Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia xuân thủy, nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI
---------------------

Đặng Thị Huyền

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
CHO SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI
-----------------------Đặng Thị Huyền

NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
CHO SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN
QUỐC GIA XUÂN THỦY, NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số:

60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Trần Văn Thụy


Hà Nội - 2013

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học môi
trường của học viên được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và
tích lũy kiến thức tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà
Nội, cùng với sự hướng dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo khoa Môi
trường và sự tham khảo ý kiến của các bạn đồng học.


Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS.
Trần Văn Thụy - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo thuộc Khoa Môi
trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, những người đã cung cấp những kiến
thức bổ ích trong suốt quá trình đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành khóa đào tạo.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Nam Định, UBND huyện Giao Thủy,
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giao Thủy, cán bộ Vườn quốc
gia Xuân Thủy đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi cũng cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp những
người đã ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi trong suốt quá trình học
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2013
Học viên

Đặng Thị Huyền



MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1:Các HST và diện tích của chúng ở VQG
Bảng 3.2:Danh sách 11 loại chim hiếm VQGXT
Bảng 3.3: Hiện trạng nuôi tôm khu vực vùng đệm
Bảng 3.4:Thống kê mô tả về hoạt động nuôi tôm
Bảng 3.5:Lợi nhuận nuôi tôm tại Xuân Thủy
Bảng 3.6:Diện tích nuôi ngao trong vùng đệm VQGXT
Bảng 3.7:Thống kê mô tả hoạt động nuôi ngao
Bảng 3.8:Thu nhập ròng của mỗi cá nhân thông qua phỏng vấn
Bảng 3.9:Tổng thu nhập của những người khai thác thủy sản thủ công ở năm xã
vùng đệm
Bảng 3.10:Giá thành hoạt động của khai thác thủ công
Bảng 3.11:Chi phí tu bổ 20,7km đê biển không có rừng bảo vệ huyện Giao Thủy
giai đoạn 2001-2010
Bảng 3.12:Chi phí đối với khách du lich trong nước và nước ngoài thăm VQGXT
Bảng 3.13:Chi phí chuyển đổi đối với khách du lịch trong nước, nước ngoài
Bảng 3.14:Giá trị kinh tế của các HST


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐDSH:


Đa dạng sinh học

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐNN:

Đất ngập nước

HST:

Hệ sinh thái

IUCN:

Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên

MEA:

Hiệp định môi trường đa phương

PES:

Chi trả dịch vụ môi trường

SEEA:

Hệ thống kế toán kinh tế và môi trường


TEEB:

Giá trị kinh tế của hệ sinh thái và đa dạng sinh học

UNEP:

Chương trình liên hiệp quốc về môi trường

UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
VQG:

Vườn quốc gia

VQGXT: Vườn quốc gia Xuân Thủy


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở cửa sông Ba Lạt, Vườn quốc gia Xuân Thủy huyện Giao Thuỷ - Nam
Định là khu vực có những điểm đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đây cũng là
khu Ramsar đầu tiên tại Việt Nam, được đề cử năm 1989 và là một trong hai vùng
lõi dự trữ sinh quyển vùng đồng bằng sông Hồng.
Vườn quốc gia Xuân Thủy có giá trị về đa dạng sinh học, là môi trường sống
quan trọng cho nhiều loài, đặc biệt là các loài chim, (một số loài được liệt kê trong
Sách đỏ thế giới). Bên cạnh đó, nhiều loài có giá trị kinh tế cao như ngao (Meretrix
meretrix), cua hoa (Portunus pelagicus), tôm sú (Penaeus monodon).
Rừng ngập mặn nói chung và Vườn quốc gia Xuân Thủy nói riêng mang lại
một loạt các loại hình dịch vụ và hàng hóa như: thực phẩm; đất để chăn thả gia súc,
nuôi trồng các loài thủy, hải sản; kiểm soát lũ và nơi trú ẩn cho các loài chim cư trú

cũng như các loài chim di cư. Ngoài ra Vườn quốc gia Xuân Thủy còn có các dự án
được tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ như trồng rừng
ngập mặn và phát triển du lịch sinh thái dựa trên cộng đồng như là phương tiện sinh
kế tại địa phương.
Tuy nhiên các lợi ích thu được từ Vườn quốc gia Xuân Thủy đã bị suy giảm
đáng kể do việc khai thác quá mức nguồn thủy sản, hoạt động nuôi trồng hải sản
không phù hợp, chặt phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, thải các chất thải gây ô
nhiễm từ các khu dân cư của năm xã vùng đệm Vườn Quốc gia.
Vì vậy, việc làm sáng tỏ hiện trạng sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái ở Vườn
quốc gia Xuân Thủy và các tác động của con người tới Vườn quốc gia là rất cần
thiết để từ đó có các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển Vườn quốc gia đồng
thời tạo thu nhập và sinh kế tại địa phương. Đề tài: “Nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ
sinh thái cho sinh kế người dân vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định” sẽ

8


tập trung nghiên cứu những dịch vụ tạo giá trị thu nhập cho cộng đồng trong vùng
đệm.
Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu các loại hình dịch vụ HST ở VQGXT
Xác định các phương tiện sinh kế và sự phụ thuộc vào việc sử dụng các chức
năng (dịch vụ) HST VQGXT của người dân địa phương 5 xã vùng đệm.
Ước tính giá trị thu nhập từ các dịch vụ hệ sinh thái Vườn quốc gia Xuân
Thủy.
Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường Vườn
quốc gia Xuân Thủy.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tổng hợp các nghiên cứu khoa học liên quan.
Tiến hành khảo sát thực địa để thu thập số liệu.

