Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn kim lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN MINH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN MINH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS. ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG

HÀ NỘI – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Văn Minh


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đoàn
Đức Phƣơng, ngƣời thầy đã trực tiếp, nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới tất cả các thày giáo, cô giáo trong
trƣờng, các thày giáo, cô giáo trong khoa Văn học, trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho tôi vốn kiến thức và tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong suốt khóa học tại trƣờng, giúp tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng
giúp đỡ, chia sẻ với tôi những điều kiện, kiến thức học tập để tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân
yêu trong gia đình đã ủng hộ, động viên để tôi hoàn thành Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Văn Minh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu ..................................................... 7
4. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 8
5. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 9
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ
THUẬT CỦA KIM LÂN ...................................................................................10
1.1. Khái quát về nhân vật .................................................................................10
1.1.1. Khái niệm về nhân vật ................................................................................10
1.1.2. Quan niệm về đặc điểm của nhân vật ........................................................12
1.2. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Kim Lân ..........................................14
1.2.1. Quan niệm của Kim Lân về con người.......................................................14
1.2.2. Quan niệm của Kim Lân về cái đẹp ...........................................................26
1.2.3. Quan niệm của Kim Lân về việc viết văn ...................................................36
Tiểu kết chƣơng 1 ...............................................................................................40
Chƣơng 2. CÁC DẠNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
KIM LÂN ............................................................................................................41
2.1. Nhân vật mang thân phận bé nhỏ..............................................................41
2.2. Nhân vật mang hồn cốt quê hƣơng............................................................51
2.3. Nhân vật có sức sống tiềm tàng ..................................................................58
Tiểu kết chƣơng 2 ...............................................................................................64
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA KIM LÂN .....................................................................................65
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tình huống ..........................................65
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình .................................................................65
3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tình huống ................................................................70
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ...........................................................74



3.2.1. Miêu tả tâm lí nhân vật qua những biểu hiện bên ngoài........................75
3.2.2. Miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật ..............................................................76
3.2.3. Miêu tả tâm lí đời sống nhân vật ..............................................................78
3.3. Ngôn ngữ của nhân vật ...............................................................................84
3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại ...................................................................................84
3.3.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm ...................................................................88
Tiểu kết chƣơng 3:..............................................................................................90
KẾT LUẬN .........................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................93


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đội ngũ nhà văn hiện đại Việt Nam, Kim Lân (1920 - 2007)
thuộc một trong nhóm những nhà văn viết tuy không nhiều nhƣng lại tạo
đƣợc nhiều dấu ấn cho ngƣời đọc. Nhắc đến ông, không những ngƣời đọc mà
ngay cả bạn văn của ông đều cảm nhận sự gần gũi, thân thiết và nể trọng. Tên
tuổi của ông đƣợc công chúng biết đến từ năm 1942 khi ông cho đăng Đứa
con người vợ lẽ trên báo Trung Bắc chủ nhật. Hơn tám mƣơi năm cuộc đời,
gần sáu mƣơi năm theo nghiệp văn chƣơng, ông đã để lại khoảng ngoài ba
mƣơi tác phẩm chủ yếu là truyện ngắn, mà tác phẩm nào cũng có một chỗ
đứng sâu sắc trong lòng độc giả.
Kim Lân thuộc một trong số không nhiều nhà văn luôn có tác phẩm
đƣợc lựa chọn giảng dạy trong chƣơng trình Ngữ Văn phổ thông qua các thời
kỳ. Trƣớc năm 1995, ông có hai tác phẩm đƣợc đƣa vào chƣơng trình dạy học
là Làng (lớp 9 Phổ thông Cơ sở) và Vợ nhặt (lớp 12 Phổ thông Trung học).
Sau năm 1995, trong chƣơng trình chỉnh lý sách giáo khoa, hai tác phẩm kể
trên vẫn đƣợc giữ nguyên vị trí tại chƣơng trình giảng dạy ở các khối lớp.
Đặc biệt, tác phẩm Vợ nhặt có mặt trong cả ba bộ sách: Văn học 12 chƣa phân

ban và Ngữ Văn 12 thí điểm ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ngữ Văn 12
thí điểm ban Khoa học Tự nhiên. Hiện nay, khi chƣơng trình Ngữ Văn phổ
thông đã có sự thống nhất thì Làng và Vợ nhặt vẫn là các tác phẩm đƣợc
giảng dạy nhƣ trƣớc. Vợ nhặt vẫn có mặt trong hai bộ sách Chương trình
chuẩn và Chương trình nâng cao. Cùng với đó, cái tên Kim Lân và Vợ nhặt
cũng xuất hiện khá thƣờng xuyên trong các đề thi tốt nghệp Trung học Phổ
thông và đề thi tuyển sinh Đại học nhiều năm gần đây. Có thể thấy, Kim Lân
là một nhà văn luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống văn học dân tộc.
Trong tác phẩm của Kim Lân, thế giới nhân vật luôn là yếu tố tạo dấu
ấn đặc biệt với bạn đọc. Bởi, nhân vật chính là phƣơng tiện để nhà văn khái
1


quát hiện thực đời sống một cách hình tƣợng, cũng là nơi để họ thể hiện nhận
thức của mình về muôn mặt cuộc đời. Khi viết truyện, Kim Lân luôn có ý
thức tạo dựng nhân vật một cách kỹ lƣỡng, sao cho vấn đề truyền tải đến bạn
đọc đƣợc hiệu quả nhất. Bởi vậy, việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện
ngắn Kim Lân không chỉ giúp bạn đọc phần nào thấy rõ hơn những thông
điệp, tƣ tƣởng của nhà văn về cuộc sống mà còn thấy rõ hơn về tài năng nghệ
thuật viết truyện ngắn của ông.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân để thực hiện Luận văn nghiên

cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Là cây bút viết truyện ngắn, sớm có chỗ đứng vững chãi trên văn đàn
dân tộc, cũng là nhà văn đƣợc bạn đọc trân trọng và yêu mến trong suốt thời
gian qua, Kim Lân và tác phẩm của ông đã trở thành đối tƣợng bàn luận,
nghiên cứu của rất nhiều học giả, độc giả khác nhau. Trong phạm vi giới hạn
của đề tài, chúng tôi chỉ xin hệ thống một số ý kiến, nhận xét nổi bật về tác

giả, tác phẩm của ông.
2.1. Những ý kiến, nhận xét về truyện ngắn Kim Lân trước Cách
mạng tháng Tám
Trƣớc Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đến với làng văn bằng một
loạt các truyện ngắn nhƣ: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Người
kép già, Cô Vịa, v.v…

Đó là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội.

Nguyên Hồng - ngƣời bạn văn của Kim Lân đã nhận xét về những truyện
ngắn Kim Lân thời kì này trong Những nhân vật ấy đã sống với tôi rằng: “Từ
giữa năm 1943- 1944 ấy, tôi đƣợc đọc mấy truyện của Kim Lân. Thoạt nhiên
tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chƣơng chƣớng thế
nào ấy... Nhƣng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải
loại ƣớt át một cách bợm bãi, trái lại nó có một cái gì chân chất của đời sống
2


và con ngƣời nghèo hèn, khổ đau, giọng vãn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc
biệt lại gần gũi với mình”[19,10]. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa
hiện thực khách quan - nhà văn - tác phẩm, Nguyên Hồng đã có những nhận
xét xuất sắc, chính xác cả về phƣơng diện nội dung, tƣ tƣởng lẫn giọng điệu
văn chƣơng của Kim Lân.
Văn của Kim Lân có cái gì rất gần gũi, bình dị. Đó là văn của một
ngƣời viết về chính cuộc sống mình, hàng xóm mình. Kim Lân viết văn với ý
nguyện rất đỗi giản dị nhƣ lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu
Tá trong Từ điển Văn học, tập 1: “Kim Lân quan niệm viết văn nhƣ cách đòi
cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh
của quê hƣơng”[ 54,369].
Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông (Nhà xuất

bản Giáo dục ấn hành năm 1997), Vũ Dƣơng Quỹ đã nhận xét khá sắc sảo về
nội dung, tƣ tƣởng của truyện ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân
viết trƣớc Cách mạng tháng Tám, bên những thân phận con ngƣời lam lũ vất
vả, vẫn phập phồng trái tỉm yêu đời, những mong muốn tuy mơ hồ nhƣng da
diết, con ngƣời đối xử với nhau bao dung, nhân hậu hơn” [57].
Trƣớc Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đƣợc đánh giá cao khi viết về
mảng đề tài sinh hoạt văn hoá và phong tục làng quê. Vũ Bằng khi đọc các
truyện của Kim Lân đã khen và khuyên Kim Lân nên viết về thú chơi thôn
quê. Các truyện Con Mã mái, Đôi chim thành, Đánh vật, Chó săn lần lƣợt
đƣợc đăng trên các báo Trung Bắc chủ nhật và Tiểu thuyết thứ bảy. Nhận xét
truyện ngắn viết về đề tài phong tục và thú chơi đồng quê của Kim Lân sau
khi so sánh với truyện của các tác giả khác cùng chung đề tài, Nguyễn Đăng
Mạnh đã khẳng định rõ: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông
viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lƣu đồng ruộng” và ông
tiếp tục lí giải: “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ
nghĩnh kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì đƣợc trình bày cặn kẽ, mà
3


chính là nhờ nhà văn đã hiển hiện lên đƣợc những con ngƣời ở làng quê Việt
Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [39,64]. Kim
Lân thật may mắn khi đƣợc sinh ra và lớn lên từ vùng quê Bắc Ninh, vùng đất
văn vật nổi tiếng xứ Kinh Bắc. Chất tài hoa, sự lịch lãm, nề nếp cổ xƣa dƣờng
nhƣ in đậm dâú ấn trong văn chƣơng của ông. Đọc truyện ngắn Kim Lân,
chúng ta dễ bị cuốn hút bơỉ một thứ chất đồng bằng Bắc bộ kín đáo, dung dị
và chín chắn. Truyện ngắn Kim Lân vì thế cũng rất có ích cho những nhà xã
hội học muốn nghiên cứu, tìm hiểu về mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống
văn hóa.
Trong Tổng tập văn học Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh một lần nữa
nhận xét tổng quát hơn về đặc điểm truyện ngắn Kim Lân trƣớc Cách mạng

tháng Tám và tấm lòng nhân hậu của nhà văn: “Đó là những trang số phận
của các đầu thừa đuôi thẹo đƣợc đƣa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy
trắng chứa chất nhân thế, nhân tình, hoặc những trang tuy nghiêng nhiều về
phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh nhƣng vẫn biểu
hiện đƣợc một phần vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời nông dân trƣớc Cách mạng
tháng Tám - những ngƣời sống vất vả, khổ nghèo nhƣng vẫn yêu đời, trong
sáng, thông minh, tài hoa”[39, 369].
Thành công của Kim Lân chủ yếu là do năng khiếu tài hoa và một vốn
sống tự nhiên mà theo Nguyên Hồng - tác giả cuốn Bước đường viết văn
(năm 1970) đã từng khẳng định đó là một con ngƣời luôn luôn: “Một lòng đi
về với đất, với ngƣời, với thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn
trƣớc Cách mạng tháng Tám.
2.2. Những ý kiến đánh giá, nhận xét về truyện ngắn Kim Lân sau
Cách mạng tháng Tám
Trên báo Văn nghệ số 34 (1991), Trần Ninh Hồ đã có nhận xét thật xúc
động: “Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhƣng Kim Lân cũng là một
nhà văn thƣờng đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời ngƣời khó
4


