Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận báo chí thế giới báo chí hoa kỳ lớp cao học báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.97 KB, 28 trang )

A. Phần mở đầu
1. Giới thiệu đề tài.
Báo chí đẫ trở thành phương tiện truyền thông mang tính phổ quát
trong xã hội hiện đại. Trải qua chặng đường dài với biết bao thăng trầm của
lịch sử, báo chí đã đóng góp tiếng nói của mình một cách sâu sắc và toàn
diện, phản ánh các vấn đề trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thông
qua ngòi bút của đội ngũ phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên. Trên thế
giới, không một ai có thể phủ nhận được vai trò, vị trí cũng như sức mạnh của
báo chí. Có thể nói báo chí đã trở thành cơ quan quyền lưc thứ tư trong xã
hội.
Trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ hiện nay, đất nước nào cũng
rất coi trọng đến nền báo chí của mình, xem báo chí là công cụ phục vụ quyền
lợi chính đáng của Nhà nước, kể cả các quốc gia theo chế độ Tư bản chủ
nghĩa hay chế độ xã hội chủ nghĩa đều có một điểm chung này. Trong số hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, xét một cách khách quan từ nhiều
khía cạnh, Mỹ là quốc gia có nền báo chí phát triển nhất thế giới song song
cùng sự phát triển về kinh tế và tiềm lực quốc phòng vững mạnh. Để tìm hiểu
rõ hơn về nền báo chí của Mỹ cũng như có cái nhìn toàn diện va sâu sắc hơn
về quá trình phát triển của nền báo chí Hoa Kỳ trong suốt quá trình hình thành
và phát triển, sau đây xin được trình bày một số vấn đề có liên quan đến nền
báo chí Hoa Kỳ nhằm chứng minh cho nhận định báo chí Hoa Kỳ là nền báo
chí phát triển nhất thế giới thông qua hình thức dưới dạng tiểu luận.

1


B. Phần nội dung
1. Lịch sử, nguồn gốc ra đời.
Báo chí Hoa Kỳ ra đời vào thế kỷ XVIII, là một công cụ nhỏ của giới
trí thức tinh hoa và là một đại biểu vô tư trong đời sống chính trị của các đảng
phái


2. Quá trình phát triển của nền báo chí Mỹ.
2.1. Giai đoạn thuộc địa (1690 – 1765):
- 1690: Publick Occurences Both Foreign and Domestick của
Benjamin Harris
- 1704: Boston News Letter (John Campbell)
- 1734: The New York Weekly Journal – (Anna Zenger)
- Sau đó các tờ báo khác lần lượt xuất hiện, nội dung đăng tải các thông
tin thời sự, nghị luận, thi ca, giải trí, bước đầu có nội dung phê bình để tạo dư
luận mạnh mẽ.
2.2. Giai đoạn cách mạng (1765 – 1783):
- Luật thuế tem làm tăng sự chống đối Anh ở Mỹ lên cực độ;
- Các cuộc tranh luận đòi đấu tranh giành độc lập nổ ra trên các báo tư
tưởng đấu tranh giành độc lập đang nhen nhúm trong nhiều người được bộc lộ
trên báo và phổ biến rộng rãi;
2.3.Giai đoạn đảng phái (1783 – 1830):
- Nhà nước non trẻ mới thành lập;
- Cuộc tranh luận giữa hai phe Liên bang và Cộng hòa diễn ra sôi nổi
trên báo chí về vấn đề quyền của liên bang và tiểu bang.
- Báo chí 2 phe công kích nhau. Tuy nhiên lối làm báo này không
thành công.
- Những người làm báo nhận ra rằng sự đúng đắn và vô tư là hai đức
tính tiêu biểu nhất nếu báo chí muốn vững vàng.

2


2.4.Giai đoạn báo chí 1 xu (1830 – 1860):
- Số người biết đọc, biết viết tăng, nhu cầu đọc báo tăng;
- Máy in được cải tiến ;
- Những tờ báo 1 xu ra đời: tờ The New York Sun của Benjamin H. Day

(1833), Morning Post của Horace Greeley;
2.5.Giai đoạn độc lập (1872 – 1890):
- Báo chí bắt đầu trở thành ngành kinh doanh lớn
- Nghề “làm báo vàng” phát triển với xu hướng đưa tin giật gân, vi
phạm đời tư, tự do cá nhân,…
- Sự cạnh tranh giữa:
+ Joseph Pulitzer (1847-1931): tờ The World - phê bình xã hội, không
theo đảng phái nào;
+ William Randolph Hearst (1863 – 1961): Morning Journal - tin tức
tỉ mỉ, nóng hổi nhất, thời sự gay cấn, đời tư những nhân vật tiếng tăm;
+ Pulitzer tạo ra một phong cách báo chí mới, khẳng định trách nhiệm
xã hội cho những bài viết trên báo;
+ Hearst mang lại mức lưõng cao hõn, tên tuổi cho phóng viên, và
những nhận thức khác về báo chí cho cả người làm báo và đọc báo;
+ Sự cạnh tranh giữa hai phong cách làm báo và sự thưõng mại hóa báo
chí gia tăng đã đe dọa lư tưởng báo chí trong một xã hội tự do;
2.6. Giai đoạn đỉnh cao (1890 - 1920):
- 1/3 báo chí theo xu hướng “nghề làm báo vàng”
- Độc giả ngày càng nhiều, quảng cáo ngày càng tăng;
- Từ năm 1850 đến 1900: số lượng phát hành báo chí tăng lên gấp 20
lần (từ 758 ngàn bản đến 15,1 triệu bản);
- 1919: New York Daily News tung ra số báo lá cải (tabloid) đầu tiên
2.7. Giai đoạn bão hòa (1920 – 1945):
- Ngành công nghệ báo chí vượt cả nguồn thu (từ bán báo và quảng
cáo);
3


- Số lượng báo chí bão hòa;
- Báo chí bão hòa và hợp nhất (các tờ báo lớn mua lại các tờ báo nhỏ);

- Các tập đoàn báo chí và dây chuyển sản xuất báo chí ra đời;
+ Ban đầu chủ sở hữu những tập đoàn báo chí mới là những doanh
nhân chuyên mua, bán, khai tử và hợp nhất những tờ báo ngày ở những thành
phố trung bình để tối đa hóa lợi nhuận;
+ Doanh nghiệp thay thế dần nhà báo để điều hành các tờ báo và ngày
càng thâm nhập sâu hõn vào làng báo;
Những tên tuổi nổi bật:
+ Edward W.Scripps (dây chuyền báo chí);
+ Harry Chandler (tập đoàn báo chí Times – Mirror);
+ Frank Gannett (tập đoàn Gannett)
+ John Knight (Knight – Ridder)
Cuối những năm 1920, có 6 dây chuyền làm báo lớn tại Mỹ điều khiển
khoảng ¼ lượng báo chí phát hành.
2.8. Giai đoạn sau năm 1945 – nay:
- Mỹ là một cường quốc mạnh cả về báo in, báo nói, báo hình, báo trực
tuyến, có đội ngũ làm báo mạnh nhất thế giới, có kỹ thuật in ấn, thu phát hiện
đại…
- Xu hướng tập trung trong báo chí ngày càng cao: các công ty báo chí
gắn bó với các hãng công nghiệp độc quyền, các ngân hàng, các công ty
xuyên quốc gia
3. Những đặc điểm của báo chí Mỹ
3.1. Đặc điểm chính.
- Đa dạng (về hình thức tổ chức, nội dung, khán giả, khu vực…)
- Quan hệ chặt chẽ với kinh tế
- Báo in suy giảm; truyền thông đa phưõng tiện phát triển mạnh

