein được tổng hợp?
A. 9
B. 6
C. 5
D. 7
Câu 33. Gen có G = 540 Nu, phân tử mARN được tổng hợp từ gen có U = 1/3A = 10%. Quá trình dịch mã
trên mARN đã cần môi trường cung cấp 1794 axit amin. Biết số lượt trược của riboxom bằng nhau. Số
riboxom và số lượt trượt của riboxom lần lượt là:
A. 1 và 6
B. 2 và 3
C. 6 và 1
D. tất cả đều đúng
Câu 34. Chiều dài của một gen không phân mảnh là 4161,6 ̇ . Gen phiên mã 4 lần, mỗi bản phiên mã đều có
6 riboxom, mỗi riboxom đều dịch mã 3 lượt. số lượt phân tử tARN tham gia vào quá trình dịch mã là:
A. 407
B. 29304
C. 9768
D. 29376
Câu 35. Quá trình phiên mã là gì ?
A. Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. Trong mỗi gen chỉ có 1 mạch được dùng làm
khuôn (mạch bổ sung) để tổng hợp phân tử ARN.
B. Là quá trình tổng hợp ARN mạch khuôn ADN. Trong mỗi gen có 2 mạch được dùng làm khuôn

(mạch bổ sung) để tổng hợp phân tử ARN.
C. Là quá trình tổng hợp ARN mạch khuôn ADN. Trong mỗi gen chỉ có 1 mạch được dùng làm khuôn
(mạch mã gốc) để tổng hợp phân tử ARN.
D. Là quá trình tổng hợp ARN mạch khuôn ADN. Trong mỗi gen có 2 mạch được dùng làm khuôn
(mạch mã gốc và mạch bổ sung) để tổng hợp phân tử ARN.
Câu 36. Diễn biến không đúng của quá trình dịch mã:
16


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

A. Các phức hợp axit amin- tARN tiến vào ribôxôm và gắn các anticôđon của nó vào côđon tương ứng
trên mARN theo nguyên tắc: A liên kết với U; T liên kết với A; G liên kết với X; X liên kết với G.
B. Khi liên kết peptit hình thành giữa các axit amin thì ribôxôm dịch chuyển sang côđon kế tiếp trên
mARN.
C. Khi ribôxôm tiếp xúc với một trong các côđon UAA, UAG, UGA trên mARN thì quá trình dịch mã
kết thúc.
D. Các phức hợp axit amin - tARN tiến vào ribôxôm và gắn các anticôđon của nó vào côđon tương
ứng trên mARN theo nguyên tắc: A liên kết với U; U liên kết với A; G liên kết với X; X liên kết với G.
Câu 37. Mạch ADN làm khuôn mẫu tổng hợp 1 phân tử prôtêin hoàn chỉnh chứa 100 axit amin. Như vậy,
phân tử mARN được phiên mã từ phân tử ADN này có số nuclêôtit là:
A. 300 Nu.
B. 309 Nu.
C. 306 Nu.
D. 303 Nu.
Câu 38. Một ribôxôm trượt qua hết một mARN trưởng thành có chiều dài 2550 ̇ thì chuỗi pôlipeptit hoàn
chỉnh được giải phóng có số axit amin là:
A. 248.

B. 250.
C. 249.
D. 247.
Câu 39. 1 phân tử mARN có tổng số 500 bộ ba với 2 loại Uraxin và Ađênin chiếm 40% tổng số ribônuclêôtit
của phân tử mARN. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen đã tạo ra phân tử mARN nói trên là:
A. A = T = 350; G = X = 525.
B. A = T = 400; G = X = 600.
C. A = T = 200; G = X = 300.
D. A = T = 600; G = X = 900.
Câu 40. 1 gen phiên mã 2 lần. Mỗi ARN được tổng hợp để cho 10 ribôxôm trượt qua 1 lần và không trở lại
để tổng hợp các phân tử prôtêin cấu trúc. Số phân tử nước được giải phóng trong quá trình tổng hợp các
phân tử prôtêin là 5960. Chiều dài của gen nói trên là:
A. 3049,8 Ǻ.
B. 3060 Ǻ.
C. 3070,2 Ǻ.
D. 6089,4 Ǻ.

