Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHÂN văn tại THÀNH PHỐ HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.84 KB, 58 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY CP ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ÐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH NHÂN VĂN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

Giáo viên hướng dẫn
Đơn vị
Sinh viên
Lớp
Ngành

: Lê Thanh Tùng
: Khoa quản trị kinh doanh
: Trần Thị Cúc
: 2VH9
: Văn hóa du lịch

Hải Phòng, tháng 05 năm 2014

1


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa các thầy cô giáo và toàn thể các bạn. Trải qua quá trình học tập
và rèn luyện tại trường công nghệ Viettronics em đã có quá trình học tập bổ ích
và nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía nhà trường và các thầy
cô trong khoa Quản trị kinh doanh em đã dần dần trưởng thành hơn nhiều.Đặc
biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Thanh Tùng đã tân tình


hướng dẫn em thực hiện bài khóa luận này.Trong quá trình nghiên cứu thực hiện
bài khóa luận, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy, em đã học hỏi được những
kiến thức và phương pháp nghiên cứu khao học bổ ích. Từ đó em rút ra những
kinh nghiệm bổ ích cho riêng mình và hoàn thiện mình một cách tốt hơn. Nhờ
sự hướng dẫn của quý thầy cô em đã hoàn thiện bài khóa luận này. Tuy bài khóa
luận còn nhiều thiếu xót em mong được sự giúp đỡ và đóng góp của quý thầy cô
và các ban để cho đề tài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHÂN VĂN TẠI
THÀNH PHỐ HUẾ....................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................2
Kính thưa các thầy cô giáo và toàn thể các bạn. Trải qua quá trình học tập và rèn luyện tại
trường công nghệ Viettronics em đã có quá trình học tập bổ ích và nhận được sự quan tâm
giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía nhà trường và các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh em đã
dần dần trưởng thành hơn nhiều.Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê
Thanh Tùng đã tân tình hướng dẫn em thực hiện bài khóa luận này.Trong quá trình nghiên
cứu thực hiện bài khóa luận, dưới sự hướng dẫn khoa học của Thầy, em đã học hỏi được
những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khao học bổ ích. Từ đó em rút ra những kinh
nghiệm bổ ích cho riêng mình và hoàn thiện mình một cách tốt hơn. Nhờ sự hướng dẫn của
quý thầy cô em đã hoàn thiện bài khóa luận này. Tuy bài khóa luận còn nhiều thiếu xót em
mong được sự giúp đỡ và đóng góp của quý thầy cô và các ban để cho đề tài khóa luận của
em được hoàn thiện hơn..............................................................................................................2
Em xin chân thành cảm ơn!........................................................................................................2
MỤC LỤC..................................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH NHÂN VĂN................................7

3


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Huế được biết đến là một thành phố du lịch thơ mộng với sông Hương
xanh êm đềm và Núi Ngự Bình hùng vĩ. Hàng năm, doanh thu du lịch luôn
chiếm 1 phần khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh và tốc độ tăng ngày
càng nhanh. Năm 2012, hoạt động du lịchphát triển mạnh, tổng lượt khách ước
đạt 1,53 triệu lượt, tăng 17,6% so năm 2011, trong đó: khách quốc tế 719 nghìn
lượt, tăng 20,4%; công suất sử dụng buồng phòng đạt 73%, ngày lưu trú trung
bình 2,07 ngày/khách; doanh thu du lịch tăng 34,6%.
Bên cạnh đó, Festival Huế 2013 đã thu hút hàng triệu lượt người tham dự,
trong đó có trên 180.000 lượt người lưu trú, tăng 15,2%; thu hút 30.000 lượt
khách quốc tế từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, tăng 27,4% so với năm
2012. Nhiều dự án du lịch lớn đã được khởi động, đã khởi công các dự án trọng
điểm như dự án Petrolimex Huế, các dự án tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô,
cấp giấy phép đầu tư cho dự án Khu du lịch Nam A với tổng vốn đầu tư gần 500
triệu USD.
Từ đó, có thể thấy du lịch là một lĩnh vực rất quan trọng trong nền kinh tế
xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phố Huế có nhiều nguồn lực cho phát triển du lịch. Năm 1993, quần
thể di tích cung đình triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa
vật thể của nhân loại. Đúng 10 năm sau, năm 2013, Nhã nhạc cung đình Huế
tiếp tục được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Với 2 di sản
văn hóa thế giới như vậy, Huế đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài
nước với triển vọng số lượng khách du lịch sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tiếp
theo.

Quần thể di tích cung đình triều Nguyễn bao gồm đại nội và hệ thống lăng
tẩm của 13 triều vua nhà Nguyễn được coi là tour du lịch trọng điểm, điểm đến
đầu tiên của nhiều khách du lịch khi đến Huế. Gắn kết với tour du lịch này là
nhiều tour văn hóa, ẩm thực phi vật thể. Du khách sẽ có cơ hội tham dự một bữa
tiệc trang trọng với nhiều nghi thức và món ăn của cung đình Huế ngày xưa hay
dạo chơi trên sông Hương trong những đêm trăng thanh gió mát cùng với những
4