mà diễn đạt thành lời…. Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy
không một bƣớc ngoặt, một chặng đƣờng nào của con ngƣời Việt Nam trong
gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ
hết sức khiêm tốn: truyện ngắn”.[18] Đây có lẽ là lời nhận xét của một ngƣời
hiểu và cảm nhận sâu sắc truyện ngắn Kim Lân để rồi thấy rõ vai trò, tác
dụng của những tác phẩm ấy với hiện thực khách quan.
Trong Tác giả văn học Việt Nam, tập 2, với cái nhìn biện chứng sắc
sảo và quan điểm lịch sử, Nguyễn Đăng Mạnh đã đƣa ra những lời nhận xét
thuyết phục về đặc điểm, vị trí của truyện ngắn Kim Lân: “Sau Cách mạng
tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phƣơng diện xã hội chính trị, của

đời sống nông dân gắn liền với vận mệnh của đất nƣớc, về đề tài này, Làng và
Vợ nhặt xứng đáng đƣợc xem là những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học
Việt Nam hiện đại” [37,49]. Nhƣ vậy, cũng giống bao văn nghệ sĩ khác, cách
mạng đã đem đến cho Kim Lân cảm hứng mới, ý thức hơn về trách nhiệm nhà
văn trƣớc cuộc sống cũng nhƣ tầm nhìn, tầm nghĩ của chính bản thân.
Truyện Làng đƣợc viết và in năm 1948 trên Tạp chí Văn nghệ số đầu
tiên ở chiến khu Việt Bắc. Tác phẩm này nhanh chóng đƣợc khẳng định và là
một trong số không nhiều truyện ngắn thành công sớm nhất của văn học thời
kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Cùng với Đôi mắt của Nam Cao,
Thư nhà của Hồ Phƣơng, Làng của Kim Lân đã khai phá và mở ra những
triển vọng tốt đẹp cho văn học kháng chiến chống Pháp. Làng là một truyện
ngắn xuất sắc Kim Lân miêu tả và ca ngợi sự đổi mới về nhận thức và tình
cảm của ngƣời nông dân sau Cách mạng tháng Tám.
Sau truyện ngắn Làng, Kim Lân tiếp tục nổi tiếng với Vợ nhặt. Tác
phẩm đƣợc nhà văn viết với sự xúc động mãnh liệt từ nạn đói khủng khiếp
của dân tộc năm 1945 - nạn đói đã cƣớp mất một phần mƣời dân số ít ỏi của
Việt Nam lúc bấy giờ. Trong Tiếng nói tri âm viết năm 1994, Trần Đồng
Minh đã đánh giá, khẳng định vị trí của truyện ngắn Vợ nhặt bằng sự so sánh
5


văn học: “Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói 1945) cho truyện Vợ nhặt
không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhƣng là những dòng rất hiểm trong văn
chƣơng từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta
thƣơng cảm muốn rơi nƣớc mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân, khiến ta
khiếp sợ, rụng rời” [43,126].
Đặt trong mối liên hệ biện chứng và sự phát triển chung của văn học
thời kì này, Vũ Dƣơng Quỹ đánh giá chân xác: “Vợ nhặt dƣờng nhƣ đã mang
nét mới của thời đại, vƣợt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học
hiện thực trƣớc Cách mạng tháng Tám 1945” [56,125]. Đúng vậy, truyện

ngắn này không một dòng tố cáo mà sức mạnh tố cáo cứ dậy lên trên từng con
chữ. số phận bi thảm của những con ngƣời nghèo đói, cuộc hôn nhân lạ lùng
của Tràng chính là bản án đanh thép tố cáo tội ác hủy diệt của Pháp - Nhật.
Trong Nghề văn cũng lắm công phu (tái bản năm 2003), Nguyễn Khải,
một nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại tâm sự: “Về văn xuôi là
nghề của tôi, trƣớc sau tôi thần phục có ba ngƣời là ông Nguyễn Tuân, Nam
Cao và Kim Lân. Sau này viết lách đƣợc cái gì thƣờng cũng lấy văn của ba
ông làm chuẩn” [21]. Theo cách nói của Nguyễn Khải, nhà văn Kim Lân
đƣợc xếp vào hàng những nhà văn xuất sắc của thế kỷ XX. Chẳng thế mà
Nguyễn Khải khi đọc Làng và Vợ Nhặt của Kim Lân đã ngạc nhiên mà thốt
lên rằng: “Đó là thần viết, thần mƣợn tay ngƣời để viết nên những trang sách
bất hủ”.
Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, Hà Minh Đức
viết trong Nhà văn nói về tác phẩm: “Kim Lân là một trong những cây bút
truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo đƣợc
cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhƣng những sáng
tác của ông đã gây ấn tƣợng với bạn đọc” [9,31]. Cả đời văn Kim Lân chỉ
chuyên tâm viết truyện ngắn. Truyện của ông thƣờng tập trung miêu tả sinh
hoạt làng quê và hình tƣợng ngƣời nông dân. Nhƣng thế giới nghệ thuật của
6