Xây dựng bản đồ các hệ sinh thái
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các loại hình sử dụng đất.
Các dịch vụ hệ sinh thái của các loại sử dụng đất.
Các đối tượng được hưởng lợi từ các dịch vụ.
Phạm vi nghiên cứu: 5 xã vùng đệm (Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao
Xuân, Giao Hải) Vườn quốc Gia Xuân Thủy - huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái
1.1.1. Hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng
Trên trái đất có hàng triệu loài đang sinh sống. Trong quá trình duy trì sự
sống, các loài sinh vật tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường vật lí-sinh
vật. Sự tương tác này hình thành nên một hệ thống động, luôn luôn biến đổi, được
biết đến như là một HST.
Hệ sinh thái là là một phức hợp động của các quần thể động vật, thực vật
và vi sinh vật, và môi trường vật lí đóng vai trò như một đơn vị chức năng.
Con người là một bộ phận của HST. Ở nhiều vùng, con người là sinh
vật ưu thế. Nhưng dù có là loài ưu thế hay không, con người vẫn phụ thuộc vào
các HST và phụ thuộc vào mạng lưới các mối tương tác giữa các sinh vật, trong
các HST và giữa các HST giống như tất cả các loài khác.
Tồn tại như một bộ phận không thể tách rời khỏi HST, trong quá trình duy
trì và phát triển, con người cũng dựa vào các HST, tương tác với HST và tương
tác lẫn nhau để mưu cầu cơm ăn, nước uống, áo mặc,... Những sản phẩm như
lúa gạo, tơ sợi, nước ngọt, thịt cá,... đó chính là các dịch vụ HST. Khái niệm
dịch vụ HST được sử dụng lần đầu tiên từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ HST. Các dịch vụ hệ sinh thái được

định nghĩa là:
"Những lợi ích mà con người có được từ hệ sinh thái" (TEEB, 2005a)
Hoặc "Sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp của hệ sinh thái dành cho sự
thịnh vượng của con người" (TEEB, 2010a).
Dịch vụ HST ở đây được dùng để chỉ cả các nguồn lợi hữu hình (như
nước ngọt, lương thực) và các nguồn lợi vô hình (như các giá trị văn hóa). Theo
các tiêu chí khác nhau, các dịch vụ HST được phân chia theo nhiều cách

10


khác nhau. Trong luận văn, các dịch vụ HST được phân loại theo các chức
năng cung cấp, điều tiết, văn hóa và hỗ trợ. Theo đó, cũng có bốn nhóm dịch vụ
tương ứng là:
(i) Dịch vụ cung cấp
Đây là những sản phẩm có được từ các HST, bao gồm lương thực, tơ sợi, nhiên
liệu, nguồn gen, các chất sinh hóa, dược phẩm và thuốc tự nhiên, các sản phẩm trang
trí, nước ngọt.
(ii) Dịch vụ điều tiết
Dịch vụ điều tiết là những nguồn lợi có được từ hoạt động điều tiết của
các quá trình HST, bao gồm duy trì chất lượng không khí, điều tiết khí hậu,
điều tiết nước, kiểm soát xói lở, lọc nước và xử lí chất thải, điều tiết dịch
bệnh ở người, kiểm soát sinh vật, thụ phấn, phòng chống bão.
(iii) Dịch vụ văn hóa
Đây là những nguồn lợi phi vật chất mà con người có được từ các HST
thông qua sự làm giàu về tinh thần, phát triển nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo, và trải
nghiệm về mỹ học. Những dịch vụ này bao gồm sự đa dạng về văn hóa, các giá
trị tinh thần và tôn giáo, hệ thống tri thức, các giá trị giáo dục, cảm hứng, các giá
trị mỹ học, các mối quan hệ xã hội, cảm giác về nơi chốn, các giá trị di sản văn
hóa, giải trí và du lịch sinh thái.