4


Hình thức tổ chức:

Truyền thông công (public)
- Do nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân tài trợ
- Không quảng cáo
- Phục vụ lợi ích công cộng
VD: kênh truyền hình – phát thanh của trường học, kênh phát cho
thiếu nhi, kênh dành cho các “nhóm thiểu số”…
Truyền thông thưõng mại:
- Quảng cáo là nguồn thu chính
- Mục tiêu: lợi nhuận
- Nội dung: tin tức địa phưõng và các CHƯƠNG trình có thể “bán”
được
Các mô hình công ty truyền thông phổ biến hiện nay:
- Báo in & tạp chí
- Phát thanh – Truyền hình công
- Phát thanh – Truyền hình thưõng mại
- Truyền hình cáp & vệ tinh
- Phát thanh vệ tinh
- Báo trực tuyến (Online)
- Phát thanh trực tuyến (Internet Radio)
Độc giả/khán giả đa dạng:
- Ngôn ngữ
- Lứa tuổi
- Thu nhập
- Văn hóa
- Những ngôn ngữ được các nhà quảng cáo Mỹ sử dụng trên các
phưõng tiện truyền thông (ngoài tiếng Anh):
Tây Ban Nha : 89.6%
Trung Quốc : 14.6%
5



Hàn Quốc : 11.0%
Tiếng Việt : 9.8%
Tiếng Tagalog : 6.7%
Tiếng Nhật : 3.0%
- Quan hệ chặt chẽ với kinh tế:
+Các công ty truyền thông lớn (Big Five):
- AOL Time Warner: bao gồm HBO, CNN, Turner Classic Movies,
Cartoon Network, Warner Brothers, AOL, Warner Records, TIME, hệ thống
truyền hình cáp trải rộng trên nhiều vùng;
- Disney Corporation: bao gồm Disney Studios, ABC Television, 10
đài truyền hình, ESPN, Disney Channel, History Channel, Disneyland ;
- Viacom: bao gồm CBS, 16 đài truyền hình khác, Paramount Studio;
- News Corp.: sở hữu Fox, Fox News Channel, hãng phim 20th Century
Fox, hệ thống truyền hình vệ tinh khắp thế giới; The Times, The Sun, Dow
Jones;…
- General Electric: sở hữu NBC và 13 đài truyền hình của hãng này,
MSBC, CNBC, kinh doanh thiết bị điện, dịch vụ tài chính…
 Giới tài phiệt Mỹ thông qua các hình thức tín dụng ngân hàng sở hữu
cổ phần của các công ty báo chí;
 Giữa giới chủ tư bản và giới báo chí, ngoài sự ràng buộc về tài chính
còn có mối liên hệ với các hãng công nghiệp, các ngân hàng lớn, các tập đoàn
đa quốc gia;
 Báo chí Mỹ được coi như ngành công nghiệp có đóng góp khá lớn
cho nền kinh tế Mỹ;
 Các tập đoàn báo chí lớn ở Mỹ vừa đóng vai trò kinh doanh, vừa gây
ảnh hưởng về chính trị;
 Dựa vào sức mạnh kỹ thuật và tài chính, đế quốc Mỹ đã xây dựng bộ
máy thông tin khổng lồ nhằm chi phối và gây ảnh hưởng đến các nước trên
thế giới về mọi mặt

6


3.2. Dẫn chứng về số lượng và hình thức.
- Ví dụ: Tập đoàn Gannett
+ Phát hành 85 tờ báo ngày, hõn 1.000 ấn bản không phải nhật báo. Số
lượng phát hành trên 7 triệu bản/ngày (trong đó tờ USA Today phát hành 2,3
triệu bản);
+Sở hữu 23 kênh truyền hình ở Mỹ với số khán giả khoảng 20 triệu hộ
gia đình
+ Có 23,2 triệu người truy cập các trang web của Gannett, chiếm 14,8%
số lượng khán giả trên web
 Năm 2000, ở Mỹ có 8.000 tuần báo, 11.000 tạp chí, hõn 10.000 đài
phát thanh – truyền hình, 1.552 tờ nhật báo;
 Các nhật báo nổi bật: USA Today, The New York Times, Washington
Post, Wall Street Journal, Los Angeles Times, Chicago Tribune;
 Các kiểu báo in chính:
- Nhật báo: là loại báo phát hành ít nhất 5 ngày/tuần; độc giả trung
niên, có học thức hay đọc loại báo này;
- Nhật báo quốc gia: phát hành trên cả nước (USA Today, The New
York Times…);
- Nhật báo thành thị: số lượng đang giảm dần (Chicago Tribune, Los
Angeles Times…)
- Nhật báo ngoại ô: số lượng phát hành tăng (Newsday của Long Island
– New York , Orange County );
- Tuần báo: hầu hết đều có mặt ở các thành phố nhỏ, ngoại ô, hướng
vào mục đích giải trí (giới thiệu hòa nhạc, nhà hàng, hiệu sách, phim ảnh…);
- Tạp chí: cung cấp các bài tổng hợp và phân tích sâu sắc, những hình
ảnh chất lượng cao, những bài viết có chủ đề gần gũi với người đọc như lối
sống, kinh doanh, khoa học thường thức, bài viết về người nổi tiếng;


7


 Đài phát thanh: hõn 10.000 đài, trong đó có những đài không nhằm
mục đích kinh doanh, chủ yếu là các đài phát thanh của các trường đại học,
viện nghiên cứu, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo;
 Các kênh truyền hình nổi tiếng: ABC, CBS, NBC, CNN, Fox,
Bloomberg…
 Truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số phát triển;
 Là “cái nôi” của các thể loại truyền hình mới mẻ và năng động: trò
chuyện truyền hình (talk show), truyền hình tưõng tác, truyền hình thực tế.
4.Nội dung chính.
Ngành công nghiệp truyền thông là khu vực tư nhân sử dụng nhiều
nhân công nhất tại Hoa Kỳ và lĩnh vực thông tấn là bộ phận lớn nhất của
ngành công nghiệp đó. Tạo ra thông tin chứ không chỉ truyền bá thông tin là
một ngành kinh doanh tăng trưởng nhanh tại Hoa Kỳ.
Trước đây, các hãng kinh doanh tin tức Hoa Kỳ thường là các hãng
trong nước, nhưng hiện nay thì không còn như vậy. Việc truyền tin tức thông
qua hệ thống vệ tinh của hãng CNN 24 giờ một ngày và việc xuất bản Tạp chí
Wall Street trong cùng ngày tại châu Á và châu Âu thể hiện rõ nét tầm vóc
toàn cầu của ngành truyền thông Hoa Kỳ.
Tuy vậy, đã có những thay đổi trong những khía cạnh khác của ngành
này bên cạnh sự tăng trưởng. Báo chí Hoa Kỳ đã trải qua một sự chuyển đổi
cơ bản trong những năm gần đây, một phần do công nghệ mới và một phần do
những thay đổi trong xã hội mà báo chí lựa chọn để phản ánh. Đây không
phải là điều đáng ngạc nhiên bởi vì chính sự thay đổi là một đặc trưng của nền
văn hóa Hoa Kỳ. Cho dù có tự coi mình là một người quan sát hay không thì
ngành công nghiệp tin tức Hoa Kỳ vẫn là một bộ phận đầy đủ trong nền văn
hóa đó, cũng như trong hệ thống chính trị dân chủ và nền kinh tế thị trường tự

