Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận báo mạng điện tử Cao học K16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.35 KB, 11 trang )

I. MỞ ĐẦU
Báo mạng điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ, Internet và
ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống đã tạo ra bước ngoặt, làm thay
đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin.
Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa
là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình
tương tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ
thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo mạng điện tử có khả năng truyền tải
thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từ khi thu
nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác
hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ, luôn
sống 24h/ngày, 7ngày/tuần. Báo mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong
việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực
tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa toà soạn với độc giả, độc giả với nhau,
tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quan tâm,
yêu thích. Báo mạng điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ
xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ.
Tuyệt vời hơn, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông
tin khoa học và hiệu quả. Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo mạng
điện tử đang trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn.

1


II. NỘI DUNG:
Định hướng chính trị, tư tưởng của Báo điện tử theo Nghị quyết
Đại hội XI.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “báo điện tử” đã được sử dụng trong Luật Báo
chí năm 1999. Theo định nghĩa trong Luật này, tại điều 3 có nêu “báo điện tử
là loại hình báo chí được thực hiện trên hệ thống máy tính”. Dự thảo Luật Báo
chí trình Quốc hội cũng định nghĩa "Báo điện tử là loại hình báo chí thực hiện


trên mạng Internet".
Định hướng chính trị tư tưởng của hệ thống báo điện tử chính là sự xác
định phương hướng về chính trị và tư tưởng trên loại hình báo điện tử, với
những nội dung yêu cầu giống và khác với các loại hình báo chí khác.
Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao tính định hướng chính trị tư
tưởng của báo điện tử bắt nguồn từ chính vị trí, chức năng, vai trò của báo chí
nói chung, báo điện tử nói riêng. Theo lý thuyết về báo chí truyền thông được
giảng dạy trong các trường đại học báo chí hiện nay, báo chí có 3 nhóm chức
năng cơ bản là: chức năng tư tưởng; chức năng quản lý; chức năng khai sáng,
phát triển văn hoá, giải trí và dự báo. Về nguyên tắc hoạt động của báo chí
cách mạng ở Việt Nam bao gồm: Tính Đảng, tính khuynh hướng, tính khách
quan, chân thật, tính nhân dân, tính nhân văn, tính dân tộc, tính quốc tế…
Như vậy, báo chí nói chung luôn có vai trò định hướng xã hội về nhiều
mặt, trong đó trước hết là định hướng về chính trị tư tưởng. Báo điện tử là
một bộ phận của hệ thống báo chí, đương nhiên phải có vai trò và nhiệm vụ
định hướng.
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Chú trọng nâng cao
tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và
phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân
dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục
đích trong hoạt động báo chí, xuất bản…”.

2


Việc nâng cao tính định hướng chính trị tư tưởng của báo điện tử ngày
càng cần thiết và càng gia tăng cùng với sự phát triển của đời sống xã hội nói
chung, sự phát triển của báo điện tử nói riêng. Xu thế phát triển của xã hội
hiện đại trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay đã chứng minh một thực tế:
Báo điện tử ngày càng lên ngôi, chiếm ưu thế ngày càng lớn hơn so với các

loại hình báo chí khác. Dựa trên nền tảng Internet, báo điện tử được xuất bản
đã làm đảo lộn nhiều khái niệm truyền thống về báo chí và xuất bản. Trong
hơn 10 năm qua, kể từ khi bắt đầu xuất hiện đến nay, hệ thống báo điện tử
(chính thức) ở Việt Nam phát triển khá nhanh, mạnh. Tính đến tháng 3 năm
2011, cả nước có 45 báo điện tử (được cấp giấy phép), gần 200 trang điện tử
của các cơ quan báo in và hàng nghìn trang tin điện tử của các cơ quan đảng,
nhà nước, đoàn thể nhân dân, hội, hiệp hội, các doanh nghiệp, tạo nên mạng
thông tin báo chí điện tử sôi động, thu hút hàng trăm triệu lượt truy cập mỗi
ngày.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực cũng phải nhận thấy những
khiếm khuyết, những hạn chế của một số báo điện tử, trang tin điện tử ở nước
ta hiện nay.
Trước hết, do việc xuất bản tin, do sức ép cạnh tranh có tin nhanh nhất
nên chất lượng thông tin cả về nội dung và hình thức còn sơ suất, nhiều khi
thiếu chính xác, thiếu khách quan. Thứ hai, bị chi phối bởi khuynh hướng
"thương mại hoá", lợi nhuận kinh tế thuần túy, chạy theo thị hiếu tầm thường,
khai thác đời tư cá nhân, những chuyện giật gân, tiêu cực...; ít chú ý đến việc
bồi dưỡng những nét đẹp về nhân cách, lối sống, phát hiện, cổ vũ, biểu dương
những tấm gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến
trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; buông lỏng tính định
hướng dư luận, dẫn dắt quần chúng, làm “nóng” lên những vấn đề không đáng
“nóng”. Thứ ba, có những tờ báo trang tin điện tử đã xa rời tôn chỉ, mục đích,
đối tượng phục vụ, coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí cách
mạng. Thêm vào đó, các thế lực thù địch, phản động vẫn đang tiếp tục chống
3