Câu 41. 1 gen nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra sao mã 2 lần và trên mỗi bản mã sao có 10
ribôxôm trượt không lặp lại. Số phân tử prôtêin bậc 1 được tổng hợp là:
A. 120.
B. 140.
C. 160.
D. 180.
Câu 42. Phân tử mARN được sao mã từ 1 gen có 3000 Nu – đứng ra dịch mã. Quá trình tổng hợp
prôtêin có 5 ribôxôm cùng trượt qua 1 lần. Số axit amin môi trường cung cấp là bao nhiêu ?
A. 2495.
B. 2490.
C. 4995.
D. 4990.
Câu 43. Cho các khẳng định sau:

1. Chiều dài của ARN bằng với chiều dài của gen tổng hợp, chỉ khác nhau là số đơn phân của nó chỉ
bằng 1/2 số đơn phân của gen.
2. Tuỳ nhu cầu tổng hợp protein trong tế bào mà ADN có thể phiên mã nhiều hay ít số mARN cùng
loại có cấu trúc giống nhau.
3. Trong phiên mã có sự phá huỷ liên kết hidro và liên kết cộng hoá trị
4. Tổng khối lượng đoạn mARN do gen tổng hợp chỉ bằng 1/2 khối lượng đoạn gen cấu trúc.
Có bao nhiêu khẳng định sai?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 44. Cho các khẳng định sau đây:
1. Chỉ có 1 trong 2 mạch của gen làm mạch khuôn để phiên mã
2. Mạch khuôn của gen có chiều từ 3’ – 5’, còn mARN có chiều ngược lại.
3. Tuỳ theo loại enzim được sử dụng mà mạch gốc có thể là mạch này, có thể là mạch kia
4. Khi biết tỉ lệ % hay số lượng riboNu trong phân tử mARN ta suy ra được tỉ lệ % hay số lượng mỗi
loại Nu của gen và ngược lại.
Có bao nhiêu ý đúng trong các ý trên?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

17


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng


BÀI 3. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. khái niệm điều hoà hoạt động của gen
Điều hoà hoạt động của gen là quá trình điều hoà lượng sản phẩm do gen tạo ra. Điều hoà hoạt động
của gen được hiểu là gen đó có được phiên mã hay dịch mã được hay không
2. cơ chế điều hoà hoạt động của gen:
Điều hoà hoạt động của gen đối với nhân sơ và nhân thực cũng khác nhau.
* đối với sinh vật nhân sơ
Điều hoà hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã. Trên phân tử ADN các gen có liên
quan về chức năng được phân bố thành từng cụm, có chung 1 cơ chế điều hoà gọi là operon. Thành phần của
1 operon Lac gồm:
Vùng khởi động  vùng vận hành  nhóm gen cấu trúc
+ vùng khởi động (P): là nơi ARN – polimeraza bám vào khởi đầu phiên mã
+ vùng vận hành (O): là vị trí tương tác với protein ức chế
+ nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): là nhóm gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các
phản ứng phân giải được Lactozo
Gen điều hoà: là cấu trúc quy định tổng hợp nên protein ức chế. Gen điều hoà không nằm trong cấu
trúc operon nhưng có vai trò quyết định cho hoạt động của operon
Khi môi trường không có Lactozo (trạng thái ức chế) chất ức chế gắn vào vùng vận hành ngăn cản quá
trình phiên mã, làm cho các gen cấu trúc không hoạt động
Khi môi trường có Lactozo (trạng thái hoạt động): đường lactozo liên kết với cấu trúc protein ức chế
và làm mất cấu trúc không gian của chúng, ngăn cản không cho liên kết với vùng vận hành. Do đó, các gen
hoạt động bình thường tạo enzim lactaza phân huỷ lactozo
* ở sinh vật nhân thực:
Cơ chế hoạt động của sinh vật nhân thực diễn ra phức tạp hơn do ADN trong NST có cấu trúc phức
tạp và số lượng Nu rất lớn
Sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra ở nhiều cấp độ (trước phiên mã, phiên mã, sau phiên mã)
B. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. ở sinh vật nhân sơ, sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở cấp độ nào?
A. trước phiên mã

