Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề cương ôn tập Quản lý tài nguyên môi trường.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.5 KB, 19 trang )

Quản lý tài nguyên môi trường.
1. khái niệm, phân loại tài nguyên và môi trường?
* tài nguyên là các dạng vật chất, tri thức thông tin được tạo thành trong suốt quá
trình hình thành và phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. các
dạng vật chất này cung cấp nguyên nhiên vật liêu, hỗ trợ và phục vụ cho các nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội của con người.
* phân loại tài nguyên thiên nhiên:
- theo khả năng phục hồi của tài nguyên:
+ tài nguyên vĩnh cửu: là các dạng tài nguyên có thể sử dụng mãi mãi không bao
giờ hết( năng lượng mặt trời, sức gió, không khí)
Vd: NLMT, sức gió, thủy chiều, dòng chảy
+ tài nguyên có khả năng phục hồi( tài nguyên tái tạo/ tài nguyên tái sinh): các
dạng tài nguyên có thể tái tạo đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống của sinh
vật vì chúng là nguồn cung cấp thực ăn liên tục cho sự sống của sinh vật và cho
các nhu cầu cần thiết khác. Đây là các tài nguyên không giới hạn.
Vd: không khí, nước ngọt, đất, thực vật, động vật…
+ tài nguyên không có khả năng phục hồi: các tài nguyên không tái tạo có khối
lượng nhất định và bị hao hụt dần sau khi được khai thác để phục vụ cho sự phát
triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của xã hội loài người. những tài nguyên này có giới
hạn về khối lượng.
Vd: nhiên liệu hóa thạch, khoáng sản kim loại, sắt, đồng, nhôm… khoáng sản phi
kim, cát đất sét…
- theo thành phần hóa học
+ TNTN có thành phần hóa học là các chất vô cơ( quặng kim loại)
+ TNTN có thành phần hóa học là các chất hữu cơ ( than đá, dầu mỏ, than bùn)
- phân loại tài nguyên thiên nhiên theo trạng thái phân bổ
+ TNTN ngoài mặt đất, Vd: không khí, sức gió, ASMT
+ TNTN trên mặt đất. vd: thảm thực vật, hệ động vật, nguồn nước mặt.
+ TNTN trong lòng đất. VD các loại khoáng sản, nguồn nước ngầm.
- phân loại tài nguyên theo môi trường thành phần
+ tài nguyên đất


+ tài nguyên môi trường nước
+ tài nguyên môi trường không khí
+ tài nguyên sinh vật
+ tài nguyên khoáng sản
+ tài nguyên năng lượng
+ tài nguyên rừng
+ tài nguyên biển
+ tài nguyên khí hậu cảnh quan
* môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sụ tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
* phân loại môi trường
+ môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên, thiên nhiên như các yếu tố vật
lý, hóa học sinh học, tồn tại khách quan bao quanh con người.
1


+ môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người và con người, tạo
nên sự thuận lợi hay trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng
dân cư
Vd: sự gia tăng dân số, định cư, di cư, môi trường sống của dân tộc thiểu số
+ môi trường nhân tạo: là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo
nên chịu sự chi phối của con người.
Vd: nhà ở, môi trường khu vực đô thị và khu vực công nghiệp, môi trường nông
thôn…
Câu 2. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý môi trường?
* mục tiêu:
- mục tiêu cơ bản: phát triển bền vững đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế
xã hội và bảo vệ môi trường.
- mục tiêu cụ thể:
+ khắc phục và phòng chống những suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường,

phát sinh trong hoạt động sống của con người.
+ hoàn chỉnh hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban
hành các chính sách về phát triển kinh tế- xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi
trường, nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường.
+ tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa
phương, công tác nghiên cứu đào tạo cán bộ môi trường.
+ phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hội nghị Rio92 thông qua.
+ xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường, quốc gia, các vùng lãnh
thổ riêng biệt.
* nguyên tắc quản lý môi trường:
1-Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã
hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường.
2-Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư
trong việc quản lý môi trường.
3- quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực
hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng, thích hợp.
4-Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn
việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường.
5-Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra
và các chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm. Người sử dụng các thành
phần môi trường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó.
Câu 3. Mối quan hệ giữa con người và môi trường. ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường đến sức khỏe con người.
Con người và môi trường có mối quan hệ rất chặt chẽ.
Con người lựa chọn, tạo dựng môi trường sống của mình từ môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. con
người tác động vào tự nhiên cả hướng tích cực và tiêu cực. con người tận dụng,
khai thác tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố của môi trường nhằm phục vụ cuộc
2



sống của mình. Con người đã biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp
nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động ( khai thác đơn giản) đến cải tạo, chinh phục thiên
nhiên. Sự tác động của con người đến môi trường gia tăng theo quy mô kinh tế và
hình thái kinh tế: nền nông nghiệp săn bắt hái lượm < nền nông nghiệp truyền
thống < nông nghiệp công nghiệp hóa.
Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên, không gian lãnh thổ sống cho con người,
môi trường cung cấp tài nguyên để con người phục vụ cho nhu cầu của bản thân và
phát triển cho xã hội. môi trường cũng là nơi tiếp nhận các nguồn thải của con
người.
* ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người:
1. Ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn
tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày
càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại
bệnh có liên quan đến việc dùng nước bẩn trong sinh hoạt.
Sử dụng nước nhiễm Asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong
đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, Asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần
hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý
nước nhiễm Asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm Chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat,
Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete
(MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư
rất cao.
Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng
trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.
Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp,
oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn,
ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun,