(iv) Dịch vụ hỗ trợ
Dịch vụ hỗ trợ là những dịch vụ cần thiết cho sự sinh ra của tất cả các
dịch vụ HST khác. Dịch vụ hỗ trợ khác với ba loại dịch vụ khác ở chỗ những
tác động của nó đối với con người hoặc là gián tiếp hoặc diễn ra trong một
khoảng thời gian rất dài. Dịch vụ hỗ trợ bao gồm sản xuất sơ cấp, hình thành
đất, chu trình dinh dưỡng, chu trình nước, sự cung cấp môi trường sống,...
Tổng cộng có 22 loại hình dịch vụ chính của hệ sinh thái được phân loại
theo Báo cáo TEEB (2010a). Tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn do thời gian có

11


hạn, chỉ có tám loại hình dịch vụ được định lượng hoặc định tính. Dữ liệu được
trình bày trong bảng sau (xem bảng 1.1).
Bảng 1.1: Phân loại các dịch vụ hệ sinh thái trong báo cáo TEEB (TEEB,
2010a)
Các dịch vụ hệ sinh thái trong báo cáo
TEEB
Các dịch vụ cung cấp
1

Thực phẩm

2

Nước

3

Nguyên vật liệu


4

Tài nguyên gen (di truyền)

5

Tài nguyên y học

6

Tài nguyên trang trí

Trong nghiên cứu này
(các ví dụ)
Thủy sản, rong câu, mật
ong

Các dịch vụ điều tiết
7

Điều hòa chất lượng không khí

8

Điều hòa khí hậu

9

Điều tiết các hiện tượng cực đoan


10

Điều tiết dòng chảy

11

Xử lý nước

12

Phòng chống xói mòn

13

Duy trì độ phì nhiêu của đất

14

Thụ phấn

15

Kiểm soát sinh học

Chắn bão, bảo vệ đê biển
Làm sạch nước
Giữ đất

Dịch vụ hỗ trợ

16

Duy trì chu kỳ sống của các loại di cư

17

Duy trì đa dạng gen
Dịch vụ văn hóa

12

Môi trường sống cho các
loài chim di cư và nơi nuôi
dưỡng cho sinh vật biển.
Nơi trú ẩn cho các loài quý
hiếm


18
19

Các dịch vụ hệ sinh thái trong báo cáo
TEEB
Giá trị thẩm mỹ

Trong nghiên cứu này
(các ví dụ)

21


Nghỉ ngơi và du lịch
Du lịch sinh thái
Nguồn cảm hững cho nghệ thuật, văn hóa
và sáng tạo
Trải nghiệm tinh thần

22

Thông tin cho phát triển nhận thức

20

Giáo dục

1.1.2. Mối quan hệ giữa dịch vụ hệ sinh thái đối với con người và sự phát
triển kinh tế xã hội
Mối quan hệ giữa HST và các dịch vụ của chúng với con người hay sự
phát triển kinh tế rất đa dạng và phức tạp. Hơn nữa, mối quan hệ này cũng biến
đổi theo thời gian. Trong quá trình tương tác với tự nhiên, các hoạt động của con
người luôn tạo ra, ngoài những kết quả theo dự tính, những hệ quả không
mong muốn, và rất nhiều hệ quả không mong muốn này lại rất có hại cho chính
sự phát triển kinh tế.
Chức năng cung cấp của HST cung cấp những hàng hoá và dịch vụ đảm
bảo duy trì sự phát triển kinh tế ở những khía cạnh khác nhau. Nếu như các
HST không cung cấp đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch,... cho con người thì
không những sẽ gây ra những tác động xấu đối với sự phát triển kinh tế mà
còn có thể xoá bỏ sự phát triển kinh tế đã đạt được.
Chức năng điều tiết của các HST cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
của con người theo những cách khác nhau. Sự điều tiết của các HST liên quan
đến đời sống con người có thể thấy ở các quá trình lọc khí, lọc và điều tiết

nước, giảm lũ lụt và hạn hán, ổn định khí hậu, kiểm soát dịch bệnh. Những
biến đổi trong chức năng điều tiết của các HST sẽ đưa đến những tác động đối
với sức khoẻ con người cũng như các yếu tố khác của sự phát triển kinh tế.
Các HST cũng tác động đến sự phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ
văn hoá mà chúng cung cấp. Các HST có thuộc tính và chức năng ảnh hưởng
đến các lĩnh vực mỹ học, giải trí, giáo dục, văn hoá và tinh thần của con người.
13


Sự giàu có của các HST về sinh cảnh, cảnh quan,... góp phần làm tăng chất
lượng đời sống tinh thần của con người và ngược lại, những biến đổi tiêu cực
của các HST như ô nhiễm, huỷ diệt,... có thể gây ra những tác động tiêu cực
đến đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng người sống trong HST đó.
Với các dich vụ hỗ trợ, do chúng có chức năng hỗ trợ sự hình thành
của các dịch vụ khác nên tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế cũng là gián
tiếp.
Sự phát triển kinh tế xã hội được quyết định bởi một số thành tố quan trọng:
an ninh, vật chất cơ bản, sức khỏe và mối quan hệ xã hội. Mỗi thành tố cũng có mối
liên hệ, ảnh hưởng khác nhau đến các dịch vụ HST.
Bảng 1.2:Các thành tố quyết định đến sự phát triển kinh tế
1.An ninh

2.Vật chất cơ bản
cho một cuộc sống
tốt đẹp

3.Sức khỏe

4.Quan hệ xã hội
tốt


- Khả năng được - Khả năng tiếp cận
sống trong môi các
nguồn
tài
trường trong sạch nguyên để có thu
và an toàn
nhập và sinh sống