B. phiên mã C. sau phiên mã
D. mọi cấp độ
Câu 2. Sinh vật nhân chuẩn, sự điều hoà hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở cấp độ:
A. trước phiên mã
B. phiên mã C. sau phiên mã
D. mọi cấp độ
Câu 3. Cấu trúc 1 operon Lac. Gồm những thành phần nào?
A. vùng mở đầu, vùng mã hoá, vùng kết thúc
B. gen điều hoà, vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc
C. vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc
D. gen điều hoà, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc
Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản của gen cấu trúc và gen điều hoà
A. chức năng protein do gen tổng hợp
B. cấu tạo của mỗi gen đó
C. vị trí của gen đó trên ADN
D. khả năng tự sao, phiên mã của mỗi gen
Câu 5. Điều hoà hoạt động của gen ở vi sinh vật nhân sơ được hiểu là
A. gen đó có được phiên mã hay không
B. gen đó có được phiên mã và dịch mã hay không
C. gen đó có được biểu hiện hay không
D. gen đó có được dịch mã hay không
Câu 6. Đối với operon Lac ở E.coli, tín hiệu điều hoà hoạt động của gen là:
A. đường lactozo
B. đường mantozo
C. đường saccarozo D. đường glucozo
Câu 7. Trình tự gen trong sơ đồ cấu trúc của operon Lac:
A. gen điều hoà(R) - gen chỉ huy(O) – gen cấu trúc
B. gen chỉ huy (O) – gen điều hoà (R) – gen cấu trúc
C. vùng khởi động (P) – gen chỉ huy (O) – gen cấu trúc
D. gen chỉ huy (O) – vùng khởi động (P) – gen cấu trúc

18


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

Câu 8. Nơi enzim ARN – polimeraza bám vào chuẩn bị quá trình phiên mã gọi là:
A. Operon
B. gen điều hoà
C. vùng khởi động
D. vùng vận hành
Câu 9. ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà:
A. nơi tiếp xúc của enzim ARN – polimeraza
B. mang thông tin quy định protein ức chế
C. mang thông tin quy định enzim ARN – polimeraza
D. nơi liên kết với protein điều hoà
Câu 10. Vì sao cơ chế điều hoà hoạt động của gen sinh vật nhân thực lại phức tạp hơn sinh vật nhân sơ
A. cấu trúc ADN phức tạp trong NST
B. do cấu trúc của Nucleoxom
C. do cấu trúc của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn
D. do hoạt động của tế bào nhân sơ đơn giản hơn
Câu 11. Trong cơ chế điều hoà sinh tổng hợp protein ở vi khuẩn E.coli, chất cảm ứng có vai trò gì?
A. ức chế gen điều hoà
B. vô hiệu hoá protein ức chế, giải phóng vùng vận hành
C. hoạt hoá vùng khởi động
D. gắn vào vùng vận hành để khởi động gen cấu trúc
Câu 12. Trong sự điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, khi môi trường không có lactozo, các hoạt
động nào sẽ diễn ra?
I. gen điều hoà chỉ huy tổng hợp 1 loại protein ức chế gắn vào vùng vận hành

II. chất cảm ứng kết gắn với protein ức chế làm vô hiệu hoá chất ức chế
III. gen vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động nhưng không tổng hợp protein
IV. quá trình phiên mã các gen cấu trúc bị ức chế
V. gen vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động và tổng hợp được protein
Đáp án đúng là:
A. I và II
B. I và III
C. I và IV
D. II và V
Câu 13. Trong sự điều hoà sinh tổng hợp protein ở sinh vật nhân sơ, khi môi trường xuất hiện lactozo, các
quá trình nào sau đây được diễn ra?
I. gen điều hoà chỉ huy tổng hợp 1 loại protein ức chế gắn vào vùng vận hành
II. chất cảm ứng kết gắn với protein ức chế làm vô hiệu hoá chất ức chế
III. gen vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động nhưng không tổng hợp protein
IV. quá trình phiên mã các gen cấu trúc bị ức chế
V. gen vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động và tổng hợp được protein
Đáp án đúng là:
A. I và II
B. I và III
C. I và IV
D. II và V
Câu 14. Đối với operon Lac ở E.coli thì lactozo được xem là
A. Chất cảm ứng
B. chất ức chế
C. chất hoạt hoá
D. chất kích thích
Câu 15. Đối với operon, gen điều hoà có vai trò gì?
A. tổng hợp protein ức chế
B. tổng hợp enzim lactaza
C. tiếp nhận protein ức chế