sán.
Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần
kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
2. Ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.
Sulfur Đioxít (SO2): là chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở
phải khí SO2 thậm chí ở nồng độ thấp có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế
quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp. SO2
ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây
3


bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,..
Cacbon mônôxít (CO): Khi hít phải, CO sẽ lan tỏa nhanh chóng qua phế nang, mao
mạch, nhau thai,.. Đến 90% CO hấp thụ sẽ kết hợp với Cacbonxy-Hemoglobin,
làm kiềm chế khả năng hấp thụ oxy của hồng cầu. Các tế bào máu này sẽ bị vô
hiệu hóa, không mang được oxy tới các mô của cơ thể gây hiện tượng ngạt. Nhiễm
CO sẽ ảnh hưởng đến nhiều hệ thống như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, đặc
biệt là các cơ quan, tổ chức tiêu thụ lượng oxy cao như não, tim, và ảnh hưởng đến
sự phát triển của thai nhi,.. đau đầu, chóng mặt, khó thở, rối loạn cảm giác,..
Nitrogen Điôxít (NO2): là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô
hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen.
Tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ nhiễm trùng,
mắc các bệnh hô hấp, tổn thương chức năng phổi, mắt, mũi, họng,..
Ozôn (O3): là một chất độc có khả năng ăn mòn và là một chất gây ô nhiễm, có
mùi hăng mạnh (một số thiết bị điện có thể sản sinh ra O3, có thể dễ dàng ngửi
thấy như trong tivi, máy photocopy,..). Thông thường, O3 được sử dụng để tiêu
diệt vi khuẩn, khử trùng,.. Tuy nhiên, ở nồng độ cao, O3 trở nên độc cho các sinh
vật sống, gây tổn thương các mô và tế bào cơ thể. Có thể làm giảm chức năng phổi,
gây tức ngực, ho, khó thở,..
Chì (Pb): gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não,

gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu
máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của
chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh, làm giảm chỉ số thông minh).
Tiếng ồn: gây mệt mỏi thính giác, giảm thính lực, gây ù tai, điếc nghề nghiệp, làm
nhiễu loạn chức năng não, tăng nhip thở, rối loạn tuần hoàn, rối loạn thần kinh
thực vật…
3. Ô nhiễm môi trường đất đối với sức khỏe con người.
Các chất độc từ đất có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn
(thực vật đến động vật và cuối cùng vào cơ thể người). Chất độc hại có thể lan tỏa
vào nước mặt và nước ngầm rồi vào cơ thể người và động vật.
Đất đóng vai trò quan trọng trong các con đường truyền dịch bệnh người – đất –
côn trùng – ký sinh trùng –vật nuôi. Con đường từ người qua đất rồi trở lại với con
người thông qua dòng nước hoặc côn trùng là phổ biến đối với các bệnh đường
ruột như tả, lị hoặc thương hàn, các bệnh nấm ở da, cũng là nơi chứa các siêu vi
khuẩn gây bệnh dường ruột và các loại siêu vi khuẩn gây bệnh khác.

4


4. Nhiễm phóng xạ đối với sức khỏe con người.
Các chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, hoặc đường tiêu hóa... có
nhiều loại bức xạ khác nhau như tia X, alpha, beta, gamma… Bên cạnh hiệu quả to
lớn trong y học thì các chất phóng xạ và các tia bức xạ cũng gây ra những hậu quả
vô cùng nguy hiểm.
- Hô hấp: nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư vòm họng, phổi.
- Máu và cơ quan tạo máu: mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho số
lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng.
- Hệ tiêu hóa: niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sụt cân, nhiễm độc
máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, ung thư.
- Da: xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da, có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại

tử hoặc phát triển thành khối u ác tính trên da.
- Cơ quan sinh dục: vô sinh.
- Sự phát triển phôi thai: có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị dị tật
bẩm sinh.
5. Tác hại của ô nhiễm tiếng ồn con người.
Ô nhiễm tiếng ồn được xem là một trong những mối nguy hiểm lớn đối với sức
khỏe của con người, không thua gì các loại ô nhiễm khác. Ô nhiểm tiếng ồn có hại
về sinh lý, tâm lý.
Về sinh lý, gây thương tích tai, làm điếc, dễ bị rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra có thể đau đầu, lâu dần thành bệnh kinh niên, mất khả năng làm việc, hay
là ít nhất là mất giá trị sống. Nguy hại hơn nữa là những bệnh về tim mạch và
huyết áp.
Về tâm lý: gây stress, căng thẳng thần kinh, nóng nảy, hung hăng, dễ bị kích
động,...

