Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

QUÁ TRÌNH tàn tật, CÁCH PHÒNG NGỪA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.98 KB, 76 trang )

1

QUÁ TRÌNH TÀN TẬT, CÁCH PHÒNG NGỪA
1.1 Định nghĩa sức khoẻ
Sức khoẻ là tình trạng hoàn chỉnh về thể chất, tinh thần, môi trường xã hội,
đồng thời không có bệnh và khuyết tật.
1.3 Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu
- Giáo dục sức khỏe
- Tiêm chủng đúng, đủ
- Phòng, khống chế các bệnh địa phương
- Chữa các bệnh và chấn thương thông thường
- Cung cấp đủ thuốc thiết yếu
2. Bệnh lí và quá trình tàn tật
2.1 Bệnh
Khi các tác nhân như vật lí, hóa học, sinh học, di truyền…làm thay đổi về
sinh hóa, sinh lý của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý, bệnh lý thường diễn biến
thành bệnh. Bệnh là do quá trình bệnh lí tác động vào tế bào, cơ quan, hệ thống cơ
quan làm ảnh hưởng ít hoặc nghiêm trọng đến chức năng của cơ quan hay hệ thống
cơ quan của cơ thể, có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại của
người bệnh.
Y học điều trị có thể tác động vào bệnh nguyên để cứu sống và điều trị người
bệnh. Một trong những khả năng xấu của bệnh là dẫn đến khiếm khuyết.
2.2 Khiếm khuyết
Khiếm khuyết (Impairment): là sự mất đi, hoặc bất thường về cấu trúc giải
phẫu hoặc chức năng. Khiếm khuyết đề cập đến mức độ tổn thương của cơ quan cơ
thể.
Thí dụ: -Cụt chi -Đục thủy tinh thể -Tổn thương não do đẻ ngạt
Từ người khỏe mạnh để không bị bệnh, tai nạn và khiếm khuyết gọi là
phòng ngừa tàn tật bước I, bao gồm các biện pháp cơ bản:
Phòng ngừa khiếm khuyết được gọi là phòng ngừa tàn tật cấp bao gồm:
- Tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao nhất


- Phát hiện sớm, điều trị kịp thời
- Phát triển tốt y học cộng đồng
- Có đầy đủ các điều kiện đảm bảo sức khỏe
- Phát triển ngành phục hồi chức năng, phát hiện tàn tật sớm, tìm nhu cầu phục hồi
chức năng, cung cấp kịp thời mắt kính, máy trợ thính, dụng cụ chỉnh hình, xe lăn
để giảm tác động của khiếm khuyết.
1


2
2.3 Giảm khả năng
Giảm khả năng (Disability): là bất cứ sự hạn chế hay thiếu (do hậu quả của
khiếm khuyết) về khả năng thực hiện một hoạt động theo cách hay trong giới hạn
thông thường.
Thí dụ:
- Cụt chân: Giảm khả năng tự chăm sóc, vận động
- Tổn thương não: Gây liệt, khó học, khó tiếp thu
- Tổn thương cơ quan thính giác: Câm điếc
Phòng ngừa giảm khả năng: Các biện pháp ngăn ngừa tình trạng khiếm
khuyết dẫn đến giảm khả năng gọi là phòng ngừa tàn tật bước II, bao gồm:
- Các biện pháp phòng ngừa khiếm khuyết
- Giáo dục đặc biệt (giáo dục hoà nhập hoặc giáo dục chuyên biệt cho trẻ bị
khiếm khuyết)
- Dạy nghề, tạo việc làm cho người bị khiếm khuyết
- Phát triển áp dụng kĩ thuật phục hồi chức năng cho người khiếm khuyết: ngôn
ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vận động trị liệu, sản xuất dụng cụ trợ giúp, chỉnh
hình...
2.4 Tàn tật( Handicap)
Là tình trạng bất lợi của một cá nhân, do bị ảnh hưởng của khiếm khuyết
hay giảm khả năng mà bị hạn chế hoặc cản trở việc thực hiện vai trò bình thường

của mình trong điều kiện tuổi, giới, các yếu tố văn hóa xã hội của người đó.
Ví dụ:
- Người chậm phát triển tinh thần không được tham gia đào tạo nghề: tàn tật nghề
nghiệp, hoà nhập xã hội.
- Người cụt chi: tàn tật vận động, nghề nghiệp...
Để phòng ngừa khiếm khuyết, giảm khả năng không trở thành tàn tật gọi là
phòng ngừa tàn tật bước III bao gồm các biện pháp phòng ngừa tàn tật bước I, II.
3. Phân loại tàn tật
- Tàn tật thể chất ( physically handicap )
+ Vận động: Liệt nửa người doTBMN, bệnh cơ xương khớp, tổn thương thần kinh
ngoại biên.
+ Cảm giác: Mất cảm giác do bệnh phong, tổn thương thị giác, câm điếc.
+ Tổn thương cơ quan nội tạng: Nội tiết, sinh dục, tiết niệu.
- Tàn tật do rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, tự kỉ, kể cả trẻ em chậm phát
triển trí tuệ.
- Đa tàn tật: người có 2 tàn tật trở lên.
4. Nguyên nhân tàn tật
2


3
- Do bệnh, tuổi cao, tai nạn, chiến tranh, các dị tật bẩm sinh
- Bản thân tàn tật gây tổn thương thứ phát lại dẫn đến tàn tật
- Sự thiếu quan tâm và thái độ sai của xã hội đối với người tàn tật làm tăng tỉ lệ tàn
tật hoặc làm tàn tật nặng hơn.
5. Hậu quả của tàn tật
Đối với người tàn tật:
- Tuổi thọ thấp
- Tỷ lệ mắc bệnh cao
- Ít có cơ hội học tập, đào tạo

-Thất nghiệp cao, thu nhập thấp, ít có cơ hội lập gia đình
- Thường bị xã hội lãng quên
Đối với gia đình:
- Người tàn tật không tham gia được vào các hoạt động trong gia đình
- Gia đình phải đầu tư nhân lực và tài chính để giúp đỡ người tàn tật.
Đối với xã hội:
- Người tàn tật không tham gia sản xuất làm ra của cải cho xã hội
- Xã hội phải điều trị, giúp đỡ và chăm sóc người tàn tật.
KẾT LUẬN:
Phòng ngừa tàn tật là mục tiêu, là nhiệm vụ chiến lược của ngành phục hồi
chức năng. Khi xã hội ý thức được phòng ngừa tàn tật là nhiệm vụ quan trọng của
cộng đồng, đồng thời tôn trọng các quyền lợi, nguyện vọng của người tàn tật thì sẽ
giảm được tỷ lệ tàn tật và chất lượng cuộc sống của người tàn tật sẽ tốt hơn.

3


4

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
1. Định nghĩa
Phục hồi chức năng gồm các biện pháp y học, xã hội, giáo dục, hướng
nghiệp, nhằm hạn chế tối đa giảm khả năng, tạo cho người khuyết tật có cơ hội
tham gia các hoạt động để hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng trong
cộng đồng xã hội.
2. Mục đích
- Phục hồi tối đa khả năng thể chất, tâm lý, nghề nghiệp
- Giúp người tàn tật khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, hành vi ứng xử và
có thu nhập.
- Ngăn ngừa các thương tật thứ phát.