D. tạo chất cảm ứng
Câu 16. Operon là gì?
A. gen điều hoà tổng hợp protein ức chế
B. các gen có liên quan về chức năng phân bố thành cụm, có chung một cơ chế điều hoà
C. vùng điều hoà ở đầu gen mang tín hiệu khởi đầu phiên mã
D. nhóm gen cấu trúc tổng hợp protein
Câu 17. Vùng khởi động (promoter) là:
A. vùng tổng hợp protein ức chế
B. vùng vận hành liên kết với protein ức chế
C. nơi mà enzim ARN – polimeraza bám vào và khởi động phiên mã
D. nhóm gen cấu trúc tổng hợp protein
Câu 18. Trong mô hình cấu trúc operon Lac theo Jacop – Mono, vùng vận hành là nơi
A. protein ức chế liên kết làm ngăn cản phiên mã
B. ARN – polimeraza bám vào và khởi động phiên mã
C. mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế
D. chứa thông tin mã hoá axit amin trong phân tử protein cấu trúc
Câu 19. ở vi khuẩn E.coli nguyên nhân chính dẫn đến cấu trúc operon Lac bị ức chế
19


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

A. gen điều hoà tổng hợp protein ức chế
B. môi trường không có đường lactozo do đó protein ức chế bám vào vùng vận hành.
C. enzim ARN – polimeraza bám vào gen khởi động và di chuyển gặp cản trở của protein ức chế
D. sao mã ở cụm gen cấu trúc không xảy ra.
Câu 20. Theo mô hình operon Lac, vì sao protein ức chế bị mất tác dụng?
A. vì lactozo làm mất cấu trúc không gian của nó

B. vì protein ức chế bị phân huỷ bởi lactozo
C. vì lactozo làm gen điều hoà không hoạt động
D. vì gen cấu trúc làm gen điều hoà bị bất hoạt

20


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN
A. PHẦN LÝ THUYẾT
1. Khái niệm

Sơ đồ khái niệm biến di
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến 1 cặp Nu hay 1 số cặp
Nu. Đột biến liên quan đến 1 cặp Nu gọi là đột biến điểm. Trong tự nhiên, tần số đột biến rất thấp, 1 gen có
tần số xuất hiện 10-6 – 10-4.
Thể đột biến là những cá thể mang gen đột biến biểu hiện thành kiểu hình cơ thể.
2. Các dạng đột biến gen
Trong các dạng đột biến điểm được chia thành 3 dạng: thay thế 1 cặp Nu, thêm 1 cặ Nu, mất 1 cặp Nu.
Trong 3 dạng đột biến điểm, dạng nghiêm trọng nhất là đột biến mất 1 cặp Nu, ảnh hưởng đến sức sống, sức
sinh sản của thể đột biến.
3. Sự thay đổi liên kết hidro
Theo NTBS A liên kết với T bởi 2 liên kết H, G liên kết với X bằng 3 liên kết H.
Đột biến mất cặp Nu:
Mất 1 cặp A – T: H giảm 2 liên kết
Mất 1 cặp G – X: H giảm 2 liên kết
Đột biến thêm cặp Nu

Thêm 1 cặp A – T: tăng 2 liên kết
Thêm 1 cặp G – X: tăng 3 liên kết
Đột biến thay thế 1 cặp Nu
Thay cặp A – T thành cặp G – X: tăng 1 liên kết
Thay cặp G – X thành cặp A – T: giảm 1 liên kết
Quy tắc thay đổi số liên kết hidro:
Số cặp nu
Số liên kết H cặp A - T
Số liên kết H cặp G - X
0
0
0
2
3
1
4
6
2
6
9
3
4. Sự thay đổi chiều dài:
Chiều dài không đổi: số cặp Nu không thay đổi, đột biến dạng thay thế tương đồng
Chiều dài thay đổi: đột biến dạng mất và dạng thêm. Một Nu có chiều dài 3,4 ̇ .
5. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến
5.1 nguyên nhân
- Do các tác nhân lý hoá, sinh học của môi trường bên ngoài hoặc do rối loạn sinh lý, hoá sinh bên
trong tế bào
- Do các bazo nitric dạng hỗ biến có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng kết cặp bổ sung
không đúng khi nhân đôi, từ đó phát sinh đột biến gen