chiếc du thuyền rồng phượng và giọng ca ngọt ngào của người con gái xứ
Huế… Đó dường như là những nét nổi bật nhất của du lịch ở Thừa Thiên Huế.
Nhưng ở Thừa Thiên Huế vẫn còn có rất nhiều thắng cảnh đẹp và hấp dẫn
khách du lịch. Sông Hương và núi Ngự là những địa danh quen thuộc đã đi vào
thơ văn của bao nhiêu thế hệ làm say đắm lòng người. Đồi Vọng Cảnh – nơi mà
chúa Nguyễn thường đến vãn cảnh vào các buổi chiều tà – đúng như cái tên của
nó, là nơi mà du khách có thể ngắm nhìn sông Hương lững lờ trôi trong ánh
hoàng hôn và núi Ngự Bình trùng trùng điệp điệp thật hũng vĩ. Xuôi về phía
nam là đỉnh Bạch Mã có độ cao hơn 1500m, là vườn quốc gia với một hệ sinh
thái đa dạng và nhiều kỳ quan hấp dẫn và kỳ thú. Dưới chân Bạch Mã là biển
Lăng Cô, nơi được biết đến với một bãi biển dài cát trắng xóa và dòng nước
xanh ngắt mát rượi.
Bên cạnh đó, ở Huế vẫn bảo tồn được một hệ thống nhà vườn ở Phú Mộng,
Kim Long. Đây là những ngôi nhà rường có kiến trúc cổ độc đáo, không gian
vẫn lưu giữ những nét cổ xưa với những vườn cây ăn quả, những vườn cây cảnh
do chính chủ nhân trồng và chăm sóc. Khu vực này hiện đang nhân được nhiều
dự án tủ bổ và tôn tạo nhằm thu hút du khách đến thưởng ngoạn.
Nhắc đến Huế không thể bỏ qua các tài nguyên du lịch nhân văn như: Cố
đô Huế, Đại nội, các lăng tẩm, chùa Thiên Mụ…đã tạo cho Huế một nét đẹp vứa
cổ kính vừa thơ mộng. Vậy nên em đã chọn đề tài khóa luận là “Thực trạng và
giải pháp phát triển du lịch nhân văn tại Thành phố Huế”.

2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích chính của đề tài này là tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn
Thành phố Huế phục vụ cho việc khai thác, phát triển du lịch nói chung và
Thành phố Huế nói riêng.
3. Nhiệm vụ của đề tài.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Tìm hiểu lý luận chung về du lịch, tài nguyên du lịch, tài nguyên du lịch
nhân văn và xu hướng phát triển du lịch hiện nay.
- Tìm hiểu về tài nguyên du lịch nhân văn của Thành phó Huế, thực trạng
khai thác chúng cho hoạt động du lịch hiện nay.

5


- Đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du
lịch nhân văn để phát triển phục vụ phát triển du lịch.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài này tập trung nghiên cứu tất cả nguồn tài nguyên du lịch nhân văn
của Thành phố Huế. Trong đó chú trọng đến việc nêu thực trạng cũng như đưa
ra những giải pháp khắc phục dựa trên tình hinh kinh tế của Thành phố Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành khóa luận này người viết phải sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như:
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Để có được thông tin đầy đủ em và cập nhật, em đã tìm hiểu, thu thập
thong tin, tư liệu từ nhiều nguồn khách khác nhau như tài liệu ở Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch, ban quản lý các di tích, sách báo mạng internet…từ đótiến hành
xử lý để đưa ra được các kết luận cần thiết.
- Phương pháp khảo sát thực địa:

Đây là phương pháp rất quan trọng được sử dụng để tăng thêm tính thuyết
phục cho bài viết với những ghi nhận chân thực trong quá trình người viết đi thu
thập thực tế để hiểu sâu sắc hơn về nội dung.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích:
Là phương pháp được sử dụng để phân tích, đánh giá vấn đề sau những
nghiên cứu chung.
6. Bố cục của bài khóa luận
Ngoài 2 phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận gồm 3 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về du lịch và du lịch nhân văn.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch nhân văn tại Thành
phố Huế.
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả
tài nguyên du lịch nhân văn để phục vụ phát triển du lịch ở Huế.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH
NHÂN VĂN
1.1. Một số khái niệm về du lịch.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến ở
mọi nền kinh tế trên thế giới. Nhưng con người vẫn chưa đưa ra được một khái
niệm đầy đủ và toàn diện về du lịch. Ở các quốc gia khác nhau hay đứng dưới
các góc độ khác nhau, khái niệm về du lịch được hiểu theo những cách khác
nhau.
Theo cách hiểu truyền thống thì du lịch là hoạt động nhằm thỏa mãn tính tò
mò muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, bên ngoài nơi sinh sống của họ, con
người muốn biết những nơi khác có cảnh quan ra sao, muốn biết về dân tộc, nền
văn hóa, động vật, thực vật và địa hình ở những vùng, quốc gia khác.

Dưới đây là một số khái niệm về du lịch dưới các góc độ khác nhau:
Địa lý: Du lịch là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của họ.
Kinh tế: Du lịch là tổng hòa việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách tạo ra và
của những khách vãng lai đến với một túi tiền đầy tiêu dùng trực tiếp, trước hết
trong khách sạn, và tiêu dùng gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thỏa mãn
nhu cầu hiểu biết và giải trí (Picara Edmol).
Ý nghĩa hiện đại: Du lịch là một hiện tượng thời đại, dựa trên sự tăng
trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung
quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên
(Guer Freuler).
Tiếp cận cộng đồng: Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4
nhóm: khách du lịch, đợn vị cung ứng, chính quyền và dân cư tại nơi du lịch tạo
nên (Coltman).
Một cách tổng quát hơn, du lịch được hiểu là sự di chuyển và lưu trú qua
đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú
nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh,
7


có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và
dịch vụ cho các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
Hay đó là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhắm thỏa mãn nhu cầu này
sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian nhàn rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao
nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Năm 1963 tại hội nghị Liên hợp quốc về du lịch ở Roma đã đưa ra khái
niệm về du lịch thống nhất của tổ chức du lịch thế giới: Du lịch là tổng hợp mối
quan hệ, hiện tượng và hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và

lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay
ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm
việc của họ.
Tóm lại, Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội bao gồm 2 nội dung
chính:
Kinh tế: Đó là hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế từ kinh doanh nguồn tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.
Xã hội: là hoạt động giúp nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng,
giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, yêu hòa bình và tình đoàn kết.
1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
1.2.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch nhân văn.
Theo điều 13 Luật du lịch Việt Nam. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm
truyền thống hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình sáng tạo của con người và các di sản
văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Trong các tài nguyên du lịch nhân văn thì các di sản văn hóa có giá trị đặc
biệt, các di sản văn hoa này được chia thành di sản văn hóa phi vật thể .
Theo Luật di sản văn hóa thì di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh
thần có giá trị lịch sử văn hóa khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết,
được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền
khác như: Tiếng nói, chữ viết, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học ngữ
văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về