ông không vì vậy mà bị giảm sức sống và sự hấp dẫn. Dù bao lớp bụi phủ mờ
thời gian, truyện ngắn Kim Lân đã và đang có vị trí xứng đáng trong văn xuôi
Việt Nam hiện đại.
Sau khi dừng lại ở một số ý kiến nhận xét, đánh giá đáng chú ý của các
nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi thấy về cơ bản các
nhà nghiên cứu đều có chung nhận xét: Kim Lân chỉ chuyên viết truyện ngắn
và viết không nhiều nhƣng nói đến những nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc ở
nƣớc ta không thể không nhắc đến Kim Lân. Mặc dù Kim Lân đƣợc đánh giá

là ngƣời có tài viết truyện ngắn nhƣng những công trình nghiên cứu về tác
phẩm của ông còn quá ít ỏi và mới chỉ là những bài viết, những ý kiến nhận
xét chung chung hoặc chỉ tập trung nhận xét về hai truyện ngắn Làng và Vợ
nhặt. Thật sự chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát, có hệ
thống đặc điểm truyện ngắn Kim Lân. Do đó luận văn chúng tôi không hẳn là
hoàn toàn mới mẻ nhƣng hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí xứng
đáng của truyện ngắn Kim Lân trong văn học Việt Nam hiện đại.
Trên đây là một số trong rất nhiều công trình nghiên cứu về con ngƣời
và văn chƣơng Kim Lân. Luận văn của chúng tôi sẽ tiếp thu, vận dụng những
ý kiến, đánh giá của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, đặt chúng vào trong một hệ
thống chung khi khảo sát, phân tích, nghiên cứu thế giới nhân vật trong
truyện ngắn Kim Lân.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Khảo sát và nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân,
trƣớc hết có ý nghĩa thiết thực cho việc dạy và học tác phẩm Kim Lân trong
nhà trƣờng phổ thông. Đồng thời nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện
ngắn Kim Lân cũng chính là góp phần nghiên cứu phong cách một tác giả cụ
thể của văn học Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở khảo sát, phân tích và nghiên
cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi hy vọng Luận
văn góp một phần nhỏ khẳng định vị trí, vai trò của Kim Lân đối với sự
7


nghiệp phát triển truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học Việt
Nam hiện đại nói chung.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi là các truyện ngắn của Kim Lân đã
đƣợc xuất bản:
Làng, truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ, 1948, NXB Văn nghệ, Hà Nội,
1955.
Nên vợ nên chồng, tập truyện ngắn, NXBVăn nghệ, Hà Nội, 1955.

Ông lão hàng xóm (cùng Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Bổng), NXB
Văn nghệ, Hà Nội, 1957.
Anh chàng hiệp sĩ gỗ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1958 .
Vợ nhặt, tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà nội, 1983.
Ông Cản Ngũ, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1984.
Tuyển tập Kim Lân, NXB Văn học, Hà Nội, 1996.
Kim Lân - Tác phẩm chọn lọc, NXB Hội nhà văn, 2004.
Kim Lân tuyển tập, NXB Văn học, 2012
Tuy nhiên, để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ
tìm hiểu qua một số truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp các phƣơng
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp loại hình: Nhằm xem xét sáng tác của nhà văn từ góc
độ loại hình thể loại, loại hình văn bản nghệ thuật.
- Phương pháp so sánh: Nhằm phát hiện, khẳng định bản sắc riêng
của truyện ngắn Kim Lân, đối chiếu các vấn đề nghiên cứu về truyện ngắn
Kim Lân với truyện ngắn của một số tác giả khác để đi tìm những sự tƣơng đồng
và khác biệt.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là một phƣơng pháp cơ bản
và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung. Chúng tôi đã vận dụng
8


phƣơng pháp này để phân tích, tổng hợp từ cấp độ câu văn, đọan văn có tính
chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm tổng hợp, trong Luận
văn.
- Phương pháp thống kê, phân loại: thu thập và phân loại các dấu hiệu
nghệ thuật nổi bật trong sáng tác của Kim Lân xoay quanh vấn đề nghiên cứu.
5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Sách tham khảo và Phụ lục, luận văn
đƣợc chia làm 3 chƣơng gồm:
Chƣơng 1: Khái quát về nhân vật và quan điểm nghệ thuật của Kim Lân
Chƣơng 2: Các dạng nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Kim Lân

9


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VÀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT
CỦA KIM LÂN
1.1. Khái quát về nhân vật
1.1.1. Khái niệm về nhân vật
Văn học là tấm gƣơng phản ảnh hiện thực cuộc sống với đối tƣợng
trung tâm là con ngƣời qua lăng kính chủ quan của ngƣời nghệ sĩ. Bởi vậy
nhân vật trong tác phẩm văn học không phải là những con ngƣời bằng xƣơng
bằng thịt của cuộc sống “mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với
ý đồ tư tưởng của tác giả.” (G.N.Pôspêlôv: Dẫn luận nghiên cứu văn
học, NXBGD, HN, 1998).
Văn học không thể thiếu nhân vật vì nhân vật là phƣơng tiện để nhà
văn khái quát hiện thực một cách hình tƣợng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để
thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đóc, về một loại ngƣời nào
đó. Nhân vật chính là ngƣời dẫn dắt ngƣời đọc vào một thế giới riêng của đời
sống trong một thời kì lịch sử nhất định. Trong văn học nghệ thuật, nhân vật
đƣợc xem là một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ, đó không phải là sự
sao chép đẩy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngƣời mà chỉ thể hiện qua những
đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…
Nhân vật là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ƣớc lệ, không thể bị
đồng nhất với con ngƣời có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với

những nét rất gần với nguyên mẫu có thật… Nhân vật văn học là sự thể hiện
quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con ngƣời; nó có thể đƣợc xây dựng chỉ
dựa trên quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có đƣợc trong hệ
thống một tác phẩm cụ thể. Qua đó, chúng ta có thể rút ra một kết luận: nhân
vật trong tác phẩm văn học chính là con ngƣời hoặc các loài cây, các sinh thể
hoang đƣờng nhƣng mang những đặc điểm giống với con ngƣời. Nhân vật ấy
là đứa con tinh thần của nhà văn, là máu thịt của nhà văn để thể hiện quan
10


