Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần ắc quy tia sáng hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.39 KB, 73 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là do chính tôi tự thu thập,
vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn để hoàn thành.
Hải Phòng, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh Viên
Nguyễn Thị Thu Trang


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải thích

QTKD

Quản trị kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NVL



Nguyên vật liệu

VCĐ

Vốn cố định

VLĐ

Vốn lưu động

CNV

Công nhân viên

KCN

Khu công nghiệp

CCDC

Công cụ dụng cụ

STT

Số thứ tự

TCCL

Tiêu chuẩn chất lượng


CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

TSCĐ

Tài sản cố định

BKS

Ban kiểm soát

HĐQT

Hội đồng quản trị

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Tình hình lao động công ty cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng năm
2013-2015...................................................................................................................29
Bảng 2.2. Mức lương cơ bản của người lao động từ 2013- 2015..............................31
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Ắc quy tia sáng Hải
Phòng..........................................................................................................................33
Bảng 2.4. Giá trị sản phẩm, dịch vụ qua các năm......................................................35
Bảng 3.1. Hệ thống chỉ tiêu tổng hợp tại công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải

Phòng năm 2013, 2014, 2015.....................................................................................38
Bảng 3.2.Hiệu quả sử dụng Vốn cố định của công ty giai đoạn năm 2013- 2015....42
Bảng 3.3. Đánh giá hiệu suất sử dụng VCĐ giai đoạn 2013-2015...........................43
Bảng 3.4.Hiệu quả sử dụng Vốn lưu động của công ty giai đoạn năm 2013- 2015. 46
Bảng 3.5. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động............................................50
Bảng 3.6. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-2015.............53
Bảng 4.1: Mục tiêu của công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng trong năm
2016............................................................................................................................62
Biểu đồ 3.1: Tình hình biến động tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của
Công ty giai đoạn 2013- 2015....................................................................................40
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân người lao động từ năm 20132015 tại Công ty cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng..............................................51
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng. 20
Hình 1: Sơ đồ công nghệ sản xuất ắc quy của Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng...28


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, xu hướng của nền kinh tế thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng là sự quốc tế hoá và hợp tác hoá. Nền kinh tế càng được quốc tế
hoá bao nhiêu thì sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp ngày càng trở
nên mạnh mẽ bấy nhiêu. Chính vì thế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng
vững trên thị trường đều phải tự tìm cho mình một hướng đi, nhận biết, dự đoán thị
trường để nắm bắt thời cơ. Đồng thời phải sản xuất ra được những sản phẩm có chất
lượng cao, giá thành hạ và được thị trường chấp nhận, sản phẩm phải tiết kiệm tối
đa chi phí để doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao nhất. Đây là vấn đề vô cùng
quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất đồng thời cũng là mối quan tâm của
toàn xã hội. Do đó mục tiêu quan trọng nhất mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới
là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bởi nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, đồng thời nó tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp sử dụng nguồn lực hợp lý cũng như thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học

kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ yếu là Ắc quy,
công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng cũng đứng trước những cơ hội và
thách thức to lớn trên thị trường, để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài
khác cũng như một số doanh nghiệp mạnh trong nước. Do đó, vấn đề Nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa vô cùng thiết thực và quan trọng, luôn được tập
thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đặt lên hàng đầu, là mục tiêu quan trọng
đối với sự tồn tại, phát triển của Công ty và đời sống của cán bộ công nhân viên
trong Công ty. Vì vậy, Công ty luôn nỗ lực nghiên cứu điều chỉnh phương hướng
hoạt động của mình, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hiệu quả các yếu tố sản
xuất, nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng cùng mức độ và xu hướng tác động của
từng yếu tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh để từ đó có các biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng giai đoạn 2013- 2015, từ đó