8


thủ công truyền thống, tri thức về y học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
Tóm lại văn hóa phi vật thể được hiểu là những giá trị văn hóa hiện hành
được lưu truyền từ quá khứ nhưng không có những đồ vật tượng trưng có thể “

sờ”, “ nắn” được, ví dụ như văn hóa phi vật thể là những bài hát dân ca, những
tập tục cổ truyền…
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa khoa
học bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia.
1.2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến: Nước ta có 54 tộc người,
tộc người nào cũng có nét văn hóa đặc sắc riêng, tuy nhiên vẫn mang một số đặc
điểm chung. Vì vậy tài nguyên du lịch nhân văn là thuộc tính của tất cả các dân
tộc, các quốc gia.
Tài nguyên du lịch nhân văn có tính truyền đạt nhiều hơn nhận thức: Tài
nguyên du lịch nhân văn được coi là những sản phẩm mang tính văn hóa khi du
khách đến thăm quan nó chủ yếu tìm hiểu lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc.
Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính tập trung dễ tiếp cận bởi tài nguyên
du lịch nhân văn là sản phẩm do con người tạo ra thường nằm tập trung tại các
điểm dân cư, các thành phố lớn nên dêc tiếp cận.
Như đã biết tài nguyên du lịch có tính mùa vụ nhưng tài nguyên du lịch
nhân văn không chịu tác động của mùa vụ.
1.2.3. Ý nghĩa, vai trò của du lịch nhân văn đối với phát triển du lịch Thành
phố Huế.
1.2.3.1. Ý nghĩa của du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là một trong yếu tố cơ sở để tạo nên vùng du
lịch, ảnh hưởng đến việc tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc
chuyên môn hóa của ngành du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn là các công trình đương đại do xã hội và cộng
đồng con người sáng tạo ra vì vậy mà nó có sức hấp dẫn du khách, có tính
truyền đạt nhận thức cao, có tác dụng giải trí, hưởng thụ mang ý nghĩa thứ yếu,
thuận lợi cho việc hình thành và phát triển du lịch.
9



1.2.3.2. Vai trò:
- Đối với phát triển kinh tế:
Du lịch có ảnh hưởng rõ nét lên nền kinh tế của địa phương thông qua tác
động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch. Quá trình
này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy có ảnh hưởng đến lĩnh
vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội. Du lịch đóng góp phần quan
trọng trong GDP của vùng, nơi có hoạt động du lịch phát triển.
Hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi cán cân thu chi của khu vực và đất
nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịch làm tăng thêm
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước đến. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên
đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch nước ngoài. Trong phạm vi
một đất nước, cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế
khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước song có tác
dụng điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát
triển hơn, kích thích sự phát triển kinh tế của vùng du lịch, đặc biệt là đối với
các vùng sâu vùng xa.
Khi một địa phương trở thành một địa điểm du lịch thì các ngành kinh tế
khác cũng được kích thích phát triển, đặc biệt là nông nghiệp và công nghiệp
chế biến… ngành cung cấp hàng hóa cho du lịch. Bên cạnh đó do các đòi hỏi
cao của khách du lịch nên có hàng hóa được sản xuất ra phải đảm bảo về mặt
chất lượng, buộc các đơn vị sản xuất phải quan tâm đầu tư trang thiết bị và sử
dụng công nhân có tay nghề cao.
Du lịch quốc tế cũng đem lại nguồn lợi xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt
hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được chi phí. Đồng thời du lịch
cũng là hoạt động xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được cả những mặt hàng dễ
hư hỏng mà ít bị rủi ro như hoa quả, rau tươi…, các mặt hàng được tiêu thụ tại
chỗ nên không cần đóng gói, bảo quản phức tạp.
- Đối với phát triển Xã hội:
Đối với xã hội, du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường

sức sống cho con người. Trong một chừng mực nào đó thì du lịch có tác dụng
hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động cho con người.

10


Những chuyến du lịch tại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, các
khu thắng cảnh thiên nhiên có tác dụng giáo dục tinh thân yêu thiên nhiên, yêu
văn hóa của đất nước. Khi tiếp xúc trực tiếp với các công trình này, du khách
mới thực sự cảm nhận được giá trị to lớn của chúng.
Khi đi du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn,
nhờ đó du lịch là cơ hội tăng cường tình đoàn kết cộng đồng. Mỗi chuyến du
lịch còn thường để lại cho du khách một số kinh nghiệm, tăng vốn hiểu biết về
địa lý và kiến thức văn hóa nói chung.
Ngành du lịch phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế
khác, do đó nhu cầu về lao động tại địa phương sẽ tăng thêm nhằm phục vụ cho
nhu cầu về nhân công của bản thân ngành du lịch và cả các ngành kinh tế khác,
thông qua đó tạo thêm việc làm, giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống
cho người dân.
Phát triển du lịch còn có ý nghĩa lớn khi nó làm sống lại những ngành nghề
thủ công truyền thống. Bởi hiện nay du lịch văn hóa các làng nghề rất được du
khách ưa thích, vì tâm lý muốn tìm hiểu cuộc sống văn hóa, lao động của người
dân bản địa nơi họ đến thăm. Đồng thời du khách mỗi khi đi du lịch tại một địa
phương nào đó thường muốn mua một vài sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm thủ
công để làm kỉ niệm hay làm quà cho người thân, bạn bè.
1.3. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn.
1.3.1. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
Các di sản văn hóa thế giới được xác định theo 6 tiêu chuẩn sau:
- Là tác phẩm độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của con người.
- Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ

thuật cấu tạo không gian trong một thời kì nhất định, trong một khung cảnh văn
hóa nhất dịnh
- Là chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất.
- Cung cấp một ví dụ hùng hồn về thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản
ánh một giai đoạn lịch có ý nghĩa.
- Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống, nói nên
được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động
không cưỡng lại được.
11


- Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện tín ngưỡng đáp ứng những
tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng trong sáng về vật liệu, về cách tạo lập cũng như
về vị trí.
Di sản văn hóa được coi là sự kết tinh của những sáng tạo văn hóa của một
dân tộc. Các di sản văn hóa khi được công nhận là các di sản văn hóa thế giới
của quốc gia thì sẽ trở thành nguồn tài nguyên nhân văn vô giá, có sức hấp dẫn
du khách đặc biệt là du khách quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có 3 di sản văn hóa
được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đó là: Cố đô Huế, Thánh
địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An.
1.3.1.2. Các di tích lịch sử văn hóa.
Định nghĩa: Di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể,
khách quan trọng đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tộc thể hoặc cá
nhân con người hoạt động sáng tạo trong lịch sử để lại.
Phân loại: Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia được chia thành:
+ Loại di tích văn hóa khảo cổ: Là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá
trị văn hóa thuộc về thời kì lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian
nào đó trong lịch sử cổ đại. Đa số các di tích văn hóa khảo cổ nằm trong lòng
đất.

+ Loại hình di tích lịch sử bao gồm: Di tích ghi dấu về dân tộc học, di tích
ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng tiêu biểu, di tích ghi dấu chiến công chống
quân xâm lược, di tích ghi dấu những kỉ niệm, di tích ghi dấu sự vinh quang
trong lao động, di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến.
+ Loại hình di tích văn hóa nghệ thuật: Là các di tích gắn với công trình
kiến trúc có giá trị nên gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật.
+ Các danh lam thắng cảnh: Cùng với các di tích lịch sử văn hóa không
nhiều thì ít còn có những giá trị văn hóa do thiên nhiên ban tặng đó là các danh
lam thắng cảnh, ở nước ta danh lam thắng cảnh có ý nghĩa là nơi cảnh đẹp, có
chùa nổi tiếng thờ phật, có vẻ đẹp thieenn nhiên bao loa hùng vĩ thoáng đãng có
giá trị nhân văn do bàn tay, khối óc của con người dựng nên. Các danh lam
thắng cảnh thường chứa đựng trong đó giá trị của nhiều loại di tích lịch sử văn
hóa vì vậy nó có giá trị quan trọng đối với hoạt động du lịch.
12


1.3.2. Tài nguyên du lịch phi vật thể.
“Di sản văn hoa phi vật thể” được hiểu là các tập quán, các hình thức thể
hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo
tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người
và trong một số trường hợp các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa
của ho. Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật
thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi
với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử
của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó
khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con
người.
Di sản văn hóa phi vật thể được thể hiện ở những hình thức sau:
- Các truyền thống và biểu đạt truyền khẩu, trong đó ngôn ngữ là phương
tiện của di sản văn hóa phi vật thể.

- Nghệ thuật trình diễn.
- Tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội.
- Tri thức và tập quán liên quan đến tự nhiên và vũ trụ.
- Nghề thủ công truyền thống.
1.3.3. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác.
Những công trình đương đại nhiều khi cũng tạo ra sự hấp dẫn lớn đối với
du khách. Các công trình bao gồm: Các tòa nhà, hệ thống cầu cống, đường xá,
các viện nghiên cứu, các công trình nghiên cứu có giá trị kiến trúc nghệ thuật
như cầu sông Hàn, cầu Mỹ Thuận, cầu Bính, cầu Bãi Cháy, nhà máy thủy điện
Hòa Bình, những kiểu nhà có đồng bào dân tộc ít người… Thư viện, bảo tàng,
nhà lưu niệm, rạp hát, công viên, khu vui chơi giải trí, các sản phẩm lao động
đặc trưng, các món ăn truyền thống, cũng có thể được coi là các loại tài nguyên
nhân văn hữu hình. Như đã biết trong 7 kì quan lớn nhất của Thế giới có thư
viện đầu tiên của loài người, thư viện được coi là nơi lưu giữ tri thức của con
người qua từng thời kì lịch sử. Trong số các cơ sở trên thì bảo tàng có một vị trí
đặc biệt, qua bảo tàng du khách có thể hiểu biết khái quát và khá đầy đủ về đối
tượng tham quan trong một thời gian hạn chế, sẽ rất tốt nếu trước khi tham quan
các tour chuyên để du khách được giới thiệu đầy đủ về nội dung chính tại bảo
13


tàng, điều này giúp ích rất nhiều và làm cho chuyến tham quan trở nên thú vị và
đầy hấp dẫn.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, các ón ăn dân gian hay đặc
sản cũng có sức hấp dẫn đối với du khách. Khi du khách quốc tế đến Việt Nam
không thể không thưởng thức các món ăn nổi tiếng của vùng miền như: đến Hà
Nội là món phở, Hải Phòng là bánh đa cua, Huế nổi tiếng với chè Huế và các
món ăn cung đình…
Ngoài ra du khách có được những sản phẩm thủ công truyền thông như nón
Huế, lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, tranh dân gian Đông Hồ…khi đến với Việt

Nam
1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn.
1.4. Lễ hội
Định nghĩa: Lễ hội là sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong
phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân trong thời gian lao động mệt
nhọc, hoặc là dịp để con người hướng về một sự kiện trọng đại như ngưỡng mộ
tổ tiên, ôn lại truyền thống hoặc để giải quyết những âu lo, những khao khát, mơ
ước mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
Nội dung lễ hội.
Lễ hội thường có 2 phần: Phần lễ và phần hội
+ Phần nghi lễ: Các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần nghi lễ với những
nghi thức nghiêm túc, trọng thể mở đầu ngày hội theo thời gian và không gian.
Phần nghi lễ mở đầu ngày hội bao giờ cũng mang tính tưởng niệm lịch sử,
hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc có ảnh
hưởng đến sự phát triển xã hội. Nghi thức tế lễ nhằm bày tỏ sự tôn kính với
cácbậc thánh hiền và thần linh, cầu mong bình an, mưa thuận gió hòa, cầu tài
cầu lộc…
+ Phần hội: Trong phần hội thường diễn ra những hoạt động biểu tượng
điển hình của tâm lý cộng đồng văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm
của dân gtộc đó với thực tế lịch sử xã hội và thiên nhiên. Ngoài ra nó còn những
trò vui, thi nghề, thi hát, tượng trưng cho sự nhớ ơn và ghi công của người xưa.
Tất cả những gì tiêu biểu cho một vùng đất, một làng xã được mang ra phô diễn
mang lại niềm vui cho mọi người.
14