niệm thẩm mĩ và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con ngƣời. Các
nhà lí luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ƣớc lệ của nhân vật văn
học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống nhƣ con ngƣời thật ngoài đời vì
chúng có những đặc trƣng nghệ thuật và đƣợc thể hiện trong tác phẩm bằng
các phƣơng tiện văn học thông qua quan niệm và biện pháp nghệ thuật của
nhà văn, nhƣng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm
văn học thì không thể thiếu nhân vật văn học.
Trong Từ điển văn học của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Lê Bá Hân,
Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được
miêu tả trong tác phẩm văn học, chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác
phẩm”.[11] Với định nghĩa này, khái niệm nhân vật bị thu hẹp lại, bởi ngoài
con ngƣời thì đồ vật, các lực lƣợng siêu nhiên, cỏ cây hoa lá… cũng có thể là
nhân vật.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân - NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, H. 1999 cho rằng: “Nhân vật văn học là một trong
những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh
hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình tượng
nghệ thuật con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của
con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học
có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn

cho đặc điểm giống con người… ”.[2] Còn cuốn Từ điển văn học Nxb Khoa
học lại cho rằng: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, là
tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình, nó lại được các
yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do
đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn học”.[55]
Đây là định nghĩa tƣơng đối toàn diện về văn học. Theo định nghĩa này, nhân
vật đƣợc nhìn nhận trong mối quan hệ với các yếu tố thuộc về nội dung và
hình thức, từ vai trò, chức năng của nhân vật đến các quan hệ của nhân vật
11


với các yếu tố hình thức trong tác phẩm văn học.
Qua đó, có thể nói rằng, nhân vật chính là linh hồn của tác phẩm, là
con đẻ tinh thần của nhà văn. Thông qua thế giới hình tƣợng trong tác phẩm,
nhà văn bộc lộ cảm quan của mình trƣớc cuộc sống, gửi gắm vào nhân vật
những tƣ tƣởng mơ ƣớc khát vọng hay những tâm sự thầm kín của mình.
Nhân vật cũng là nơi để nhà văn thể hiện quan điểm nghệ thuật và lí tƣởng
thẩm mĩ của chính bản thân mình về con ngƣời. Bản thân nhà văn Tô Hoài
cũng cho rằng: “Nhân vật là nơi duy nhất, tập trung hết thảy, giải quyết hết
thảy trong một sáng tác” (Sổ tay viết văn – NXB Tác phẩm mới, H. 1977).
Mỗi một nhà văn tuỳ theo cảm quan hiện thực đời sống, tuỳ theo quan niệm của
mình mà có những kiểu nhân vật riêng.
1.1.2. Quan niệm về đặc điểm của nhân vật
Đối tƣợng chung của văn học là cuộc đời nhƣng trong đó con ngƣời
luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức
tranh thiên nhiên, những lời bình luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú,
đa dạng cho tác phẩm, nhƣng cái ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng tác phẩm văn
học chính là việc xây dựng nhân vật. Tiếp cận một tác phẩm, cái đọng lại sâu
sắc nhất trong tâm hồn ngƣời đọc thƣờng là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy
tƣ của những con ngƣời đƣợc nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã rất có lí

khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy
trong một sáng tác”. Qua nhân vật nhà văn giãi bày những tƣ tƣởng, những
suy nghĩ, tình cảm, hay cách tiếp nhận cũng nhƣ cách giải quyết các vấn đề
trong cuộc sống. Đồng thời, thông qua nhân vật, nhà văn cũng thể nghiệm
những tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của mình. Văn học chỉ có thể là “tấm
gƣơng phản chiếu đời sống” thông qua phƣơng tiện chủ yếu của nó chính là
nhân vật.
Sách Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Nhân vật văn học chính là
con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” và: “Nhân vật văn
12


học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con
người thật trong đời sống” [11, 198]. Cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức
chủ biên cũng cho rằng: “Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ
thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu
hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển
hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách...” [10,126]. Cả hai quan niệm trên
đều thống nhất một phƣơng diện rằng, nhân vật văn học là hình tƣợng nghệ
thuật về con ngƣời và tất yếu sẽ mang tính chất hƣ cấu. Nhà văn có thể tạo ra
nhân vật là những con ngƣời cụ thể, có tên hoặc không tên; nhƣng cũng có
thể tạo ra những sự vật, loài vật, đồ vật. mang những bóng dáng khác nhau
của con ngƣời. Nhƣ vậy, nhân vật là yếu tố thuộc về nội dung tác phẩm, nó
giúp tác giả miêu tả khái quát các loại tính cách trong xã hội, cũng là công cụ
để nhà văn sáng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, là chìa khóa cho
nhà văn mở cánh cửa bƣớc vào hiện thực bộn bề của đời sống, từ đó đặt ra
những vấn đề mới mẻ, sâu sắc. Để làm đƣợc điều đó, các tác giả cũng sẽ phải
sử dụng hiệu quả những yếu tố thuộc về hình thức tác phẩm nhằm miêu tả
ngoại hình, hành động, tâm lý hay ngôn ngữ cho nhân vật. Vì vậy, nhân vật
có sự chi phối lớn tới các phƣơng diện khác của tác phẩm nhƣ cốt truyện, kết

cấu, chi tiết, sự kiện, ngôn ngữ. Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật không
chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá
trị của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất
nhiều vào việc xây dựng nhân vật”.
Nếu nhƣ tiểu thuyết “chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và
toàn vẹn của nó” thì truyện ngắn lại “thường hướng tới việc khắc họa một
hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống
tâm hồn con người” [11, 304]. Vì thế, số lƣợng các nhân vật trong truyện
ngắn là không nhiều. Và “nếu mỗi nhân vật trong tiểu thuyết là một thế giới
thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy” [11, 304].
13