- Được nuôi dưỡng - Có cơ hội thể hiện
đầy đủ
các giá trị mỹ học
- Tránh được các và giải trí liên quan
đến các HST
bệnh có thể tránh

- Khả năng làm
giảm các tai biến

- Có đầy đủ nước - Có cơ hội thể hiện
các giá trị văn hóa
sạch để dùng
và tinh thần liên
- Có không khí quan đến các HST
trong sạch để thở
- Có cơ hội để học
- Có đủ năng lượng tập, nghiên cứu về
để dùng
các HST


Thành tố an ninh và thành tố sức khỏe bị ảnh hưởng bởi cả sự biến đổi của
dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết và dịch vụ văn hóa. Thành tố vật chất có mối
liên hệ rõ ràng và mạnh mẽ nhất với các dịch vụ cung cấp và dịch vụ điều tiết
trong khi quan hệ xã hội bị chi phối nhiều bởi các dịch vụ văn hóa. Sự phát triển
có thể được tăng cường thông qua sự tương tác có tính bền vững giữa con người
với các HST, với sự hỗ trợ của các công cụ, thể chế, tổ chức và công nghệ cần

14


thiết.
Để khai thác bền vững các dịch vụ HST nhằm làm cho sự phát triển theo
đó cũng trở nên bền vững, yêu cầu trước hết là phải hiểu được đầy đủ về mối
quan hệ giữa những hoạt động của con người, các biến đổi của HST và sự phát
triển ở cả qui mô ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc quản lí tốt các dịch vụ
HST còn phụ thuộc nhiều vào thể chế hiện hành và trọng tâm quản lí là hướng
vào việc đáp ứng nhu cầu của người nghèo kẻ yếu hay người giàu kẻ mạnh.
1.1.3. Sinh kế 5 xã vùng đệm (VQGXT) phụ thuộc vào ĐNN
ĐNN là một HST đặc biệt với độ đa dạng sinh học cao, nơi cư trú của
nhiều loài sinh vật và nguồn cung cấp lương thực phẩm cũng như sinh kế cho con
người. Vì vậy, sự quần tụ đông của cộng đồng xung quanh các khu vực ĐNN như
VQGXT-Khu Ramsar Xuân Thủy là một điều dễ hiểu. Hiện nay, hơn 48 nghìn
người sống trong khu vực năm xã vùng đệm của VQG và sinh kế của người dân
hàng chục năm qua chủ yếu dựa vào ĐNN như nông nghiệp trồng lúa, đánh bắt
và nuôi trồng các loại thủy hải sản…
Như vậy người dân vùng đệm sống phụ thuộc nhiều vào môi trường tự
nhiên, cũng là đối tượng trực tiếp và gián tiếp sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Các hoạt động kinh tế của họ có liên quan mật thiết tới việc tiếp cận các
nguồn tài nguyên. Do đó nhiều trong số các yếu tố quyết định sự phát triển kinh kế
tại các vùng ven biển là do các HST biển, ven biển cung cấp. Nói khác đi, sinh kế

vùng ven biển bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thành phần và chức năng của các HST.
Sinh kế: Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất
và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Sinh
kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc có
khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại và tương
lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên.
Kết quả của sinh kế:
-

Tăng thu nhập

15


-

Tăng sự ổn định
Giảm rủi ro
Nâng cao an toàn khu vực
Sử dụng bền vững hơn các nguồn lợi tự nhiên.

Trong năm xã vùng đệm có gần ½ hộ gia đình có sinh kế phụ thuộc gián
tiếp và trực tiếp vào tài nguyên ĐNN trong khu vực VQGXT. Trong nhóm cộng
đồng này, đại đa số là tham gia khai thác trực tiếp và phụ thuộc trực tiếp nguồn lợi
thủy sản, còn các hình thức gián tiếp cung cấp dịch vụ chỉ thu hút khoảng 6% hộ.
Trong các hình thức khai thác trực tiếp thì đáng lưu ý nhất là hoạt động khai thác
tự do thủ công (hơn 40%), sau đó là đi làm thuê cho các chủ đầm tôm và vây vạng
ngoài bãi (gần 16%), còn các hình thức khai thác như đánh cá biển và nuôi trồng
thủy sản đòi hỏi đầu tư và đất đai thì mỗi hình thức chỉ có trên dưới 10% hộ tham
gia.