1.4.2. Nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Qúa trình phát triển và hình thành làng nghề ở nước ta.
Làng nghề thủ công ở Việt Nam xuất hiện rất sớm. Theo giáo sư Hà Văn
Tấn trong cuốn Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam thì trước thời kì đầu đã có dấu

hiệu xuất hiệ làng nghề ỏe Việt Nam, do nhu cầu trao đổi sản phẩm rộng rãi đã
tạo ra sự phân công lao động đa dạng cùng với sự phát triển của các khu dân
công làng xóm tập trung dọc theo các lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam.
Trải qua nhiều triều đại phong kiến các làng nghề vẫn phát triển phục vụ nhu
cầu của đời sống sinh hoạt dân cư, đặc biệt tại khu vực đông dân cư các làng
nghề phát triển mạnh mẽ. Đến nay một số làng nghề truyền thống đã mai một.
Trong những năm gần đây, do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước thì
nhiều làng nghề đã được khôi phục và phát triển.

15


Tiểu kết 1
Du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế có đóng góp to
lớn trong GDP và trở thành ngành kinh tế chủ đạo của nhiều quốc gia phát triển
kinh tế bằng con đường du lịch. Và việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch
nhân vănchính là giải pháp tối ưu để đạt được các mục tiêu tăng trưởng nhanh
trong khi vẫn sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Ngày nay du lịch nhân văn
đang phát triển mạnh mẽ. Các đối tượng văn hóa, các tài nguyên du lịch tự nhiên
và nhân văn là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch hấp dẫn. Nó đánh dấu sự độc
đáo, hấp dẫn của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia, từng dân tộc…

16


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NHÂN
VĂN TẠI THÀNH PHỐ HUẾ.
2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn của Thành phố Huế.
2.1.1. Các lễ hội.
Hiện nay các lễ hội truyền thống đang có xu hướng khôi phục và phát triển

trở lại. Hầu hết các địa phương trong cả nước đều tổ chức các lễ hội của mình
vào độ xuân về, thu sang, hòa nhập với không khí tưng bừng.
Là vùng có truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc. Huế có rất nhiều lễ
hội dân gian. Đặc điểm của các lễ hội ở Huế là được tổ chức rất công phu, bài
bản, khiến nhiều du khách thích thú với các sản phẩm du lịch văn hóa này.
Chính những đặc điểm này cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lễ hội vào mục
đích du lịch.
2.1.1.1. Hội đua ghe truyền thống:
Hội đua ghe truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế là một ngày lễ hội mới
được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975.
Hội được tổ chức trong một ngày, nhằm ngày lễ Quốc Khánh 02-9 (dương
lịch). Địa điểm đua là bờ Sông Hương trước trường Quốc Học. Hội nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua
đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức khỏe và tạo không khí vui tươi lành mạnh
cho nhân dân. Đây cũng là dịp để biểu lộ lòng vui mừng của nhân dân vào ngày
Quốc Khánh. Quy mô hội có tính chất rộng rãi liên phường xã và các huyện
trong tỉnh. Hội tổ chức theo định kỳ, mỗi năm một lần theo phong tục.
Vào ngày lễ. Ban tổ chức tuyên bố thể lệ dự giải và chương trình đua bơi
gồm có một độ cúng, 7 độ tiền và một độ phá (9 đội đua). Mỗi đội đua phải qua
3 vòng, 6 tráo, riêng độ 7 và 3 độ tiền của nữ là hai vòng bốn tráo. Đội đua bắt
đầu bằng một lệnh trống (1 hồi chiêng). Các ghe đua 3 vè chính dọc Sông
Hương, lộn vè rốn lúc xuất phát và vòng cuối lúc vào đích. Đây là một tập tục
truyền thống vốn được nhân dân mến chuộng từ các lễ hội cổ truyền. Đua trải,
đua ghe luôn là một môn thể thao hấp dẫn, biểu thị sức khỏe và tài năng khéo
léo của thanh niên nam nữ.

17


Đối tượng tham gia lễ chủ yếu là thanh niên nam nữ các phường xã thuộc

các huyện và thành phố cũng ra sức đua tài trên sông Hương. Các người lớn tuổi
và trẻ em thì ra sức cổ vũ nên không khí cuộc đua bao giờ cũng sôi nổi, hào
hứng.
Nếu các cuộc đua ghe ở các làng mạc xa xưa có ý nghĩa và mục đích để cầu
mưa thuận gió hòa thì cuộc đua ghe truyền thống hiện nay không giữ lại mục
đích đó, mà dịp để tỏ lòng hân hoan và thi tài thể lực nhân ngày Quốc Khánh. Lễ
hội này vẫn còn được tổ chức, đem lại nguồn vui cho cả vận động viên lẫn dân
chúng trong tỉnh.
2.1.1.2. Hội vật Làng Sình:
Dù ai đi đó đi đây
Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình
Ðó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười
tháng giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình (Lại An), xã Phú Mậu huyện
Phú Vang để xem đấu vật. Sân vật được dựng ngay trước đình làng Sình.
Vật võ cũng là một hình thức để tưởng nhớ ngài khai canh làng đã truyền dạy
dân làng nghề vật. Nên đến ngày giỗ Ngài, dân làng tổ chức vật võ. Lễ chính tế
Ngài khai canh được cử hành vào sáng mồng mười tháng giêng âm lịch lúc 2h
sáng. Lễ tất mới vật võ, lúc 7h sáng.
Thể thức thi đấu hễ "tấm lưng trắng bụng" là thua nhưng có cuộc tranh tài
quá quyết liệt, có khi đô vật bị tử vong. Trọng tài của hội vật do một người có
uy tín trong làng đảm nhiệm. Lễ vật không hạn chế số đô vật ở các làng xã khác
tham dự. Thứ tự cuộc đấu chiến bắt đầu là các thiếu niên, sau đó là cuộc thi vật
của thanh niên và trung niên.
Sự tổ chức cũng theo thời gian mà thay đổi. Người thắng cuộc vật thời
trước là tay thượng võ đài chiến thắng mọi đối thủ đến phút cuối, khi không còn
ai dám lên đấu vật nữa mới được gọi là vô địch. Ngày nay các đô vật được chia
thành từng cặp đấu chiến, để qua các vòng sơ kết, bán kết và chung kết. Người
thắng vòng chung kết là vô địch. Như vậy đô vật khỏi bị mất sức vì phải đấu liên
tiếp với nhiều người.