do của đất nước này.
Được bảo vệ bởi sự can thiệp của chính phủ bằng một điều luật đã tồn
tại 200 năm trong Hiến pháp Hoa Kỳ, báo chí đã tự mình trở thành một người
8


giám sát đối với đời sống chính quyền, người ghi lại các sự kiện công cộng và
thậm chí là người phân xử không chính thức các hành động của công chúng.
Ngành công nghiệp tin tức của Hoa Kỳ cũng là một ngành kinh doanh rất lớn.
Chỉ riêng báo chí đã tạo ra khoảng 32 tỉ đô-la doanh thu từ quảng cáo trong
mỗi năm. Các tạp chí, với hơn 11.000 loại, cũng phát hành với số lượng nhiều
hơn cả số người Mỹ đọc chúng.
Không cần phải nói, báo chí không phải luôn luôn là một phương tiện
thông tin đại chúng. Báo chí Hoa Kỳ ra đời vào thế kỷ XVIII, là một công cụ
nhỏ của giới trí thức tinh hoa và là một đại biểu vô tư trong đời sống chính trị
của các đảng phái. Đó là các tờ báo in khổ nhỏ, được điều hành bởi những
người phụ trách bưu điện thuộc địa và những nhà in với chính kiến riêng. Phải
ít nhất là một thế kỷ sau, báo chí Hoa Kỳ mới tự chuyển đổi hình thức thành
một phương tiện truyền thông không bị lệ thuộc bởi ý thức hệ, phù hợp với
những nhu cầu, sự năng động và đa dạng của đất nước.
Tuy vậy, dù có sự thay đổi, báo chí Hoa Kỳ vẫn duy trì hai yếu tố cơ
bản trong hơn hai thế kỷ qua. Một là, sự độc lập của nó đối với chính phủ và
hai là tồn tại về mặt tài chính sự, nếu không muốn nói là của công chúng để
có thể ủng hộ.
Ngày nay, báo chí được biết dưới cái tên đa phương tiện truyền thông,
danh từ số nhiều của phương tiện truyền tải, và là một sự phản ánh của nhiều
thành tố của báo chí trong thời đại điện tử. Điều này là do ký tự viết không
còn thống trị nghành công nghiệp thông tin như trước nữa mà thay vào đó là
hình ảnh và âm thanh.
Một số nghiên cứu gần đây cho rằng, 65% người Mỹ phụ thuộc vào

truyền hình để thoả mãn nhu cầu tin tức hàng ngày của họ. Tuy vậy, số liệu
này có thể gây hiểu lầm bởi vì như thế có nghĩa là truyền hình hoàn toàn làm
thoả mãn nhu cầu tin tức của công chúng. Trong 65% số người đó, có nhiều
người đọc báo và tạp chí, nghe đài, nhận được rất nhiều thư từ và sách quảng
cáo (phần lớn trong số đó là những quảng cáo không theo yêu cầu được gửi
9


vào hộp thư của họ). Ngày nay, mọi người phải làm quen với thành viên mới
nhất của gia đình truyền thông: máy fax. Thêm vào đó là thiết bị xem băng
hình, thư điện tử và một công cụ mới được gọi là hình ảnh tương tác, do vậy
có gì ngạc nhiên khi người dân Mỹ than phiền rằng “không có thời gian trong
ngày” để làm tất cả những thứ mà họ muốn hoặc cần làm.
Một trong những hệ quả của tất cả các lựa chọn này là việc gia tăng
cạnh tranh trong thị trường thông tin và quảng cáo nhằm giành được sự chú ý
của mọi người, và việc tranh giành này cũng đã góp phần làm mờ nhạt ranh
giới từng một thời rõ ràng giữa thông tin, giải trí và thương mại. Báo chí
không còn dễ dàng được định nghĩa như một thập kỷ trước đây. Ngành kinh
doanh tin tức Hoa Kỳ đang phải đối mặt với cái mà giới tâm thần học gọi là
“sự khủng hoảng bản sắc”. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực báo chí, khi
vai trò (và cả doanh thu) của nó đang bị thu hẹp trong thời đại điện tử. Liên
quan tới vấn đề này là sự lo ngại cũng như một số bằng chứng nhất định cho
thấy thói quen đọc của người Mỹ đang suy giảm, chủ yếu là do có truyền hình
và thiết bị xem băng ghi hình tại nhà.
Tuy nhiên còn quá sớm để kết thúc thời đại của các phương tiện truyền
thông dưới hình thức ấn phẩm. Hầu như tất cả các thị trấn của nước Mỹ với
mọi quy mô dân số (10.000 người hay nhiều hơn) đều có tờ báo riêng của
mình, cũng như được tiếp cận với một tờ nhật báo lớn.
Câu chuyện về nền báo chí Hoa Kỳ là một câu chuyện phức tạp phản
ánh chủ nghĩa đa nguyên của chính đất nước. Một trong những miêu tả được

ưa thích là: sự đa dạng. Tuy nhiên, vẫn có những sự liên kết mỏng manh ràng
buộc các phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ. Dưới đây là một số nét chung
quan trọng nhất:


Ngành công nghiệp tin tức Hoa Kỳ là một ngành kinh doanh.



Ngành này tự coi là sự đại diện của công chúng.



Ngành công nghiệp tin tức hầu như không bị quản lý của nhà nước.



Không có một định nghĩa chung nào về tin tức.
10




Báo chí chủ đạo nhìn chung không mang tính ý thức hệ.



Truyền thống báo chí Hoa Kỳ là dựa vào cộng đồng.

Chủ tòa báo hoặc nhà in thường là một doanh nhân nhiều hơn là một

nhà báo, trong khi đó, biên tập viên lại luôn là người phụ trách các công việc
về tin tức của tờ báo. Chủ nhà in, người có tiếng nói cuối cùng đối với sản
phẩm, có thể không muốn đưa những tin tức có thể gây hại đến công việc
kinh doanh của mình trong khi biên tập viên trong giới báo chí Hoa Kỳ lại
thường bị chi phối bởi câu nói: “Nếu đó là tin tức, hãy cho xuất bản”. Trong
điều kiện kinh doanh khả quan nhất, chủ nhà in sẽ trao cho biên tập viên thẩm
quyền cuối cùng đối với các tin tức đó.
Một trong những cách mà khu vực thông tin của ngành báo chí tự bảo
vệ mình không bị ảnh hưởng bởi sự xung đột về động cơ lợi nhuận là việc
tách biệt rõ ràng bộ phận kinh doanh và bộ phận tin tức, cách ly mỗi các bộ
phận để tránh ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, gần đây, sự phân cách mang
tính truyền thống đó đã bị phá vỡ trong một chừng mực nào đó do việc các tờ
báo, các tạp chí mới và các chương trình tin tức phát sóng đang đẩy mạnh
cuộc chiến giành thêm “thị phần”.
Với số lượng các hãng truyền thông nhiều như vậy và thêm vào đó là
việc các nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng của mình bằng nhiều cách
khác, cuộc cạnh tranh giữa các hãng truyền thông để có được những đồng đôla từ quảng cáo là rất gay gắt. Các nhà phê bình cho rằng điều này đã góp
phần vào chính sách chiều theo mong muốn và những thị hiếu không lành
mạnh của một số khán giả hơn là những gì mà khán giả cần. Nhưng mặt khác,
những người chủ trương chính sách này lại nói rằng dành sự chú ý cho thị
trường của mình là cách hiệu quả nhất để phục vụ công chúng, và rằng, vai
trò của báo chí không phải là ra lệnh hay thuyết giảng độc giả của mình.
Trung tâm của sự tận tâm “phục vụ khách hàng” này là sự ra đời của
hình thức sở hữu nhóm và sự suy tàn của cuộc cạnh tranh giữa các tờ báo
trong cộng đồng. Kết quả là ngành công nghiệp này đã trở nên đồng nhất hơn.
11