Bảng 1.3:Các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào ĐNN
Loại hình sinh kế

Tỷ lệ

Nuôi tôm

9.54%

Nuôi ngao

7.88%

Đánh cá biển

11.62%

Làm thuê ngoài bãi

15.77%

Khai thác thủ công

41.08%

Đăng đáy

2.07%

Dịch vụ phục vụ nuôi trồng khai thác thủy sản


1.66%

Chế biến thủy sản

0.41%

Dịch vụ con giống

0.41%

Buôn bán hải sản nhỏ lẻ

3.32%

Đại lý thu mua hải sản

0.83%

16


(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội 2008)
Rõ ràng, nền sản xuất hàng hoá dựa trên tiềm năng nuôi trồng và khai thác
nguồn lợi tự nhiên ở khu vực VQG Xuân Thuỷ đã là nguồn sống quan trọng của
cộng đồng dân cư các xã vùng đệm VQG. Thuỷ hải sản là một trong các nguồn
thu nhập trong cơ cấu kinh tế hộ gia đình. Nhìn chung, nguồn thu này là khoản
tiền mặt lớn nhất giúp họ bù đắp sự thiếu hụt về lương thực và đáp ứng những nhu
cầu sinh hoạt trong cuộc sống hiện đang còn nhiều thiếu thốn. Thực tế mức độ phụ
thuộc vào tài nguyên tự nhiên rất khác nhau giữa các hộ gia đình, các thôn xóm,

các xã. Mặc dù trong các xã vùng đệm không có gia đình nào sống hoàn toàn dựa
vào khai thác nguồn lợi tự nhiên trong khu vực. Nhưng những hoạt động trên đã
và đang diễn ra trong khu vực với mức độ ảnh hưởng trực tiếp chưa lớn, nhưng
nếu không có các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời thì trong tương lai gần
sẽ là áp lực đối với Vườn quốc gia.
1.1.4. Nghiên cứu giá trị dịch vụ hệ sinh thái
* Kinh nghiệm Thế giới
Kinh nghiệm thế giới cho thấy nghiên cứu giá trị dịch vụ HST sẽ cung cấp
thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN, đây là một yếu tố đầu vào quan trọng cho
việc quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên này. Một mặt, các thông tin
về giá trị kinh tế giúp các nhà quản lý lựa chọn được phương án sử dụng ĐNN có
hiệu quả, góp phần xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển. Mặt khác, thông
tin về giá trị kinh tế cũng là một đầu vào quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp lý và các cơ chế quản lý ĐNN, lý giải cho sự phân bổ nguồn lực cho bảo tồn
ĐNN, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, là cơ sở để giải quyết
tranh chấp khiếu nại cũng như là một thành tố cơ bản trong các chương trình giáo
dục, truyền thông ĐNN.
Thực tế cho thấy, có một số hàng hóa và dịch vụ của VQG mặc dù có được
mua bán, giao dịch trên thị trường nhưng giá thị trường không phản ánh đầy đủ
giá trị của các hàng hóa và dịch vụ này. Khi đó, người ta phải xác định giá trị của

17


hàng hóa, dịch vụ mà VQG cung cấp dựa vào việc phân tích thông tin trên thị
trường thay thế. Có hai phương pháp truyền thống thuộc nhóm này là chi phí du
lịch và giá trị hưởng thụ. Ngoài ra một số hàng hóa và dịch vụ không được giao
dịch trên thị trường (ví dụ như tham quan động vật hoang dã) nên đôi khi không
trả trực tiếp nhiều cho giá trị hệ sinh thái.
Một vài dịch vụ HST được giao dịch trên thị trường và giá trị được xác định

bằng giá thị trường. Chẳng hạn, giá trị quyền sử dụng khu nghỉ mát ven biển có
thể được ước tính bằng cách ước tính lượng du khách và giá trị thặng dư cũng như
với bất kỳ hàng hóa thị trường khác. Dịch vụ HST khác như nước sạch cũng được
sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong sản xuất và giá trị của nó có thể được tính
bằng sự đóng góp của nó vào lợi nhuận của sản phẩm.
Nhưng không phải bất kỳ dịch vụ hệ sinh thái nào cũng có thể mua và bán
trên thị trường để có thể tính giá trị của nó bằng tiền. Điều quan trọng là ước tính
xem sức mua là bao nhiêu, mọi người sẵn sàng chi trả để có được dịch vụ của hệ
sinh thái hoặc mọi người cần được trả bao nhiêu để từ bỏ nó, nếu họ được yêu cầu
lựa chọn một điều tương tự họ có thể thực hiện trên thị trường.
Một số dịch vụ hệ sinh thái, như tham quan thẩm mỹ hay giải trí, có thể
không được mua và bán trực tiếp trên thị trường. Tuy nhiên, giá cả mà mọi người
sẵn sàng chi trả trên thị trường cho hàng hóa liên quan có thể được sử dụng để ước
tính giá trị của chúng. Ví dụ, người ta thường trả giá cao hơn cho căn nhà hướng
ra biển, hoặc sẽ dành thời gian để đi du lịch đến một nơi đặc biệt như Xuân Thủy
để thư giãn. Các loại chi phí này có thể được sử dụng để xác định giá trị tham
quan du lịch.
Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế, các nhà kinh tế đã phát triển các phương
pháp thực nghiệm để đánh giá giá trị kinh tế của HST. Cho đến nay, chưa có một
hệ thống phương pháp nào được xây dựng và áp dụng riêng biệt để đánh giá giá trị
của HST, thay vào đó người ta xây dựng các phương pháp chung rồi áp dụng cho
ĐNN như một dạng tài nguyên cụ thể.
Barbier (1997) phân chia các phương pháp thành ba loại là:
18