5


Câu 3: Hệ thống quản lý tài nguyên môi trường ở Việt Nam:
Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước được tổ chức từ trung ương đến địa phương
như sau: Chính phủ, Bộ và các cơ quan ngang bộ, UBND các cấp, sở, phòng ban.
Hệ thống tổ chức quản lý môi trường ở Việt Nam gồm cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền chung và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn. Trong đó:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung: Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND
cấp huyện,UBND cấp xã( cán bộ địa chính-xây dựng-đô thị và môi trường; cán bộ
địa chính- nông nghiệp-xây dựng và môi trường).
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chuên môn: Bộ tài nguyên và môi trường, cơ
quan quản lý môi trường các Bộ, Sở tài nguyên và môi trường, chi cục bảo vệ môi
trường, Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện.
Sơ đồ tổ chức tổng cục môi trường:

Bộ TN&MT

Tổng cục mt

Cục thẩm định và ĐTM
Thanh tra mt

Cục bảo tồn đa dạng sinh

Các trung tâm, viện khoa
học QLMT

Cục kiểm soát ô nhiễm

Cục QLCT và cải thiện
chất lượng mt
Chi cục mt khu vực
đông nam bộ

Chi cục mt khu vực tây
nam bộ

Chi cục mt khu vực miền
trung và tây nguyên

* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ TN&MT:
- Chức năng: thực hiện các chức năng quản lý nhà nước trong 7 lĩnh vực đất đai;
đo đạc, bản đồ; khí tượng thủy văn; biển và hải đảo; môi trường; tài nguyên nước;
tài nguyên khoáng sản, địa chất.
- nhiệm vụ, quyền hạn:

• Trình chính phủ( luật, nghi quyết, pháp lệnh, nghị định) hoặc ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường( quyết định, chỉ thị, thông tư).
6


• Trình chính phủ chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự
án quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý.
• Xây dựng, công bố các tiêu chuẩn cơ sở trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và công
nghệ công bố các tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; thông tin, tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục môi trường:
- Chức năng: tham mưu, giúp Bộ trưởng TN&MT
- Nhiệm vụ:
• Trình bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, đè án, dự án về môi trường.
• Trình Bộ trưởng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về môi trường để gửi Bộ trưởng Bộ
Khoa học và công nghệ thẩm định công bố theo quy định của pháp luật.
• Trình Bộ trưởng dự thảo thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kĩ thuật quốc
gia, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ định mức kinh tế- kĩ thuật về môi trường.
Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế,
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, đề
án, dự án về môi trường.
* Chức năng, nhiệm vụ của các Cục:
- Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường: giúp Tổng cục trưởng thực hiện
nhiệm vụ quản lý về:
• Công tác đánh giá môi trường chiến lược(ĐMC), đánh giá tác động môi
trường(ĐMT), quy hoạch và đánh giá tác động môi trường tổng hợp, đánh giá tác

động môi trường xuyên biên giới; cam kết bảo vệ môi trường.
• Hướng dẫn việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định thiết bị, công trình xử lý chất
thải trước khi đưa vào hoạt động.
- Cục bảo tồn đa dạng sinh học: giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học.
- Cục kiểm soát ô nhiễm: giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về:
• Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
• Bảo vệ môi trường trong quản lý hóa chất độc hại.
• Xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai hoặc sự có xảy ra.
- Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường: giúp Tổng cục trưởng thực hiện
quản lý nhà nước về:
• Quản lý chất thải
• Cải thiện môi trường
• Bảo vệ môi trường lưu vực song và ven biển
• Xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi cả nước theo quy định của
pháp luật.
* Sở Tài nguyên và môi trường: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh/tp
giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường: đất đai, tài
7


nguyên nước,tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn, đ
đạc và bản đồ.
* Chi cục bảo vệ môi trường: giúp Sở TN$MT quản lý công tác bảo vệ môi trường
trên các lĩnh vực: quan trắc, kiểm tra, giám sát, phòng chống ô nhiễm, cải thiện
chất lượng môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, triển khai ứng dụng công nghệ,
nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và thu phí bảo vệ môi trường
theo quy định của nhà nước.
* Phòng TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, giúp UBND thực

hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường: đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, môi trường.
Nhận xét ( có thể có hoặc không nếu bài ko ycau): những bắt gặp trong tổ chức
quản lý môi trường VN:
- Hình thành bộ đa ngành chưa đi liền với việc sắp xếp lại cơ cấu bên trong dẫn
đến phình to hơn cơ cấu bên trong
- Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương tuy có những
bước được tăng cường nhưng nói chung còn chưa đáp ứng dc yêu cầu của thực
tiễn; năng lực đội ngũ cán bộ nghiên cứu còn yếu và thiếu chuyên môn.
- Mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý môi
trường.
- Tính thống nhất trong áp dụng luật bảo vệ môi trường giữa các ngành, lĩnh vực
và địa phương chưa cao.
- Tính tổng hợp, sự thống nhất mối lien kết giữa các lĩnh vực trong ngành và ngoài
ngành lien quan đến quản lý TN&MT còn yếu.
- Quản lý TN&MT còn phân tán ở nhiều cơ quan, sự điều phối, khả năng kết hợp,
thống nhất quản lý còn hạn chế. Vì vậy hiệu quả quản lý chưa cao.
- Quan lieu, bao cấp, thủ tục hành chính nặng nề, nhũng nhiễu chưa dc cải thiện
nhiều. tình trạng đơn thư, khiếu nại còn nhiều, việc giải quyết đơn thư khiếu nại
hiệu quả còn thấp.
- Sự tham gia của dân chúng và hoạt động quản lý còn khá mờ nhạt.
Câu 4: khái niệm, phân loại công cụ quản lý tài nguyên môi trường:
* Khái niệm: Công cụ quản lý TN&MT là tổng họp các biện pháp hoạt động về
pháp luật, chính sách, kinh tế, kĩ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững kinh tế xã hội. Công cụ quản lý là vũ khí hoạt động của nhà nước
trong việc thực hiện công tác quản lý TN&MT quốc gia.
* Phân loại:
- Theo chức năng:
• Công cụ điều chỉnh vĩ mô: Năng lượng mặt trời, sức gió, thủy triều, dòng chảy.
• Công cụ hành động: Không khí, nước ngọt, đất, thực vật, động vật.