Hầu hết các tờ báo thuộc “sở hữu gia đình” và các đài phát sóng địa phương
đã bị các tập đoàn truyền thông lớn mua lại, và điều này đã ảnh hưởng tiêu

cực đến tính chất cá nhân. Đây cũng là một xu hướng không chỉ trong ngành
truyền thông.
Tiêu chuẩn chủ đạo đánh giá thành công của các hãng truyền thông
thuộc sở hữu tập đoàn của Hoa Kỳ chính là khả năng sinh lợi nhuận. Tiêu
chuẩn này, đi đôi với sự lo ngại rằng người Mỹ đang dành ít thời gian hơn cho
việc đọc tin tức, đã thay đổi căn bản hình thức của báo chí Hoa Kỳ. Giống
như cách trình bày của tờ USA Today thuộc sở hữu của Gannette khởi xướng,
hầu hết báo chí ngày nay đều sử dụng nhiều màu sắc hơn, nhiều hình hoạ hấp
dẫn hơn, những câu chuyện ngắn hơn và nhiều tin tức giải trí hơn nhằm thu
hút thế hệ xem truyền hình.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng sở hữu tập đoàn và sự quan
tâm ngày càng lớn vì lợi nhuận về bản chất là có hại đối với nghề làm báo.
Thật mỉa mai là, một số hãng tin có ợi nhuận cao nhất lại cũng là những hãng
tin tốt nhất bởi vì họ đã sử dụng nguồn thu nhập ngày càng tăng của mình để
cung cấp tài chính cho các chương trình có chất lượng tốt hơn. Cũng giống
như với các hệ thống báo chí phổ biến rộng rãi khác, những lời buộc tội
thường xuyên rằng các phương tiện thông tin đại chúng có xu hướng đưa tin
giật gân nhằm “bán báo” là những lập luận khó bác bỏ. Nhưng có một điều
quan trọng cần ghi nhận là các nhà báo đang làm việc của Hoa Kỳ không
quan tâm tới lợi nhuận của tòa báo của mình; để được in bài trên trang nhất:
có, còn việc bán báo: không. Và những gì xuất hiện trên những cột tin tức của
các tờ báo ngày nay vẫn chủ yếu là quan điểm của các nhà báo chứ không
phải của các nhà kinh doanh.
Đại diện cho niềm tin công chúng: Tự coi mình vừa là một ngành kinh
doanh, vừa là đại diện cho niềm tin của công chúng có thể gây nên xung đột,
nếu không muốn nói là một sự lẫn lộn, ngay trong ngành công nghiệp tin tức,
không nên đề cập dưới con mắt của công chúng.
12



Tuy vậy, “quyền được biết của công chúng” vẫn là hạt nhân của triết lý
báo chí tự do Hoa Kỳ và nó định hướng con đường đi cho báo chí, đặc biệt là
trong mối quan hệ với chính phủ. Có người gọi mối quan hệ này là “đối địch”.
Người khác lại nghĩ về mối quan hệ này một cách ôn hòa hơn, chỉ đơn giản là
báo chí có vai trò giám sát chứ không có vai trò đối lập.
Đó là mối quan hệ mà trong đó các quan chức cố gắng nói về cách nhìn
của họ đối với các sự kiện hoặc là tìm cách lảng tránh sự công khai, trong khi
báo chí cố gắng tìm ra những sai lầm và chiến đấu chống lại những cố gắng
nhằm che đậy những sai lầm đó. Nói chung, để đối phó với những áp lực từ
phía các phương tiện truyền thông đại chúng, rất nhiều các cơ quan lập pháp
của các bang đã thông qua các đạo luật “Ánh dương”, yêu cầu các cuộc họp
của chính quyền bang phải được tổ chức công khai. Bên cạnh đó còn có Đạo
luật Tự do Thông tin của liên bang (FOIA), trao cho các công dân có yêu cầu
- thường là các nhà báo - quyền được tiếp cận các hồ sơ và tài liệu của chính
quyền bang không cần bảo mật vì lý do an ninh.
Tóm lại, nền báo chí Hoa Kỳ đảm nhiệm vai trò như là “người giám sát
chính phủ”. Quyền lực có được từ vai trò chủ yếu là tự nhận này đã mang đến
cho báo chí một danh hiệu đáng kính là “quyền lực thứ tư”, sau ba nhánh
quyền lực chính thức của nhà nước (lập pháp, tư pháp và hành pháp). Đây
cũng chính là vai trò đã truyền cảm hứng cho Thomas Jefferson, một trong
những người sáng lập ra nền dân chủ Hoa Kỳ, khi tuyên bố cách đây khoảng
200 năm rằng: nếu ông phải chọn giữa một bên là một chính phủ không có
báo chí và một bên là báo chí không có chính phủ, ông sẽ “không do dự một
giây mà chọn cái thứ hai”.
Chính tầm nhìn như vậy về cách thức vận hành của một nền dân chủ
như vậy nên đã thúc đẩy những tác giả của Hiến pháp Hoa Kỳ quyết định vấn
đề tự do bày tỏ quan điểm là Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất trong chương
“Tuyên ngôn Nhân quyền” (Bill of Rights). Trên thực tế, điều luật sửa đổi này
chỉ đơn giản nói rằng Quốc hội không thể ban hành các đạo luật vi phạm
13



quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Điều khoản ngắn gọn này đã là kim
chỉ nam cũng như là tấm lá chắn bảo vệ cho báo chí Hoa Kỳ trong hơn hai thế
kỷ qua, song nó không phải là điều bất di bất dịch. Điều quy định này hầu như
được thử thách hàng ngày tại các tòa án, trên các con phố và tại các cơ quan
quyền lực. Cho đến nay, sự bảo vệ của Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất này đã
vượt qua được những thử thách trên.
Chính một phần nhờ sự bảo vệ này mà các phương tiện truyền tin Hoa
Kỳ có được sự miễn trừ nhất định trước sự trả đũa từ phía chính quyền. Ví dụ:
quan chức chính quyền cực kỳ khó khăn nếu muốn dành thắng lợi trong một
vụ kiện giới truyền thông về bôi nhọ danh tiếng bởi vì các tòa án đã phán
quyết rằng, công chức chính phủ phải công khai trước sự giám sát cũng như
có trách nhiệm đặc biệt trong một hệ thống dân chủ. Các nhà báo Hoa Kỳ
cũng đã dành thắng lợi trong nhiều cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ sự bí mật của
nguồn tin trước yêu cầu của chính phủ, tuy nhiên những cuộc chiến tranh như
vậy vẫn thường hay xảy ra.
Một lĩnh vực vẫn chưa được khẳng định i chính là vấn đề an ninh quốc
gia và bí mật của chính phủ. Trong lịch sử, các nhà báo Hoa Kỳ có nhiều
quyền tự chủ hơn so với các nhà báo Anh chẳng hạn. Thường thường, chính
phủ liên bang vẫn cảnh báo các nhà báo rằng họ có thể bị truy tố theo quy
định của những đạo luật hiện hành về tội thu thập tin tức tình báo về Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, việc này cũng đã không được thực hiện hay theo đuổi một cách
nghiêm túc trong những năm gần đây.
Các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ dễ bị tổn thương hơn nhiều
trước những vụ kiện cá nhân, những người mà quyền riêng tư của họ có thể
đối đầu trực tiếp với cái mà báo chí gọi là “quyền được biết” của công chúng.
Tại Hoa Kỳ, bôi nhọ danh tiếng là sự xâm phạm mang tính dân sự chứ không
phải là hình sự, tuy nhiên, theo lời của nhiều người trong ngành công nghiệp
tin tức, số lượng tiền thưởng hoặc tiền phạt khổng lồ mà tòa án đặt ra trong


