Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Chất lượng nước sông đá bạc và xác định mối quan hệ giữa TSS và độ đục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Viện Môi Trường trường Đại Học Hàng Hải Việt
Nam và được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Lê Xuân Sinh ( Viện tài
nguyên và môi trường biển ), em đã thực hiện đề tài khóa luận: Đánh giá chất
lượng nước sông Đá Bạc và xác định mối quan hệ giữa TSS và độ đục.
Để có thể hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, truyền đạt các kinh nghiệm quý báu của
bản thân cho em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu tại trường
Đại học Hàng Hải Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn phòng Hóa môi trường biển, thuộc Viện tài
nguyên và môi trường Biển đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện khóa luận.
Với lòng biết ơn sâu sắc em xin cảm ơn TS. Lê Xuân Sinh, anh Nguyễn Văn
Bách đã tận tình, chu đáo hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất.
Song do chưa quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế còn ít,
kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhìn nhận ra được. Em rất mong nhận
được sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận được
hoàn chỉnh hơn.

Hải Phòng, ngày 07 tháng 06 năm 2016
Người thực hiện
Sinh viên
Đào Văn Quyền


MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................40



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
1) TSS: Total suspend solid – Tổng chất rắn lơ lửng
2) ppt: Parts per thousand – Phần nghìn
3) NTU: Nephelometric Turbidity Unit – Đơn vị độ đục Nephelometric
4) TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Hàm lượng tới hạn cho phép của pH trong nước mặt

12

1.2

Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan

13

3.1

Kết quả thu mẫu buổi sáng


30

3.2

Kết quả thu mẫu buổi chiều

32

3.3

Số liệu độ đục trạm Đồ Sơn

34

3.4

Số liệu TSS trạm Đồ Sơn

34

3.5

Số liệu TSS buổi sáng và buổi chiều

36

3.6

Số liệu độ đục buổi sáng và buổi chiều


37


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ vị trí nghiên cứu tại khu vực sông Đá Bạc

14

(Thủy nguyên – Hải Phòng)
2.2

Nhập dữ liệu

20

2.3

Tạo vùng đồ thị

21

2.4


Nhập dữ liệu (1)

21

2.5

Nhập dữ liệu (2)

22

2.6

Nhập dữ liệu (3)

23

2.7

Tạo đường chuẩn

23

2.8

Tạo phương trình đường chuẩn (1)

24

2.9


Tạo phương trình đường chuẩn (2)

24

2.10

Tạo tên cho trục

25

2.11

Biểu đồ hoàn thiện

25

2.12

Nhập dữ liệu

26

2.13

Chọn dữ liệu

27

2.14


Tạo biểu đồ

28

2.15

Viết tên cho biểu đồ

28

2.16

Biểu đồ hoàn chỉnh

29


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Số biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1

Thể hiện mối liên hệ giữa TSS và độ đục buổi sáng


31

3.2

Thể hiện mối liên hệ giữa TSS và độ đục buổi chiều

33

3.3

Biểu đồ so sánh TSS buổi sáng và buổi chiều

34

3.4

Số liệu độ đục buổi sáng và buổi chiều

35


A. LỜI MỞ ĐẦU
Nước là nguồn tài nguyên quan trọng bậc nhất của nhân loại. Các hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường đều cần đến
nước ngọt. 97% nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ 3% còn lại là nước ngọt
nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở
các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước
ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
Nguồn nước ( nước ngầm và nước mặt ) đóng vai trò rất quan trọng đối với
hầu hết các hoạt động của con người và sinh vật. Hàng ngày con người khai thác

và sử dụng một lượng lớn nước cho các hoạt động khác nhau. Các nguồn nước
cũng đóng vai trò trong việc cân bằng nước toàn cầu, duy trì đa dạng sinh học ,
điều hòa khí hậu… Nếu các nguồn nước bị ô nhiễm hoặc suy giảm chất lượng,
môi trường và sức khỏe cộng đồng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu
đi. Việc theo dõi và kiểm soát chất lượng nước là công việc quan trọng trong
công tác đánh giá và bảo vệ nguồn nước. Trong rất nhiều thông số đánh giá
nguồn nước. TSS, độ đục là 2 thông số quan trọng có thể giúp chúng ta có
những cái nhìn tổng quát nhất về chất lượng môi trường nước của từng khu vực.
TSS ( Tổng lượng trầm tích lơ lửng ) cung cấp chính xác khối lượng thực tế của
các vật liệu hạt hiện diên trong nước; trong khi đó độ đục được tính toán phụ
thuộc vào kích thước hạt, hình dạng, màu sắc của các hạt trong nước. Độ đục
của nước dựa vào lượng ánh sáng bị tán xạ bởi các hạt. Càng nhiều hạt cặn lơ
lửng hiện diện trong nước thì ánh sáng càng bị phân tán khi qua nước. Về bản
chất TSS và độ đục đều dùng để đánh giá các vật liệu hạt hiện diện trong nước
và chúng có liên quan đến nhau. Độ đục thường được sử dụng để chỉ ra những
thay đổi nồng độ tổng chất rắt lơ lửng trong nước mà không cần cung cấp một
phép đo chính xác các chất rắt. Tuy nhiên, TSS với độ chính xác cao tốn rất
nhiều thời gian trong quá trình phân tích; trong khi đó, các phép đo độ đục có
thể thao tác với các máy đo trong thời gian ngắn cho kết quả chuẩn xác. Mối
quan hệ giữa TSS và độ đục đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước công
nhận và nghiên cứu ở nhiều khu vực khác nhau. Chính vì thế việc xác định được
mối quan hệ giữa TSS và độ đục có thể giúp chúng ta đưa ra được những cái
nhìn tổng quát nhất về chất lượng nước của từng khu vực mà không mất quá
nhiều thời gian, công sức và chi phí.
1


Sông Đá Bạc, dài khoảng 32 km nằm ở phía Bắc huyện Thuỷ Nguyên, thành
phố Hải Phòng, là ranh giới giữa Hải Phòng và Quảng Ninh, thượng nguồn sông
Bạch Đằng. Sông Đá Bạc chảy qua núi Tràng Kênh, phía trên thông với sông