18


Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu Vật
làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã
Phú Mậu, huyện Phú Vang (TT-Huế). Đây là một hoạt động văn hoá truyền
thống, giàu tinh thần thượng võ của người bản địa. Các đô vật sẽ thi đấu theo thể
thức vòng tròn.
Những người già ở làng Sình kể lại, hội vật truyền thống của làng đã có
lịch sử hơn 200 năm, và phát triển liên tục cho đến nay. Hội vật này khác hẳn
với hội vật ở một làng quê khác, bởi người dân tổ chức hội vật như một hình
thức giải trí đơn thuần sau những ngày tết chứ không vì mục đích tuyển chọn võ
sĩ cho triều đình phong kiến lúc bấy giờ. “Lệ” làng cũng quy định, các đô vật dự
đấu không nhất thiết phải là người địa phương, và bất kỳ khán giả nào cũng có
thể được lên sới đấu vật. Ngoài giải Cạn dành cho chức vô địch, làng còn dành
riêng một khoản tiền để thưởng cho tất cả những đô tham gia hội vật. Có thể do
điều kiện dự hội khá đơn giản, nên ngày xưa, cứ đến trước ngày làng mở hội vật,
trai tráng khắp nơi theo nhau về làng Sình.
Hội vật làng Sình về cơ bản cũng áp dụng theo nguyên tắc của luật thi đấu
vật dân tộc, các đô vật muốn vượt qua vòng đấu loại phải giành chiến thắng
trước 3 đối thủ, để giành chiến thắng, các đô vật phải đánh bại đối thủ của mình
với đòn đánh làm cho đối phương "lấm lưng, trắng bụng" (nghĩa là một phần
hoặc cả hai phần lưng của đối phương phải lấm đất, bụng ngửa lên trời). Nếu
vượt qua vòng đấu loại, các đô vật sẽ bước vào vòng bán kết. Ở vòng bán kết,
các đô vật phải vượt qua 1 đối thủ nữa mới lọt được vào vòng chung kết.
Hội vật làng Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ vì thế các đô vật không
được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn
công bằng đầu, bấm các huyệt, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt.... Một
nét độc đáo ở lễ hội làng Sình là tinh thần đồng đội ở các địa phương, một đô
vật của làng nào bị thua sẽ có đô vật khác lên tiếp sức. Nếu để thua một trận các

đô vật phải chờ đến năm sau mới "phục hận" được, vì thế các đô vật thường rèn
luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân tham dự, tranh tài.
Hội vật Làng Sình ngoài yếu tố tâm linh như mong cho dân khoẻ, làng yên,
mùa màng tươi tốt, hạnh phúc đến với muôn người còn là một hoạt động vui,

19


khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng
cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ.
2.1.1.3. Lễ hội Hòn Chén:
Tại Huế, Thánh Mẫu được thờ tại điện Hòn Chén, làng Hải Cát, huyện
Hương Trà. Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại
đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng
về đình. Ðám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ Nam đến đình làng Hải
Cát tổ chức trọng thể hơn cả.
Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp
nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc,
hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra
Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu
hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng...
Ðám rước cử hành trên những chiếc “bằng”. Trên mỗi bằng có bàn thờ
Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban Thánh
Mẫu, liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị thượng
Ngàn và Thuỷ Cung Thánh Mẫu. Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn
tán cờ quạt.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã được
phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa
phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là của
những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ

Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Theo ý nghĩa đó, việc phục hồi lễ hội điện Hòn
Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống của một vùng đất.
2.1.1.4. Hội chợ xuân Gia Lạc:
Trong ba ngày Tết ở tất cả các vùng quê hay thành thị khác, các chợ đều
ngừng mua bán để mọi người nghỉ Tết. Thế nhưng có một chợ lại mở vào những
ngày này và chỉ họp trong ba ngày Tết mà thôi - Đó là chợ Gia Lạc ở Huế. Theo
nghĩa Hán, “Gia Lạc” có nghĩa là “ nhà nhà vui tươi” hoặc “thêm vui”. Như vậy,
chợ này lập ra để tăng thêm nguồn vui cho mọi người.

20


Chợ có từ năm 1862 thời Minh Mệnh (1820 - 1840) do con thứ tư của vua
Gia Long là Định Viễn công Nguyễn Phước Bình lập ra bên bờ sông Hương.
Lúc đầu, chợ chỉ là nơi vui chơi, trao đổi hàng hoá của hoàng tộc. Sau thấy vui,
nhân dân quanh vùng đến mua bán, rồi bày ra các trò chơi dân gian. Do vậy, chợ
Gia Lạc trở thành một hình thức hội chợ vui xuân, chợ phiên ngày Tết.
Địa điểm họp chợ tại ngã ba giáp ranh làng Nam Phổ, trên hai nẻo đường
một về Dương Nỗ, một về Ngọc Anh, cách trung tâm thành phố Huế khoảng
3km, cách bờ sông Hương khoảng 300m. Đối diện với chợ Dinh bên kia sông
Hương.
Hàng hoá ở chợ rất phong phú, từ những đồ chơi cho trẻ, đồ ăn, thức
uống…đa phần là sản vật địa phương: cau Nam Phổ - vỏ mỏng, nhỏ tơ, ruột
trong; trầu chợ Dinh nổi tiếng và được gọi là “trầu hương”. Đồ chơi cho trẻ là
chim, cá, trái cây, con giống, ông Trạng cưỡi ngựa, Bà Trưng cưỡi voi… Tất cả
đều làm từ chất liệu dân gian: bột sắn, bột gạo nhuộm màu hay đất sét. Thức ăn
thì có rất nhiều thứ nhưng có một thứ mà không bao giờ vắng mặt trong ba ngày
chợ ở đây đó là thịt bò thui.
Chợ Gia Lạc còn là điểm tập trung vui chơi trong ba ngày Tết với các trò
chơi dân gian: bài chòi, bài ghế, hò giã gạo, bài vụ, bầu cua cá…