phá Đảng và Nhà nước ta dưới nhiều hình thức, cách thức, trong đó, internet
được sử dụng như một kênh thông tin hữu hiệu, và báo điện tử là một địa hạt
quan trọng được chúng hướng tới.

Nội dung, yêu cầu nâng cao tính định hướng chính trị tư tưởng của báo
điện tử thể hiện ở những vấn đề sau:
* Một là, báo điện tử phải nâng cao hiệu quả phản ánh đúng hiện thực
khách quan các vấn đề của đời sống xã hội, cao hơn nữa là phải phản ánh
chân thật, sinh động.
* Hai là, báo điện tử phải nâng cáo hiệu quả phản ánh các vấn đề xã
hội và xử lý, phân tích, luận giải nó đúng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước.
* Ba là, báo điện tử phải nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng thông
tin, tuyên truyền, giáo dục nhân dân, bao gồm:
- Thông tin, tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nước.
- Phản ánh toàn diện các hoạt động của Đảng, Nhà nước; các tổ chức
chính trị, xã hội, gắn với lĩnh vực phạm vi hoạt động theo tôn chỉ, mục đích
đề ra của tờ báo.
- Nhận định và bình luận kịp thời theo quan điểm chính thống của
Đảng đối với những sự kiện, vấn đề trong nước và thế giới được người đọc
quan tâm.
- Đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí, sinh hoạt văn hoá tinh thần tích
cực của nhân dân.
* Bốn là, báo điện tử phải phát huy thế mạnh trực tuyến và đa phương
tiện để làm tốt vai trò là diễn đàn của nhân dân:

4


- Tổ chức đối thoại những vấn đề được bạn đọc và nhân dân quan tâm,
nhất là trước những vấn đề xã hội “nóng” còn nhiều thông tin khác nhau, đa

chiều.
- Phản ánh trung thực, đầy đủ những tâm tư, nguyện vọng kiến nghị,
kinh nghiệm và sáng kiến của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân
đóng góp với Đảng, Nhà nước.
* Năm là, tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại và đấu tranh về
mặt chính trị tư tưởng:
- Kịp thời thông tin, tuyên truyền đường lối, pháp luật, chính sách và
thành tựu phát triển toàn diện của đất nước trên các trang tiếng nước ngoài để
góp phần định hướng dư luận quốc tế về Việt Nam.
- Đấu tranh kiên quyết chủ động, kịp thời, sắc bén và có sức thuyết
phục chống lại những luận điệu và hành động của các thế lực thù địch phá
hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta.
- Đấu tranh kiên quyết, có trọng tâm trọng điểm, chính xác, đúng pháp
luật chống tiêu cực, tham nhũng, buôn lậu, quan liêu, lãng phí và các tệ nạn
xã hội khác.
* Sáu là, xây dựng kho thông tin dữ liệu điện tử vừa là tài nguyên, vừa
là phương tiện định hướng chính trị tư tưởng đối với xã hội. Kho tư liệu này
cần lưu trữ những nguồn thông tin khách quan, chính thống, có giá trị khoa
học.
Để nâng cao định hướng chính trị- tư tưởng hệ thống báo điện tử
chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung, giải pháp chính sau đây:
Thứ nhất, cần tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý, quy hoạch, định
hướng sự phát triển của hệ thống báo điện tử
Đây là giải pháp cơ bản nhất, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong
việc quản lý hệ thống báo điện tử. Trong đội ngũ báo chí nước ta nói chung,
hệ thống báo điện tử nói riêng, định hướng chính trị - tư tưởng có ý nghĩa như
“kim chỉ nam”, la bàn dẫn đường mọi hoạt động. Báo chí nước ta là nền báo
5