Kinh Thầy, phía dưới thông với sông Bạch Đằng. Song song với sự phát triển
kinh tế - xã hội và gia tăng dân số, các hoạt động của con người ở cả trên đất
liền và dưới sông, đang tác động tiêu cực lên môi trường và hệ sinh thái sông.
Những yếu tố trên đã khiến việc phân tích và đánh nguồn nước tại đây sẽ là một
ví dụ phù hợp để chứng minh được sự Tương Quan giữa hai hàm lượng TSS và
Độ Đục.
Do đó em nghiên cứu đề tài: “Chất lượng nước sông Đá Bạc và xác định
mối quan hệ giữa TSS và độ đục”. Từ đó, mục đích của em là đưa ra được
những đề xuất, giải pháp trong quản lý và bảo vệ môi trường trên sông Đá Bạc.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, mặc dù em đã rất nỗ lực nhưng vẫn còn
nhiều thiếu sót. Mong thầy thông cảm và góp ý để em có thể hoàn thiện hơn đề
tài này. Em xin chân thành cảm ơn!
Về bố cục, đồ án tốt nghiệp gồm có các phần như sau :
A. Lời mở đầu
B. Nội dung.
Chương I. Tổng quan các vấn đề nguyên cứu.
Chương II. Các phương pháp phân tích – Xử lý số liệu.
Chương III. Kết quả, đánh giá và đề xuất.
C. Kết luận.

B. NỘI DUNG
2


Chương I. Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu
1.1Vị trí địa lí vùng nghiên cứu
Sông Đá Bạc – Bạch Đằng là một hệ thống dòng chảy sông liên tục có tổng
chiều dài 42 km, được phân đoạn thành sông Đá Bạc nằm ở phía Bắc, có lòng
chảy thu hẹp hơn và sông Bạch Đằng ở phía Đông huyện có lòng chảy mở rộng.
Thực tế, không có sự phân định rõ ràng ranh giới giữa hai sông này. Đoạn sông

Đá Bạc ở phía Bắc Thủy Nguyên, giáp với các huyện Đông Triều và thành phố
Uông Bí, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Đoạn sông Bạch Đằng ở phía Đông Thủy
Nguyên, giáp với thĩ xã Quảng Yên thuộc Quảng Ninh, có hưởng chảy gần Bắc
- Nam, rồi đổi thành hướng Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra cửa Nam Triệu. Khác
với đoạn sông Đá Bạc gần như không có sóng, sóng trên đoạn sông Bạch Đằng
khá mạnh, nhất là khi có gió hướng Nam tạo đà phát triển sóng theo trục dài Bắc
Nam của lòng sông, đặc biệt là khi kết hợp thêm với dòng triều đi từ biển vào.
Sông Đá Bạc - Bạch Đằng có chiều rộng vào loại lớn nhất trong số các sông
của sông Hải Phòng, trung bình 1000 mét, chỗ rộng nhất đến 1800 mét, sâu
trung bình 10 mét. Sông có rất nhiều nhánh phụ đổ vào, nhánh lớn nhất là sông
Giá. Bên bờ thượng lưu phía Thủy Nguyên thường có nhiều dãy núi đá vôi, phái
hạ lưu lại có bãi triều rất rộng, có nơi thành rừng ngập mặn . [ Địa chí Thủy Nguyên – nhà
xuất bản Hải Phòng 2015 ]

1.2Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu
1.2.1

Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ
Huyện thủy nguyên nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, có
nền nhiệt không quá cao về mùa hè và không quá thấp về mùa đông. Giá trị biên
dộ dao động nhiệt cả năm khá lớn, nhưng dao động nhiệt mùa đông không quá
lớn trên nền thấp và dao động nhiệt mùa hè cũng không quá lớn trên nền nhiệt
cao. Vì vậy, diễn biến tăng giảm nhiệt khá điều hòa theo cả mùa và ngày đêm
không gây tác động thay đổi đột ngột để tạo ra tác động phong hóa vật lí mạnh.

1.2.1.2 Ảnh hưởng của lượng mưa

3



Lượng mưa ở Thủy Nguyên chỉ thuộc loại trung bình so với Hải Phòng và cả
nước. Tuy nhiên, tổng lượng mưa năm thường gần gấp đôi tổng lượng bốc hơi
năm và những tháng ít mưa lại có bức xạ nhiệt độ thấp, nên lượng bốc hơi cũng
không cao. Vì vậy, tình trạng đất khô hạn không quá căng thẳng và không phải
là thường xuyên. Mặt khác, mùa mưa cơ bản trùng với mùa hè nóng nên hạn chế
đáng kể tình trạng khô hạn gây thoái hóa đất, đặc điểm này khác biệt với nhiều
địa phương ở miền Trung có mùa khô trùng mùa hè nóng.
Nước mưa ở cùng với mực nước sông và dao động thủy triều ổn định tương
đối của nước dưới đất và vị trí ổn định tương đối của gương mực nước ngầm,
hình thành nên tầng đất thấm đọng. Tuy nhiên ở nơi thấp trũng, nước mưa gây
tình trạng ngập úng kéo dài, thậm chí thường xuyên, góp phần tạo nên tầng đất
gờ lây hóa khá phổ biến ở Thủy Nguyên.
1.2.1.3 Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí Thủy Nguyên khá cao, trung bình năm khoảng 86% cũng
là yếu tố góp phần giữ ổn định độ ẩm trong đất, hỗ trợ vai trò tạo đất của sinh
vật. Đáng chú ý, thời gian độ ẩm cao nhất trong năm vào cuối xuân ( tháng 3 )
và đầu hè ( tháng 4 ), mặc dù lượng mưa không nhiều những nền nhiệt bắt đầu
tăng, rất thuận lợi cho sự phát triển của các sinh vật tham gia tạo đất.
1.2.1.4 Ảnh hưởng của thủy triều
Thủy Nguyên nằm ở vùng cửa sông nên thủy triều có vai trò quan trọng cùng
với dòng chảy sông lũ tạo đất bồi phù sa châu thổ. Thủy triều khu vực kiểu nhật
triều đều điển hình với hầu hết số ngày trong tháng là nhật triều. Trong một phà
triều 25 giờ có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Trong một tháng mặt
trăng có hai kỳ nước cường, mỗi kì 11- 13 ngày, độ lớn triều dao động thường
2,6- 3,6m và hai kì nước kém, xen kẽ, mỗi kì 3 - 4 ngày có độ lớn triều thường
0,5 - 1m. Mùa hè triều mạnh vào các tháng 5,6 và 7, yếu vào các tháng 8, 9.
Mùa đông, triều mạnh vào các tháng 10,11,12, yếu vào các tháng 3 và 4. Ảnh
hưởng thủy triều trên các sông khá lớn, chi phối mực nước dòng chảy và truyền