• Công cụ phụ trợ: Nhiên liệu hóa thạch,khoáng sản kim loại (sắt, đồng, nhôm,…),
khoáng sản phi kim (cát, đất sét,…)
- Phân loại theo bản chất:

8


• Công cụ pháp lý: gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản
khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế,
các địa phương.
• Công cụ kinh tế: gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng hiệu quả trong nền kinh tế
thị trường.
• Công cụ kĩ thuật, công cụ phụ trợ: thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát về chất
lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong
môi trường. Các công cụ kĩ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường,
monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.
Câu 5: Các công cụ luật pháp trong quản lý môi trường: Luật BVMT; Luật
Đất đai (tóm tắt quá trình hình thành và cấu trúc của luật)
* Luật bvmt VN:
- Quá trình hình thành:
• Năm 1993: gồm 7 chương và 55 điều. đặt nền móng cho việc hình thành hệ
thống pháp luật bvmt ở VN
• Năm 2005: 15 chương và 136 điều, hiệu lực thi hành: từ 1/7/2006, là 1 bước tiến
lớn trng quá trình hoàn thiện pháp luật về bvmt ở ns ta, đáp ứng các yêu cầu mới
của quá trình CNH- HĐH đất nước.
• Năm 2014: 20 chương 170 điều, hiều lực từ 1/1/2015 quy định về hoạt động bảo
vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bvmt; quyền và nghĩa vụ,
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, HGĐ- cá nhân trong bvmt


Câu 6: Các công cụ kĩ thuật: Đánh giá môi trường (Đánh giá tác động Môi
trường, Đánh giá môi trường chiến lược), Quan trắc môi trường.
* Đánh giá tác động môi trường (ĐMT)
- Khái niệm: Là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư
cụ thể để đưa ra biện pháp bảo bệ môi trường khi triển khai dự án đó.
- Vai trò:
• Vai trò định hướng: định hướng về quan điểm chính xác về một dự án phát triển,
trong đó tác động môi trường như một bộ phận cấu thành dự án.
• Vai trò hỗ trợ: hỗ trợ cho dự án trong việc chọn địa điểm, chọn quy trình công
nghệ thích hợp sao cho phát huy tối đa các tác động tích cực đồng thời hạn chế tác
động tiêu cực của dự án đối với môi trường tự nhiên và xã hội.
• Vai trò dự báo: ĐTM giúp các nhà quản lý ngăn ngừa những tác động tiêu cực có
thể xảy ra trong tương lai đối với môi trường từ đó có các biện pháp hữu hiệu để
phòng ngừa, ngăn chặn những thảm họa có thể xảy ra.
- Mục đích:
• Xác định và dự báo các tác động của hành động phát triển (kinh tế, xã hội, chính
sách, pháp luật) đến môi trường khu vực, một vùng hoặc toàn quốc.
9


• Góp thêm các tư liệu khoa học cần thiết cho việc ra quyết định thực hiện một
hành động phát triển. Tuy nhiên, việc quyết định tiến hành một hành động phát
triển của chính quyền thường phụ thuộc vào nhiều điều kiện về quân sự, ngoại
giao, kinh tế,…
- Cơ sở luật pháp của ĐTM:
• Luật Bảo vệ môi trường 2014
• Thông tư 08/2006/TT-BTNMT
• Nghị định 29/2011/NĐ-CP
- Đối tượng: theo điều 18 Luật Bảo vệ môi trường VN 2014 đối tượng phải thực
hiện ĐTM:

• Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, chính phủ,
thủ tướng Chính phủ
• Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích
lịch sử- văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng
cảnh đã đc xếp hạng
• Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường
- Nội dung của báo cáo:
• Xuất xứ của dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, phương pháp ĐTM
• Đánh giá lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án
có nguy cơ tác động xấu đến môi trường
• Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế xã hôi nơi thực hiện dự án,
vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án
• Đánh giá,dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức
khỏe cộng đồng
• Đánh giá, dự báo và xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường
và sức khỏe cộng đồng
• Biện pháp xử lý chất thải
• Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
• Kết quả tham vấn
• Chương trình quản lý và giám sát môi trường
• Dự toán kinh phí xây dựng công trình BVMT và thực hiện các biện pháp giảm
thiểu tác động MT
• Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp BVMT
- Chu trình đánh giá tác động môi trường:
Nhận thức ban đầu về tác động môi trường
ĐTM chi tiết
thiết kế biện
pháp xử lý TĐMT
kiểm tra thực hiện các biện pháp xử lý
vận hành

biện pháp môi trường(quản lý, quan trắc, báo cáo)
tổng kết kinh nghiệm
ĐTM.
* Đánh giá môi trường chiến lược( ĐMC)
- Khái niệm: là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi tới
môi trường, làm nền tảng và đc tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
10


