Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.74 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
* Bối cảnh lịch sử VNcuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- 1858: Thực dân Pháp xâm lược VN, sự xâm lược của TD Pháp đã gây ra nhiều hậu quả cho
XHVN. Triều đình nhà Nguyễn đã từng bước khuất phục đầu hàng Pháp.
- 1884: Hòa ước Pa-to-not , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức công nhận sự bảo hộ của
Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp của nhân
dân ta nổ ra, dâng cao, lan rộng trong cả nước và lần lượt bị thất bại.
- Đầu thế kỉ XX:
+ Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp từ 1895 đã làm cho XHVN có sự biến chuyển và
phân hóa ( xã hội phong kiến chuyển sang XH thực dân nửa phong kiến, xuất hiện nhiều giai
cấp tầng lớp XH mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Công cuộc khai thác thuộc địa là sự bóc
lột về KT, áp bức về CT và nô dịch về VH)
+ Ảnh hưởng của các “tân văn”, “tân thư” và ảnh hưởng của các trào lưu cải cách ở Nhật Bản,
Trung Quốc tràn vào VN.
=> Làm cho các phong trào yêu nước ở nước ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản.
Tất cả các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều không tránh khỏi hạn chế,
đều không tránh khỏi sự đàn áp dã man và thất bại, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng
về đường lối cứu nước. Bối cảnh đó đặt ra một yêu cầu bức thiết về việc phải tìm ra con
đường cứu nước.
* Bối cảnh thời đại:
- CNTB chuyển sang giai đoạn CNĐQ và xác lập sự thống trị của chúng trên phạm vi thế
giới, trở thành kẻ thù chung của nhân dân các dân tộc thuộc địa, khiến cho các phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
- Ở các nước tư bản là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Ở các nước
thuộc địa, ngoài mâu thuẫn vốn có là giai cấp nông dân và đại chủ còn xuất hiện mâu thuẫn
mới: giữa nhân dân các thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc. XH phân hóa: xuất hiện giai cấp, tầng
lớp xã hội mới: công nhân, tư sản.
- Các trào lưu cải cách ở Nhật Bản và Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ.
- Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi có tác dụng thức tỉnh các dân tộc châu Á.
- Quốc tế cộng sản 3 ra đời (tháng 3 – 1919) đề cập tới vấn đề thuộc địa, bênh vực các dân tộc


thuộc địa, ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giúp đỡ đào tạo cách mạng, vạch
ra con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa.


=>Bối cảnh trong nước đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra con đường cứu nước mới,
bối cảnh thời đại đã tạo ra con đường mà VN đang cần, tất nhiên nó không phải hoàn
toàn có sẵn.
2. CM giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS
*Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó:
Để giải phóng dtộc ra khỏi ách đô hộ, ông cha ta đã sdụng nhiều cđường gắn với nhiều
khuynh hướng chính trị khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các ptrào cứu nước đó đều k giành đc
thắng lợi. Nó là tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ 20
=> Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra cđường giải phóng mới và HCM là Người đi tìm
con đường đó.
* Cách mạng tư sản là cuộc cách mạng không triệt để: HCM đã khảo sát các cuộc cách
mạng tư sản trên thế giới (CMTS Pháp 1789, Mỹ 1776) và nhận thấy đó là những cuộc cách
mạng không triệt để, cách mạng An Nam không đi theo con đường ấy.
* Con đường giải phóng dân tộc:
- HCM đã khảo sát cuộc cách mạng tháng 10 Nga và thấy đó là cuộc cách mạng “đến nơi”.
Cách mạng tháng 10 Nga là một cuộc CMVS vì lực lượng lãnh đạo là giai cấp vô sản, giai
cấp công nhân. Mục tiêu của cuộc cách mạng là đuổi được vua, địa chủ, chia ruộng đất cho
dân cày, giao hầm mỏ, nhà máy cho công nhân và ra sức tổ chức kinh tế mới.
- Đây là một cuộc CM giải phóng dân tộc vì nó đã giải phóng cho các dân tộc bị Nga hoàng
áp bức, ra sức giúp công nhân các nước và các dân tộc bị áp bức làm CM để lật đổ tất cả
CNĐQ trên thế giới. Chính vậy HCM đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo CMVS.
3. CM giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng dành
thắng lợi trước CMVS ở chính quốc
- Xuất phát từ vai trò của thuộc địa đối với CNTB. Do nhu cầu phát triển, CNTB đã tiến hành
chiến tranh xâm lược hình thành thuộc địa.
- Hệ thống thuộc địa trở thành nguồn sống và là nguồn sống chủ yếu của CNTB. Đó là nơi