mặn sâu vào lục địa. Tương quan thời gian chảy lên và xuống trên sông Đá BạcBạch Đằng là 9-10 giờ/ 15-16 giờ vào mùa hè và 11-12/13-14 giờ vào mùa
đông. [ Địa chí Thủy Nguyên – nhà xuất bản Hải Phòng 2015 ]
4


1.2.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Các xã Lưu Kiếm, Lưu Kì, Gia Minh, Gia Đức, Liên Khê là các xã liền kề
sông Đá Bạc. Kinh tế chủ yếu là trồng lúa, màu, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc,
gia cầm, đánh bắt nuôi trồng thủy, hải sản. Từ khi thực hiện đổi mới, cơ cấu
kinh tế của các xã đã có dấu hiệu chuyển dịch tích cực theo hướng nâng dần tỉ
trong dịch vụ công nghiệp, dịch vụ. Nhiều nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn đã
được đầu tư, khai thác: Nhà máy gốm, sứ Đá Bạc; Nhà máy gạch Đại Tín; Nhà
máy sản xuất các sản phẩn công nghiệp nặng PELIX.... Kinh tế đi lên thì kèm
theo đó cũng là nhiều vấn đề nhức nhối về môi trường, khí hậu xuất hiện cũng là
điều tất yếu. Các bãi than, bãi cát, lò đốt vôi.... xuất hiện tràn lan ven sông Đá
Bạc. Cùng với đó là sự quản lí yếu kém của các chính quyền địa phương đã
khiến diễn biến chất lượng môi trường vượt ngoài tầm kiểm soát. Chất lượng
không khí giảm sút, nguồn nước theo các nghiên cứu đã bắt đầu có dấu hiệu ô
nhiễm.
1.3

Chi tiết vai trò của TSS và dộ đục

1.3.1 Khái niệm, vai trò của hàm lượng TSS
1.3.1.1 Khái niệm
a) Tổng chất rắn lơ lửng trong nước – TSS
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS - Total Suspended Solids) là các hạt lớn hơn
2µm tìm thấy trong nước, nhỏ hơn 2µm được coi là chất rắn hòa tan. Hầu hết
các chất rắn lơ lửng được hình thành từ các chất vô cơ, dù vi khuẩn và tảo cũng
có thể đóng góp cho các chất rắn.

Những chất rắn này bao gồm mọi thứ trôi nổi lơ lững trong nước, từ trầm
tích, bùn, cát và tảo. Chất hữu cơ từ tảo, thực vật và động vật phân hủy, quá
trình phân hủy cho phép các hạt hữu cơ nhỏ phá vỡ đi và nhập kết lại thành chất
rắn lơ lửng kết tủa. Các loại hóa chất cũng được coi là một hình thức của chất
rắn lơ lửng. TSS là một yếu tố quan trọng trong nước giúp có giải pháp xử lý
nguồn nước có hiệu quả.
Một số chất rắn lơ lửng có thể lắng thành trầm tích ở đáy trong một khoảng
thời gian nhất định. Những hạt nặng như sỏi và cát thường trú bên ngoài trước
khi chúng vào một khu vực của dòng chảy thấp hoặc không có. Các hạt mà
không lắng được gọi là keo hoặc chất rắn không thể lắng - chất rắn lơ lững. Các
5


chất rắn lơ lửng này hoặc là quá nhỏ hoặc quá nhẹ để lắng xuống đáy .[ Lamela.vn –
Ths. Nguyễn Minh Trí lược dịch ]

b) Các tính chất của chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng làm cho nước bị đục, là một phần của chất rắn có trong nước
ở dạng không hoà tan. Căn cứ vào tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong
nước, ta có thể xét đoán hàm lượng mùn, sét và những phần tử nhỏ khác trong
nước. Chúng có thể có hại vì làm giảm tầm nhìn của các động vật sống trong
nước và độ dọi của ánh sáng mặt trời qua nước. Tuy nhiên nước có chất rắn lơ
lửng là đất mùn (nước phù sa) thì thường được dùng làm nước tưới cho công
nghiệp.
1.3.1.2 Vai trò và sự ảnh hưởng của hàm lượng TSS đối với môi trường và đời
sống kinh tế
a) Đối với môi trường:
TSS cao có thể chặn ánh sáng từ thực vật ngập nước, khi số lượng ánh sáng
truyền qua nước bị giảm ảnh hưởng quá trình quang hợp, làm giảm lượng oxi
hòa tan trong nước. Nếu ánh sáng hoàn toàn bị chặn, thực vật sống trong nước

ngừng sản xuất oxy và sẽ chết. Khi cây đang phân hủy, vi khuẩn sẽ sử dụng oxy
nhiều hơn từ nước. Oxy hòa tan thấp có thể dẫn đến chết cá.
TSS cao cũng có thể gây ra sự gia tăng nhiệt độ nước bề mặt, vì các hạt lơ
lửng hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời. Điều này có thể gây ra nồng độ oxy hòa
tan giảm hơn nữa và có thể gây tổn hại cho đời sống thủy sinh.
TSS cao có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn của cá trong tìm kiếm thực
phẩm. Phù sa lơ lửng cũng có thể làm tắc nghẽn mang cá, làm giảm tốc độ tăng
trưởng, giảm sức đề kháng với bệnh tật và ngăn chặn trứng và ấu trùng phát
triển.
b)