- Tăng cường khả năng còn lại để hạn chế hậu quả tàn tật.
- Thay đổi thái độ, hành vi của xã hội, chấp nhận người tàn tật là thành viên bình
đẳng.
- Cải thiện môi trường, rào cản để nguời tàn tật hội nhập xã hội như giao thông,
công sở, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hoá, du lịch thể thao.
- Tạo điều kiện để người tàn tật được hội nhập, tái hội nhập xã hội để họ có chất
lượng cuộc sống tốt hơn như: vui chơi giải trí, việc làm có thu nhập.
3. Các kỹ thuật
Kỹ thuật phục hồi chức năng gồm hai nhóm
3.1 Các kỹ thuật can thiệp phục hồi chức năng cho người tàn tật:
+ Y học: Phẫu thuật chỉnh hình, y học nội khoa, các kỹ thuật chẩn đoán y khoa.
+ Sản xuất, cung cấp các dụng cụ chỉnh hình, thay thế như mắt kính, tai nghe, xe
lăn, máy phát âm (thường để khắc phục tình trạng khiếm khuyết)…
+ Ngôn ngữ trị liệu: dạy kĩ năng xử dụng tín hiệu có hoặc không có lời trong giao
tiếp.
+ Hoạt động trị liệu: Hoạt động là cách thức thực hiện một công việc trong các lĩnh
vực như chăm sóc bản thân, lao động và giải trí, hoạt động trị liệu ứng dụng các kĩ
năng này để điều trị, phục hồi chức năng và phòng bệnh.
+ Vận động trị liệu: Áp dụng các kiến thức, kỹ năng vận động vào phòng bệnh,
điều trị và phục hồi chức năng.
+ Tâm lý trị liệu:
3.2 Các kỹ thuật khác giúp đỡ người tàn tật tham gia hội nhập xã hội.
+ Cán bộ xã hội: Nghiên cứu các khía cạnh xã hội có liên quan đến người tàn tật
+ Giáo dục đặc biệt: giáo dục hoà nhập, giáo dục chuyên biệt.
+ Dạy nghề: tạo việc làm có thu nhập cho người tàn tật

4


5

+ Cải thiện môi trường như đường đi, nhà ở, phương tiện đi lại để người tàn tật có
thể đến những nơi họ cần đến, làm các việc có ích cho cuộc sống của họ.
4. Các hình thức phục hồi chức năng
4.1 Phục hồi chức năng tại trung tâm:
Người tàn tật đến các trung tâm có cán bộ chuyên khoa và thiết bị phục hồi
chức năng đầy đủ.
- Ưu điểm: Kỹ thuật phục hồi chức năng tốt, cán bộ đựơc đào tạo chuyên khoa sâu.
- Nhược điểm:
+ Người tàn tật phải đi xa, giá thành cao.
+ Số lượng người tàn tật được phục hồi chức năng ít, không đạt mục tiêu hoà nhập
xã hội.
Vì vậy các trung tâm phục hồi chức năng là nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học, là
nơi có trang bị kĩ thuật cao để chẩn đoán và phục hồi chức năng cho những trường
hợp tàn tật nặng.
4.2 Phục hồi chức năng ngoài trung tâm:
Là hình thức PHCN mà cán bộ chuyên khoa cùng phương tiện đến địa
phương người tàn tật sinh sống để phục hồi.
- Ưu điểm:
+ Người tàn tật được phục hồi chức năng tại nơi họ sinh sống( không phải đi xa).
+ Số lượng người tàn tật được phục hồi có tăng lên.
+ Giá thành chấp nhận được.
- Nhược điểm: Không đủ cán bộ chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu cho người tàn
tật.
4.3 Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCN DVCĐ)
Là chiến lược phát triển cộng đồng về lĩnh vực phục hồi chức năng, bình
đẳng phúc lợi và hội nhập xã hội của mọi người tàn tật. Phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng được triển khai với sự hợp tác của người tàn tật, gia đình họ và
cộng đồng. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng thể hiện quyền của người tàn
tật được bảo đảm.
- Ưu điểm:

+ Tỷ lệ người tàn tật đựơc phục hồi chức năng cao nhất.
+ Chi phí chấp nhận được.
+ Chất lượng phục hồi chức năng cao vì đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người
tàn tật (hội nhập xã hội, vui chơi, học hành, lao động sản xuất…)
+ Xã hội hoá cao: người tàn tật, cộng đồng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cần
phải tham gia.

5


6
+ Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một yếu tố trong chiến lược chăm sóc
sức khoẻ ban đầu, có thể lồng ghép vào công tác CSSKBĐ tại cộng đồng, giải
quyết được vấn đề nhân lực, ngân quỹ và quản lý.
5.Nguyên tắc phục hồi chức năng
- Đánh giá cao vai trò của người tàn tật, gia đình và cộng đồng.
- Phục hồi tối đa khả năng bị giảm của người tàn tật và khả năng tham gia các hoạt
động trong các lĩnh vực tự chăm sóc, tạo ra của cải và vui chơi giải trí, làm cho
chất lượng cuộc sống tốt hơn.
- Phục hồi chức năng dự phòng là nguyên tắc chiến lược trong phát trển ngành
phục hồi chức năng.
6. Hội nhập xã hội
Người tàn tật được sống bình đẳng và được tham gia các hoạt động xã hội
theo nguyện vọng, điều kiện, khả năng của họ trong gia đình và xã hội. Hội nhập
xã hội đối với người tàn tật là mục tiêu cơ bản của chuyên ngành phục hồi chức
năng. Đó cũng là nguyện vọng và quyền cơ bản của con người của người tàn tật.
6.1 Quá trình, ý tưởng hòa nhập xã hội trở thành hiện thực:
a. Về kinh tế:
Sau chiến tranh thế giới thứ II những người tàn tật được chăm sóc tại nhà
hoặc trung tâm phục hồi chức năng lớn. Số người tàn tật được chăm sóc tại trung

tâm quá tốn kém. Vì vậy có khuynh hướng đưa người tàn tật hòa nhập cộng đồng
để giảm gánh nặng về chi phí.
b. Đòi hỏi sự chăm sóc có hiệu quả:
Người tàn tật được chăm sóc ở gia đình và cộng đồng. Họ muốn tự chăm sóc
với tự cải tiến môi trường thích hợp. Kỹ thuật phục hồi chức năng thích nghi được
phổ biến, người tàn tật được phục hồi chức năng tại nhà có cơ hội được hòa nhập.
c. Nhờ khoa học y tế phát triển người tàn tật được sống lâu hơn, người tàn tật nếu
được hòa nhập chất lượng cuộc sống tốt hơn, độc lập hơn hoặc tự lập hoàn toàn.
d. Hòa nhập xã hội:
Phục hồi chức năng dựa vào gia đình và tự chăm sóc có hiệu quả đã được
thừa nhận. Các bệnh mãn tính như viêm khớp, tai biến mạch não, đau lưng thì tự
chăm sóc ở nhà có hiệu quả hơn so với việc chăm sóc tại viện, đặc biệt về mặt
nhân văn. Quá trình hình thành ý tưởng hòa nhập xã hội của người tàn tật tạo tiền
đề chiến lược phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng ngày nay đã được cả thế giới
biết đến.
6.2 Bước đầu đề xuất một số nội dung của quá trình hòa nhập xã hội:
Về chất lượng cuộc sống của người tàn tật, nội dung cơ bản trong quá trình
hòa nhập xã hội của người tàn tật là rất quan trọng và là mục tiêu chiến lược trong
6


7
hoạt động chuyên ngành phục hồi chức năng. Tuy vậy chúng ta chưa có những
nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này.

7


8


CÁC THƯƠNG TẬT THỨ PHÁT THƯỜNG GẶP
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
I. Định nghĩa
Các thương tật thứ phát là các biến chứng xảy ra do không chăm sóc hoặc
chăm sóc không đúng trong quá trình điều trị người bệnh.
Ví dụ: bệnh nhân bị tai biến mạch não nếu không được đặt đúng tư thế, không
được chăm sóc tốt sẽ bị co rút các khớp bên liệt, loét ép tại các vùng bị tì đè, nhiễm
trùng phổi, tiết niệu...
II. Các thương tật thứ phát thường gặp.
1.Teo cơ:
Là tình trạng giảm kích thước, thể tích của bắp cơ, giảm sức mạnh, sức bền
của cơ thường do mất thần kinh chi phối hoặc do không cử động.
- Teo cơ do không cử động.
Thường gặp ở những bệnh nhân do phải bất động kéo dài, cơ ở trạng thái
không chịu trọng lực (sau gãy xương cần cố định) sẽ nhỏ và yếu đi.
- Teo cơ do mất thần kinh chi phối( tổn thương đám rối hoặc đứt dây thần kinh )
Loại teo cơ này là nghiêm trọng cần phải phẫu thuật để nối lại dây thần kinh
chứ không thể phục hồi được bằng luyện tập. Tuy nhiên vẫn phải tập cho bệnh
nhân để duy trì tầm vận động khớp.
Phòng ngừa:
- Trường hợp cần bất động: hướng dẫn bệnh nhân co cơ tĩnh, kích thích bằng
dòng điện xung lên các nhóm cơ.
- Cho bệnh nhân vận động sớm, phù hợp: tập thụ động, tập chủ động theo tầm
vận động khớp, tập kháng trở
2. Co rút (Contracture):
Là tình trạng cơ, gân cơ, dây chằng, bao khớp co ngắn lại, giảm bớt sự dẻo dai.
Nguyên nhân gây co rút có thể do bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, viêm cơ.
Các bệnh lý khác: bại liệt, liệt nửa người do tai biến mạch máu não, viêm não, liệt
do chấn thương tủy sống, trẻ bại não. Co rút có thể gây biến dạng khớp ở tư thế
gấp hoặc duỗi. Cần phân biệt co rút với co cứng. Nếu bệnh nhân bị co rút thì áp