5.2 cơ chế phát sinh đột biến gen
21


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

- do rối loạn quá trình nhân đôi ADN làm mất hoặc thêm hoặc thay thế cặp Nu
- Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến
mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
- Sự kết cặp không đúng khi tái bản hoặc do tác nhân gây đột biến (5 – brom uraxin)
Có 3 dạng phát sinh đột biến:
+ đột biến dịch khung: dạng mất, dạng thêm hoặc thay thế không tương đồng, sao cho từ vị trí đột
biến trở về sau đều bị thay đổi
+ đột biến đồng nghĩa: sau đột biến nhưng chuỗi polipepetit vẫn không đổi
+ đột biến vô nghĩa: đột biến làm cho đoạn gen trở thành vô nghĩa. Thông thường đột biến ảnh
hưởng đến bộ ba mở đầu hoặc biến bộ ba bình thường thành bộ ba kết thúc.
6. Hậu quả và vai trò của đột biến gen
6.1 Hậu quả
Đột biến gen làm biến đổi chuỗi polinucleotit của gen sẽ dẫn đến làm thay đổi trình tự của
ribonucleotit của mARN dẫn đến thay đổi trình tự của axit amin, gây nhiều đột biến có hại, giảm sức sống
đến thể đột biến
Trong các dạng đột biến, dạng mất là nghiêm trọng nhất, đặc biệt là mất hoặc thêm 1 cặp Nu ở gần bộ
ba mở đầu.
Tuy nhiên có 1 số đột biến có lợi và đột biến trung tính (đột biến gen lặn nhưng nằm ở trạng thái dị
hợp)
6.2 vai trò
Trong đột biến gen có vai trò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá của sinh vật. Tuy
tần số đột biến từng gen nhỏ. Nhưng cơ thể có nhiều gen nên tần số đột biến 1 cơ thể là rất lớn. khả năng

phát tán đột biến trong quần thể là rất cao, khi đi vào thể đồng hợp lặn thì nó mới biểu hiện thành kiểu hình.
Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá và nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn
giống.
7. Sự biểu hiện của đột biến gen
Đột biến gen truyền lại cho thế hệ sau có 3 dạng:
Đột biến giao tử: phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở tế bào sinh dục, qua thụ tinh sẽ đ
vào hợp tử. Nếu đột biến gen trội sẽ biểu hiện ngay thành kiểu hình, còn đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi đi
vào trạng thái đồng hợp.
Đột biến tiền phôi: xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử trong giai đoạn từ 2 – 8 tế bào,
di truyền qua thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính
Đột biến xôma: xảy ra trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng, sẽ được nhân lên trong 1 môi. Sau
đột biến, cơ thể tồn tại 2 dòng tế bào: tế bào đột biến và tế bào bình thường. đột biến xôma chỉ nhân lên qua
sinh sản sinh dưỡng (giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô…)
B. PHẦN BÀI TẬP
Bài 1. Một gen có chiều dài 0,408µm, có A = T = 480 Nu. Gen bị đột biến mất đi 2 liên kết H.
a. xác định số lượng từng loại Nu có ở gen chưa đột biến
b. xác định số lượng Nu từng loại gen sau đột biến
Bài 2. Một gen có khối lượng 9.105 đvC. Trên mạch thứ nhất có A, T, G, X lần lượt theo tỉ lệ 1:2:3:4
a. xác định số lượng Nu từng loại Nu trên gen?
b. gen bị đột biến nhưng không làm thay đổi số lượng Nu nhưng tổng số liên kết H bị giảm đi 2 liên
kết. xác định loại đột biến gen và số lượng từng loại Nu sau đột biến?
Bài 3.Một gen có 3000 đoen phân, gen bị đột biến mất Nu số 4 trên mạch gốc (với cặp Nu 1,2,3 thuộc bộ ba
mở đầu)
a. xác định số axit amin được tổng hợp từ gen trước và sau đột biến?
b. cấu trúc protein bị thay đổi như thế nào?
Bài 4. Gen dài 0,408µm, trong đó số Nu loại A chiếm 30% tổng số Nu của gen. gen A đột biến thành gen a
làm thay đổi tỉ lệ A/G = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gen. tính số liên kết H của gen a
Bài 5. Gen B có 390 Guamin và tổng số liên kết H của gen là 1670, bị đột biến thay thế một cặp Nu này
thành 1 cặp Nu khác thành gen b. gen b nhiều hơn gen B một liên kết H. tính số Nu mỗi loại gen b
Bài 6. Một gen có 4800 liên kết hidro và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hidro

và có khối lượng 108.104 đvC. Tính số Nu mỗi loại của gen ban đầu và sau đột biến.
22