1


đề xuất định hướng và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty Cổ phần Ắc quy tia sáng Hải Phòng trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn có nhiệm vụ giải quyết một số vấn đề sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động SXKD, phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần giai đoạn 2013 – 2015.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của
Công ty Cổ phần ắc Quy Tia sáng Hải phòng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến hiệu quả SXKD của
Công ty Cổ phần ắc quy Tia sáng Hải Phòng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, đánh giá
hiệu quả SXKD của Công ty.
+ Về không gian: luận văn nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng.
+ Về thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Ắc quy
Tia sáng Hải Phòng trong khoảng thời gian 2013-2015, định hướng và xây dựng
giải pháp đề xuất cho các năm 2016 - 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải
Phòng tôi tham khảo số liệu từ các nguồn khác nhau như internet, các tài liệu đã
công bố của Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng qua các năm (Báo cáo
tổng kết, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán của Công ty). Ngoài ra,
các báo cáo khoa học, luận văn cũng đã được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo
và kế thừa một cách hợp lý trong quá trình thực hiện luận văn.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, một số phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận
văn bao gồm:
- Phương pháp phân tích thống kê: Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp, vận
dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình
2


quân, phương pháp so sánh, để phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của công ty qua các năm.
- Phương pháp chỉ số, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến doanh thu, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định và
vốn lưu động qua các năm.

5. Kết cấu của luận văn
Luận văn với đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng,ngoài phần mở đầu và kết luận, luận
văn được chia làm bốn chương với kết cấu sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh
nghiệp.
Chương 2: Tổng quan về Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng.
Chương 3: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ắc
quy Tia sáng Hải Phòng.
Chương 4: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ
phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1.1.Khái niệm
Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế
kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu
bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiệp
phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với
những thay đổi của môi trường; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực
và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả. Muốn kiểm tra tính hiệu quả
của hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh ở phạm
vi doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận của nó.
Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu
quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh song lại khó tìm
thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh.
Có quan điểm cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng

sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá
khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của
nó”( theo P.Samueleson và W.Nordhaus: Giáo trình kinh tế học, 1991). Thực chất
quan điểm này đã đề cập đén khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền
sản xuất xã hội.
Nhiều nhà quản trị quan niệm hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả
đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo Manfred Kuhn, Từ điển kinh
tế, Hamburg 1990, cột 982: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả
tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”.
Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả là phạm trù
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực ( nhân, tài, vật lực, tiền vốn) để đạt được
mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong
mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác
định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả bằng công
thức chung nhất như sau:
H = K/C
4


Trong đó:
H- hiệu quả
K- kết quả đạt được
C- Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó.
Hiệu quả phản ánh mặt chất lượng các hoạt động, trình độ lợi dụng các
nguồn lực trong sự vận động không ngừng của các quá trình, không phụ thuộc vào
quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố.
( Nguồn: trang 489, Quản trị kinh doanh, trường Đại học quốc gia Hà Nội, 2007).
*Bản chất của hiệu quả kinh doanh:
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng các hoạt động
kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất ( lao động, máy móc

thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, phức tạp và khó tính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí
nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định chính xác..
Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh
tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hôị, đặt ra yêu cầu phải khai
thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực.
Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các
điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm
mọi chi phí. Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết
quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định
hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời
phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí của sự lựa chọn tốt nhất đã
bị bỏ qua, hay là chi phí của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt
động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và phải
loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực. Cách tính như vậy sẽ
khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt
hàng sản xuất có hiệu quả hơn.
1.2.Vai trò – ý nghĩa
Phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ cho phép doanh nghiệp nhìn nhận một cách
đứng đắn về khả năng sức mạnh cũng như điểm yếu, mặt hạn chế của doanh nghiệp
5


mình. Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định được đúng đắn mục tiêu và các chiến lược
kinh doanh có hiệu quả. Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp phòng tránh được rủi ro
đồng thời đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Việc phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị tìm ra biện
pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp từ đó

giúp doanh nghiệp giữ vững chỗ đứng của mình trên thương trường và phát triển
hòa nhập vào thị trường quốc tế.
1.3. Phân loại hiệu quả
Hiệu quả có thể được đánh giá ở các góc độ, đối tượng, phạm vi và thời kỳ
khác nhau. Vì vậy, cần đứng trên từng góc độ cụ thể mà phân biệt các loại hiệu quả.
1.3.1.Hiệu quả xã hội, kinh tế, kinh tế- xã hội và kinh doanh
Thứ nhất, hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản
xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.
Các mục tiêu xã hội thường là giải quyết công ăn, việc làm; xây dựng cơ sở
hạ tầng; nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hoá, tinh thần cho
người lao động; đảm bảo và nâng cao sức khoẻ cho người lao động; cải thiện điều
kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường;...
Trước hết các doanh nghiệp công ích với mục tiêu tối đa hoá lợi ích xã hội
cần đánh giá hiệu quả xã hội.
Thứ hai, hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục
tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó.
Các mục tiêu kinh tế thường là tốc độ tăng trưởng kinh tế; tổng sản phẩm
quốc nội; thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân;...
Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần tuý và thường được
nghiên cứu ở giác độ quản lý vĩ mô.
Thứ ba, hiệu quả kinh tế- xã hội.
Hiệu quả kinh tế- xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất
xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.