dụng kỹ thuật ức chế co cứng, không có kết quả.
Phòng ngừa co rút:
- Đặt tư thế đúng và vận động sớm cho bệnh nhân
- Khi khớp chưa bị hạn chế vận động: tập chủ động theo tầm vận động khớp
- Hạn chế tầm vận động, co rút nhẹ: tập chủ động, kéo giãn cuối tầm phối hợp
với nhiệt trị liệu.
- Co rút nặng hạn chế tầm vận động: tập kéo giãn kết hợp nhiệt trị liệu, có thể
kết hợp với sử dụng máng, nẹp sau kéo giãn.
3. Loét do đè ép
8


9
Là tình trạng tổn thương hoại tử khu trú ở da và tổ chức dưới da khi có sự đè
ép gây thiếu máu tổ chức.
Đây là một thương tật thứ cấp khá phổ biến, đặc biệt gặp nhiều ở bệnh nhân liệt
tủy, đột quỵ...Tần suất gặp trên 28% bệnh nhân điều trị nội trú. Đặc biệt ở bệnh
nhân liệt tủy sống, tỷ lệ này cao tới 24-85%. Các vùng hay bị loét: vùng gáy,
xương cùng, mấu chuyển lớn, ụ ngồi, gót chân, mắt cá chân.
Phòng ngừa loét do đè ép:
-Phát hiện sớm nguy cơ tổn thương da.
+ Cần chú ý đến những bệnh nhân có nguy cơ cao như hôn mê, liệt tủy, đa chấn
thương, bệnh nhân cần bất động kéo dài.
+ Các vùng bị tì đè như bả vai, chẩm, cùng cụt, mắt cá ngoài...
+ Các dấu hiệu của loét: da tấy đỏ, trắng nhợt, phỏng nước, loét…
- Các biện pháp phòng ngừa:
+ Thay đổi tư thế ít nhất 2 giờ/ lần: bệnh nhân được hướng dẫn tự lăn trở hoặc
được sự hỗ trợ của điều dưỡng, kĩ thuật viên, người nhà.
+ Thường xuyên kiểm tra các vùng có nguy cơ cao, vệ sinh hàng ngày cho bệnh
nhân.

+ Dùng đệm chống loét.
+ Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng protein, vitamin…
4. Loãng xương.
Là tình trạng giảm mô xương tương đối so với thể tích giải phẫu của xương,
mô xương giảm nhưng tỷ lệ chất vô cơ và hữu cơ của xương không thay đổi gặp ở
bệnh nhân nằm bất động lâu ngày (loãng xương toàn thể), hoặc các vùng chi thể
bất động lâu ngày (loãng xương khu trú).
-Biểu hiện lâm sàng:
+ Đau trong xương, dễ gãy.
+ Phản xạ loạn dưỡng giao cảm (hội chứng Sudeck) hay gặp ở bệnh nhân sau bất
động gẫy xương chi trên, ngoài ra gặp ở bệnh nhân liệt nửa người do TBMN...
Biểu hiện: đau tại chỗ, sưng, hạn chế tầm vận động khớp, da hơi đỏ và rối loạn vận
mạch, loạn dưỡng da, teo cơ. XQ giảm độ cản quang.
- Các biện pháp phòng ngừa:
+ Nếu bệnh nhân hợp tác tự vận động được hướng dẫn vận động chủ động. Bệnh
nhân hôn mê, liệt không vận động được cần vận động thụ động. Một số trường hợp
cần hướng dẫn bệnh nhân co cơ tĩnh.

5.Nhiễm trùng
9


10
Bệnh nhân thường gặp nhiễm khuẩn phổi, tiết niệu, da…do nằm lâu làm ứ
đọng dịch tiết, kết hợp với điều kiện vệ sinh kém, sức đề kháng của bệnh nhân
giảm.
Các biện pháp phòng ngừa:
+ Nhiễm trùng đường hô hấp: cho bệnh nhân ngồi dậy, vận động sớm, hướng dẫn
cách thở, cách ho, khạc đờm, thực hiện vỗ rung khi có ứ đọng đờm rãi. Đặt dẫn lưu
tư thế khi có viêm phổi thùy. Dùng kháng sinh, long đờm, vitamin…

+ Nhiễm trùng tiết niệu: cho bệnh nhân ngồi dậy, vận động sớm, uống nhiều nước,
hướng dẫn bệnh nhân tiểu, vệ sinh đúng cách, dùng kháng sinh.
6. Các biến chứng tim mạch
+ Rối loạn tái phân bố dịch cơ thể: khi bệnh nhân nằm không còn áp lực thủy tĩnh,
lượng máu ở hai chân (khoảng 700ml) sẽ chuyển về tim và phổi tăng cung lượng
tim và tần số tim và tăng bài tiết nước tiểu làm giảm thể tích huyết tương.
+ Hạ huyết áp tư thế: sự tái phân bố dịch cơ thể là nguyên nhân gây hạ huyết áp tư
thế.
Để phòng ngừa có thể cho bệnh nhân đứng trên bàn nghiêng, mỗi lần khoảng 20
phút, cần đạt 750
+ Rối loạn điều hòa tim mạch: là tình trạng giảm khả năng hoạt động chức năng
của hệ tim mạch giảm do bất động. Các bài tập làm tăng sự chịu đựng của hệ tim
mạch đối với vận động sẽ kiểm soát được các rối loạn này.
+ Huyết khối: hiện tượng giảm thể tích huyết tương cộng với ứ trệ tuần hoàn làm
tăng nguy cơ đông máu (hay gặp ở bệnh nhân tổn thương tủy sống giai đoạn cấp
hoặc sau phẫu thuật), có thể dùng thuốc chống đông: aspirin, heparin, flavix…
Kết luận:
Các thương tật thứ phát có thể gặp ở bất cứ người bệnh nào và bất cứ chuyên khoa
nào. Phòng ngừa thương tật thứ phát cần được thực hiện sớm để điều trị có kết quả
và ngăn ngừa biến chứng của bệnh .

10


11

ĐO TẦM VẬN ĐỘNG KHỚP
MỤC TIÊU
1. Nêu mục đích của đo tầm vận động khớp.
2. Nêu các nguyên tắc của đo tầm vận động khớp.