- Các phương pháp dựa vào thị trường thực (real market).
- Các phương pháp dựa vào thị trường thay thế (surrogate market).
- Các phương pháp dựa vào thị trường giả định (hypothetical market).
Ngoài ra, gần đây phương pháp chuyển giao giá trị (benefit transfer) cũng

được sử dụng rộng rãi trong lượng hóa giá trị kinh tế các VQG.
CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA VQG

Thị trường thực

Thị trường thay thế

Thị trường giảPhương
định pháp chuyển giao g

Giá thị trường (MP)
Giá
trị
thụ tìnhMô
Chi phí du lịch
(TCM)
Đánh
giáhưởng
phụ thuộc
huống
hìnhgiả
lựađịnh
chọn(CVM)
(CM)
(HPM)
Chi phí thay thế (RC)

Chi phí thiệt hại tránh được (AC)

Hình 1.1:Sơ đồ các phương pháp lượng hóa VQG

Mặc dù đánh giá giá trị kinh tế của môi trường đã từng được biết đến từ
những năm 60 và 70 của thế kỷ trước nhưng nó chỉ thực sự được hiểu rõ hơn khi
“Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ” ra đời. Theo báo cáo “Đánh giá HST thiên
niên kỷ”, việc đánh giá giá trị dịch vụ HST đã diễn ra ở nhiều quốc gia, ở nhiều
phạm vi và nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ, nghiên cứu những thiệt hại về
kinh tế của đa dạng sinh học trên toàn cầu (TEEB), sửa đổi hệ thống kế toán kinh
tế và môi trường (SEEA) bao gồm các biện pháp của nguồn vốn tự nhiên để nắm

19


bắt sự suy giảm hoặc suy thoái các nguồn tài nguyên, sáng kiến nền kinh tế xanh
UNEP, thiết lập liên chính phủ về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái ...vv
Một vài quốc gia đã thông qua khung MEA để phát triển các nghiên cứu
quốc gia về giá trị hệ sinh thái. Ví dụ ở Anh đã từng bắt tay vào việc thực hiện
nghiên cứu quốc gia để đánh giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái. Các nghiên
cứu khác cũng đang được thực hiện ở Đức và Pháp.
* Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Cùng với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của hệ sinh
thái ven biển và biển, đã có một số nghiên cứu về các giá trị của HST ven biển ở
Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu tập trung vào lợi ích trực tiếp của
hệ sinh thái ven biển và biển như gỗ, củi đốt, thủy hải sản và du lịch và một vài
nghiên cứu về các giá trị gián tiếp như bảo vệ đê, bờ biển. Trong thực tế, giá trị hệ
sinh thái ven biển và biển rất khác nhau, phụ thuộc vào từng hệ sinh thái, tương
ứng với các loại hàng hóa và dịch vụ với giá trị kinh tế khác nhau sẽ có những
phương pháp đánh giá thích hợp.
Tác giả Mai Trọng Nhuận và các cộng sự sử dụng phương pháp giá thị
trường để đánh giá giá trị kinh tế của một số điểm trình diễn ĐNN tại VN năm
2000, trong đó ước tính sơ bộ các giá trị sử dụng trực tiếp của một số khu vực ĐNN
tiêu biểu tại VN. Cũng sử dụng phương pháp này, tác giả Đỗ Nam Thắng (2005) đã

tính toán giá trị sử dụng trực tiếp của tài nguyên ĐNN vùng ĐBSCL, đồng thời tiếp
tục hoàn thiện việc áp dụng phương pháp giá thị trường tại VN thông qua điều
chỉnh một số nhân tố sai lệch để đưa ra kết quả khá tin cậy về những khối giá trị
trực tiếp của ĐNN tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả Lê Thu Hoa và các cộng sự
(2006) cũng sử dụng kỹ thuật giá thị trường để tính toán giá trị nuôi tôm tại khu
ĐNN của VQGXT, Nam Định. Có thể nói, phương pháp giá thị trường là phương
pháp đánh giá giá trị môi trường được sử dụng phổ biến và hoàn thiện nhất ở VN
hiện nay.

20


Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, để đánh giá những phần giá trị khác
trong tổng giá trị kinh tế của tài nguyên, các nhà nghiên cứu của VN cũng đã bước
đầu nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp phức tạp hơn, phổ biến là phương
pháp Chi phí du lịch và đánh giá ngẫu nhiên. Các phương pháp này dựa trên giá trị
sẵn có hoặc xây dựng các thị trường giả định để đánh giá phúc lợi của người sử
dụng tài nguyên khi tham gia thị trường, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính
sách. Mở đầu bằng nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1999) về giá
trị du lịch của VQG Cúc Phương thông qua việc sử dụng phương pháp TCM,
phương pháp này tiếp tục được nhân rộng để định giá giá trị giải trí của các VQG,
khu bảo tồn thiên nhiên khác trong cả nước như khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Mun,
VQG Ba Bể, BQG Bạch Mã. Ngoài phương pháp TCM, phương pháp CVM cũng
được áp dụng phổ biến để xác định giá trị phi sử dụng của tài nguyên cũng như lợi
ích của việc tiến hành các chương trình bảo tồn, cải thiện chất lượng môi trường.
Gần đây, một phương pháp đánh giá mới dựa trên thị trường giả định và lựa chọn
hành vi cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu của Đỗ Nam Thắng (2008) để xác
định giá trị của bảo tồn ĐNN của VQG Tràm Chim. Nghiên cứu của Đinh Đức
Trường (2010) đã áp dụng thử nghiệm một số phương pháp và quy trình đánh giá
tiên tiến của TG để đánh giá giá trị kinh tế tổng thể và từng phần gồm giá trị sử

dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng của tài nguyên ĐNN
tại vùng cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý dựa
trên các kết quả đánh giá giá trị kinh tế.
1.2. Sử dụng tài nguyên phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.
Tài nguyên và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong một hệ
sinh thái xác định, cũng có quan niệm cho rằng khi đề cập tới bảo vệ môi trường
cũng có nghĩa bao hàm cả bảo vệ tài nguyên. Tuy nhiên khi nói tới tài nguyên
thường gắn với hoạt động kinh tế, là yếu tố đầu vào của hệ thống kinh tế, chúng có
thể đo đếm và hạch toán được trong sổ sách kế toán, còn môi trường bao gồm hệ
thống tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới đời sống và

21


hoạt động của con người. Như vậy trong môi trường có cả tài nguyên và người ta
thường sử dụng cụm từ “Môi trường thiên nhiên”.
Để bảo vệ tài nguyên và môi trường, trước hết phải bảo vệ môi trường thiên
nhiên, ta thường đề cập tới cụm từ “Bảo vệ môi trường” là chính, còn đối với tài
nguyên thường sử dụng cụm từ “Khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên”, xét về
bản chất kinh tế, trong bối cảnh thể chế kinh tế thị trường, thường dùng cụm từ
“Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên”. Như vậy bảo vệ tài nguyên và môi
trường như thế nào là tốt nhất, từ năm 2010, chương trình môi trường Liên Hợp
Quốc (UNEP) đã có những tiếp cận mới trong bảo vệ tài nguyên và môi trường, đó
là quản trị môi trường (Environmental Governance) và kinh tế xanh (Green
Economy) nhằm thay đổi cách nhìn nhận và tiếp cận mới về tài nguyên và môi
trường phù hợp với xu thế phát triển hiện nay trên quy mô toàn cầu.
Để bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có những thay đổi trong cách tiếp
cận mới sau đây.
- Thứ nhất, thay đổi cách nhìn nhận mới có tính tổng hợp, bảo vệ tài nguyên
và môi trường phải dựa trên cơ sở nền tảng của hệ sinh thái, nghĩa là không quản lý

đơn lẻ một thành phần nào mà tiếp cận dựa trên tính đặc thù của từng hệ sinh thái
để đảm bảo sự liên kết và cân đối hài hòa của các thành phần tự nhiên trong hệ sinh
thái vốn có của nó, không phá vỡ thành phần cấu trúc cũng như chức năng vốn có
của hệ sinh thái.
- Thứ hai, thay đổi cách thức nhìn nhận trong quản lý đối với bảo vệ tài
nguyên và môi trường so với trước đây giữa cách nhìn nhận quản lý truyền thống
với cách nhìn nhận quản lý mới đối với hệ sinh thái thể hiện quan bảng so sánh sau
đây.

22


Bảng 1.4:Bảng so sánh cách nhìn nhận trong quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường
Quản lý truyền thống

Quản lý hệ sinh thái

Nhấn mạnh vào các sản vật và sự khai thác Nhấn mạnh sự cân bằng giữa những sản
tài nguyên thiên nhiên
vật, văn hóa và tính toàn vẹn sinh thái
Quan điểm cứng nhắc, ổn định, cao trào
Quan điểm không cứng nhắc, linh hoạt
cộng đồng
Giảm thiểu, đặc tính xác định

Nhìn nhận tổng quát

Dự đoán và kiểm soát

Không chắc chắn và linh hoạt


Các giải pháp được phát triển bởi các cơ
Các giải pháp được phát triển thông qua
quan quản lý tài nguyên và môi trường đưa
thảo luận giữa các bên tham gia
ra
Sự đối đầu phân cực các vấn đề đơn lẻ

Xây dựng sự đồng thuận, các vấn đề đa
phương và đối tác cùng hợp tác

- Thứ ba, xem xét lại sự đề cao đối với con người trong hệ thống tự nhiên
dẫn đến tàn phá thiên nhiên, phải coi con người như là thành phần quan trọng của tự
nhiên để điều chỉnh hành vi của mình. Con người sống được và tồn tại được là nhờ
vào thiên nhiên gồm các nguồn tài nguyên và môi trường tự nhiên. Thiên nhiên là
cơ sở tiền đề cho sự sống và phát triển của con người.
- Thứ tư, từ bỏ phương thức phát triển kinh tế cũ của mô hình “Kinh tế nâu”,
hướng tới chuyển đổi mô hình phát triển mới, theo một cấu trúc kinh tế mà hiện nay
các nước đang tiếp cân, đó là “Kinh tế xanh”, không chỉ mang lại phúc lợi cho còn
người mà phải duy trì và phát triển hệ sinh thái. Muốn vậy bên cạnh khai thác phải
đầu tư trở lại cho tự nhiên để phục hồi hệ sinh thái. Đối với những tài nguyên không
tái tạo nguồn lợi thu được cần gìn giữ và đầu tư cho phát triên, chẳng hạn như đầu
tư cho vốn con người.
- Thứ năm, trong bối cảnh của thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải
pháp quản lý gồm các giải pháp về điều hành và kiểm soát với các giải pháp kinh tế.