- Đối tượng phải ĐMC: theo điều 13 Luật BVMT VN 2014 đối tượng phải thực
hiện ĐMC

Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng KT-XH,
vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh, Tp trực thuộc trung ương
và đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, khu công nghiệp

Chiến lược quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô
từ 2 tỉnh trở lên
- Nội dung của báo cáo ĐMC:

Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch(CQK)


Pp thực hiện ĐMC

Tóm tắt nội dung CQK

Môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng chịu sự tác động của CQK

Đánh giá sự phù hợp của CQK với quan điểm, mục tiêu về BVMT

Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề mt trong
trường hợp thực hiên CQK

Đánh giá, dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực
hiện CQK

Tham vấn trong quá trinhg thực hiện ĐTM

Giải pháp duy trì xu hướng tích cực, phòng ngừa, giảm thiểu xu hướng
tiêu cực của các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện CQK

Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong quá trình thực hiện CQK và
kiến nghị hướng xử lý
* so sánh ĐMC và ĐMT( nếu bài ko ycau thì thôi):
ĐMT
ĐMC
Đối
Được áp dụng với 1 dự Được áp dụng cho:phát triển KT-XH cấp
tượng
án cụ thể
qgia; phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô
cả nước; phát triển KTXH cấp tỉnh, cấp

vùng; quy hoạch sdđ, bảo vệ và phát triển
rừng, khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên
tỉnh và liên vùng; quy hoạch phát triển vùng
kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng hợp lưu
vực sông quy mô liên tỉnh
Mục tiêu Nhận dạng, dự báo,
Nhận dang, dự báo và đánh giá các tác động
phân tích và đánh giá
tổng hợp về các hậu quả mt của việc thực
các tác động môi
hiện quy hoạch/kế hoạch
trường của dự án
Quy
Được thực hiện sau khi Thực hiện song song với quá trình hoạch
trình
có phương án đầu tư đã định các CQK
thực hiện đề xuất
11


Dữ liệu
Sản
phẩm
chủ yếu

Định lượng nhiều hơn
Đưa ra các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm mt,
giảm thiểu nguồn thải


Định tính ít hơn
Đưa ra các đề xuất có tính định hướng phát
triển, điều chỉnh hoạch định CQK và lồng
ghép các mục tiêu mt vào quá trình CQK

* Quan trắc mt(QTMT):
- Là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần mt, các yếu tố tác động lên mt
nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng mt và các tác
động xấu đối với mt
- Nội dung : đo đạc, ghi nhận, kiểm soát nhằm theo dõi các thay đổi về chất và
lượng của các thành phần mt
- Mục đích :

Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng mt

đánh giá các yếu tố tác động đến mt

cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ

xây dựng cơ sở dữ liệu về TN&MT phục vụ việc lưu trữ, cung cấp thông
tin cũng như các yêu cầu quản lý
QTMT
Dữ liệu chấtlượng mt
Hiện trạng mt

Tác động mt

Diễn biến mt


Quyết định, chính sách về BVMT,
phát triển
- Đối tượng :

Chất lượng các thành phần môi trường: không khí, đất, nước, sinh vật

Mức độ phát thải của các nguồn ô nhiễm khu vực: nguồn dạng điểm, đường,
mặt; nguồn tự nhiên, nhân tạo, tai biến

Biến động TN&MT toàn cầu hay khu vực( TN rừng, đất, động vật hoang dã,
biển…)

Tình trạng sức khỏe dân cư

Tình trạng hoạt động của hệ sinh thái

Mật độ phân bố của các quần thể sinh vật

12


- Chương trình QTTNMT :
Xác định yêu cầu, mục tiêu
của chương trình quan trắc
Thiết kế chương trình QT
Lấy mẫu, đo đạc hiện trường
Phân tích mẫu ở PTN
Phân tích, xử lý số liệu
Trình bày kết quả, báo cáo
Sử dụng thông tin

Câu 7 : Các công cụ kinh tế trong QLTNMT
* Thuế tài nguyên :
- là 1 loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng TNTN
của đất nước
- Mục đích :

Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên

Hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng

Tạo nguồn thu cho ngân sách, điều hòa quyền lợi giữa các tầng lớp dân cư
về sử dụng tài nguyên
- Đối tượng nộp thuế, chịu thuế :
• Đối tượng nộp thuế : các tổ chức, cá nhân có khai thác, thu mua TNTN theo quy
định
• Đối tượng chịu thuế : các TNTN trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của
nước CHXHCNVN.
- Căn cứ tính thuế TN :
• Sản lượng tài nguyên tính thuế
• Giá tính thuế đơn vị tài nguyên
• Thuế suất thuế tài nguyên
- công thức tính thuế TN :
• Số thuế TN phải nộp trong kì bằng 3 ý trên nhân với nhau.
13


• Trường hợp cơ quan nhà nước ấn định mức thuế TN phải nộp trên 1 đơn vị tài
nguyên khai thác thì số thuế TN phải nộp bằng: sản lượng tài nguyên tính thuế x
mức thuế tài nguyên ấn định trên 1 đơn vị tài nguyên khai thác