chí xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, gắn liền với dân
chủ xã hội chủ nghĩa, không phải là nền báo chí phục vụ mục đích, quyền lợi
của riêng một cá nhân, lực lượng nào nên không thể tách rời yếu tố định
hướng chính trị - tư tưởng. Nghị quyết Đại hội XI đã khẳng định: “Rà soát,
sắp xếp hợp lý mạng lưới báo chí, xuất bản trong cả nước theo hướng tăng
cường hiệu quả hoạt động, đồng thời đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ sở
vật chất – kỹ thuật theo hướng hiện đại.” Vì vậy cần có giải pháp thiết thực,
hiệu quả thể hiện cụ thể ở một số khía cạnh sau:
- Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để lãnh đạo,
quản lý chặt chẽ hệ thống báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng; có văn bản
quy định riêng phù hợp với thực tiễn hoạt động của hệ thống báo điện tử, tạo
thành hệ thống pháp luật quy định đối với hoạt động của loại hình báo điện tử.
- Hai là, quản lý chặt chẽ việc đăng ký, cấp phép hoạt động của hệ
thống báo điện tử. Xây dựng chiến lược quản lý tài nguyên thông tin, quản lý
tên miền, bản quyền tên và thiết kế báo, bảo đảm an ninh và an toàn mạng đối
với hệ thống báo điện tử. Cơ quan quản lý báo chí và các cơ quan liên quan
cần nhanh chóng rà soát, điều chỉnh hợp lý quy hoạch phát triển hệ thống báo
mạng, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển; xác định tính hợp pháp, sự
phù hợp về tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của một số tờ báo điện tử,
trang thông tin điện tử, các chuyên đề điện tử… để sắp xếp lại theo đúng quy
định của pháp luật và phương châm phát triển phải đi đôi với lãnh đạo, quản
lý tốt.
- Ba là, nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ những người làm báo nói chung,
báo điện tử nói riêng và đội ngũ những người làm báo, đặc biệt là các tổng
biên tập, phó tổng biên tập, những cán bộ quản lý cơ quan báo chí phải không
ngừng rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ của mình về mọi mặt: bản lĩnh,
lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, chuyên môn nghiệp vụ; bám
sát thực tiễn đời sống của đất nước, của nhân dân. Chúng ta phải lãnh đạo,
6



quản lý tốt việc thực hiện quy trình làm báo mạng, khắc phục xu hướng coi
nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng của báo chí cách mạng, xa rời tôn chỉ, mục
đích; thiếu nhạy bén chính trị, bị khuynh hướng "thương mại hóa" chi phối,
chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng thông tin về những hiện tượng tiêu cực,
yếu kém, mặt trái của xã hội. Nghị quyết Đại hội XI có nêu: “Tập trung đào
tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về
chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt nhu cầu của thời kỳ
mới.” Cho nên nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên,
phóng viên, kỹ thuật viên... báo điện tử có phẩm chất chính trị vững vàng, có
trình độ nghiệp vụ và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đặt ra.
- Bốn là, lãnh đạo, quản lý tốt việc xây dựng và thực hiện quy trình
làm báo điện tử một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo chất lượng, tốc độ và độ
chính xác của thông tin.
Thứ hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính chuyên nghiệp của báo
điện tử
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, báo chí nói chung, báo điện
tử nói riêng, dù phát triển đến đâu vẫn rất cần bảo đảm tính chuyên môn hóa
cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu độc giả của mình. Sự chuyên môn hóa
của hệ thống báo điện tử tập trung ở một số vấn đề cơ bản sau:
- Một là, xác định rõ và tuân thủ đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng,
nhiệm vụ, cũng như đối tượng độc giả của mình, trên cơ sở đó, xây dựng cơ
cấu, hệ thống tổ chức, số lượng chuyên mục, trang chuyên đề, nội dung, lĩnh
vực phản ánh, phạm vi phản ánh… cho phù hợp.
- Hai là, nâng cao tính chuyên nghiệp của báo điện tử cũng như tính
chuyên nghiệp và yêu cầu về các kỹ năng cần có, khả năng tác nghiệp đối với
phóng viên, biên tập viên báo điện tử.
- Ba là, thực hiện tốt chức năng tương tác xã hội, trở thành diễn đàn,
tiếng nói hiệu quả của đối tượng công chúng mà báo đã xác định. Gắn kết sự