14


những năm gần đây đã tạo ra hiệu ứng “lạnh gáy” đối với các hãng kinh
doanh tin tức.
Sự gia tăng của các vụ kiện về bôi nhọ danh tiếng chỉ là một ví dụ về
những gì mà báo giới Hoa Kỳ cho là sự ủng hộ đang ngày càng giảm đi từ
phía công chúng. Một cuộc khảo sát năm 1991 do Hội các nhà biên tập tin
Hoa Kỳ tiến hành đã cho thấy, có ¼ số người được hỏi ý kiến nói rằng sẽ
không ủng hộ bất kỳ một sự bảo vệ nào cho báo giới nếu như Hiến pháp được
xem lại vào ngày hôm nay, và chưa đến một nửa số người được hỏi đồng ý có
một sự bảo vệ nào đó cho báo giới. Đây là sự phản ánh quan niệm tiêu cực coi
các phương tiện truyền thông là : kiêu ngạo, định kiến, không chính xác và
tọc mạch.
Các cuộc khảo sát về độ tin cậy đã xoay quanh câu hỏi: Người dân Mỹ
tin tưởng vào ai hơn – báo giới hay chính phủ nước họ. Câu trả lời cũng thay
đổi tuỳ theo thời điểm và hoàn cảnh. Sau vụ tai tiếng Watergate đầu những
năm 1970, báo giới nhận được sự tin tưởng rất cao của công chúng. Tuy
nhiên, sau việc đưa tin gây tai tiếng dẫn đến việc một thượng nghị sĩ rút khỏi
cuộc đua tranh cử tổng thống năm 1988, báo giới lại chịu sự chỉ trích nặng nề
vì đã vượt quá chuẩn mực của nội dung và vi phạm sự riêng tư.
Nhìn chung, báo giới Hoa Kỳ tin rằng có quá nhiều người dân lẫn lộn
giữa lợi ích của giới truyền thông với lợi ích của công chúng. Trong khi các
nhà báo lo ngại về những quan niệm này, họ lại có xu hướng coi đó là một
thách thức trong quan hệ với công chúng nhiều hơn là một đòi hỏi để có
những thay đổi quan trọng.
Không bị quản lý : Một ấn bản nghiêm túc như tờ New York Times hay
một tờ báo lá cải được bày bán ở siêu thị đều tự coi là những tờ báo. Không
có đạo luật hay cơ quan chính phủ hoặc cá nhân nào phản đối chuyện đó, bởi

vì không có yêu cầu nào về xin phép hoạt động đối với các tờ báo và cũng
không có một định nghĩa hay quy định nào về một ấn bản cung cấp tin tức
chính thống.
15


Ngoài ra, ngành công nghiệp tin tức cũng như nghề làm báo tại Hoa Kỳ
không tự điều tiết giống như nghề luật và nghề dược. Báo chí không đòi hỏi
một chuẩn mực tối thiểu nào về tư cách thành viên, không cấp hay huỷ bỏ
giấy phép hoạt động và cũng không quy định các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Mỗi
hãng tin hay hiệp hội nhà báo tự đề ra cho mình bộ quy tắc ứng xử và chuẩn
mực riêng.
Việc quyết định liệu một người có đủ tư cách và khả năng để trở thành
một nhà báo hay không tại Hoa Kỳ cũng chỉ phụ thuộc vào người thuê anh ta.
Tuy vậy, ngày càng có nhiều nhà báo Hoa Kỳ tốt nghiệp từ các trường báo
chí, một xu hướng giúp chuẩn hóa các tiêu chí tối thiểu trên toàn quốc.
Mặc dù mang đặc trưng là chủ nghĩa cá nhân và đa dạng, vẫn có một sự
giống nhau đáng kể về các giá trị cũng như cách làm việc trong ngành công
nghiệp tin tức chính thống. Những giá trị này nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc phục vụ công chúng, việc đưa tin vô tư và sự cân bằng về quan điểm.
Hầu hết các tờ báo Hoa Kỳ đều rất cố gắng tách thông tin khỏi các ý kiến đưa
ra bằng việc phân định rõ ràng các cột tin tức và phần bình luận.
Mặc dù không có sự quản lý chính thức nào đối với báo chí, song vẫn
có cơ chế “kiềm chế” và “đối trọng” chống lại sự thái quá của nhà báo ở cả
trong và ngoài ngành. Sự kiềm chế từ bên ngoài bao gồm các đạo luật về
chống bôi nhọ danh tiếng và sự giám sát của các tổ chức giám sát do báo giới
thành lập. Sự cạnh tranh cũng có xu hướng giúp cho các hãng tin giữ được sự
“trung thực”. Sự kiềm chế từ bên trong là việc một số tờ báo chỉ định một
“thanh tra viên” có nhiệm vụ điều tra những ý kiến phàn nàn của công chúng,
xuất bản các bài tự phê bình và thi hành những chuẩn mực nội bộ.

Khác với các phương tiện thông tin in ấn, các phương tiện phát sóng
truyền thông tại Hoa Kỳ cần phải có giấy phép hoạt động của chính phủ (liên
bang), bởi vì không gian phát sóng có hạn được coi là tài sản công. Tuy
nhiên, vẫn có những sự bảo vệ chống lại việc phân biệt đối xử mang tính
chính trị trong quá trình cấp phép và chỉ có rất ít các trường hợp về định kiến
16


chính trị hay tư tưởng ảnh hưởng đến việc cấp hoặc thu hồi giấy phép. Các
quyết định của chính phủ về cấp phép phát sóng chủ yếu hướng tới việc bảo
đảm cạnh tranh và sự đa dạng.
Tin tức: Không có một định nghĩa hay một tập hợp các định nghĩa nào
về “tin tức” được chấp nhận một cách phổ biến trong giới truyền thông Hoa
Kỳ. Sở dĩ như vậy bởi vì báo chí không phải chỉ được trao một vai trò duy
nhất. Trong số những vai trò mà báo chí Hoa Kỳ đảm nhận gồm có vai trò
thông tin, giáo dục, đổi mới, giải trí, khuyến khích, hoặc tất cả các vai trò
này.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi rộng rãi các định nghĩa, có một sự
nhất trí chung rằng cái gì đáng là tin tức và cái gì không. Trong đó những đặc
trưng tiêu biểu bao gồm: hoạt động của các quan chức và các nhân vật nổi
tiếng; bất kỳ hành động nào của chính phủ; các sự kiện mới hoặc lạ kỳ (như
tội phạm hay thảm hoạ); những phát giác mang tính kích động hoặc gây sốc
(liên quan đến tình dục hoặc các vụ tai tiếng); và những xu hướng xã hội
mới.
Nhấn mạnh đến tính lạ kỳ chính là đặc điểm chính của báo chí Hoa Kỳ
hiện đại, như người ta giải thích bằng câu châm ngôn: “Nếu chó cắn người, đó
không phải là tin tức; nếu người cắn chó, đó là tin tức”. Công chúng có xu
hướng có một quan hệ yêu – ghét đối với định nghĩa này. Một mặt, độc giả
được giải trí hoặc bị kích động bởi tin tức; mặt khác họ cũng không bằng lòng
khi “đời sống thường nhật” có xu hướng làm ngơ.