6


Các mục tiêu kinh tế- xã hội thường là tốc độ tăng trưởng kinh tế; tổng sản

phẩm quốc nội; thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân; giải quyết công
ăn, việc làm; xây dựng cơ sở hạ tầng; nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời
sống văn hoá, tinh thần cho người lao động; đảm bảo và nâng cao sức khoẻ cho
người lao động; cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường,...
Hiệu quả kinh tế- xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc
độ quản lý vĩ mô.
Thứ tư, hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
để đạt được các mục tiêu xác định.
1.3.2.Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả đầu tư là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt
được các mục tiêu đầu tư xác định. Hiệu quả đầu tư gắn liền với hoạt động đầu tư cụ thể.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định. Hiệu quả kinh doanh gắn liền với
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.3.Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả ở từng lĩnh vực.
Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để
đạt mục tiêu của toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận của nó.
Do tính chất phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực nên hiệu quả kinh
doanh tổng hợp đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn
doanh nghiệp ( đơn vị bộ phận của doanh nghiệp) trong một thời kỳ xác định.
Thứ hai, hiệu quả ở từng lĩnh vực.
Hiệu quả ở từng lĩnh vực chỉ đánh giá trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể
(lao động, vốn cố định và tài sản cố định, vốn lưu động và tài sản lưu động) theo
mục tiêu đã xác định.
Giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả từng lĩnh vực có mối quan
hệ biện chứng: hiệu quả kinh doanh tổng hợp là kết quả “tổng hợp” từ hiệu quả sử
dụng các nguồn lực; hiệu quả sử dụng mỗi nguồn lực là điều kiện tiền để góp phần
tạo ra hiệu quả kinh doanh tổng hợp.


7


1.3.4. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh
giá trong khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quí, năm, vài năm,...
Hiệu quả kinh doanh dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá
trong khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn hoặc thậm
chí, nói đến hiệu quả kinh doanh dài hạn người ta hay nhắc đến hiệu quả lâu dài,
gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.4.Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1. Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.4.1.1. Tổng doanh thu (TR)
TR = ΣQi x Pi
Trong đó:

(1.1)

TR doanh thu bán hàng
Qi: khối lượng sản phẩm i bán ra
Pi: giá bán sản phẩm i

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp, doanh
thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
1.4.1.2. Tổng chi phí (TC)
TC = FC + VC
Trong đó :

(1.2)


FC là chi phí cố định
VC là chi phí biến đổi

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và hoạt
động của doanh nghiệp.
1.4.1.3. Lợi nhuận (LN)
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Π

= TR – TC

(1.3)

Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt
động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả SXKD.
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
Để phản ánh một cách chung nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
8


a. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
+ Hiệu suất sử sụng vốn cố định
HS

(1.4)


TR
VCĐ

=

Trong đó: HS là hiệu suất sử dụng vốn cố định
VCĐ là vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đơn vị vốn cố định sẽ tạo ra được bao
nhiêu đơn vị doanh thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Mức đảm nhiệm vốn cố định
M VCĐ = VCĐ
TR

(1.5)

Trong đó: M VCĐ là mức đảm nhiệm vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu
đơn vị vốn cố định.
+ Mức doanh lợi vốn cố định
rVCĐ

Π
VCĐ

=

(1.6)

Trong đó: rVCĐ : là mức doanh lợi vốn cố định

Π : là lợi nhuận thu được trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh một đợn vị vốn cố
định thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
b. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Số vòng quay vốn lưu động
TR
VLĐ

l =

(1.7)

Trong đó: l: là số vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này biểu hiện mỗi đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thể
mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu.
+ Mức đảm nhiệm vốn lưu động:
M VLĐ

=

VLĐ
TR

Trong đó: M VLĐ : là mức đảm nhiệm vốn lưu động
9

(1.8)



Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêu
đơn vị vốn lưu động.
+ Mức doanh lợi vốn lưu động
rVLĐ

=

Π
VLĐ

(1.9)

Trong đó: rVLĐ : mức doanh lợi vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thể
mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
+ Độ dài vòng quay vốn lưu động (D)
=

D

l
N

(1.10)

Trong đó: N: là độ dài kỳ nghiên cứu (N= 360 ngày)
Độ dài vòng quay vốn lưu động phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển vốn lưu
động, số vòng quay càng nhiều thì độ dài của mỗi vòng quay càng rút ngắn và
ngược lại.
1.4.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

+ Năng suất lao động
=

W

TR
L

(1.11)

Trong đó: W: là năng suất lao động
L: là số lao động
Chỉ tiêu cho biết doanh thu một lao động có thể tạo ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
+ Lợi nhuận bình quân một lao động
rLĐ

=

Π
L

(1.12)

Trong đó: rLĐ : là Lợi nhuận bình quân một lao động
Chỉ tiêu cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất

kinh

doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

+ Doanh thu/ chi phí tiền lương
I TR

QL

=

10

TR
QL

(1.13)


Trong đó: I TR QL : là doanh thu/ chi phí tiền lương
QL: là tổng quỹ lương của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh
thu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Lợi nhuận/ chi phí tiền lương
rTL

Π
QL

=

(1.14)

Trong đó: rTL là lợi nhuận/ chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lương
vào sản xuất kinh doanh.
1.4.2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác:
+ Chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí


Π
TC

=

TC

(1.15)

Trong đó: I Π TC là lợi nhuận/ chi phí
Chỉ tiêu cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
+ Tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu


TR

Π
TR

=

(1.16)


Trong đó: I Π TR là lợi nhuận /doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thu được sẽ có bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
+ Khả năng thanh toán hiện thời( K H )
KH

=

VLĐ
NNH

(1.17)

Trong đó: NNH là nợ ngắn hạn
Đây là chỉ tiêu cho biết với tổng giá trị thuần của TSLĐ và đầu tư hiện có,
doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
+ Khả năng thanh toán nhanh (Kn)

11


Kn =

VLĐ − HTK
NNH

(1.18)

Chỉ tiêu này phản ánh với số vốn bằng tiền và các khoản phải thu doanh
nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.

1.5.Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.5.1.Các nhân tố bên trong
1.5.1.1.Lực lượng lao động
Người ta thường nhắc đến luận điểm ngày nay khoa học kỹ thuật công nghệ
đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp. Áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện
tiên quyết để tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên cần thấy rằng: thứ nhất, máy móc
dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo ra. Thứ hai, máy móc thiết bị dù có
hiện đại tới đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ
sử dụng máy móc của người lao động. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp nhập
tràn lan thiết bị hiện đại của nước ngoài nhưng do trình độ sử dụng yếu kém nên
vừa không đem lại năng suất cao lại vừa tốn kém tiền của cho hoạt động sửa chữa,
kết cục là hiệu quả kinh doanh rất thấp.
Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng
tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho
việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng
tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho
sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ
sử dụng các nguồn lực khác ( máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,...) nên tác động
trực tiếp và quyết định hiệu quả kinh doanh.
Ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế tri thức. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là hàm lượng khoa học kết
tinh trong sản phẩm rát cao. Đòi hỏi lực lượng lao động phải là lực lượng rất tinh
nhuệ, có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Điều này càng khẳng định vai trò quyết
định của lực lượng lao động đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.5.1.2. Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
Khoa học- công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển giá cả và chất lượng có ý
12



nghĩa ngang nhau trong cạnh tranh. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay công cụ cạnh
tranh đã chuyển từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh giữa
các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng KHCN cao.
Công nghệ quyết định năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Máy móc
thiết bị là công cụ mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Sự
hoàn thiện của máy móc thiết bị, công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình
tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như
vậy, công nghệ kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng
suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh. Chấtt lượng hoạt động của các doanh
nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của trình độ công nghệ kỹ thuật, cơ cấu, tính đồng
bộ của máy móc thiết bị, chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết
bị,...Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật do con người sáng tạo ra và làm chủ nên chính
con người đóng vai trò quyết định.
Ngày nay, công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng, chu kỳ công nghệ ngày
càng ngắn hơn và ngày càng hiện đại hơn, đóng vai trò ngày càng to lớn, mang tính chất
quyết định đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp
phải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ tiên
tiến của thế giới, bồi dưỡng và đào tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹ
thuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, sáng tạo công nghệ
kỹ thuật mới,... làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
1.5.1.3. Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị tác động đến việc xác định hướng
đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động.
Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết
định sự thành công, hiệu quả kinh doanh cao hay thất bại, kinh doanh phi hiệu quả
của một doanh nghiệp. Định hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm
bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp.
Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo

doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất,
ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanh nghiệp. Kết quả
và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ
13


chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá
nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.
1.5.1.4. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin.
Ngày nay sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật đang
làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò
đặc biệt quan trọng. Thông tin được coi là hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền
kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá. Để đạt được thành công khi
kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, các doanh
nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trường hàng hoá, về công
nghệ kỹ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh,... Ngoài ra, doanh nghiệp
còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành công hay thất bại của các doanh
nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biết thông tin về các thay đổi trong các
chính sách kinh tế của Nhà nước và các nước khác có liên quan,...
Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vững chắc để
doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh
dài hạn, cũng như hoạch định các chương trình sản xuất ngắn hạn.
1.5.1.5. Nhân tố tính toán kinh tế
Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt dược và hao
phí các nguồn lực để đạt kết quả đó. Cả hai đại lượng kết quả và hao phí nguồn lực
của mỗi thời kỳ cụ thể đều khó đánh giá một cách chính xác.
Nếu xét trên phương diện giá trị và sử dụng lợi nhuận là kết quả, chi phí là cái
phải bỏ ra sẽ có: Lợi nhuận = Tổng Doanh thu- Tổng Chi phí. Kinh tế học đã khẳng
định tốt nhất là sử dụng phạm trù lợi nhuận kinh tế vì lợi nhuận kinh tế mới là lợi

nhuận “thực”, kết quả đánh giá bằng lợi nhuận kinh tế sẽ là kết quả “thực”. Song
muốn xác định được lợi nhuận kinh tế thì phải xác định được chi phí kinh tế. Phạm
trù chi phí kinh tế phản ánh chi phí “thực”, chi phí sử dụng tài nguyên. Đáng tiếc là
đến nay khoa học chưa tính toán được chi phí kinh tế và lợi nhuận kinh tế mà chỉ sử
dụng phạm trù chi phí tính toán và do đó chỉ xác định được lợi nhuận tính toán.
Hiện nay, chi phí tính toán được sử dụng có thể là chi phí tài chính và chi phí
kinh doanh. Tính chi phí tài chính phục vụ cho các đối tượng bên ngoài quá trình
kinh doanh nên phải trên cơ sở nguyên tắc thống nhất. Chi phí kinh doanh phục vụ
14


cho bộ phận quản trị ra quyết định, tiếp cận dần đến chi phí “thực” nên sử dụng nó
sẽ xác định được lợi nhuận thực hơn. Đây chính là lý do mà phạm trù hiệu quả được
hiểu ở đây gắn với chi phí kinh doanh. Chỉ khi nào triển khai tính chi phí kinh
doanh, khi đó doanh nghiệp mới có thể tính được hiệu quả kinh doanh tiếp cận tới
độ chính xác cần thiết.
1.5.2. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
1.5.2.1. Môi trường pháp lý.
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt
đọng kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong
những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi
của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này
nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống
pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của
kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế
có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp. Môi trường này nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất,
ngành nghề, phương thức kinh doanh ... của doanh nghiệp. Không những thế nó còn
tác động đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông, chi phí vận

chuyển, mức độ về thuế... đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh XNK còn bị ảnh
hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do nhà nước giao cho, luật
bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tóm lại môi trường
chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ
thống công cụ luật pháp, cộng cụ vĩ mô...
1.5.2.2. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả kinh
doanh của từng doanh nghiệp. Trước hết, phải kể đến các chính sách đầu tư, chính
sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu,... Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra
sự ưu tiên và kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể do tác
động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các
ngành, vùng kinh tế nhất định.
15


Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý nhà nước
làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành
hay vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu; việc thực hiện tốt sự
hạn chế phát triển độc quyền, kiểm soát độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh
bình đẳng; việc quản lý tốt các doanh nghiệp Nhà nước, không tạo ra sự khác biệt
đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp khác; việc xử lý tốt các
mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỉ giá hối đoái; việc đưa ra các chính sách
thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng;... đều là những vấn đề
hết sức quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của
các doanh nghiệp có liên quan.
1.5.2.3.Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin
liên lạc, điện, nước,...đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi,

điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trìng độ dân trí cao sẽ có nhiều đIều kiện thuận
lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí
kinh doanh,.. và do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Ngược lại, ở nhiều vùng
nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho
việc cho mọi hoạt động như vận chuyển, mua bán hàng hoá,.. các doanh nghiệp hoạt
động với hiệu quả kinh doanh không cao. Thậm chí có nhiều vùng sản phẩm làm ra mặc
dù rất có giá trị nhưng không có hệ thống giao thông thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ
được dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém.
1.6.Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
-Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh
-Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả
+Quyết định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào.
+Xác định và phân tích điểm hoà vốn.
-Phát triển và tạo động lực cho đội ngũ lao động.
-Hoàn thiện hoạt động quản trị
-Phát triển công nghệ kỹ thuật
-Tăng cường và mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp và xã hội.

16


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ẮC QUY TIA
SÁNG HẢI PHÒNG
2.1.Giới thiệu chung
- Tên công ty: Công ty cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng
- Tên giao dịch quốc tế: TIA SANG BATTERY JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: TIBACO
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Địa chỉ : Đại lộ Tôn Đức Thắng, xã An Đồng, huyện An Dương, TP.Hải Phòng.
( Nằm trên trục đường Quốc lộ 5 cách trung tâm Hải Phòng 5km về phía Hà Nội).

-

Số điện thoại: (84.31)3835478, 3857080, 3835377.
Số Fax: (84.31)3835876.
Email:
Website:
Công ty Cổ phần Ắc quy Tia Sáng Hải Phòng, trước đây là Nhà máy ắc quy Tam
Bạc được thành lập ngày 02/09/1960 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp nặng, ngày 26/5/1993 đổi tên thành Công ty Ắc quy Tia Sáng theo Quyết
định số 317 QĐ/TCNSĐT ngày 26/05/1993 của Bộ Công nghiệp nặng. Tháng 10
năm 2004 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần thuộc Tổng Công ty hoá chất
Việt Nam. Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 0200168458, do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hải phòng cấp lần thứ 8, ngày 25/10/2014.

* Quy mô công ty:
- Vốn điều lệ: 67.454.800.000 đồng.
Bằng chữ: Sáu mươi bảy tỷ bốn trăm năm mươi bốn triệu tám trăm nghìn đồng
- Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
- Tổng số cổ phần: 6.745.480

17


*Ngành nghề kinh doanh
STT
1

Tên ngành



ngành

Sản xuất pin và ắc quy:
- Sản xuất, sửa chữa các loại ắc quy
Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu:

2720

- Bán buôn hoá chất thông thường ( trừ loại sử dụng trong
2

nông nghiệp)

4669

- Bán buôn nguyên liệu, vật tư sản xuất ắc quy
- Bán buôn phụ tùng ắc quy
Hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng:
3

4
5

- Tổ chức điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động cho cán
bộ công nhân viên ngành hoá chất
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày:
- Khách sạn
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động (trừ
quầy bar)


8710

5510
5610

2.2.Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngày 02/09/1960 Công ty được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ
Công nghiệp nặng với tên gọi là Nhà máy Ắc quy Tam Bạc - trực thuộc Tổng Công ty
hóa chất Việt Nam. Theo Quyết định số 317 QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công
nghiệp nặng, Công ty được đổi tên thành Công ty Ắc quy Tia Sáng Hải Phòng.
Đến năm 2004, theo Quyết định số 54/2004/QĐ-BCN ngày 22/6/2004
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Công ty chính thức chuyển đổi mô hình hoạt
động thành Công ty Cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Ắc quy Tia Sáng.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty là chuyên sản xuất các loại ắc
quy chì – axít tích điện khô, Ắc quy khởi động ô tô, máy bay, tầu thủy, máy kéo, xe
tăng… có dung lượng từ 36Ah tới 460 Ah, Ắc quy dân dụng, ắc quy xe máy có
dung lượng từ 4Ah ÷ 30Ah.
Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu
thành công và đưa vào sản xuất các loại ắc quy kín khí miễn bảo dưỡng dùng cho:
xe máy, tín hiệu, thông tin liên lạc và các loại ắc quy công nghiệp khác đến 1000Ah.
Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh các nguyên vật liệu, vật tư thuộc ngành
sản xuất ắc quy như: Chì, antimoan, Cao su, lá cách, v.v…, xuất nhập khẩu trực tiếp
18