3. Trình bày tiến trình của đo tầm vận động khớp.
NỘI DUNG
I. Đại cương
Đo khớp (joint measurement) là một tiến trình lượng giá chủ yếu trong
những trường hợp rối loạn chức năng thể chất và hậu quả của nó là làm giới hạn
tầm vận động khớp, ví dụ như trong những trường hợp viêm khớp, gãy xương,
bỏng, và tổn thương bàn tay. Tầm vận động khớp (ROM: Range of Motion) là
cung của một cử động qua đó một khớp phải hoàn thành. ROM thụ động là cung
cử động của khớp mà sự di động của nó là do một ngoại lực. ROM chủ động là
cung cử động của khớp mà sự di động của nó là do sự co cơ tác động lên khớp đó.
Thông thường, ROM thụ động là hơi lớn hơn ROM chủ động. Dụng cụ để đo
ROM là khớp kế (goniometer).
Mục đích của đo ROM là để:
(1) Xác định hạn chế mà nó ảnh hưởng đến hoạt động, hay có thể tạo ra sự
biến dạng.
(2) Xác định tầm độ cần thêm vào để làm gia tăng khả năng hoạt động chức
năng, hay làm giảm sự biến dạng.
(3) Lưu trữ như là một số liệu để xác định sự tiến triển hay thoái triển.
(4) Đo lường sự tiến bộ của một cách khách quan.
(5) Xác định những mục tiêu điều trị thích hợp
(6) Chọn lựa những biện pháp điều trị thích hợp, những kỹ thuật đặt tư thế,
và những chiến lược khác để làm giảm đi những sự hạn chế.
(7) Xác định nhu cầu về sử dụng nẹp và những dụng cụ hỗ trợ.
II. Những nguyên tắc của đo khớp
Người khám nên biết về số đo ROM trung bình, khớp hoạt động như thế
nào, cách đặt tư thế người bệnh và vị thế của khớp cần đo. Trước khi đo, người
khám nên yêu cầu người bệnh di động phân đoạn khớp cần đo thực hiện cử động
trong ROM có thể có - nếu như sức mạnh cơ từ bậc Khá (bậc 3) trở lên - và quan
sát cử động xảy ra. Người khám cũng nên di đông thụ động phân đoạn khớp cần đo
để thấy và cảm nhận khớp di động như thế nào, và ước lượng ROM của nó.

Trị số bình thường của ROM thay đổi từ người này sang người khác. Do
vậy, nên so sánh với trị số tầm hoạt động của khớp đối bên. Nếu điều này không
11


12
thể thực hiện được, ví dụ như trong trường hợp đoạn chi, thì nên so sánh với trị số
trung bình tầm hoạt động của khớp đó. Người khám cũng nên xem xét bệnh án và
hỏi bệnh nhân về sự hạn chế hiện tại và những hạn chế khác gây nên bởi những tổn
thương cũ. Các khớp không được cưỡng bức khi sự kháng cản xuất hiện ở ROM
thụ động. Đau có thể làm hạn chế ROM và tiếng lục cục có thể nghe thấy khi cử
động khớp trong một số trường hợp.
III. Phương pháp đo khớp
Có nhiều hệ thống để ghi nhận số đo khi tiến hành đo tầm hoạt động khớp.
Trong cuốn sách này, chúng tôi chỉ khảo sát duy nhất một hệ thống. Hệ thống này
được gọi là “hệ thống zero trung tính”. Với hệ thống này, tư thế giải phẫu để khởi
đầu đo là zero độ trung tính, không kể thước đo ghi nhận bao nhiêu độ. Với hệ này,
tư thế giải phẫu để khởi đầu đo là zero độ trung bình, không kể thước đo ghi nhận
bao nhiêu độ. Với hệ thống này, tư thế khởi đầu để đo cử động của khuỷu tay là 0 0
chứ không phải là 1800 như thước đo ghi nhận; tư thế của cổ chân là 0 0 chứ không
phải là 900. Số cung độ mà phân đoạn khớp di động được sẽ được cộng thêm vào
từ 00.
IV. Khớp kế
Thước đo khớp hay khớp kế (goniometer) được dùng để đo tầm vận động
khớp. Thước được làm bằng kim loại hay plastic và có nhiều cỡ. Từ goniometer
xuất phát từ tiếng Hy Lạp, gonio có nghĩa là góc và metron có nghĩa là đo lường.
Do vậy, theo nghĩa đen thì goniometer có nghĩa là đo góc.
Khớp kế gồm có một thanh cố định (nhánh gần) và một thanh di động
(nhánh xa). Thanh cố định có gắn một thước đo góc nhỏ hình bán nguyệt hay hình
tròn có khắc cung độ, từ 00 cho đến 1800 cho thước hình bán nguyệt hay từ 0 0 cho

đến 3600 cho thước hình tròn. Thanh di động được gắn vào tâm hay trục của thước
đo và hoạt động giống như kim đồng hồ. Khi thanh di động quay quanh thước đo,
đỉnh của thanh sẽ chỉ vào số độ trên thước đo.
V. Ghi kết quả
Vì sử dụng hệ thống zero trung tính nên người khám ghi số độ ở vị thế khởi
đầu và số độ ở vị thế cuối cùng sau khi phân đoạn khớp đã vẽ nên cung di động tối
đa có thể có. Bình thường, ROM luôn luôn bắt đầu ở 0 0 và tăng dần đến 1800. Sự
giới hạn được chỉ định khi vị thế khởi đầu không phải là 00. Ví dụ:
1. Khuỷu
Bình thường: 00 đến 1400.
Hạn chế duỗi: 150 đến 1400
Hạn chế gập: 00 đến 1100.

12


13
2. Duỗi quá bất thường của khuỷu có thể được ghi bằng cách ghi số độ của duỗi
quá trước vị thế khởi đầu trung bình. Số lượng của cử động trước vị thế 0 0 được
ghi với dấu trừ.
Bình thường: 00 đến 1400.
Duỗi quá bất thường: -200 đến 00 đến 1400.
Số đo trung bình của ROM bình thường sẽ được liệt kê dưới đây. Cần chú ý
là những cử động của khớp vai (khớp ổ chảo – cánh tay) được đi kèm với cử động
của xương vai. Cử động của khớp ổ chảo – cánh tay bị lệ thuộc rất nhiều vào khả
năng di động của xương vai; nhờ nó mà khớp vai có khả năng linh hoạt cao và tầm
vận động rộng. Mặc dầu không thể đo cử động của xương vai bằng khớp kế, nhưng
người khám nên đánh giá khả năng di động của xương vai trước khi tiến hành đo
khớp vai. Nếu các cơ của xương vai ở tình trạng co cứng (spasticity) hay co rút vai.
Nếu các cơ của xương vai ở tình trạng co cứng (spasticity) hay co rút (contracture)

và khớp vai bị di động trong ROM đòi hỏi phải có sự chuyển động của xương vai –
ví dụ như gập hay dang vai trên 900 – thì tổn thương khớp có thể xảy ra.
VI. Kết quả lượng giá là cơ sở cho kế hoạch điều trị
Những nguyên nhân thường gặp gây nên sự hạn chế tầm vận động của khớp
bao gồm co rút da do mô kết dính hay mô sẹo, yếu cơ, sự co cứng, sự dịch chuyển
của sụn sợi hay sự xuất hiện của những vật thể lạ trong khớp, sự tắt nghẽ hay sự
phá hủy xương, và sự co rút của mô mềm như gân, cơ, hoặc ngắn dây chằng. Tiếp
theo sau đo khớp, người khám nên phân tích những kết quả trong mối tương quan
với những yêu cầu trong cuộc sống người bệnh. Điều quan tâm đầu tiên của người
khám nên chỉnh sửa những ROM và tầm độ ở dưới giới hạn chức năng. Rất nhiều
hoạt động thông thường trong cuộc sống hàng ngày (ADL: Activities of Daily
Living) không cần đòi hỏi phải có một ROM toàn vẹn.
ROM chức năng nghĩa là số lượng tầm vận động khớp cần để thực hiện
ADL thiết yếu mà không phải cần đến các dụng cụ đặc biệt. Do đó, điều quan tâm
đầu tiên của cuộc trị liệu sẽ là cố gắng làm gia tăng những ROM mà nó đang làm
hạn chế việc tự chăm sóc và những công việc gia đình để đạt đến “tầm vận động
chức năng”. Ví dụ, một sự giới hạn đáng kể của cử động gập khuỷu sẽ ảnh hưởng
đến khả năng ăn uống và vệ sinh răng miệng. Do vậy, điều quan trọng là gia tăng
tầm độ gập khuỷu đến với ROM chức năng.