CNTB lấy nguyên nhiên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân
công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó, và nhất là tuyển binh lính bản xứ cho các đạo
quân phản cách mạng của nó.
- HCM nói nọc độc và sức sống của con rắn độc TBCN đang tập trung ở các thuộc địa. HCM
đã thẳng thắn phê bình các ĐCS phương Tây không thấy được vấn đề quan trọng đó.
- Xuất phát từ vai trò của CM thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, CNTD. HCMđã
nhìn thấy khả năng CM to lớn của nhân dân các dân tộc thuộc địa.Và HCM cũng đã phê phán
các ĐCS ở các nước có thuộc địa chưa thi hành một chính sách thực sự tích cực nào trong vấn
đề thuộc địa.


- Trên cơ sở đó, 1 mặt HCM đã yêu cầu QTCS và các ĐCS quan tâm đến CM thuộc địa, mặt
khác các dân tộc thuộc địa phải nỗ lực để tự giải phóng mình. Vì HCM cho rằng công cuộc
giải phóng thuộc địa phải do chính các dtộc thuộc địa thực hiện, k trông chờ ỷ lại vào sự giúp
đỡ bên ngoài. Luận điểm này của HCM đã được quán triệt trong suốt quá trình CMVN.
4. Quan niệm về ĐCSVN cầm quyền
*ĐCSVN lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền:
- Đảng CSVN đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc: con đường CMVS.
+ Lựa chọn học thuyết lý luận để chỉ đường: chủ nghĩa M-L.
- Đảng đã giác ngộ quần chúng tổ chức đưa quần chúng ra đấu tranh.
- Khi thời cơ đến, Đảng lãnh đạo người dân giành chính quyền trở thành Đảng cầm quyền.
* Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền:
- “ Đảng cầm quyền” là Đảng chính trị nằm giữ và lãnh đạo chính quyền.
+ Nó có thể là kết quả của một cuộc cách mạng xã hội.
+ Nó có thể là kết quả của một cuộc bầu cử.
- HCM cho rằng ĐCSVN đã lãnh đạo đất nước ta, cải tạo XH cũ tiếp tục sự nghiệp độc lập
dtộc xdựng chế độ XH mới: XH XHCN.
- Mục tiêu lý tưởng của Đảng cầm quyền đó là độc lập cho dtộc và cs hphúc cho nhân dân.
+ Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân:
• Đảng lãnh đạo: Đảng xác lập quyền lãnh đạo duy nhất của mình với chính quyền nhân dân

và với toàn XH. Muốn vậy thì Đảng phải có liên hệ gắn bó mật thiết với dân, lắng nghe ý kiến
của dân khiêm tốn học hỏi dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
• Đảng là người đầy tớ: Phải phục vụ dân và đem lại lợi ích cho dân, muốn vậy Đảng viên vừa
phải có đức, vừa phải có tài.
=> Phải có sự thống nhất giữa lãnh đạo và đầy tớ.
5. Sự ra đời của ĐCSVN
*Quan niệm của chủ nghĩa M-L: Đảng ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-L và phong
trào công nhân.
* Quan niệm của HCM:
- 1953: Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, HCM cho rằng sự kết hợp giữa phong trào
CMVN với chủ nghĩa M-L đã dẫn tới sự ra đời của ĐCS Đông Dương.
- 1960: Trong tác phẩm “ 30 năm hoạt động của Đảng” thì HCM chỉ rõ chủ nghĩa M-L kết
hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới việc thành lập ĐCS Đông
Dương đầu năm 1930. Đây là một luận điểm mà HCM đã vận dụng chủ nghĩa M-L một cách
sáng tạo phù hợp với thực tiễn VN.


+ Chủ nghĩa M-L: HCM đã tiếp thu chủ nghĩa M-L và truyền bá vào VN làm cho phong trào
công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
+ Phong trào công nhân: Giai cấp công nhân ra đời muộn vào đầu thế kỷ 20 trong công cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của TD Pháp. Giai cấp này số lượng ít(Năm
1914 có 10 vạn, 1929 có 20 vạn) họ sớm có các phong trào đấu tranh. GCCN Việt Nam là
giai cấp lãnh đạo CMVN có tinh thần yêu nước và bất khuất chống giặc ngoại xâm.
+ Phong trào yêu nước: Có vị trí đặc biệt trong quá trình pt của dân tộc VN có lịch sử phát
triển lâu đời, là nguồn sức mạnh để chúng ta chiến đấu và chiến thắng, có giá trị trường tồn.
Đây là phong trào rộng lớn thu hút, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân. Phong trào công
nhân và phong trào yêu nước có thể kết hợp được với nhau vì cả 2 đều có mục tiêu chung:
giải phóng dân tộc, làm cho dân tộc hoàn toàn giải phóng và phát triển.
6. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của CM
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, nhất quán, xuyên suốt lâu dài chứ k phải