Đối với đời sống - kinh tế :
TSS cao có thể là nồng độ cao hơn của vi khuẩn, các chất dinh dưỡng, thuốc
trừ sâu và các kim loại trong nước. Nếu hàm lượng này quá cao sẽ làm giảm
thẩm mỹ nguồn nước, làm giảm chất lượng nước cấp cho các mục đích khác
nhau, làm tăng chi phí xử lý nước cấp cho sinh hoạt.
TSS cao có thể gây ra các trở ngại cho công nghiệp, nó có thể gây tắc nghẽn
thiết bị, làm giảm chất lượng sản phẩm. Hàm lượng TSS vượt quá mức tiêu
6


chuẩn làm ảnh hưởng xấu tới sự sống của các loài cá, tôm.. hải sản nói chung
gây những thiệt hại cho ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Vì lượng chất lơ lửng quá lớn, theo thời gian dài sẽ gây ra sự bồi tụ ở cửa
sông cửa biển, gây ra sa bồi luồng tàu, bến cảng, bồi lấp cửa sông làm cản trở
giao thông, giảm khả năng thoát lũ, gây ngập lụt trên diện rộng.
Thực vật và động vật bị chết do những nguyên nhân gây ra bởi lượng TSS
trong nước quá cao khi phân huỷ, sẽ tạo ra những mùi khó chịu trong thời gian
dài và rât khó cải tạo, khiến đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.3.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng

Hàm lượng TSS là một yếu tố rất quan trọng thường xuất hiện khi ta đánh
giá chất lượng nước ở những vùng cửa sông, cửa biển lớn, nên có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng tới TSS như :
Lưu lượng dòng chảy cao : Tốc độ dòng chảy của nước là yếu tố chính ảnh
hưởng đến nồng độ TSS. Dòng chảy lớn có thể kéo theo nhiều hơn các hạt có
kích thước lớn hơn. Mưa lớn có thể nhận cát, bùn, đất sét , các hạt hữu cơ và đưa
vào nước. Sự thay đổi trong tốc độ dòng chảy có thể ảnh hưởng đến TSS, tốc độ
và có xu hướng tăng lên, các hạt vật chất từ đáy có thể trở thành lơ lửng trong
nước.
Xói mòn đất : Xói mòn đất gây ra bởi sự xáo trộn của bề mặt đất. Xói mòn
đất có thể được gây ra bởi xây dựng, cháy rừng, khai thác gỗ, khai thác mỏ ..
Nước thải và hệ thống nước thải : Nước thải từ hệ thống xử lý nước thải
của các nhà máy có thể gia tăng chất rắn lơ lửng cho môi trường nước.
Phân hủy của thực vật và động vật : Thực vật và động vật phân hủy, các
hạt hữu cơ lơ lửng có thể gia tăng lượng chất rắn lơ lửng.
[Giáo trình thực tập lớp đô thị học – Tài liệu thực tập phân tích nước]

1.3.2 Khái niệm và vai trò của Độ Đục
1.3.2.1 Khái niệm
Độ đục, là một đặc tính của chất rắn làm cản trở sự truyền ánh sáng trong
nước, là một chỉ thị quan trọng cho chất lượng nước. Các chất lơ lửng trong
nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có
kích thước thông thường từ 0,1 – 10 m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng
7


của nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp. Một đơn vị độ đục là sự cản
quang gây ra bởi 1 mg SiO2 hòa trong 1 lít nước cất.
Độ đục có thể được dùng để phân loại độ trong của nước và thường được
dùng để chỉ thị sự hiện diện của chất rắn lơ lửng, bị phân tán; các hạt không hòa

tan hoàn toàn trong dung dịch như đất bùn, sét, tảo và các vi sinh vật khác; các
vật chất hữu cơ và các hạt nhỏ khác. Độ đục không đo trực tiếp nồng độ các hạt
lơ lửng trong nước nhưng đo sự phân tán ánh sáng gây ra bởi các hạt đó.
Mức độ chấp nhận sự tồn tại của các chất rắn lơ lửng rất rộng và khác biệt
tùy theo từng điều kiện. Chẳng hạn trong công nghiệp làm mát nước, có thể tồn
tại lượng chất rắn lơ lửng rất cao mà không gây bất cứ một vấn đề nghiêm trọng
nào. Tuy nhiên trong nồi hơi áp suất cao thì nước phải hoàn toàn không có chất
cặn. Chất rắn trong nước uống là nơi cư trú của các vi khuẩn gây bệnh phát triển
và do đó làm giảm hiệu quả khử trùng nước bằng quá trình clo hóa, kết quả là
gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Trong hầu hết các việc cung cấp nước,
chất lơ lửng nhiều gây mất mỹ quan và có thể gây cản trở trong các thí nghiệm
sinh hóa.
1.3.2.2 Đơn vị và thang đo tiêu chuẩn.
Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo
độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity Unit).
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), độ đục được xác định bằng chiều sâu
lớp nước thấy được (gọi là độ trong) mà ở độ sâu đó người ta vẫn đọc được hàng
chữ tiêu chuẩn. Độ đục càng thấp chiều sâu của lớp nước còn thấy được càng
lớn. Nước được gọi là trong khi mức độ nhìn sâu lớn hơn 1 m (hay độ đục nhỏ
hơn 10 NTU). Theo qui định của TCVN, độ đục của nước sinh hoạt phải lớn
hơn 30 cm.
1.3.2.3

Các yếu tố cơ bản gây ra độ đục

Nước sông trong suốt thời gian lũ: Mùa lũ các con sông thường có lưu
lượng nước lớn, vận tốc dòng chảy rất mạnh. Do đó khi nguồn nước chảy từ
thượng nguồn về, nó cuốn theo rất nhiều thứ như bùn, đất, đá, xác của các loài
động thực vật, và một số tạp chất khác…các chất này được cuốn theo cùng dòng
nước, hòa lẫn vào trong nước cho nên nước sông vào mùa lũ có độ đục rất lớn.