13


14
Bảng 1. Trị số trung bình của tầm vận động
Khớp
ROM
Cột sống cổ
Gập
00 đến 450

Duỗi
00 đến 450
Gập bên
00 đến 450
Xoay
00 đến 450
Cột sống ngực và thắt lưng
Gập
00 đến 800
Duỗi
00 đến 300
Gập bên
00 đến 400
Xoay
00 đến 450
Vai
Gập
00 đến 1700

Cử động phối hợp của đai

Duỗi
Dang
Khép
Dang ngang

00 đến 600
00 đến 1700
00
00 đến 4000


Dang, nghiêng ngoài, hơi
Nâng, hơi xoay lên
Hạ, khép, nghiêng lên
Xoay lên, nâng
Hạ, khép, xoay xuống
Khép, giảm sự nghiêng ngoài

Khép ngang

00 đến 1300

Dang, nghiêng ngoài

Xoay trong
Tay dang
Tay khép
Xoay ngoài
Tay dang
Tay khép

Khớp
Cổ tay
Gập
Duỗi
Nghiêng trụ(khép)
Nghiêng quay
(dang)
Ngón cái*
Gập DIP

Gập MP
Khép
Dang
Duỗi
Đối
Các ngón *
Gập MP
Duỗi quá MP
Gập PIP
Gập DIP
Dang
Hông
Gập

Khép, giảm sự nghiêng ngoài
00 đến 700
00 đến 600

Duỗi
Dang
Khép
Xoay trong
Xoay ngoài

00 đến 900
00 đến 800

Khuỷu

ROM

00 đến 800
00 đến 700
00 đến 300
00 đến 200
00 đến 800 -900
00 đến 500
00
00 đến 500
00 đến 500
00 đến 900
00 đến15 0 -450
00 đến 1100
00 đến 800
00 đến 250
00 đến 1200
(gối gập)
00 đến 300
00 đến 400
00 đến 350
00 đến 450
00 đến 450

Gối

Gập

00 đến
1500

Duỗi


00

1350

Cẳng tay

Gập

00 đến 1350

Cổ chân và bàn chân
Gập lòng

00 đến 500

Sấp

00 đến 800 -900

Gập lưng

00 đến 150

Ngửa

00 đến 800 -900

Nghiêng trong


00 đến 350

Nghiêng ngoài

00 đến 200

Nguồn: Viện Hàn lâm các Phẫu thuật viên Chỉnh hình Hoa Kỳ: cử động khớp:
phương pháp đo và ghi, Chicago, 1965; Viện Hàn lâm các Phẫu thuật viên chỉnh
hình Hoa Kỳ, và Esch D và Lepley M: Lượng giá cử động khớp: các phương pháp
lượng giá và ghi chép Minneapolis, 1974, Viện Đại học Minnesota Press.
DIP: khớp liên đốt xa; MP:khớp bàn - đốt; PIP: khớp liên đốt gần.
14


15
Tương tự như vậy, sự giới hạn trầm trọng của sấp cẳng tay sẽ ảnh hưởng đến
nhiều sinh hoạt như ăn uống, tắm rửa, gọi điện thoại, chăm sóc trẻ, mặc quần áo.
Để ngồi thoải mái, ROM của khớp hông tối thiểu phải từ 00 đến 900; do vậy, nếu cử
động gập hông bị hạn chế thì mục tiêu đầu tiên là gia tăng nó đến được 90 0. Lẽ tất
nhiên, nếu đã đạt được ROM chức năng người điều trị phải vạch kế hoạch điều trị
tăng tiến để gia tăng ROM đến trị số bình thường.
Trong một vài trường hợp, sự hạn chế ROM có thể là vĩnh viễn, và sẽ không
có khả năng để làm tăng được ROM. Trong những trường hợp như vậy, người điều
trị phải dùng các biện pháp khác nhằm bù trừ cho sự mất ROM. Chúng có thể là
các dụng cụ trợ giúp như là được hay bàn chải có cán dài.
Trong nhiều bệnh lý khác như bỏng hay viêm khớp, sự mất ROM có thể dự
báo trước. Khi đó, mục tiêu điều trị sẽ là ngăn ngừa sự giới hạn khớp với nẹp, đặt
tư thế, các bài tập vận động, các hoạt động, và áp dụng những nguyên tắc bảo vệ
khớp trước khi tình trạng đó xảy ra.
Những nguyên nhân gây hạn chế ROM và tiên lượng về sự gia tăng được

ROM sẽ đề xuất những biện pháp điều trị. Nó có thể là những bài tập kéo giãn
(stretching) chủ động hay thụ động, bài tập đề kháng (resistive excercise), tập
mạnh (strengthening) nhóm cơ đối kháng, những hoạt động đòi hỏi sự chuyển
động chủ động của khớp bị ảnh hưởng trong tầm độ tối đa có thể đạt được, nẹp
(splints), và đặt tư thế (positioning). Để làm gia tăng ROM đôi khi phải phẫu thuật
hay kéo giãn với gây mê. Cũng có thể kéo giãn bằng tay kết hợp với nhiệt và xoa
bóp.
VII. Tiến trình đo khớp
Trị số trung bình của mỗi khớp đã được liệt kê ở bảng 1, nhưng người khám
phải luôn ghi nhớ rằng, những số đo trên là trị số đo trung bình, và rằng, có một sự
biến độ rất lớn về số đo ROM từ cá thể này sang cá thể khác.
ROM bình thường bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, giới tính và những yếu tố khác
như lối sống và nghề nghiệp. Vì vậy, những hình ảnh minh họa trong các bài đo
khớp cụ thể không phải luôn luôn biểu thị cho số đo trung bình đã được liệt kê.
Thước đo khớp trong hình minh họa được đặt để người đọc có thể dễ dàng
nhìn thấy vị thế đúng. Tuy nhiên, người khám không phải luôn luôn ở tư thế tốt
nhất cho việc đo lường. Với mục đích là làm cho hình minh họa được rõ ràng,
người khám đã được đẩy sang một bên và có thể chỉ dùng một tay để cầm thướng
đo.
Cách đo trong đó người khám giữ thước đo và nâng đỡ phần chi thể được đo
được quy định bởi nhiều yếu tố như là mức độ yếu cơ, có hay không có đau khớp
ROM được đo là thụ động hay chủ động. Người khám và đối tượng nên ở trong tư
15


16
thế thoải mái nhất, đặt thước cho đúng, và sự ổn định phải thật vững để phần chi
thể được đo thực hiện đúng động tác trong mặt phẳng của nó.
Tiến trình tổng quát:
(1) Đặt đối tượng trong tư thế phù hợp, thoải mái và được thư giãn.

(2) Giải thích và thực hiện động tác mẫu cho đối tượng biết mình sẽ làm gì,
tại sao, và bạn mong họ sẽ hợp tác như thế nào?
(3) Bộc lộ khớp được đo.
(4) Xác định các điểm mốc xương của khớp cần đo.
(5) Ổn định những khớp gần với khớp được đo.
(6) Di chuyển thụ động phần chi thể qua hết tầm vận động để ước tính ROM
có thể có và cảm nhận sự di động của khớp.
(7) Đặt phần chi thể trở lại vị thế ban đầu.
(8) Tại vị trí ban đầu, đặt trục của thước đo trùng với trục của khớp. Đặt
nhánh cố định ở phần gần hay trùng với xương đứng yên; và nhánh di động ở phần
xa hay là phần xương di động. Tránh để đỉnh của nhánh di động di chuyển ra khỏi
cung bán nguyệt bằng cách luôn luôn hướng mặt cung của thước ra khỏi hướng cử
động.
(9) Ghi chép trị số của vị thế khởi đầu và tháo bỏ thước đo. Không cần phải
cố gắng giữ thước đo di chuyển cùng với cử động của phần chi thể qua suốt tầm
vận động.
(10) Người khám nên giữ phân đoạn trên và dưới khớp được đo một cách
chắc chắn và nhẹ nhàng di động khớp qua suốt tầm vận động có thể có để xác định
ROM thụ động đầy đủ. Không được ấn mạnh khớp. Quan sát xem có dấu hiệu đau
đớn hay khó chịu không. Trừ khi có những chỉ định khác, nên do ROM thụ động.
(11) Đặt lại thước đo và ghi chép số cung độ ở vị thế cuối cùng.
(12) Tháo thước đo và nhẹ nhàng đặt phần chi thể về vị thế nghỉ.
(13) Ghi chép vào hồ sơ các trị số của cung độ vận động cũng như bất kỳ
dấu hiệu nào phát hiện được trong khi đo.