Cũng từ những quan điểm nhƣ trên, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng khi bàn
về nhân vật của truyện ngắn có cho rằng: “Giữa tiểu thuyết và truyện ngắn
tuy có cùng một nhiệm vụ xây dựng nhân vật nhưng một bên thì theo dõi, tìm
hiểu và mô tả tỉ mỉ sự thăng trầm của số phận, còn một bên thì sử dụng nó, có
nghĩa là vào lúc cần thiết nhất bắt nó hiện lên rõ ràng ” [61, 110]. Nhƣ vậy,
nhân vật trong truyện ngắn sẽ thƣờng gắn với một hay một vài biến cố, biểu
hiện một mặt nào đó của tính cách ở một giai đọan nào đó của cuộc đời, từ đó
thể hiện một khía cạnh của vấn đề xã hội mà nhà văn muốn truyền đạt. Nói
cách khác, trong truyện ngắn, nhân vật thƣờng hiện lên ở những khoảnh khắc
đặc biệt nhất, sâu sắc nhất của đƣờng đời và đƣợc nhà văn tập trung tạo dựng
với những ấn tƣợng mạnh mẽ.
1.2. Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Kim Lân
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật đƣợc cho là:
“nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con ngƣời vốn có của hình thức nghệ thuật,
đảm bảo cho nó có khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [11,
222]. Nhƣ thế, quan niệm nghệ thuật của nhà văn cũng chính là cách nhìn,
cách hiểu của nhà văn đó về cuộc đời, về con ngƣời mà họ đã thể hiện một

cách nghệ thuật trong tác phẩm. Đây đƣợc xem nhƣ điểm xuất phát để tìm
hiểu nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm, một tác giả văn học.
Nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của nhà văn Kim Lân, chúng tôi cố
gắng không chỉ đƣa ra các luận điểm, mô tả đặc trƣng quan niệm của nhà văn
mà xin góp phần bƣớc đầu chỉ ra những quan hệ, chi phối lẫn nhau giữa các
đặc điểm ấy.
1.2.1. Quan niệm của Kim Lân về con người
Con ngƣời là trung tâm của văn học, là đối tƣợng chủ yếu mà các nhà
văn, nhà thơ khao khát hƣớng đến. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời là
khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực
miêu tả, thể hiện con ngƣời của ngƣời nghệ sĩ nói riêng và thời đại văn học
14


nói chung. Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là
một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn,
tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác pham của mình”
[57, 42]. Nhƣ vậy, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời chính là những nguyên
tắc cảm thấy, hiểu biết và miêu tả con ngƣời trong văn học, hay cũng chính là
sự khám phá về con ngƣời bằng nghệ thuật. Nó chịu ảnh hƣởng lớn của lịch
sử, xã hội, văn hóa và mang dấu ấn sáng tạo của cá tính ngƣời nghệ sĩ.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông con nhiều cháu với tất cả
nỗi éo le, thăng trầm của cuộc đời, lại ngụ tại một ngôi làng hội tụ gần nhƣ
đầy đủ các bình diện khác nhau của một xã hội thu nhỏ, đất nửa thành thị,
nửa nông thôn, chàng trai - nghệ sĩ Kim Lân ấy đã sớm có điều kiện để cảm
nhận, khám phá, rồi thể hiện trên trang sách tất cả những day dứt của bản
thân về con ngƣời trong cuộc sống. Trên hành trình khám phá ấy, nhà văn đã
tập trung tạo dựng đƣợc một thế giới nhân vật khá phong phú. Nếu coi nhân
vật là hình thức cơ bản để miêu tả con ngƣời trong văn học thì qua các tác
phẩm của ông, bạn đọc dễ dàng nhận ra cái tâm nguyện của nhà văn trong

việc khám phá con ngƣời.
Trong một buổi phỏng vấn nhà văn, nhà báo Hồng Thanh Quang có
trao đổi với ông về con đƣờng nên theo và có lợi cho sự phát triển của thiên
chức văn học, Kim Lân đã không ngần ngại mà trả lời rằng: “Nếu mà gọi là
chọn con đường nào cho văn học từ xưa tới nay nó cũng chỉ có một con
đường: Con đường vì con người, vì đời sống, vì tình thương yêu” [71]. Với
ông, cũng nhƣ bao nghệ sĩ khác, con ngƣời là đích đến cuối cùng của nghệ
thuật, con ngƣời gắn với cuộc đời trần thế nhất, gắn với tình yêu thƣơng, gắn
với hầu hết mọi mối quan hệ của đời sống, từ quan hệ với thiên nhiên đến
quan hệ với con vật nuôi, và đặc biệt là quan hệ với chính con ngƣời.
Thế giới nhân vật của Kim Lân là thế giới của những ngƣời nông dân
thuần phác. Viết về họ, nhà văn cũng để họ đắm mình trong một không gian
15