Nước sông bị ô nhiễm: Nước sông ô nhiễm thường là do có một hay nhiều
nguồn chất thải nào đó thải trực tiếp ra mà chưa được xử lý, chất thải đó gồm
8


các chất vô cơ cũng như hữu cơ, các chất này hòa lẫn trong nước sẽ gây ra độ
đục cho vùng nước bị ô nhiễm đó. Độ đục nhiều hay ít tùy thuộc vào sự ô nhiễm
của các chất thải ở nơi đó.
Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước đã qua sử dụng của con
người, khi được thải ra nó mang theo một lượng hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ
(nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của con người) và đất cát, hóa chất
khác,… những tạp chất đó sẽ gây ra độ đục cho nước.
Sự khuấy động nguồn nước: Các loài cá có thể góp phần tăng độ đục. Khi
chúng ăn bớt hoặc loại bỏ thảm thực vật, trầm tích có thể trở nên lơ lửng trong
nước. Trầm tích ở đáy nước có thể bị khuấy động thông qua thay đổi dòng chảy,
do cá ăn và nguyên nhân do con người như nạo vét. Các dự án nạo vét, loại bỏ
trầm tích trong kênh là nguyên nhân chính của trầm tích tái lơ lửng vào nước.
Nạo vét có thể gây ra mức độ đục cao vì nó làm nhiễu loạn lượng trầm tích lớn
trong một thời gian tương đối ngắn. Những hạt bị khuấy lên chủ yếu là bùn và
cát. Khi chúng lắng trở lại, chúng có thể làm thay đổi môi trường sống như làm
dập trứng cá và bóp nghẹt các sinh vật dưới đá.
1.3.2.4 Vai trò của độ đục trong kiểm soát chất lượng nước
Độ đục là một trong những phép đo phổ biến nhất được sử dụng tròn tính
toán và đánh giá chất lượng nước. Dữ liệu độ đục là rất hữu ích trong đời sống
và sản xuất, quy trình nước thải và giám sát môi trường. Độ đục được cho là liên
quan tới trình trạng không trong suốt hoặc là mức độ trong của nước. Theo khoa
học, độ đục gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng
trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật và chất hữu cơ có trong nước.
Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng hoặc hấp thụ chúng và phát xạ trở lại với
cách thức tùy thuộc vào kích thước, hình dạng và thành phần của các hạt lơ lửng

và vì thế cho phép các thiết bị đo độ đục ứng dụng để phản ánh sự thay đổi về
loại, kích thước và nồng độ của các hạt có trong mẫu.
Độ đục không đo số lượng của chất rắn lơ lửng trong mẫu nhưng thay vào đó
là một phép đo kết hợp ảnh hưởng tán xạ từ một nguồn sáng đặc biệt bởi chất
rắn lơ lửng để phản ánh độ đục của mẫu. Mặc dù không trực tiếp đo đạc số
lượng chất rắn lơ lửng nhưng độ đục có thể được xem là chỉ thị cho chất lượng
nước thông thường nhất cho quá trình xử lý ngay từ lúc bắt đầu. Kết quả đo giúp
ta đánh giá được hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ của quá trình làm sạch và tác động
9


của các hạt trong vai trò là chỗ cư trú của các mầm vi sinh vật nguy hại. Những
người vận hành được hỗ trợ bởi các thiết bị đo độ đục cải tiến để đánh giá trực
tiếp hoặc liên tục sự thay đổi của các hạt lơ lửng trong dòng chảy vào và trong
suốt quá trình lọc hay rửa ngược. Dựa vào đó chúng ta cũng có thể biết được
một quy trình là phù hợp với các phương pháp khác hay không, chẳng hạn như
so sánh với thí nghiệm kiểm tra tổng chất rắn lơ lửng theo phương pháp trọng
lực.
1.3.2.5 Vai trò của độ đục trong lĩnh vực kinh tế - nuôi trồng thuỷ hải sản
Độ đục của nước liên quan đến số lượng của vật chất nằm lơ lửng trong
nước, trong đó độ đục gây trở ngại cho sự thâm nhập ánh sáng trong cột nước.
Trong đầm (ao) nuôi thuỷ hải sản, độ đục của nước có thể là kết quả của các
sinh vật phù du hoặc từ hạt đất sét. Độ đục giới hạn trong việc ánh sáng xâm
nhập, do đó gây ra hạn chế quang hợp ở lớp dưới cùng. Độ đục trong ao hồ cao
có thể gây ra nhiệt độ và oxy hòa tan phân tầng trong ao nuôi tôm.
Sinh vật phù du được mong muốn khi mật độ không quá nhiều, nhưng các
hạt đất sét nằm lơ lửng trong ao hồ thì không được mong đợi. Nó có thể gây ra
tắc nghẽn mang tôm hoặc gây chấn thương trực tiếp đến các mô của tôm. Sự xói
mòn hoặc chính là nước có thể là nguồn gốc của các hạt đất sét nhỏ (1-100 nm)
và gây ra độ đục không mong muốn. Vì vậy nắm rõ được những tham số về độ

đục sẽ giúp chủ hộ kiểm soát tốt môi trường kinh doanh của mình.
1.3.2.6 Tác hại của độ đục
Độ đục cao có thể làm giảm tầm nhìn và làm tổn hại đến đời sống thủy sinh.
Các chất rắn lơ lửng có thể phá vỡ sự chuyển động tự nhiên và di cư của các
quần thể thủy sinh. Cá dựa trên tầm nhìn và tốc độ để bắt con mồi sẽ bị ảnh
hưởng bởi độ đục cao. Các loài cá thường chạy trốn khu vực có độ đục cao đến
nơi ở mới. Đối với những loài cá vẫn sống trong môi trường đục, trầm tích có
thể bị ảnh hưởng đến thể chất cá. Trầm tích có thể làm tắc nghẽn mang cá và
làm giảm sức đề kháng dẫn đến bệnh và ký sinh trùng. Một số loài cá có thể tiêu
thụ chất rắn lơ lửng, gây ra bệnh tật và sản sinh những con cá với chất độc tiềm
năng hoặc mang các mầm bệnh. Nếu các trầm tích tiêu thụ không giết chết cá,
nó có thể làm thay đổi hóa học trong máu của cơ thể các và làm giảm sự tăng
trưởng của chúng.