THỬ CƠ BẰNG TAY
MỤC TIÊU
1. Liệt kê những nguyên nhân gây yếu cơ
16



17
2. Xác định kế hoạch tập luyện đưa vào lực cơ
3. Trình bày những hạn chế của thử cơ bằng tay
4. Trình bày cách xác định đúng bậc cơ thử
5. Trình bày tiến trình thử cơ bằng tay
I. LƯỢNG GIÁ SỨC MẠNH CƠ
Nhiều giảm khả năng thể chất có nguyên nhân là yếu cơ. Sự mất đi sức
mạnh cơ có thể gây nên những sự hạn chế từ nhẹ cho đến trầm trọng trong cuộc
sống hàng ngày. Những sự hạn chế này tùy thuộc vào mức độ yếu cơ, sự yếu cơ là
tạm thời hay vĩnh viễn. Do vậy, người điều trị phải lượng giá sức mạnh cơ để có
thể vạch kế hoạch điều trị thích hợp nhằm cải thiện sức mạnh cơ hoặc bù trừ cho
sự suy yếu đó nếu như lực cơ không thể cải thiện được.
1. Những nguyên nhân gây nên yếu cơ
Những giảm khả năng, trong đó sự suy yếu sức mạnh cơ là những triệu
chứng cơ bản hoặc là kết quả trực tiếp của bệnh tật hay là tổn thương, bao gồm: (1)
những rối loạn nơron vận động dưới, như là bệnh lý thần kinh ngoại biên và tổn
thương dây thần kinh ngoại biên; (2) những bệnh lý nguyên phát của cơ như loạn
dưỡng cơ (muscular dystrophy), bệnh nhược cơ tăng tiến (myasthenia gravis); và
(3) những bệnh thần kinh trong đó nơron vận động dưới bị ảnh hưởng như là xơ
cứng cột bên (amyotrophic lateral sclerosis) hay xơ cứng rải rác (multiple
sclerosis).
Những giảm khả năng trong đó sự suy yếu lực cơ gây nên bởi sự không
dùng (disuse) hay bất động (immobilization) hơn là bởi hậu quả trực tiếp của quá
trình bệnh, bao gồm: bỏng, đoạn chi (amputation), chấn thương bàn tay (hand
trauma), viêm khớp, gãy xương, và một loạt những trường hợp chỉnh hình khác.
2. Mục đích của lượng giá sức mạnh cơ
Thử cơ, đặc biệt là lượng giá những cơ riêng lẻ, là điều thiết yếu để chẩn
đoán một vài tình trạng bệnh lý thần kinh – cơ, như là những tổn thương thần kinh
ngoại biên và tổn thương tủy. Ở những trường hợp tổn thương dây thần kinh ngoại

biên hay tổn thương rễ thần kinh, mẫu yếu cơ có thể giúp xác định dây thần kinh rễ
thần kinh nào bị ảnh hưởng, và sự ảnh hưởng đó là một phần hay toàn bộ. Lượng
giá cẩn thận có thể giúp xác định tầm mức bị thương tổn của tủy sống. Do vậy, thử
cơ đi kèm với khám cảm giác có thể là một phương tiện chẩn đoán quan trọng
trong bệnh lý thần kinh – cơ.
Mục đích của lượng giá sức mạnh cơ là : (1) xác định số lượng lực cơ có thể
có và từ đó tạo dựng một nền tảng (baseline) để điều trị: (2) thấy được sự yếu cơ
đã hạn chế ADL như thế nào; (3) ngăn ngừa những biến dạng có thể có do sự mất
cân bằng lực cơ; (4) xác định nhu cầu về dụng cụ trợ giúp như là một biện pháp bù
17


18
trừ; (5) giúp để chọn các hoạt động trong khả năng của người bệnh; và (6) lượng
giá hiệu quả của quá trình điều trị.
3. Sự tương quan giữa ROM khớp và sự yếu cơ
Một tiêu chí được dùng để định bậc sức mạnh cơ là sự di động của khớp mà
cơ tác động; đó là khớp di động qua hết tầm độ, hay chỉ một phần, hoặc không có
ROM nào cả. Một tiêu chí khác là số lượng kháng cản đặt lên phân đoạn di động
một khi cơ làm cho khớp di động qua ROM có thể có. Trong trường hợp này, ROM
không cần thiết phải là toàn bộ ROM bình thường. Cần nhớ lại là, khi đo tầm vận
động, đó là đo với ROM thụ động; tuy nhiên ROM thụ động không cho biết sức
mạnh cơ. Khi tiến hành thử cơ, người khám nên biết được ROM thụ động của
người bệnh để xác định bậc cơ đúng. Điều có thể có là ROM thụ động bị hạn chế
hay nhỏ hơn trị số trung bình của khớp đó nhưng lực cơ lại bình thường. Do vậy,
điều cần thiết là người khám cần phải đo ROM hay ước lượng ROM thụ động
trước khi thử cơ. Ví dụ, ROM thụ động của bệnh nhân trong cử động gập khuỷu bị
giới hạn 00 đến 1100 vì một gãy xương cũ. Nếu người bệnh có thể gập khuỷu đến
1100 và kháng lại được lực cản trung bình trong khi thử cơ, bậc cơ bệnh sẽ là bậc
G. Trong trường hợp như vậy, người khám sẽ ghi hồ sơ sự hạn chế của khớp cùng

với lực cơ; ví dụ: gập khuỷu 0-110 0/G. Ngược lại, nếu ROM của bệnh nhân trong
cử động gập khuỷu là 00 đến 1400 và họ gập khuỷu kháng trọng lực chỉ được 110 0,
bậc cơ sẽ là F – vì khớp chỉ di động được một phần ROM kháng trọng lực. Khi
người khám xác định ROM có thể có ở người bệnh trước khi thử cơ, người khám
đã có thể định bậc cơ trên nền tảng đó thay vì sử dụng số đo trung bình của ROM
như là một tiêu chuẩn.
II. THỬ CƠ BẰNG TAY
Thử cơ bằng tay (MMT: Manual Muscle Test) là một phương tiện để đo
lường sự co cơ tối đa của một cơ hay một nhóm cơ. Phương pháp chính xác nhất là
thử nghiệm cơ riêng lẻ, nếu gần như là có thể. Trong tiến trình này, cơ được tách
biệt một cách cẩn thận thông qua việc đặt tư thế đúng, sự ổn định vững chắc, và
kiểm soát chặt chẽ mẫu cử động. Loại thử cơ này được mô tả bởi Kendall và
Mcreary. Một phương pháp khác và thường được dùng trong thử cơ bằng tay và
đánh giá sức mạnh của một nhóm cơ mà nó thực hiện một cử động đặc thù tại một
khớp. Loại thử cơ này được mô tả bởi Daniels và Worthingham. Và đo cử động
thường là đo một nhóm cơ nên giáo trình này, đa phần các động tác thử cơ được
mô tả theo cách thứ hai, ngoại trừ phần thử cơ trong các cử động của cột sống thì
lại được tham khảo theo Kendall và McCreary.
Thử cơ là một phương tiện lượng giá cơ bản đối với bệnh nhân bị rối loạn
nơron vận động dưới, những bệnh lý về cơ nguyên phát, và những trường hợp chấn
18


19
thương chỉnh hình. Tiêu chuẩn dùng để đo lường sức mạnh là dấu hiệu của sự co
cơ, số cung độ của ROM thực hiện được, số lượng lực đề kháng mà cơ có thể
kháng cản, kể cả trọng lực.
1. Những hạn chế của thử cơ bằng tay
Những hạn chế của thử cơ bằng tay là, nó không thể đo lường được sức bền
(endurance) của cơ - số lần mà cơ có thể co ở mức độ tối đa; sự điều hợp cơ