* Thuế môi trường:
- Là khoản thu của ngân sách nhà nước từ các cá nhân, tổ chức có hoạt động gây
ảnh hưởng xấu đến mt nhằm bù đắp các chi phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết các
vấn đề như: chi phí y tế, chi phí mất ngày công lao động, chi phí phục hồi mt, chi
phí phục hồi TN và chi phí xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm
- Phân loại:
• Thuế trực thu: là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế là 1. VD: thuế ô
nhiễm- đánh vào lượng chất thải độc hại với mt do cơ sở sx gây ra
• Thuế giảm thu: là thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế ko phải là 1. VD:
thuế sản phẩm- đánh vào giá trị hàng hóa gây ô nhiễm mt.
- Đối tượng chịu thuế:
• Xăng dầu, mỡ nhờn
• Than đá
• Dung dịch hyđro-chloro-fluoro-cacbon(HCFC)
• Túi nilong thuộc diện chịu thuế( túi nhựa xốp)
• Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng
• Thuốc diệt mối thuộc loại hạn chế sử dụng
• Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng
• Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng
- Căn cứ và công thức tính thuế MT:
• Thuế phải lớn hơn chi phí để giải quyết phế thải và khắc phục ô nhiễm
• Biện pháp đánh thuế sẽ gây sức ép, buộc nhà sx phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao
hiệu suất sd nguyên, nhiên liệu hoặc thay thế nguyên liệu ít gây ô nhiễm hơn, áp
dụng kỹ thuật chống ô nhiễm.
• Thuế BVMT = Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế x mức thuế tuyệt đối trên 1
đơn vị hàng hóa
* Phí môi trường:
- Khái niệm:
• Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được hưởng dịch vụ về mt do 1
tổ chức, cá nhân khác cung cấp hoặc khi có hoạt động gây tác động xấu đến mt

• Là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp 1 phần chi phí thường xuyên và không
thường xuyên cho hoạt động bảo vệ mt như xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý
hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế
- Phân loại:
• Phí ô nhiễm: phí đánh vào nguồn phát thải nhằm khuyến khích giảm thiểu ô
nhiễm. VD: phí nước thải, phí chất thải rắn…
• Phí sản phẩm: là phí đánh vào các sản phẩm gây hại đến mt. VD: phí bột giặt,
thuốc trừ sâu…
• Phí sử dụng: phí phải nộp khi được hưởng dịch vụ về mt do cơ quan, tổ chức
khác cung cấp. VD: phí sử dụng hệ thống thoát nước, phí sử dụng dịch vụ dọn
rác…
14


- Công thức tính phí MT
Số phí bảo vệ mt đối với nước thải công nghiệp = tổng lượng nước thải(mét khối)
x Hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải( mg/l) x 10^(-3) x Mức thu phí
BVMT đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra mt tiếp
nhận( đồng/ kg)
CÝ: 10^(-3) do đổi đơn vị từ mg/l sang kg/m^3.
Số phí BVMT phải nộp hàng tháng = tổng số phí phải nộp hàng tháng tính theo
chất gây ô nhiễm.
* Cota ô nhiễm:
- Là 1 loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó nhà
nước công nhận quyền cho nhà máy, xí nghiệp… được phép thải các chất gây ô
nhiễm vào mt.
- Cơ sở hình thành: nhà nước xác định khả năng đồng hóa của mt, từ đó xđ tổng
lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào mt, sau đó phân bổ cho các
nguồn thải bằng cách phát hành những giấp phép thải gọi là cota gây ô nhiễm và
chính thức công nhận quyền dc thải 1 lượng chat gây ô nhiễm nhất định vào mt

trong 1 giai đoạn xđ cho các nguồn thải
Câu 8:truyền thông mt:
- Là 1 quá trình tương tác xã hội 2 chiều nhằm giúp cho những con người liên quan
hiểu dc các yếu tố mt then chốt, mqh phụ thuộc lẫn nhau của chúng và các tác động
vào các vấn đề có liên quan 1 cách thích hợp để giải quyết các vấn đề mt.
- Ý nghĩa: TTMT góp phần cùng gduc mt để:
• Nâng cao nhận thức của ng dân về vấn đề mt
• Thay đổi thái độ của ng dân về vấn đề mt
• Xđ tiêu chí và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi mt có tính bền vững
- Mục tiêu:
• Nâng cao nhận thức của công dân về bvmt từ đó thay đổi thái độ, hành vi về mt
• Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh vs các hành vi, hiện tượng tiêu
cực xâm hại đến mt
• Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông mt góp phần thực hiện
thành công XH hóa công tác bvmt
- Truyền thông mt rất đặc biệt vì:
• Mt là 1 hệ thống phức tạp
• Tác động và hậu quả của các hành vi ko phù hợp vs mt k thể dễ dàng thấy dc
ngay
• Các hành vi gây tác hại tới mt đã trở thành thường xuyên, thói quen, tập quán
trong XH
• Những hành vi phù hợp vs mt ko mang lại lợi nhuận trực tiếp
• Đối tượng truyền thông là những ng có học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm sống,
vị trí XH.. rất khác biệt nhau
- Yêu cầu:
• Tuân thủ luật pháp, các quy định cấp qte, qgia, cấp đp về bvmt
• Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về mt
15