Đã có một thời ở Hoa Kỳ rất ít người sẽ tranh cãi với một biên tập viên
khó tính khi người này tuyên bố: “Tin tức là cái mà tôi gọi là tin tức”. Ngày
nay, với sự chú ý tới nhu cầu của độc giả mua báo, rất khó có thể tìm được
những biên tập viên như vậy.
Với nỗ lực nhằm trở nên hữu ích và phù hợp hơn với người mua, một
trong những cải tiến thành công trong những năm gần đây là báo chí cũng
phải có dịch vụ khách hàng – điều tra về những phàn nàn của người mua,
17


phơi bày những sự lừa gạt trong nghề và đưa ra lời khuyên cho khách hàng về
thị trường.
Có lẽ, niềm tự hào lớn nhất của nền báo chí Hoa Kỳ là truyền thống
đưa tin điều tra, chủ yếu là nhằm phơi bày việc lạm dụng quyền lực. Giải
thưởng Pulitzer, giải thưởng có uy tín nhất trong báo giới Hoa Kỳ, hàng năm
được trao cho các tác phẩm điều tra hoặc dịch vụ công có ảnh hưởng lớn.
Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp đã trở thành đối tượng bị
báo giới giám sát (bên cạnh đối tượng truyền thống là chính phủ) mặc dù việc
tiếp cận thông tin của doanh nghiệp thường là khó hơn rất nhiều.
Không mang tính ý thức hệ: Trong thế kỷ này, các phương tiện truyền
thông chủ đạo của Hoa Kỳ phần lớn vẫn không mang tính ý thức hệ. Rất ít
các tờ báo, tạp chí được phát hành rộng rãi trong công chúng hay các hãng
phát sóng có sự liên kết với các tổ chức chính trị, các đảng phái hay phong
trào nào đó. Dù không phải lúc nào cũng là như vậy, song sự không liên kết
đó đã trở thành một đặc điểm nổi bật của nền báo chí Hoa Kỳ hơn một thế kỷ
qua. Chính đặc điểm này - vừa là niềm tự hào nghề nghiệp, vừa là kết quả của
sự đầy đủ về kinh tế - là một trong những đặc trưng chính phân biệt nền báo
chí Hoa Kỳ với rất nhiều nền báo chí khác trên thế giới.
Mặc dù hầu hết các tờ báo và một số đài phát sóng có bày tỏ một xu
hướng nào đó mang tính chính trị trong các bài xã luận của mình, song việc

đưa tin nhìn chung là không mang tính đảng phái. Ý kiến bình luận thường
căn cứ vào nội dung của một vấn đề và cũng không có gì bất thường khi
những ý kiến này vượt ra khỏi một khuôn khổ ý thức hệ nào đó.
Không phải tất cả mọi người đều tin rằng báo chí Hoa Kỳ không mang
tính ý thức hệ. Các nhà phê bình bảo thủ nói rằng các hãng thông tấn - đặc
biệt là những hãng có trụ sở tại New York hay Washington - thường phản ánh
quan điểm “tự do”. Điều đó có nghĩa là báo chí thường quá nhanh chóng
trong việc chỉ trích chính quyền và không ủng hộ những lợi ích của Hoa Kỳ.

18


Mặt khác, những nhà phê bình cánh tả lại cáo buộc báo chí thiên vị chính phủ
và đưa tin tức không mang tính phê bình về các chính sách và việc làm của
chính phủ. Các nhà báo Hoa Kỳ lại có vẻ cảm thấy thoải mái nhất khi bị tấn
công từ cả hai phía về vấn đề ý thức hệ. Họ tin rằng điều đó chỉ khẳng định sự
vô tư của họ mà thôi.
Trên thực tế, vẫn có một kiểu ưa thích chính trị trong nội bộ ngành
truyền thông. Các nghiên cứu cho thấy: các nhà báo Hoa Kỳ có xu hướng tự
do hơn các nhà biên tập và các nhà đạo diễn chương trình, những người có xu
hướng tự do hơn các chủ tòa báo hay đài phát sóng. Công chúng dường như
không nhận ra điều này, song đây là một phần sự căng thẳng đang xảy ra
trong các phòng tin tại Hoa Kỳ.
Theo truyền thống, Chính phủ Hoa Kỳ đứng ngoài ngành kinh doanh
tin tức. Chính phủ chỉ sở hữu hoặc kiểm soát những hãng phát sóng ra nước
ngoài như Đài tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America). Theo luật định, đài này
không được phép phát sóng bên trong lãnh thổ Hoa Kỳ, vì thế hầu hết người
dân Mỹ nằm ngoài vùng phát sóng của các chương trình này.
Các đài phát thanh và truyền hình tại Hoa Kỳ cũng nhận được một phần
trợ cấp, song người ta cũng có những sự bảo vệ nhằm chống lại sự can thiệp

tính chính trị. Trên thực tế, các chương trình tin tức và phát sóng công cộng
thường có xu hướng chống đối thiết chế hơn các chương trình phát sóng
thương mại và do đó được coi là mang tính phê phán chính phủ nhiều hơn.
Dựa vào cộng đồng: Báo chí Hoa Kỳ luôn mang tính chất địa phương
hơn là khu vực hay quốc gia. Mặc dù công nghệ mới đã mở rộng giới hạn này
một cách đáng kể, song các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ vẫn tập trung
với một mức độ lớn vào nhu cầu và sự quan tâm của người xem, người nghe
và người đọc ở ngay tại địa phương mình. Có những lý do kinh tế quan trọng
giải thích điều này song nó cũng phản ánh chủ nghĩa địa phương ở Hoa Kỳ.
Lịch sử của Hoa Kỳ được đặc trưng bằng chủ nghĩa biệt lập và báo chí
cũng thường phản ánh sự hướng nội này. Thực tế, các nghiên cứu cũng cho
19