(coordination) - những động tác uyển chuyển nhịp nhàng của hoạt động cơ: hay
khả năng thao tác vận động (motor performance) của người bệnh - sử dụng những
cơ cho hoạt động chức năng.
Thử cơ bằng tay không thể dùng một cách chính xác cho những bệnh nhân
bị co cứng(spasticity) do tổn thương nơron vận động trên, ví dụ như tai biến mạch
máu não (CVA: cerebrovascular accident) hay bại não (CP: cerbral palsy). Điều
này là do trong những bệnh lý này, cơ thường ở trong trạng thái tăng trương lực
(hypertonic). Trương lực cơ và khả năng thực hiện những cử động bị ảnh hưởng
bởi những phản xạ nguyên thủy (primitive reflexes) và vị thế của đầu và thận trọng
không gian. Cử động có khuynh hướng xảy ra trong mẫu đồng vận khối (gross
synergistic), và điều này làm cho người bệnh không thể tách biệt cử động của từng
khớp riêng lẻ, mà đó là một yêu cầu trong tiến trình thử cơ bằng tay.
2. Những kiến thức và kỹ năng cần có để thử cơ bằng tay
Giá trị của thử cơ bằng tay phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng của người
khám. Quan sát các cử động một cách cẩn thận, sờ nắn cơ một cách chính xác và
cẩn thận, đặt tư thế đúng, luôn tuân thủ tiến trình của thử cơ, và kinh nghiệm của
người khám là những yếu tố quyết định cho một thử nghiệm chính xác.
Để trở nên thành thạo trong thử nghiệm MMT, người khám phải có những
kiến thức chi tiết về tất cả những lĩnh vực của hoạt động cơ. Các khớp và những cử
động của nó, sự phân bố thần kinh cho cơ, điểm bám nguyên ủy và bám tận của cơ,
hoạt động của cơ, hướng của các sợi cơ, góc kéo của cơ tại khớp, và vai trò của
những cơ trong việc cố định và thay thế là những lĩnh vực quan trọng. Người khám
phải có khả năng định vị và sờ nắn các cơ; xác định đường lượn (contour) của cơ là
bình thường, bị teo (atrophy) hay phì đại (hypertrophy); và phát hiện những cử
động và những vị thế bất thường. Kiến thức và kinh nghiệm là cần thiết để phát
hiện những cử động thay thế, và để đánh giá bậc cơ chính xác.
3. Những nguyên tắc tổng quát trong thử cơ bằng tay
3.1. Chuẩn bị cho thử cơ
Khi chuẩn bị để tiến hành thử cơ, người khám nên quan sát đường lượn của
những phân đoạn cơ thể, so sánh sự đối xứng của các cơ ở hai bên, và sự hiện hữu

19


20
của bất kỳ sự teo nhỏ hay phì đại nào đó. Khi khám xét ROM thụ động, người
khám có thể ước lượng được trương lực cơ. Có hay không sự gia tăng hay giảm
thiểu sự kháng cản bình thường khi cử động thụ động? Khi xem xét ROM chủ
động người khám có thể quan sát được chất lượng của cử động như là tốc độ cử
động sự uyển chuyển, sự nhịp nhàng, và bất kỳ một cử động bất thường nào đó, ví
dụ như run (tremor).
Đặt người bệnh ở tư thế đúng là điều tiên quyết cho một sự lượng giá hiệu
quả và đúng. Đối tượng nên được đặt tư thế một cách thoải mái trên một bề mặt
vững chắc. Áo quần được sắp xếp hay cởi bỏ để người khám có thể thấy được cơ
hay nhóm cơ được thử. Nếu như không thể đặt đối tượng trong tư thế đúng thì
người khám có thể điều chỉnh tư thế, và khi ấy cần hiệu chỉnh cách đánh giá bậc
cơ. Ngoài vấn đề đặt tư thế đúng, sự ổn định vững chắc, sờ nắn các cơ và quan sát
cử động là những điều thiết yếu để cho thử nghiệm có giá trị.
3.2. Yếu tố trọng lực ảnh hưởng đến hoạt động cơ
Trọng lực là một dạng đề kháng cho lực cơ. Nó được dùng như là một tiêu
chuẩn định bậc trong những thử nghiệm của cổ, thân mình và chi thể. Điều này có
nghĩa là, bậc cơ đặt nền tảng trên việc cơ có thể làm di động phần cơ thể kháng lại
trọng lực hay không. Những cử động kháng trọng lực xảy ra trong mặt phẳng đứng
dọc; đó là cử động đi từ nền nhà đến trần nhà; và nó được dùng cho bậc F, G, và N.
Thử nghiệm cho những cơ yếu hơn - bậc 0, T, P; thường được thực hiện trong mặt
phẳng nằm ngang, nghĩa là cử động song song với mặt đất, nhằm làm giảm sự
kháng cản của trọng lực lên lực cơ. Tư thế này thường được gọi là tư thế “không
trọng lực” mặc dù thực tế là không thể loại bỏ một cách hoàn toàn tác động của
trọng lực lên hoạt động của cơ.

3.3 Bậc cơ

Trong thử cơ bằng tay, các cơ được định bậc theo những tiêu chuẩn dưới đây:
Bậc số
Bậc chữ
Định nghĩa
0
Zero (0)
Không có sự co cơ nào cả
1
Rất yếu (T: trace)
Cơ co nhẹ có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy
20


21
nhưng không có cử động nào xảy ra
-2
Yếu trừ (P-)
Di động phần chi thể được một phần
ROM không trọng lực
2
Yếu (P: poor)
Di động phần chi thể qua hết toàn bộ
ROM không trọng lực
2+
Yếu cộng (P+)
Di động phần chi thể được một phần
ROM (< 50%) kháng trọng lực; hoặc toàn
bộ ROM không trọng lực với một sự đề
kháng nhẹ
3Khá trừ (F-)

Di động phần chi thể được một phần
ROM (>50%) kháng trọng lực
3
Khá (F: fair)
Di động phần chi thể qua hết toàn bộ
ROM kháng trọng lực
3+
Khá cộng (F+)
Di động phần chi thể qua hết toàn bộ
ROM kháng trọng lực với sự đề kháng
nhẹ
4
Tốt (G:good)
Di động phần chi thể qua hết toàn bộ
ROM kháng trọng lực với sự đề kháng
trung bình
5
Bình thường
Di động phần chi thể qua hết toàn bộ
(N: normal)
ROM kháng trọng lực với sự đề kháng tối
đa
III. TIẾN TRÌNH THỬ CƠ BẰNG TAY
Thử cơ nên tuân thủ tiến trình để bảo đảm sự chính xác và hằng định. Tiến trình
mô tả dưới đây được phân thành: (1) tư thế, (2) ổn định, (3) sờ nắn, (4) quan sát,
(5) đề kháng, và (6) định bậc.
Trước tiên, đối tượng (ĐT) nên được đặt tư thế phù hợp với cơ được thử. Người
khám (NK) chọn vị chí phù hợp với thử nghiệm. Tiếp theo, NK ổn định phần gần
của khớp thực hiện cử động để loại bỏ những cử động không mong muốn, tách biệt
nhóm cơ được thử để đảm bảo củ động thử nghiệm đúng. Tiếp đến, NK mô tả hay

thao diễn động tác ĐT thấy và yêu cầu họ thực hiện lại cử động đó; xong đặt lại tư
thế khởi đầu. NK quan sát một cách tổng thể hình thức và chất lượng của cử động,
xem có cử động thế hay không, có khó khăn gì khi thực hiện cử động không để có
thể điều chỉnh lại tư thế và sự ổn định. Tiếp đến, NK đặc các ngón tay để sờ nắn cơ
hay nhóm cơ chủ vận, hoặc là gân bám tận của chúng, rồi yêu cầu ĐT thực hiện lại
động tác. Một lần nữa, NK quan sát lại cử động để phát hiện cử động thế nếu có và
tầm ROM hoàn thành. Khi ĐT đã di chuyển phần cơ thể qua suốt ROM có thể có,
NK yêu cầu ĐT giữ ở vị thế cuối tầm. NK rời các ngón tay đang sờ nắn cơ, và
dùng bàn tay đó để đề kháng theo hướng ngược lại với cử động thử. NK luôn phải
21


22
duy trì sự ổn định trong khi đề kháng. Thử nghiệm cơ này dùng kỹ thuật “thử
nghiệm gián đoạn” (break test”); đó là sự đề kháng được đặt sau khi ĐT đã đạt
được cuối tầm ROM có thể có.
Để tránh gây mệt và mất nhiều thời gian nếu thay đổi vị thế nhiều lần, trong
một tư thế nên một lần nhiều cơ hay nhóm cơ với những bậc cơ tương ứng trong tư
thế đó. Nên theo tiến trình thử từ vị thế nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp, và cuối
cùng là ngồi.