sống đậm chất nhà nông nhƣ chính con ngƣời họ vậy. Đó là cái không gian
hài hòa của những bờ tre mái rạ, những rặng cau, bụi chuối, cánh đồng. Kim
Lân không viết nhiều về thiên nhiên, không đi sâu và có những trang văn để
đời về việc miêu tả cảnh, nhƣng không vì thế mà tác phẩm của ông đơn điệu,
nhàm chán. Đan cài trong từng câu chuyện kể, nhà văn đã có những nét phác
họa khá tinh tế về cảnh sắc đậm chất làng quê. Bức tranh cảnh vật làng quê
trong truyện của ông luôn đƣợc đan cài cùng với những hành động hay tâm
trạng, nỗi niềm của các nhân vật. Trong Thượng tướng Trần Quang Khải Trạng Vật, nhà văn đã khéo léo tạo dựng những khung nền cho sự xuất hiện
hay nỗi niềm tâm sự của các nhân vật bằng những cảnh thiên nhiên thơ mộng
mà hữu tình. Đó là không gian cho sự xuất hiện của Đức Thái Tông Trần
Cảnh trong khu rừng Cổ Pháp: “Trời mới lập thu, khí tiết mát mẻ dễ chịu,
không còn cái oi bức chết trâu của mùa hạ. Tầng cao xanh ngất, thoáng điểm
những sợi mây trắng như bông, lững thững trôi từ phương này sang phương
khác. Nắng vàng rực rỡ trùm lên rừng cây, nhóng nhánh sáng ngời như giát
ngọc. Từng ngọn gió lướt qua, cả rừng cây lao xao lên những tiếng vui tai.

Bản đàn tự nhiên ấy mỗi lần rung lên lại trút xuống những chiếc lá chớm già,
phấp phới bay như đàn bướm vàng nô rỡn. Cảnh vật vui tươi, hớn hở tựa hồ
chào đón đấng chí tôn” [27, 77]. Để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ đầy thơ mộng
của hai nhân vật, nhà văn đã tạo dựng một bức tranh thu dƣờng nhƣ không hề
phảng phất nét buồn muôn thuở. Cái tâm thế của chàng trai - Đức Thái Tông
Trần Cảnh - “thấy một nỗi gì như mỉa mai day dứt” khi đi săn đúng nơi quê
hƣơng của ngƣời yêu dấu nhƣ sẽ dần bị cái khung cảnh thu rực rỡ, hớn hở kia
lấn lƣớt, bao choán, để rồi khi gặp một con bạch trĩ, chàng đã thực sự bị cuốn
vào một cuộc kiếm tìm mới, tình yêu với cô thôn nữ đầy thơ mộng.. Nhƣng
cũng chính trong truyện ngắn này, nhà văn lại tạo dựng những khung cảnh
thiên nhiên khác, chuyển chở đầy nỗi niềm cho nhân vật: “Mặt trăng hạ tuần
đã nhô khỏi rừng cây phía trước. Ánh sáng chênh chếch xiên qua phên nứa
16


đan mắt cáo giãi từng ô sáng vuông nhỏ trên nền nhà. Tần lẩm bẩm: “Hai
mươi giấc tốt. Hai mốt nửa đêm”.... Rừng cây mờ sương trắng ngủ kĩ dưới
ánh trăng xanh dịu, mơ hồ. Gió rì rào trong lá, và côn trùng rên rỉ dưới cỏ
đưa lên họa thành một bản đàn ảo não như than vãn chuyện đời dâu bể. Từng
lúc, tiếng cú vang lên giữa cái u tịch canh khuya như điềm gở. Vẻ huyền bí
ngàn đời càng thêm sâu nặng” [27,78]. Một cảnh thiên nhiên vừa làm nền
cho không gian sống của nhân vật, vừa chất chứa bao tâm trạng, nỗi niềm.
Cái tĩnh lặng của đêm, cái mỏi mòn của cây cỏ hay cũng chính là lẻ loi của
ngƣời đàn bà trắc trở chuyện tình duyên.
Thế giới nhân vật của truyện ngắn Kim Lân không chỉ sống hòa mình
cùng thiên nhiên tạo vật mà còn tự bộc lộ mình là những ngƣời yêu cái khung
cảnh thiên nhiên ấy. Một nhà văn của những thú “phong lưu đồng ruộng” hẳn
không thể bỏ qua một thú chơi tao nhã của ngƣời dân quê xƣa: chơi cây cảnh.
Trong truyện Con Mã Mái, Kim Lân đã miêu tả vƣờn cây cảnh của ông Cả
Chuẩn một cách tỉ mỉ, tƣờng tận. Mặc dù không gian rất nhỏ hẹp nhƣng vì

yêu thiên nhiên, yêu cây cảnh mà ông Cả Chuẩn đã cố bày biện nó cho ra vẻ
một cái vƣờn cảnh: “Giàn thiên lý, chính giữa, thấp lè tè, cành lá xum xuê
che chiếc bể cạn thả cá vàng và bốn chậu lan đặt trên đôn sứ cũ kỹ, sứt mẻ:
hai chậu Bạch ngọc và hai chậu Nhất điểm. Trong bể, kê một hòn non bộ sần
sùi, gân guốc; cỏ tóc tiên mọc um tùm giữ một vẻ hoang vu bí mật đối với bọn
người sành bé nhỏ, đặt theo điển tích. Nào chùa, nào tháp, cầu, quán, chênh
vênh hiểm trở, nào ngư, tiều, canh, độc; nào cầm, kì, thi, tửu; nào Bá Nha
ngộ Tử Kì, nào Sào Phủ tẩy nhĩ... Tất cả ngụ một vẻ an nhàn thư thái, gác
đường danh lợi ra ngoài như thời Nghiêu Thuấn. Che tất cả hòn non bộ là
một cái tán si. Gốc si xù xì, thân uốn éo theo một kiểu nhất định” [27, 49]. Và
một Cả Chuẩn đã say mê, hào hứng kể cho mọi ngƣời nghe về thú chơi, niềm
đam mê thiên nhiên, cây cảnh của mình: “Những người sành này tôi gửi mua
tận chợ Đồng Xuân ngoài Hà Nội, toàn là sứ Tàu cả; lại còn cây si này nữa.
17