khẩu hiệu hay một thủ đoạn chính trị, nó quyết định sự thành bại của CM.
- Để CM thắng lợi nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ mà phải có lực lượng CM cơ bản
để thực hiện các hành động CM. Vì vậy phải tập hợp đoàn kết dân tộc.
- Thực tiễn CMVN đã khẳng định đại đoàn kết dtộc là vấn đề sống còn đối với sự thành bại
của CM.
7. Nhà nước của dân, do dân, và vì dân
* Nhà nước của dân:
- Tất cả quyền hành trong nhà nước và trg XH đều thuộc về nhân dân. Hiến pháp 1946 đã
khẳng định: Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân VN.
- Quyền lực của nhà nước và của đội ngũ cán bộ công chức là do nhân dân ủy quyền cho để
giải quyết công việc.
- Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước.
- Nhân dân có quyền bãi miễn các vị đại biểu khi họ k xứg đág với sự tín nhiệm của nhân dân.
- Vị thế của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước là phục vụ dân, là công bộc, là đầy tớ của
nhân dân chứ k phải đứng trên dân, coi khinh dân.
* Nhà nước do dân:
- Nhà nước do nhân dân lập nên
+ Là thành quả của cách mạng
+ Do nhân dân bầu ra ( kết quả 1 cuộc bầu cử)
- Nhân dân phải ủng hộ giúp đỡ nhà nước (dân phải đóng thuế cho nhà nước hoạt động, dân
phê bình, xdựng nhà nước)
* Nhà nước vì dân:


- Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, ngoài ra không có bất cứ lợi ích
nào khác, không có đặc quyền, đặc lợi.
- Nhà nước phải làm cho nhân dân có ăn, có mặc, có chỗ ở và được học hành, k ngừng nâng
cao đsống của nhân dân.
- Cán bộ công chức nhà nước từ chủ tịch nước trở xuống đều là công bộc của nhân dân.
=> Cán bộ nhà nước dù là lãnh đạo hay đầy tớ đều nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân.

8. Phẩm chất đạo đức: Cần, kiệm, liêm chính; Yêu thương con người, sống có nghĩa tình,
tinh thần quốc tế trong sáng.
*Cần, kiệm, liêm, chính:
- Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân noi
theo để đem lại hạnh phúc cho dân. Người cho rằng, những người trong các công sở đều có
nhiều hoặc ít quyền hạn. Nếu k giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thi dễ trở nên hủ bại, biến
thành sâu mọt của dân. Đvới 1 quốc gia, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật
chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh tiến bộ, là nền tảng của đsống mới, của
các phong trào thi đua yêu nước.
* Cần: cần cù, siêng năng, chăm chỉ, phải có kế hoạch, có sáng tạo, có hiệu quả.
* Kiệm: Là tiết kiệm, là k hoang phí, tiết kiệm tiền bạc, thời gian, sức lao động của mình và
của người khác, của nhân dân. Tiết kiệm khác với hà tiện, bủn xỉn.
=>Cần-kiệm đi liền vs nhau. Cần mà k kiệm thì là bn cũg hết. Kiệm mà k cần thì k pt dc.
* Liêm: là trg sạch, là k tham lam, phải tôn trọng và giữ gìn của công, k ham địa vị, tiền tài,
sung sướng, tâng bốc mình, chỉ ham học, ham làm, ham tiến bộ. Mqh giữa kiệm và liêm: Có
kiệm mới liêm được.
* Chính: Là thẳng thắn, đúng đắn, trung thực, đvới mình k tự kiêu, tự đại, luôn cầu tiến bộ,
luôn tự kiểm điểm, phê bình, học điều hay sửa điều dở. Đvới ng k nịnh người trên, khinh
người dưới mà khiêm tốn thật thà, chân thành, học người và giúp người tiến bộ. Đvới việc:
coi trọng việc trung, việc thiện.
* Thương yêu con người, sống có tình nghĩa:
Yêu thương con người được HCM xđịnh là 1 trg những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Người cho rằng, nếu k có tình yêu thương thì k thể nói đến cách mạng, càng k thể nói đến
CNXH và CNCS. Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp
công nhân, thể hiện trong mối liên hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em….Nó đòi hỏi
mỗi ng phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng và giàu long vị tha với ng
khác. Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền của cng, nâng cao cng lên, kể cả ngững ng
nhất thời lầm lạc chứ k p là thái độ dĩ hòa vi quý, hạ thấp,vùi dập con người.
*Có tinh thần quốc tế trong sáng:



- Chủ nghĩa qtế là một trong những phẩm chất qtrọng nhất của đạo đức CSCN. Nó bắt nguồn
từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mqh rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia dân tộc. Ndung
chủ nghĩa qtế trong tư tưởng HCM rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết,
thương yêu và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc và nhân dân
các nước, với những ng tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng
và phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá
quyền….HCM chủ trương giúp bạn là tự giúp mình. Trg suốt cuộc đời làm Cm ,HCM đã dày
công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân VN và nhân dân TG. Đã tạo ra 1 kiểu qhệ
qtế mới: đối thoại thay cho đối đầu nhằm kiến tạo 1 nền VH hòa bình cho nhân loại.
9. Sviên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch HCM và tìm hiểu các chủ
đề học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM năm 2012, 2015.
*Học tập và làm theo tám gương đạo đức HCM.
- Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dtộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng cng. Ngay từ thuở thiếu thời, HCM đã lựa chọn một cách rõ
ràng và dứt khoát mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời mình cho CM. Ng đã chấp nhận mọi sự hy
sinh, luôn kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn gian khổ, “thắng
không kiêu, bại không nản”, “giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay,
uy vũ không thể khắc phục”, nhằm thực hiện bằng được mục tiêu đó.
- Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và
đức khiêm tốn phi thường. Suốt đời HCM sống trg sạch, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư, luôn vì nước, vì dân, vì con người không gợn chút riêng tư, luôn coi khinh mọi sự
xa hoa, k ưa những nghi thức trang trọng cầu kỳ, mà giữ 1 nếp sống thah bạch, tao nhã, giản
dị, khiêm tốn, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hphúc cho dân.
- Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng,
hết sức phục vụ nhân dân, luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với cng. HCM có
tình ythương bao la đối với cng gắn với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của nhân
dân. HCM dành cho tất cả, chia sẻ với mỗi ng những nỗi đau riêng. Ở HCM, thương ng là 1
tcảm lớn cho nên khi làm CM, HCM đặt vấn đề tự do và hạnh phúc đi đôi.
- Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử

thách, gian nguy để đạt được mục đích cs. Cuộc đời CM của HCM là một chuỗi những năm
tháng vô cùng gian khổ. HCM đã bình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách
gian nguy, kiên trì mục đích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng của
mình. Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất là những đặc trưng trong nhân cách HCM.
=>Trg tình hình hiện nay, để phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM của
sviên có hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu


dưỡng, rèn luyện của sviên, sự nêu gương của mọi ng trg XH, của bố mẹ trong gđình, của cán
bộ, đảng viên, của các thầy cô giáo….Nếu coi thườg 1 trg những nhân tố trên, việc học tập và
rèn luyện sẽ khó đạt được kquả như mong muốn.
*Các chủ đề học tập làm theo tấm gương đạo đức HCM năm 2012, 2015.
- Năm2012, học tập chuyên đề: "Suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,
làm ng công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trg sáng, cs riêng giản dị"
- Năm 2015, học tập chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM về trung
thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xdựng Đảng trg sạch, vững mạnh’’
10. Tính chất của nền văn hóa theo tư tưởng HCM.
*Tính dân tộc: Tính dtộc của nền VH đc HCM biểu đạt = nhiều khái niệm, như đặc tính dtộc,
cốt cách dtộc, nhằm nhấn mạnh đến chiều sâu bản chất rất đặc trưng của VH dtộc, giúp phân
biệt, k nhầm lẫn với VH của các dtộc khác. Ng cho rằng để được như thế phải “trau dồi cho
VH, văn nghệ có tinh thần thuần túy VN”,phải “lột tả cho hết tinh thần dân tộc”, đó là chủ
nghĩa yêu nước, đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ,tự lực, tự cường… của dtộc. Tính dtộc
của nền VH k chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp
của dtộc mà còn phải pt những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với đkiện lsử ms của dất
nước.
b. Tính khoa học: Tính khoa học của nền VH mới thế hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận với
trào lưu tiến hóa của thời đại. Nó đòi hỏi phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học,
phản tiến bộ, phải truyền bá tư tưởng triết học macxit, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm,
thần bí, mê tín dị đoan, phải biết gạn đục khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
và tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.

* Tính đại chúng: Tính đại chúng của nền VH được thể hiện ở chỗ nền VH ấy phải phục vụ
nhân dân và do nhân dân xdựng nên.



×