7


phát triển về nội dung với sự phát triển về hạ tầng để thu hút đội ngũ bạn đọc
ngày càng đông đảo.
- Bốn là, quản lý chặt chẽ việc tuân thủ tôn chỉ, mục đích đã xác định
của các tờ báo trong quá trình hoạt động, có các biện pháp xử lý kịp thời, phù
hợp đối với các cơ quan báo chí vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng tôn
chỉ, mục đích, để xảy ra sai phạm…
- Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với các nước
về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật và quản lý báo điện tử. Đây là biện pháp
giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong lãnh đạo, quản lý báo điện tử.
Thứ ba, lãnh đạo, quản lý hệ thống báo điện tử phát triển về cơ sở hạ
tầng, kĩ thuật và nghiệp vụ
Đặc trưng làm nên tính ưu việt của báo điện tử bắt nguồn từ chính yếu
tố khoa học – công nghệ song những hạn chế, khuyết điểm của nó phần lớn
cũng bắt nguồn từ yếu tố này. Quan tâm phát triển về hạ tầng và kỹ thuật của
báo điện tử, cụ thể là: sớm "chuẩn hoá" một số tiêu chí về hạ tầng của hệ
thống báo điện tử Việt Nam như: tên miền, hosting, nhà cung cấp, các tiêu chí
về mạng nội bộ, phần cứng… đảm bảo cho một tờ báo điện tử hoạt động;
trang bị kỹ thuật công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đa dạng hoá khả năng
lưu trữ thông tin chính thống của báo điện tử, tạo khả năng liên kết, trao đổi
thông tin thuận tiện, dễ dàng.
Trong tương lai, báo điện tử còn tiếp tục phát triển và có thể có nhiều
tính năng, tác dụng cao hơn nhờ những đột phá về công nghệ điện tử, truyền
thông. Cho nên, lãnh đạo, quản lý báo điện tử phát triển về hạ tầng, nghiệp vụ
vừa là đòi hỏi thường xuyên vừa là nhân tố “đi trước, đón đầu” giúp hệ thống
báo điện tử ở nước ta phát triển nhanh, bền vững, hội nhập vào thế giới truyền
thông hiện đại toàn cầu./.


8


III. KẾT LUẬN:
Trong hoạt động thông tin truyền thông, báo chí đóng một vai trò
không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của xã hội đương đại.
Sự lôi cuốn, nhanh chóng, chính xác của thông tin được chuyển tải qua
kênh báo chí chiếm tỉ lệ lớn. Trong các văn kiện của Đại hội Đảng, thuật ngữ
“thông tin đại chúng” được đưa vào cương lĩnh hành động : “Bảo đảm quyền
được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện
thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời,
phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Sứ mệnh của báo chí là tuyên truyền, phổ biến những chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, cần tuyên truyền quán triệt sâu sắc
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và đưa Nghị quyết vào cuộc
sống; định hướng và tăng cường tính hấp dẫn của báo Đảng; nâng cao ý chí
bảo vệ chủ quyền Tổ quốc… Tham gia tích cực vào công tác cổ vũ, động viên
các cấp, ngành, nhân dân thực hiện tốt mục tiêu kiềm chế lạm phát, bình ổn
giá, đảm bảo an sinh xã hội. Đối với công cuộc chống tham nhũng, báo chí
bám sát tiêu chí “chống để xây”, phê phán các hiện tượng tiêu cực, tăng niềm
tin của nhân dân, đặc biệt không để các thế lực thù địch xuyên tạc chế độ và
sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Thực hiện được sứ mệnh này, phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
phóng viên, biên tập viên cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn nhận thức chính
trị, đảm bảo mỗi người thực sự là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.
Đồng thời tạo điều kiện cho báo chí tiếp nhận những thông tin chính thống,
bảo đảm chế độ phát ngôn và cung cấp để không thể thiếu nguồn thông tin
chính xác. Đối với tình trạng gây khó dễ, cản trở, hành hung nhà báo, cần đưa
ra những trường hợp điển hình để xử lý, răn đe làm gương. Tuy nhiên, hoạt

động báo chí cũng bộc lộ một số khuyết điểm như còn chạy theo thị hiếu kém
lành mạnh, đưa đậm về các vụ án, các mặt trái của xã hội,…

9


Với nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước giao phó, báo chí tiếp
tục nâng cao vai trò, vị trí, trách nhiệm xã hội. Thông tin báo chí phải góp
phần định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận về tư tưởng, nhận thức và
hành động, góp phần giữ ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại Hội Đảng XI
/>2. GS. TS Nguyễn Đức Dân, Ngôn ngữ báo chí-những vấn đề cơ bản,
NXB Giáo dục 2008.
3. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn 2007
4. TS Đức Dũng, Viết báo như thế nào, NXB Văn hoá thông tin 2006.
5. Hội nhà văn, Giáo trình kỹ thuật và thể loại tin. NXB Văn hoá
Thông tin 2007.
6. Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng. NXB Chính trị quốc gia
2001.
7. PGS,TS Nguyễn Văn Dũng, Th.s Đỗ Thị Thu Hằng (Học viện báo
chí và tuyên truyền), Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản. NXB Lý luận
chính trị 2006.
8. V.I.Lênin, Về vấn đề báo chí. NXB Sự thật 1970.
9. TS Hoàng Đình Cúc, TS Đức Dũng, Những vấn đề của báo chí hiện
đại. NXB Lý luận chính trị 2007.

10. Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội 2006.
11. />12.

/>
option=com_content&view=article&id=693

11



×