22


23

VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần:
1. Nêu được mục đích và tác dụng sinh học của vận động trị liệu.
2. Trình bày được các loại tập và tác dụng của vận động trong phục hồi chức

năng.
NỘI DUNG
1. Định nghĩa
Vận động học là môn khoa học nghiên cứu về các mẫu vận động của cơ thể. Vận
động trị liệu là môn học áp dụng các kiến thức, kỹ năng vận động vào trong công
tác phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.
2. Mục đích
- Với hệ thống cơ xương khớp: làm tăng khối lượng cơ, thể tích và chiều dài cơ,
tăng sức mạnh và sức chịu đựng của cơ tại chỗ, tái rèn luyện cơ bị liệt, phục hồi
tầm vận động khớp.
- Với hệ thần kinh: thông qua vận động và tập luyện giúp tăng khả năng điều hợp
các động tác.
- Với chuyển hóa chung và toàn thân: Giảm béo, kiểm soát tiểu đường tuýp II,
huyết áp, phòng ngừa thương tật thứ phát.
3. Các loại co cơ
Co cơ tĩnh
Là loại co cơ mà không làm thay đổi chiều dài cơ, chưa tạo ra được cử động
khớp gọi là co cơ đẳng trường. Loại co cơ này có tác dụng phòng ngừa teo cơ,
loãng xương, biến dạng khớp và ngăn ngừa được các cử động ngoài ý muốn.
Co cơ đồng tâm
Là loại co cơ khi lực co mạnh hơn sức đề kháng cử động, làm cho 2 đầu nguyên
ủy và bám tận xích lại gần nhau. Trong vận động loại co cơ này là chủ yếu, có tác
dụng tạo ra hiệu suất lớn.
Co cơ sai tâm
Là loại co cơ khi co tạo ra khoảng cách giữa bám tận và nguyên ủy xa nhau.
4. Tác dụng sinh học của vận động trị liệu
- Vận động làm tăng cung lượng tim, làm tăng cung cấp máu cho các hệ thống mao
mạch nhờ đó tổ chức được nuôi dưỡng tốt hơn.
- Duy trì độ dài bình thường của cơ, phòng chống teo cơ, co rút cơ
- Đảm bảo độ vững chắc và hình thể của các xương, duy trì tầm hoạt động khớp,

phòng chống thoái hóa khớp, đề phòng loãng xương.
- Điều chỉnh sự điều hợp của các hoạt động thần kinh, phục hồi chức năng vận
động
23


24
- Vận động trị liệu làm tăng chuyển hóa và đào thải chất các chất cặn bã, đốt cháy
hoàn toàn các chất hữu cơ thành nước và CO2.
5. Các kỹ thuật vận động thường được áp dụng trong phục hồi chức năng
Sự vận động hoàn toàn của một khớp gọi là tầm vận động, khi cử động của
chi thể được thực hiện trong tầm vận động, mọi cấu trúc như: cơ, diện khớp, dây
chằng, thần kinh, mạch máu, thần kinh... đều tham gia hoặc có ảnh hưởng. Để mô
tả tầm vận động của một khớp, các thuật ngữ được dùng như: Gập, duỗi, dạng,
khép, xoay ... Trong phục hồi chức năng các bài tập vận động bao gồm:
- Tập theo tầm vận động khớp (Range of motion exercises)
- Tập kháng trở (Resistance exercises)
- Tập kéo dãn (Stretching exercises)
5.1 Tập theo tầm vận động khớp
- Tập vận động thụ động: Là động tác được thực hiện bởi người điều trị hoặc dụng
cụ, (không có sự co cơ chủ động) tạo ra cử động của một khớp trong tầm vận động.
- Chỉ định: Cơ bị liệt hoặc rất yếu (bậc 0-1), bệnh nhân không thể vận động một
cách chủ động (hôn mê, liệt hay bất động hoàn toàn, có phản ứng viêm tại chỗ).
-Tác dụng:
+ Duy trì tính đàn hồi cơ học của cơ.
+ Tăng cường lưu thông của dịch khớp để nuôi sụn qua thẩm thấu.
+ Duy trì sự nguyên vẹn của khớp và mô mềm, hạn chế tối thiểu hình thành co rút.
+ Chuẩn bị cho tập chủ động
- Tập chủ động có trợ giúp: là động tác tập do người bệnh tự co cơ nhưng có sự trợ
giúp từ một lực bên ngoài bởi người điều trị hay dụng cụ cơ học hoặc tự trợ giúp

loại bỏ trọng lực chi thể nhằm thực hiện động tác nhẹ nhàng hết tầm hoạt động.
Đây là bước đầu tiên trong tái rèn luyện cơ.
- Chỉ định: khi người bệnh có yếu cơ bậc 2.
- Tác dụng
+ Tăng cường sức mạnh cơ
+ Tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp
+ Hỗ trợ và thiết lập mẫu cử động điều hợp.
.- Tập chủ động: là động tác tập do chính người bệnh tự co cơ và hoàn tất không
cần có trợ giúp.
- Chỉ định: khi có co cơ bậc 3
Tác dụng
+ Như vận động có trợ giúp và một số tác dụng do có sự co cơ
+ Duy trì tính đàn hồi và tính co giãn sinh lý của các cơ tham gia.
+ Tăng cường tuần hoàn và ngăn ngừa tạo thành huyết khối.
24


25
+ Phát triển sự điều hợp và kỹ năng vận
- Chống chỉ định: khi tình trạng tim mạch không ổn định.
5.2 Tập kháng trở: Là động tác tập do chính bệnh nhân hoàn tất có sự kháng lại bởi
kỹ thuật viên hoặc dụng cụ.
- Chỉ định: co cơ bậc 4, 5.
- Tác dụng
+ Tăng sức mạnh của cơ (lực tạo ra khi co cơ)
+ Tăng sức bền của cơ (cơ co cường độ thấp trong thời gian kéo dài)
+ Tăng công của cơ ( hiệu suất của cơ )
Thận trọng: với bệnh nhân cao tuổi, loãng xương, bệnh tim mạch, quá mệt mỏi, …
- Chống chỉ định: khi có viêm nhiễm, đau nhiều.
5.3 Tập kéo dãn: tập kéo dãn là động tác tập cưỡng bức khi tầm vận động bị hạn

chế do kỹ thuật viên hay do dụng cụ cơ học, cũng có thể do bệnh nhân tự kéo dãn.
- Chỉ định:
+ Khi tầm vận động bị hạn chế do hậu quả của co rút, dính khớp và hình thành sẹo
tổ chức, dẫn đến các cơ, tổ chức liên kết và da bị ngắn lại so với bình thường.
+ Khi co rút gián đoạn các hoạt động chức năng hàng ngày và chăm sóc điều
dưỡng.
+ Khi cơ bị yếu, tổ chức bị căng cơ yếu cần được kéo dài trước khi cần làm mạnh.
- Mục đích:
+ Tái thiết lập lại tầm hoạt động của khớp và vận động của tổ chức phần mềm
xung quanh khớp.
+ Đề phòng co rút vĩnh viễn, tăng tính mềm dẻo của phần cơ thể, đề phòng các tổn
thương gân.
- Thận trọng:
+ Bệnh nhân có loãng xương, nằm lâu hoặc bất động lâu, tuổi cao, sử dụng
corticoid kéo dài.
+ Các cơ và mô liên kết bị bất động lâu ngày.
+ Bệnh nhân bị đau khớp, đau cơ.
+ Các mô bị phù.
+ Tránh kéo dãn quá mức các cơ yếu.
- Chống chỉ định:
+ Khi khối xương giới hạn vận động của khớp.
+ Sau một gãy xương mới.
+ Viêm cấp tính hoặc nhiễm trùng.
+ Có đau nhói và đau cấp tính.
+ Có khối máu tụ.
25


×