Trang phục của những người đi chợ Gia Lạc rất đẹp. Y phục nữ thường
theo lối cổ truyền áo mớ ba, mớ năm. Mọi người đến đây đều tỏ ra dễ tính, nói
năng nhẹ nhàng, ứng xử lịch sự. Riêng ở hàng hoa, người ta kiêng dùng từ “mua
- bán” mà thay bằng từ “biếu - tặng”. Tuyệt nhiên ở chợ này không có hiện
tượng cãi cọ, to tiếng với nhau.
Chợ Gia Lạc là một sinh hoạt văn hoá mang phong cách Huế rất rõ nét.
2.1.2. Các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của Huế.
2.1.2.1. Đại Nội Huế.
Du lịch Huế - địa điểm du lịch nổi tiếng Đại Nội bao gồm Hoàng Thành và
Tử Cấm Thành, ngày nay thuộc địa phận Phường Thuận Thành, thành phố Huế.
Để đến du lịch nơi đây, bạn có thể tham gia tour du lịch đến Huế, hoặc tự
tổ chức du lịch bụi. Đến đây bạn có thể tham quan Đại Nội Huế mà còn tham
quan các địa điểm du lịch ở kinh thành Huế.
21


Sau khi hoà bình lập lại, Đại Nội đã được mở cửa cho công chúng và trở
thành một điểm sáng bậc nhất, hấp dấn hàng triệu khách du lịch trong ngoài
nước. Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, thuộc Sở Văn hoá Thông tin tỉnh
Thừa Thiên Huế, hiện đang chịu trách nhiệm quản lý di tích này. Cứ hai năm
một lần hàng trăm nghìn người lại đến đây tham dự một lễ hội văn hóa lớn với
sự hợp tác tích cực của Cộng hoà Pháp.
Ðại Nội Huế với kiến trúc nghệ thuật cung đình và vườn hào độc đáo đã
được khởi công xây dựng vào khoảng hơn hai thế kỷ trước. Hoàng gia nhà
Nguyễn bắt đầu bởi vua Gia Long qua 13 đời vua đã sinh hoạt tại Ðại Nội liên
tục cho đến khi triều đại kết thúc sau tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại trong
cuộc Cách mạng tháng 08 năm 1945.Mặt bằng Ðại Nội xây dựng theo hình gần
vuông, mỗi cạnh khoảng 600m, trên một diện tích rộng tới 37,5 ha. Tường thành
xây bằng gạch to, cao 4m, dày 1m, ngoài thành là hào vây quanh với 10 chiếc
cầu đá bắc qua để ra vào. Trong Ðại Nội có hơn 100 công trình kiến trúc đẹp ở

nhiều khu vực khác nhau với các chức năng khác nhau.
Cổng chính ra vào Ðại Nội là Ngọ Môn, nhìn về hướng Nam kinh thành,
trước mặt có Cột Cờ và xa nữa là sông Hương.
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
Chính giữa là Ngọ Môn, dành cho vua
Tiếp theo là Giáp Môn, dành cho quan lại
"Hai cửa quanh" là Dịch Môn, dành cho voi, ngựa và binh lính.
"Chín lầu" chỉ lầu Ngũ Phụng (nằm phía trên Ngọ Môn), gồm 2 tầng nhưng
có 9 mái. "Lầu vàng" nằm giữa, cao nhất, lợp ngói hoàng lưu ly (men vàng).
"Tám lầu xanh" thấp hơn, lợp ngói thanh lưu ly (men xanh).
Hoàng Thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong là nơi cực kỳ trọng
yếu, được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ
trong ra): “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”. Ngay cả trong các miếu thờ cũng
có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục” (bên trái trước, bên phải sau, lần
lượt theo thời gian). Các khu vực đó là:
22


Khu vực phòng vệ: gồm vòng thành bao quanh bên ngoài, cổng thành, các
hồ (hào), cầu và đài quan sát.
Khu vực cử hành đại lễ: gồm từ Ngọ Môn, cửa chính của Hoàng Thành nơi tổ chức lễ Duyệt Binh, lễ Truyền Lô (đọc tên các Tiến sĩ tân khoa), lễ Ban
Sóc (ban lịch năm mới)... đến điện Thái Hòa - nơi cử hành các cuộc lễ Đại Triều
một tháng 2 lần (vào ngày 01 và 15 Âm lịch), lễ Đăng Quang, lễ Vạn Thọ, lễ
Quốc Khánh...
Khu vực miếu thờ: được bố trí ở phía trước, hai bên trục dọc của Hoàng
Thành theo thứ tự từ trong ra gồm: bên trái có các miếu thờ Nguyễn Kim (Triệu
Tổ Miếu), miếu thờ các vị chúa Nguyễn (Thái Tổ Miếu); bên phải có các miếu
thờ cha vua Gia Long là Nguyễn Phúc Luân (Hưng Tổ Miếu) và miếu thờ các vị