10


Độ đục cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thực vật ngập nước. Độ đục
lớn hơn 15 NTU được coi là bất lợi cho tăng trưởng cỏ biển ở vùng cửa sông.
Khi độ đục tăng, lượng ánh sáng cho thực vật thủy sinh ngập nước giảm. Nếu
không có đủ ánh sáng, quang hợp sẽ dừng lại, và sẽ không còn sản xuất oxy hòa
tan. Ngoài việc giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, các thủy sinh sẽ chết. Khi
các thảm thực vật thủy sinh chết đi, các sinh vật ăn chúng cũng sẽ giảm do
nguồn thực phẩm sẵn có giảm.
Ngay cả đời sống thủy sinh không phụ thuộc nhiều vào thực vật để tồn tại
cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ oxy hòa tan thấp. Nếu cá và sự sống không thể
thoát khỏi những khu vực thiếu ôxy chúng sẽ chết.
[Giáo trình thực tập lớp đô thị học – Tài liệu thực tập phân tích nước]

1.4 Mối tương quan giữa độ đục và hàm lượng TSS

Độ đục thể hiện tính quang học của nguồn nước, ảnh hưởng đến cái nhìn vật
lý của nước. Chất rắn lơ lửng và vật chất có màu hòa tan làm giảm độ trong của
nước. Độ đục thường được sử dụng như là một chỉ số về chất lượng nước dựa
vào sự trong suốt của nước và tổng số ước tính chất rắn lơ lửng trong nước.
Độ đục của nước dựa vào lượng ánh sáng bị tán xạ bởi các hạt. Càng nhiều
hạt cặn lơ lửng hiện diện trong nước thì ánh sáng càng bị phân tán khi qua nước.
Như vậy, độ đục và tổng chất rắn lơ lửng có liên quan. Tuy nhiên, độ đục không
phải là một phép đo trực tiếp của tổng số chất rắn lơ lửng trong nước. Thay vào
đó, như một biện pháp làm trong nước tương đối, độ đục thường được sử dụng
để chỉ ra những thay đổi nồng độ tổng chất rắn lơ lửng trong nước mà không cần
cung cấp một phép đo chính xác các chất rắn.
Giám sát độ đục sẽ cho phép chúng ta đánh giá được hàm lượng TSS của môi
trường nước ở phạm vi lớn chỉ với các phương pháp lấy mẫu thông thường, từ
đó giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Độ đục phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, và màu sắc, cách tiếp cận này
đòi hỏi phải tính toán một phương trình tương quan cho từng vị trí địa lý. Vì vậy
có những trường hợp hai đại lượng này không nhất thiết phải đi chung với nhau.
Nhưng những số liệu thu thập được trong quá trình đo độ đục cũng đóng góp
đáng kể vào giá trị TSS.
Mối liên hệ giữa độ đục và hàm lượng TSS đã được khoa học chứng minh,
đồng thời đã được ứng dụng rất nhiều trong các nghiên cứu ở nước ta. Tuy nhiên
để ứng dụng vào việc đánh giá tại sông Đá Bạc thì chưa có tài liệu nào cụ thể,
11


vậy em thực hiện các số liệu đo đạc và nhận xét dưới đây để nêu rõ vai trò cũng
như mối tương quan của hai hàm lượng TSS và độ đục.
1.5 Ảnh hưởng của pH và độ muối đối với chất lượng nước sông
1.5.1 Ảnh hưởng của pH
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh. Trong tự nhiên, độ pH ảnh hưởng

đến hoạt động sinh học trong môi trường nước và liên quan đến một số đặc tính
như tính ăn mòn, hòa tan... chi phối các quá trình xử lí nước cấp cũng như nước
thải. Giá trị pH cho phép ta quyết định xử lí nước như đông tụ hóa học, khử
trùng hoặc trong xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Sự thay đổi giá trị
pH trong nước có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước
do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng
hóa học, sinh học xảy ra trong nước.
[Giáo trình thực tập lớp đô thị học – Tài liệu thực tập phân tích nước]

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2015 quy định hàm lượng tới hạn cho phép
của pH trong nước mặt như sau:
Bảng 1.1 : Hàm lượng tới hạn cho phép của pH trong nước mặt

Phân loại nước

Giá trị tới hạn (mg/l)

A1 ( sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh
hoạt )

6,0 – 8,5

A2 ( dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp;
bảo tồn động vật thủy sinh )

6,0 – 8,5

B1 ( dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi )


5,5 – 9,0

B2 ( Giao thông thủy và các mục đích khác với
yêu cầu chất lượng nước thấp)

5,5 – 9,0

1.5.2 Ảnh hưởng của độ muối
Độ muối là một đại lượng đặc trưng của nước. Người ta dựa vào độ muối để
xác định nguồn nước là nước ngọt, nước nợ hay nước mặn. Theo Bách Khoa
12


toàn thư Việt Nam, nước nợ là nước có độ mặn từ 1 tới 10 g/L hay 1 tới 10 ppt
(hay ‰). Một đặc trưng của nhiều bề mặt nước lợ là độ mặn của chúng có thể
dao động mạnh theo thời gian và/hoặc không gian. Mùa nước cạn khi lượng
nước từ thượng nguồn giảm xuống, nước từ các đại dương sẽ thâm nhập sâu hơn
từ cửa sông vào sâu bên trong, gây lên hiện tượng tăng độ muối của sông.
[vi.wikimedia.org ]

Bảng 1.2 : Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan.
Độ mặn của nước dựa trên các muối hòa tan theo ppt (Việt Nam)

Nước ngọt

Nước lợ

Nước mặn

Nước muối


<1

1 -> 10

>10

> 50

13


Chương II. Các phương pháp phân tích – Xử lý số liệu
2.1. Vị trí nghiên cứu và thời gian thu mẫu.
a) Vị trí thu mẫu: Chân cầu Đá Bạc, bắc qua sông Đá Bạc ( Tọa độ:
21°00'14.5"N 106°41'07.3"E ).
b) Thời gian thu mẫu: Từ ngày 3/3/2016 đến ngày 30/04/2016.
c) Tần suất: Hai ngày một tuần. Một ngày hai mẫu sáng và chiều.
d) Mẫu nước mặt.
e) Các thông số phân tích: TSS, độ đục, pH, độ muối
f) Cách lấy mẫu: Rửa qua 2, 3 lần với nguồn nước cần lấy. Nhúng chai
nhựa một 500ml xuống độ sâu 20 cm đợi cho đầy ( không lấy quá đầy để có thể
lắc được đều chai ). Bảo quan chai chứa mẫu ở nơi thoáng mát. Phân tích mẫu
ngay khi có thể sau khi lấy mẫu.