• Phù hợp vs đối tượng truyền thông
• Lắng nghe, thấu hiểu, quan tâm mối qtam của cộng đồng
• Phải có hệ thống, kế hoạch và chiến lược
• Tạo dựng sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông mt và các chương trình, dự án
truyền thông của các ngành khác
- Vai trò trong quản lý mt:
• Thông tin : thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng QLMT và
BVMT của địa phương nơi họ sống từ đó lôi cuốn họ cùng quan tâm đến việc tìm
kiếm các giải pháp khắc phục
• Huy động : huy động các kinh nghiệm, kĩ năng, bí quyết của tập thể và các cá
nhân vào các chương trình, kế hoạch hóa bvmt
• Thương lượng : thương lượng hòa giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về mt
giữa các cơ quan và trong cộng đồng
- Các cách tiếp cận, xây dựng chương trình TTMT :
• Theo nội dung :
+ tiếp cận theo nhiệm vụ : là cách tiếp cận truyền thông lấy 1 nhiệm vụ, 1 mục tiêu
cụ thể để xây dựng kế hoạch thực hiện
Ưu điểm : - chi phí, lực lượng, thời gian, kế hoạch…theo từng mục tiêu được
chuẩn bị kĩ lưỡng và rất sâu
- thời gian thực hiện ngắn, luôn tập trung vào 1 địa bàn, 1 nhóm đối tượng cụ thể
- dễ thực hiện, ít tốn kém kinh phí và hiệu quả
Nhược điểm : - không thu hút cộng đồng nằm ngoài diện đối tượng trực tiếp của
truyền thông
- không tác động vào các vấn đề khác liên quan gián tiếp đến nhiệm vụ truyền
thông
- có thể gây mâu thuẫn với các nhiệm vụ truyền thông hay các mục tiêu kinh tế xã
hội khác
+ tiếp cận theo hệ thống : đòi hỏi bên cạnh các nhiệm vụ, địa bàn, cộng đồng liên
quan trực tiếp đến chương trình truyền thông, cần cân nhắc, xem xét các vấn đề địa
bàn, cộng đồng có liên quan gián tiếp để tạo ra 1 tác động tích cực rộng rãi hơn và

tránh các mâu thuẫn có thể nảy sinh
Ưu điểm : toàn diện, đáp ứng tốt mục tiêu truyền thông
Nhược điểm : khó thực hiện hơn, cần nhiều thời gian hơn, tốn kém kinh phí hơn
• Theo tổ chức :
+ tiếp cận độc lập : là cách tiếp cận mà các tổ chức, cơ quan có nhiệm vụ truyền
thông hoạt động 1 cách độc lập
Ưu điểm : chủ động trong kế hoạch
Hạn chế : có mặt hạn chế về kinh tế, mức độ ảnh hưởng
+ tiếp cận liên kết : gắn kết liên thông 1 chương trình truyền thông vs các chường
trình truyền thông do các tổ chức đã và đang thực hiện trên cùng 1 địa bàn
Ưu điểm : - hiệu quả hơn tiếp cận độc lập, nhiều trường hợp là yêu cầu bắt buộc
- hạn chế các mâu thuẫn trong chương trình truyền thông của các ngành khác
nhau
16


Hạn chế : đòi hỏi truyền thông viên và các cơ quan chức năng phải có kỹ năng hợp
tác và cầu thị
- Các loại hình truyền thông mt : tt dọc, tt ngang, tt theo mô hình (tt :truyền thông )
• Tt dọc : là tt k có thảo luận, k có phản hồi. người phát thông điệp k biết chính
xác ng nhận thông điệp cũng như hiệu quả của công tác tt. VD báo, phát thanh,
truyền hình…
Ưu : -ít tốn kém
- phù hợp với các vấn đề mt toàn cầu và qgia
- nội dung tt mang tính thoosngs nhất, tin cậy và có thể phát lại nhiều lần
- tạo ra được dư luận và mt XH thuận lợi cho việc thay đổi thái độ và hành vi của
đối tượng
Nhược : - k tiếp nhận dc ý kiến phản hồi 1 cách tổng quan
- k đánh giá dc chính xác hiệu quả
- đòi hỏi những phương tiện, trang thiết bị phục vụ

• Truyền thông ngang : là tt có thảo luận và phản hồi giữa ng nhận và ng phát
thông điệp, phù hợp với cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn đề mt của địa
phương và cộng đồng
Ưu : - tiếp nhận dc ý kiến phản hồi
- có bàn bạc, thảo luận, chia sẻ ý kiến, quan điểm vì vậy kết luận giải quyết vấn đề
1 cách hiệu quả, toàn diện
Nhược :- khó thực hiện hơn
- tốn kém hơn
- chỉ tiếp cận 1 nhóm đối tượng hạn chế
- vai trò của tt viên rất quan trọng
- có nhiều việc cộng đồng mong đợi k giải quyết dc triệt để(kinh phí có hạn)
• Truyền thông theo mô hình : là loại tt có thảo luận, phản hồi, dc tiếp cận trực tiếp
vs mô hình, phù hợp vs các khu công nghiệp, thủ công nghiệp, nông thôn và miền
núi
Ưu điểm : là loại hình tt cao nhất và hiệu quả nhất
Nhược : tốn kém kinh phí, đòi hỏi phải có mô hình
- Các yếu tố cơ bản của hệ thống tt : người gửi, thông điệp, kênh truyền thông, ng
nhận
- Một số hình thức tt :
• Chiến dịch tt mt
• Triễn lãm và trưng bày
• Giao tiếp vs cá nhân và các nhóm nhỏ
• Họp cộng đồng, tập huấn, hội thảo
• Câu lạc bộ mt
• Tt mt nhân các sự kiện
• Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mt
• Thi tuyên truyền viên mt