vua nhà Nguyễn (Thế Tổ Miếu).
Khu vực dành cho bà nội và mẹ vua (phía sau, bên phải), gồm hệ thống
cung Trường Sanh (dành cho các Thái hoàng Thái hậu) và cung Diên Thọ (dành
cho các Hoàng Thái hậu), ngoài ra còn có điện Phụng Tiên thờ các vua Nguyễn,
dành cho phái nữ đến lễ vì họ không được phép vào Thế Miếu.
Khu vực dành cho các hoàng tử học tập, giải trí như vườn Cơ Hạ, điện
Khâm văn... (phía sau, bên trái).
Ngoài ra còn có kho tàng (Phủ Nội Vụ) và các xưởng chế tạo đồ dùng cho
hoàng gia (phía trước vườn Cơ Hạ)
Khu vực quan trọng và rộng lớn nhất bên trong Ðại Nội là Tử Cấm Thành
cũng có hình gần vuông, mỗi cạnh trên dưới 300m, vòng tường chung quanh cao
3,50m. Tử Cấm Thành nằm trên cùng một trục Bắc-Nam với Hoàng Thành và
Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như
điện Cần Chánh (nơi vua tổ chức lễ Thường triều), điện Càn Thành (chỗ ở của
vua), cung Khôn Thái (chỗ ở của Hoàng Quý phi), lầu Kiến Trung (từng là nơi ở
của vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương), nhà đọc sách và các công trình
khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhà vua và gia đình như Thượng Thiện
Đường (nơi phục vụ ăn uống), Duyệt Thị Đường (nhà hát hoàng cung) ...
Ngoài ra còn có Tôn Nhân Phủ là cơ quan trông coi miếu thờ và quản lý
nội bộ Hoàng gia
23


Tuy có rất nhiều công trình lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực Hoàng
Thành nhưng tất cả đều được đặt giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa,
cầu đá, các hòn đảo và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm. Mặc dù
quy mô của mỗi công trình có khác nhau, nhưng về tổng thể, các cung điện ở
đây đều làm theo kiểu “trùng lương trùng thiềm” (hay còn gọi là “trùng thiềm
điệp ốc” - kiểu nhà kép hai mái trên một nền), đặt trên nền đá cao, vỉa ốp đá
Thanh, nền lát gạch Bát Tràng có tráng men xanh hoặc vàng, mái cũng được lợp

bằng một loại ngói đặc biệt hình ống có tráng men thường gọi là ngói Thanh lưu
ly (nếu có màu xanh) hoặc Hoàng lưu ly (nếu có màu vàng). Các cột được sơn
thếp theo mô típ long-vân (rồng-mây). Nội thất cung điện thường được trang trí
theo cùng một phong cách nhất thi nhất họa (một bài thơ kèm một bức tranh) với
rất nhiều thơ bằng chữ Hán và các mảng chạm khắc trên gỗ theo đề tài bát bửu,
hay theo đề tài tứ thời.
Điều đáng nói ở đây là sự phân biệt nam nữ, lớn nhỏ, trên dưới theo địa vị,
thứ bậc rõ ràng, áp dụng cho mọi đối tượng cho dù đó là thành viên trong hoàng
tộc, là mẹ vua hay hoàng tử, công chúa. Nam có lối đi riêng, nữ có lối đi riêng,
quan văn một bên, quan võ một bên. Tất cả nhất nhất đều chiếu theo quy định
mà thực hiện, thể hiện rõ nét ý thức tập trung quân chủ, mọi quyền lực về tay
nhà vua, đặc biệt là dưới triều vua Minh Mạng.
2.1.2.2. Lăng Khải Định.
Lăng Khải Định hay Ứng Lăng là công trình kiến trúc độc đáo với sự xâm
nhập của các trường phái, một bảo tàng mỹ thuật thu nhỏ với nét trang trí hiện
đại cũng là điểm nhấn cách tân của lăng tẩm Huế.
Lăng Khải Định là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh,
đây thực sự là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc.
Vua Khải Định lên ngôi năm 1916, là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là
người cuối cùng xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị chỗ yên nghỉ vĩnh viễn của một
ông vua. Trị vì được một thời gian, vua Khải Định đã lo nghĩ việc tạo dựng sinh
phần cho mình. Sau khi tham khảo nhiều tấu trình của các thầy Địa, Khải Định
chọn triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) làm vị trí để xây cất lăng mộ. Tọa
lạc tại vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án;

24


lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu
bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh

đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng”
của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi: Ứng Lăng.
Lăng khởi công ngày 4 - 9 - 1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất.
Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá là người chỉ huy với sự trưng tập nhiều thợ
nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn
Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng... Để có kinh phí xây dựng lăng, vua Khải Định đã
xin chính phủ bảo hộ cho phép ông tăng thuế điền 30% trên cả nước và lấy số
tiền đó để làm lăng. Hành động này của Khải Định đã bị lịch sử lên án gay gắt.
Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise...,
cho thuyền sang Trung Hoa, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết
công trình. So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có một diện tích
rất khiêm tốn: 117m x 48,5m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian
Người đời sau thường đặt lăng Khải Định ra ngoài dòng kiến trúc truyền
thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng...
tạo ra từ phong cách kiến trúc. Toàn cảnh lăng Khải Định có một cái gì đó vừa
quen, vừa lạ. Tổng thể của lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao với 127
bậc cấp như muốn thể hiện khát vọng tự chủ của ông vua bù nhìn này.
Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc: Ấn Độ giáo, Phật giáo,
Roman, Gothique...; đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể: những trụ
cổng hình tháp ảnh hưởng từ kiến trúc Ấn Độ; trụ biểu dạng stoupa của nhà
Phật; hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu; nhà bia với những hàng cột
bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể... Điều này là kết quả của hai yếu
tố: sự giao thoa văn hóa Đông - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính
của Khải Định. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã đột phá cánh
cửa phong kiến để làn gió của văn hóa Tây Âu tràn vào Việt Nam.
Mặt khác Khải Định là một ông vua hiếu kỳ, chuộng cái mới nhưng có sự
sàng lọc, một ông vua “mặc complet bên trong khoác long bào, bên ngoài, ngực
lấp lánh Bắc Đẩu Bội Tinh, thắt lưng gắn bóng đèn điện chớp đỏ” (lời L.
Cadière) nên chẳng có gì phải “kiêng nể” trong việc “thâu tóm điều hay, cái lạ”


25


×