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

Bài 7. Gen A dài 0,408µm bị đột biến thành gen a. khi gen a này tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cung
cấp 2398 Nu. Đột biến này thuộc dạng nào?
C. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Đột biến gen là những biến đổi:
A. kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường
B. trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
C. liên quan tới 1 hay 1 số cặp Nu, xảy ra ở 1 thời điểm nào đó của phân tử ADN
D. kiểu gen của cơ thể do lai giống
Câu 2. Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi tổng số Nu và số liên kết H so với gen ban
đầu?
A. mất 1 cặp Nu và đảo vị trí 1 cặp Nu
B. mất 1 cặp Nu và thay thế 1 cặp Nu có cùng số liên kết H
C. thay thế 1 cặp Nu và thêm 1 cặp Nu
D. đảo vị trí 1 cặp Nu và thay thế 1 cặp Nu có cùng số liên kết H
Câu 3. Dạng đột biến gen nào có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử protein?
A. thay thế 1 cặp Nu ở bộ ba mã hoá cuối
B. mất 1 cặp Nu ở bộ bẫm hoá thứ 10
C. đảo vị trí 1 cặp Nu ở bộ ba mã hoá cuối
D. thêm 1 cặp Nu ở bộ bam max hoá thứ 10.
Câu 4. Một protein bình thường có 400 axit amin. Protein đó bị biến đổi các axit amin thứ 350 bị thay thế
bằng 1 axit amin mới. dạng đột biến gen có thể sinh ra protein biến đổi trên là:
A. thay thế hoặc đảo vị trí 1 cặp Nu ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350

B. thêm Nu ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350
C. mất Nu ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350
D. đảo vị trí hoặc thêm một cặp Nu ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350
Câu 5. Gen A bị đột biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của gen không đổi, nhưng số liên kết H thay đổi
đi 1 liên kết. đột biến trên thuộc dạng nào?
A. thay thế 1 cặp Nu cùng loại
B. mất 1 cặp Nu
C. thay thế 1 cặp Nu khác loại
D. thêm 1 cặp Nu
Câu 6. Một gen của sinh vật nhân sơ có 3000 Nu và tỉ lệ A/G = 2/3. Gen này đột biến mất 1 cặp Nu do đó
giảm đi 2 liên kết H so với gen bình thường. số lượng từng loại Nu của gen mới được hình thành sau đột
biến là:
A. A = T = 599, G = X = 900
B. A = T = 600, G = X = 900
C. A = T = 600, G = X = 899
D. A = T = 900, G = X = 599
Câu 7. Một gen đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm 1 liên kết H. gen bị đột biến thuộc dạng
A. thay thế 1 cặp A – T thành cặp G – X
B. mất 1 cặp A – T
C. thay thế 1 cặp G – X bằng cặp A – T
D. thêm 1 cặp A – T
Câu 8. Một trong các cơ chế gây đột biến của tia tử ngoại là
A. kích thích và gây ion hoá các nguyên tử
B. không kích thích nhưng không ion hoá nguyên tử
C. kích thích nhưng không gây ion hoá nguyên tử
D. kiềm hãm sự hình thành thoi vô sắc, làm nhiễm sắc thể không phân li
Câu 9. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng Nu của gen (đột biến không liên quan đến bộ
ba mở đầu và bộ ba kết thúc)
A. mất 1 cặp Nu
B. mất 1 số cặp Nu

C. đảo vị trí các cặp Nu
D. thêm 1 cặp Nu
Câu 10. Trong giảm phân hình thành giao tử, nếu phát sinh đột biến gen thì thường gọi đột biến đó là
A. đột biến tiền phôi B.. đột biến xoma
C. đột biến giao tử
D. đột biến tiền phôi và xoma
Câu 11. Phát biểu nào không đúng về đột biến gen?
A. đột biến gen làm thay đổi một hoặc một số cặp Nu trong cấu trúc của gen
B. đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể
C. đột biến gen làm biến đổi đột ngột hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
23