Ông thử để ý ngắm kỹ mà xem: kiểu long cuốn thủy đấy!... Này nhé, cái gốc
là cái đầu vục xuống uống nước này. Hai vấu này là hai con mắt này. Cái
thân uốn éo như hình con rồng cuộn khúc này. Cái tán ở trên xòe là cái đuôi
này. Còn cây nhỏ dưới gốc là cây tử này. Chơi cây phải có mẫu, có tử mới
không sái, ông ạ!”[27,49].
Không chỉ có tình cảm với thiên nhiên cây cỏ, con ngƣời trong sáng
tác của Kim Lân còn có tình cảm đặc biệt với những con thú, vật nuôi trong
nhà. Miêu tả tình cảm của con ngƣời với con vật không phải là điều gì đó mới
mẻ, song miêu tả tình yêu thƣơng với những con vật nuôi dân dã, gần gũi
xung quanh đời sống ngày thƣờng, lại với một tần suất nhƣ Kim Lân thì quả
không nhiều cho lắm. Nhà văn có thể dựng những câu chuyện chỉ từ những
lát cắt đời sống đơn giản nhƣ tình yêu thƣơng với những con gà (Con Mã
Mái), con chim bồ câu (Đôi chim thành), con chó (Con chó xấu xí). Cái tình
của những con ngƣời - nhân vật - với chúng quả là hiếm gặp, ngay cả ngoài

cuộc đời chứ không nói đến trên trang sách. Đọc những dòng cuối của câu
chuyện Đôi chim thành, trải nghiệm cảm xúc của nhân vật Trƣởng Thuận mới
thấy ông yêu quý đàn chim của mình cỡ nào. Vì nể bạn, ông đã thả đàn chim
trong tiết trời không lấy gì làm đẹp cho lắm. Rồi mƣa giông, rồi đàn chim trôi
mất, rồi ông ốm “lử đử sốt đã năm hôm nay”. Đâu phải chỉ vì đày nắng suốt
ngày nhƣ cái nhìn của bà Trƣởng, ấy là vì “ông tiếc đàn chim lắm, nhất là đôi
chim thành”, là vì chúng là bạn, cũng là niềm kiêu hãnh, là gan ruột của ông.
Và khi đàn chim trở về, ông nhƣ giải tỏa hết muộn phiền, hết cả bệnh tật,
cuộc sống của ông nhƣ lại thấy hồ hởi, sung sƣớng đến nhƣờng nào:
“Cu Tạm mừng rỡ, cuống quýt, gọi;
- Thầy ơi, đôi chim thành đã về!
Ông Trưởng đang rên hừ hừ, vùng trở dậy, run lẩy bẩy chạy ra sân,
miệng hỏi:
- Đâu! Thật không?
18


Ông dụi mắt nhìn lên nóc nhà. Quả đôi chim quý báu của ông thật.
Chúng nó đang há hốc mỏ ra thở, lông cánh phờ phạc, nom gầy tọp đi. Hai
mắt sáng lên vì sung sướng, cặp môi héo của ông nở một nụ cười rất
tươi”[27,34].
Viết về tình yêu với những con vật nuôi quanh mình, Kim Lân cũng
không bỏ qua mối thân tình của con ngƣời với một loài vật rất đỗi thân thuộc,
con chó. Thật là cảm động khi bạn đọc chia sẻ tấm lòng nhân vật xƣng “tôi”
trong truyện Con chó xấu xí. Sau khi nghe vợ của mình kể về chuyện con chó
xấu xí đã lê lết về nhà để gặp chủ trƣớc khi chết, anh ta vừa thƣơng xót vừa
xấu hổ vì cảm thấy ăn năn với những sự việc, những hành động mà mình đã
đối xử với con chó: “Tôi tối sầm mặt lại, vừa thương xót con chó vừa cảm
thấy xấu hổ. Quả thật tôi chỉ là một thằng tồi. Một thằng ích kỷ. Tôi chỉ nghĩ
đến mình và vợ con mình. Đến như con chó mình nuôi mình đối xử với nó có

được như cái tình nghĩa của nó đối với mình đâu” [27, 222]. Lời của “tôi”
rất thành thật, cảm động. Một sự hối lỗi muộn màng, một niềm day dứt sẽ còn
đeo bám nhân vật mỗi khi nhìn thấy một con chó nào khác ngang qua. Và có
lẽ, cũng do bởi nhà văn đã viết rất hay, rất sâu sắc về cái tình của con ngƣời
với con chó nuôi nhƣ vậy mà sau này, khi sắm vai lão Hạc trong bộ phim
Làng Vũ Đại ngày ấy, ông đã thể hiện đƣợc cái tình cảm của nhân vật với cậu
Vàng thật xúc động, chân thành nhƣ những gì nhà văn Nam Cao miêu tả và
đạo diễn Phạm Văn Khoa mong muốn.
Là một con ngƣời đôn hậu, lại rất yêu quê hƣơng mình, Kim Lân luôn
nhìn thấy và thể hiện cái bản tính tốt đẹp, hƣớng thiện của ngƣời nông dân
thuần phác, để rồi tái tạo lại trong tác phẩm nghệ thuật. Đọc truyện ngắn Kim
Lân, bạn đọc gần nhƣ thấy vắng bóng các nhân vật với lối sống xảo quyệt, lọc
lõi hay bạc ác, gian ngoan, kiểu nhƣ Bá Kiến trong Chí Phèo của Nam Cao,
hay Nghị Quế trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Trải suốt các sáng tác của nhà
văn kể cả trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám là các nhóm nhân vật dù đƣợc
19


×