thấy hầu hết các hệ thống báo chí của thế giới cũng có xu hướng mang tính
địa phương hơn là quốc tế.
Một trong những phàn nàn thường thấy của du khách khi đến thăm
nước Mỹ là có quá ít tin tức quốc tế liên quan đến sự hiện diện của Hoa Kỳ ở
khắp nơi trên thế giới. Trên thực tế, có rất nhiều tin tức quốc tế đến với Hoa
Kỳ song chỉ một phần nhỏ trong số chúng được đăng tải bởi các phương tiện
thông tin đại chúng lấy cộng đồng làm trung tâm. hơn nữa một phần nhỏ tin
tức đó được đăng tải ở một cộng đồng có thể không thấy xuất hiện ở một cộng
đồng khác vì những lợi ích khác nhau của người dân sống trong cộng đồng.
Chẳng hạn như tại Chicago, nơi có đông người Mỹ gốc Ba Lan thì báo
chí ở đó dành ưu tiên cho việc đưa tin về Đông Âu. Hay ở New York nơi có
đông người Do Thái nên tin tức ở đây chủ yếu là về Trung Đông. Tương tự
như vậy, các tin tức quốc tế đến Mỹ bằng những cách khác nhau được đưa
vào các ấn phẩm chuyên môn với số lượng phát hành hạn chế.
Đúng là các phóng viên thường trú của Hoa Kỳ có mặt ở gần một nửa
số quốc gia trên thế giới. Hầu hết trong số khoảng 700 phóng viên thường trú

tại nước ngoài đều tập trung tại những nơi được coi là những thủ đô lớn. Do
đó, hầu hết tin tức về nước ngoài thường là về những nơi này và vào thời gian
ở những địa điểm đó y.
Các phóng viên Hoa Kỳ cũng thường là những mục tiêu của sự phê
phán rằng họ không có sự chuẩn bị đầy đủ về ngôn ngữ và những hiểu biết cơ
bản để đưa tin có chiều sâu ở a nước ngoài. Song những ngày đó đã qua lâu
khi có một phóng viên phải trốn khỏi sự giám sát của cảnh sát để đưa tin về
một sự kiện ở một khu vực xa xôi.
So với 10 năm trước, các phóng viên Hoa Kỳ giờ đây có được sự chuẩn
bị tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ của mình mặc dù những người thuê họ làm
việc vẫn có xu hướng vẫn muốn họ có năng lực nghề nghiệp tổng hợp hơn là
chuyên sâu vào một khu vực địa lý nào đó. Một trong những lý do cho việc
này là yêu cầu di chuyển của công việc. Một phóng viên ở Cairo chẳng hạn,
20


cần phải luôn sẵn sàng để đưa tin về một sự kiện lớn nào đó ở bất cứ đâu
thuộc khu vực Bắc Phi hoặc Trung Đông bởi vì đội ngũ phóng viên thường
trú Hoa Kỳ bị dàn quá mỏng trên toàn cầu.
Số lượng và quy mô của đội ngũ báo chí ở nước ngoài phụ thuộc chủ
yếu vào vấn đề kinh tế. Chi phí để có một phóng viên thường trú ở nước
ngoài phải tốn khoảng 250.000 đô-la một năm.
Theo lệ thường, báo chí Hoa Kỳ thường làm một công việc khá chu đáo
là đưa tin về “những câu chuyện lớn” ở nước ngoài và điều chỉnh cho phù hợp
với độc giả Hoa Kỳ. Song báo chí ít chú ý đến những tin tức hàng ngày ở
nước ngoài và vì thế không thoả mãn được các khán giả ngoại quốc.
Hơn 90% các tờ nhật báo của Hoa Kỳ phụ thuộc vào các hãng thông
tấn thuộc Hiệp hội Báo chí (Associated Press) để có được tin tức về thế giới
bên ngoài khu vực của họ. Đó là bởi vì chỉ có một ít các tờ báo lớn có được cả
đội ngũ phóng viên trong nước và nước ngoài. Trong số những tờ báo lớn đó

có: New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, Chicago
Tribune, Los Angeles Times, Baltimo Sun, Boston Globe và Christian
Science Monitor. Hầu hết trong số này đều cung cấp các dịch vụ tin tức, do đó
mang đến cho các tờ báo khác nhiều lựa chọn hơn so với trước đây. Chính vì
sự dồi dào trong lựa chọn nguồn tin này mà United Press International đã mất
đi nhiều khách hàng trong những năm gần đây.
Một số nhà phê bình về việc đưa tin nước ngoài ở Hoa Kỳ đã phát hiện
thấy việc ưu tiên đưa tin quá mức về những quốc gia đang nằm trong chương
trình nghị sự chính thức của Washington. Nhưng những nhà phê bình này đã
trở nên yếu thế khi lập luận rằng những tin tức và bình luận này chủ yếu là để
phù hợp với những mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trên thực tế,
có quá nhiều những ví dụ ngược lại với những phê bình của họ từ Trung Phi
hay quay trở lại vấn đề Việt Nam.
Dù sao đi nữa, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ vẫn sẽ là một lực
lượng mạnh trong đời sống xã hội. Xã hội hiện đại đã trở nên quá phụ thuộc
21


vào thông tin nhanh và đáng tin cậy mà không thể khác được. Song người ta
cũng chưa biết được chắc chắn tương lai của ngành truyền thông.
Chỉ trong vòng một vài năm, ngành công nghiệp tin tức Hoa Kỳ đã trải
qua những thay đổi lớn do những biến đổi trong công nghệ, các lực lượng thị
trường và thị hiếu của công chúng. Có quá nhiều chủ thể mới tham gia vào
lĩnh vực thông tin của báo chí như trước đây. Nhưng dẫu sao thì nghề làm báo
cũng không bao giờ ở trạng thái tĩnh trong một thời gian dài.
Các tờ nhật báo, trong khi cố gắng bắt kịp các phương tiện điện tử và
các phương tiện mới khác, có vẻ như phải chịu đựng nhiều nhất do sự biến
đổi gần đây. Song chừng nào mà báo chí Hoa Kỳ về cơ bản vẫn không chịu
sự can thiệp của chính phủ thì vẫn luôn luôn có những cơ hội mới cho các
hãng này cũng như những lựa chọn mới cho công chúng.

Cho dù có điều gì xảy ra thì người quyết định tương lai của ngành công
nghiệp tin tức Hoa Kỳ vẫn sẽ là công chúng. Điều đó, theo những người chủ
trương báo chí tự do, là vẻ đẹp của hệ thống này.

22


C. Phần kết luận
Báo chí Mỹ là vậy, luôn xứng tầm với sức mạnh của quốc gia. Mặc dù
có những giai đoạn, thời kỳ ít nhiều còn có sự khủng hoảng nhưng với một
nền báo chí phát triển tiên tiến và mạnh về bản chất thì sẽ không mất quá
nhiều thời gian để khắc phục những yếu kém đó.
Trải qua hơn bốn thế kỷ tồn tại và phát triển, Mỹ là quốc gia dẫn đầu
thế giới của nền báo chí, báo chí ở đây không hiểu đơn thuần chỉ là báo viết,
tạp chí mà rộng hơn là bao gồm cả phát thanh, truyền hình, Internet.
Bhuwngx yếu tố này đã cấu thành một nền báo chí truyền thông mang phong
cách Hoa Kỳ. Với vị thế của mình trên thế giới hiện nay, chắc chắn rằng trong
những thời gian tiếp theo của quá trình phát triển xã hội Mỹ sẽ tập trung đầu
tư vào nền báo chí của mình, đưa báo chí trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ
cho quyền lợi và lợi ích quốc gia, xứng tầm với sự phát triển của đất nước
này.