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

D. đột biến gen làm thay đổi vị trí các gen trên NST
Câu 12. Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5 – BU thường gây đột biến dạng
A. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T
B. thay thế cặp G – X bằng cặp X – G
C. thay thế A – T thành T – A
D. thay thế A – T thành G – X
Câu 13. Hiện tượng nào sau đây là đột biến
A. một số loài thú thay đổi màu sắc
B. cây sồi rụng lá và cuối mùa thu và rngj lá non vào đầu mùa xuân
C. người bệnh bạch tạng có da trắng, tóc trắng, màu hồng
D. số lượng hồng cầu trong máu người tăng khi lên núi cao.
Câu 14. Gen D có 4800 liên kết H và tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen d có 4801 liên kết H và có khối
lượng 108.104đvC. tế bào Dd nguyên phân liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cung cấp số lượng từng loại

Nu cho cặp gen nhân đôi là:
A. A = T = 8307, G = X = 16793
B. A = T = 8400, G = X = 16800
C. A = T = 8396, G = X = 16828
D. A = T = 8393, G = X = 16807
̇
Câu 15. Một gen có chiều dài 4080 , có tỉ lệ A = 2/3G. sau đột biến chiều dài của gen không đổi và tỉ lệ
A/G xấp xỉ 66,89%. Đột biến thuộc dạng gì?
A. thay 1 cặp A – T thành 1 cặp G – X
B. đảo vị trí 1 cặp Nu
C. thay 3 cặp A – T thành 3 cặp G – X
D. thay 1 cặp G – X thành 1 cặp A – T
Câu 16. Gen bình thường có A = 300 và tỉ lệ A/G = 2/3. Đột biến đã xảy ra trên một cặp Nu của gen dẫn đến
số liên kết H của gen đột biến còn lại 1949. Dạng đột biến gen đã xảy ra là:
A. mất 1 cặp A – T
B. mất 1 cặp G – X
C. thay 1 cặp G – X bằng A – T
D. thêm 1 cặp A – T
Câu 17. Đột biến gen ở giai đoạn tiền phôi là do
A. tế bào sinh dưỡng bị đột biến rồi nguyên phân phát triển thành đột biến
B. quá trình giảm phân không bình thường
C. quá trình nguyên phân không bình thường
D. tế bào hợp tử có gen đột biến nguyên phân 1 hay 1 số lần đầu tiên
Câu 18. Nội dung nào không đúng khi nói về đột biến xoma?
A. đột biến xôma xảy ra trong tế bào sinh dục và truyền qua thế hệ sau bằng con đường sinh sản hwux
tính
B. xảy ra ở một số tế bào sinh dưỡng nào đó và phát triển thành thể khảm nếu đó là gen trội
C. đột biến xôma có thể nhân lên bằng quá trình nguyên phân nhưng không di truyền cho thế hệ sau
bằng sinh sản hữu tính
D. đột biến xôma xảy ra trong tế bào sinh dưỡng và phát triển đột biến ở 1 hay 1 số cơ quan nào đó

Câu 19. Đột biến và thể đột biến phân biệt ở chổ nào?
A. đột biến là những biến đổi bên trong của gen đột biến, còn thể đột biến là những biểu hiện dị dạng
bên ngoài
B. đột biến là những biến đổi trên gen còn thể đột biến là nhũng cá thể mang đột biến và đã biểu hiện
thành kiểu hình bên ngoài hay bên trong cơ thể
C. đột biến là những biến đổi trong gen còn thể đột biến là những cá thể mang gen đột biến nhưng biểu
hiện kiểu hình thành bên ngoài hay bên trong cơ thể
D. một bên là do gen đột biến còn 1 bên là do môi trường tác động lên sự biểu hiện kiểu hình không
bình thường.
Câu 20. Tần số đột biến
A. tỉ lệ giao tử mang đột biến trên tổng số giao tử sinh ra
B. tỉ lệ các loại giao tử mang đột biến trên tổng số giao tử sinh ra
C. tỉ lệ các loại giao tử mang đột biến trên tổng số loại giao tử sinh ra
D. tỉ lệ kiểu hình đột biến trên tổng số kiểu hình thu được
Câu 21. Đột biến lặn là loại đột biến:
1. không bao giờ biểu hiện thành thể đột biến
2. khi xuất hiện sẽ chưa biểu hiện thành thể đột biến vì bị gen trội lấn át nếu ở trạng thái dị hợp
3. biến đổi gen trội thành gen lặn
24


Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị

Thạc Sĩ Dương Chí Trọng

4. biến đổi gen lặn thành gen trội
Phương án đúng:
A. 1
B. 1,2,4
C. 2,3

D. 2,4
Câu 22. Nội dung câu nào sau đây là sai?
A. trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu
cho quá trình tiến quá
B. đột biến gen là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử
C. khi vừa phát sinh đột biến gen sẽ biểu hiện ran gay kiểu hình gọi là thể đột biến
D. không phải loại đột biến gen nào cũng si truyền được qua sinh sản hữu tính
Câu 23. Đột biến dịch khung xảy ra trong trường hợp nào sau đây?
A. mất hoặc thêm 1 cặp Nu ở cuối gen
B. mất hoặc thêm 3 cặp Nu
C. thay thế một cặp Nu dẫn đến thay thế 1 axit amin trong phân tử protein
D. mất hoặc thêm 1 cặp Nu ở vị trí sau mã mở đầu
Câu 24. Chiều dài của một gen cấu trúc là 4467,6 ̇ . Do đột biến thay thế một cặp Nu tại vị trí thứ 1282 làm
bộ ba mã hoá tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào. Loại đột biến này ảnh hưởng đến bao
nhiêu axit amin nếu không kể đến mã mở đầu
A. mất 1 axit amin trong chuỗi polipeptit
B. mất 9 axit amin trong chuỗi polipeptit
C. có 1 axit amin bị thay thế trong chuỗi polipeptit
D. mất 10 axit amin trong chuỗi polipeptit
Câu 25. Khi xảy ra đột biến mất 3 cặp Nu, số liên kết H của gen thay đổi theo hướng nào?
1. giảm xuống 8 liên kết
2. Giảm xuống 3 liên kết
3. giảm xuống 7 liên kết
4. Giảm 6 hoặc 9 liên kết
Đáp án đúng là:
A. 4
B. 1,3,4
C. 2,4
D. 1,2,3,4
Câu 26. Nếu sau đột biến điểm, gen có chiều dài, số lượng từng loại Nu, số liên kết H không đổi nhưng cấu

trúc của protein lại thay đổi. dạng đột biến có thể là:
1. thay thế các cặp Nu
2. Thay 1 cặp Nu tại mã mở đầu
3. Thay 1 cặp Nu tại vùng mã hoá
4. Thay 1 cặp Nu tại mã kết thúc
5. mất hay thêm 1 cặp Nu
Đáp án đúng là:
A. 2 hoặc 4
B. 5
C. 3
D. 1 hoặc 3
̇
Gen dài 2550 , có tỉ lệ T = 2/3X. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi và có tỉ lệ G/A tương đương
1,5084. Sử dụng dữ kiện này trả lời từ câu 27 đến 30
Câu 27. Dạng đột biến là:
A. thay 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T
B. thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X
C. đảo vị trí các cặp Nu
D. thay 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X
Câu 28. Số liên kết H của gen đột biến là:
A. 1952
B. 1949
C. 1950
D. 1951
Câu 29. Khi gen đột biến tái sinh liên tiếp 5 đợt thì nhu cầu từng loại Nu tăng hay giảm bao nhiêu?
A. A = T giảm 31, G = X tăng 31
B. A = T tăng 31, G = X giảm 31
C. A = T tăng 32, G = X giảm 32
D. A = T giảm 32, G = X tăng 32
Câu 30. Nếu trong phân tử protein hoàn chỉnh chỉ có 46 aa thì đột biến xảy ra ở vị trí mã thứ mấy?

A. 47
B. 46
C. 45
D. 48
Gen cấu trúc có 78 chu kì và tỉ lệ
. Sau đột biến phân tử protein giảm đi 1 aa và có thêm 2 aa mới.
sử dụng dữ kiện này để trả lời từ câu 31 đến 33
Câu 31. Chiều dài của gen đột biến (tính theo đơn vị Angstron) là
A. 2652
B. 2648
C. 2641,8
D. 2631,6
Câu 32. Dạng đột biến gen xảy ra là
A. mất 3 cặp Nu ở cùng trên 1 bộ ba
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×