23



Nên tảng của các giải pháp này là thay đổi nhận thức của con người, chú trọng tới
đạo đức, khơi dậy cái “tâm” của con người đối với thiên nhiên. Ngoài ra cần phải
lượng giá được tài sản của thiên nhiên để có sự so sánh giữa các phương án lựa
chọn phục vụ cho thiết kế chính sách và lựa chọn trong bảo vệ tài nguyên và môi
trường.
Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu
lao động, bảo đảm phát triển kinh tế nhanh hướng tới phát triển bền vững, có sự hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế và có môi trường sống trong lành, tốt đẹp.
Đối với VQGXT hoạt động khai thác nguồn lợi tự nhiên ở đây rất phổ biến,
đặc biệt là hình thức khai thác thủ công sử dụng các công cụ thô sơ trong khu vực
RNM và bãi triều thu hút đến 70% số hộ, và 30% còn lại đầu tư thuyền đánh cá biển
và đăng đáy. Tuy nhiên, người dân mỗi xã lại có địa điểm khai thác, hình thức và
loại thủy sản được khai thác mang tính chất đặc trưng do ảnh hưởng của địa bàn cư
trú. Trong khi người khai thác tự do thu nhặt tất cả các loại thủy hải sản có giá trị sử
dụng và thương mại trên toàn khu vực VQGXT và ngoài biển, thì hoạt động nuôi
trồng thủy hải sản lấy tôm và vạng là hai loài chủ lực. Tuy nhiên sản lượng của các
loại thủy sản có giá trị như tôm và ngao thì đã giảm mạnh trong vòng 5 năm trở lại
đây.
Nguyên nhân của sự suy giảm toàn diện này chưa được phân tích khoa học
cụ thể, tuy nhiên theo như kết quả điều tra thì nhận thức của người dân là một điều
đáng lo ngại. Khi mà các yếu tố xã hội của hoạt động khai thác như số người tham
gia, phương thức, công cụ và địa điểm đánh bắt hầu như không thay đổi sức ép lên
tài nguyên ĐNN nói chung và tài nguyên thủy sinh nói riêng tăng gấp đôi và sức ép
sinh kế lên người dân cũng tăng theo cấp số tương tự. Đặc biệt, tính dễ bị tổn
thương của sinh kế phụ thuộc vào ĐNN nơi đây còn lớn hơn nhiều lần khi bản thân
người dân bị động về mặt thị trường và hạn chế trong kỹ năng chế biến nâng cao
chất lượng và giá trị sản phẩm. Rõ ràng bản thân tài nguyên thủy sinh khu vực ĐNN

24



VQGXT và sinh kế của đại bộ phận người dân đang sống dựa vào nguồn lợi thủy
sinh ĐNN nơi đây đang bị đe dọa từ nhiều yếu tố, cả chủ quan như nhận thức và
cách tổ chức khai thác cũng như khách quan môi trường.
Như vậy đánh giá nhận thức của người dân khi khai thác thủy sản ở các khu
vực VQG cho thấy người dân ở khu vực nghiên cứu đã có ý thức trong việc khai
thác các loại thủy sản như: không nên khai thác thủy sản nhỏ, thủy sản đang mang
trứng, hay các loại thủy sản quý và các loài chết không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên
người dân vẫn chưa nhận thức được các phương pháp khai thác có tác động tới
HST, có 98% số hộ vẫn cho rằng có thể sử dụng điện và hóa chất để đánh bắt thủy
sản và 91% vẫn muốn sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trong nuôi trồng thủy
sản. Các hộ nuôi trồng thủy sản có 58% cho rằng nên nuôi tôm theo chu trình công
nghiệp không cần RNM, chỉ có 17% số hộ cho rằng nên nuôi tôm theo kiểu quảng
canh kết hợp với phát triển RNM (Theo báo cáo kinh tế xã hội 2008).
Rõ ràng, cùng với việc người dân khai thác các nguồn lợi từ thiên nhiên
nhiên để làm giàu, VQG Xuân Thuỷ đang phải đối mặt với các vấn đề suy thoái môi
trường. Bởi vậy cần phải có quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên ở khu vực
và thiết lập cơ chế kiểm soát an ninh và ô nhiễm, mới đảm bảo sự phát triển bền
vững của hệ sinh thái rất nhạy cảm là đất ngập nước ở khu VQG Xuân Thuỷ.

25


×