:Vị trí thu mẫu
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí nghiên cứu tại khu vực sông Đá Bạc
(Thủy nguyên – Hải Phòng)

14



2.2. Các phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
2.2.1. Phương pháp phân tích TSS trong phòng thí nghiệm
2.2.1.1 Nguyên lý
Để đo TSS của một mẫu nước hoặc mẫu nước thải được xác định bằng cách
đổ từ từ một lượng nước thông qua một bộ lọc có kích thước lỗ lọc rất bé theo
chỉ định (thông thường thì là 1lít, điều chỉnh ít hơn nếu mật độ hạt cao, hoặc
nhiều lên gấp hai gấp ba lần nếu mẫu nước sạch). Sau đó ta sẽ cân bộ lọc sau khi
đã loại bỏ hết nước bằng phương pháp sấy. Trong đó bộ lọc đạt chuẩn để đo
hàm lượng TSS thường được cấu tạo từ sợi thuỷ tinh. Sau khi sấy khô thì trọng
lượng chất rắn thu được thể hiện bằng đơn vị dẫn xuất hoặc tính từ khối lượng
nước lọc (mg/L)
Lưu ý : Nếu nước chứa một lượng đáng kể các chất hòa tan (như chắc chắn
sẽ là trường hợp khi đo TSS trong nước biển) điều này sẽ làm tăng trọng lượng
của các bộ lọc khi nó khô. Vì vậy nó là cần thiết để "rửa" bộ lọc và mẫu với
nước khử ion sau khi lọc mẫu và trước khi làm khô bộ lọc. Thất bại trong việc
thêm bước này là một sai lầm khá phổ biến được thực hiện bởi các kỹ thuật viên
phòng thí nghiệm có kinh nghiệm làm việc với các mẫu nước biển, và sẽ hoàn
toàn mất hiệu lực của kết quả là trọng lượng của các muối còn lại trên bộ lọc
trong quá trình sấy có thể dễ dàng vượt quá của các hạt vật chất lơ lửng.
Sau khi đã thực hiện các bước đo lường theo quy chuẩn, hàm lượng TSS sẽ
được xác định theo phương pháp khối lượng , theo công thức:

Trong đó:
m1 = Khối lượng ban đầu của giấy lọc (mg)
m2 = Khối lượng sau của giấy lọc và phần vật chất lọc được (mg)
V = Thể tích mẫu nước đem lọc (ml)
1000 = hệ số đổi thành 1 lít


15


2.2.1.2 Dụng cụ thiết bị - Hoá chất
a) Dụng cụ, thiết bị : Bình hút ẩm, tủ sấy, cân phân tích có độ chính xác
đến 0.1 mg, giấy lọc, phễu, đĩa nhôm, kẹp nhôm.
b) Hoá Chất: Nước cất.
2.2.1.3

Các bước tiến hành

a) Gấp giấy lọc thành các nếp như nan quạt rồi cho vào tủ sấy ở nhiệt độ
103 – 105 độ C trong 2 tiếng.
b) Chuyển giấy lọc ( bằng kẹp ) ra bình hút ẩm để cân bằng nhiệt độ với
nhiệt độ phòng trong 2 tiếng.
c) Cân giấy lọc ta được m1 ( g ).
d) Để giấy lọc vào phễu và bắt đầu tiến hành lọc mẫu thu.
e) Sau khi lọc xong, dùng kẹp lấy giấy lọc ra khỏi phễu, đặt vào giá đỡ
nhôm đã chuẩn bị sẵn.
f) Đặt mẫu đã lọc vào tủ sấy trong 2 giờ ở nhiệt độ 103- 105 độ C.
g)
Chuyển giấy lọc ( bằng kẹp ) ra bình hút ẩm để cân bằng
nhiệt độ với nhiệt độ phòng trong 2 tiếng.
h) Cân giấy sau khi để ở bình hút ẩm ta được m2.
2.2.1.4 Lưu ý
a) Khi lấy mẫu cần loại bỏ rác trôi nổi trong nước.
b) Khi có chất lơ lửng bám trên thành dụng cụ chứa mẫu, phải sử dụng toàn
bộ lượng mẫu có trong dụng cụ chứa để lọc. Rửa cặn bám trên thành dụng cụ
bằng que thủy tinh có bọc ống cao su ở đầu và đổ lại phễu lọc.
c) Trước khi lọc phải lắc đều mẫu.

d) Tất cả các thao tác đều phải dùng qua kẹp, không dùng tay trực tiếp.
2.2.2 Phương pháp phân tích đo độ đục trong phòng thí nghiệm
2.2.2.1 Nguyên lý
Độ đục là một phép đo tính chất quang học của nước, đo lượng ánh sáng bị
tán xạ hấp thụ bởi các hạt trong mẫu. Tiến hành phép đo độc đục bằng các thiết
bị áp dụng phương pháp đo 90(độ) hay còn gọi là Nephelometric. Một kĩ thuật
dựa vào sự phân tán ánh sáng của các hạt lơ lửng ở góc 90 độ so với phương ánh
sáng chiếu tới, đó là vị trí nhạy nhất không bị phụ thuộc vào kích thước của hạt.
Đo độ đục không yêu cầu phải chuẩn mẫu, chỉ cần lắc đều ống nghiệm trước khi