23


MỤC LỤC
2.1. Giai đoạn thuộc địa (1690 – 1765):............................................................................2
- 1690: Publick Occurences Both Foreign and Domestick của Benjamin Harris .............2
- 1704: Boston News Letter (John Campbell)....................................................................2
- 1734: The New York Weekly Journal – (Anna Zenger)..................................................2

- Sau đó các tờ báo khác lần lượt xuất hiện, nội dung đăng tải các thông tin thời sự, nghị
luận, thi ca, giải trí, bước đầu có nội dung phê bình để tạo dư luận mạnh mẽ...................2
2.2. Giai đoạn cách mạng (1765 – 1783):.........................................................................2
- Luật thuế tem làm tăng sự chống đối Anh ở Mỹ lên cực độ;..........................................2
- Các cuộc tranh luận đòi đấu tranh giành độc lập nổ ra trên các báo tư tưởng đấu tranh
giành độc lập đang nhen nhúm trong nhiều người được bộc lộ trên báo và phổ biến rộng
rãi;.......................................................................................................................................2
2.3.Giai đoạn đảng phái (1783 – 1830):............................................................................2
- Nhà nước non trẻ mới thành lập;....................................................................................2
- Cuộc tranh luận giữa hai phe Liên bang và Cộng hòa diễn ra sôi nổi trên báo chí về
vấn đề quyền của liên bang và tiểu bang............................................................................2
- Báo chí 2 phe công kích nhau. Tuy nhiên lối làm báo này không thành công...............2
- Những người làm báo nhận ra rằng sự đúng đắn và vô tư là hai đức tính tiêu biểu nhất
nếu báo chí muốn vững vàng.............................................................................................2
2.4.Giai đoạn báo chí 1 xu (1830 – 1860):........................................................................3
- Số người biết đọc, biết viết tăng, nhu cầu đọc báo tăng;.................................................3
- Máy in được cải tiến ;......................................................................................................3
- Những tờ báo 1 xu ra đời: tờ The New York Sun của Benjamin H. Day
(1833), Morning Post của Horace Greeley;........................................................................3
2.5.Giai đoạn độc lập (1872 – 1890):................................................................................3
- Báo chí bắt đầu trở thành ngành kinh doanh lớn.............................................................3
- Nghề “làm báo vàng” phát triển với xu hướng đưa tin giật gân, vi phạm đời tư, tự do cá
nhân,…...............................................................................................................................3
- Sự cạnh tranh giữa:..........................................................................................................3
+ Joseph Pulitzer (1847-1931): tờ The World - phê bình xã hội, không theo đảng phái
nào;.....................................................................................................................................3
+ William Randolph Hearst (1863 – 1961): Morning Journal - tin tức tỉ mỉ, nóng hổi
nhất, thời sự gay cấn, đời tư những nhân vật tiếng tăm;....................................................3
+ Pulitzer tạo ra một phong cách báo chí mới, khẳng định trách nhiệm xã hội cho những
bài viết trên báo;.................................................................................................................3

+ Hearst mang lại mức lưõng cao hõn, tên tuổi cho phóng viên, và những nhận thức
khác về báo chí cho cả người làm báo và đọc báo;............................................................3
+ Sự cạnh tranh giữa hai phong cách làm báo và sự thưõng mại hóa báo chí gia tăng đã
đe dọa lư tưởng báo chí trong một xã hội tự do;................................................................3
2.6. Giai đoạn đỉnh cao (1890 - 1920):...............................................................................3
- 1/3 báo chí theo xu hướng “nghề làm báo vàng”............................................................3
- Độc giả ngày càng nhiều, quảng cáo ngày càng tăng;....................................................3
- Từ năm 1850 đến 1900: số lượng phát hành báo chí tăng lên gấp 20 lần (từ 758 ngàn
bản đến 15,1 triệu bản);......................................................................................................3
- 1919: New York Daily News tung ra số báo lá cải (tabloid) đầu tiên............................3
2.7. Giai đoạn bão hòa (1920 – 1945):..............................................................................3
- Ngành công nghệ báo chí vượt cả nguồn thu (từ bán báo và quảng cáo);.......................3
- Số lượng báo chí bão hòa;................................................................................................4


- Báo chí bão hòa và hợp nhất (các tờ báo lớn mua lại các tờ báo nhỏ);...........................4
- Các tập đoàn báo chí và dây chuyển sản xuất báo chí ra đời;..........................................4
+ Ban đầu chủ sở hữu những tập đoàn báo chí mới là những doanh nhân chuyên mua,
bán, khai tử và hợp nhất những tờ báo ngày ở những thành phố trung bình để tối đa hóa
lợi nhuận;............................................................................................................................4
+ Doanh nghiệp thay thế dần nhà báo để điều hành các tờ báo và ngày càng thâm nhập
sâu hõn vào làng báo;.........................................................................................................4
Những tên tuổi nổi bật:.......................................................................................................4
+ Edward W.Scripps (dây chuyền báo chí);......................................................................4
+ Harry Chandler (tập đoàn báo chí Times – Mirror);......................................................4
+ Frank Gannett (tập đoàn Gannett)..................................................................................4
+ John Knight (Knight – Ridder)......................................................................................4
Cuối những năm 1920, có 6 dây chuyền làm báo lớn tại Mỹ điều khiển khoảng ¼ lượng
báo chí phát hành................................................................................................................4
2.8. Giai đoạn sau năm 1945 – nay:..................................................................................4

- Mỹ là một cường quốc mạnh cả về báo in, báo nói, báo hình, báo trực tuyến, có đội
ngũ làm báo mạnh nhất thế giới, có kỹ thuật in ấn, thu phát hiện đại…............................4
- Đa dạng (về hình thức tổ chức, nội dung, khán giả, khu vực…).....................................4
- Quan hệ chặt chẽ với kinh tế............................................................................................4
- Báo in suy giảm; truyền thông đa phưõng tiện phát triển mạnh......................................4
Hình thức tổ chức:..............................................................................................................5
Truyền thông công (public)................................................................................................5
- Do nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân tài trợ................................................................5
- Không quảng cáo.............................................................................................................5
- Phục vụ lợi ích công cộng................................................................................................5
VD: kênh truyền hình – phát thanh của trường học, kênh phát cho thiếu nhi, kênh dành
cho các “nhóm thiểu số”….................................................................................................5
- Quảng cáo là nguồn thu chính......................................................................................5
- Mục tiêu: lợi nhuận......................................................................................................5
- Nội dung: tin tức địa phưõng và các CHƯƠNG trình có thể “bán” được...................5
Các mô hình công ty truyền thông phổ biến hiện nay:.......................................................5
- Báo in & tạp chí...............................................................................................................5
- Phát thanh – Truyền hình công........................................................................................5
- Phát thanh – Truyền hình thưõng mại..............................................................................5
- Truyền hình cáp & vệ tinh...............................................................................................5
- Phát thanh vệ tinh.............................................................................................................5
- Báo trực tuyến (Online)...................................................................................................5
- Phát thanh trực tuyến (Internet Radio).............................................................................5
Độc giả/khán giả đa dạng:..................................................................................................5
- Ngôn ngữ..........................................................................................................................5
- Lứa tuổi............................................................................................................................5
- Thu nhập..........................................................................................................................5
- Văn hóa............................................................................................................................5
- Những ngôn ngữ được các nhà quảng cáo Mỹ sử dụng trên các phưõng tiện truyền
thông (ngoài tiếng Anh):....................................................................................................5

Tây Ban Nha : 89.6%.....................................................................................................5
Trung Quốc : 14.6%........................................................................................................5
Hàn Quốc : 11.0%...........................................................................................................6
Tiếng Việt : 9.8%............................................................................................................6
Tiếng Tagalog : 6.7%......................................................................................................6


×