17



Câu 9 : một số giải pháp Việt Nam đang thực hiện để quản lý TN&MT :
* nước :
Tài nguyên nước đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của
sự sống và môi trường, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của
quốc gia. Tuy nhiên, Tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về
số lượng và chất lượng, kèm theo đó hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô,
mức độ và thời gian trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và đó chính là
nguyên nhân gây ra khủng hoảng về nước. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có
hiệu quả tài nguyên nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của con người vì vậy nó đã trở thành chủ đề quan trọng không chỉ đối với
Việt Nam mà luôn là chủ đề được bàn thảo nhiều nhất trên các diễn đàn Quốc tế.
Vì vậy cần có 1 số biện pháp quản lý nhằm bvtn nước sau :
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Luật Tài nguyên
nước- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác sử
dụng nước, xả nước thải, bảo vệ số lượng nước, chất lượng nước; kiểm soát chặt
các hoạt động phòng, chống ô nhiễm suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước ngay từ
khi triển khai đầu tư các dự án phát triển.- Tập trung triển khai các biện pháp, công
cụ kinh tế theo quy định của Luật để từng bước ngăn chặn, tiến tới hạn chế dần
tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, nhất là thực hiện việc thu tiền cấp
quyền khai thác tài nguyên nước.
- Triển khai thực hiện các đề án kiểm kê tài nguyên nước, kiểm kê hiện trạng khai
thác sử dụng tài nguyên nước theo Kế hoạch quốc gia về nâng cao hiệu quả quản
lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước đến 2020 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
- Tiếp tục kiện toàn, củng cố và tăng cường bộ máy quản lý tài nguyên nước ở các
cấp, nhất là cấp Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; hình thành tổ
chức lưu vực sông và xây dựng cơ chế điều phối, giám sát trong hoạt động quản lý
tài nguyên nước ở các lưu vực sông để bảo đảm sự phối hợp đồng bộ của các Bộ,
ngành, địa phương trong giải quyết những vấn đề chung trong khai thác, sử dụng,

bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra trên các lưu vực
sông.
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của việc sử dụng nước phía
thượng lưu các nguồn nước liên quốc gia
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước, đặc biệt cần xây
dựng cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước và cơ chế chia sẻ thông tin
phục vụ quản lý nguồn nước liên quốc gia;
- Nâng cao năng lực quản lý ở các cấp, cả năng lực chuyên môn phục vụ quản lý,
năng lực đàm phán liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, năng lực ứng dụng
khoa học công nghệ;
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng và có chính sách phù hợp để thu hút cộng
đồng, các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên nước.
* đất : đất là nơi sinh sống của con ng và sinh vật, là nền móng, địa bàn cho mọi
hoạt động sống, là nơi thiết chế các hệ thống nông lâm để sản xuất ra lương thực,
thực phẩm nuôi sống cong ng và muôn loài. Tuy nhiên, Sự gia tăng dân số trong
các nước đang phát triển đang là áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên đất đai có
18


giới hạn của họ và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất đai. Vì vậy cần có
những biện pháp bve.
- nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ theo đúng pháp luật trong việc khai
thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất bằng việc ban hành các chính sách hợp lý
và hiệu quả trong công tác quản lý.
- cần khôi phục những vùng đất bị suy thoái, tránh lãng phí, dư thừa đất 1 cách vô

- cần nghiêm cấm các hành vi có tác động xấu dẫn đến ô nhiễm đất, nâng cấp hệ
thống xử lí nước thải các nhà máy, khu dân cư tránh ô nhiễm lòng đất
- nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tránh lạm dụng quá mức ko cần thiết trong sản
xuất nông nghiệp

- phối hợp nhiều biện pháp tối ưu và hiệu quả trong sử dụng đất. (chém thêm giống
phần tn nước)
* không khí
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với
môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí
không chỉ tác động xấu đối với sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến các hệ
sinh thái và biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng
ôzôn,… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây
ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều.
Vì vậy cần có biện pháp …. :
- thiết lập các hệ thống quan trắc và phân tích môi trường để thu thập các thông tin
môi trường nước, không khí, đất và chất thải rắn… đồng thời đẩy mạnh các hoạt
động quan trắc, kiểm kê khí thải, kiểm soát môi trường không khí tại các đô thị và
khu công nghiệp.
- tập trung vào công tác quản lý, giám sát các nguồn thải và trách nhiệm của các
chủ đầu tư; xây dựng cơ chế trao đổi hạn ngạch phát thải giữa các doanh nghiệp
- Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công
nghiệp gây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố.
- Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả các khu công nghiệp và cơ sở
công nghiệp ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh)
-Thực hiện chiến dịch trồng cây xanh trong thành phố
- Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công xây
dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”
-Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị.
-Phát triển không gian xanh và mặt nước trong đô thị.-Tuyên truyền, nâng cao
nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọi người dân đô thị, đặc
biệt là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ các cơ sở sản xuất.
-Mở rộng các hoạt động “trồng cây gây rừng “ đối với mọi công dân.
- Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
- Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải.

- Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung.
- Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường.

19



×