ắc quy các loại, các phụ kiện, nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất ắc quy và máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất ắc quy.
Sau 50 năm hình thành và phát triển, Công ty đã trở thành đơn vị lớn trong
ngành sản xuất Ắc quy trong nước. Sản phẩm của Công ty có uy tín, chất lượng ổn
định được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2000,

2001,… 2004. Được thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Thụy Điển, Vương Quốc
Anh, Campuchia, Ni-giê-gi-a, Ăng-gô-la,... mua với khối lượng lớn.
2.3.Cơ cấu tổ chức quản trị tại Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng
2.3.1. Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Ắc quy tia sáng Hải Phòng
Công ty Cổ phần Ắc quy tia sáng được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo
Luật Doanh nghiệp 2005. Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp,
các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty được Đại hội đồng
Cổ đông thông qua ngày 27/3/2010 là cơ sở chi phối mọi hoạt động của Công ty.
Trụ sở, chi nhánh Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng:
Trụ sở chính: Đại lộ Tôn Đức Thắng, An Đồng, An Dương, HP
Chi nhánh số 1: Đường 208 – An Đồng – An Dương – HP
Chi nhánh Sở Dầu: Số 97 Đường Hà Nội, phường Sở Dầu, Q Hồng Bàng, HP
Khách sạn TCT Hóa Chất: Khu 1, Vạn Hương, Đồ Sơn, Hải Phòng
Chi nhánh Vườn hoa Nguyễn Bỉnh Khiêm: Kiốt số 2, Vườn hoa Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Hồng Bàng, HP
Chi nhánh Lê Thánh Tông: Số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Quận
Ngô Quyền, HP
Chi nhánh Chợ Sắt: Quầy 29 Chợ sắt, phường Phạm Hồng Thái, Hồng Bàng, HP
Chi nhánh Hà Nội: 31 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội
Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 224 Nguyễn Thái Bình, P 12, Q Tân Bình, Tp
Hồ Chí Minh
Chi nhánh Đà Nẵng: Số 44 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Chi nhánh Nam Định: Số 60 Đường 23A Tân An, Lộc Hòa, Thành phố Nam Định
Chi nhánh Quảng Ninh: Tổ 13 – Khu 4 – P Hồng Hải – Hạ Long – Quảng Ninh
Chi nhánh Hải Dương: Số 92 Nguyễn Lương Bằng, TP Hải Dương
2.3.2.Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty.

19



Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải
Phòng
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG

BAN

QUẢN TRỊ

KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

QMR

P.TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PHÂN
XƯỞNG
CƠ ĐIỆN

P.ĐẢM BẢO
CHÂT
LƯỢNG

P.KỸ

THUẬT

PHÂN
XƯỞNG
LÁ CỰC

P.TÀI VỤ

CÁC CHI NHÁNH,
CỬA HÀNG, ĐẠI LÝ

PHÒNG
KH-VT

PX.LẮP ẮC
QUY KHÔ

P.KẾ HOẠCH
THỊ TRƯỜNG

PX.LẮP
ẮC QUY
KÍN KHÍ

Nguồn : Phòng tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Ắc quy Tia sáng Hải Phòng

20


2.3.3.Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty Cổ phần Ắc quy tia

sáng Hải Phòng.
Đại hội đồng Cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của
Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua
chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ
cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.
ĐHĐCĐ có các quyền sau:
+ Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
+ Thông qua kế hoạch phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính
hàng năm, các báo cáo của BKS, của HĐQT và của các kiểm toán viên;
+ Quyết định số lượng thành viên của HĐQT;
+ Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS;
+ Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
Hội đồng quản trị:
Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên. HĐQT là cơ quan có
đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm
quyền thuộc ĐHĐCĐ. HĐQT có các quyền sau:
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty;
+ Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục
đích chiến
lược do ĐHĐCĐ thông qua;
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc
và các cán
bộ quản lý Công ty;
+ Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng
năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và
phương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách
hàng năm của Công ty trình ĐHĐCĐ;
+ Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp
ĐHĐCĐ;

+ Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty
21


×