16


phân tích. Chỉ cần đổ các mẫu vào ống thuỷ tinh, đặt vào thiết bị đo và thu số
liệu.
Chú ý : Do các thiết bị khác nhau sẽ có kết quả khác nhau vì thế người sử
dụng thường gặp khó khăn trong việc hiệu chuẩn thiết bị cho chính xác so sánh
với kết quả đọc từ thiết bị khác. Một số thường hay gặp các lỗi do không chú ý
đến các nguyên nhân gây cản trở từ thiết bị (như ánh sáng lạc, bóng khí) khi cố
gắng điều chỉnh giá trị đo qua các bộ phận quang học khác nhau. Vì thế hiệu
chuẩn theo các giá trị độ đục được cung cấp từ nhà sản xuất với đường đồ thị
hiệu chuẩn đã được thiết lập và kết hợp với các phương pháp hiệu chuẩn tin cậy
sẽ đạt đến độ chính xác cao.
2.2.2.2 Dụng cụ thiết bị
a) Máy đo độ đục TB01.
b) 2 cuvet dung dịch chuẩn 0 NTU, chuẩn 100 NTU.
c) 1 cuvet để đựng dung dịch mẫu để đo.
2.2.2.3 Các bước tiến hành
a) Chuẩn độ thiết bị máy đo độ đục TB01 : Cho các dung dịch chuẩn vào
thiết bị đo. Hiệu chuẩn bằng các núm xoay sao cho màn hình hiển thị 0, 100

tương ứng với các dung dịch chuẩn.
b) Lắc đều mẫu cần đo và đổ đầy cuvette. Dùng giấy lau khô cuvette.
c) Cho cuvet vào thiết bị. Quan sát màn hình hiển thị thông số độ đục.
d) Ghi lại kết quả đo được.
e) Lặp lại các bước 1 lần. Lấy giá trị trung bình.
2.2.2.4 Lưu ý
a) Thiết bị ở phòng thí nghiệm chỉ đo được giá trị độ đục đến 200. Khi giá trị
độ vượt quá cho phép chúng ta phải pha loãng dung dịch để có thể sử dụng máy.
b) Các dung dịch chuẩn cần được lắc đều trước khi cho vào hiệu chuẩn.
c) Các nguyên nhân có thể ảnh hưởng tới độ đục: Cặn có khả năng lắng
nhanh, cuvet bẩn, có bọt khí trong mẫu, độ màu thật của mẫu.
d) Cần rửa lại các cuvet, lọ thủy tinh chứa nước mẫu bằng nước cất sau mỗi
lần đo.

17


2.2.3 Đo độ muối trong phòng thí nghiệm
2.2.3.1 Nguyên lý
Trong hải dương học, người ta sử dụng độ muối (salinity) để đặc trưng cho
độ khoáng của nước biển, nó được hiểu như tổng lượng tính bằng gam của tất cả
các chất khoáng rắn hoà tan có trong 1 kg nước biển.
Vì tổng nồng độ các ion chính (11 ion) chiếm tới 99,99% tổng lượng các chất
khoáng hoà tan nên có thể coi độ muối nước biển chính bằng giá trị này.
Điều đó cũng có nghĩa là đối với nước biển khơi, độ muối có thể được tính
toán thông qua nồng độ của một ion chính bất kỳ.
Máy đo độ mặn là một dụng cụ giúp đo độ mặn hay độ muối được ký hiệu S
‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất
hòa tan chứa trong 1 kg nước.
Có 2 loại thiết bị có thể đo độ mặn, độ muối trong nước:

a) Khúc xạ kế đo độ mặn: Dùng nguyên lý khúc xạ ánh sáng để đo, cách này
dùng để đo nồng độ % của muối NaCl trong nước.
b) Máy đo độ mặn kỹ thuật số: Đo lượng muối chính xác có trong 1kg nước
cần đo.Ở đây chúng ta dùng thiết bị Khúc xạ kế đo độ mặn.
2.2.3.2

Dụng cụ thiết bị

Máy đo độ muối Atago.
2.2.3.3 Các bước tiến hành
a) Tia nước cất vào vùng thiết bị đo để rửa sạch thiết bị.
b) Quan sát thiết bị nếu giá trị hiển thị là 0 thì có thể bắt đầu đo mẫu.
c) Tia nước mẫu, quan sát và ghi lại giá trị.
d) Lặp lại 1 lần. Lấy giá trị trung bình của 2 lần đo.
2.2.4 Đo pH trong phòng thí nghiệm
2.2.4.1 Nguyên lý
Độ PH chính là độ axit hay độ chua, độ kiềm trong nước. Nồng độ pH ảnh
hưởng rất nhiều tới điều kiện sống của các sinh vật trong nước. Các loài cá
thường không sống được trong môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự
thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc
kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO4, NO3…
Có rất nhiều cách đo độ pH của nước nhưng cho kết quả nhanh, chính xác
nhất là các. Máy đo độ pH sử dụng điện cực để đo.
18


Dùng máy đo nồng độ pH chúng ta sẽ không phải đoán màu pH hay phải
dùng các thuốc thử khác, chỉ cần nhúng máy đo độ pH vào dung dịch mẫu và
đọc thông số trên màn hình hiển thị trong vài giây.
2.2.4.2 Dụng cụ thiết bị

a) Máy đo nhiệt độ và độ pH độ nhạy cao pH-618.
b) Cốc thủy tinh đựng dung dịch.
c) Dung dịch chuẩn pH 4,01 ; 6,86.
2.2.4.3 Các bước tiến hành
a) Rửa sạch ống nghiệm đựng dung dịch mẫu bằng nước cất.
b) Chuẩn độ thiết bị bằng cách nhúng bút vào cốc thủy tinh chứa dung dịch
chuẩn pH 4.01. Sau khi chuẩn độ thiết bị đã sẵn sàng để đo pH của mẫu.
c) Nhúng bút vào dung dịch cần đo chìm hết đầu cực.
d) Khuấy nhẹ nhàng và chờ đợi cho đến khi màn hình hiển thị ổn định.
e) Ghi lại kết quả và lặp lại 1 lần. Lấy giá trị trung bình của 2 lần đo.
2.2.4.4 Lưu ý
a) Sau mỗi lần đo cần tia nước cất rửa sạch ống thủy tinh chứa mẫu trước và
thiết bị đo.
b) Giá trị pH có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ phòng, bụi.....
c) Cần đo pH sớm nhất có thể bởi pH để càng lâu giá trị độ sai lệch càng cao.
2.3. Phương pháp xử lí số liệu
2.3.1. Xây dựng mối liên hệ giữa TSS và độ đục dựa vào phần mềm Microsoft
Exel

19


×